Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 525/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi Quảng Ngãi

Số hiệu: 525/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 27/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 525/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 27 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH TÔM NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thú y được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 19/6/2015 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016); Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản; Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY ngày 30/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác thú y thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật;

Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Thông tư số 139/2010/TT-BTC, ngày 21/9/2010 của Bộ Tài Chính ban hành Quy định về lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Quyết định số 4088/QĐ-BNN-TY ngày 07/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm bảo đảm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu;

Căn cứ Quyết định s1038/QĐ-BNN-TY ngày 29/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020;

Trên cơ sở Quyết định số 23/QĐ-TYV4-TH ngày 30/12/2016 của Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng IV ban hành Danh mục chi tiết và biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật và chẩn đoán thú y tại Cơ quan Thú y vùng IV;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Ttrình số 2037a/TTr-SNNPTNT ngày 06/7/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020 và ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 1747/STC-HCSN ngày 23/6/2017 về việc Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020, với các nội dung sau:

1. Tên kế hoạch: Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 - 2020.

2. Đơn vị thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

3. Mục tiêu

- Phổ biến các quy định của Nhà nước về công tác phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực chuyên môn về giám sát, phòng, chống dịch bệnh cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y, quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản (NTTS).

- Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và xử lý khi có dịch bệnh động vật thủy sản xảy ra trên địa bàn tỉnh nhằm bao vây, dập tắt nhanh các ổ dịch hạn chế lây lan ra diện rộng. Từ đó góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất cho người nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến các xã có NTTS trọng điểm, nhằm phát hiện sớm, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh và khống chế trong diện hẹp, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, giảm thiểu tối đa sự thiệt hại về kinh tế của nhân dân.

- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

4. Nội dung

4.1. Cải tạo môi trường ao nuôi

- Hỗ trợ cải tạo môi trường ao nuôi cho các cơ sở nuôi tôm trong danh sách được chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu giám sát hàng tháng.

- Số lượng: 50 cơ sở/lần giám sát/5 huyện, trung bình 3 ao/cơ sở, 6 lượt giám sát.

4.2. Giám sát dịch bệnh trên tôm

4.2.1. Giám sát bị động (thu mẫu đột xuất khi có dịch bệnh xảy ra)

* Thu mẫu đột xuất khi có dịch bệnh xảy ra:

- Số lượng mẫu: 40 mẫu

- Phân tích mẫu:

+ Phân tích các chỉ tiêu lý, hóa bao gồm: Độ mặn, oxy hòa tan, pH, NH3 (được đo bằng dụng cụ của chi cục).

+ Phân tích chỉ tiêu vi sinh bao gồm: Vibrio, tổng vi khuẩn hiếu khí.

+ Phân tích mẫu bệnh phẩm bao gồm: Bệnh đốm trắng do vi rút, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHN), bệnh vi bào tử trùng (EHP).

4.2.2. Giám sát chủ động

- Thời gian thực hiện thu mẫu từ tháng 3 đến tháng 8 tại 05 huyện ven biển Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ và 03 cơ sở sản xuất giống (Mộ Đức 01 cơ sở, thành phố Quảng Ngãi 02 cơ sở). Tần suất thu và phân tích mẫu 1 lần/tháng. số cơ sở nuôi tôm thương phẩm thu mẫu 50 cơ sở/tháng, mỗi huyện 10 cơ sở; số cơ sở sản xuất giống thu mẫu 03 cơ sở/tháng. Mỗi cơ sở thực hiện thu mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh; thu mẫu tôm để phân tích bệnh.

- Phân tích mẫu:

+ Phân tích các chỉ tiêu lý, hóa bao gồm: Độ mặn, oxy hòa tan, pH, NH3

+ Phân tích chỉ tiêu vi sinh bao gồm: Vibrio, tổng vi khuẩn hiếu khí.

+ Phân tích mẫu bệnh phẩm bao gồm: Bệnh đốm trắng do vi rút, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHN), bệnh vi bào tử trùng (EHP).

- Phương pháp chọn cơ sở: Mỗi đợt giám sát tiến hành chọn cơ sở giám sát theo phương pháp ngẫu nhiên để tổ chức giám sát trong từng vùng (huyện, xã) đã được lựa chọn (các lần thu mẫu khác nhau có thể là tại các cơ sở khác nhau tùy thuộc vào cơ sở được lựa chọn ra tại mỗi lần chọn cơ sở).

Sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân tích đánh giá và đưa ra khuyến cáo về môi trường và dịch bệnh giúp cho người nuôi tôm biết được và có biện pháp phòng tránh hạn chế thiệt hại rủi ro do dịch bệnh gây nên.

4.3. Đào tạo, tập huấn

- Xây dựng bộ tài liệu tập huấn chuẩn ở mức cơ bản cho cán bộ cấp xã, cấp huyện.

- Tổ chức 01 lớp tập huấn cho 05 huyện, thành phố nuôi trồng thủy sản trọng điểm Đức Phổ, Mộ Đức, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Bình Sơn; số lượng 60 người/lớp.

- Nội dung:

Tập huấn các kỹ năng cơ bản về bệnh, chẩn đoán lâm sàng và các biện pháp phòng chống; một số quy định pháp lý về phòng chống dịch bệnh, giám sát, điều tra và xử lý dịch bệnh cơ bản.

- Đối tượng: Nhân viên thú y, các hộ nuôi tại các xã trọng điểm NTTS.

4.4. Thông tin tuyên truyền

- Hàng năm, vào thời điểm đầu mùa vụ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng và in ấn các tài liệu tuyên truyền bao gồm tờ rơi, pano áp phích, sách mỏng, tổ chức tuyên truyền bằng xe lưu động, thông tin trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, xây dựng một số thông điệp về phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nội dung thông tin tuyên truyền bao gồm: Bệnh và các biện pháp phòng, chống; các quy định hiện hành về phòng, chng dịch bệnh, sử dụng thuc thú y thủy sản và kiểm dịch thủy sản.

4.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu

Trên cơ sở kết quả giám sát dịch bệnh trên tôm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thu thập thông tin, tổng hợp, nhập số liệu, dữ liệu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu của địa phương khoa học nhằm phục vụ truy xuất nguồn gốc và cung cấp thông tin kỹ thuật, khoa học cho phòng, chống dịch bệnh.

4.6. Hội nghị tổng kết

Tổ chức 01 hội nghị tổng kết, đánh giá và triển khai các nhiệm vụ giám sát, phòng, chống dịch bệnh của tỉnh vào cuối năm. Thời gian thực hiện khoảng từ tháng 10 đến tháng 11.

4.7. Hóa chất Chlorine: 20 tấn/năm.

5. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

5.1. Nội dung chi

- Hỗ trợ cải tạo môi trường ao nuôi tôm thuộc Kế hoạch giám sát.

- Giám sát chủ động dịch bệnh trên tôm, bao gồm việc tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm mẫu.

- Lấy mẫu giám sát bị động khi có dịch bệnh xảy ra.

- Đào tạo, tập huấn.

- Thông tin, tuyên truyền.

- Hội nghị tổng kết.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu

- Văn phòng phẩm

- Hóa chất Chlorine

5.2. Định mức chi, theo các văn bản liên quan theo quy định hiện hành của nhà nước.

5.3. Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh.

5.4. Dự toán kinh phí thực hiện

5.4.1. Tổng dự toán kinh phí giai đoạn 2017-2020 là 12.776.830.000 đồng (bằng chữ: Mười hai tỷ, bảy trăm bảy mươi sáu triệu, tám trăm ba mươi nghìn đồng).

5.4.2. Phân kỳ theo năm:

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung

Tổng kinh phí

Phân kỳ theo năm thực hiện

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Cải tạo môi trường ao nuôi

5.400.000

 

1.800.000

1.800.000

1.800.000

2

Giám sát chủ động (lấy mẫu, xét nghiệm mẫu)

3.581.692

 

1.083.768

1.190.345

1.307.579

3

Lấy mẫu giám sát bị động

423.138

 

128.960

140.656

153.522

4

Đào tạo, tập huấn

58.500

 

19.500

19.500

19.500

5

Thông tin tuyên truyền

189.000

 

63.000

63.000

63.000

6

Hội nghị tổng kết

59.100

 

19.700

19.700

19.700

7

Chi phí khác phục vụ quá trình giám sát (gồm xây dựng cơ sở dữ liệu và văn phòng phẩm)

65.400

 

21.800

21.800

21.800

8

Hóa chất Chlorine

3.000.000

 

1.000.000

1.000.000

1.000.000

 

Cộng

12.776.830

 

4.136.728

4.255.001

4.385.101

Năm 2017: Kinh phí giám sát dịch bệnh tôm nuôi thực hiện theo Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 01/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2017.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.

- Trên cơ sở kế hoạch này và dự toán được giao hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh (sau khi lấy ý kiến của các sở, ngành có liên quan) phê duyệt kế hoạch cụ thể cho từng năm và tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh theo quy định để tổ chức thực hiện.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo quy định của Kế hoạch.

- Tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo quy định của Kế hoạch.

- Hoàn tất các thủ tục quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

6.2. Sở Tài chính hằng năm vào thời điểm xây dựng dự toán, trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương, thẩm tra, trình UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí theo quy định.

6.3. UBND các huyện, thành phố thực hiện

- Trên cơ sở Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã và các phòng, ban có liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương;

- Hàng năm, tổng hợp số liệu tình hình dịch bệnh của các thôn, xã trên địa bàn huyện gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để tổng hợp xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát chủ động.

- Ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nội dung, giải pháp phòng chống dịch trên địa bàn quản lý; tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi; báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) kết quả thực hiện trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

6.4. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chỉ đạo các Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố:

- Hàng năm, tham mưu cho UBND huyện, thành phố: Xác định phạm vi lấy mẫu, chỉ đạo thống kê diện tích dịch bệnh của địa phương; đăng ký vùng, cơ sở lấy mẫu gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để tổng hợp, xây dựng kế hoạch.

- Trên cơ sở Kế hoạch Giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt, tham mưu cho UBND huyện, thành phố chỉ đạo xã và các phòng, ban có liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương.

- Tham mưu cho UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch và tổ chức chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý; đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nội dung, giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý; báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh tiên địa bàn.

6.5. Các cơ sở sản xuất giống, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh

- Tham gia thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y và NTTS để triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm.

- Bố trí nguồn lực và kinh phí triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm trong trường hợp không được lựa chọn để giám sát nhưng tự nguyện tham gia.

- Phải thực hiện các quy định về kiểm dịch vận chuyển thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thú y.

- Các cơ sở theo dõi, ghi chép thông tin về các hoạt động kiểm soát trong sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm (bao gồm tình hình sản xuất, xuất, nhập cơ sở, dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y, sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường, sử dụng thức ăn, biện pháp vệ sinh thú y, xử lý dịch bệnh).

- Khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh phải kịp thời báo cáo cho nhân viên thú y xã, UBND xã hoặc cơ quan quản lý về thú y thủy sản để thực hiện các biện pháp phòng, chống theo quy định.

Điều 2. Quyết định này là cơ sở để xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ở động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh hàng năm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Cơ quan Thú y vùng IV;
- Đài phát thanh và Truyền hình t
nh, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: PCVP(NL), TH, CBTH;
- Lưu: VT, pNNTN(Lesang205).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 525/QĐ-UBND ngày 27/07/2017 phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.210

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.124.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!