ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 610/QĐ-UBND
|
Điện Biên, ngày 07 tháng 07 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA NƯƠNG, ĐẤT
RUỘNG 01 VỤ, CÂY MÀU HÀNG NĂM KÉM HIỆU QUẢ SANG TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC, CÂY
CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY, CÂY ĂN QUẢ CÓ GIÁ TRỊ CAO GIAI ĐOẠN 2017-2020, TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số
3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phê
duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn
2014-2020;
Căn cứ Quyết định số 212/QĐ-UBND
ngày 25/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Đề án “Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1467/TTr-SNN ngày 04/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương, đất ruộng 01
vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc, cây công nghiệp
dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao giai đoạn 2017-2020, trên địa bàn tỉnh Điện
Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc
Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: NN&PTNT, Tài chính (B/c);
- TT. Tỉnh ủy (B/c);
- TT. HĐND tỉnh;
- LĐ UBND tỉnh;
- LĐ VP, P.KT;
- Lưu: VT, KTN(NNT)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Văn Tiến
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA NƯƠNG, ĐẤT RUỘNG 01 VỤ, CÂY MÀU
HÀNG NĂM KÉM HIỆU QUẢ SANG TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC, CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY,
CÂY ĂN QUẢ CÓ GIÁ TRỊ CAO GIAI ĐOẠN 2017-2020, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 610/QĐ-UBND
ngày 07/7/2017 của UBND tỉnh Điện Biên)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một
trong các nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thành công Đề án “Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm
2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng
cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, không chỉ có ý nghĩa làm gia tăng
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp mà còn tăng thu nhập, ổn
định sản xuất, đời sống cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
- Chuyển đổi diện tích đất lúa nương
kém hiệu quả, đất ruộng 01 vụ, cây màu hàng năm không hiệu quả sang trồng cây
thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao hơn so với
cây trồng trước chuyển đổi.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải
phù hợp với quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp; quy hoạch, kế hoạch phát triển
một số cây trồng chủ lực được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Diện tích chuyển đổi phải nằm trong
kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b Khoản 1,
Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng
đất trồng lúa; Khoản 11, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa
đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Thông tư
số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý
sử dụng đất trồng lúa.
- Sử dụng giống cây trồng có nguồn gốc
đã được các cấp có thẩm quyền công nhận, được phép sản xuất kinh doanh và được
chứng minh là phù hợp, có hiệu quả với điều kiện của địa phương.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Nguyên tắc
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là nhiệm
vụ chung của cả hệ thống chính trị, đối tượng thụ hưởng chính là nông dân; được
thực hiện với sự đồng thuận của nhân dân, sự tham gia của các tổ chức, doanh
nghiệp; nhà nước đầu tư hỗ trợ một phần bằng các chương trình lồng ghép, các
chính sách hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Chuyển đổi
theo vùng tập trung, gọn vùng, gắn với dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất;
đáp ứng yêu cầu tạo ra việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân, góp
phần ổn định chính trị - xã hội.
2. Thời gian, địa điểm thực hiện
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
lúa nương, đất ruộng 01 vụ, cây màu hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây thức
ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có giá trị cao giai đoạn 2017
- 2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
3. Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
4. Diện tích chuyển đổi
Tổng diện tích chuyển đổi giai đoạn
2017-2020 là 2.461,8 ha, gồm đất lúa nương 2.248,5 ha, đất ruộng 01 vụ 45 ha và
đất cây màu 168,3 ha sang trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây thức
ăn gia súc, cụ thể:
- Phân kỳ: Năm 2017 là 621,4 ha, năm
2018 là 573 ha, năm 2019 là 641,2 ha, năm 2020 là 626,2 ha.
- Phân theo đối tượng cây trồng chuyển
đổi giai đoạn 2017-2020:
+ Diện tích chuyển đổi sang cây công
nghiệp dài ngày là 289 ha.
+ Diện tích chuyển đổi sang cây ăn quả
là 1.200,7 ha.
+ Diện tích chuyển đổi sang trồng cây
thức ăn gia súc là 552,1 ha.
+ Diện tích chuyển đổi sang cây trồng
khác là 420 ha.
(Có
phụ lục chi tiết kèm theo)
5. Giải pháp
a) Thông tin tuyên truyền
- Tuyên truyền, triển khai hướng dẫn
kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến các cấp chính quyền từ cấp huyện tới
xã, thôn bản. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể để phổ biến rộng rãi chủ trương, kế hoạch chuyển
đổi cơ cấu cây trồng; các chính sách, quy hoạch, đề án liên quan đến kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới toàn thể người dân nhằm thực
hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện
Biên” đạt hiệu quả cao nhất.
- Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tạo sự đồng thuận của người dân; vận động
các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp tham
gia chung sức vào nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với liên kết sản xuất,
chế biến tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng, ổn định sản xuất, góp phần
xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.
- Vận động khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất để giảm rủi ro, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích và đảm bảo điều
kiện trong việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nguồn vốn vay, thị trường tiêu
thụ.
b) Áp dụng tiến bộ về giống, kỹ
thuật; đào tạo tập huấn cho đối tượng chuyển đổi
Đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng
khoa học kỹ thuật; đào tạo tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn về giống
cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh, các kỹ
thuật canh tác tiến bộ thích ứng biến đổi khí hậu; hình
thành vùng chuyên canh với quy mô sản xuất hàng hóa.
c) Liên kết sản xuất
Tổ chức liên kết trong sản xuất, liên
kết giữa nông dân với nông dân thành vùng hàng hóa, liên kết nông dân với doanh
nghiệp để cung ứng vật tư, thu mua tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa nông dân với
các nhà khoa học để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao.
d) Xúc tiến thương mại
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại,
quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp
tham gia tiêu thụ nông sản bằng các cơ chế chính sách phù hợp.
e) Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện lồng ghép từ nguồn
ngân sách trung ương hỗ trợ các chương trình, dự án, nguồn ngân sách địa phương
và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Kinh phí từ các tổ chức đại diện của
nông dân, doanh nghiệp và các hộ gia đình tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu
cây trồng.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên
quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền các
chủ trương, chính sách của Trung ương, của Tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó có nhiệm
vụ kế hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, ổn định sản xuất, đời sống cho người dân,
góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Trên cơ sở đề nghị của UBND các huyện,
thị xã, thành phố về kế hoạch, dự án, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng cụ
thể hàng năm; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, xem xét từ các
nguồn vốn thông qua các chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp của Trung ương, của Tỉnh gửi Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét phân bổ kinh phí thực hiện.
- Hướng dẫn các địa phương tổ chức thực
hiện kế hoạch; kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với
điều kiện thực tế.
- Phối hợp với các ngành theo dõi đôn
đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo có hiệu quả.
- Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Theo chức năng
nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kế hoạch vốn để
thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách, hàng
năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí triển khai Kế hoạch
này.
4. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
phổ biến kế hoạch và chính sách hỗ trợ của Nhà nước để vận dụng vào chuyển đổi
cơ cấu cây trồng để người dân biết và thực hiện. Tăng cường các biện pháp thu
hút, mời gọi và tạo điều kiện cho các thành phần tham gia vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện xây dựng
kế hoạch, dự án, phương án cụ thể hàng năm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dự kiến
nguồn kinh phí thực hiện và đề xuất kinh phí gửi UBND cấp huyện vào tháng 5 năm
trước.
- Căn cứ kế hoạch của UBND cấp xã,
UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, dự án, phương án cụ thể
hàng năm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dự kiến nguồn kinh phí thực hiện và đề
xuất kinh phí gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào tháng 6 năm trước, để tổng hợp gửi Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét phân bổ kinh phí thực hiện.
- Công bố công khai, quản lý chặt chẽ
và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo phù hợp điều kiện thực
tế của địa phương.
- Áp dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật,
đào tạo tập huấn cho đối tượng chuyển đổi. Tổ chức liên kết trong sản xuất,
liên kết giữa nông dân với nông dân thành vùng hàng hoá, liên
kết nông dân với doanh nghiệp. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng
bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia tiêu thụ nông sản phẩm bằng các cơ chế chính sách phù hợp.
- Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình,
kết quả thực hiện kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện
nếu gặp khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết
định./.