Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4835/QĐ-BNN-TCTS hướng dẫn áp dụng VietGAP nuôi thương phẩm tôm chân trắng tôm sú

Số hiệu: 4835/QĐ-BNN-TCTS Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 24/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4835/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG VIETGAP ĐỐI VỚI NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM CHÂN TRẮNG (P.VANNAMEI), TÔM SÚ (P.MONODON)

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 6/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP);

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P.vannamei), tôm sú (P.monodon).

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm sú (P.monodon) và tôm chân trắng (P.vannamei). Quyết định này có hiệu lực 15 ngày sau khi ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
nh đạo Bộ;
- UBND
tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Các
đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;
- Lưu: VT, TCTS.
(120)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

HƯỚNG DẪN

ÁP DỤNG VIETGAP ĐỐI VỚI NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM CHÂN TRẮNG (P.VANNAMEI), TÔM SÚ (P.MONODON)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4835/QĐ-BNN-TCTS ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần thứ nhất

HƯỚNG DẪN CHUNG

Văn bản này được ban hành nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện các yêu cầu cần tuân thủ của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) ban hành tại Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, áp dụng đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P.vannamei), tôm sú (P.monodon).

Tổ chức, cá nhân đăng ký áp dụng VietGAP trước khi thực hiện theo hướng dẫn này cần đọc kỹ từng nội dung kiểm soát và thực hiện đúng các yêu cầu cần tuân thủ đã quy định trong Quy phạm VietGAP.

Tùy theo hình thức và công nghệ nuôi, cơ sở nuôi có thể chứng minh việc không áp dụng điều khoản nào đó. Việc không áp dụng chỉ được chấp nhận khi chuyên gia đánh giá xem xét thực tiễn.

Cơ sở nuôi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi đạt 100% số chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 90% số chỉ tiêu mức độ B trên tổng số các chỉ tiêu cần đánh giá (không tính các chỉ tiêu không áp dụng đánh giá). Cơ sở nuôi cần đảm bảo các chỉ tiêu không đạt khi đánh giá chứng nhận lần đầu không được lặp lại khi đánh giá giám sát.

Phần thứ hai

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

1. Yêu cầu pháp lý

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Mức độ

1.1

Yêu cầu pháp lý

 

1.1.1

Địa điểm

Nơi nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Cần có một trong hai loại giấy tờ sau:

- Bản sao một phần bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản, trong đó đánh dấu vị trí nơi nuôi.

- Văn bản xác nhận nơi nuôi được phép nuôi tôm của cơ quan có thẩm quyền.

B1

Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát.

a. Nơi nuôi phải nằm tách biệt với nhà máy, bệnh viện, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất hóa chất và khu dân cư tập trung.

b. Nếu nơi nuôi không nằm tách biệt với những nơi có nguồn gây ô nhiễm nêu trên, phải có biện pháp kiểm soát để đảm bảo nguồn nước dựa vào ao nuôi đạt theo yêu cầu tại Bảng 1, Phụ lục 1 Quy chuẩn 02-19:2014/BNNPTNT.

A2

Nơi nuôi phải nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn (KVBT) quốc gia hoặc quốc tế thuộc mục từ la tới IV của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trường hợp cơ sở nuôi nằm trong mục V hoặc VI của IUCN, cần có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý KVBT.

c. Trường hợp nơi nuôi nằm giáp ranh (liền kề) với:

- Vườn quốc gia U minh thượng, U minh hạ;

- Khu bảo tồn rừng ngập mặn Cần giờ, tp Hồ Chí Minh;

- Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận;

- Khu dự trữ Tiền Hải, Thái Bình;

- Khu bảo tồn sân chim Đầm Dơi, Cà Mau;

cơ sở nuôi cần xác nhận nằm ngoài vườn quốc gia của Ban quản lý vườn quốc gia.

d. Trường hợp nơi nuôi nằm giáp ranh (liền kề) khu vực bảo vệ cảnh quan, khu bảo vệ nguồn lợi được thành lập để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho tương lai, khu bảo tồn sinh quyển,sở nuôi phải có văn bản đồng ý của Ban quản lý khu hoặc xác nhận của UBND xã.

A

Nơi nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải nằm ngoài các khu vực đất ngập nước tự nhiêný nghĩa quan trọng về mặt sinh thái (RAMSAR)

e. Trường hợp nơi nuôi nằm giáp ranh (liền kề) khu vực RAMSAR như:

- Vườn Quốc gia mũi Cà Mau;

- Vườn quốc gia Xuân Thủy;

cơ sở nuôi cần có Giấy xác nhận của Ban quản lý khu RAMSAR về việc nơi nuôi nm ngoài khu RAMSAR.

A

1.1.2

Quyền sử dụng đất/ mt nước

Cơ sở nuôi phải có quyền sử dụng đất/mặt nước đnuôi trng thủy sản theo quy định hiện hành.

Phải có một trong ba loại giấy t sau:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản;

- Quyết định giao, cho thuê đất nuôi trồng thủy sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất và còn hiệu lực ít nhất 2 năm

A

1.1.3

Đăng ký hoạt động

Cơ sở nuôi phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

a. Không áp dụng đối với cơ sở nuôi là cá nhân, hộ gia đình.

b. Đối với cơ sở nuôi là tổ chức, doanh nghiệp, phải có một trong hai loại giy tsau:

- Giấy đăng ký sản xuất kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

c. Đối với cơ sở nuôi thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, phải có Quyết định thành lập.

A

1.2

Cơ sở hạ tầng và cảnh báo nguy cơ mất an toàn

 

1.2.1

Cơ sở hạ tầng

Hạ tầng của nơi nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phm, an toàn bệnh dịch và an toàn lao động.

a. Các công trình phải được thiết kế và xây dựng đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chắc chn, tránh bị sạt lở, rò rỉ, ngập lụt. Các ao nuôi và khu vực phụ trợ được btrí thuận tiện cho sản xuất và tránh lây lan bệnh dịch.

b. Phải đảm bảo hạn chế sự lây nhiễm từ người lao động nước thải sinh hoạt nhà vệ sinh, dầu máy, khu chứa chất thải và các nguồn lây nhiễm khác đến ao nuôi tôm.

c. Bố trí máy móc, trang thiết bị sản xuất, hệ thống điện phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động.

A

Cơ sở nuôi phải có biển báo ở từng đơn vị nuôi; các công trình phụ trợ phù hợp giữa sơ đồ mặt bằng với thực tế.

d. Phải có biển báo rõ ràng bằng ngôn ngữ thông dụng ở địa phương và treo/đặt ở từng hạng mục như ao nuôi (ký hiệu ao), nhà kho, nhà vệ sinh, nhà bếp....

e. Có sơ đồ mặt bằng nơi nuôi phù hợp với hiện trạng sản xuất.

A

1.2.2

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn

Cơ sở nuôi phải có biển cảnh báo tại nơi có nguy cơ về mất an toàn lao động, an toàn thực phẩm.

f. Phải treo/dán biển cảnh báo bng ngôn ngữ thông dụng ở địa phương và có kích thước phù hợp để nhận biết được từ xa tại những nơi như:

- Có nguy cơ gây mất an toàn lao động; như: điện cao thế. trạm phát điện, máy móc, độ sâu ngập nước, thùng đựng hóa chất, nơi chứa chất thải nguy hại, ao đang xử lý hóa chất v.v...

- Có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm như: khu vực cách ly thủy sản nhiễm bệnh, khu vực không dành cho khách tham quan...

A

1.3

Theo dõi di chuyển thủy sản nuôi trồng và phân biệt sn phẩm áp dụng VietGAP

 

1.3.1

Theo dõi di chuyển thủy sản

Cơ sở nuôi phải ghi chép việc di chuyển thủy sản nuôi trồng từ bên ngoài vào, hoặc từ trong ra, hoặc giữa các đơn vị nuôi từ khi thả giống đến thu hoạch và bán sản phẩm.

Phi ghi chép mọi hoạt động di chuyển tôm nuôi từ khi thả giống đến thu hoạch và bán sản phẩm theo từng ao nuôi: ngày tháng năm; số lượng hoặc khối lượng tôm ước tính thả vào, vớt ra hoặc thu hoạch; lý do; ao đi, ao đến.

A

1.3.2

Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP

Cơ sở nuôi phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa đối tượng nuôi trồng áp dụng và không áp dụng VietGAP (bao gồm việc xác định vị trí địa lý của nơi nuôi theo hệ thống Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000)

a. Phải có hồ sơ (quy định ở mục 2, 3) để đảm bảo không có sự nhầm lẫn giữa sản phẩm tôm nuôi theo VietGAP và không theo VietGAP từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi thu hoạch, bán sản phẩm.

 

b. Phải có biển báo đánh dấu/đánh số để đảm bảo dễ dàng phân biệt giữa ao nuôi tôm/lô tôm áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP trong suốt quá trình nuôi đến khi thu hoạch, bán sản phẩm.

c. Cơ sở nuôi tự xác định hoặc yêu cầu chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận xác định tọa độ địa lý ao/nhóm ao liền kề và ghi vào hồ sơ.

d. Không khuyến khích cơ sở nuôi một (01) loài tôm trên cùng một (01) địa điểm nhưng chỉ đăng ký áp dụng VietGAP cho một phần diện tích

A

1.4

Yêu cầu về nhân lực

Người quản lý nơi nuôi phải được tập huấn về phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản.

a. Trước khi áp dụng VietGAP, người quản lý/chủ hộ phải được đào tạo và có giấy chứng nhận đào tạo về phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản bởi giảng viên/ chuyên gia/ cán bộ quản lý thủy sản địa phương đã được Tổng cục Thủy sản đào tạo và cấp chứng chỉ VietGAP (xem website http://vietgap.tongcucthuysan.gov.vn/).

A

Người lao động làm việc tại nơi nuôi phải được tập huấn và áp dụng đúng các hướng dẫn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và an toàn lao động

Chủ áp dụng cho cơ sở ao nuôi có từ 02 người trở lên, trong đó có 01 người quản lý

b. Người lao động được đào tạo về VietGAP và an toàn lao động bởi người quản lý hoặc giảng viên ToT được Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ. Người lao động phải áp dụng đúng các hướng dẫn vào thực tế.

c. Nội dung, thời gian và thời lượng tập huấn tùy thuộc vào trình độ của người lao động và công việc mà họ đảm nhận.

d. Lưu hồ sơ về việc đào tạo người lao động, bao gồm: tài liệu đào tạo, kết quả kiểm tra hoặc giấy chứng nhận có tên người lao động (nếu có)

A

1.5

Tài liệu VietGAP

Cơ sở nuôi phải xây dựng, thực hiện, duy trì và cập nhật các hướng dẫn cần thực hành trong quá trình nuôi tôm.

Phải xây dựng các tài liệu sau phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở nuôi, bao gồm:

a. Phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, an toàn môi trường, an toàn lao động trong nuôi tôm;

b. Kế hoạch quản lý sức khỏe tôm nuôi;

c. Sử dụng và bảo quản thuốc kháng sinh, hóa chất;

d. Kiểm soát chất lượng nước nuôi;

e. Hướng dẫn an toàn cho người lao động;

f. Nội quy về vệ sinh cho người lao động, khách thăm quan;

g. Phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải, bùn thải;

h. Thu hoạch và xử lý nơi nuôi sau thu hoạch;

i. Biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật trong sách đỏ và vật gây hại;

j. Quy định không phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, dân tộc.

A

1.6

Hồ sơ VietGAP

Cơ sở nuôi phải lập, duy trì và sẵn có hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản.

Hồ sơ liên quan đến sản phẩm thủy sản phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch.

Hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi.

Có sẵn các hồ sơ sau:

a. Hồ sơ pháp lý quy định tại mục 1.1;

b. Hồ sơ tập huấn người quản lý và người lao động quy định tại mục 1.4;

c. Hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định tại mục 4;

d. Hồ sơ sử dụng lao động, an toàn và sức khỏe người lao động, tiền công/tiền lương và các vấn đề cộng đồng theo quy định tại mục 5;

e. Hồ sơ kiểm soát di chuyển tôm nuôi quy định tại mục 1.3;

f. Hồ sơ đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại mục 2;

g. Hồ sơ quản lý sức khỏe thủy sản theo quy định tại mục 3.

h. Các ghi chép và đơn đặt hàng nhận được và hóa đơn xuất đi (nếu có).

Các hồ sơ từ (a) đến (d) phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi và hồ sơ đó không còn hiệu lực đối với việc truy xuất nguồn gốc. Các hồ sơ từ (e) đến (h) phải được lập cho từng ao nuôi và lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch.

Hồ sơ được lưu trữ dưới dạng văn bản hoặc lưu trong máy vi tính.

A

2. An toàn thực phẩm

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Mc đ

2.1

Chất lượng nước cấp

Nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể và đáp ứng quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

a. Đối với kiểm tra dư lượng hóa chất trong nước (thủy ngân, chì, cadimi, dipterex, trifluralin), cơ sở nuôi tự thực hiện hoặc dựa trên kết quả quan trắc/ phân tích chất lượng nước đã được cơ quan quản lý trung ương, địa phương/trung tâm quan trắc/đơn vị nghiên cứu thủy sản công bố để quyết định thời điểm lấy nước vào xử lý trước khi cấp vào ao nuôi.

b. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi đạt theo yêu cầu tại Bảng 1, Phụ lục 01, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT.

c. Có bản ghi chép kết quả kiểm tra chất lượng nước cấp vào ao nuôi theo Bảng 1, Phụ lục 01, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT.

d. Cn có bản mô tả quy trình cấp/thoát nước để chứng minh nguồn nước cấp không bị ảnh hưởng/lây nhiễm từ nguồn nước thải ao nuôi.

A

2.2

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường

2.2.1

Thức ăn, thuc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho

Cơ sở nuôi trồng phải lập danh mục thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho và thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng.

Trường hợp cơ sở nuôi có sản phẩm lưu kho, phải lập, cập nhật danh mục những sản phẩm nhập/xuất kho và thực hiện kiểm kê sản phẩm tn kho định kỳ hàng tháng, bao gồm thông tin: Tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, hạn sử dụng, ngày và người nhập/xuất kho, khối lượng/số lượng nhập/xuất kho/tồn kho.

A

2.2.2

Sử dụng

Cơ sở nuôi chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam, theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc nhà sản xuất.

a. Chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được lưu hành trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Có thtra cứu thông tin về sản phẩm được phép lưu hành trên website: http://csdlthucan.tongcucthuysan.gov.vn

b. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.

c. Không sử dụng thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường hết hạn, nhãn sản phẩm không rõ hoặc không có nhãn sản phẩm.

d. Nếu sử dụng hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng cơ s nuôi phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc quy định của cơ quan quản lý thủy sản.

e. Có bản ghi chép việc sử dụng sản phẩm bao gồm: thời gian sử dụng, tên sản phẩm, liều dùng, người thực hiện. Đối với hóa chất nằm trong danh mục hạn chế, ghi thêm thông tin về thời điểm được phép thu hoạch.

A

Cơ sở nuôi không sử dụng, hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

f. Cơ snuôi phải cập nhật danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

g. Không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

A

Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế phải ghi chép thành phn và nguồn gốc nguyên liệu làm thức ăn.

h. Trường hợp cơ sở nuôi sử dụng thức ăn tự chế, phải ghi thông tin về ngày tháng và khối lượng sử dụng, tỉ lệ phối trộn nguyên liệu và nguồn gốc từng loại nguyên liệu.

A

2.2.3

Bảo quản

Cơ snuôi phải bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý ci tạo môi trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

a. Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo. không để m mốc, cách biệt với du máy, hóa chất và động vật làm nhiễm bẩn thức ăn.

b. Thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường phải được bảo quản theo yêu cu của nhà sản xuất, được sắp xếp theo hạn sử dụng và mục đích sử dụng (kháng sinh, chế phẩm sinh học, vacxin, hóa chất dùng cho mục đích phòng và trị bệnh).

c. Thuốc phải được bảo quản chặt chẽ để tránh sự sử dụng của người không có phận sự hoặc sử dụng nhầm lẫn.

d. Thuốc, hóa chất đã mở bao gói nhưng dùng chưa hết phải được cột/buộc chặt, tránh bị ẩm và giảm chất lượng; nếu quá thời gian sử dụng phải được xử lý như quy định tại điều khoản 2.3.1.

A

2.2.4

Xử lý sản phẩm quá hạn

Cơ sở nuôi phải loại bỏ, xử lý thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng.

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng được xử lý theo hướng dn tại điều khoản 2.3.1.

A

2.2.5

Hồ sơ

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ xuất nhập kho, sử dụng, bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và xử lý sản phẩm.

a. Lưu bản sao Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn;

b. Lưu hồ theo mục 2.2.1, 2.2.2 e, 2.2.2 f, 2.2.4.

c. Lưu hóa đơn hoặc hợp đồng/thanh lý hợp đồng mua thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường.

B

2.3

Vệ sinh

2.3.1

Thu gom, phân loại, xử lý chất thải

Cơ sở nuôi phải thực hiện thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

a. Lập bảng phân loại chất thải: cht thải rắn thông thường, chất thải hữu cơ, chất thải nguy hại.

b. Phân loại chất thải

- Chất thải nguy hại là kháng sinh, hóa chất hết hạn, không đảm bảo chất lượng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với kháng sinh, hóa chất;

- Chất thải hữu cơ là tôm bệnh/chết, thực phẩm tha, thức ăn quá hạn sử dụng... có khả năng phát sinh mm bệnh;

- Chất thải rắn thông thường gồm 2 loại: loại có thtái chế (giấy/bao bì, vỏ chai, st vụn....) và loại không th tái chế (gốm, mảnh sành…)

c. Thu gom

- Chất thải nguy hại phải được thu gom, chứa trong dụng cụ chuyên dùng không bị rò rỉ, phát tán chất thải, mùi ra môi trường bên ngoài.

- Chất thải hữu cơ phải được thu gom kịp thời để không lây lan mầm bệnh tại nơi nuôi và môi trường bên ngoài.

- Chất thải rắn thông thường phải được thu gom sạch sẽ.

d. Loại bỏ chất thải nguy hại bằng 01 trong các cách sau:

- Giao cho cơ quan xử lý chất thải có thẩm quyền ở địa phương hoặc.

- Trả nhà cung cấp hoặc,

- Ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy.

e. Loại bỏ chất thải hữu cơ

- Loại bỏ kịp thời để không lây lan mầm bệnh tại nơi nuôi và môi trường bên ngoài.

f. Không được chôn lấp sản phẩm quá hạn.

g. Không đốt rác, bao bì trên b ao.

A

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc xử lý chất thải nguy hại.

h. Có giấy nhận lại chất thải nguy hại của đại lý hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc bảng ghi chép bao gồm: ngày xử lý/trả lại đại lý, tên và số lượng/khối lượng sản phẩm xử lý/trả lại đại lý, người hoặc đơn vị xử lý/nhận.

A

2.3.2

Vệ sinh nơi nuôi

Cơ sở nuôi phải đảm bảo vệ sinh nơi nuôi và khu vực làm việc, nghỉ ngơi của người lao động nhằm tránh nguy cơ phát sinh và lây nhiễm tác nhân gây mất an toàn thực phẩm.

a. Có hệ thống, dẫn nước thải sinh hot ra khu xử lý chung, tránh làm nhiễm bn ao nuôi và hệ thống cấp nước.

A

b. Phải dọn sạch rác/chất thải trong khu nuôi và các khu lân cận.

A

2.3.3

Vệ sinh cá nhân

Người làm việc tại cơ sở nuôi, khách thăm quan phải tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh do cơ sở nuôi quy định nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường phát sinh mầm bệnh trong khu vực nuôi trồng.

a. Người lao động sinh hoạt tại nơi nuôi: phải có nhà vệ sinh tự hoại với đy đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay dành cho người lao động.

b. Người lao động tham gia xử lý, tiêu hủy thủy sn: phải vệ sinh cá nhân đhạn chế sự phát tán mầm bnh ra môi trườngcơ sở nuôi khác.

c. Phải tuân thủ nội quy về vệ sinh dành cho người lao động và khách thăm quan phù hợp với điều kiện khu vực nuôi.

A

2.4

Thu hoạch và vận chuyn

Cơ sở nuôi phải thu hoạch sản phẩm thủy sản tại thời điểm thích hợp và phương pháp phù hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm.

a. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp tránh làm dập nát hoặc làm hư hỏng tôm.

A

b. Trường hợp có sử dụng hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng và kháng sinh, chỉ được thu hoạch khi đảm bảo thời gian ngừng, sử dụng; theo đúng quy định của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

A

c. Dụng cụ thu hoạch phải sạch sẽ

A

Cơ sở nuôi phải áp dụng các điều kiện vận chuyển để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường hợp tự vận chuyển sản phẩm.

d. Trường hợp cơ sở nuôi tự vận chuyển, không dùng hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng và kháng sinh để bảo quản sản phẩm.

A

e. Trường hợp cơ sở nuôi tvận chuyển sống hoặc bảo quản bằng nước đá, phải đảm bảo:

- Không đưa tạp chất vào tôm;

- Phải đảm bảo dụng cụ vận chuyển tiếp xúc với tôm phải sạch;

- Chất lượng nước đá đáp ứng quy định tại QCVN 02-08:2009/BNNPTNT hoặc nước đá được mua từ cơ slàm nước đá được đánh giá, xếp loại cơ sđạt loại A, B.

B

Cơ sở nuôi phải lập và lưu trữ hồ sơ liên quan đến thu hoạch và vận chuyển.

f. Ghi thông tin về thu hoạch ở từng ao nuôi: Ngày thu hoạch, ký hiệu ao nuôi, sản lượng, kích cỡ khi thu hoạch, khách hàng (tên, địa chỉ, khối lượng mua).

A

g. Trường hợp tự vận chuyển, phải ghi chép thông tin: ngày và người vận chuyển, khối lượng vn chuyển, điểm đến/thông tin khách hàng.

B

3. Quản lý sức khỏe thủy sản

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Mức độ

3.1

Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản

Cơ sở nuôi phải xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản nuôi với sự tham vn của cán bộ chuyên môn.

Có Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản (KHQLSKTS) phù hợp với điều kiện cơ sở nuôi với sự tham vấn của cán bộ chuyên môn. Kế hoạch cần được xem xét, điều chỉnh khi cần thiết. Nội dung của kế hoạch ít nhất bao gồm:

- Quy trình nuôi và chăm sóc tôm;

- Các bệnh thường gặp và phác đồ điều trị hoặc phương pháp điều trị.

- Biện pháp phòng ngừa, phát hiện bệnh và quy trình ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh.

- Biện pháp loại bỏ và xử lý tôm nhiễm bệnh/chết.

A

3.2

Giống thủy sản

 

3.2.1

Nguồn gốc giống

Ging có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện.

Giống được mua từ trại giống/cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện do cơ quan quản lý thủy sản địa phương công bố.

A

3.2.2

Chất lượng giống

Giống thủy sản thả nuôi phải đảm bảo chất lượng; theo QCVN, TCVN tương ng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

a. Tôm sú giống tối thiểu là postlarvae 15 (PL15) hoặc chiều dài 12mm.

b. Tôm chân trng giống tối thiểu là postlarvae 12 (PL12) tương ứng với chiều dài 9 - 11mm.

c. Tôm giống phải sạch 1 số tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

A

Cơ sở nuôi phải lập và lưu trữ hồ sơ về hoạt động mua và sử dụng con giống thủy sản bao gồm giấy kim dịch.

d. Có chứng từ mua giống (tên, địa chỉ cơ sở bán giống, số lượng, kích cỡ, giống, ngày bán).

e. Có Giấy chứng nhận kiểm dịch con giống theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (bản gốc nếu mua cả lô hoặc bản photo nếu mua chung).

A

3.3

Chế độ cho ăn

Cơ sở nuôi phải xác định, thực hiện chế độ cho ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và độ tuổi của động vật thủy sản nuôi.

a. Liều lượng và số lần cho ăn trong ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc quy trình nuôi tôm trong KHQLSKTS.

b. Có thể điều chỉnh lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày sao cho phù hợp với nhu cu và sức khỏe tôm.

A

c. Kích cthức ăn phù hợp với độ tui/c tôm.

B

Không sử dụng hocmon, chất kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng.

Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Cơ sở nuôi phải lập, cp nhật và lưu trữ hồ sơ về chế độ cho ăn.

Phải ghi chép thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho ăn ở từng ao nuôi.

A

3.4

Theo dõi sức khỏe thủy sản và ngăn ngừa sự lây lan bệnh dịch

 

3.4.1

Theo dõi sức khỏe

Cơ sở nuôi phải thường xuyên theo dõi các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị sốc hoặc bị bệnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.

Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Cơ sở nuôi phải kiểm tra định kỳ khối lượng trung bình, tỉ lệ sống, tổng sinh khối thủy sản nuôi của từng ao nuôi tùy theo đối tượng nuôi.

a. Định kỳ xác định tỉ lệ sống, khối lượng trung bình của tôm trong từng ao theo quy trình nuôi trong KHQLSKTS.

A

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ liên quan đến sức khỏe thủy sản nuôi.

b. Ghi chép thông tin liên quan đến sức khỏe tôm từng ao: Ngày, dấu hiệu/triệu chứng tôm bị bệnh, sức khỏe tôm, ước tính tỉ lệ tôm bị bệnh, nguyên nhân (nếu biết) và biện pháp xử lý; Tỷ lệ sống, khối lượng trung bình, tổng sinh khối tôm ước tính từng ao.

A

3.4.2

Cách ly ngăn chặn lây nhiễm bệnh

Khi phát hiện bệnh, cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh giữa các ao nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài.

a. Dụng cụ, thiết bị (trừ các thiết bị đo môi trường) trong quá trình nuôi tôm phải được sử dụng riêng biệt, được làm sạch, tẩy/khử trùng trước và sau khi dùng.

A

b. Không được xả nước ao nuôi có tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.

c. Vớt tôm chết và xử lý theo quy định tại điều khoản 2.3.1.

A

3.4.3

Quan trc và quản lý chất lượng nước

Cơ sở nuôi phải thường xuyên quan trắc, quản lý chất lượng nước tùy từng; loài nuôi và lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về việc này.

a. Kiểm tra, điều chỉnh chất lượng nước nuôi theo quy trình nuôi trong KHQLSKTS nhằm đảm bảo sức khỏe tôm.

b. Ghi chép kết quả kiểm tra chất lượng nước nuôi từng ao và biện pháp điều chỉnh, ít nhất gồm: ngày và người kiểm tra, kết quả kiểm tra, cách xử lý, kết quả xử lý.

 

3.4.4

Dập dịch và thông báo dịch

Khi xảy ra bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, cơ sở nuôi phải thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất và áp dụng các biện pháp dập dịch, thực hiện khử trùng tại nơi xảy ra dịch.

Khi phát hin tôm có dấu hiệu bất thường/bệnh, chết hoặc nghi ngờ mắc bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura, bệnh hoại tử cơ, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi, cơ sở nuôi:

a. Phải thông báo cho cơ quan thú y hoặc quan quản lý thủy sản gần nhất và phối hợp với các cơ sở nuôi xung quanh để thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

B

b. Phải khử trùng nước trong ao nuôi tôm bị bệnh; khử trùng công cụ, dụng cụ, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyn bệnh bằng hóa chất được phép sử dụng.

A

c. Ghi chép ngày xảy ra bệnh dịch; Ngày dập dịch, khử trùng; Tên bệnh và biện pháp dập dịch, khử trùng; Hóa chất sử dụng và liều dùng.

A

3.4.5

Xử lý thủy sản chết

Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp, xử lý thủy sản nuôi bị chết đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường, và lây lan bệnh dịch.

a. Trường hợp tôm chết do những bệnh nêu tại điều khoản 3.4.4, cơ sở nuôi đề nghị Chi cục Thú y tiêu hủy theo Điều 19, Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT.

b. Trường hợp tôm chết không do bệnh nêu tại điều khoản 3.4.4, cơ sở nuôi xử lý theo điều khoản 2.3.1.

A

c. Ghi chép ngày, khối lượng tôm chết, biện pháp và người xử lý tôm chết.

B

3.5

Sử dụng kháng sinh

Trường hợp phải sử dụng kháng sinh, cơ sở nuôi chỉ sử dụng theo đơn hoặc phác đồ điều trị của cán bộ chuyên môn.

a. Cơ sở nuôi chỉ sử dụng kháng sinh khi xác định tôm bị bệnh do vi khuẩn.

b. Phải tuân theo phác đồ điều trị hoặc phương pháp điều trị hoặc đơn thuốc của cán bộ chuyên môn.

c. Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh tôm.

A

d. Mỗi lần sử dụng kháng sinh, cơ sở nuôi phải ghi thông tin: ao xử lý; Nguyên nhân/triệu chứng bệnh; n kháng sinh; Ngày bắt đầu và kết thúc điều trị: Thời điểm được phép thu hoạch; Liều dùng và cách dùng; Người thực hiện.

A

Cơ sở nuôi phải ngừng sử dng kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

e. Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc sử dụng kháng sinh.

f. Lưu đơn thuốc, phác đồ điều trị trong trường hợp cách xử lý không nằm trong kế hoạch quản lý sức khỏe và ghi chép theo điều khoản 3.5 d.

A

3.6

Xử lý nơi nuôi sau thu hoạch

Cơ sở nuôi phải đảm bảo thời gian ngừng/ nghỉ giữa 2 vụ nuôi, thực hiện tẩy trùng, cải tạo nơi nuôi trước khi nuôi vụ mới và lập, lưu trữ hồ sơ về các hoạt động nêu trên.

a. Sau khi thu hoạch, cơ sở nuôi phải xử lý bùn thải đm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

B

b. Thực hiện ty trùng, cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi mới theo đúng quy trình nuôi trong KHQLSKTS.

A

c. Phải đảm bo ngừng/nghít nhất 30 ngày giữa hai vụ nuôi để cải tạo nền đáy ao, ct mầm bệnh giữa hai vụ.

A

d. Cơ sở nuôi phải ghi chép các hoạt động cải tạo, ty trùng, xử lý nước thải, bùn thải và thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ.

A

4. Bảo vệ môi trường

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Mức độ

4.1

Cam kết bảo vệ môi trường

Cơ sở nuôi phải có Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động, môi trường theo quy định hiện hành.

a. Phải xây dựng bản Cam kết bảo vệ môi trường khi nơi nuôi/dự án nuôi có diện tích, hình thức nuôi như sau:

- Nuôi tôm theo hình thức thâm canh, bán thâm canh có diện tích nhỏ hơn 10 ha;

- Nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến có diện tích nhỏ hơn 50 ha;

- Nuôi tôm trên cát có diện tích nhỏ hơn 10 ha.

- Nội dung, hồ sơ đăng ký, quy trình đăng ký, tổ chức/đơn vị tiếp nhận và xử lý bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại Chương IV, Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011.

b. Phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường; khi nơi nuôi/dự án nuôi tôm có diện tích, hình thức nuôi như sau:

- Nuôi tôm theo hình thức thâm canh, bán thâm canh có diện tích từ 10 ha trở lên;

- Nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến có diện tích từ 50 ha trở lên;

- Nuôi tôm trên cát có diện tích t 10 ha tr lên.

Nội dung, hồ sơ đăng ký, quy trình đăng ký và tổ chức tiếp nhận và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, được quy định tại Chương III, Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011.

Cơ sở nuôi có thliên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường; huyện, thị, thành phố để được hướng dẫn cụ thể.

B

Cơ sở nuôi phi thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường.

ghi chép những hoạt động/biện pháp đã thực hiện để bảo vệ môi trường

A

4.2

Sử dụng và thi nước

4.2.1

Sử dụng nước và thải nước

Cơ sở nuôi không được sử dụng nước sinh hoạt (nước máy) cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

a. Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Nước thải ra ngoài môi trường phải đạt các chỉ tiêu chất lượng; theo quy định hiện hành.

b. Cơ sở nuôi tôm phải có biện pháp hoặc công nghệ xử lý nước thải phù hợp.

c. Phải đăng ký và xin phép xả nước thải nuôi trồng thủy sản khi quy mô vượt quá 10.000 m3/ngày đêm.

Xem Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

A

d. Một số chtiêu nước thải ra ngoài môi trường cần nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Nông nghiệp (NH3 ≤ 0,3mg/l; PO43- < 10 mg/l; H2S ≤ 0,05 mg/l; NO2 < 0,35 mg/l; BOD5 < 30 mg/l; Dầu mỡ khoáng: Không quan sát thấy nhũ; Mùi, cảm quan: Không có mùi khó chịu)

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật, lưu trhồ sơ về lượng nước sử dụng cho mỗi vụ nuôi trồng và kiểm tra chất lượng nước thải.

e. Ghi chép thông tin về ngày và người lấy nước, lượng nước lấy vào từng đợt.

B

f. Ghi chép thông tin về ngày và người kiểm tra chất lượng nước thải cũng như kết quả kiểm tra.

B

4.2.2

Sử dụng nước ngầm

Nếu sử dụng nước ngầm phải theo đúng quy định hiện hành

a. Cơ sở nuôi nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm nước mặn, lợ, được phép khai thác nước ngầm mặn, lợ để nuôi tôm.

b. Cơ sở nuôi nằm ở những vùng/khu vực khan hiếm nước sinh hoạt hoặc thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, bị xâm nhập mặn, có nguy cơ sụt lún đất thì phải hạn chế tối đa khai thác nước ngầm để nuôi tôm.

c. Phải đăng ký và xin phép khai thác nước mặt cho nuôi tôm với cơ quan quản lý tài nguyên nước địa phương khi:

- Quy mô khai thác nước mặt vượt quá 0,1 m3/giây;

- Cơ sở nuôi nằm ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức.

Xem Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

B

d. Mỗi lần lấy nước ngầm sử dụng để nuôi tôm phải ghi chép ngày lấy nước, dung tích nước ngầm mỗi lần lấy.

A

4.2.3

Nhiễm mặn các nguồn nước ngọt tự nhiên

Cơ sở nuôi trồng phải được thiết kế và quản lý nhằm bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngm, hạn chế nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên. Không được xả nước mặn vào ngun nước ngọt tự nhiên.

Các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương phải được thông báo khi nguồn nước ngầm bị nhiễm mn.

a. Trường hợp nơi nuôi nằm ở vùng cát ven biển, vùng đất có tầng chứa nước nhạt, nước ngọt nằm trên cùng, cơ sở nuôi phải:

- Không được xả nước mặn/lợ vào nguồn nước ngọt tự nhiên;

- Có biện pháp chống thấm để nước mặn lợ không thẩm lậu vào tầng nước ngọt tự nhiên.

A

b. Có thông báo cho các cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng địa phương khi phát hiện ra hiện tượng nhiễm mặn liên quan đến hoạt động thủy sản

B

c. Không được nuôi tôm chân trắng trong ng nước ngọt.

A

4.3

Kiểm soát địch hại

4.3.1

Kiểm soát địch hại đối với thủy sản nuôi

Có các biện pháp đảm bảo ngăn ngừa địch hại xâm nhập vào trong nơi/ao nuôi, kể cả vật nuôi trên cạn nhưng đảm bảo an toàn cho các loài động vật tự nhiên.

a. Trong quá trình nuôi, được phép diệt động vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường và không gây tổn hại đến các loài động, thực vật khác trừ giai đoạn chuẩn bị ao.

A

b. Phải có biện pháp thích hp đngăn chặn sự xâm nhập của vật nuôi (chó, mèo, ngỗng, vịt...).

B

4.3.2

Bảo vệ những loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam

Cơ sở nuôi phải sử dụng biện pháp cn thiết để bảo vệ và không gây chết đối với những loài đng vt nằm trong sách đỏ Việt Nam có khả năng xuất hiện trong vùng nuôi.

a. Có biện pháp phù hợp, phòng ngừa sự xâm nhập để bảo vệ và không gây chết đối với các loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam có khả năng xuất hin trong vùng nuôi.

A

b. Có hiểu biết về những loài động vật nm trong sách đỏ Việt Nam, kể cả các loài di cư có khả năng xuất hiện trong hoặc gn khu vực nuôi.

A

4.4

Bảo vệ nguồn lợi thủy sn

Cơ sở nuôi chỉ được nuôi loài ngoại lai khi Nhà nước cho phép và phải tuân thủ các quy định hiện hành.

Trường hợp nuôi tôm chân trng, phải tuân thủ các quy định của Bộ Nông nghiệp và cơ quan quản lý thủy sản địa phương.

A

Cơ sở nuôi phi tuân thcác quy định liên quan tại Luật Thủy sản khi khai thác con giống ngoài tự nhiên cho mục đích nuôi thương phẩm.

Tuân thủ theo yêu cầu

B

Cơ sở nuôi sử dụng giống thủy sản biến đi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành.

Không sử dụng tôm biến đổi gen để nuôi thương phẩm.

A

5. Các khía cạnh kinh tế-xã hội

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Mức độ

5.1

Sử dụng lao động

 

 

5.1.1

Tuổi người lao động

Cơ sở nuôi không sử dụng người lao động làm thuê dưới 15 tuổi.

Không sử dụng lao động dưới 15 tuổi.

A

Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc ký kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Cơ sở nuôi phải đảm bảo công việc không gây hại đến sức khỏe, không ảnh hưởng đến việc học tập hay làm giảm khả năng tiếp nhận kiến thức của họ.

a. Phải ký hợp đồng lao động có chữ ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

b. Có bản mô tả công việc cho lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

c. Phải đảm bảo công việc không; gây hại đến sức khỏe, không ảnh hưởng, đến việc học tập hay làm giảm khả năng tiếp nhận kiến thức của lao động từ đ15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

A

Cơ sở nuôi phải có hồ sơ người lao động

d. Lưu danh sách (tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, quan hvới chủ hộ), bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân và hợp đồng lao động của tất cả người lao động

A

5.1.2

Quyền và chế độ của người lao động

Người lao động được phép thành lập hoặc tham gia các tổ chức đoàn thể hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của họ mà không bị cơ sở nuôi can thiệp và không phải chịu hậu quả nào sau khi thực hiện quyền này.

a. Người lao động được phép tham gia các tổ chức đoàn thể hợp pháp như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ, Hiệp hội nghề nghiệp.

A

Người lao động có quyn góp ý, khiếu nại với cơ sở nuôi về các vấn đề liên quan tới quyền lao động và điều kiện làm việc. Cơ sở nuôi phải xem xét, phản hồi hoặc giải quyết các kiến nghị, khó khăn mà người lao động nêu ra.

b. Có kênh liên lạc phù hợp đtiếp nhận ý kiến của người lao động như hòm thư góp ý.

 

c. Các góp ý, khiếu nại cần được giải quyết kịp thời và thỏa đáng trong vòng 30 ngày tính từ thời điểm tiếp nhận và được người lao động xác nhận.

d. Có bản thống kê các trường hợp đã góp ý, khiếu nại, thời điểm tiếp nhận và phương án giải quyết/phản hồi đã thực hiện kèm theo các bng chứng.

A

Người lao động, không bị phân biệt đi xử về giới tính, tôn giáo, dân tộc từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động khác.

e. Bản quy định về việc không phân biệt đối xử gii tính, tôn giáo, dân tộc được treo/dán ở nơi dễ nhận biết.

A

Người lao động làm việc ngoài giờ trên cơ sở có sự thỏa thuận với số giờ không vượt quá mức tối đa và được trả tiền làm thêm githeo quy định hiện hành.

f. Trường hợp người lao động làm việc quá 8h/ngày, cơ sở nuôi phải trả tiền làm thêm giờ theo quy định. Thời gian làm thêm giờ không vượt quá 200h/năm.

g. Có chứng từ và lưu hồ sơ về việc chi trả tiền công làm ngoài giờ (bảng chấm công).

B

5.2

An toàn lao động và sức khỏe người lao động

5.2.1

Điều kiện làm việc

Cơ sở nuôi phải bố trí nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi giữa giờ đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người lao động.

a. Phải được đảm bảo điều kiện sinh hoạt an toàn và hợp vsinh cho người lao động sinh hoạt tại cơ sở nuôi.

b. Phải bố trí nơi nghỉ giữa giờ đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người lao động.

A

Cơ sở nuôi phải cung cấp miễn phí và sẵn có các trang bị bảo hộ cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

c. Trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết phải sẵn có tại nơi nuôi (ủng, khẩu trang...).

A

5.2.2

Chăm sóc sức khỏe người lao động

Cơ sở nuôi phải đóng bảo hiểm và tạo điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định tại Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Lut Bảo him y tế.

a. Có biên lai đóng tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế hoặc thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.

b. Người lao động được khám sức khỏe định kỳ.

c. Người lao động xác nhận được nghỉ việc khi bị m.

A

Cơ sở nuôi phải có các hành động xử lý kịp thời khi xảy ra tai nạn và lưu trữ giấy tliên quan đến việc xử lý tai nạn. Cơ sở nuôi phải có biện pháp phòng ngừa tai nạn tương tự.

d. Phải btrí tủ thuốc và dụng cụ sơ cứu tai nạn lao động tại nơi dễ lấy.

e. Phải có sẵn phương tiện, trang bị cần thiết để ứng phó với tình trạng khn cấp có thể xảy ra và sơ tán/cấp cứu người bị nạn.

f. Cần ghi chép tất cả tai nạn xảy ra, các hành động giải quyết cụ thể (bao gồm tên, loại tai nạn, ngày xảy ra, biện pháp xử lý đã thực hiện, kết quả) và kế hoạch phòng ngừa tai nạn tương tự.

A

5.3

Hợp đồng và tiền lương (tiền công)

 

5.3.1

Thử việc và hợp đồng

Cơ sở nuôi phải đm bảo thời gian thử việc tối đa đối với người lao động không được vượt quá thời gian quy định của Luật Lao động.

a. Cơ sở nuôi cn ký hợp đồng với người lao động ngay sau thời gian thử việc nếu họ đáp ứng yêu cầu. Thời gian thử việc không quá:

- 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp;

- 06 ngày làm việc đối với công nhân, nhân viên và công việc khác.

A

Cơ sở nuôi phải ký hợp đồng, bng văn bản vi người lao động trừ trường hợp thuê người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng.

b. Phải ký hợp đồng lao động dưới dạng văn bản, trong đó người lao động giữ 01 bản.

A

Cơ sở nuôi phải có thỏa thuận thử việc, chứng từ về việc trả lương thử việc.

c. Phải có chứng từ về việc trả lương thử việc.

A

5.3.2

Tiền công và tiền lương

Cơ sở nuôi phải trả đủ tiền công, tiền lương bằng tiền mặt và theo phương thức thuận tiện nhất cho người lao động

a. Có bằng chứng về việc trả tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người lao động.

A

Trường hợp thuê người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng cơ sở nuôi phải trả đủ tiền công ngay sau khi kết thúc công việc.

b. Phải có chứng từ chứng minh cơ sở nuôi đã trả đủ tiền công ngay sau khi kết thúc công việc cho người lao động.

A

Tiền lương tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm trả lương và phải được trả hàng tháng.

c. Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Cơ sở nuôi phải có hợp đồng lao động, chứng từ về việc chi trả tiền lương/tiền công cho người lao động.

d. Phải có hợp đồng lao động, bảng lương/danh sách trả lương thể hiện tiền lương tháng của người lao động.

e. Phải nộp thuế thu nhập của người lao động theo quy định.

A

5.4

Các vấn đề trong cộng đồng

Cơ sở nuôi phải có sự thỏa hiệp và giải pháp để giải quyết mâu thuẫn đối với các cơ sở nuôi liên kề và cộng đồng xung quanh.

a. Lường trước mâu thuẫn trong cộng đồng và có giải pháp phòng tránh.

b. Cơ sở nuôi phải giải quyết mâu thuẫn ngay khi xảy ra.

c. Cơ sở nuôi cần tổ chức họp với cộng đồng 1 năm/lần.

B

Cơ sở nuôi phải giữ kết quả giải quyết khiếu nại, mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh.

a. Có hồ sơ lưu trữ các vấn đề khiếu nại, ngày giờ cụ thể và lộ trình phản hồi.

b. Có chương trình và biên bản họp có chữ ký của đại diện chính quyền xác nhận khi tổ chức họp với cộng đồng.

B

Lưu ý: Trường hợp cơ sở nuôi không thuê lao động; không phải áp dụng các điều khoản liên quan đến: i) việc sử dụng lao động (điều khoản 5.1); ii) chăm sóc sức khỏe người lao động (điều khoản 5.2.2); iii) hợp đồng và tiền lương (điều khoản 5.3).

 

Phụ lục 1. Biểu mẫu ghi chép VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4835/QĐ-BNN-TCTS ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

THÔNG TIN CHUNG

- Tên của cơ sở nuôi .........................................................................................................

- Mã số đăng ký VietGAP (đối với cơ sở nuôi đã được chứng nhận VietGAP) .....................

.........................................................................................................................................

- Họ tên chủ cơ sở nuôi .....................................................................................................

- Địa chỉ: p/thôn ………………………………., Xã/Phường ..................................................

Huyện/Thị xã……………………………………., Tỉnh/Thành phố ..............................................

- Điện thoại liên lạc ............................................................................................................

- Tổng diện tích cơ sở nuôi (m2) .........................................................................................

- Tổng diện tích/thể tích mặt nước nuôi (m2/ m3)………………………………………. trong đó:

+ Diện tích /thtích mặt nước đăng ký chứng nhận VietGAP (m2/m3) ...................................

+ Diện tích/thể tích mặt nước không đăng ký chứng nhận VietGAP (m2/m3) ..........................

- Số lượng đơn vị nuôi (ao/lồng/bể...): ...............................................................................

+ Số đơn vị nuôi (ao/lồng/bể...) đăng ký chứng nhận VietGAP: ...........................................

Mã số ao1:……………………. diện tích (m2/ m3): …………………….

Mã số ao: ……………………. diện tích (m2/ m3): …………………….

Mã số ao: ……………………. diện tích (m2/ m3): …………………….

Mã số ao: ……………………. diện tích (m2/ m3): …………………….

+ Số đơn vị nuôi (ao/lồng/bể...) không đăng ký chứng nhận VietGAP: ……………………

Mã số ao:……………………. diện tích (m2/ m3):…………………….

Mã số ao:……………………. diện tích (m2/ m3):…………………….

- Tọa độ địa lý (kèm theo đồ ao nuôi) ............................................................................

- Đối tượng nuôi:................................................................................................................

- Năm sản xuất:…………………….Chu kỳ nuôi (từ tháng - đến tháng)…………………….

 

Biu 1. Nhập/xuất thức ăn (công nghiệp, tự chế, thức ăn bổ sung), kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học

Tên sản phẩm/mã số sản phẩm2, nhà sản xuất

Ngày sản xuất

Hạn sử dụng

Số lô

Cách bảo quản

Tên người/ cửa hàng đại lý bán và địa chỉ

Đơn vị tính

Mua/nhập sản phẩm

Xuất kho/sử dụng

Tồn kho3

Ngày

Slượng

Ngày

Slượng

Ngày

Slượng

THỨC ĂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biu 1. Nhập/xuất thức ăn (công nghiệp, tự chế, thức ăn bổ sung), kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học

Tên sản phẩm/mã số sản phẩm4, nhà sản xuất

Ngày sản xuất

Hạn sử dụng

Số lô

Cách bảo quản

Tên người/ cửa hàng đại lý bán và địa chỉ

Đơn vị tính

Mua/nhập sản phẩm

Xuất kho/sử dụng

Tồn kho5

Ngày

Slượng

Ngày

Slượng

Ngày

Slượng

KHÁNG SINH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biu 1. Nhập/xuất thức ăn (công nghiệp, tự chế, thức ăn bổ sung), kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học

Tên sn phẩm/mã số sản phẩm6, nhà sản xuất

Ngày sản xuất

Hạn sử dụng

S

Cách bảo quản

Tên người/ cửa hàng đại bán và địa chỉ

Đơn vị tính

Mua/nhập sản phẩm

Xuất kho/sử dụng

Tồn kho7

Ngày

Slượng

Ngày

Slượng

Ngày

Slượng

HÓA CHT, CHPHẨM SINH HỌC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 2. Xử lý chất thải nguy hại8, chất thải hữu 9

Ngày tháng năm

Danh mục chất thải

Đơn vị tính

Số lượng/ khối lượng

Phương án xử lý

Tên người xử lý hoặc người/đơn vị tiếp nhận chất thải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biu 3. Quản lý người lao động tại cơ sở nuôi

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Công việc được giao

Chứng nhận đã qua đào tạo (nếu có)

Dân tộc

Số CMTND

Giới tính

Địa chỉ thường trú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

Tai nạn đã xảy ra tại nơi nuôi: Ngày: …………………………., Cụ thể………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Phương án xử lý đã áp dụng………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tai nạn đã xảy ra tại nơi nuôi: Ngày: …………………………., Cụ thể…………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Phương án xử lý đã áp dụng………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 

Biểu 4. Thả giống

Mã số ao10

Diện tích /Thể tích (m2/m3)

Đối tượng nuôi

Mật độ thả (con/m2 hoặc con/m3)

Ngày thả giống

Cỡ giống

Tên và địa chỉ cơ sở bán giống

Đơn vị tính (PL/cm hoặc con/kg)

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy kiểm dịch giống số: ……………….do ………………cấp ngày ……./...…../………….

 

Biu 5. Sử dụng nước ngm và kết quả đo yếu tmôi trường nước nuôi11

Ngày tháng năm

Dung tích nước ngm mỗi lần lấy (m3)12

Oxy (mg/l)

pH

Độ trong (cm)

Độ mặn13 (‰)

H2S (mg/I)

NH3
(mg/I)

Độ kiềm (mg/l)

Ghi chú

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 6. Theo dõi tốc độ sinh trưởng thủy sản nuôi, tỷ lệ sống (định kỳ theo quy định)

Ngày tháng năm

Khi lượng tôm trung bình (con/kg) hoặc g/con

Tỉ lệ sống ước tính (%)

Tổng sinh thủy sản nuôi ước tính (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biu 7. Sử dụng thức ăn, hóa chất, kháng sinh, chế phẩm sinh học

Ngày tháng năm

THỨ ĂN

HÓA CHẤT, KHÁNG SINH, CHẾ PHẨM SINH HỌC

Loại thức ăn (mã số14)

Lượng thức ăn (kg)

Thức ăn bổ sung

Triệu chứng

Nguyên nhân

Ước tính tỉ lệ thủy sản bị bệnh (%)

Cách xử lý

Kết quả điều trị

Ngày sớm nhất, được thu hoạch

Tên chất bổ sung thức ăn

Khối lượng (g/kg)

Tên kháng sinh/hóa chất 15

Liều lượng, cách dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người phối trộn:................................................................................................................

Tên cán bộ chuyên môn hướng dẫn dùng kháng sinh:..........................................................

Tên người dùng kháng sinh/hóa chất:..................................................................................

 

Biểu 8. Xử lý nước thải

Ngày tháng năm

NH3 (mg/I)

NO2
(mg/l)16

PO4
(mg/
l
)

H2S
(mg/I)

BOD5

Dầu mỡ khoáng

Mùi, cảm quan

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 9. Theo dõi xuất bán thủy sản thương phẩm

Ngày thu hoạch

Đơn vị nuôi (ao/ lồng/bể) số

Khối lượng thu (kg)

Ngày được phép thu bán (theo chỉ định nếu có sử dụng thuốc)

Phương pháp thu hoạch

Phương pháp vận chuyển 17

Tên người/ cơ sở mua, địa chỉ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



1 B: Yêu cầu cần thực hiện.

2 A: Yêu cầu bắt buộc thực hiện.

1 Mã sao này còn được thhiện ở Biểu 4.

2số sản phẩm do cơ sở nuôi tự quy định hoặc cơ sở nuôi ly mã số sản phẩm do nhà sản xuất quy định (mã số sản phm này còn được thể hiện ở Biểu 7).

3 Số lượng tồn kho được kiểm kê hàng tuần.

4số sản phẩm do cơ sở nuôi tự quy định hoặc cơ sở nuôi lấy mã số sn phẩm do nhà sản xuất quy định (mã số sản phẩm này còn được thể hiện Biểu 7).

5 Số lượng tồn kho được kiểm kê hàng tuần.

6 Mã số sản phẩm do cơ sở nuôi tự quy định hoặc cơ sở nuôi lấy mã số sản phẩm do nhà sản xuất quy định (mã số sản phẩm này còn được thể hiện ở Biểu 7).

7 Số lượng tn kho được kim kê hàng tuần.

8 Chất thi nguy hại là Bao bì, vỏ chai đựng hóa chất, sản phẩm quá hạn sử dụng, dầu mỡ...

9 Chất thi hữu cơ là chất thải có kh năng phát sinh mầm bệnh như thủy sản bệnh, chết...

10 Mã số ao này đã được thể hiện trang Thông tin chung.

11 Kết quả theo dõi môi trường là thông tin đầu vào cho việc sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học tại Biểu 7.

12 Cháp dụng đối với cơ sở nuôi sử dụng nước ngầm để nuôi thủy sản

13 Đo độ mặn ch áp dụng đối vớisở nuôi nước mặn, lợ.

14 Mã số này là mã số được đề cập ở Biểu 1

15 Cần trùng với tên sản phẩm đã nhập về ở Biểu 1.

16 Chỉ áp dụng đối với cơ sở nuôi nước mặn, lợ

17 Cháp dụng đối với cơ sở nuôi tự vận chuyển

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4835/QĐ-BNN-TCTS ngày 24/11/2015 về Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P.vannamei), tôm sú (P.monodon) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.444

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.131.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!