CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 3:
2008/BTC
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ
DỰ TRỮ QUỐC GIA ĐỐI VỚI NHÀ BẠT CỨU SINH LOẠI NHẸ
National technical
regulation on national reserve of light - type
relief tents
HÀ NỘI - 2008
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 3: 2008/BTC do Trung tâm Khoa học bảo
quản và Bồi dưỡng nghiệp vụ biên soạn, Cục Dự trữ quốc gia trình duyệt và được ban hành theo Quyết
định số 72/2008/QĐ-BTC ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA ĐỐI
VỚI NHÀ BẠT CỨU SINH LOẠI NHẸ
National technical
regulation on national reserve of light - type relief tents
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ
thuật, kiểm tra, giao nhận, vận chuyển và công tác quản lý đối với nhà bạt cứu sinh loại
nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia sử dụng để sinh hoạt tạm trú, tránh mưa, nắng
trong các tình huống cứu hộ cứu nạn.
1.2. Đối tượng áp
dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý; giao nhận
và bảo quản nhà
bạt cứu sinh loại nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia.
1.3. Giải thích từ
ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1.3.1. Nhà bạt cứu sinh loại nhẹ
Loại nhà bạt có khối lượng toàn bộ nhẹ; cấu
trúc lắp dựng tạm thời, cơ động. Nhà bạt không có vì kèo mái. Kết cấu chịu lực của nhà bạt bằng hệ thống các cột
chống chính, xà, cột chống xung quanh, cọc ghim và dây néo. Nhà bạt có cửa đi
đầu hồi; vách xung quanh có cửa sổ; mái nhà có cửa lấy ánh sáng; không có tấm
trải sàn (sau
đây viết tắt là nhà
bạt nhẹ).
1.3.2. Lô nhà bạt nhẹ
Số lượng quy định nhà bạt nhẹ có cùng chủng loại, cùng các
thông số kỹ thuật,
được sản xuất từ cùng nguyên liệu, theo cùng một phương pháp, trong khoảng thời
gian nhất định, được giao nhận cùng một lúc. Mỗi lô nhà bạt nhẹ giao nhận không
lớn hơn 500 nhà bạt nhẹ.
1.3.3. Sản phẩm sai quy định
Các chi tiết của nhà bạt nhẹ không bảo đảm về
kích thước, chất liệu chế tạo như quy định trong quy chuẩn. Bề mặt vỏ nhà bạt
nhẹ có các vết thủng rách.
1.3.4. Sản phẩm lỗi
- Lớp tráng phủ chống thấm có các vết phồng
rộp hoặc gợn sóng, các vết rạn nứt, gẫy trên bề mặt; vỏ nhà bạt nhẹ bị loang
màu hoặc giữa các tấm vải bị lệch màu quá hai cấp;
- Các cột chống bị cong võng lớn hơn 1 % theo
chiều dài cột; khớp nối không chặt, khít; thép bị han rỉ và có khuyết tật trên
bề mặt;
- Các chi tiết bằng gỗ bị nứt, vỡ;
- Dây néo không liền đoạn có mối nối;
- Kỹ thuật may không đảm bảo theo quy định
tại điểm 2.1.3 mục 2 của Quy chuẩn này.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
đối với nhà bạt nhẹ
2.1.1. Yêu cầu về
thiết kế
2.1.1.1. Kiểu dáng
Nhà bạt nhẹ có kiểu dáng hình hộp, bốn vách
đứng, mái nhà thiết kế dễ dàng thoát nước, có độ dốc tối thiểu 300.
Nhà bạt nhẹ loại 60 m2: Có
02 cửa đi đầu hồi nhà, 12 cửa sổ hai bên vách dọc nhà, 02 cửa chớp lấy ánh sáng
trên mái trước, sau nhà;
Nhà bạt nhẹ loại 24,5 m2:
Có 01 cửa đi đầu hồi, 08 cửa sổ ở bốn vách nhà, 01 cửa chớp lấy ánh sáng trên
mái trước;
Nhà bạt nhẹ loại 16,5 m2:
Có 01 cửa đi đầu hồi, 08 cửa sổ ở bốn vách nhà, 01 cửa chớp lấy ánh sáng trên
mái trước.
2.1.1.2. Kích thước hình học
Bảng 1: Thông số kỹ thuật của các loại nhà
bạt nhẹ (kích thước tính bằng mm)
STT
|
Các
thông số kỹ thuật
|
Loại nhà
bạt nhẹ
|
Sai số cho
phép
|
60 m2
|
24,5 m2
|
16,5 m2
|
1
|
Kích thước dài x
rộng nhà bạt nhẹ
|
9.800 x
6.200
|
4.950 x
4.950
|
4.070 x
4.070
|
±10
|
2
|
Chiều cao đỉnh nóc
|
3.600
|
3.200
|
2.900
|
±10
|
3
|
Chiều cao vách nhà
|
1.750
|
1.750
|
1.700
|
±10
|
4
|
Cửa ra vào (cao x
rộng)
|
1.750 x
1.500
|
1.750x
1.400
|
1.700 x
1.200
|
±10
|
5
|
Cửa sổ (cao x rộng)
|
500 x
500
|
500 x
500
|
500 x
500
|
±10
|
6
|
Cửa chớp lấy ánh
sáng trên mái (dài x rộng)
|
400 x
500
|
400 x
300
|
400 x
300
|
±10
|
2.1.1.3. Quy cách
khung và phụ kiện
Quy cách khung và phụ
kiện của các loại nhà bạt nhẹ được quy định tại phụ lục.
2.1.1.4. Khối lượng
nhà bạt nhẹ
Nhà bạt nhẹ loại 60 m2:
Khối lượng toàn bộ không lớn hơn 165 kg.
Nhà bạt nhẹ loại 24,5
m2: Khối lượng toàn bộ không lớn hơn 65 kg.
Nhà bạt nhẹ loại 16,5
m2: Khối lượng toàn bộ không lớn hơn 55 kg.
2.1.1.5. Khả năng lắp
lẫn các chi tiết của nhà bạt nhẹ
Trong cùng chủng loại
nhà bạt nhẹ, các chi tiết tách rời như cột chống, cọc ghim, dây néo phải đảm
bảo khả năng lắp lẫn cao.
2.1.2. Yêu
cầu về vật liệu làm nhà bạt nhẹ
2.1.2.1. Vải may vỏ
là loại vải tráng phủ khối lượng nhẹ, màu xanh cỏ úa, có khả năng chống thấm
nước tốt. Vật liệu tráng phủ bằng Polyvinylclorua (PVC) hoặc Polyurethane (PU).
Vải nền bằng chất liệu Polyeste pha bông hoặc Polyeste 100%, phải đảm bảo các
chỉ tiêu cơ lý quy định tại Bảng 2. Vải không có dư lượng hoá chất độc hại ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người. Hàm lượng Polychlorophenol (PCP) không lớn
hơn 0,05 mg/kg vải; hàm lượng Formaldehyt không lớn hơn 75 mg/kg vải.
Bảng 2: Các chỉ tiêu
cơ lý vải may vỏ nhà bạt nhẹ
STT
|
Tên chỉ tiêu, đơn
vị tính
|
Mức giới hạn, yêu
cầu
|
1
|
Khối lượng (g/m2 )
|
350 ± 10
|
2
|
Độ dày (mm)
|
Không nhỏ hơn 0,3
|
3
|
Độ bền kéo đứt
(N/mm2)
- Dọc
- Ngang
|
Không nhỏ hơn 95
Không nhỏ hơn 50
|
4
|
Độ giãn dài khi kéo đứt (%)
- Dọc
- Ngang
|
20 ¸ 35
30 ¸ 45
|
5
|
Độ bền uốn gấp, số lần gấp không nhỏ hơn
10.000 lần
|
Không nứt gẫy
|
6
|
Độ bền kết dính
(N/cm)
|
Không tách được
|
7
|
Độ bền xé rách khi chọc thủng bằng dây thép
(N/mm)
- Dọc
- Ngang
|
Không nhỏ hơn 250
Không nhỏ hơn 250
|
8
|
Độ thấm nước một mặt (dưới áp suất 700 mm H2O
trong 60 phút) (mm cột H2O)
|
Không thấm
|
9
|
Thử lão hoá nhiệt ở
700C trong 72 giờ
|
9.1
|
Độ bền kéo đứt
(N/mm2)
- Dọc
- Ngang
|
Không nhỏ hơn 86
Không nhỏ hơn 45
|
9.2
|
Độ bền kết dính
(N/cm)
|
Không tách được
|
9.3
|
Độ thấm nước một mặt (dưới áp suất 700 mm H2O
trong 60 phút) (mm cột H2O)
|
Không thấm
|
10
|
Ngoại quan
|
Vải mềm, màu sắc
đồng đều trên toàn bộ bề mặt và không bị biến màu sau thử lão hóa nhiệt;
không có các khuyết tật: Phồng, bong rộp, gợn sóng; các vết rạn gãy nứt; tạp
chất bám trên mặt vải.
|
2.1.2.2. Cột chống chính, cột chống xung quanh
bằng thép ống tối thiểu CT3, không han rỉ, thủng, méo bẹp, các mối hàn nhẵn
phẳng, liên tục, các khớp nối bảo đảm khít chặt.
Chân đế có mặt bích phía dưới để tăng độ vững
chắc, cố định khi sử dụng. Toàn bộ ống và các chi tiết kim loại được sơn tĩnh
điện cùng màu với màu của vỏ nhà bạt nhẹ.
2.1.2.3. Dây néo bằng Polyeste hoặc
Polypropylen có
đường kính 10
mm, cấu tạo dạng sợi cáp có màu cùng với màu của vỏ nhà bạt nhẹ, có độ bền màu
cao. Dây néo không bị sờn, phải liền đoạn không có mối nối, có độ bền kéo đứt
không được nhỏ hơn 10 N/mm2 .
2.1.2.4. Cữ căng
dây néo làm bằng gỗ nhóm 4, không có giác và được ngâm tẩm chống mối mọt; được
sơn cùng màu với màu vỏ nhà bạt nhẹ.
2.1.2.5. Cọc ghim
bằng thép được làm sạch và sơn cùng màu với màu của vỏ nhà bạt nhẹ.
2.1.2.6. Các phụ
liệu may: Chỉ dùng may nhà bạt nhẹ là chỉ Polyeste Ne 30/3, các khuy cài
cửa ra vào, cửa sổ bằng nhựa.
2.1.3. Kỹ
thuật may liên kết vỏ nhà bạt nhẹ
2.1.3.1. Tất cả
các chi tiết cắt dọc theo cạnh vải và được phép can ở thân. Không có các mảnh
can nhỏ hơn 0,3 m. Vị trí các đường can trên thân phải đảm bảo mỹ thuật.
Phần vỏ được may ghép
theo chiều dọc vải, các đường can chắp kích thước 15 mm, diễu đè 12 mm đối với
nhà bạt nhẹ loại 60 m2; và đường can chắp kích thước từ 12 mm đến 13
mm, diễu đè 10 mm đối với nhà bạt nhẹ loại 24,5 m2 và nhà bạt nhẹ
loại 16,5 m2.
2.1.3.2. Tất cả các
đường chỉ may phải thẳng đều; mật độ ba mũi chỉ/1 cm; đường may không bị bỏ mũi
chỉ, không sùi chỉ, không hở mũi kim may. Tất cả các điểm bắt đầu và kết thúc
đường may phải được may lại mũi ba lần chồng khít nhau dài từ 20 mm đến 30 mm,
cắt sạch các đầu chỉ thừa.
2.1.3.3. Các đường
may can chắp ráp nối giữa hai mặt phẳng liên tiếp của mái nhà; đường giao tuyến
giữa mái và thân nhà phải thẳng; mặt phía trong có một tấm vải ốp, bản rộng 10
mm may đè mí hai bên 2 mm.
- Đối với nhà bạt nhẹ
loại 60 m2, các cạnh từ đỉnh nóc xuống bốn góc mái bên trong tấm vải
ốp có dây tăng cứng dọc suốt chiều dài, bằng loại sợi Polyeste và có đường kính
10 mm. Hai đầu dây trên và dưới liên kết với đầu cột chống chính và cột phụ góc
khi lắp dựng.
- Đối với nhà bạt nhẹ
loại 24,5 m2 và nhà bạt nhẹ loại 16,5 m2, các cạnh từ
đỉnh nóc xuống bốn góc mái bên trong tấm vải ốp có dây tăng cứng dọc suốt chiều dài bằng dây Polyeste dẹt bản rộng 40 mm.
2.1.3.4. Lỗ xuyên
đầu cột chống xung quanh có dạng hình tròn xung quanh được tán ô-rê bằng kim
loại hoặc thùa bằng dây chỉ đay. Hai mặt ô-rê tiếp xúc với vải bạt phải có tấm
lót tránh han rỉ, không gây rách vải bạt và chống thấm nước.
2.1.3.5. Cửa đi, cửa
sổ, cửa lấy ánh sáng trên mái
- Cửa đi: Là hai tấm
vải riêng biệt có kích thước như nhau, mỗi tấm vải được may liền với thân nhà
bạt nhẹ phía bên trong theo chiều rộng cửa đi; cửa đi mở ra bằng cách kéo về
hai phía. Cửa đi được đóng mở bằng dây khuyết và chốt nhựa.
Phía ngoài cửa, sát
mép đường chân mái có một tấm vải chắn mưa, nắng kích thước rộng từ 200 mm đến
250 mm, chiều dài lớn hơn chiều rộng cửa mỗi bên 150 mm. Tấm chắn mưa, nắng
được may liền với vỏ nhà bạt nhẹ bằng một đường may dọc theo đường chân mái
nhà.
- Cửa sổ: Mép trên
cửa sổ cách đường chân mái 200 mm. Các mép cửa sổ có nẹp viền bằng vải bạt bản
rộng 40 mm, mỗi góc cửa sổ được may đè một ke tam giác 30 mm x 30 mm. Hai chấn
song bằng dây Polyeste dẹt bản rộng 30 mm vuông góc với nhau. Cánh cửa sổ may
gấp mép xung quanh 7 mm mở ra phía ngoài và cuộn lên phía trên, các góc và giữa
hai cạnh dọc của cánh cửa gắn khuy cài bằng dây dù có đường kính 5 mm, ở các
điểm tương ứng với khuy cài tại thân nhà gắn chốt nhựa để cài khi đóng nắp cửa
sổ.
- Cửa lấy ánh sáng:
Các mép ngoài xung quanh cửa có nẹp viền bằng vải bạt, bản rộng 40 mm. Tấm che
cửa lấy ánh sáng bằng vải bạt, may gấp mép xung quanh có nẹp gỗ hoặc khung thép
để đóng mở dễ dàng không bị tốc khi có gió mạnh; kích thước lớn hơn kích thước
cửa sổ từ 50 mm đến 70 mm mỗi chiều. Tấm che cửa lấy ánh sáng mở ra phía ngoài
và cuộn lên phía trên bằng dây dù kéo.
2.1.3.6. Phần thân
nhà bạt nhẹ tại các vị trí có cột chống phải có dây buộc để liên kết chắc chắn
giữa vỏ nhà và cột chống khi lắp dựng.
2.1.3.7. Phần thân
nhà bạt nhẹ tiếp đất có tấm chân gấu bằng vải tráng phủ chống thấm hai mặt,
chiều rộng 350 mm đối với nhà bạt nhẹ loại 60 m2, chiều rộng 250 mm đối với nhà
bạt nhẹ loại 24,5 m2 và nhà bạt nhẹ loại 16,5 m2; được may can chắp liền với
thân nhà bạt nhẹ.
2.1.4.
Chống thấm, dột nước mưa
2.1.4.1. Đường chỉ
may liên kết các tấm vải
Tất cả các đường chỉ
may trên mái nhà bạt nhẹ phải đảm bảo không thấm nước mưa khi sử dụng. Cho phép
dùng keo chống thấm nhưng không được gây ảnh hưởng đến độ bền của vải bạt, chỉ
may cũng như lớp tráng phủ trên bề mặt vải.
2.1.4.2. Chống dột
các đầu cột chống
Phía trên các cột
chống phải có mũ chụp chống dột may liền với phần vỏ nhà bạt nhẹ. Mũ chụp cùng
loại vải may vỏ nhà bạt nhẹ phải đảm bảo che kín đầu cột và lỗ xuyên cột chống.
2.2. Yêu cầu về nhà
kho
- Nhà bạt nhẹ cần được cất trữ ở những nơi
thông thoáng, có mái che mưa nắng; đảm bảo khô ráo, sạch sẽ; tránh các tác động
trực tiếp của tia cực tím và ánh nắng mặt trời.
- Nhà kho phải có trần chống nóng, có trang
bị quạt hút tự nhiên trên mái kho, quạt thông gió trong kho sử dụng được khi
cần thiết.
- Nhà kho phải có hệ thống chống chim, chuột,
phòng trừ mối mọt; cách xa các nguồn dễ cháy nổ phải có phương tiện cứu hỏa,
chống lụt bão theo quy định.
- Nền kho phẳng, cứng, chịu được tải
trọng tối thiểu 3,0 tấn/m2.
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Lấy mẫu
Mẫu để xác định các chỉ tiêu cơ lý vải bạt
quy định trong Quy chuẩn này được lấy theo TCVN 1749: 86 Vải dệt thoi –
Phương pháp lấy mẫu.
3.2. Phương pháp thử
Các chỉ tiêu cơ lý của vải bạt quy định tại
điểm 2.1.2 mục 2 của Quy chuẩn này được xác định theo các phương pháp sau:
- Khối lượng của vải bạt theo TCVN 4636: 88
Phương pháp xác định khối lượng 1m2 và độ dày.
- Độ bền kéo đứt, độ dãn
dài khi kéo đứt (dọc, ngang) theo TCVN 4535: 88 Vật liệu giả da - Phương
pháp xác định độ bền kéo đứt.
- Độ bền uốn gấp theo TCVN 4637: 88 Vật liệu
giả da - Phương pháp xác định độ bền uốn gấp.
- Độ bền kết dính theo TCVN 4638: 88 Vật liệu
giả da - Phương pháp xác định độ bền kết dính.
- Độ bền xé rách khi chọc thủng bằng dây thép
theo TCVN 4639: 88 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền xé rách khi
chọc thủng bằng dây thép.
- Độ thấm nước theo ISO
811: 1993 Vải dệt - Xác định chống thấm nước - Thử áp lực thủy tĩnh (Textile
fabrics - Determination of resistance to water penetration - Hydrostatic
pressure test).
- Kiểm tra vật liệu vải may nhà bạt theo TCVN
5465: 1991 Phương pháp xác định chất liệu.
- Kiểm tra hàm lượng Polychlorophenol (PCP)
theo EPA 604; Hàm lượng Formaldehyt theo TCVN 7421: 2004.
Kiểm tra, thử các chỉ tiêu cơ lý của vải may
nhà bạt nhẹ, dây néo, dư lượng các chất độc hại cho sức khoẻ con người trên vải
tráng phủ do một trong các Phòng thí nghiệm phù hợp được công nhận (VILAS), có
đủ năng lực, thiết bị thực hiện và cấp Phiếu kết quả.
4. THỦ TỤC
GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN NHÀ BẠT NHẸ
4.1. Vận chuyển
Trước khi xếp hàng lên xe hoặc đưa hàng xuống
kê xếp vào kho phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ hướng dẫn cho người
lao động, bảo đảm an toàn lao động, an toàn hàng hoá.
Nhà bạt nhẹ đuợc vận chuyển trên các phương
tiện có mui che mưa nắng. Trong khi vận chuyển phải chằng buộc cẩn thận, không
được vận chuyển chung với các loại hoá chất và các chất dễ gây cháy nổ, bẩn gây
ảnh hưởng đến chất lượng nhà bạt nhẹ.
4.2. Quy trình kiểm
tra giao nhận nhập kho
4.2.1. Quy định chung
Nhà bạt nhẹ có phiếu kiểm tra thử nghiệm đầy
đủ các chỉ tiêu cơ lý như quy định tại Bảng 2. Dây néo có phiếu kiểm tra thử
nghiệm chất liệu dây và độ bền kéo đứt; phiếu kiểm tra dư lượng các chất độc
hại cho sức khoẻ con người trên vải tráng phủ đảm bảo theo quy định tại mục 2
của Quy chuẩn này. Phiếu kết quả kiểm tra thử nghiệm do một trong các Phòng thử
nghiệm cấp (Phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền Nhà nước Việt Nam cấp Chứng
chỉ công nhận Phòng
thử nghiệm VILAS. Trong trường hợp có chỉ tiêu cần kiểm tra mà không có Phòng
thử nghiệm được công nhận Phòng thử nghiệm VILAS đáp ứng thì do một trong
các Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra).
4.2.2. Kiểm tra hồ sơ
4.2.2.1. Đối với nhà bạt nhẹ sản xuất trong
nước
Mỗi lô nhà bạt nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia
phải có đủ các tài liệu liên quan xác định về chất lượng nhà bạt. Các hồ sơ này
phải là bản chính hợp pháp và bảo đảm tính thống nhất.
- Phiếu kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất;
- Phiếu bảo hành chất lượng của nhà sản xuất,
bao gồm: Các thông tin về thời hạn bảo hành, phạm vi bảo hành;
- Mỗi nhà bạt nhẹ kèm theo một bản kê chi
tiết các phụ kiện kèm theo, để trong bao bì đựng vỏ nhà bạt nhẹ;
- Mỗi nhà bạt nhẹ kèm theo một tờ hướng dẫn
các thao tác lắp dựng, sử dụng, vệ sinh và bảo quản sau sử dụng để trong bao bì
đựng vỏ nhà bạt nhẹ đó.
4.2.2.2. Đối với nhà bạt nhẹ nhập khẩu
- Giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa, xác định rõ
nguồn gốc lô nhà bạt do phòng Thương mại và Công nghiệp nước sản xuất hoặc lắp
ráp loại nhà bạt nhẹ đó cung cấp;
- Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản thử
điển hình lô nhà bạt và biên bản thử xuất xưởng từng loại nhà bạt nhẹ của nhà
chế tạo hoặc lắp ráp. Số lượng nhà bạt nhẹ được tiến hành thử xuất xưởng do
thỏa thuận giữa bên mua và nhà cung cấp;
- Bản kê chi tiết các phụ kiện kèm theo từng
nhà bạt nhẹ của nhà sản xuất;
- Phiếu bảo hành nhà bạt nhẹ bao gồm: Các
thông tin về quyền lợi, phạm vi và địa chỉ của đơn vị được ủy quyền cung cấp
dịch vụ bảo hành có ở trong nước;
- Tài liệu kỹ thuật về cấu tạo, tài liệu
hướng dẫn sử dụng, vận hành và bảo dưỡng kèm theo từng nhà bạt nhẹ. Ngoài tài
liệu của nhà sản xuất, đơn vị bán hàng có trách nhiệm cung cấp thêm một bản
dịch tiếng Việt.
4.2.3. Kiểm tra nhà
bạt nhẹ khi giao nhận
4.2.3.1. Kiểm tra ngoại quan
Số nhà bạt nhẹ được kiểm tra ngoại
quan trong quá trình giao nhận tối thiểu là 5 %. Nội dung kiểm tra gồm:
4.2.3.1.1. Kiểm tra số lượng
Số lượng nhà bạt nhẹ trong mỗi lô hàng
phải phù hợp với số lượng nhà bạt nhẹ ghi trong biên bản kiểm tra. Tổng số nhà
bạt nhẹ giao nhận đúng với số lượng trong hợp đồng đã ký.
4.2.3.1.2. Kiểm tra
nhãn nhà bạt nhẹ
Nhãn nhà bạt nhẹ phải
được ghi một cách rõ ràng, bền vững trên bao bì.
4.2.3.1.2.1. Nhãn của nhà bạt nhẹ sản xuất
trong nước tối thiểu phải bao gồm
- Tên sản phẩm;
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- Loại nhà bạt nhẹ... m2;
- Ngày, tháng, năm sản xuất (hoặc seri).
4.2.3.1.2.2. Nhãn của nhà bạt nhẹ
nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm
- Tên sản phẩm và xuất xứ hàng hóa;
- Tên, địa chỉ của nhà nhập khẩu và phân
phối;
- Loại nhà bạt nhẹ…m2;
- Ngày, tháng, năm sản xuất (hoặc seri).
4.2.3.1.3. Kiểm tra vỏ nhà bạt nhẹ
- Vải may vỏ nhà bạt nhẹ không có khuyết tật,
kỹ thuật may theo quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này;
- Khi kiểm tra phần
vỏ nhà bạt nhẹ, nếu phát hiện có ít nhất một vỏ nhà bạt nhẹ sai quy định, nhà
sản xuất hoặc nhà cung cấp có trách nhiệm thay thế vỏ nhà bạt nhẹ khác đảm bảo
chất lượng. Đồng thời, tiến hành kiểm tra thêm 5 % số vỏ nhà bạt nhẹ tiếp theo.
Nếu sau hai lần liên tiếp kiểm tra thêm đều có ít nhất một vỏ nhà bạt nhẹ sai
quy định; đơn vị nhập hàng lập biên bản hủy kết quả kiểm tra, yêu cầu nhà sản
xuất kiểm tra lại 100 % số lượng vỏ nhà bạt nhẹ đến khi xác định chất lượng đạt
yêu cầu sẽ báo đơn vị nhập hàng để nghiệm thu lại;
4.2.3.1.4. Kiểm tra các cột
chống chính, cột chống xung quanh, cọc ghim, dây néo và các phụ kiện khác bảo
đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
4.2.3.1.5. Kiểm tra
bao gói
Nhà bạt nhẹ được đóng
thành kiện trong các bao bì.
- Nhà bạt nhẹ loại 60
m2 đóng thành bốn kiện: Một kiện đựng vỏ nhà bạt nhẹ, một kiện đựng
xà ngang, cột chống chính; một kiện đựng cột chống xung quanh và một kiện đựng
cọc ghim và các phụ kiện.
- Nhà bạt nhẹ loại
24,5 m2 và nhà bạt nhẹ loại 16,5 m2 được đóng thành hai
kiện: Một kiện đựng vỏ nhà bạt nhẹ, một kiện đựng cột chống, cọc ghim và các
phụ kiện.
Bao bì làm bằng vải
bạt loại dày và có độ bền tốt.
4.2.3.2. Kiểm tra lắp
dựng
Trong số nhà bạt nhẹ
lấy ra kiểm tra ngoại quan lấy bất kỳ 10 %, nhưng không ít hơn 01 nhà bạt nhẹ,
tiến hành lắp dựng kiểm tra các nội dung sau:
- Các kích thước hình
học: Chiều cao đỉnh nóc, chiều cao vách, kích thước cửa đi, cửa sổ, cửa chớp
lấy ánh sáng phải đảm bảo đúng theo quy định tại mục 2 Quy chuẩn này;
- Kiểm tra số lượng
các chi tiết được may gắn kèm với vỏ nhà bạt, bao gồm: Mũ chụp chống dột đầu
cột chống, cửa đi, cửa sổ và cửa chớp lấy ánh sáng.
Toàn bộ nhà bạt nhẹ sau khi lắp dựng hoàn
chỉnh kích thước từ đỉnh nóc xuống các góc mái phải bằng nhau, bốn mặt mái và
cạnh nhà phải phẳng, bảo đảm độ vững chắc, ổn định.
4.2.3.3. Kiểm tra các
chỉ tiêu cơ lý vỏ nhà bạt nhẹ
Trong 5 % nhà bạt nhẹ
được lấy để kiểm tra ngoại quan lấy ngẫu nhiên 10 % số nhà bạt nhẹ để tách lấy
mẫu vải bạt đưa đi kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý, tối thiểu là 01 mẫu.
4.3. Bảo quản
4.3.1. Sắp đặt, kê
xếp nhà bạt nhẹ trong kho
4.3.1.1. Yêu cầu sắp đặt
Giá để kiện vỏ nhà bạt nhẹ được sắp đặt theo
mặt bằng của nhà kho, song phải đảm bảo nguyên tắc cách tường, cách cột tối
thiểu 0,5 m. Giữa hai hàng giá cách nhau tối thiểu 1,5 m.
Các kiện vỏ nhà bạt nhẹ được xếp trên các
ngăn giá được lót ván phẳng. Giá kê hàng phải đảm bảo trơn nhẵn, không có cạnh
sắc gây xước, rách vải bạt.
4.3.1.2. Yêu cầu kê xếp
4.3.1.2.1.Vỏ nhà bạt nhẹ
- Kiện vỏ nhà bạt nhẹ loại 60 m2
không xếp cao hơn 02 lớp;
- Kiện vỏ nhà bạt nhẹ loại 24,5 m2 và
kiện vỏ nhà bạt nhẹ loại 16,5 m2 không xếp cao hơn 03 lớp.
Khi xếp phải tạo các khe thoáng giữa các kiện
vỏ nhà bạt, không để sát các kiện hàng vào khung giá bằng thép.
4.3.1.2.2. Cột nhà bạt nhẹ và các phụ kiện
Cột và các phụ kiện nhà bạt được xếp thành
từng lô, các lô hàng cách tường tối thiểu 0,5 m, giữa các lô cách nhau tối thiểu
1,5 m.
4.3.2. Thẻ lô
hàng
Mỗi lô hàng trong kho có đính 1 thẻ
ghi nội dung sau:
- Ký hiệu sản phẩm;
- Quy cách;
- Tên cơ sở sản xuất, địa chỉ;
- Ngày sản xuất;
- Số lượng;
- Ngày nhập kho.
4.3.3. Công
tác bảo quản định kỳ
Hàng ngày phải kiểm tra về số lượng, chất
lượng để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề: Kho dột, chuột, mối mọt gây
ra.
Hai tuần một lần làm vệ sinh sạch bụi bẩn,
mạng nhện xung quanh khu vực giá kê hàng, mặt ngoài từng kiện vỏ nhà bạt nhẹ.
Ba tháng một lần đảo các kiện vỏ nhà bạt nhẹ
trên xuống dưới, mặt dưới lên trên. Đảo hàng giá trên xuống, dưới lên.
Sáu tháng một lần toàn bộ dây néo được đem ra
hong tại nơi thoáng mát bên ngoài kho. Giở toàn bộ các kiện vỏ nhà bạt nhẹ ra
phơi nắng khoảng hai giờ (phơi mặt vải nền ra nắng) dùng giẻ mềm hoặc máy hút
bụi làm khô, sạch bụi toàn bộ cả hai mặt vải. Sau khi hoàn tất, vỏ nhà bạt nhẹ
được gập để đường gập không trùng với các đường gập cũ, mặt vải nền quay ra
ngoài.
Sáu tháng một lần kiểm tra cột chống chính,
xà, cột chống xung quanh, cọc ghim lau sạch các bụi bẩn, tẩy sạch rỉ các chỗ
cục bộ, sơn lại như cũ. Các khớp nối được tra dầu mỡ chống rỉ.
4.4. Xuất hàng
4.4.1. Khi có lệnh xuất hàng, thủ kho
phải chuẩn bị đủ sổ sách, giấy tờ có liên quan và nhân lực bốc xếp.
4.4.2. Kiểm tra chất lượng, số lượng
hàng dự kiến xuất .
4.4.3. Xuất hàng theo nguyên tắc: Hàng
nhập trước xuất trước, hàng nhập sau xuất sau, xuất gọn từng lô hàng.
4.4.4. Xuất đúng số lượng, đúng chủng
loại.
4.4.5. Khi xuất hàng xong
phải hoàn chỉnh các thủ tục, chứng từ giao nhận theo đúng quy định.
4.5. Chế độ ghi chép
sổ sách theo dõi hàng hóa
4.5.1. Lập thẻ kho
Mỗi loại nhà bạt nhẹ được lập một thẻ
kho ghi rõ đầy đủ các nội dung: Tên hàng hóa, kiểu loại, nơi sản xuất (đơn vị
chế tạo), số lượng, chất lượng, ngày tháng nhập kho và đủ chữ ký, con dấu đáp
ứng thủ tục hành chính và chế độ kế toán quy định hiện hành.
Thẻ kho được để trong hộp tài liệu,
trong kho hàng. Nếu có nhiều kiểu loại sản phẩm thì
cần lập thêm thẻ kho phụ treo tại lô
hàng với nội dung như thẻ kho chính, chỉ khác về số lượng hàng hóa.
4.5.2. Sổ bảo quản
Dùng ghi chép hàng ngày hoặc đột xuất
về tình hình công tác bảo quản hàng hóa, diễn biến về số lượng, chất lượng. Sổ
phải đóng dấu giáp lai, ghi đủ các nội dung theo mẫu, có đủ các thành phần ký
tên và đóng dấu đơn vị.
5. QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG
5.1. Nhà bạt nhẹ sản
xuất trong nước
Nhà bạt nhẹ sản xuất trong nước phải
được chứng nhận phù hợp với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này theo phương
thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông
qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản
xuất. Nhà bạt nhẹ sản xuất trong nước phải được gắn dấu hợp quy.
5.2. Nhà bạt nhẹ nhập
khẩu
5.2.1. Nhà bạt nhẹ nhập khẩu phải được
kiểm tra Nhà nước về chất lượng theo các chỉ tiêu quy định tại mục 2 của Quy
chuẩn này.
5.2.2. Việc kiểm tra nhà bạt nhẹ nhập
khẩu được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Thử nghiệm đánh giá lô hàng hóa và
được in hoặc dán tem đạt chất lượng nhập khẩu do cơ quan kiểm tra phát hành.
- Sử dụng kết quả giám định hoặc chứng
nhận lô hàng của tổ chức chứng nhận nước ngoài được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền thừa nhận; được in hoặc dán tem đạt chất lượng nhập khẩu do cơ quan
kiểm tra phát hành.
5.3. Thời gian từ khi
sản xuất nhà bạt nhẹ đến khi nhập kho dự trữ quốc gia
Không lớn hơn 6 tháng (kể cả thời gian
vận chuyển).
5.4. Thời gian lưu
kho
Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình
thường (nhiệt độ Tmax ≤ 35 oC, độ ẩm Rmax ≤ 85 %) thời
gian bảo quản nhà bạt nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia không lớn hơn 4 năm.
6. TRÁCH
NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
6.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất nhà bạt
nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia phải công bố nhà bạt nhẹ phù hợp với quy định tại
mục 2 của Quy chuẩn này và đảm bảo chất lượng theo đúng nội dung công bố.
6.2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nhà
bạt nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia phải chịu sự kiểm tra Nhà nước về chất lượng
hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
6.3. Các nhà sản xuất và nhập khẩu phải chịu
trách nhiệm theo các quy định sau:
- Nhà bạt nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia yêu
cầu bảo hành 24 tháng cho toàn bộ sản phẩm tính từ thời điểm giao nhận.
- Trong 24 tháng đầu bảo quản trong điều kiện
tuân thủ các quy định về vận chuyển, các chỉ dẫn khác có liên quan của nhà sản
xuất và được bảo quản theo điều kiện quy định. Trước thời gian hết hạn bảo hành
lấy ngẫu nhiên 1 % vỏ nhà bạt nhẹ nhưng không ít hơn một chiếc trong lô hàng
(mỗi vỏ bạt lấy ít nhất 1 m2 ở cửa đi của nhà bạt) để thử các chỉ
tiêu cơ lý theo quy định ở Bảng 2; nếu các chỉ tiêu cơ lý lớn hơn hoặc bằng 85
% so với ban đầu là đạt yêu cầu, nếu không đạt yêu cầu thì nhà sản xuất hoặc
nhà cung cấp có trách nhiệm thay thế vỏ nhà bạt nhẹ mới đảm bảo chất lượng.
6.4. Dự trữ quốc gia khu vực, các cơ quan
quản lý nhà nước về lĩnh vực dự trữ quốc gia thực hiện việc đảm bảo chất lượng
của nhà bạt nhẹ theo các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
7.1. Cục Dự trữ quốc gia có trách nhiệm hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
7.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, hướng
dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì
thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
PHỤ LỤC
QUY
CÁCH KHUNG VÀ PHỤ KIỆN CỦA NHÀ BẠT NHẸ
TT
|
QUY CÁCH
KẾT CẤU
|
Loại nhà
bạt nhẹ
|
60 m2
|
24,5 m2
|
16,5 m2
|
Ghi chú
|
Kích thước
(mm)
|
Số lượng
(chiếc)
|
Kích thước
(mm)
|
Số lượng
(chiếc)
|
Kích thước
(mm)
|
Số lượng
(chiếc)
|
1
|
Cột chống chính
(Thép ống)
|
3.690
(f 76; δ 1,4)
|
02
|
3.265
(f 38; δ 1,2)
|
01
|
2.965
(f 38; δ 1,2)
|
01
|
|
2
|
Xà ngang
(Thép ống)
|
3.600 (*)
(f 76; δ 1,4)
|
01
|
|
|
|
|
|
3
|
Cột chống
xung quanh
(Thép ống)
|
1750 (*)
(f 35; δ 1,0)
|
22
|
1750 (*)
(f 28; δ 1,0)
|
12
|
1700 (*)
(f 28; δ 1,0)
|
09
|
|
4
|
Cọc ghim căng dây
néo
(thép góc đều cạnh)(**)
|
L
50x50x3x550
|
22
|
L
40x40x3x400
|
12
|
L
40x40x3x400
|
09
|
|
5
|
Dây néo
(Polyeste hoặc
Polypropylen)
|
3500 (f 10)
|
22
|
3500 (f 10)
|
12
|
3500 (f 10)
|
09
|
|
6
|
Néo căng dây
(Gỗ nhóm 4)
|
180x38
x26
|
22
|
140x28x20
|
12
|
140x28x20
|
09
|
|
Ghi chú:
(*) Kích thước này
không tính phần đinh mũ gia công.
(**) Có thể
thay thế bằng thép ống tròn có độ bền và diện tích tiếp xúc với đất tương đương.