Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 112/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Văn Lâm
Ngày ban hành: 06/06/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 112/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2005 

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI HỘI NGHỊ BAN CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC ĐIỀU PHỐI PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

Ngày 16 tháng 5 năm 2005, tại thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm đã chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tham dự Hội nghị có các Thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Sau khi nghe các Bộ trình bày dự thảo quy hoạch: phát triển giao thông vận tải, xây dựng Vùng Hà Nội, sản phẩm chủ yếu và quy hoạch Điện lực, phương án sử dụng đất, tài nguyên nước, địa chất khoáng sản và bảo vệ môi trường, quy hoạch hệ thống các khu công nghiệp và công nghệ cao của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; ý kiến của lãnh đạo các địa phương, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã kết luận như sau:

1. Đánh giá chung:

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có vị trí, vai trò rất quan trọng; có Thủ đô – Hà Nội là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước; với nhiều cảnh quan, di tích lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là đầu tàu phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là không gian kinh tế, cần sự phối hợp thống nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng một cách hiệu quả tốt nhất. Công tác quản lý nhà nước được tổ chức, thực hiện theo địa giới hành chính, nhưng có nhiều mối quan hệ gắn bó và liên quan chặt chẽ với nhau. Thực tế này đòi hỏi phải có Tổ chức điều phối và cơ chế phối hợp để cùng nhau thúc đẩy sự phát triển.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có một số thuận lợi, khó khăn:

1- Về thuận lợi:

- Là Vùng có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao; tập trung đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

- Có kết cấu hạ tầng khá nhất trong cả nước, là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

- Nhân dân có truyền thống lao động cần cù, với tập quán tiêu dùng căn cơ, tiết kiệm đã hình thành nguồn vốn trong dân cư khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nội lực, đầu tư phát triển.

- Vùng có khá nhiều cơ sở nông nghiệp được đầu tư từ lâu và các phòng thí nghiệm có khả năng đóng góp cho quá trình phát triển sản xuất, lưu thông, nâng cao đời sống nhân dân.

2- Về khó khăn:

- Đây là vùng đất chật, người đông, bình quân diện tích đất nông nghiệp chỉ có 500 m2/người, mật độ dân số trên 950 người/km2 (trong khi cả nước bình quân từ 270-300 người/km2). Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên 6% (cao nhất so với cả nước).

- Tuy là vùng có kết cấu hạ tầng khá, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: hệ thống giao thông chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh như 6 trục giao thông xuyên tâm của Hà Nội còn kém, chưa có đường cao tốc, chưa có đường sắt nhẹ, tổ chức giao thông chưa tốt, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa có sân bay dự phòng cho quốc gia; việc xây dựng hệ thống cảng tuy có cố gắng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, mở cửa, hội nhập quốc tế.

- Vai trò động lực của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng chỉ đạt mức 1,1 lần so với mức bình quân chung của cả nước, đã có biểu hiện môi trường xuống cấp do ô nhiễm.

II. Phương hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trong thời gian tới:

Trước thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ phải cố gắng, nổ lực vượt bậc, để xứng đáng với vai trò Vùng kinh tế động lực của cả nước, góp phần rút ngắn nguy cơ tụt hậu, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém, cần xác định ngành kinh tế và sản phẩm mũi nhọn của Vùng. Việc xác định này quan trọng nhằm định hướng thu hút đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung, có cơ chế chính sách khuyến khích để tạo ra những sản phẩm chủ lực của Vùng. Quy hoạch phải bám mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vùng trong từng giai đoạn để làm căn cứ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để Vùng phát triển nhanh, bền vững. Quy hoạch phải xác định những lĩnh vực, những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung, dứt điểm để nhanh chóng phát huy hiệu quả.

Mặt khác, quy hoạch cần đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động các nguồn vốn đầu tư cho các dự án bức thiết về hạ tầng kinh tế - xã hội.

Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, cập nhật thông tin để kịp thời bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch. Mặt khác, cần đề xuất các cơ chế chính sách để phân bổ năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, hợp tác bảo vệ, sử dụng nguồn nước, lựu vực sông, bảo vệ và xử lý môi trường.

Các Bộ căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004, ý kiến các Bộ, ngành và địa phương tại Hội nghị này để khẩn trương rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch trình duyệt theo quy định; trước mắt, cần tập trung vào một số lĩnh vực sau:

1- Về quy hoạch giao thông vận tải: Bộ Giao thông vận tải bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển của cả Vùng. Giai đoạn 2006-2010 cần ưu tiên quy hoạch giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, cảng biển…, làm rõ cảng cửa ngõ Lạch Huyện sẽ được quy hoạch và triển khai thực hiện như thế nào cho phù hợp. Trong giai đoạn tới, quy hoạch cần đề xuất cơ chế huy động vốn, ưu tiên cho các dự án trọng điểm, tập trung đầu tư dứt điểm, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Quy hoạch giao thông cần tính đến lộ trình mở cửa, hội nhập với khu vực và các nước láng giềng.

2- Về quy hoạch xây dựng: Bộ Xây dựng mở rộng quy hoạch đô thị Vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội là Thủ đô của cả nước cần nghiên cứu mở rộng không gian Hà Nội cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Việc mở rộng đô thị, không phải là tập trung hóa đô thị mà quá trình đô thị hóa phải đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, hình thành chuỗi đô thị liên hoàn hỗ trợ nhau, gắn với Quy hoạch bảo vệ môi trường. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan lập Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

3- Về môi trường: công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tuy chưa phát triển mạnh, nhưng một số dòng sông đã ô nhiễm đến mức báo động. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các địa phương đề xuất phương án xử lý ô nhiễm môi trường, trước mắt cần xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nặng của sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu; không cho phép đầu tư ở đầu nguồn nước những nhà máy gây ô nhiễm; đồng thời, có giải pháp xử lý nước thải đô thị, xử lý các nhà máy hiện có đang gây ô nhiễm môi trường.

Việc xử lý rác thải đang là vấn đề rất bức xúc. Cần nghiên cứu áp dụng các công nghệ phù hợp trong việc xử lý, tận dụng một số chất thải, rác thải để sản xuất một số sản phẩm phục vụ sản xuất và dân sinh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, bổ sung, thống nhất quy hoạch sử dụng đất; phối hợp với Bộ Xây dựng thống nhất quy hoạch xử lý rác thải, chất thải, ô nhiễm các dòng sông.

4- Về quy hoạch các khu công nghiệp: chủ trương của Chính phủ là tăng cường phân cấp cho các địa phương. Trong thời gian tới sẽ xem xét, triển khai thêm một số khu công nghiệp, nhưng phải lập và thực hiện tốt quy hoạch, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, đời sống dân cư những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đồng thời, phải tính đến bảo đảm an ninh lương thực.

5- Về quy hoạch sản phẩm công nghiệp chủ yếu: một số quy hoạch sản phẩm gắn kết chặt chẽ với hạ tầng và nguồn nguyên liệu như điện, xi măng, than… là quy hoạch cứng. Quy hoạch sản phẩm công nghiệp khác là quy hoạch định hướng, nhưng quy hoạch sản phẩm công nghiệp thường gắn kết chặt chẽ với cơ sở sản xuất công nghiệp, vì vậy trong quy hoạch sản phẩm công nghiệp cần tính toán kỹ các yếu tố liên quan điều kiện tự nhiên, nguồn lực, thị trường… Bộ Công nghiệp cần xác định rõ sản phẩm ưu tiên để có chính sách đẩy nhanh tiến độ phát triển.

III. Nhiệm vụ kế hoạch trong thời gian tới:

- Hội nghị tới, Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sẽ nghe và cho ý kiến về một số quy hoạch: y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, du lịch, dịch vụ… Yêu cầu các Bộ, ngành chuẩn bị quy hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2005.

- Về quy hoạch nông thôn và thủy lợi: Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan lập quy hoạch xây dựng nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ báo cáo, đề xuất hướng xử lý:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan lựa chọn các dự án cần tập trung ưu tiên để đầu tư.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập quy hoạch về quản lý, sử dụng hợp lý các mỏ Than, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Sau Hội nghị này, sẽ tiến hành Đại hội Đảng các cấp; vì vậy, các tỉnh, thành phố cần vận dụng các quy hoạch, kế hoạch Vùng trong Nghị quyết Đại hội nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các quy hoạch trên cần được sớm hoàn chỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

- Về tổ chức điều phối hoạt động:

+ Ở Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, các Bộ, cơ quan liên quan của Vụ trưởng tham gia, khẩn trương chuẩn bị nội dung cho Hội nghị 3 Vùng vào tháng 10 năm 2005.

+ Ở địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố là Thành viên Ban Chỉ đạo.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ biết, thực hiện.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ
- Ban Kinh tế Trung ương
- Văn phòng Trung ương
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Thành viên Ban Chỉ đạo Vùng KTTĐ
- Tỉnh uỷ, Thành uỷ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố Vùng KTTĐ Bắc Bộ
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN
Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc
- Lưu: ĐP (5), VT.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VP CP
PHÓ CHỦ NHIỆM



 
Nguyễn Văn Lâm

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 112/TB-VPCP ngày 06/06/2005 về việc kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.904

DMCA.com Protection Status
IP: 35.171.45.182
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!