ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 974/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn,
ngày 03 tháng 6 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ MÙA NĂM 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Tờ trình số 100/TTr-SNN ngày 23/5/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2022 theo nội dung
chi tiết đính kèm.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở,
ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Phương án sản xuất vụ
Mùa năm 2022 theo đúng nội dung được phê duyệt và quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính,
Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Gửi
bản điện tử:
-
Như Điều 3 (T/hiện);
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh (Báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- LĐVP (Ô.Thất);
- Phòng NNTNMT (Ô.Hà);
- Lưu: VT, Cúc.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
PHƯƠNG
ÁN
SẢN
XUẤT VỤ MÙA NĂM 2022
(Kèm
theo Quyết định 974/QĐ-UBND ngày
03/6/2022 của
UBND tỉnh Bắc Kạn)
Để chủ động trong công tác chỉ đạo sản
xuất nông nghiệp vụ Mùa năm 2022, UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt phương án sản xuất
vụ Mùa năm 2022 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỘT SỐ KẾT QUẢ SẢN
XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2021 - 2022
1. Trồng trọt
1.1. Cây trồng vụ
Đông năm 2021
- Vụ Đông năm 2021, tổng diện tích
gieo trồng là
1.416/1.549 ha đạt 91% kế hoạch (sau đây viết là KH), giảm 2% so với
cùng kỳ năm 2020; tổng sản lượng đạt 14.569/17.904 tấn đạt 81% KH, giảm 3% (380
tấn) so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể:
+ Diện tích trồng cây khoai tây là
89/125 ha đạt 71% KH, năng suất 107,58 tạ/ha, sản lượng 958/1.500 tấn, đạt 64%
KH.
+ Diện tích trồng cây ngô là 234/248
ha đạt 94% KH, sản lượng đạt 1.350/2.108 tấn KH; trong đó diện tích ngô hạt là
199/180 ha đạt 111% KH, năng suất 34,51 tạ/ha, sản lượng 687 tấn; ngô sinh khối
làm thức ăn cho gia súc 35/68 ha đạt 51,5% KH, năng suất 189,3 tạ/ha, sản lượng
663 tấn.
+ Diện tích trồng cây khoai lang là
130/125 ha đạt 104% KH, năng suất 70,46 tạ/ha, sản lượng 916/1.000 tấn, đạt 92
% KH,
+ Diện tích trồng cây rau là 921/967
ha đạt 95% KH, năng suất 116,89 tạ/ha, sản lượng 10.766/11.968 tấn, đạt 90% KH,
giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó 8 ha rau cải Nhật, 6 ha củ cải, sản
lượng khoảng 457 tấn.
+ Diện tích trồng trồng cây ớt là
13/25 ha đạt 52% KH, diện tích trồng trồng cây bí đỏ là 11/29 ha đạt 38% KH, diện
tích trồng trồng cây kiệu là 18/30 ha, đạt 60% KH.
1.2. Cây trồng vụ
Xuân năm 20221
Tổng diện tích gieo trồng trong vụ
Xuân: 21.566/21.781 ha đạt 99% KH. Cụ thể:
1.2.1. Cây lương thực có hạt
- Cây lương thực có hạt: Tổng sản lượng
lương thực có hạt vụ Xuân năm 2022 ước đạt 87.779 tấn đạt 101% KH, bằng 101% so
với cùng kỳ năm 2021.
+ Cây lúa: Diện tích gieo cấy
8.574/8.560 ha đạt 100,4% KH, sản lượng ước đạt 49.007 tấn đạt 100,3% KH, bằng
101% so với cùng kỳ năm 2021.
+ Diện tích trồng cây ngô là
8.616/8.440 ha đạt 102% kế hoạch, sản lượng ước đạt 38.772 tấn đạt 102% KH, bằng
102 % so với cùng kỳ năm 2021.
- Công tác cung ứng giống lúa, ngô
trong vụ Xuân năm 2022 đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất, phần lớn diện tích được
trồng giống lúa, ngô theo cơ cấu chỉ đạo. Qua thống kê, tổng số có 37 giống lúa
các loại, trong đó 14 giống lúa trong cơ cấu chỉ đạo chiếm 81% diện tích gieo
trồng; gieo trồng 30 giống ngô, trong đó 8 giống trong cơ cấu chỉ đạo chiếm 70%
diện tích gieo trồng. Các giống lúa, ngô ngoài cơ cấu có diện tích gieo trồng
nhỏ lẻ, chủ yếu là các giống đang thực hiện mô hình trình diễn, đánh giá.
1.2.2. Các cây trồng khác
- Cây chất bột: Cây dong riềng thực hiện
453/530 ha đạt 85% KH, bằng 97,5% so với cùng kỳ năm 2021; cây khoai lang đạt
164/245 ha đạt 67% KH, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2021.
- Cây rau các loại: Cây rau
1.163/1.575 ha đạt 74% KH, bằng 104% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó: Bí xanh
thơm 221/190 ha); cây đậu đỗ 324/347 ha đạt 93% KH, bằng 99% so với cùng kỳ năm
2021.
- Cây công nghiệp: Cây thuốc lá diện
tích 830/802 ha đạt 103% KH, bằng 102,7% so với cùng kỳ năm 2021; cây chè diện
tích 1.922 ha, sản lượng ước đạt 8.122 tấn, tiếp tục thực hiện để hoàn thành
các chỉ tiêu giao về diện tích được chứng nhận, diện tích trồng mới trong năm.
- Cây nghệ 164/146 ha; cây gừng
215/213 ha, cây mía 51/48 ha; cây khoai môn 147/179 ha.
- Một số diện tích giao không đạt so với
kế hoạch, các địa phương đã chủ động chuyển sang trồng các loại cây trồng khác
theo nhu cầu thị trường, như: Cây sắn 71 ha, cây thạch đen 92 ha, cây dược liệu
16 ha, cây ớt 11,8 ha, bí đỏ 3,9 ha, dưa hấu 1,2 ha, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi
155 ha.
1.3. Cây ăn quả
- Cây cam, quýt: Diện tích hiện có
3.471 ha, diện tích cho thu hoạch là 2.611 ha, sản lượng dự kiến 25.850 tấn.
- Cây hồng không hạt: Diện tích hiện
có 794 ha, diện tích cho thu hoạch là 480 ha, sản lượng dự kiến 2.460 tấn.
- Cây mơ: Diện tích hiện có 627 ha, diện
tích cho thu hoạch là 379 ha, sản lượng 2.550 tấn.
- Cây mận: Diện tích hiện có 620 ha,
diện tích cho thu hoạch là 412 ha, sản lượng 2.121 tấn.
- Cây chuối: Diện tích 1.178 ha, sản
lượng 13.970 tấn.
1.4. Diện tích
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vụ Xuân năm 2022 157/233,1 ha, đạt 67%
KH.
1.5. Tình hình sâu bệnh
và công tác phòng trừ
Các đối tượng sâu bệnh chủ yếu như bọ
rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn gây hại trên cây lúa, sâu keo Mùa thu gây hại
trên cây ngô, bệnh thán thư, khô cành gây hại trên cây hồng không hạt và sâu bệnh
hại trên các cây trồng khác nhìn chung mật độ, tỷ lệ gây hại nhẹ và thấp hơn so
với cùng kỳ năm trước.
2. Chăn nuôi
- Thủy sản
2.1. Chăn nuôi
- Tổng đàn vật nuôi2: Đàn đại gia súc 74.192
con/86.548 con đạt 85,7% KH, trong đó số con hiện có 65.626 con; số con xuất
chuồng 8.566 con tương đương với sản lượng thịt hơi 1.885 tấn; đàn gia cầm
2.700.095 con/4.498.440 con, đạt 60% KH, trong đó, số con hiện có 1.892.016
con, số con xuất chuồng 808.079 con, sản lượng thịt hơi 1.501 tấn; đàn dê
26.913 con/33.820 con, đạt 79,5% kế hoạch, trong đó số con hiện có 20.246 con,
số con xuất chuồng 6.667 con, sản lượng thịt hơi 140 tấn; đàn lợn 245.707
con/368.931 con, đạt 66,5% KH, trong đó số con hiện có 152.507 con, số con xuất
chuồng 93.200 con, sản lượng thịt hơi 6.524 tấn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
các loại đạt 10.050 tấn/24.900 tấn, đạt 40,4% KH.
- Công tác tiêm phòng đợt 1 năm 2022:
Các huyện đã tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi và đang tiêm bổ sung; số liệu
tính đến ngày 15/5/2022 như sau:
+ Vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò
tiêm được: 28.058/37.675 liều đạt 74% KH.
+ Vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò:
29.226/37.675 con đạt 78% KH.
+ Vắc xin Dại chó tiêm được:
26.314/39.000 con đạt 67% KH.
- Tình hình dịch bệnh3:
+ Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tính đến ngày
15/5/2022 xảy ra tại 22 hộ; 18 thôn; 17 xã thuộc 07 huyện; tổng số lợn mắc bệnh
tiêu hủy là 126 con với trọng lượng 5.110 kg; có 16 xã đã công bố hết dịch; 01
xã đang thực hiện thủ tục công bố hết dịch.
+ Các ổ dịch nhỏ trên đàn gia súc, gia
cầm tại các địa phương như: Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, Tụ huyết trùng lợn,
Lép tô lợn, Newcastle gà,... đã được phát hiện và điều trị kịp thời.
2.2. Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản đã thực
hiện khoảng 1.281/1.404 ha đạt 91,2% kế hoạch. Sản lượng ước đạt 1.454/2.605 tấn
đạt 55,8% kế hoạch. Không có dịch bệnh thủy sản xảy ra.
3. Lâm nghiệp
- Chuẩn bị cây giống: Từ đầu năm 2022,
cơ quan chuyên môn đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn cây giống
lâm nghiệp trên địa bàn, đồng thời đôn đốc các cơ sở gieo ươm công bố tiêu chuẩn
xuất vườn cây giống theo quy định, chủ động chuẩn bị cây con phục vụ kế hoạch
trồng rừng năm 2022 như các loài Keo, Mỡ, Lát, Quế, Thông, Giổi,... các cây đều
sinh trưởng, phát triển tốt. Tính đến ngày 10/5/2022 số lượng cây giống đủ tiêu
chuẩn xuất vườn và đã được các chủ cơ sở thực hiện công bố tiêu chuẩn
là 3,7 triệu cây (Mỡ, Quế, Lát, Keo ...).
- Công tác phát triển rừng4: Diện tích
đăng ký trồng cây phân tán và
đăng ký trồng lại rừng sau khai thác là 3.358,45/4.000 ha đạt 84% kế hoạch, diện
tích rừng đã trồng 2.864,93/4.000 ha đạt 72% kế hoạch.
- Chăm sóc rừng trồng các năm 2019 -
2021: 3.040 ha.
- Giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi
tái sinh rừng tự nhiên: Toàn tỉnh đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo
vệ rừng 100.783,9 ha (trong đó 18.127,48 ha rừng đặc dụng; 61.387,10 ha rừng
phòng hộ; 21.269,32 ha rừng sản xuất).
- Công tác bảo vệ rừng: Tiếp tục được
duy trì ổn định, các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp cơ bản đều được phát hiện
và ngăn chặn, xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật; công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng thực hiện có hiệu quả, toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.
- Từ đầu năm đến nay sản lượng khai
thác là5
91.443,3 m3 gỗ các loại.
4. Về tình hình thiên
tai
Tình hình thiên tai các tháng đầu năm
diễn biến phức tạp, đã xảy ra các loại hình thiên tai như: Rét đậm, rét hại,
dông lốc, mưa lũ và sạt lở đất gây thiệt hại làm 01 người chết, 04 người bị
thương; 230 ngôi nhà ở bị hư hỏng; 1.508,8 ha diện tích trồng cây nông, lâm
nghiệp bị ảnh hưởng; 20,7 ha thủy sản thiệt hại; 1.569 con gia súc, gia cầm bị
chết; 48 công trình thủy lợi bị hư hỏng; khoảng 237.210 m3 đất đá đường
giao thông sạt lở và các thiệt hại khác... Ước tính thiệt hại hơn 54 tỷ đồng.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai cấp tỉnh đã
chỉ đạo UBND các huyện, thành phố bị ảnh hưởng chủ động chỉ đạo nhân dân bảo vệ
tốt con người, khắc phục thiệt hại theo phương châm "4 tại chỗ", đồng
thời thành lập các đoàn công tác xuống các địa phương bị thiệt hại trực tiếp chỉ
đạo công tác khắc phục hậu quả, thăm hỏi động viên kịp thời các gia đình có người
chết, nhà ở bị thiệt hại, hỗ trợ giúp đỡ người dân giảm bớt khó khăn.
5. Công tác khác: Công tác thủy
lợi, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; phát triển nông thôn; chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được tổ chức
thực hiện đảm bảo theo kế hoạch.
6. Đánh giá kết quả
- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo
trồng cây vụ Đông là 1.416/1.549 ha đạt 91% KH, giảm 2% so với cùng kỳ năm
2020; tổng sản lượng đạt 14.569/17.904 tấn đạt 81% KH, giảm 3% (380 tấn) so với
cùng kỳ năm 2020; nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình triển khai, các điều
kiện sản xuất của một số hộ dân không đáp ứng được yêu cầu của đơn vị liên kết,
bao tiêu sản phẩm nên một số diện tích không thực hiện theo kế hoạch.
Tổng diện tích cây trồng vụ Xuân
21.566/21.781 ha đạt 99% KH. Diện tích một số diện tích cây trồng chính không đạt
so với kế hoạch như rau 1.163/1.575 ha, cây dong riềng 453/530 ha, cây đậu đỗ
324/347 ha, cây khoai môn 147/179 ha đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây
trồng khác theo nhu cầu thị trường như: Cây sắn 71 ha, cây thạch đen 92 ha, cây
dược liệu 16 ha, cây ớt 11,8 ha, bí đỏ 3,9 ha, dưa hấu 1,2 ha, trồng cỏ phục vụ
chăn nuôi 155 ha.
- Các mô hình sản xuất đảm bảo an toàn
thực phẩm, quy mô tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị được các địa phương
triển khai, nhân rộng (khoai tây, ngô ngọt, bí xanh thơm, dong riềng, rau cải
nhật, củ kiệu,...); việc chuyển đổi cây trồng, giống vật nuôi được quan tâm thực
hiện. Sản phẩm ngày càng nâng cao về năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả
kinh tế trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Đối với chăn nuôi: Công tác phát triển
đàn trong 5 tháng đầu năm đối với đàn đại gia súc đạt hơn 85% so với kế hoạch
giao do người dân tích cực tăng đàn, vỗ béo khi dịch bệnh viêm da nổi cục đã được
khống chế; công tác phát triển đàn lợn đạt thấp do giá thức ăn đang có xu hướng
tăng cao.
- Lâm nghiệp: Tiến độ trồng rừng thực
hiện đảm bảo theo kế hoạch, công tác bảo vệ rừng tự nhiên được duy trì ổn định.
II. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT
VỤ MÙA NĂM 2022
1. Nhận định
những thuận lợi, khó khăn
1.1. Thuận lợi
- Các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển nông nghiệp, nông nghiệp hàng hóa đang được triển khai có hiệu
quả.
- Các công trình thủy lợi đảm bảo tưới
và tiêu nước phục vụ gieo trồng vụ Mùa năm 2022; cơ giới hóa trong sản xuất tiếp
tục được áp dụng trong nhiều khâu; công tác quản lý vật tư nông nghiệp được thực
hiện tốt; các hoạt động dịch vụ, phục vụ sản xuất được tăng cường, triển khai
thực hiện tốt dịch vụ tưới, tiêu đảm bảo đủ nước cho gieo cấy và chăm sóc cây
trồng, hệ thống phân phối dịch vụ về vật tư, giống, phân bón, thuốc BVTV đến
người dân đảm bảo yêu cầu cho sản xuất.
- Công tác phòng, chống thiên tai đối
với sản xuất nông nghiệp được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện.
- Tư duy sản xuất của người dân đã có
nhiều thay đổi, đặc biệt là sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; trong lĩnh vực
chăn nuôi, người dân đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, vật tư đầu vào để đảm
bảo năng suất và an toàn dịch bệnh, đã có sự liên kết với các doanh nghiệp, HTX
trong sản xuất để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
1.2. Khó khăn
- Thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng
đến sản xuất vụ Mùa cũng như các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Đối với chăn nuôi lợn, bệnh Dịch tả
lợn Châu Phi vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát dịch là rất cao; tình trạng giá
con giống cao, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến việc tái
đàn, tăng đàn trong chăn nuôi lợn.
- Dịch bệnh Covid-19 vẫn ảnh hưởng đến
khả năng tiêu thụ nông sản nên phần nào ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn, giá một số vật tư nông nghiệp có xu hướng tăng cao nhất là mặt hàng
phân bón.
- Các hình thức tổ chức sản xuất đã được
hình thành nhưng một số vẫn còn mang tính hình thức, khả năng tập hợp, tham gia
liên kết, hợp tác còn hạn chế. Nhân lực lao động trong nông nghiệp ngày một thiếu
nên việc tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa chưa đáp ứng với
xu thế thị trường đòi hỏi hiện nay.
2. Mục tiêu
chung
- Chỉ đạo sản xuất đạt và vượt các chỉ
tiêu kế hoạch, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm nghiệp, thủy
sản năm 2022 đạt 3,5% trở lên.
- Đẩy mạnh sản xuất cây trồng theo hướng
thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, sử dụng các giống cỏ có năng suất,
chất lượng, đồng thời tiến hành chọn lọc, bảo tồn, phát triển một số loài vật
nuôi bản địa có giá trị kinh tế nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng
nhu cầu của thị trường, phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.
- Bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng tự
nhiên hiện có; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của rừng
trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp bền vững.
3. Mục tiêu cụ
thể
3.1. Trồng trọt (đối
với một số cây trồng chính)
- Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ
Mùa đạt 90.439 tấn.
- Cây lúa: Diện tích 14.080 ha, năng
suất lúa 48,6 tạ/ha; sản lượng 68.381 tấn, trong đó diện tích sử dụng giống lúa
chất lượng 2.210 ha; diện tích sản xuất lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm 125 ha.
- Cây ngô: Diện tích 5.274 ha, năng suất
41,8 tạ/ha; sản lượng 22.058 tấn.
- Cây rau, đậu các loại: Tổng diện
tích 962 ha, trong đó cây rau các loại 634 ha, năng suất 143.83 tạ/ha, sản lượng
9.119 tấn; cây đậu các loại 328 ha, năng suất 12,81 tạ/ha, sản lượng 420 tấn.
- Cây khoai lang: Tiếp tục thực hiện để
đạt chỉ tiêu giao cả năm là 490 ha, năng suất 55,1 tạ/ha, sản lượng 2.699 tấn.
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Tổng diện
là 535 ha, trong đó, đậu tương 270 ha, năng suất 17,72 tạ/ha, sản lượng 478 tấn;
cây lạc 265 ha, năng suất 18,3 tạ/ha, sản lượng 485 tấn.
- Tiếp tục chăm sóc diện tích cây dong
riềng, khoai môn, diện tích cây mía đã trồng để thu được năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Đối với các loại cây ăn quả, cây
chè: Tiếp tục tổ chức thực hiện, tăng cường chăm sóc để đảm bảo năng suất, sản
lượng; tổ chức trồng mở rộng diện tích theo kế hoạch.
- Đối với diện tích trồng dong riềng
không đạt kế hoạch tiếp tục chuyển đổi sang trồng cây trồng khác như ngô, rau
màu, đậu đỗ các loại, lạc, cây dược liệu...
- Tiếp tục thực hiện diện tích chuyển
đổi trên đất lúa vụ Mùa năm 2022 đạt kế hoạch giao.
Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng có
thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh chóng giải phóng quỹ đất, tập trung sản xuất
cây trồng vụ đông năm 2022.
(Phụ lục 01 Kế
hoạch chi tiết đính kèm).
3.2. Chăn nuôi
Phấn đấu đến cuối năm 2022 tổng đàn vật
nuôi, thủy sản đạt chỉ tiêu kế hoạch giao, chỉ tiêu các tháng cuối năm, cụ thể
như sau:
- Đàn trâu: Phấn đấu số con xuất bán
và giết mổ các tháng cuối năm đạt 8.154 con; sản lượng thịt hơi đạt 1.892 tấn;
- Đàn bò: Phấn đấu số con xuất bán và
giết mổ các tháng cuối năm đạt 4.238 con; sản lượng thịt hơi đạt 907 tấn;
- Đàn ngựa: Phấn đấu số con xuất bán
và giết mổ các tháng cuối năm đạt 368 con; sản lượng thịt hơi đạt 72,3 tấn;
- Đàn dê: Phấn đấu số con xuất bán và
giết mổ các tháng cuối năm đạt 9.065 con; sản lượng thịt hơi đạt 177 tấn;
- Đàn lợn: Phấn đấu số con xuất bán và
giết mổ các tháng cuối năm đạt 118.620 con; sản lượng thịt hơi đạt 8.303 tấn;
- Đàn gia cầm: Phấn đấu số con xuất
bán và giết mổ các tháng cuối năm đạt 1.717.018 con; sản lượng thịt hơi đạt
3.549 tấn;
- Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng
các loại theo phấn đấu theo phương án sản xuất các tháng cuối năm là 14.898 tấn.
- Thủy sản: Chỉ đạo triển khai nuôi trồng
thủy sản đảm bảo kế hoạch giao, khuyến khích người dân nuôi cá kết hợp với trồng
lúa trong vụ Mùa, quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh đối với động vật
thủy sản; đảm bảo mục tiêu sản lượng các tháng cuối năm là 1.454 tấn.
(Phụ lục 02 Kế
hoạch chi tiết đính kèm)
3.3. Lâm nghiệp
- Phấn đấu trồng rừng 4.000 ha đạt
100% kế hoạch.
- Sản lượng gỗ khai thác phấn đấu đạt
chỉ tiêu giao trong năm 2022 là 304.000 m3.
- Tiếp tục đôn đốc thực hiện hiệu quả
công tác giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 100.783,9 ha (trong đó
18.127,48 ha rừng đặc dụng; 61.387,1 ha rừng phòng hộ; 21.269,32 ha rừng sản xuất).
III. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo
- Các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ
với ngành Nông nghiệp và PTNT để chỉ đạo thời vụ, xác định cơ cấu giống cây trồng
thích hợp với điều kiện địa phương nhằm thống nhất trong chỉ đạo sản xuất. Quan
tâm chỉ đạo chăm sóc các cây trồng chính theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê
duyệt để đảm bảo năng suất, chất lượng.
- Chủ động, quyết liệt trong công tác
chỉ đạo sản xuất, bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Chủ động triển
khai, thực hiện Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 29/3/2022 về việc thực hiện Đề án cơ cấu lại
ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2022; vận dụng các chính sách và nguồn lực
hiện có để hỗ trợ thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Kịp thời nắm bắt
những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đề xuất các giải
pháp và chính sách cần hỗ trợ để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Đề án.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra việc
sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp tại cơ sở,
đặc biệt vào thời điểm trước khi bước vào vụ sản xuất. Kiên quyết xử lý các trường
hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh cây giống, con giống kém chất lượng, giống
không rõ nguồn gốc, gây thiệt hại cho người dân.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc sản xuất
tại cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn tạo môi trường thuận lợi cho doanh
nghiệp, HTX, đồng hành cùng nông dân sản xuất có hiệu quả.
2. Công tác
tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội
dung các văn bản, kế hoạch, cơ chế chính sách của tỉnh liên quan đến thực hiện
Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2022 đến từng xã, phường, thị trấn, các doanh
nghiệp, HTX để triển khai sản xuất có hiệu quả đạt mục tiêu đề ra.
- Tuyên truyền, vận động người dân
thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức liên
kết tổ hợp tác, HTX, để thuận lợi trong quá trình đầu tư, chăm sóc cũng như
tiêu thụ sản phẩm.
- Quan tâm chú trọng công tác đào tạo,
tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn. Trong đó đẩy mạnh tập
huấn sản xuất theo quy trình VietGAP, sản xuất hữu cơ; ưu tiên kinh phí hỗ trợ
sản xuất có chứng nhận, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động người
dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn gắn
với liên kết, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành của
Chính phủ về chuyển đổi đất trồng lúa.
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ
biến nội dung các Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc
Kạn năm 2022 thông qua các phương tiện truyền thông, hội nghị, họp giao ban...
đến các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp, HTX và
các hộ sản xuất trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện.
3. Trồng trọt
- Bố trí bộ giống lúa phù hợp theo từng
vùng sản xuất, những giống có cùng thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh học
giống nhau cần bố trí tập trung tạo vùng sản xuất với diện tích lớn, để thuận lợi
cho chăm sóc và thu hoạch; không bố trí nhiều giống trên một cánh đồng; ưu tiên
sử dụng các giống có năng suất, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh,
thời gian sinh trưởng ngắn để đảm bảo thời gian triển khai các cây trồng vụ
Đông năm 2022.
- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa bằng các cây trồng có giá trị kinh tế cao (bí đỏ, bí xanh,
dưa các loại, đậu đỗ các loại...) cây ăn quả, dược liệu đạt mục tiêu kế hoạch đề
ra.
- Tập trung phát triển, mở rộng diện
tích cây rau màu các loại như dưa, đậu đỗ, bí... theo lợi thế của từng địa
phương, nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt do thiên tai gây ra, đồng thời mở rộng
diện tích trên những diện tích cây khác đã giao trong vụ Xuân năm 2022 nhưng
chưa đạt kế hoạch.
- Hướng dẫn nông dân gieo trồng đảm bảo
theo khung thời vụ đối với từng loại cây trồng; thực hiện tốt các biện pháp kỹ
thuật từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch.
- Làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu
bệnh; tham mưu kịp thời cho các cấp, ngành chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh đảm bảo
an toàn, hiệu quả; quản lý tốt chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp
hành pháp luật đối với sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiện;
cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ trồng trọt.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực sản xuất giống cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm để đảm bảo có
đủ lượng giống tốt phục vụ Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp
tỉnh Bắc Kạn năm 2022. Rà soát lại toàn bộ cây đầu dòng đã được công nhận; có
chế độ quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng cây giống đầu dòng...; tiếp tục
tiến hành bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, cây có đủ kiện sản xuất giống
theo đúng quy định nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất cây giống; không
để người dân sử dụng giống cây không rõ nguồn gốc hoặc do người dân tự nhân giống
mà không qua tuyển chọn.
3. Chăn nuôi,
thủy sản
- Đa dạng hóa phương thức chăn nuôi và
kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp với tận dụng nguồn sản phẩm phụ trong nông
nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.
- Khuyến kkích, tạo điều
kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, giết mổ,
khuyến khích chuyển đổi phương thức sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang
phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại để sản xuất hàng
hóa theo chuỗi liên kết có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh
nghiệp và các hợp tác xã để ổn định đầu ra cho sản phẩm, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi.
- Đối với phát triển chăn nuôi đàn gia
súc, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng bán thâm canh để tăng năng suất;
tập trung chỉ đạo khuyến khích người chăn nuôi vỗ béo trâu, bò để đưa vào xuất
bán, giết mổ tăng số lượng và sản lượng.
- Đối với chăn nuôi gia cầm tăng cường
phát triển chăn nuôi các giống gà nội, gà đặc sản và con lai có chất lượng cao.
- Chỉ đạo tái đàn, tăng đàn lợn gắn với
các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để duy trì sản xuất;
hướng dẫn, giám sát các cơ sở sản xuất lợn giống, các trang trại, hộ chăn nuôi
có lợn nái tăng cường các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất
và cung ứng con giống đảm bảo chất lượng, giảm giá thành, phục vụ nhu cầu chăn
nuôi.
- Đối với công tác nuôi trồng thủy sản
thực hiện duy trì ổn định diện tích nuôi trồng, tập trung thực hiện tốt việc
tăng năng suất, sản lượng thông qua các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong chăm
sóc, nuôi trồng trên cơ sở diện tích nuôi trồng hiện có để đảm bảo mục tiêu sản
lượng; thay đổi phương thức nuôi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán
thâm canh và sử dụng nuôi một số giống đạt năng suất, phù hợp với thị trường
người tiêu dùng.
- Nâng cao chất lượng công tác phòng,
chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thủy sản đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu
Phi và Viêm da nổi cục trên
trâu, bò thông qua việc nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin phòng, chống dịch bệnh;
tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh và các biện pháp phòng,
chống dịch bệnh; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức,
các hộ chăn nuôi trong việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế
hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025.
4. Lâm nghiệp
- Tiếp tục đôn đốc thực hiện trồng cây
phân tán đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao, trong đó chú trọng việc trồng
các loài cây gỗ lớn, cây đa mục đích như Lát hoa, Trám (Trám trắng, Trám đen),
Tông dù, sấu, Giổi xanh, Quế, Mỡ,...
- Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh
doanh giống cây trồng lâm nghiệp thực hiện các quy định đối với sản xuất giống cây
lâm nghiệp, chuẩn bị đủ cây giống đảm bảo chất lượng, đôn đốc người dân trồng rừng
đúng khung thời vụ, đảm bảo cây trồng đạt tỷ lệ cây sống cao, tập trung trồng rừng
xong trước ngày 30/8/2022.
- Tăng cường công tác quản lý, theo
dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác lâm sản của các chủ rừng trên địa
bàn đặc biệt việc khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên trên diện tích chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Tăng cường quản lý đối với diện tích
rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) thuộc
quy hoạch lâm nghiệp và diện tích rừng tự nhiên ngoài quy hoạch lâm nghiệp hiện
có trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp
thời các hành vi vi phạm về khai thác, phá rừng trái pháp luật.
- Tăng cường giám sát hoạt động tuần
tra, kiểm tra rừng trên các diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ đã được chuyển tiếp
hợp đồng giao khoán, hỗ trợ bảo vệ rừng.
- Nắm bắt thông tin cảnh báo nguy cơ
cháy rừng, phát hiện cháy sớm, tổ chức trực phòng cháy chữa cháy rừng và triển
khai đồng bộ các giải pháp, phương án phòng cháy chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ
sở.
5. Công tác
thủy lợi
Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường
công tác quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa để
đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn công trình
trong mùa mưa lũ; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, tập trung
sửa chữa nạo vét, phát dọn, khơi thông dòng chảy hệ thống kênh mương, bảo dưỡng
sửa chữa các trạm bơm và máy bơm; xây dựng kế hoạch tưới, phương án phòng, chống
thiên tai và tăng cường công tác kiểm tra các công trình thủy lợi để đảm bảo dẫn
nước tưới phục vụ sản xuất vụ Mùa năm 2022; chủ động thực hiện tốt phương án
phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2022 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
6. Các công
tác khác:
Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt công tác quản
lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, công tác phát triển nông thôn; chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo theo kế
hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông
nghiệp và PTNT
- Thực hiện có hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, chỉ đạo
sản xuất đảm bảo thời vụ, cơ cấu các loại cây trồng, các biện pháp kỹ thuật, đẩy
nhanh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tập trung vào các cây trồng
chủ lực có giá trị kinh tế cao.
- Triển khai, chỉ đạo thực hiện tốt
các Kế hoạch thực hiện Đề án; kiện toàn các Tổ giúp việc, xây dựng chương trình
hành động thực hiện; phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá các chính
sách hiện có, đề xuất các chính sách mới để hỗ trợ sản xuất đảm bảo hoàn thành
mục tiêu đề ra; xây dựng kế hoạch làm việc với UBND các huyện, thành phố, ban
hành chương trình hành động chi tiết, cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ được
giao.
- Tăng cường công tác kiểm tra và lấy
mẫu giám sát sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc chấp
hành pháp luật đối với sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện
các biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp quản lý dịch hại trên cây trồng đảm
bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; thực hiện công tác dự tính, dự báo tình hình
phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại và có phương án phòng, chống dịch kịp thời.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác
phát triển chăn nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
trong vụ Mùa năm 2022 đạt hiệu quả. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật lực để thực hiện
tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Tăng cường
công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và an toàn thực
phẩm.
- Chỉ đạo các Ban Quản lý Chương trình
mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện, thành phố, Ban Quản lý Vườn
Quốc gia Ba Bể, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn chuẩn bị đầy đủ số lượng, chủng
loại cây giống, hiện trường trồng rừng đảm bảo theo kế hoạch.
- Chỉ đạo Công ty TNHH MTV quản lý,
khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn theo dõi, quản lý nguồn nước, tích nước, vận
hành, điều tiết hồ chứa theo quy trình; phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND
các huyện, thành phố kiểm tra việc sửa chữa, nạo vét kênh mương, phát dọn cây cối,
khơi thông dòng chảy; bảo dưỡng sửa chữa các trạm bơm và máy bơm; hướng dẫn các
biện pháp tưới tiêu hợp lý; xây dựng phương án phòng, chống thiên tai đảm bảo kế
hoạch sản xuất vụ Mùa năm 2022.
- Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo UBND
tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện Phương án sản xuất
theo quy định.
2. Các Sở,
ban, ngành liên quan
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
trên cơ sở các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã ban hành xem xét tham
mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí để thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch đảm bảo
hiệu quả; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tham
mưu cho UBND tỉnh có phương án hỗ trợ kịp thời khi có thiên tai, dịch bệnh xảy
ra đối với sản xuất.
- Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin tuyên truyền về các biện
pháp kỹ thuật, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ; công tác quản lý chất
lượng nông lâm sản và thủy sản; biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh
trong sản xuất nông lâm nghiệp.
3. UBND các
huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai phương án sản xuất
vụ Mùa năm 2022 và giao chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương
trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
các mục tiêu theo từng lĩnh vực tại các Kế hoạch thực hiện Đề án; vận dụng các
chính sách và nguồn lực hiện có để hỗ trợ thực hiện và hoàn thành các mục tiêu
đã đề ra; trong đó, xây dựng kế hoạch cụ thể về nguồn lực và cách thức thực hiện
cho từng chi tiêu được giao tại địa phương. Kịp thời nắm bắt những khó khăn vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
tiến hành rà soát, đánh giá các chính sách hiện có, xuất các giải pháp và chính
sách cần hỗ trợ để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Đề án.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc
các huyện, thành phố tăng cường phối hợp với các đơn vị trong ngành Nông nghiệp
và PTNT trong công tác kiểm tra chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, vận động hộ
nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên
môn; tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo sinh vật gây hại trên cây trồng;
kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch
được giao; trên cơ sở đó hàng tháng các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức đánh
giá kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Cử cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và
chuyên môn xuống cơ sở hướng dẫn trực tiếp cho người dân về kỹ thuật trồng trọt,
chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và nuôi trồng thủy sản đảm bảo
sản xuất an toàn, hiệu quả.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động người
dân chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn gắn với
liên kết, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tuân thủ các quy định của Chính phủ về
chuyển đổi đất lúa.
- Thường xuyên phối hợp, kiểm tra việc
sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp tại cơ sở,
đặc biệt vào thời điểm trước khi bước vào vụ sản xuất. Phát hiện và kiên quyết
xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh cây giống, con giống
kém chất lượng, giống không rõ nguồn gốc, gây thiệt hại cho người dân.
- Phối hợp tăng cường công tác thanh
tra kiểm tra đột xuất, lấy mẫu giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
nông, lâm sản trên địa bàn quản lý theo phân cấp.
- Duy trì chế độ thông tin báo cáo về
Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở,
ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung trên; trong quá
trình tổ chức thực hiện, có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua
Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét giải quyết./.
PHỤ
LỤC 01:
KẾ
HOẠCH SẢN XUẤT CÂY TRỒNG VỤ MÙA NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số: 974/QĐ-UBND ngày 03
tháng 6 năm 2022 của
UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Các huyện,
thành phố
|
Tổng số
|
TPBK
|
Pác Nặm
|
Ba Bể
|
N.Sơn
|
B.Thông
|
C.Đồn
|
C.Mới
|
Na Rì
|
1
|
CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT
|
Ha
|
19.354
|
410
|
1.800
|
3.320
|
3.160
|
2.171
|
2.793
|
2.100
|
3.600
|
*
|
Sản lượng lương thực
có hạt
|
Tấn
|
90.439
|
2.012
|
7.780
|
15.244
|
14.208
|
10.852
|
13.753
|
10.150
|
16.440
|
|
Trong đó: + Thóc
|
Tấn
|
68.381
|
1.716
|
6.300
|
11.374
|
9.408
|
8.823
|
12.200
|
8.000
|
10.560
|
|
+ Ngô
|
Tấn
|
22.058
|
296
|
1.480
|
3.870
|
4.800
|
2.029
|
1.553
|
2.150
|
5.880
|
1.1
|
Cây lúa vụ mùa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Diện tích
|
Ha
|
14.080
|
330
|
1.400
|
2.420
|
1.960
|
1.730
|
2.440
|
1.600
|
2.200
|
|
+ Năng suất
|
Tạ/ha
|
48,57
|
52,00
|
45,00
|
47,00
|
48,00
|
51,00
|
50,00
|
50,00
|
48,00
|
|
+ Sản lượng
|
Tấn
|
68.381
|
1.716
|
6.300
|
11.374
|
9.408
|
8.823
|
12.200
|
8.000
|
10.560
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích sử dụng giống lúa chất lượng
(Bao thai được đăng ký nhãn hiệu tập thể; Khẩu nua lếch; Khẩu nua pái...)
|
Ha
|
2.210
|
-
|
160
|
250
|
-
|
-
|
1.500
|
150
|
150
|
|
Diện tích sản xuất lúa chất lượng gắn
với tiêu thụ sản phẩm
|
Ha
|
125
|
-
|
-
|
0
|
100
|
|
25
|
|
|
1.2
|
Cây ngô vụ Mùa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Diện tích
|
Ha
|
5.274
|
80
|
400
|
900
|
1.200
|
441
|
353
|
500
|
1.400
|
|
+ Năng suất
|
Tạ/ha
|
41,82
|
37,00
|
37,00
|
43,00
|
40,00
|
46,00
|
44,00
|
43,00
|
42,00
|
|
+ Sản lượng
|
Tấn
|
22.058
|
296
|
1.480
|
3.870
|
4.800
|
2.029
|
1.553
|
2.150
|
5.880
|
2
|
CÂY CHẤT BỘT
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cây khoai lang:+ Diện
tích
|
Ha
|
245
|
-
|
25
|
25
|
10
|
65
|
20
|
75
|
25
|
|
+ Năng suất
|
Tạ/ha
|
54,94
|
80,00
|
42,00
|
54,00
|
40,00
|
67,00
|
54,00
|
53,00
|
50,00
|
|
+ Sản lượng
|
Tấn
|
1.346
|
-
|
105
|
135
|
40
|
436
|
108
|
398
|
125
|
3
|
CÂY RAU, ĐẬU CÁC LOẠI
|
|
962
|
30
|
142
|
179
|
52
|
138
|
105
|
106
|
210
|
3.1
|
Cây rau: + Diện
tích
|
Ha
|
634
|
25
|
92
|
164
|
37
|
123
|
87
|
46
|
60
|
|
+ Năng suất
|
Tạ/ha
|
143,83
|
100,00
|
110,00
|
200,00
|
140,00
|
130,00
|
127,00
|
125,00
|
130,00
|
|
+ Sản lượng
|
Tấn
|
9.119
|
250
|
1.012
|
3.280
|
518
|
1.599
|
1.105
|
575
|
780
|
3.2
|
Cây đậu đỗ: + Diện tích
|
Ha
|
328
|
5
|
50
|
15
|
15
|
15
|
18
|
60
|
150
|
|
+ Năng suất
|
Tạ/ha
|
12,81
|
13,00
|
12,00
|
12,50
|
13,50
|
13,50
|
13,50
|
12,50
|
13,00
|
|
+ Sản lượng
|
Tấn
|
420
|
7
|
60
|
19
|
20
|
20
|
24
|
75
|
195
|
4
|
CÂY CÔNG NGHIỆP
|
|
535
|
-
|
75
|
65
|
25
|
40
|
65
|
75
|
190
|
4.1
|
Cây Đậu tương:+ Diện
tích
|
Ha
|
270
|
|
60
|
35
|
15
|
15
|
25
|
30
|
90
|
|
+ Năng suất
|
Tạ/ha
|
17,72
|
|
16,00
|
18,00
|
18,00
|
15,60
|
20,00
|
19,00
|
18,00
|
|
+ Sản lượng
|
Tấn
|
478
|
-
|
96
|
63
|
27
|
23
|
50
|
57
|
162
|
4.2
|
Cây lạc: + Diện
tích
|
Ha
|
265
|
0
|
15
|
30
|
10
|
25,0
|
40
|
45
|
100
|
|
+ Năng suất
|
Tạ/ha
|
18,31
|
-
|
18,00
|
18,20
|
18,50
|
19,00
|
20,50
|
19,00
|
17,00
|
|
+ Sản lượng
|
Tấn
|
485
|
-
|
27
|
55
|
19
|
48
|
82
|
86
|
170
|
PHỤ
LỤC 02:
KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỤ MÙA NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm
2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
KH 2022
|
TH các tháng
vụ mùa
|
Chi tiết thực
hiện
|
Thành phố
|
Pác Nặm
|
Ba Bể
|
Ngân Sơn
|
Bạch Thông
|
Chợ Đồn
|
Chợ Mới
|
Na Rì
|
1
|
Đàn gia súc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a,
|
Đàn trâu
|
Con
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Số con xuất bán giết mổ
|
Con
|
13.872
|
8.154
|
13
|
2.951
|
1.703
|
459
|
673
|
157
|
496
|
1.702
|
-
|
S.lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
3.204
|
1.892
|
2
|
672
|
395
|
117
|
163
|
34
|
116
|
393
|
b,
|
Đàn bò
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Số con xuất bán giết mổ
|
Con
|
6.616
|
4.238
|
15
|
2.460
|
807
|
509
|
205
|
15
|
127
|
100
|
-
|
S.lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
1.389
|
907
|
4
|
518
|
173
|
115
|
42
|
3
|
29
|
23
|
c,
|
Đàn ngựa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Số con xuất bán giết mổ
|
Con
|
580
|
355
|
|
|
|
60
|
14
|
15
|
|
266
|
-
|
S.lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
116
|
70,8
|
|
|
|
12,6
|
2,7
|
2,9
|
|
52,6
|
d,
|
Chăn nuôi dê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Số con xuất bán giết mổ
|
Con
|
15.573
|
9.065
|
68
|
762
|
3.900
|
600
|
708
|
76
|
2.134
|
817
|
-
|
S.lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
311
|
177
|
1,14
|
12,42
|
77,00
|
12,00
|
16,21
|
2,76
|
41,71
|
13
|
e,
|
Đàn lợn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Số con xuất bán giết mổ
|
Con
|
211.820
|
118.620
|
3.390
|
23.329
|
40.894
|
1.000
|
8.261
|
16.508
|
12.842
|
12.396
|
-
|
S.lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
14.827
|
8.303
|
307
|
1.643
|
2.893
|
70
|
578
|
1.180
|
800
|
832
|
2
|
Đàn gia cầm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Số con xuất bán giết mổ
|
Con
|
2.525.440
|
1.717.018
|
69.545
|
113.792
|
214.899
|
52.069
|
240.455
|
368.628
|
282.239
|
375.391
|
-
|
S.lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
5.050
|
3.549
|
144
|
235
|
444
|
108
|
497
|
762
|
583
|
776
|
3
|
Tổng SL thịt hơi các loại
|
Tấn
|
24.900
|
14.898
|
458
|
3.080
|
3.981
|
435
|
1.299
|
1.984
|
1.570
|
2.090
|
4
|
Thủy sản
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Diện tích
|
Ha
|
1.404
|
1.281
|
45
|
36
|
128
|
61
|
130
|
402
|
163
|
316
|
-
|
Sản lượng
|
Tấn
|
2.605
|
1.454
|
68
|
12
|
239
|
28
|
113
|
373
|
250
|
371
|
1 Số liệu tính đến ngày
14/5/2022
2 Số liệu rà soát tại thời điểm
01/4/2022
3 Số liệu tính đến ngày
19/5/2021.
4 Số liệu cập nhận đến ngày
12/5/2022
5 Số liệu cập nhận đến ngày
15/4/2022