ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 914/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 07
tháng 05 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 “NGHIÊN
CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ CƠ
GIỚI HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019);
Căn cứ Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày
06/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Cà Mau;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 18/4/2023
của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định
số 65/QĐ-UBND ngày 06/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ tại Báo cáo số 65/BC-SKHCN ngày 26/02/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khoa học và
công nghệ cấp tỉnh giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển
công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp”.
Điều 2. Cơ chế quản lý, tài chính, trình tự, thủ tục xét, chọn đề
tài, dự án của Chương trình thực hiện theo quy định hiện hành; kinh phí thực hiện
Chương trình được phân bố hằng năm từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và
công nghệ hoặc lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển
kinh tế - xã hội; các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ; thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh; Thủ trưởng các sở,
ngành và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh;
- UBND cấp huyện;
- Phòng: NN-TN, KGVX (B)
- Lưu: VT, B07, M.A253/5.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử
|
CHƯƠNG TRÌNH
KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ CƠ GIỚI HÓA TRONG NÔNG
NGHIỆP”
(Kèm theo Quyết định số: 914/QĐ-UBND ngày 07/05/2024 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công
nghệ lĩnh vực chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông
nghiệp gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững.
- Khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, đặc
biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển công nghệ chế biến, bảo quản và cơ
giới hóa trong nông nghiệp.
2. Yêu cầu
- Phát triển nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công
nghệ lĩnh vực chế biến, bảo quản và cơ giới hóa trong nông nghiệp đến năm 2030
đồng bộ, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy
mạnh sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, công nghệ
thông minh trong các khâu sản xuất nông nghiệp.
- Ưu tiên phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản
quy mô lớn, hiện đại, có trình độ và công nghệ tiên tiến, kế đến phát triển các
cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến quy mô nhỏ và vừa nhằm tạo sự đồng bộ, gắn kết,
lan tỏa theo chuỗi. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng chế biến sâu; đẩy mạnh
chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương và phụ phẩm trong sản xuất
nông nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ ứng dụng
chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ lĩnh vực chế biến, bảo quản và cơ
giới hóa trong nông nghiệp.
II. MỤC TIÊU
1. Ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến
trong bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và phụ phẩm, cơ giới hóa trong nông
nghiệp nhằm gia tăng giá trị của các chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản
trong sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
2. Làm chủ được quy trình công nghệ tiên tiến trong
bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và phụ phẩm phù hợp với điều kiện ứng dụng
địa phương.
3. Phát triển đồng bộ công nghệ và thiết bị tiên tiến,
phục vụ sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản.
4. Đến năm 2025 triển khai ít nhất 02 nhiệm vụ, đến
năm 2030 triển khai ít nhất 10 nhiệm vụ khoa học và công nghệ chế biến, bảo quản
nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp.
- 100% số nhiệm vụ có sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn,
quy chuẩn Việt Nam về chất lượng và an toàn thực phẩm hoặc có chất lượng tương
đương với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến trong khu vực.
- 50% công nghệ, máy móc, dây chuyền thiết bị tạo
ra có tính năng tương đương với sản phẩm tiên tiến cùng loại trong khu vực.
- 50% số nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng, trong
đó 20% số nhiệm vụ có khả năng thương mại hóa.
- 50% số nhiệm vụ (người tham gia có trình độ đại học
và sau đại học), trong đó 10% số nhiệm vụ (người tham gia có trình độ từ thạc
sĩ trở lên).
- 50% số nhiệm vụ có doanh nghiệp tham gia thực hiện.
- 20% số nhiệm vụ do doanh nghiệp chủ trì thực hiện.
III. NHIỆM VỤ
1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị tiên
tiến trong sơ chế, bảo quản, chế biến đa dạng hóa sản phẩm nông lâm thủy sản chủ
lực có tiềm năng xuất khẩu, giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao.
2. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến
và phù hợp trong chế biến phụ phẩm nông lâm thủy sản, ưu tiên các công nghệ
thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao phục vụ tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu.
3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, máy móc và thiết
bị đặc thù trong canh tác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản gắn
với vùng sản xuất tập trung có tiềm năng và lợi thế phát triển của địa phương.
4. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị
tiên tiến phù hợp trong chăn nuôi, trồng trọt một số đối tượng có tiềm năng
phát triển ở quy mô công nghiệp.
5. Nghiên cứu ứng dụng, hoàn thiện công nghệ, tích
hợp các giải pháp kỹ thuật mới để phát triển một số mô hình sản xuất tiên tiến,
đồng bộ theo chuỗi giá trị từ khâu canh tác, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở quy mô công nghiệp.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục đổi mới và hoàn
thiện cơ chế chính sách, thu hút doanh nghiệp đầu tư
- Rà soát, bổ sung hoặc đề xuất nhằm hoàn thiện các
cơ chế, chính sách, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật để quản
lý về chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp.
- Đẩy mạnh xã hội hóa nghiên cứu phát triển, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới
hóa trong nông nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân sáng chế máy, thiết bị
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Thông qua các chính sách về phát triển hợp tác
xã, ưu tiên hỗ trợ hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ cơ giới
hóa ở nông thôn, tăng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong hoạt động nông lâm thủy sản.
- Đẩy mạnh triển khai các chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách tín dụng hỗ trợ để phát
triển chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp;
phát triển các mô hình trung tâm, cụm liên kết sản xuất chế biến, bảo quản,
tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô công nghiệp.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng
nông nghiệp, nông thôn; tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống
hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất, nghiên cứu ứng dụng, phát triển
công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp
theo hướng đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã, liên huyện;
đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại;
chủ động giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung theo định hướng phát triển sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm đặc sản
của địa phương được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế của từng vùng, đảm
bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với các doanh nghiệp chế biến và
tiêu thụ nông sản.
- Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
phù hợp theo hướng nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức hợp tác của
nông dân, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, phát
triển công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông
nghiệp; phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao
khoa học công nghệ; xây dựng thí điểm trung tâm dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đẩy
mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó
doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột” của chuỗi giá trị.
- Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến -
tiêu thụ nông sản được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung; chú trọng phát triển các doanh nghiệp chế biến, bảo quản có đủ năng lực
về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ để dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản, vận
hành một cách thông suốt, hiệu quả; khuyến khích phát triển các cụm liên kết
làm động lực của các vùng.
3. Tăng cường nghiên cứu, ứng
dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ (Phụ lục danh mục
nhiệm vụ kèm theo)
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ
chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp; sử dụng
công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường; chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, hiện đại hóa trang
thiết bị bảo quản, chế biến nông sản để đa dạng hóa sản phẩm chế biến, giảm tổn
thất sau thu hoạch; tích cực, chủ động tiếp cận, vận dụng thành công những
thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh và
phục vụ đời sống, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội và thu nhập của người
dân địa phương.
- Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục
vụ nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản
và cơ giới hóa trong nông nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa
trong nông nghiệp. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc
Chương trình giai đoạn 2023 - 2030 và các nhiệm vụ cấp thiết đề xuất bổ sung cần
triển khai thực hiện phù hợp với nội dung Chương trình.
4. Đào tạo nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
- Từng bước chuẩn hóa đội ngũ lao động điều khiến
máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến bảo quản
nông sản theo hướng đào tạo, huấn luyện có chứng chỉ, bằng cấp. Tăng cường công
tác huấn luyện an toàn vệ sinh cho người lao động và sử dụng lao động trong sử
dụng máy móc, thiết bị, công nghệ và chế biến nông sản.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong
lĩnh vực chế biến, bảo quản và cơ giới hóa trong nông nghiệp về khoa học công
nghệ; kỹ năng thương mại, phát triển thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp
chủ động đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề
đáp ứng yêu cầu vận hành công nghệ tiên tiến, hiện đại.
5. Hỗ trợ tín dụng trong sản xuất
nông nghiệp
Triển khai hiệu quả chính sách tín dụng đối với
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị
định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Thực hiện đa dạng các nguồn vốn huy động và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực để triển khai Chương trình:
- Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng
năm.
- Kinh phí lồng ghép chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình, đề án, kế hoạch
khác có liên quan.
- Kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này.
- Theo dõi, tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai thực hiện Chương trình; tham mưu, kiến nghị cấp thẩm quyền xem
xét, điều chỉnh cho phù hợp.
- Theo dõi, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện
Chương trình; định kỳ báo cáo hằng năm, sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Nghiên cứu, phối hợp lồng ghép Chương trình vào
các nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền
vững đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được triển khai trong Kế hoạch số
2461/QĐ-UBND ngày 21/9/2022.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan
mời gọi, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sản xuất, nhập khẩu
máy nông nghiệp; xây dựng thí điểm Trung tâm Dịch vụ cơ giới nông nghiệp hỗ trợ
tổ chức, cá nhân mua và thuê máy nông nghiệp dưới các hình thức: hỗ trợ bằng tiền,
bằng máy, khuyến khích dùng thử, hỗ trợ kỹ thuật vận hành, bảo trì, bảo dưỡng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị
liên quan tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Chương trình. Phối hợp với các sở,
ngành, địa phương thực hiện mời gọi đầu tư, nhất là các dự án ứng dụng chuyển
giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến, bảo quản gia tăng giá trị.
4. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, phối hợp với
Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố
trí nguồn kinh phí chi thường xuyên (vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ) để
triển khai các chính sách, chương trình, dự án về thúc đẩy nhiệm vụ nghiên cứu ứng
dụng, phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa
trong nông nghiệp theo Chương trình được phê duyệt.
5. Sở Công Thương
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến
thương mại cho các sản phẩm của tỉnh, trong đó ưu tiên các sản phẩm cơ khí nông
nghiệp và sản phẩm chế biến bảo quản nông lâm thủy sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo Chương trình khuyến công
quốc gia và địa phương trong đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản
xuất công nghiệp chế biến bảo quản nông lâm thủy sản. Cung cấp các thông tin,
chính sách, quy định mới của thị trường xuất khẩu, thúc đẩy phát triển thương mại
điện tử. Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp chế biến bảo quản nông sản và cơ giới hóa trong
nông nghiệp.
6. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh Cà Mau
Chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng thương mại, chủ lực
là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Cà Mau, tạo điều
kiện cho các cơ sở ngành nghề nông thôn vay vốn, khuyến khích các chi nhánh
ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên đã quy định,
trong đó có lĩnh vực đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục thực
hiện các chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác và trang trại hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững. Đồng thời rà
soát, kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục để doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp
tác tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi theo quy định.
7. Liên minh Hợp tác xã
Triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nhằm giúp
các hợp tác xã xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá, tiếp
cận thị trường và mở rộng các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các
hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác, nhằm tổ chức lại sản xuất, góp phần đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ
giới hóa trong nông nghiệp.
8. Các sở, ngành tỉnh
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với đơn vị
liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Chương
trình.
- Đề xuất giải quyết các vướng mắc liên quan đến lĩnh
vực ngành quản lý, để thực hiện Chương trình có hiệu quả.
9. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng,
nhiệm vụ, đảm bảo đúng quy định và phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến những chính sách ưu đãi về
ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa trong nông nghiệp đến các doanh nghiệp, trang
trại, hợp tác xã và nhân dân biết thực hiện.
- Tổ chức triển khai thực hiện xây dựng các mô hình
thí điểm; tổng kết, rút kinh nghiệm các dự án, mô hình ứng dụng, chuyển giao
công nghệ lĩnh vực chế biến, bảo quản và cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa
bàn.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc
hướng dẫn, lựa chọn các loại máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến phù hợp với
địa phương; phối hợp quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện
Chương trình.
10. Thực hiện chế độ báo cáo
Các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ nhiệm vụ được
giao xây dựng kế hoạch, lồng ghép, triển khai thực hiện chương trình đảm bảo hiệu
quả; định kỳ báo cáo hàng năm (trước ngày 05/12) gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng
hợp báo cáo theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn,
vướng mắc, vượt thẩm quyền, các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Khoa học và Công nghệ) để xem xét, chỉ đạo./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
TỈNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN,
BẢO QUẢN NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ CƠ GIỚI HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP”
(Kèm theo Quyết định số: 914/QĐ-UBND tỉnh ngày 07/5/2024 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh)
TT
|
Tên nhiệm vụ
|
Chủ trì/chủ nhiệm
|
Mục tiêu
|
Nội dung thực
hiện
|
Dự kiến kinh
phí
|
Thời gian thực
hiện
|
Dự kiến sản phẩm
|
1
|
Đề tài: Nghiên cứu máy thu hoạch lúa phù hợp với
ruộng canh tác lúa - tôm.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
Thiết kế, chế tạo, cải tiến máy gặt đập liên hợp
trên đất nuôi tôm có công suất tải trọng phù hợp, đáp ứng tiêu chí công suất
hoạt động hiệu quả và chất lượng tương đồng với máy gặt đập liên hợp hiện hoạt
động hiệu quả trên thị trường.
|
- Thiết kế, chế tạo, cải tiến hệ thống một máy gặt
đập liên hợp trên đất nuôi tôm phù hợp.
- Tập huấn hướng dẫn vận hành và chuyển giao.
|
900 triệu đồng
|
Năm 2025 (24
tháng)
|
- Máy thu hoạch lúa (gặt đập liên hợp) trên đất
nuôi tôm, hoạt động hiệu quả về công suất, tính năng kỹ thuật.
- 01 bài báo đăng trên tạp chí có uy tín.
|
2
|
Đề tài: Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế biến
sâu, nâng cao giá trị, đa dạng sản phẩm từ cây dừa nước trồng tại tỉnh Cà
Mau.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
Làm chủ công nghệ chế biến sâu, đa dạng sản phẩm
từ thân cây, lá, trái dừa nước nâng cao giá trị sản phẩm từ cây dừa nước trồng
tại tỉnh Cà Mau.
|
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng, chất lượng cây dừa
nước trồng tại tỉnh Cà Mau.
- Nghiên cứu, chuyển giao quy trình công nghệ chế
biến đa dạng sản phẩm từ thân cây, lá cây, trái dừa nước nhằm nâng cao giá trị
sản phẩm từ cây dừa nước trồng tại tỉnh Cà Mau.
|
1 tỷ
|
Năm 2025 (24
tháng)
|
- Báo cáo hiện trạng, chất lượng cây dừa nước trồng
tại tỉnh Cà Mau.
- Quy trình công nghệ chế biến đa dạng sản phẩm từ
thân cây, lá cây, trái dừa nước nhằm nâng cao giá trị sản phẩm từ cây dừa nước.
- Mô hình ứng dụng quy trình công nghệ chế biến đa dạng sản phẩm từ thân cây,
lá cây, trái dừa nước tạo ra sản phẩm thương mại hóa trên thị trường.
- 02 bài báo đăng trên tạp chí có uy tín.
|
3
|
Đề tài: Nghiên cứu phát triển công nghệ thủy phần
tách nước và chuyển giao công nghệ chế biến đa dạng hóa sản phẩm mật ong (keo
ong, kẹo mật ong, sáp ong...) nâng cao giá trị.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
- Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện công nghệ
thủy phần tách nước, các tạp chất và đường không phải là đường trong thành phần
nguyên thủy của mật ong.
- Chuyển giao và làm chủ công nghệ chế biến sâu,
đa dạng sản phẩm mật ong (keo ong, kẹo mật ong, sáp ong...) nâng cao giá trị.
|
- Phát triển công nghệ cô quay chân không kết hợp
với vật liệu hấp phụ hơi nước.
- Tăng quy mô và sản lượng ở quy mô pilot.
- Chuyển giao công nghệ chế biến sâu, đa dạng sản
phẩm mật ong (keo ong, kẹo mật ong, sáp ong...) nâng cao giá trị.
|
2 tỷ đồng
|
Năm 2026 (15
tháng)
|
- Quy trình thủy phần cô đặc mật ong.
- Thiết bị thủy phần cô đặc mật ong ở quy mô
pilot.
- Sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Các dạng sản phẩm mật ong nâng cao giá trị từ
nguồn nguyên liệu địa phương.
- 01 bài báo đăng trên tạp chí có uy tín.
|
4
|
Đề tài: Nghiên cứu quy trình xanh trong tổng hợp
vật liệu nano carboxyl cellulose từ phụ phẩm lá bồn bồn và ứng dụng trong thực
tiễn.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
- Nâng cao giá trị các nguồn phụ phẩm nông nghiệp
ở Cà Mau bằng cách chuyển hóa thành vật liệu tiên tiến nano carboxyl
cellulose có tiềm năng ứng dụng cao.
- Xây dựng quy trình tổng hợp cacboxyl cellulose
và ước tính sơ bộ hiệu quả kinh tế.
- Vật liệu carboxyl cellulose thu được dạng sợi
hoặc tinh thể với đường kính dưới 50 nm, có hàm lượng cacboxyl đạt tối thiểu
15 wt%
- Vật liệu carboxyl cellulose phải có hiệu quả
trong xử lý ion kim loại, chất kháng sinh và kháng khuẩn.
|
- Xây dựng quy trình định lượng thành phần hóa học
của phụ phẩm lá bồn bồn.
- Tổng hợp vật liệu nano carboxyl cellulose từ phụ
phẩm lá bồn bồn theo quy trình một mẻ sử dụng hỗn hợp axit và tác nhân oxi
hóa đồng thời. Quy trình cũng hạt chế phát thải hóa chất độc hại ra môi trường.
- Các tính chất của vật liệu được xác định bằng
các phương pháp khác nhau như định lượng hàm lượng cacboxyl, ảnh SEM, ảnh
TEM, nhiễu xạ tia X, phổ FTIR, phổ EDX kèm bản đồ thành phần nguyên tố.
- Quy trình vật liệu nano carboxyl cellulose sẽ
được tính toán và mô phỏng, ước tính sơ bộ chi phí sản xuất ở điều kiện Việt
Nam.
- Vật liệu sẽ được sử dụng trực tiếp, biến tính và tạo composite cho các ứng
dụng xử lý ion kim loại, chất kháng sinh và kháng khuẩn. Cụ thể, vật liệu có
thể làm chất mang để phân tán các hạt nano Ag theo phương pháp xanh không
dùng tác nhân khử, tạo composite với các polymer khác như chitosan, polyvinyl
alcohol.
|
1,1 tỷ đồng
|
Năm 2026 (15
tháng)
|
- 01 bảng kết quả thành phần hóa học của lá bồn bồn.
- 01 quy trình tổng hợp vật liệu nano carboxyl
cellulose từ phụ phẩm lá bồn bồn.
- 01 mô hình tổng hợp vật liệu nano carboxyl
cellulose từ phụ phẩm lá bồn bồn.
- 01 báo cáo kết quả các tính chất của vật liệu
nano carboxyl cellulose thu được.
- 01 báo cáo kết quả ứng dụng vật liệu nano
carboxyl cellulose trong kháng khuẩn.
- 01 báo cáo kết quả ứng dụng vật liệu nano
carboxyl cellulose trong hấp phụ ion kim loại và chất kháng sinh.
- 01 báo cáo về chi phí ước tính cho sản xuất vật
liệu nano carboxyl cellulose từ phụ phẩm lá bồn bồn.
- 03 công bố khoa học trên các tạp chí khoa học/kỷ
yếu hội thảo chuyên ngành.
- 01 đăng ký sở hữu trí tuệ.
- Đào tạo 01 thạc sĩ, 04 sinh viên.
- Có ít nhất 01 doanh nghiệp tham gia tiếp nhận
công quy trình công nghệ, phát triển sản phẩm có giá trị để liên kết thu mua
phụ phẩm lá bồn bồn cho nông dân địa phương.
|
5
|
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp kéo dài thời gian bảo
quản chuối xiêm (Musa acuminata) và chuối Nam Mỹ (Musa sapientum) một
cách an toàn bằng các công nghệ xử lý trên cơ sở vật liệu mao quản nano và
nano titan oxit.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
- Đưa ra được giải pháp kéo dài thời gian bảo quản
chuối tươi một cách an toàn bằng các công nghệ xử lý trên cơ sở vật liệu mao
quản nano và nano TiO2. Giá thành thấp, phù hợp để phục vụ nông dân tiếp nhận
công nghệ bảo quản chuối.
- Thời gian bảo quản tăng gấp 2-3 lần so với cách
bảo quản thông thường.
- Chuyển giao công nghệ chế biến sâu, đa dạng sản
phẩm chuối xuất khẩu.
|
- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mao quản nano để xử
lý nhằm kéo dài thời gian bảo quản chuối tươi một cách an toàn bằng công nghệ
SAT (Selective Adsorption Technology).
- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mao quản nano kết
hợp nano TiO2 để xử lý nhằm kéo dài thời gian bảo quản chuối tươi một cách an
toàn bằng công nghệ PCO (Photocatalytic Oxidation).
- Nghiên cứu các tính chất và đặc tính hóa lý,
hóa sinh, cảm quan của chuối trong quá trình xử lý bằng công nghệ SAT và công
nghệ PCO.
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế của giải pháp kéo
dài thời gian bảo quản chuối tươi bằng công nghệ xử lý trên cơ sở vật liệu
mao quản nano và nano TiO2.
|
2 tỷ đồng
|
Năm 2027 (15
tháng)
|
- 01 quy trình công nghệ kéo dài thời gian bảo quản
chuối tươi bằng công nghệ xử lý trên cơ sở vật liệu mao quản nano và nano
TiO2.
- 01 mô hình bảo quản chuối tươi với quy mô 1m3,
ứng dụng công nghệ xử lý trên cơ sở vật liệu mao quản nano và nano TiO2.
- 01 báo cáo kết quả ứng dụng vật liệu mao quản
nano để xử lý nhằm kéo dài thời gian bảo quản chuối tươi một cách an toàn bằng
công nghệ SAT (Selective Adsorption Technology).
- 01 báo cáo kết quả ứng dụng vật liệu mao quản
nano kết hợp nano TiO2 để xử lý nhằm kéo dài thời gian bảo quản chuối tươi một
cách an toàn bằng công nghệ PCO (Photocatalytic Oxidation).
- 01 báo cáo kết quả các tính chất và đặc tính
hóa lý, hóa sinh, cảm quan của chuối trong quá trình xử lý bằng công nghệ SA
và công nghệ PCO.
- 01 báo cáo kết quả các yếu tố kinh tế của giải
pháp kéo dài thời gian bảo quản chuối tươi bằng công nghệ xử lý trên cơ sở vật
liệu mao quản nano và nano TiO2.
- 02 công bố khoa học trên các tạp chí khoa học/hội
nghị khoa học chuyên ngành.
- 01 đăng ký sở hữu trí tuệ.
- Đào tạo 01 thạc sĩ về chuyên ngành kỹ thuật hóa
học.
- Quy trình công nghệ chế biến sâu sản phẩm: bột
chuối, chuối sấy khô, rượu chuối.... từ nguồn nguyên liệu địa phương.
|
6
|
Đề tài: Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng máy chăm
sóc cây lâm nghiệp.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
Nghiên cứu chế tạo hệ thống máy 2 trong 1 hoặc 3
trong 1 đối với máy làm cỏ, bón phân, cắt dây leo cho rừng sản xuất tại U
Minh Hạ.
|
- Nghiên cứu khảo sát, đánh giá điều kiện để cơ
giới hóa khâu chăm sóc cây lâm nghiệp.
- Khảo nghiệm, đánh giá, ứng dụng máy làm cỏ, cắt
dây leo và bón phân cho cây lâm nghiệp trên thực tế sản xuất; hoàn chỉnh mô
hình máy.
- Nghiên cứu, chế tạo hệ thống máy 2 trong 1 hoặc
3 trong 1 đối với máy làm cỏ, bón phân, cắt dây leo cho rừng sản xuất tại U
Minh Hạ.
- Xây dựng mô hình ứng dụng máy làm cỏ, cắt dây
leo và bón phân cho cây lâm nghiệp.
|
1,5 tỷ đồng
|
Năm 2027 (24
tháng)
|
- 01 hệ thống máy 2 trong 1 hoặc 3 trong 1 đối với
máy làm cỏ, bón phân, cắt dây leo cho rừng sản xuất tại U Minh Hạ.
- Quy trình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, vận hành
máy làm cỏ, cắt dây leo và bón phân cho cây lâm nghiệp.
- Mô hình sản xuất, ứng dụng máy làm cỏ, cắt dây
leo và bón phân cho cây cây lâm nghiệp.
- 01 bài báo đăng trên tạp chí có uy tín.
|
7
|
Đề tài: Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng máy thu hoạch
cây lâm nghiệp.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
Nghiên cứu chế tạo máy thu hoạch, tích hợp chức năng
của, cắt, xẻ, có băng chuyền xẻ đồng bộ trong hệ thống máy thu hoạch đối với
cây gỗ rừng sản xuất.
|
- Nghiên cứu khảo sát, đánh giá điều kiện để cơ
giới hóa khâu thu hoạch cây lâm nghiệp.
- Thiết kế và chế tạo mô hình máy thu hoạch cây
lâm nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất hiện có.
- Khảo nghiệm, đánh giá, ứng dụng máy thu hoạch
cây lâm nghiệp trên thực tế sản xuất; hoàn chỉnh mô hình máy.
- Xây dựng mô hình ứng dụng máy thu hoạch cây lâm
nghiệp.
|
2 tỷ đồng
|
Năm 2028 (24
tháng)
|
- 01 hệ thống máy thu hoạch, tích hợp chức năng của,
cắt, xẻ, có băng chuyền xẻ đồng bộ trong hệ thống máy thu hoạch đối với cây gỗ
rừng sản xuất.
- Quy trình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, vận hành
máy thu hoạch cây lâm nghiệp.
- Mô hình sản xuất, ứng dụng máy thu hoạch cây
lâm nghiệp.
|
8
|
Đề tài: Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cây gỗ tạo
than sinh học lọc nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình ở nông thôn.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
- Xây dựng quy trình sản xuất than sinh học từ phụ
phẩm cây gỗ địa phương.
- Xây dựng quy trình và hệ thống lọc nước thải hữu
cơ bằng than sinh học phục vụ xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản, nước
xả thải mô hình nuôi tôm thâm canh.
|
- Xác định hiện trạng phát sinh nước thải hữu cơ
từ cơ sở chế biến, sản xuất nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau.
- Xây dựng quy trình sản xuất than sinh học từ phụ
phẩm cây gỗ địa phương.
- Thông số thiết kế và hiệu quả hệ thống xử lý nước
thải nước thải hữu cơ từ cơ sở chế biến, sản xuất nuôi trồng thủy sản tại Cà
Mau.
|
1,5 tỷ
|
Năm 2028 (15
tháng)
|
- Hiện trạng phát sinh và chất lượng nước thải từ
nhà máy chế biến thủy sản và nuôi tôm thâm canh.
- Hệ thống xử lý nước thải thải hữu cơ hiệu quả từ
than sinh học.
- Mô hình ứng dụng hệ thống xử lý nước thải hữu cơ tại cơ sở chế biến thủy sản,
trang trại nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh tại tỉnh Cà Mau.
|
9
|
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật (cơ
giới hóa và tự động hóa) trong sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ
thân cây chuối.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
Tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất một số sản
phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân cây chuối qua việc ứng dụng cơ giới hóa và tự động
hóa trong sản xuất.
|
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất và mức độ
cơ giới hóa trong các khâu trong sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân
cây chuối trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm một số máy và
thiết bị trong các khâu sản xuất (cắt, sẻ thân lấy sợi, ép và làm khô sợi, cắt
tỉa, làm sạch sản phẩm, và ủ phân hữu cơ).
- Nghiên cứu phụ phẩm thân cây chuối, bẹ lá chuối...
làm dây trói của sinh học thân thiện môi trường.
- Hội thảo và trình diễn tại nơi lắp đặt hệ thống
máy trên địa bàn tỉnh Cà Mau
|
1,65 (tỷ đồng)
|
Năm 2029 (24
tháng)
|
- Máy cắt và xẻ thân cây chuối.
- Máy ép sợi và sấy sản phẩm từ thân cây chuối ứng
dụng năng lượng mặt trời làm nguồn nhiệt hỗ trợ.
- Máy đảo trộn và thu gom phân hữu cơ từ phụ phẩm
cây chuối.
- Mô hình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ ứng dụng cơ giới hóa trên địa
bàn tỉnh Cà Mau.
- Quy trình và mô hình ứng dụng phụ phẩm thân cây
chuối, bẹ lá chuối… làm dây trói cua sinh học thân thiện môi trường.
- 02 bài báo đăng trên tạp chí có uy tín.
|
10
|
Đề tài: Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế biến
sâu nâng cao giá trị, đa dạng sản phẩm phẩm từ cây bồn bồn trồng tại tỉnh Cà
Mau.
|
Tuyển chọn chủ
trì/chủ nhiệm
|
Làm chủ công nghệ chế biến sâu, đa dạng sản phẩm
từ cây bồn bồn (dưa bồn bồn, sản phẩm khác) nâng cao giá trị.
|
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng, chất lượng cây bồn
bồn, dưa bồn bồn.
- Nghiên cứu, chuyển giao quy trình công nghệ chế
biến sâu, đa dạng sản phẩm từ cây bồn bồn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
|
1 tỷ
|
Năm 2030 (24
tháng)
|
- Báo cáo hiện trạng, đánh giá chất lượng cây bồn
bồn, dưa bồn bồn trồng tại tỉnh Cà Mau.
- Quy trình công nghệ chế biến sâu, đa dạng sản
phẩm từ cây bồn bồn, dưa bồn bồn tại tỉnh Cà Mau.
- Mô hình ứng dụng quy trình công nghệ chế biến
đa dạng sản phẩm từ cây bồn bồn, dưa bồn bồn.
- 02 bài báo đăng trên tạp chí có uy tín.
|
Lưu ý: Đối với đề tài, dự án chưa có chủ
trương của cấp thẩm quyền, cơ quan có liên quan phải thực hiện trình tự, thủ tục
từ khâu tuyển chọn danh mục, đơn vị thực hiện, trình cấp thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt trước khi thực hiện.