Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4697/QĐ-UBND Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa Hồ Chí Minh 2016 2020

Số hiệu: 4697/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 08/09/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4697/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn;

Căn cứ Quyết định 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020; Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 3399/QĐ-BCT, ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương ban hành về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt "Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt "Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2025";

Căn cứ Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2029/TTr-SNN ngày 12 tháng 8 năm 2016, về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Đề án; chủ trì, tổng hợp, tham mưu, đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các Sở ngành, quận huyện liên quan triển khai thực hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Giao Ủy ban nhân dân các quận, huyện có chăn nuôi bò sữa khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa hằng năm trên địa bàn.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện và Sở ngành liên quan cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bố kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách hằng năm đảm bảo tiến độ thực hiện Đề án trong giai đoạn 2016 - 2020;

- Thủ trưởng các Sở, ngành và các doanh nghiệp chăn nuôi liên quan lập chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể, phù hợp trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai có hiệu quả Đề án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận (có sản xuất nông nghiệp), huyện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Sở ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Liêm

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Phần I

CÔNG TÁC CẢI THIỆN VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Tình hình phát triển bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng đàn bò sữa là 1,3%/năm và năng suất sữa là 0,8%/năm. Tính đến cuối năm 2015, tổng đàn bò sữa của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 101.134 con (chiếm 37,63% tổng đàn bò sữa cả nước1), được nuôi tại 9.003 hộ chăn nuôi, trong đó 49.530 con cái vắt sữa (chiếm 48,97% tổng đàn bò sữa), năng suất sữa bình quân đạt 5.657 kg/con/năm.

Quy mô chăn nuôi đạt 11,23 con/hộ (tăng 2,53 con/hộ so với năm 2011), so với năm 2011 quy mô dưới 10 con/hộ giảm 0,17%, quy mô từ 10 - 50 con/hộ tăng 29,04%, quy mô trên 50 con tăng 96,1%. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi dưới 10 con/hộ vẫn còn rất phổ biến, chiếm 57,88% tổng số hộ chăn nuôi và chiếm 25,73% tổng đàn bò sữa.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, sản lượng sữa tươi nguyên liệu là 1.261.36.312 tấn (chiếm 46,67% tổng sản lượng sữa cả nước), trong đó năm 2015 đạt 280.190 tấn (chiếm 36,74% tổng sản lượng sữa của cả nước1). Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhập khẩu 748.738 tấn sữa bột, sữa nước, các sản phẩm từ sữa; trong đó năm 2015 nhập khẩu 187.799 tấn sữa các loại2. Hàng năm, thành phố cung cấp bình quân từ 15.000 - 20.000 con giống bò sữa cho nhiều địa phương lân cận và phía Bắc.

Giá thành sữa bình quân hiện nay khoảng 10.690 đồng/kg (từ 7.715 - 12.154 đồng/kg); giá thu mua của 2 doanh nghiệp thu mua (Công ty Vinamilk, Công ty Friesland Campina), với giá bán sữa tại trại bình quân 12.500 đồng/kg (từ 7.500 -14.000 đồng/kg).

Thường xuyên theo dõi tình hình dịch tễ và giám sát định kỳ tại các hộ chăn nuôi bò sữa, nhất là tại vùng ổ dịch cũ, khu vực giáp ranh với các tỉnh. Tiếp tục tổ chức bấm số tai cho đàn bê cái trên 6 tháng tuổi và bình tuyển cho bò sữa cái trên 12 tháng tuổi. Đến nay, đã bấm 51.495 thẻ tai bò sữa và đã cập nhật phần mềm cá thể bò sữa cho 18.630 con bò sữa; đã bình tuyển 87.164 con bò sữa.

Hằng năm, theo dõi tình hình kinh doanh tinh bò sữa của các doanh nghiệp và tổ chức theo dõi đời sau của các bê sinh ra từ nguồn tinh này. Trong giai đoạn 2011 -2015, các doanh nghiệp kinh doanh tinh bò sữa đã cung ứng 938.952 liều tinh giống bò sữa, trong đó nguồn tinh trong nước (Trung tâm Moncada) chiếm 61,41%, nguồn tinh nhập khẩu (New Zealand, Mỹ, Canada, Hà Lan...) chiếm 39,59%. Các bê sinh ra có khả năng thích nghi với điều tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nuôi sống 90 -95%, đạt các tiêu chuẩn giống như tầm vóc, trọng lượng theo từng giai đoạn tuổi.

Hiện nay, 02 doanh nghiệp thu mua sữa chính (Công ty Cổ phần sữa Việt Nam -Vinamilk, Công ty TNHH Friesland Campina) tổ chức thu mua sữa nguyên liệu cho người chăn nuôi tại 76 điểm thu mua. Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thường xuyên trao đổi với các công ty thu mua sữa, nhằm đề ra nhưng giải pháp nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm trong các sản phẩm sữa, đảm bảo các tiêu chuẩn của các công ty thu mua sữa tươi nguyên liệu đã đặt ra.

Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành chính sách hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi bò sữa. Từ năm 2011 đến nay có 4.035 hộ chăn nuôi bò vay vốn, với tổng số vốn đầu tư là 1.032.901 triệu đồng, trong đó tổng số vốn vay 609.714 triệu đồng.

2. Kết quả triển khai công tác nâng cao chất lượng đàn bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố đã tác động đáng kể chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố. Cụ thể như sau:

2.1. Công tác cải thiện chất lượng giống bò sữa:

Thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu giống bò sữa nông hộ và khuyến cáo tái cơ cấu, chọn lọc thay đàn, giữ lại những con có năng suất cao, từ đó đã cải thiện so với năm 2011, như cơ cấu đàn cái sinh sản đạt 59,18% (cái vắt sữa là 48,97%); tuổi phối giống lần đầu 14,5 tháng (giảm 10 ngày); khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 434 ngày (giảm 10 ngày); hệ số phối 3,3 liều/con đậu thai (giảm 0,16 liều tinh/con). Tuy nhiên các chỉ tiêu vẫn chưa đạt được những mục tiêu đã đề ra, như khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 400 - 425 ngày; hệ số phối 2,8 - 3 liều/con đậu thai.

Triển khai Dự án "Nhập nội và cải thiện giống bò sữa trên địa bàn thành phố", Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhập 28.550 liều tinh, trong đó 15.000 liều tinh cao sản chịu nhiệt của Israel và 13.550 liều tinh giới tính của Anh, Mỹ, Canada. Kết quả kiểm tra cho thấy, hệ số phối bình quân đạt 2,79 liều/con đậu thai ở cả 2 loại tinh (đạt yêu cầu kỹ thuật tinh cao sản 2,55 liều và tinh giới tính 3,13 liều). Tổ chức theo dõi 735 con bê sinh ra (297 con từ dòng tinh Israel và 438 con bê từ dòng tinh phân giới tính tỷ lệ 91,6%), trọng lượng bê sơ sinh đạt từ 34 -36 kg, ngoại hình đẹp và phù hợp với sở thích của người chăn nuôi.

Triển khai Dự án "Công tác quản lý, đánh giá di truyền giống bò sữa theo phương pháp tiên tiến phù hợp chuẩn mực quốc tế và xây dựng đàn hạt nhân mở". Bước đầu đã hoàn thành điều tra, thu thập số liệu cơ bản tình hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi và chọn lọc 216 con có năng suất sữa từ 5.800 - 6.700 kg/con/chu kỳ, để xây dựng đàn có năng suất cao và 107 con có năng suất > 6.700 kg/con/chu kỳ (tương đương 8.000 kg/con/năm) để xây dựng đàn hạt nhân mở, trong đó có 73 con thuộc Trại DDEF.

2.2. Công tác cải thiện phương thức chăn nuôi bò sữa tại nông hộ:

Phối hợp với Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận huyện tổ chức 178 lớp tập huấn; 50 cuộc hội thảo tọa đàm, với các nội dung nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh và áp dụng Quy trình VietGAP trong chăn nuôi bò sữa, trồng và sử dụng cỏ chất lượng cao, phương pháp xây dựng và sử dụng khẩu phần thức ăn phối trộn; 48 chuyến tham quan, học tập mô hình sản xuất chăn nuôi bò sữa hiệu quả cho 8.000 lượt người tham gia.

Thực hiện 40 chương trình phát thanh, phim tư liệu quảng bá mô hình điểm chăn nuôi bò sữa; biên soạn và hướng dẫn thực hiện chăn nuôi bò sữa an toàn, kỹ thuật vắt sữa (bằng tay, bằng máy), dinh dưỡng cho bò sữa, xây dựng khẩu phần thức ăn (TMR).

Nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi bò sữa, Thành phố đã triển khai Đề án "Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa". Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã tổ chức bàn giao với 597 máy vắt sữa đơn, 84 thiết bị rửa máy vắt sữa, 1.281 bình nhôm chứa sữa, 76 máy băm thái cỏ có trục cuốn, 03 máy trộn thức ăn TMR 1 pha và 104 hệ thống làm mát chuồng trại cho 847 hộ tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12. Từ hiệu quả của đề án, các hộ chăn nuôi đã tự đầu tư máy vắt sữa bình quân 100 máy/năm, đáp ứng 34,5% nhu cầu máy vắt sữa đối với số hộ có quy mô nuôi từ 10 -50 con.

2.3. Công tác cải thiện sản lượng và chất lượng sữa tại nông hộ:

Xây dựng 100 mô hình trình diễn - thực nghiệm về chuồng trại, cơ giới hóa, biogas, xây dựng khẩu phần phù hợp với vùng nguyên liệu, khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi bò sữa nhằm hạn chế viêm vú; bổ sung chế phẩm nhằm ổn định dạ cỏ giúp quá trình tiêu hóa của bò sữa; cách ủ chua và sử dụng thức ăn ủ chua trong chăn nuôi bò sữa.

Giới thiệu giống cỏ Mulato II cho người chăn nuôi bò sữa. Đây là các giống cỏ mới, có năng suất, chất lượng cao hơn cỏ voi và VA06, trong đó năng suất chất xanh từ 250 - 300 tấn/ha/năm; số lứa cắt 9 lứa/năm (so với cỏ voi và VA06 là 7 lứa/năm); tỷ lệ thân/lá là 15/85% (so với cỏ voi là 70/30% và VA06 là 75/25%), tỷ lệ sử dụng 90% (so với cỏ voi và VA06 là 65%); vật chất khô 19%; protein 13,5%, xơ 28,5% (so với cỏ voi: vật chất khô 15,4%; protein 5,6%, xơ 35,7% và VA06: vật chất khô 16,39%; protein 12,87%, xơ 41%). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khuyến khích nhân rộng diện tích trồng cỏ Mulato II để cung cấp nguồn thức ăn xanh cho bò sữa và thay thế dần đồng cỏ voi hiện đang bị lão hóa và có giá trị dinh dưỡng thấp. Từ kết quả các mô hình, người chăn nuôi đã nhân rộng được trên 110 ha cỏ VA06 và 15 ha cỏ Mulato II.

Ngày 27 tháng 8 năm 2013, Trại Trình diễn và Thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) đã đưa vào vận hành. Đến nay, tổng đàn bò sữa là 212 con, trong đó có 89 cái vắt sữa; năng suất sữa bình quân toàn đàn 24,3 kg/con/ngày (cao hơn 56,77% năng suất bình quân của Thành phố), chất lượng sữa đạt béo 3,63%, vật chất khô không béo 8,46%, số lượng tế bào soma 391.550 tế bào/ml3. Trại DDEF đã đón tiếp hơn 800 lượt nông dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp ở nhiều tỉnh - thành đến tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm, thay đổi nhận thức trong đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa theo công nghệ cao nhằm cải thiện chất lượng con giống, điều kiện chăn nuôi, mang lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn.

Trên cơ sở kết quả của Trại DDEF trong việc sử dụng thức ăn TMR theo công nghệ Israel, đã đưa vào thử nghiệm tại các nông hộ trên địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12. Kết quả đã góp phần cải thiện năng suất sữa và chỉ tiêu sinh sản trên bò, như năng suất bình quân tăng 2 - 3,3 kg/con/ngày; bò lên giống lại sau khi sinh từ 70 - 80 ngày (bình quân chung của Thành phố là 100 ngày), thể trạng bò được cải thiện rõ rệt và nhiều bò đã đậu thai trở lại sau thời gian phối giống nhiều lần không đậu.

Ngoài ra, Chi cục Thú y Thành phố đã xây dựng 50 mô hình điểm chăn nuôi bò sữa, trong đó đầu tư đồng bộ các hạng mục như hướng dẫn thiết kế và nâng cấp chuồng trại, hỗ trợ máy vắt sữa và hệ thống rữa máy vắt sữa, hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa. Từ đó, đã cải thiện tình hình chăn nuôi tại nông hộ, như trung bình 22,95 con bò/hộ, tăng 20,96% so với khi bắt đầu xây dựng; sản lượng sữa bình quân đạt 16,55 kg/con/ngày (cao hơn 4,12% so với sản lượng sữa bình quân chung của toàn Thành phố); chất lượng béo 3,4%, vật chất khô 12,09%, đạm 2,99%, trong đó tại Hóc Môn, chất lượng chất béo 3,36%, vật chất khô 11,8%, đạm 2,97%; huyện Củ Chi, chất lượng chất béo 3,44%, vật chất khô 12,44%, đạm 3,02%. Đồng thời, cải thiện tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng máu và vệ sinh sữa so với bình quân toàn thành phố, như tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn là 15,09% (thấp hơn 5,6%), ký sinh trùng máu là 8,8% (thấp hơn 0,23%), tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn là 36,44% (thấp hơn 14,15%).

2.4. Công tác cải thiện vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh:

Thành phố tiếp tục hỗ trợ tiêm phòng miễn phí đối với bệnh Lở mồm long móng (LMLM), Tụ huyết trùng (THT) trên đàn bò, với tỷ lệ tiêm phòng đạt tỷ lệ cao (>80% tổng đàn kiểm tra); tỷ lệ bảo hộ bình quân đối với vắc xin LMLM đạt 95,75% và THT đạt trên 78,77%, góp phần ổn định tình hình dịch tễ và không phát sinh dịch bệnh trên đàn bò sữa thành phố.

Triển khai Chương trình "Tăng cường công tác thú y phát triển bò sữa, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", trong đó lấy 2.773 mẫu giám sát bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu. Kết quả cho thấy, không phát hiện lưu hành bệnh lao và sẩy thai truyền nhiễm trên đàn bò sữa Thành phố; kháng thể bảo hộ LMLM type O đạt tỷ lệ 84,14 - 91,14%; tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn bình quân là 20,69%; tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu bình quân là 9,03%. Các chỉ tiêu này đã có sự cải thiện so với giai đoạn 2006 - 2010, như tỷ lệ bệnh xoắn khuẩn từ 22,85 -32,02%; tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu 14,17 - 19,06%. Đây là cơ sở để Cục Thú y công nhận 15 cơ sở an toàn dịch đối với bệnh LMLM, với tổng đàn 3.958 con; năm 2013 công nhận quận 12, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi vùng an toàn dịch đối với bệnh Lao và Sẩy thai truyền nhiễm trên đàn bò sữa và năm 2014 công nhận vùng Thành phố Hồ Chí Minh an toàn đối với bệnh Lao và Sẩy thai truyền nhiễm trên đàn trâu bò.

Tổ chức lấy mẫu kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu về tồn dư kháng sinh và đánh giá tình trạng viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tồn dư kháng sinh từ 10,32% năm 2012, giảm còn 0,34% năm 2015. Tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn bình quân vẫn cao (50,59%), nhưng cũng đã cải thiện so với giai đoạn 2006 - 2010 (tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn 86,72%). Qua kết quả xét nghiệm đã chỉ đạo cho các quận, huyện thực hiện điều trị cho các bò sữa có triệu chứng bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính cần phải điều trị.

Ngoài ra, xây dựng và phát hành 23.498 tờ bướm về quản lý bệnh sinh sản, phòng bệnh viêm vú trên bò sữa; 04 cẩm nang hướng dẫn và phòng trị bệnh viêm vú tiềm ẩn.

2.5. Công tác tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại:

Thực hiện Đề án "Củng cố và nâng cấp hệ thống hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố" với các nội dung, như tổ chức 25 lớp tuyên truyền cho 1.500 lượt nông dân về mô hình Hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, THT) và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tổ chức 37 lớp tập huấn cho 2.200 lượt hộ nông dân về tư vấn củng cố hoạt động của các HTX, THT đang hoạt động và vận động thành lập mới HTX, THT chăn nuôi bò sữa; 14 chuyến khảo sát học tập mô hình HTX chăn nuôi bò sữa điển hình tại tỉnh Lâm Đồng, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang. Từ đó, đã có 09 THT và 02 HTX chăn nuôi bò sữa thành lập mới, với 227 thành viên tại huyện Củ Chi và Hóc Môn. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 25 Tổ hợp tác và 06 HTX chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, hoạt động của HTX và THT chưa thật sự hiệu quả, do chưa thể hiện được vai trò tổ chức dịch vụ hỗ trợ cho xã viên và còn nặng tính hình thức.

Hỗ trợ thiết kế 03 logo và xây dựng website cho HTX Tân Thông Hội, HTX Thành Công và trại bò sữa Thanh Bình; xây dựng 05 nội dung chăn nuôi bò sữa cho chương trình truyền hình "Nông dân hội nhập"; tổ chức 03 cuộc điều tra thị trường chăn nuôi bò sữa, tình hình thu mua sữa tươi trên địa bàn thành phố; phát hành cẩm nang địa chỉ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm kết nối sản xuất tiêu thụ giữa các đơn vị trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.

Tổ chức thành công 03 kỳ Hội thi triển lãm giống bò sữa vào năm 2011, 2013 và 2015 đã trao 114 giải thưởng, trong đó có 46 giải bò giống tốt, 38 giải mô hình chăn nuôi hiệu quả và bảo vệ môi trường, 20 giải thi kiến thức chăn nuôi bò sữa. Qua các kỳ hội thi, nghề chăn nuôi bò sữa được tôn vinh và khẳng định chăn nuôi bò sữa là sản xuất chính của ngành chăn nuôi Thành phố.

2.6. Công tác đào tạo nguồn nhân lực và đề tài nghiên cứu:

Triển khai Đề án "Đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực", các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các lớp đào tạo cơ bản và chuyên sâu, nhằm nâng cao tay nghề cho các đối tượng liên quan đến chăn nuôi bò sữa.

- Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp đã đào tạo nghề cho 298 học viên về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại 08 xã (Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Thái Mỹ, Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi và Tân Chánh Hiệp quận 12); 68 cán bộ kỹ thuật về các chuyên đề giống - truyền giống bò sữa và quản lý chất lượng sữa; dinh dưỡng và thức ăn cho bò sữa; một số bệnh và cách điều trị bệnh trên bò sữa do chuyên gia trong nước, Israel và Úc giảng dạy. Đồng thời đưa 03 cán bộ chăn nuôi bò sữa tham gia khóa tập huấn chuyên sâu tại Israel. Tổ chức 2 chuyến tham quan thực tế tại 2 công ty Vinamilk và Dalatmilk tại tỉnh Lâm Đồng.

- Chi cục Thú y đã tổ chức tập huấn cho 105 cán bộ thú y, mạng lưới thú y về công tác điều trị bệnh trên bò sữa, các biện pháp xử lý trường hợp gia súc bị shock phản vệ sau tiêm phòng. Ngoài ra, tổ chức ký kết kết thỏa thuận hợp tác với Tổ chức hợp tác và trao đổi thú y Đông Tây (Tổ chức CEVEO) giai đoạn 2011 - 2013, đã huấn luyện nâng cao trình độ chuyên sâu 03 khoá cho 38 cán bộ thú y, mạng lưới thú y phụ trách công tác phục vụ phát triển bò sữa và các hộ mô hình điểm chăn nuôi bò sữa tại các địa bàn trọng điểm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12; phối hợp Tổ chức Thú y không biên giới và Trường Đại học Nông Lâm tổ chức 01 lớp tập huấn về nội dung quản lý bệnh sinh sản và điều trị bệnh sinh sản bò sữa cho 85 hộ chăn nuôi, cán bộ thú y, cán bộ kỹ thuật công ty.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trao đổi với các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị phục vụ chăn nuôi bò sữa, nhằm tự sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu. Đến nay, một số doanh nghiệp đã chủ động sản xuất, cung cấp các trang thiết bị như máy vắt sữa, hệ thống làm mát, máy băm thái cỏ, máy trộn thức ăn TMR... cung cấp cho người chăn nuôi.

Triển khai Đề án "Nghiên cứu triển khai công tác cấy truyền phôi bò sữa đã xác định giới tính trên địa bàn thành phố", với kết quả tạo phôi bò trong phòng thí nghiệm với tỉ lệ thụ tinh đạt 70%; chẩn đoán giới tính phôi bò giai đoạn phôi sớm bằng phản ứng PCR với kết quả độ nhạy đạt khoảng 101 đối với gen đặc hiệu của bò; Sinh thiết phôi bò giai đoạn 8 và 16 tế bào với tỉ lệ thành công đạt 100%; tỉ lệ phôi sống sau tác động tương đương với nhóm không sinh thiết, chứng tỏ kỹ thuật sinh thiết an toàn cho phôi bò; Tiến hành đông lạnh phôi với các nồng độ chất bảo quản khác nhau. Tuy nhiên, chưa xác định được môi trường đông lạnh tối ưu cho bảo quản phôi bò trong nitơ lỏng.

Từ năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ đã đầu tư 05 đề tài nghiên cứu về chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với các nội dung:

- Xây dựng hệ thống kỹ thuật cải thiện đàn bò sữa (DHI) nhằm nâng cao năng suất sữa và phẩm giống bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi.

- Nghiên cứu cải tiến khẩu phần ăn để giảm phát thải khí methane và gia tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa

- Nghiên cứu đa hình gen leptin và mối tương quan với năng suất, chất lượng sữa và một số chỉ tiêu sinh sản trên bò sữa, trên bò lai hướng sữa có tỷ lệ máu lai Holstein Friensia trên 87,5%

- Nghiên cứu một số kỹ thuật và công nghệ nâng cao hàm lượng acid linoleic liên hợp (conjugated linoleic acid) trong sữa bò tươi để sản xuất sữa có hàm lượng acid linoleic liên hợp cao, nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng sữa bò tươi để thử nghiệm sản xuất thực phẩm chức năng

- Nghiên cứu trồng bắp làm thức ăn xanh cho bò sữa trên vùng đất phèn, đất xám trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

II. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ

1. Những mặt làm được

Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố đã góp phần rất lớn vào thành tích chung của ngành nông nghiệp thành phố, nghề chăn nuôi bò sữa phát triển khá ổn định, trong đó:

- Năng suất sữa bình quân ngày càng tăng (tăng 11,3%/năm, tương đương 15,5 kg/con/ngày); quy mô đàn bò sữa theo hướng giảm dần các hộ nhỏ lẻ, bình quân 11,23 con/hộ.

- Kiểm soát được dịch bệnh trên đàn bò sữa và được Cục Thú y công nhận vùng Thành phố Hồ Chí Minh an toàn đối với bệnh Lao và Sẩy thai truyền nhiễm trên đàn trâu bò.

- Đẩy mạnh cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa bằng chính sách hỗ trợ máy vắt sữa, máy băm thái cỏ, máy trộn TMR, góp phần giảm chi phí nhân công, cải thiện chất lượng đàn bò và tình trạng vệ sinh sữa.

- Là địa điểm cung cấp con giống bò sữa cho nhiều địa phương trong cả nước, kể cả khu vực phía Bắc. Đồng thời, sản xuất sữa tươi góp phần giảm nhập khẩu nguyên liệu sữa hàng năm từ 90% xuống còn 70%.

Xây dựng và vận hành thành công trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao - DDEF, mô hình chăn nuôi bò sữa hiện đại, hình thành trung tâm huấn luyện và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, để từng bước nâng cao hiệu quả nghề chăn nuôi bò sữa, hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn thành phố.

Kịp thời phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện, Hội Nông dân làm việc với các doanh nghiệp thu mua sữa trên địa bàn Thành phố trong việc tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi.

Với định hướng phát triển cùng những giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp theo từng giai đoạn phát triển, đã tạo thành lực đẩy tích cực cho chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa của thành phố Hồ Chí Minh

2. Tồn tại

Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số (bình quân 11,23 con/hộ, quy mô chăn nuôi dưới 10 con/hộ chiếm 57,88% tổng số hộ chăn nuôi và 25,73% tổng đàn bò sữa), trong khi quy mô bình quân của một số nước như Canada là 120 con/hộ, Mỹ 186 con/hộ, Israel 155 con/hộ, Úc 223 con/hộ, Thái Lan 30 con/hộ. Điều này sẽ gây hạn chế cho việc đầu tư cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ mới trong chăn nuôi bò sữa và khả năng cạnh tranh khi hội nhập.

Người chăn nuôi chưa mạnh dạn loại thải đàn bò sữa, chưa tuân thủ tốt việc khai báo tình hình nhập, xuất đàn bò sữa tại nông hộ, nhất là việc nhập đàn giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch, là mối nguy hiểm cho tình hình dịch tễ đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố.

Một số người chăn nuôi chưa quan tâm đến chất lượng sữa nguyên liệu; tình trạng tồn dư kháng sinh vẫn còn nhiều; chưa ý thức áp dụng các biện pháp phòng viêm vú (sử dụng bình nhúng vú, bảo quản máy vắt sữa); chưa thực hiện cân bằng khẩu phần thức ăn cho từng lứa tuổi, từng giai đoạn sản xuất, chưa phát huy hiệu quả của các trang thiết bị cơ giới hóa được đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng sữa bò nguyên liệu. Điều này dẫn đến sữa nguyên liệu có chất lượng béo 3,4%, đạm 2,99%, vật chất khô 12,09%, số lượng tế bào soma 966.000 tế bào/ml. Mức chất lượng này chưa đạt chuẩn so với một số nước trên thế giới, như béo 3,65 - 4,78%, đạm 3,12 -3,84%, số lượng tế bào soma (SCC) 187.000 - 483.000 tế bào/ml4.

Một số nội dung trong Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa giai đoạn 2011 -2015 triển khai còn chậm, nhất là các nội dung về chương trình giống bò sữa (tiêu chuẩn giống bò sữa, xây dựng đàn hạt nhân mở, nhà máy sản xuất thức ăn TMR). Đồng thời, chưa tổ chức đánh giá kết quả sau đầu tư xây dựng mô hình hoặc công tác chuyển giao, hiệu quả của việc cung ứng các dụng cụ cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa.

Còn một bộ phận người chăn nuôi chưa dứt điểm được tình trạng vắt sữa thuê, không tuân thủ các quy định về chất lượng, thêm vào các chất khác như nước, đường...; tình trạng đơn phương thay đổi đơn vị thu mua sữa, gây ra nhiều trường hợp vi phạm đã được các công ty thu mua sữa phát hiện, xử lý nghiêm và các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh, ảnh hưởng trực tiếp đến đơn vị thu mua và uy tín của đại đa số người chăn nuôi bò sữa.

Chưa quản lý được lực lượng dẫn tinh viên, các nguồn tinh tiêu thụ trên địa bàn Thành phố.

Giá nguyên liệu đầu vào như các loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn thô xanh và các loại phụ phế phẩm, vật tư chăn nuôi, thuốc thú y, xăng dầu không ổn định, luôn trong tình trạng tăng cao, làm cho giá thu mua sữa bình quân 11.950 - 12.500 đồng/kg, cao hơn so với giá một số nước trên thế giới, bình quân 4.839 - 7.646 đồng/kg5.

Phần II

ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Thực hiện có hiệu quả các chương trình, chiến lược quốc gia như Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020; Chiến lược quốc gia dinh dưỡng, nhằm gia tăng và cải thiện về dinh dưỡng đối với người dân để đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao và chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025.

Phát huy thế mạnh của thành phố là đơn vị dẫn đầu về cung cấp đàn giống bò sữa chất lượng cao cho cả nước, kế thừa kết quả đạt được của chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa của những giai đoạn trước hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), trong đó mặt hàng sữa và các sản phẩm sữa được đánh giá là tác động mạnh nhất trong số các sản phẩm chăn nuôi. Trong đó, Mỹ, Úc, New Zealand là những nước sẽ ảnh hưởng đến ngành sữa của Việt Nam, với nền chăn nuôi bò sữa lớn, tỷ lệ cơ giới hóa - tự động hóa cao, có chương trình quản lý chất lượng con giống và sữa nguyên liệu thống nhất trên toàn quốc, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất rẻ hơn nước ta hiện nay.

Giá sữa nguyên liệu tại cổng trại của thế giới rẻ hơn nhiều so với Việt Nam và có khuynh hướng giảm từ 2014 đến nay; đồng thời theo lộ trình thu mua sữa của Công ty Vinamilk, đến năm 2017 chỉ thu mua đối với các hộ có quy mô bò/bê sữa trên 5 con và tăng lên 15 con trong năm 2020 và giá thu mua sữa sẽ giảm từ 5 - 10%6. Trong khi hiện nay có đến 4.245 hộ chăn nuôi dưới 8 con/hộ (chiếm 49,30% tổng hộ), với tổng đàn 19.334 con (chiếm 20% tổng đàn), trong đó quy mô dưới 5 con/hộ là 8.588 con/2.705 hộ và quy mô 6 - 8 con/hộ là 10.746 con/ 1.540 hộ. Vì vậy, cần phải có các giải pháp cấp bách để ổn định sản xuất.

Tạo bước chuyển biến trong ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và cải thiện chất lượng con giống và sữa tươi nguyên liệu để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa, để ổn định tình hình chăn nuôi và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Cơ sở pháp lý

Nghị định số 210/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030.

Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.

Quyết định số 3399/QĐ-BCT, ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương ban hành về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt "Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020".

Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất đầu vào nhỏ lẻ.

Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều an toàn thực phẩm.

Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt "Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2030".

Quyết định số 310/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định chính sách khuyến khích áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng quy mô lớn, công nghiệp, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; hình thành những vùng chăn nuôi tập trung, ổn định lâu dài.

Nâng cao năng suất đàn bò sữa và chất lượng nguồn sữa nguyên liệu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tạo thu nhập ổn định cho người chăn nuôi và nâng cao tính cạnh tranh của sữa nguyên liệu khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Giảm tối đa các chi phí trung gian trong chăn nuôi bò sữa; từng bước hiện đại hoá các khâu chăn nuôi; giữ vững vai trò là trung tâm cung cấp giống bò sữa cao sản.

Đẩy mạnh vai trò liên kết, hợp tác của người chăn nuôi trong chăn nuôi bò sữa và cung cấp sản phẩm an toàn sữa tươi cho người tiêu dùng của thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

Duy trì đàn bò sữa ổn định ở mức 100.000 con, trong đó cơ cấu đàn cái sinh sản chiếm 60 - 70% và đàn cái vắt sữa chiếm 50% tổng đàn. Sản lượng sữa hàng hóa năm 2020 đạt 360.000 tấn/năm, cả giai đoạn 2016 - 2020 là 1.600 triệu tấn (tăng 28,5% so với năm 2015 và 26,91% so với giai đoạn 2011 - 2015).

Giảm nhanh quy mô chăn nuôi bò sữa nhỏ lẻ (dưới 10 con/hộ), tập trung cải thiện chất lượng giống bò sữa, tăng cường loại thải bò sữa có năng suất kém, bò sữa có vấn đề về sinh sản và bò nhiều lứa.

Phấn đấu đến năm 2020, năng suất sữa bình quân đạt 7.700 kg/con/năm (tương đương 21 kg/con/ngày), chất lượng sữa có hàm lượng chất béo 3,5 - 4%, protein sữa 3 - 3,5%, vật chất khô 12 - 13,5%, số lượng tế bào somatic 600.000 - 700.000 tế bào/ml; không còn tình trạng tồn dư kháng sinh trong sữa hoặc trộn lẫn các hóa chất vào sữa nguyên liệu.

Phấn đấu đến năm 2020, đàn giống bò sữa của thành phố Hồ Chí Minh đạt trọng lượng bê sơ sinh 30 kg/con; trọng lượng lúc cai sữa 95 kg/con; tuổi phối giống lần đầu 15 - 16 tháng; tuổi đẻ lứa đầu 24 - 25 tháng; khoảng cách 2 lứa đẻ 400 - 425 ngày; số liều phối giống cho con đậu thai 2,5 - 3 liều/con.

Áp dụng các tiêu chí thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi bò sữa tại nông hộ; tỷ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi bò sữa đạt 50 - 60%; tỷ lệ sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) lên 45 - 50%.

Khống chế được một số bệnh trên bò sữa như Lở mồm long móng, lao, Brucellosis, Leptospirosis và ký sinh trùng đường máu trên bò sữa.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về quản lý nông hộ chăn nuôi bò sữa.

Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi bò sữa thực hiện bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. Phấn đấu đến năm 2017, 100% hộ chăn nuôi bò sữa hoàn thành và thực hiện đầy đủ các nội dung của bản cam kết.

Tuyên truyền sâu rộng đến người chăn nuôi nuôi bò sữa về những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế tác động trực tiếp đến chăn nuôi nông hộ về giá thành sản xuất, giá thu mua sữa nguyên liệu; những biện pháp giảm giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh và lộ trình chính sách thu mua sữa của các công ty thu mua sữa, cụ thể:

- Đối với các hộ chăn nuôi dưới 5 con/hộ, vận động người chăn nuôi tham gia vào tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa, hướng dẫn người chăn nuôi chuyển đổi sang chăn nuôi bò thịt hoặc các ngành nông nghiệp khác.

- Khuyến cáo người chăn nuôi xây dựng cơ cấu đàn bò sữa hợp lý (60 - 70% bò cái sinh sản, trong đó có 50% bò sữa vắt sữa trong tổng đàn), mạnh dạn loại thải những bò sữa năng suất thấp (dưới 17 kg/con/ngày), bò sữa phối nhiều lần không đậu thai (trên 5 lần), bò sữa già (trên 6 lứa).

- Đối với những bò sữa năng suất thấp và bò già sắp loại thải - năng suất thấp trong đàn, hướng dẫn người dân sử dụng các dòng tinh bò thịt cao sản để tạo những đàn thịt cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người nông dân trong việc tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong Hợp đồng thu mua với các công ty sữa nguyên liệu, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và lợi ích kinh tế cho cả hai bên tham gia. Tăng cường công tác vận động, khuyến cáo người chăn nuôi tự vắt sữa, chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.

Thống nhất phiếu cá thể bò sữa và sổ quản lý dịch tễ, để quản lý tình hình biến động đàn và quản lý cá thể. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra người chăn nuôi thực hiện quản lý chất lượng cá thể giống và khai báo biến động đàn với chính quyền địa phương và cơ quan thú y.

Thường xuyên bấm thẻ tai đối với đàn bê cái trên 6 tháng tuổi và bấm bổ sung cho những bò sữa mất thẻ tai. Định kỳ tổ chức đoàn kiểm tra tình hình chăn nuôi tại nông hộ, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm tình trạng chăn nuôi nhập đàn bò sữa không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; các hộ chăn nuôi sử dụng các chất không được phép cho vào sữa nguyên liệu. Hằng năm, thực hiện 02 đợt rà soát tình hình chăn nuôi, làm cơ sở dự báo và xây dựng kế hoạch tiêm phòng đàn bò sữa.

2. Giải pháp về nâng cao năng suất chất lượng giống bò sữa

Tiếp tục thực hiện công tác bình tuyển và xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giống bò sữa, nhằm giám định chất lượng cá thể bò sữa, hướng tới công nhận chất lượng con giống bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuẩn hóa hệ thống quản lý giống, thống nhất sử dụng cách ghi chép nhằm phục vụ tốt việc đánh giá chất lượng giống. Mở rộng công tác quản lý bò sữa theo chương trình cải thiện chất lượng đàn bò sữa (DHI) trên địa bàn thành phố, làm cơ sở chọn lọc, loại thải và nâng cao năng suất, chất lượng giống bò sữa.

Tiếp tục nhập các dòng tinh cao sản chịu nhiệt, tinh phân biệt giới tính, có năng suất, chất lượng cao, nhằm nhân nhanh và cải thiện chất lượng đàn bò cái vắt sữa, trong đó chọn lọc các dòng tinh bò sữa có hệ số di truyền cao đối với các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng sữa (béo, đạm, vật chất khô), để nâng cao sản lượng sữa và chất lượng sữa nguyên liệu.

Đẩy mạnh khuyến cáo người chăn nuôi mạnh dạn loại thải những bò sữa năng suất thấp (dưới 17 kg/con/ngày), bò sữa phối nhiều lần không đậu thai (trên 5 lần), bò sữa già (trên 6 lứa) và xây dựng cơ cấu đàn bò sữa có 60 - 70% bò cái sinh sản, trong đó có 50% bò sữa vắt sữa trong tổng đàn bò sữa.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra qua đời sau đối với các dòng tinh bò sữa kinh doanh trên địa bàn và thường xuyên khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng các dòng tinh phù hợp trên địa bàn Thành phố.

Quản lý chặt chẽ đội ngũ dẫn tinh viên hoạt động trên địa bàn Thành phố. Phối hợp chặt chẽ với Cục Chăn nuôi trong quản lý, kiểm tra chất lượng các nguồn tinh bò sữa nhập khẩu được cấp phép nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh tinh bò sữa và nguồn tinh sử dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và khuyến nông

Thường xuyên cập nhật nhưng tiến bộ mới của ngành chăn nuôi bò sữa, xây dựng các tài liệu và bài giảng tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng khẩu phần thức ăn, thức ăn ủ chua theo từng lứa tuổi và khả năng sản xuất sữa.

Biên soạn bộ tài liệu chăn nuôi bò sữa áp dụng đồng bộ từ công tác chọn giống bò sữa; thiết kế chuồng trại, đồng cỏ; chăm sóc, nuôi dưỡng theo từng lứa tuổi, các giai đoạn sinh trưởng và sản xuất (trong đó chú trọng đến sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), thức ăn ủ chua); các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y và vệ sinh sữa, để cung cấp cho toàn bộ người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền cho người chăn nuôi không sử dụng các loại cỏ dại, các loại cỏ có năng suất, chất lượng thấp để chăn nuôi bò sữa. Hướng dẫn xây dựng khẩu phần thức ăn và cách cho ăn phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn cho sữa; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các sản phẩm ủ chua, khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) trong chăn nuôi bò sữa, nhằm sử dụng diện tích trồng cỏ để đầu tư phát triển đàn bò sữa theo hướng quy mô lớn.

Tiếp tục vận động người dân tận dụng nguồn đất trống và mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả chuyển qua trồng cây thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, giới thiệu, chuyển giao cho người chăn nuôi các giống cỏ mới, có năng suất, chất lượng phù hợp với chăn nuôi bò sữa và hướng dẫn người chăn nuôi trồng cỏ theo đúng kỹ thuật.

Khuyến cáo, hỗ trợ người chăn nuôi cải tiến điều chăn nuôi áp dụng thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), tập trung đầu tư chăn nuôi quy mô lớn theo cụm và vùng quy hoạch, đầu tư ứng dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Chuyển giao các kết quả thực hiện tại Trại Trình diễn và Thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF), nhằm nâng cao điều chăn nuôi, cách thức chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa, mang lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế với các chuyên gia của Tổ chức Jica, Israel trong đầu tư, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi bò sữa áp dụng đồng bộ về đầu tư trang thiết bị chăn nuôi; chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa theo hướng tập trung thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp, sản xuất hàng hóa, kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng nguồn năng lượng từ chất thải (biogas).

Tổ chức các buổi tham quan các mô hình chăn nuôi bò sữa có hiệu quả, các trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ tiên tiến tại thành phố và các tỉnh.

Tiếp tục nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa, nhằm cải thiện điều kiện sản xuất, giảm nhân công và nâng cao hiệu quả lao động. Phấn đấu đến năm 2020, trên 90% hộ chăn nuôi bò sữa vắt sữa bằng máy, 40 - 50% hộ có máy băm thái cỏ; 20 - 30% hộ có máy trộn thức ăn, trên 70% hộ có hệ thống làm mát chuồng trại và thiết bị theo dõi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi.

4. Giải pháp về thú y

Nâng cao năng lực mạng lưới thú y cơ sở và hệ thống thông tin giám sát dịch bệnh trên đàn bò sữa, đảm bảo quản lý và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn bò sữa và diễn biến xuất nhập đàn tại nông hộ; nâng cao năng lực điều trị bệnh trên bò sữa cho các trạm thú y quận huyện, thông qua các lớp tập huấn, thực tập thực tế tại các trại chăn nuôi bò sữa.

Khuyến cáo người chăn nuôi tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật khi nhập, xuất đàn, vệ sinh thú y; tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức chăn nuôi bò sữa an toàn sinh học, các biện pháp vắt sữa đảm bảo vệ sinh, công tác phòng ngừa viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa, nhằm nâng cao vệ sinh thú y sữa nguyên liệu.

Tiếp tục hỗ trợ chi phí tiêm phòng, bao gồm chi phí vắc xin và công tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc (LMLM, THT) cho các hộ chăn nuôi có quy mô dưới 100 con/hộ. Đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng bệnh có hiệu quả đạt trên 80% tổng đàn, 100% diện tiêm và đạt yêu cầu hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng; hạn chế tối đa những thiệt hại liên quan đến các sự cố do tiêm phòng. Lộ trình hỗ trợ tiêm phòng cụ thể như sau:

- Đối với hộ chăn nuôi quy mô dưới 50 con/hộ: hỗ trợ 100% chi phí tiêm phòng trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Đối với các hộ từ 50 - 100 con/hộ: hỗ trợ 100% chi phí tiêm phòng trong năm 2016; từ năm 2017 - 2020, hỗ trợ 70% chi phí tiêm phòng.

Tổ chức lấy mẫu giám sát các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và các bệnh mới. Hằng năm, lấy mẫu huyết thanh giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm như Lao và sảy thai truyền nhiễm, LMLM (600 mẫu), xoắn khuẩn (800 mẫu), ký sinh trùng đường máu (600 mẫu), Mycoplasma (370 mẫu). Duy trì giám sát các bệnh truyền nhiễm từ bò sang người.

Xây dựng và duy trì các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. Duy trì vùng Thành phố Hồ Chí Minh an toàn với bệnh Lao và sảy thai truyền nhiễm trên đàn trâu bò. Xây dựng và được Cục Thú y công nhận huyện Củ Chi là vùng an toàn đối với bệnh LMLM trên gia súc, phấn đấu đến năm 2020 mở rộng vùng an toàn dịch bệnh LMLM đối với các quận, huyện: Bình Chánh, Hóc Môn và quận 12.

Hướng dẫn người chăn nuôi phòng, trị các bệnh thường gặp và bệnh sinh sản tại nông hộ; các biện pháp vệ sinh sau khi sinh sản, nâng cao tỷ lệ sinh sản trên đàn bò sữa. Kiểm tra, phát hiện đậu thai sớm và bệnh dinh dưỡng trên bò sữa. Duy trì giám sát các bệnh truyền nhiễm từ bò sang người.

Tập trung tuyên truyền cho người chăn nuôi các biện pháp cải thiện chất lượng và vệ sinh vắt sữa, các biện pháp phòng và trị viêm vú tiềm ẩn cho các hộ chăn nuôi bò sữa, giúp nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm sữa tươi. Hỗ trợ dụng cụ nhúng vú, khay thử CMT và hóa chất đính kèm cho các hộ chăn nuôi bò sữa, nhằm nâng cao tỷ lệ vệ sinh bầu vú khi vắt sữa bằng dụng cụ nhúng vú và tự kiểm tra sữa bằng phương pháp CMT, kịp thời phát hiện và xử lý sớm các trường hợp viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa. Phấn đấu đến năm 2017, trên 80% số hộ chăn nuôi sử dụng hiệu quả biện pháp nhúng núm vú bò sữa sau khi vắt sữa.

Tiếp tục tổ chức lấy mẫu kiểm tra, đánh giá chất lượng sữa nguyên liệu (đánh giá chất lượng, kháng sinh tồn dư, độc tố nấm trong sữa) và vệ sinh chuồng trại tại các hộ chăn nuôi, kịp thời phát hiện việc pha trộn các chất không phải là thành phần của sữa tươi nguyên liệu và khuyến cáo người chăn nuôi cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc điều trị đối với các trường hợp không đảm bảo chất lượng sữa, tồn dư kháng sinh, nhiễm độc tố nấm mốc trong sữa. Hằng năm tổ chức lấy mẫu kiểm tra viêm vú tiềm ẩn bằng CMT và số lượng tế bào soma (600 mẫu), tồn dư kháng sinh và aflatoxin trong sữa (200 mẫu).

Thường xuyên cập nhật danh mục thuốc thú y trong chăn nuôi bò sữa được phép lưu hành; Xây dựng tờ rơi hướng dẫn về các loại kháng sinh thông dụng trong chăn nuôi bò sữa, cách thức sử dụng, thời gian ngưng thuốc trước khi bán sữa, không để tình trạng tồn dư kháng sinh trong sữa.

Đầu tư trang thiết bị kiểm soát chất lượng sữa, nhằm kịp thời khuyến cáo người chăn nuôi cải tiến quy trình chăn nuôi, nâng cao chất lượng sữa phù hợp với tiêu chuẩn của các Công ty thu mua sữa.

5. Giải pháp về hợp tác sản xuất

Tuyên truyền, phổ biến về mô hình HTX, THT và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị. Tư vấn, vận động, hướng dẫn người chăn nuôi bò sữa thành lập, tham gia vào HTX, THT trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa theo hướng thống nhất quy trình chăn nuôi, thực hiện các hoạt động cung ứng nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thực hiện việc tự kiểm tra, tự đánh giá chất lượng.

Tổ chức các chuyên khảo sát, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và giá trị kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi bò sữa và thành viên HTX giao lưu, học tập và áp dụng một số mô hình sản xuất tiên tiến, đạt hiệu quả để đưa vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ trang thiết bị nhằm hỗ trợ HTX, THT bò sữa tự kiểm tra, đánh giá chất lượng sữa của các thành viên, qua đó giúp người chăn nuôi nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng sữa bò tươi.

6. Giải pháp tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong đó chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Giới thiệu các nguồn nguyên liệu đầu vào cho các HTX, nhằm giảm giá thành sản xuất trong chăn nuôi bò sữa.

Vận động các doanh nghiệp, HTX xây dựng Nhà máy thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) và nhà máy chế biến sữa, nhằm cung cấp nguồn thức ăn ổn định cho đàn bò sữa, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản xuất và tiêu thụ nguồn sữa nguyên liệu của người chăn nuôi bò sữa Thành phố.

Tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi bò sữa quy trình, thủ tục chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) đối với bò sữa; đánh giá, chứng nhận các hộ chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP trên bò sữa.

Tăng cường cập nhật, quảng bá thông tin về tình hình chăn nuôi, thị trường con giống, nguyên liệu... trong nước và thế giới. Xây dựng trang thông tin điện tử về tình hình chăn nuôi, sản xuất bò sữa thành phố Hồ Chí Minh.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu giống. Tổ chức hội chợ, hội thi giống bò sữa để người chăn nuôi, các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá con giống, các dịch vụ phục vụ chăn nuôi bò sữa. Giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp con giống tốt.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người nông dân trong việc tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong Hợp đồng thu mua với các công ty sữa nguyên liệu, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và lợi ích kinh tế cho cả hai bên tham gia. Tăng cường công tác vận động, khuyến cáo người chăn nuôi tự vắt sữa, chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.

Thường xuyên trao đổi với các doanh nghiệp thu mua sữa nguyên liệu trên địa bàn Thành phố về nhưng thay đổi trong chính sách thu mua, tình hình chất lượng sữa tươi nguyên liệu, nhằm kịp thời định hướng, khuyến cáo người chăn nuôi tuân thủ đúng các quy định của nhà thu mua.

Định kỳ tổ chức đánh giá điều tại các trạm trung chuyển thu mua sữa của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều an toàn thực phẩm.

Xây dựng và triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 641/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 4 năm 2011 về chương trình tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt giai đoạn 2011 - 2030 gắn kết với tiêu thụ nguồn sữa tươi nguyên liệu của người chăn nuôi bò sữa của Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ

Tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu cho người chăn nuôi về các biện pháp quản lý, cải thiện chất lượng sữa tươi nguyên liệu phù hợp với các yêu cầu của nhà thu mua, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sữa.

Mời các nhà khoa học trong và ngoài nước có trình độ chuyên sâu tham gia hợp tác nghiên cứu và hỗ trợ cán bộ kỹ thuật nâng cao kiến thức và tay nghề trong quản lý chất lượng sữa nguyên liệu.

8. Giải pháp về chính sách

Hướng dẫn người chăn nuôi bò sữa tiếp cận nguồn vốn vay theo các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố. Nghiên cứu, triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trên địa bàn thành phố như:

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.

- Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định chính sách khuyến khích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ người chăn nuôi liên kết sản xuất, mở rộng quy mô chăn nuôi, loại thải đàn gia súc kém hiệu quả do sức sản xuất kém hoặc mang trùng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

IV. CÁC NỘI DUNG TẬP TRUNG THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2016 -2020

1. Cải thiện chất lượng giống bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Tổ chức bình tuyển, theo dõi các chỉ tiêu giống bò sữa tại nông hộ và kiểm tra đời sau các dòng tinh bò sữa.

+ Nghiên cứu và chọn tạo một số công thức lai giống bò sữa mới.

+ Quản lý, kiểm tra chất lượng các nguồn tinh bò sữa nhập khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh tinh bò sữa trên địa bàn Thành phố.

+ Quản lý đội ngũ dẫn tinh viên hoạt động trên địa bàn Thành phố.

+ Nhập các dòng tinh phân biệt giới tính để phối cho đàn bò sữa tơ hoặc lứa 1; tinh cao sản nhiệt đới, để cải thiện năng suất sữa và thay mới đàn bò vắt sữa hiện hữu (vận dụng theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020).

- Kinh phí thực hiện: 213.818.750.000 đồng (từ nguồn ngân sách Thành phố).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi.

- Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH MTV Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp kinh doanh tinh bò sữa, các cơ sở chăn nuôi.

2. Quản lý giống bò sữa theo Chương trình cải thiện chất lượng đàn bò sữa (DHI).

- Nội dung: Quản lý đàn bò sữa theo chương trình cải thiện chất lượng đàn bò sữa (DHI) trên địa bàn thành phố, làm cơ sở chọn lọc, loại thải để nâng cao chất lượng và năng suất đàn giống bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kinh phí thực hiện: 1.721.350.000 đồng (từ nguồn ngân sách thành phố).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi

- Đơn vị phối hợp: Bộ môn Di truyền giống - Trường Đại học Nông Lâm; Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV và các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi bò sữa.

3. Ứng dụng một số marker phân tử trong chọn lọc giống bò sữa chịu nhiệt

- Nội dung: Kết hợp phương pháp chọn giống truyền thống với ứng dụng marker phân tử trong hỗ trợ chọn lọc giống bò sữa có khả năng chịu nhiệt. Phân tích thăm dò đa hình gen HSP70 và ATP1A1 trên đàn bò sữa và phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen với một số tính trạng sản xuất.

- Kinh phí thực hiện: 699.600.000 đồng (từ nguồn ngân sách thành phố).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi

- Đơn vị phối hợp: Bộ môn Công nghệ sinh học - Trường Đại học Nông Lâm, các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi bò sữa.

4. Công tác thú y và kiểm soát dịch bệnh bò sữa

- Nội dung:

+ Quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi tại nông hộ; giám sát dịch tễ đàn bò sữa và từng cá thể; tổ chức bấm tai đàn bê trên 6 tháng tuổi và bấm bổ sung cho những bò mất số tai; cập nhật vào phần mềm quản lý cá thể bò sữa.

+ Hỗ trợ chi phí tiêm phòng cho các hộ chăn nuôi có quy mô dưới 100 con/hộ

+ Lấy mẫu huyết thanh giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm và các bệnh truyền nhiễm từ bò sang người.

+ Hỗ trợ dụng cụ vệ sinh bầu vú, khay thử CMT và các hóa chất cho người chăn nuôi bò sữa

+ Quản lý, kiểm tra vệ sinh chăn nuôi, chất lượng sữa tại nông hộ như đánh giá chất lượng sữa, kháng sinh tồn dư, chất cấm trong sữa nguyên liệu.

+ Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh bò sữa.

- Kinh phí thực hiện: 432.572.482.000 đồng.

+ Nguồn ngân sách cấp: 33.539.944.000 đồng.

+ Nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp: 339.032.538.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Thú y.

- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các quận huyện, các doanh nghiệp thu mua sữa, trang trại chăn nuôi bò sữa.

5. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa

- Nội dung:

+ Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, tham quan các mô hình chăn nuôi bò sữa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, các mô hình ứng dụng công nghệ cao tại thành phố và các tỉnh.

+ Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa đồng bộ về kỹ thuật và cơ giới hóa chăn nuôi, nhằm tiết kiệm nhân công, giảm thiểu các chi phí trung gian, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa; các mô hình trồng cỏ thâm canh, ủ chua thức ăn bò sữa.

+ Hỗ trợ máy móc, trang thiết bị chăn nuôi bò sữa, bao gồm máy vắt sữa đơn và các thiết bị kèm theo (thiết bị rửa máy vắt sữa và bình nhôm chứa sữa), máy băm thái cỏ, máy cắt cỏ cầm tay, máy trộn thức ăn TMR 1 pha, hệ thống tưới phun mưa tự động đồng cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại và máy phun thuốc sát trùng chuồng trại.

- Kinh phí thực hiện: 113.169.720.000 đồng, trong đó:

+ Nguồn ngân sách cấp: 29.527.470.000 đồng (hỗ trợ 50% kinh phí mua sắm trang thiết bị và chi phí quản lý chương trình).

+ Nguồn từ vốn vay ưu đãi và vốn của doanh nghiệp, Hợp tác xã, các hộ chăn nuôi: 83.642.250.000 đồng (máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống nhà kho).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông.

- Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi, các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị, các Hợp tác xã và hộ chăn nuôi, các doanh nghiệp thu mua sữa.

6. Nâng cấp hệ thống hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa

- Nội dung: Tiếp tục tăng cường củng cố, phát triển các HTX, THT chăn nuôi bò sữa hoạt động ngày càng hiệu quả gắn với đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp theo Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố, góp phần vào chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Kinh phí thực hiện: 1.057.800.000 đồng, trong đó:

+ Nguồn ngân sách cấp: 802.800.000 đồng (hỗ trợ tập huấn, tham quan các mô hình HTX tiêu biểu)

+ Nguồn đối ứng từ HTX,THT (xã viên): 255.000.000 đồng

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn, các Hợp tác xã bò sữa.

7. Đào tạo chất lượng nguồn nhân lực

- Nội dung: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo các chuyên gia đầu ngành bò sữa trên các lĩnh vực giống, dinh dưỡng, thú y; tổ chức sản xuất trong chăn nuôi bò sữa.

- Kinh phí thực hiện: 2.061.750.000 đồng (từ nguồn ngân sách thành phố)

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp.

8. Xúc tiến thương mại bò sữa

- Nội dung:

+ Theo dõi diễn biến giá cả nguyên liệu đầu, giá cả thu mua sữa của các công ty thu mua sữa trên địa bàn thành phố; tính toán giá thành sản xuất sữa để khuyến cáo người chăn nuôi bò sữa chăn nuôi hiệu quả.

+ Tổ chức các đợt Hội thi - Triển lãm giống bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh (02 năm/lần); các Hội chợ giống nông nghiệp nhằm quảng bá thương hiệu giống bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kinh phí thực hiện: 1.818.218.000 đồng (từ nguồn ngân sách thành phố)

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp.

- Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp.

9. Xây dựng Nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa (TMR).

- Nội dung: Cung cấp khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chất lượng cao cho bò sữa, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sữa, khai thác tiềm năng sản xuất của con giống cao sản và giảm giá thành thức ăn cho bò sữa.

- Kinh phí thực hiện: 52.505.122.000 đồng, trong đó:

+ Nguồn ngân sách cấp: 16.505.122.000 đồng (hỗ trợ chi phí mua máy trộn thức ăn hỗn hợp kép 2 trục có lưỡi dao cắt cỏ khô 16m³, công suất 48 tấn/ngày (8 giờ), hệ thống đóng gói, vận chuyển và phần mềm quản lý, sản xuất thức ăn TMR)

+ Nguồn đối ứng từ doanh nghiệp: 36.000.000.000 đồng (chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng).

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị thực hiện: Doanh nghiệp.

10. Chương trình sữa học đường

- Nội dung:

+ Triển khai Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa tươi, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

+ Xây dựng chuỗi sản phẩm 100% sữa tươi nhằm tạo đầu ra cho người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố

- Kinh phí thực hiện: Có dự án xây dựng cụ thể riêng

- Cơ quan quản lý: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp sản xuất sữa.

11. Xây dựng Nhà máy sữa tươi thanh trùng.

- Nội dung: Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nguồn sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi bò sữa và xây dựng thương hiệu sữa tươi của thành phố Hồ Chí Minh.

- Kinh phí thực hiện: Có đề án xây dựng riêng

- Cơ quan quản lý: Ủy ban nhân dân quận, huyện

- Đơn vị thực hiện: Doanh nghiệp, HTX

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ các nội dung của Đề án; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền cho người chăn nuôi bò sữa, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án.

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện, Sở ngành có liên quan:

- Khảo sát các hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô dưới 5 con/hộ, nhằm nắm bắt nguyện vọng phát triển đàn và có định hướng tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi bò sữa trong thay đổi phương thức sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề phù hợp.

- Tập trung các biện pháp cải thiện chất lượng con giống bò sữa. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khảo sát thị trường, nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa... giúp người chăn nuôi định hướng sản xuất ổn định.

- Thường xuyên giám sát tình hình phát triển và phòng chống dịch bệnh trên đàn bò sữa; kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng sữa tươi nguyên liệu, phát huy hiệu quả ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng an toàn sinh học và an toàn thực phẩm và bền vững.

- Ứng dụng số hóa trong công tác quản lý đàn bò sữa; quản lý đàn bò sữa theo các chương trình quản lý tiên tiến và chứng nhận con giống bò sữa.

- Nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa, giúp người chăn nuôi định hướng sản xuất ổn định.

- Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện triển khai Đề án, nhằm kịp thời chỉ đạo, định hướng nâng cao chất lượng đàn bò sữa phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chủ trì xây dựng, ban hành các tiêu chí chọn lựa hộ được hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa chăn nuôi bò sữa.

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện có chăn nuôi bò sữa

Tiếp tục phổ biến, công bố Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển chăn nuôi.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hằng năm trên địa bàn, tổ chức các lớp tập huấn, cung cấp các tài liệu liên quan đến kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ môi trường; thu hoạch và bảo quản sản phẩm cho người chăn nuôi

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người nông dân về quản lý đàn bò và chất lượng năng suất, chất lượng sữa tươi nguyên liệu.

Vận động người chăn nuôi tham gia vào các tổ hợp tác, thành lập các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa; tăng cường tái cấu trúc đàn bò sữa theo hướng giảm dần số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trong đó tập trung vào lộ trình thu mua sữa của các công ty thu mua sữa. Cung cấp danh sách các tổ hợp tác, hợp tác xã đề nghị các doanh nghiệp thu mua sữa thu mua. Khuyến khích các hộ chăn nuôi bò sữa nhỏ lẻ, nhưng bò sữa có năng suất thấp, sinh sản tốt phối tinh bò thịt cao sản để cải thiện thu nhập và hiệu quả chăn nuôi.

Tạo điều và giới thiệu cho các doanh nghiệp các vị trí có khả năng đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) để cung cấp nguồn thức ăn cho người chăn nuôi bò sữa.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các quận huyện liên quan cân đối, bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thực hiện Đề án trong giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt, đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu nâng cao chất lượng đàn bò sữa trong từng thời kỳ kế hoạch, tiến độ đầu tư các hạng mục của Đề án.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu đã được Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá nghiệm thu, nhằm nâng cao chất lượng đàn bò sữa thành phố.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện liên quan hướng dẫn và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa; nâng cao năng suất, chất lượng con giống bò sữa và sữa tươi nguyên liệu.

Gắn kết các nội dung của Đề án với việc triển khai "Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến độ khoa học kỹ thuật về nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025" đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1469/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2016, để Đề án đạt hiệu quả cao những mục tiêu đã đề ra.

5. Sở Công Thương

Chủ trì trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm sữa nguyên liệu, đồng thời giám sát hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm sữa trên địa bàn Thành phố, trong đó có sản phẩm sữa tươi.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thương hiệu, kênh tiêu thụ sản phẩm; quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm sữa, trong đó tập trung vào các sản phẩm của các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia Đề án.

Tăng cường kiểm tra, giám sát sản phẩm sữa, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận thương mại trong chất lượng sản phẩm sữa, nhất là mặt hàng sữa tươi, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các Công ty sản xuất sữa, các Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa và các Sở ngành liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố Chương trình sữa học đường, nhằm đảm bảo cho trẻ em thành phố được uống sữa tươi, nhất là đối với trẻ em ở các huyện ngoại thành thành phố.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan Báo đài của Thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vùng sản xuất, chất lượng sữa nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận huyện có chăn nuôi bò sữa hướng dẫn, tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, xử lý chất thải chăn nuôi.

Tạo điều kiện thủ tục đất đai để doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến sữa và nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR)

9. Sở Quy hoạch-Kiến trúc và Sở Xây dựng

Giải quyết nhanh các thủ tục cấp giấy phép quy hoạch và giấy phép xây dựng để doanh nghiệp xây dựng Nhà máy chế biến sữa và nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cung cấp nguồn thức ăn cho người chăn nuôi bò sữa

10. Hội Nông dân thành phố:

Chỉ đạo các cấp hội cơ sở tích cực phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương:

- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

- Vận động người chăn nuôi thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh sữa theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đảm bảo các quy định về chất lượng sữa nguyên liệu của các công ty thu mua.

- Vận động người chăn nuôi tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã và đẩy mạnh tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Lồng ghép các đề án, chương trình hỗ trợ vốn, dạy nghề cho nông dân để tham gia Đề án.

11. Các doanh nghiệp tham gia chương trình

Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đối với các hộ chăn nuôi bò sữa, để người chăn nuôi yên tâm sản xuất.

Phối hợp với ngành nông nghiệp trong các hoạt động khuyến nông, gieo tinh, thú y nhằm nâng cao năng suất và chất lượng con giống, sữa tươi nguyên liệu.

Hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa đầu tư nâng cấp trang thiết bị, vật tư chăn nuôi... bằng các phương thức trả chậm thông qua hợp đồng thu mua hoặc các hình thức thỏa thuận khác.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Dự kiến tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án là 819.424.792.000 đồng, trong đó vốn ngân sách sự nghiệp là 300.495.000.000 đồng; nguồn vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ tham gia chương trình là 518.929.788.000 đồng (Phụ lục đính kèm).

VI. HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN

1. Về hiệu quả kinh tế

Tổng giá trị triển khai Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 ước đạt khoảng 6.215 tỷ đồng, tăng 1.427 tỷ đồng so với năm 2016, trong đó:

- Nâng cao giá trị ngành sữa của thành phố Hồ Chí Minh, với chất lượng tương đương và có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Dự kiến đến năm 2020, giá trị đạt được từ nguồn sữa tươi khoảng 3.465 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng so với năm 2016.

- Tạo nguồn con giống bò sữa chất lượng cao cung ứng con giống cho người thành phố và các tỉnh. Dự kiến đến năm 2020, giá trị giống bò sữa đạt 2.750 tỷ đồng, tăng 1.116 tỷ đồng so với năm 2016.

2. Hiệu quả xã hội

- Tạo con giống bò sữa có phẩm giống tốt, năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh con giống khi tham gia Hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chất lượng sữa được nâng cao, có khả năng cạnh tranh với sữa tươi ngoại nhập, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội.

- Góp phần bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm.

3. Môi trường

- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, gắn với các giải pháp xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Cung cấp nguồn phân hữu cơ đã xử lý cho cây trồng và khai thác nguồn năng lượng từ biogaz phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn./.

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU ĐÃ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

Bảng 1. Tổng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Tăng/giảm b/q/năm (%)

Tổng đàn bò sữa

78.612

88.727

96.659

112.632

120.153

11,3

Tổng đàn bò sữa cái

69.405

80.185

84.552

97.513

101.134

10,0

Cái vắt sữa (con)

41.001

50.076

46.580

47.500

49.530

5,4

Sản lượng sữa hàng hóa (tấn)

224.475

231.483

259.900

265.264

280.190

5,8

Năng suất sữa/con/năm (kg)

5.475

5.515

5.560

5.585

5.657

0,8

Diện tích trồng cỏ (ha)

3.900

4.000

4.000

4.000

4.090

1,2

Bảng 2. Quy mô đàn bò sữa (không tính bê đực)

Quy mô

Quy mô theo từng năm

 

So sánh (%)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

< 5 con

Số hộ

2.299

2.306

1.774

2.364

2.405

4,61

Số con

5.789

6.590

5.709

6.725

7.572

30,80

5 - 9 con

Số hộ

2.921

2.930

2.836

3.036

2.806

-3,94

Số con

17.466

19.882

19.419

20.623

18.448

5,62

10 -19 con

Số hộ

2.089

2.095

2.532

2.469

2.516

20,44

Số con

24.420

27.798

34.019

33.047

34.023

39,32

20 - 49 con

Số hộ

759

762

1097

1.070

1.159

52,70

Số con

18.290

20.819

30.437

29.668

32.151

75,78

50 - 99 con

Số hộ

53

53

104

91

109

105,66

Số con

2.934

3.340

6.497

5.668

6.826

132,65

100 - 199 con

Số hộ

5

5

7

4

4

-20,00

Số con

612

696

887

572

554

-9,48

200 - 499 con

Số hộ

1

1

2

2

3

200,00

Số con

375

427

1032

551

840

124,00

> 500 con

Số hộ

1

1

1

1

1

0,00

Số con

556

633

619

659

720

29,50

Tổng cộng

Số hộ

8.128

8.153

8.353

9.037

9.003

 

Số con

70.442

80.185

98.619

97.513

101.134

 

Số con bình quân/hộ

con/hộ

8,7

9,83

10,38

10,79

11,23

10,77

Bảng 3. Cơ cấu đàn bò sữa

Cơ cấu đàn

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tỷ lệ

Số con

Tỷ lệ

Số con

Tỷ lệ

Số con

Tỷ lệ

Số con

Tỷ lệ

Số con

(%)

(con)

(%)

(con)

(%)

(con)

(%)

(con)

(%)

(con)

Đàn sinh sản

69,69

50.920

62,32

50.076

62,57

56.966

62,53

57.908

59,18

59.846

+ Đàn vắt sữa

49,83

36.409

52,24

41.973

47,22

42.991

46,82

43.360

48,97

49.530

+ Cạn sữa

19,86

14.511

10,08

8.076

15,34

13.966

15,71

14.549

10,21

10.316

18 - 24 tháng tuổi

11,25

8.220

11,24

11.442

11,07

10.079

10,5

9.724

13,04

13.196

13 - 17 tháng tuổi

5,3

3.873

7,21

5.793

7,14

6.501

8,07

7.474

8,60

8.689

7 - 12 tháng tuổi

5,43

3.968

7,34

5.898

7,23

6.582

10,63

9.844

11,12

11.247

Bê dưới 6 tháng

8,33

6.086

11,89

9.554

11,99

10.916

8,27

7.659

8,06

8.156

Tổng đàn

 

70.442

 

80.185

 

98.619

 

97.513

 

101.134

Bảng 4. Một số chỉ tiêu về giống bò sữa

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Trọng lượng bê sơ sinh (kg)

34,9

35,2

35,3

35,4

35,51

Tuổi phối giống lần đầu (ngày)

486

479

476

476

476

Khoảng cách hai lứa đẻ (ngày)

444

436

434

434

434

Hệ số phối (liều)

3,56

3,42

3,30

3,30

3,30

Bảng 5. Kết quả tiêm phòng bò sữa

Tiêm phòng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

LMLM

88,5

87,84

88,14

89,37

88,45

92,03

88,78

88,46

Tụ huyết trùng

87,87

82,92

85,31

84,02

Bảng 6. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng

Kiểm tra hiệu giá kháng thể

2011

2012

2013

2014

2015

Lở mồm long móng

Số mẫu xét nghiệm

70

526

501

545

368

Số mẫu đạt bảo hộ

68

492

490

534

345

Tỷ lệ bảo hộ (%)

97,14

93,54

97,80

97,98

93,75

Tụ huyết trùng

Số mẫu xét nghiệm

293

365

182

290

236

Số mẫu đạt bảo hộ

240

299

128

237

172

Tỷ lệ bảo hộ (%)

81,91

81,92

70,33

81,72

72,88

Bảng 7. Tổng số liều tinh bò sữa cung cấp trên thị trường Thành phố

Năm

ĐVT

Nguồn gốc

Tổng cộng

Trong nước

Nhập khẩu

Năm 2010

liều

130.000

29.900

159.900

Năm 2011

liều

96.771

54.329

151.100

Năm 2012

liều

96.000

53.000

149.000

Năm 2013

liều

71.989

49.482

121.471

Năm 2014

liều

82.918

94.963

177.881

Năm 2015

liều

98.950

80.650

179.600

Bảng 8. Kết quả đầu tư cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa

Diễn giải

ĐVT

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng cộng

Tổng số hộ tham gia

Hộ

17

61

324

284

161

847

Máy vắt sữa đơn

Cái

10

54

180

218

135

597

Thiết bị rửa

Cái

 

25

33

23

3

84

Bình nhôm (20 lít)

Cái

 

 

559

537

185

1.281

Máy băm thái cỏ

Cái

4

 

13

29

30

76

Máy trộn thức ăn TMR

Cái

 

 

1

2

 

3

Hệ thống làm mát

Hệ thống

3

9

50

29

13

104

Bảng 9. Dự kiến tổng đàn và năng suất bò sữa giai đoạn 2016 - 2020

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tăng/giảm b/q/năm (%)

Tổng đàn bò sữa

120.153

117.500

119.500

121.500

124.000

124.500

1,46

Tổng đàn bò sữa cái

101,134

95,000

96,500

98,000

100,000

100,000

1,29

Cái vắt sữa (con)

49.530

46.700

47.650

48.500

49.800

50.000

1,72

Năng suất sữa/con/năm (kg)

5.657

5.676

6.120

6.600

7.200

7.700

7,92

Sản lượng sữa hàng hóa (tấn)

280.190

265.000

291.500

320.000

360.000

385.000

9,79

 

PHỤ LỤC 2

NHỮNG NỘI DUNG ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Cải thiện chất lượng giống bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Mục tiêu:

Cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống bò sữa; cung cấp con giống cao sản phù hợp với điều kiện của thành phố và các tỉnh lân cận; nghiên cứu, chọn tạo một số công thức lai giống bò sữa mới.

1.2. Nội dung:

- Nhập 116.500 liều tinh phân biệt giới tính cao sản, để phối cho đàn bò sữa lứa tơ và lứa 1.

- Nhập 446.250 liều tinh cao sản nhiệt đới, để cải thiện năng suất sữa và thay mới đàn bò vắt sữa hiện hữu trên địa bàn thành phố (vận dụng theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020).

- Nghiên cứu và chọn tạo một số công thức lai giống bò sữa mới.

1.3. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 213.818.750.000 đồng từ nguồn ngân sách Thành phố (hỗ trợ chi phí mua tinh bò sữa, các chi phí quản lý, bảo quản tinh và công gieo tinh).

Cụ thể:

* Nhập tinh giới tính cho đàn bò sữa lứa tơ và lứa 1 (75.000 con):

- Số liều tinh nhập và gieo: 166.500 liều (12.000 - 15.000 con/năm x 3 liều/con).

- Tổng kinh phí: 130.702.500.000 đồng, trong đó:

+ Hỗ trợ 100% kinh phí nhập tinh giới tính: 116.550.000.000 đồng (166.500 liều x 700.000 đồng/liều).

+ Nitơ lỏng bảo quản tinh: 2.497.500.000 đồng (166.500 liều x 0,75 lít/liều x 20.000 đồng/liều)

+ Hỗ trợ vật tư gieo tinh: 832.500.000 đồng (166.500 liều x 5.000 đồng/liều).

+ Chi phí theo dõi và báo cáo kết quả gieo tinh: 2.497.500.000 đồng (166.500 liều x 15.000 đồng/liều).

+ Công gieo tinh: 8.325.000.000 đồng (166.500 liều x 15.000 đồng/liều).

* Nhập tinh cho đàn bò sữa năng suất cao (175.000 con):

- Số liều tinh nhập và gieo: 446.250 liều (35.000 con x 3 liều/con x 5 năm).

- Tổng kinh phí: 82.556.250.000 đồng, trong đó:

+ Hỗ trợ 100% kinh phí nhập tinh giới tính: 44.625.000.000 đồng (446.250 liều x 100.000 đồng/liều).

+ Nitơ lỏng bảo quản tinh: 6.693.750.000 đồng (446.250 liều x 0,75 lít/liều x 20.000 đồng/liều)

+ Hỗ trợ chi phí vật tư gieo tinh (chi phí vật tư cho 1 liều tinh 5.000đ): 2.231.250.000 đồng (446.250 liều x 5.000 đồng/liều).

+ Chi phí theo dõi và báo cáo kết quả gieo tinh: 6.693.750.000 đồng (446.250 liều x 15.000 đồng/liều).

+ Công gieo tinh: 22.312.500.000 đồng (446.250 liều x 15.000 đồng/liều).

* Chi phí khác (từ nguồn ngân sách):

- Chi phí in tờ bướm giới thiệu các dòng tinh bò sữa và hướng dẫn đăng ký tham gia chương trình: 340.000.0000 đồng (42.500 tờ x 8.000 đồng/tờ).

- Hội nghị triển khai cấp quận/huyện và phường xã: 220.000.000 đồng (100 buổi x 740.000 đồng/buổi)

1.4. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi.

1.6. Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH MTV Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp kinh doanh tinh bò sữa, các cơ sở chăn nuôi.

2. Công tác quản lý, đánh giá di truyền giống bò sữa theo phương pháp cải thiện chất lượng đàn bò sữa (Dairy Herd Improvement - DHI).

2.1. Mục tiêu:

Quản lý giống bò sữa theo các chương trình quản lý giống tiên tiến như đánh giá tiến bộ di truyền theo phương pháp cải thiện chất lượng đàn bò sữa (Dairy Herd Improvement - DHI).

2.2. Nội dung:

- Thu thập dữ liệu cá thể giống, các biện pháp tác động để cải thiện chất lượng đàn bò sữa (dinh dưỡng, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y...), năng suất, chất lượng sữa tại các trại chăn nuôi.

- Hoàn chỉnh các quy trình quản lý (kể cả phần mềm quản lý giống, trang thiết bị liên quan).

- Kiểm định, đánh giá tiến bộ di truyền; chọn lọc và ổn định tiêu chuẩn chất lượng con giống.

2.3. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 1.721.350.000 đồng (từ nguồn ngân sách), trong đó:

- Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật: 13.500.000 đồng;

- Thu thập và xử lý dữ liệu: 1.412.000.000 đồng;

- Hợp đồng chuyên gia xử lý số liệu: 80.000.000 đồng;

- Mua sắm thiết bị: 215.850.000 đồng.

2.4. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi

2.6. Đơn vị phối hợp: Bộ môn Di truyền giống - Trường Đại học Nông Lâm; Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV và các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi bò sữa.

3. Ứng dụng một số marker phân tử trong chọn lọc giống bò sữa chịu nhiệt

3.1. Mục tiêu:

Kết hợp phương pháp chọn giống truyền thống với ứng dụng marker phân tử trong hỗ trợ chọn lọc giống bò sữa có khả năng chịu nhiệt.

3.2. Nội dung

- Phân tích thăm dò đa hình gen HSP70 và ATP1A1 trên đàn bò sữa tại Trung tâm Kiểm định giống cây trồng-vật nuôi.

- Thu thập hồi cứu dữ liệu về một số tính trạng sản xuất như năng suất sữa và chất lượng sữa ở 30, 60, 100 và 305 ngày; các chỉ tiêu sinh sản: tuổi gieo tinh lần đầu, thời gian động dục lại sau đẻ, khoảng cách từ đẻ đến gieo tinh lần đầu; khoảng cách từ đẻ đến gieo tinh mang thai, khoảng cách lứa đẻ. Khả năng tăng trọng trên bê và bò tơ. Đồng thời theo dõi thu thập số liệu thực tế trên về các chỉ tiêu trên cho 01 chu kỳ sản sản xuất.

- Phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen với một số tính trạng sản xuất.

3.3. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 699.600.000 đồng (từ nguồn ngân sách), trong đó:

- Phân tích mẫu máu và sữa: 696.000.000 đồng;

- Công chuyên gia: 3.600.000 đồng.

3.4. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi

3.6. Đơn vị phối hợp: Bộ môn Công nghệ sinh học - Trường Đại học Nông lâm, các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi bò sữa.

4. Công tác thú y và kiểm soát dịch bệnh bò sữa

4.1. Mục tiêu:

Kiểm soát tình hình dịch tễ và sức khỏe đàn gia súc tại nông hộ. Bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

4.2. Nội dung:

- Giám sát dịch tễ và quản lý đàn bò sữa thành phố. Kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập, xuất đàn tại nông hộ. Thực hiện quản lý cá thể giống bò sữa Định kỳ rà soát số liệu thống kê đàn bò sữa thời điểm 01 tháng 4 và 01 tháng 10 hằng năm và cập nhật vào phần mền quản lý cá thể bò sữa.

- Hỗ trợ tiêm phòng chi phí tiêm phòng (bao gồm chi phí vắc xin và công tiêm phòng) các bệnh truyền nhiễm bắt buộc (LMLM, THT) cho các hộ chăn nuôi có quy mô dưới 100 con/hộ, trong đó hỗ trợ 100% chi phí tiêm phòng đối với hộ chăn nuôi dưới 50 con/hộ; hỗ trợ 100% chi phí tiêm phòng năm 2016 và 70% chi phí tiêm phòng từ năm 2017 trở đi đối với từ 50 đến dưới 100 con/hộ.

- Hàng năm, lấy mẫu huyết thanh giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm như Lao và sảy thai truyền nhiễm, LMLM (600 mẫu), xoắn khuẩn (800 mẫu), ký sinh trùng đường máu (600 mẫu), Mycoplasma (370 mẫu). Duy trì giám sát các bệnh truyền nhiễm từ bò sang người.

- Hàng năm, lấy mẫu sữa về chất lượng béo, đạm, vật chất khô vi sinh trong sữa và số lượng tế bào soma (600 mẫu); kiểm tra tồn dư kháng sinh trong sữa (200 mẫu), kiểm tra chỉ tiêu aflatoxin trong sữa (200 mẫu).

- Nâng cấp và duy trì các mô hình chăn nuôi bò sữa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (50 mô hình). Mở rộng quản lý, kiểm tra vệ sinh chăn nuôi, chất lượng sữa tại nông hộ như đánh giá chất lượng sữa, kháng sinh tồn dư, chất cấm...

- Cung cấp bình nhúng vú, dụng cụ thử CMT cho các hộ chăn nuôi và cung cấp dung dịch nhúng vú sát trùng và thuốc thử CMT (6 lít iodin và 0,5 lít CMT/hộ/năm).

- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh bò sữa.

4.3. Kinh phí thực hiện: 432.572.482.000 đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách cấp: 33.539.944.000 đồng.

- Nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp: 399.032.538.000 đồng (chi phí tiêm phòng, chi phí điều trị bệnh, mua hóa chất dụng cụ).

Bao gồm các nội dung:

- Chi phí tiêm phòng: 8.385.527.500 đồng, trong đó ngân sách: 7.806.739.500 đồng, nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp 578.788.000 đồng.

- Lấy mẫu xét nghiệm: 6.549.134.500 đồng (từ nguồn ngân sách thành phố).

- Xây dựng mô hình điểm: 287.500.000 đồng, trong đó ngân sách: 143.750.000 đồng, nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp 143.750.000 đồng.

- Chi phí tập huấn, đào tạo: 1.277.500.000 đồng (từ nguồn ngân sách thành phố)

- Mua sắm thiết bị: 415.608.500.000 đồng, trong đó ngân sách 17.298.500.000 đồng, nguồn từ các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp 398.310.000.000 đồng.

- Chi phí khác: 464.320.000 đồng.

4.4. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.5. Đơn vị thực hiện: Chi cục Thú y.

4.6. Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các quận huyện, các doanh nghiệp thu mua sữa, các hộ chăn nuôi bò sữa.

5. Cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa.

5.1. Mục tiêu:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi bò sữa và các kỹ thuật mới, nhằm cải thiện điều kiện sản xuất, giảm nhân công và nâng cao hiệu quả lao động.

5.2. Nội dung:

Hỗ trợ máy móc, trang thiết bị chăn nuôi bò sữa, bao gồm máy vắt sữa đơn dạng hệ thống và các thiết bị kèm theo (thiết bị rửa máy vắt sữa và bình nhôm chứa sữa), máy băm thái cỏ có trục cuốn, máy cắt cỏ cầm tay, máy trộn thức ăn TMR 1 pha, hệ thống tưới phun mưa tự động đồng cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại, máy phun thuốc sát trùng chuồng trại.

5.3. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 113.169.720.000 đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách cấp: 29.527.470.000 đồng (hỗ trợ 50% kinh phí mua sắm trang thiết bị và chi phí quản lý chương trình).

- Nguồn từ vốn vay ưu đãi và vốn của doanh nghiệp, Hợp tác xã, các hộ chăn nuôi: 83.642.250.000 đồng (máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống nhà kho).

Cụ thể:

* Hỗ trợ đầu tư thiết bị khai thác và bảo quản sữa:

- Số lượng thiết bị đầu tư: 900 máy vắt sữa đơn dạng hệ thống, 150 thiết bị rửa máy vắt sữa và 2.500 bình nhôm chứa sữa cho mỗi hộ chăn nuôi có quy mô trên 15 con/hộ.

- Kinh phí thực hiện: 23.429.000.000 đồng, trong đó:

+ Từ nguồn ngân sách cấp: 12.892.500.000 đồng (hỗ trợ 50% chi phí thiết bị và chi phí tổ chức thực hiện):

Máy vắt sữa: 11.182.500.000 đồng (900 cái x 24.850.000 đồng/cái x 50%)

Máy rửa máy vắt sữa: 435.000.000 đồng (150 cái x 5.800.000 đồng/cái x 50%)

Bình nhôm chứa sữa: 1.275.000.000 đồng (2.500 cái x 1.020.000 đồng/cái x 50%)

+ Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 12.892.500.000 đồng, trong đó:

Máy vắt sữa: 11.182.500.000 đồng (900 cái x 24.850.000 đồng/cái x 50%)

Máy rửa máy vắt sữa: 435.000.000 đồng (150 cái x 5.800.000 đồng/cái x 50%)

Bình nhôm chứa sữa: 1.275.000.000 đồng (2.500 cái x 1.020.000 đồng/cái x 50%)

* Hỗ trợ đầu tư thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi:

- Số lượng thiết bị đầu tư:

+ 300 máy băm thái cỏ có trục cuốn (công suất 2 tấn/giờ) cho các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi trên 15 con/hộ, có đồng cỏ thâm canh trên 2.000 m2.

+ 50 máy băm thái cỏ có vòi phun (công suất 2 tấn/giờ) cho các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi trên 15 con/hộ, có đồng cỏ thâm canh trên 2.000 m2.

+ 1.000 máy cắt cỏ cầm tay cho các hộ có quy mô chăn nuôi trên 15 con/hộ, có đồng cỏ thâm canh trên 2.000 m2.

+ 50 máy trộn thức ăn TMR 200 kg (1 pha) cho hộ chăn nuôi (hoặc nhóm hộ) trên 40 con/hộ.

+ 120 hệ thống tưới phun sương tự động cho các hộ chăn nuôi có đồng cỏ thâm canh trên 5.000m2

- Kinh phí thực hiện: 35.225.750.000 đồng, trong đó:

- Từ nguồn ngân sách cấp: 10.433.000.000 đồng (hỗ trợ 50% chi phí thiết bị và chi phí tổ chức thực hiện):

+ Máy băm thái cỏ có trục cuốn: 3.037.500.000 đồng (300 cái x 20.250.000 đồng/cái x 50%)

+ Máy băm thái cỏ có vòi phun: 687.500.000 đồng (50 cái x 27.500.000 đồng/cái x 50%)

+ Máy cắt cỏ cầm tay: 3.300.000.000 đồng (1.000 cái x 6.600.000 đồng/cái x 50%).

+ Máy trộn thức ăn TMR 200 kg 1 pha: 990.000.000 đồng (50 cái x 39.600.000 đồng/cái x 50%).

+ Hệ thống tưới phun mưa tự động có đồng cỏ thâm canh trên 5.000 m2: 2.418.000.000 đồng (120 hệ thống x 40.300.000 đồng/hệ thống x 50%).

- Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 24.792.750.000 đồng (50% chi phí thiết bị và tự đầu tư nâng cấp chuồng trại và đồng cỏ):

+ Máy băm thái cỏ có trục cuốn: 5.464.500.000 đồng

+ Máy băm thái cỏ có vòi phun: 1.092.000.000 đồng

+ Máy cắt cỏ cầm tay: 11.390.000.000 đồng

+ Máy trộn TMR: 2.001.250.000 đồng

+ Hệ thống tưới phun tự động: 4.845.000.000 đồng.

* Hỗ trợ nâng cấp chuồng trại chăn nuôi:

- Số lượng thiết bị đầu tư: 400 hệ thống làm mát chuồng trại bán tự động và thiết bị theo dõi nhiệt độ ẩm độ chuồng nuôi cho mỗi hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi trên 15 con/hộ và chuồng trại cao ráo, thoáng mát, có diện tích trên 150 m2, độ cao trên 3,2 m.

- Kinh phí thực hiện: 37.580.000.000 đồng, trong đó:

+ Từ nguồn ngân sách cấp: 4.390.000.000 đồng (hỗ trợ 50 % chi phí máy móc, thiết bị: 400 hệ thống x 21.950.000 đồng/hệ thống x 50%).

+ Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 33.190.000.000 đồng (50% chi phí đối ứng mua máy móc, thiết bị và tự đầu tư nâng cấp chuồng trại).

* Hỗ trợ vệ sinh chuồng trại

- Số lượng đầu tư: 150 máy phun thuốc sát trùng chuồng trại cho mỗi hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi trên 15 con/hộ và chuồng trại cao ráo, thoáng mát, có diện tích trên 150 m2, độ cao trên 3,2 m.

- Kinh phí thực hiện: 13.294.000.000 đồng, trong đó:

+ Từ nguồn ngân sách cấp: 527.000.000 đồng (hỗ trợ 50% chi phí mua máy móc, thiết bị: 150 máy x 6.200.000 đồng/máy x 50%).

+ Từ nguồn các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bò sữa: 12.767.000.000 đồng (50% chi phí đối ứng mua máy móc, thiết bị và tự đầu tư nâng cấp chuồng trại)

* Tài liệu tuyên truyền (từ nguồn ngân sách): 679.500.000 đồng, trong đó:

- Tờ rơi tuyên truyền nội dung cơ giới hóa chăn nuôi bò sữa và hướng dẫn đăng ký chương trình: 216.000.000 đồng (36.000 tờ x 6.000 đồng/tờ)

- Cẩm nang chăn nuôi bò sữa: 463.500.000 đồng (18.000 cuốn x 25.750 đồng/cuốn).

* Quản lý điều hành:

Kinh phí thực hiện: 254.470.000 đồng, trong đó:

- Thẩm định xét chọn hộ, lấy ý kiến về yêu cầu kỹ thuật: 18.000.000 đồng (1 cuộc/năm)

- Hội thảo triển khai đề án tại quận huyện: 51.000.000 đồng (4 cuộc/năm)

- Hội thảo tổng kết thực hiện đề án: 80.750.000 đồng (1 cuộc/năm)

- Tham quan học tập mô hình kiểu mẫu: 104.720.000 đồng.

* Chi phí khác: 351.000.000 đồng

5.4. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông.

5.6. Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi, các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị, các Hợp tác xã và hộ chăn nuôi.

6. Nâng cấp hệ thống hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa.

6.1. Mục tiêu:

- Củng cố, phát triển các HTX, THT chăn nuôi bò sữa hoạt động ngày càng hiệu quả gắn với đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp theo Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố, góp phần vào chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Tổ chức phát triển mới các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa tại các địa phương chăn nuôi bò sữa tập trung.

- Tập trung phát triển và mở rộng dịch vụ cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm, tín dụng phục vụ chăn nuôi bò sữa: thức ăn, gieo tinh, phòng trị bệnh ...

6.2. Nội dung:

- Tuyên truyền phổ biến về mô hình HTX, THT và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, hướng dẫn thực hành liên kết sản xuất cho các tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa tại các địa bàn trọng điểm về chăn nuôi bò sữa.

- Vận động người chăn nuôi bò sữa tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã.

- Nâng cao năng lực điều hành cho cán bộ quản lý hợp tác xã. Tổ chức khảo sát học tập HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, các trang trại chăn nuôi trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế hợp tác trong chăn nuôi bò sữa.

- Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa hiện hữu trên địa bàn theo hướng dịch vụ hóa từ cung cấp con giống, thức ăn TMR, các dịch vụ về thú y, gieo tinh và thu mua sữa.

- Xây dựng mô hình hộ thành viên HTX, THT chăn nuôi bò sữa hiệu quả.

6.3. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 1.057.800.000 đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách cấp: 802.800.000 đồng.

- Nguồn từ vốn vay ưu đãi và vốn của doanh nghiệp, Hợp tác xã, các hộ chăn nuôi: 225.000.000 đồng.

Cụ thể:

+ Tập huấn, tuyên truyền về mô hình Hợp tác xã, tổ hợp tác và tham quan các mô hình HTX, trại chăn nuôi: 577.800.000 đồng

+ Hỗ trợ trang thiết bị kiểm tra chất lượng sữa: 480.000.000 đồng, trong đó ngân sách: 225.000.000 đồng.

6.4. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6.5. Đơn vị thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn, các Hợp tác xã bò sữa.

6.6. Đơn vị phối hợp: Chi cục Thú y, Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông, các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị.

7. Đào tạo chất lượng nguồn nhân lực.

7.1. Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo các chuyên gia đầu ngành bò sữa trên các lĩnh vực giống, dinh dưỡng, thú y; tổ chức sản xuất trong chăn nuôi bò sữa

- Học tập và ứng dụng nhanh các thành tựu, tiến bộ mới để nhanh chóng ứng dụng vào chăn nuôi bò sữa tại thành phố, giúp phát triển bền vững.

7.2. Nội dung:

- Đào tạo ngắn hạn và khuyến nông nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại... để tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch sản xuất và quản lý đàn trại nông hộ.

- Đào tạo trong nước và nước ngoài cho các nhà khoa học và cán bộ có trình độ chuyên sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, an toàn thực phẩm...

- Tổ chức tham quan học tập các mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả trong nước, ngoài nước.

7.3. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 2.061.750.000 đồng (từ nguồn ngân sách thành phố), trong đó:

+ Đào tạo chuyên sâu: 1.007.750.000 đồng

+ Đào tạo ngắn hạn: 1.054.000.000 đồng

7.4. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7.5. Đơn vị thực hiện: Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp.

7.6. Đơn vị phối hợp: Chi cục Thú y, Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông, các hộ chăn nuôi bò sữa.

8. Xúc tiến thương mại bò sữa.

8.1. Mục tiêu:

Xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu giống bò sữa của thành phố Hồ Chí Minh.

8.2. Nội dung:

- Xây dựng thương hiệu giống bò sữa và mở rộng giao dịch kinh doanh con giống tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức Hội thi bò sữa định kỳ 2 năm/lần, giúp người chăn nuôi có sự cạnh tranh trong việc quản lý, nâng cao chất lượng giống.

- Xây dựng thương hiệu giống bò sữa.

8.3. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 1.818.218.000 đồng (từ nguồn ngân sách)

8.4. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8.5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp.

8.6. Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp.

9. Xây dựng Nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa (TMR).

9.1. Mục tiêu:

Cung cấp khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chất lượng cao cho bò sữa, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sữa, khai thác tiềm năng sản xuất của con giống cao sản và giảm giá thành thức ăn cho bò sữa.

9.2. Nội dung:

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng 02 Nhà máy sản xuất thức ăn TMR và hệ thống phân phối thức ăn cho các hộ chăn nuôi bò sữa.

- Tổ chức tham quan học tập các mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả trong nước, ngoài nước.

9.3. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 52.505.122.000 đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách cấp: 16.505.122.000 đồng, bao gồm:

+ Máy trộn thức ăn hỗn hợp (máy trộn kép 2 trục 16 m3): 7.118.160.000 đồng

+ Băng tải: 444.662.000 đồng

+ Dụng cụ lắp đặt: 243.070.000 đồng

+ Hệ thống bao bì, vận chuyển: 486.140.000 đồng.

+ Hệ thống ống: 100.350.000 đồng.

+ Phần mềm: 1.293.400.000 đồng.

+ Hệ thống đóng gói: 4.281.600.000 đồng

+ Hệ thống điện: 2.537.740.000 đồng

- Nguồn từ doanh nghiệp: 36.000.000.000 đồng, trong đó:

+ Xây dựng kho bãi, nhà xưởng: 36.000.000.000 đồng.

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị thực hiện: Doanh nghiệp đăng ký.

10. Chương trình sữa học đường.

10.1. Mục tiêu:

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo tại các huyện ngoại thành, thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa tươi hàng ngày, nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Xây dựng chuỗi sản phẩm 100% sữa tươi từ nguồn sữa tươi nguyên liệu của người chăn nuôi bò sữa thành phố đến các trường mầm non trên địa bàn các huyện ngoại thành

10.2. Nội dung:

Triển khai Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030.

Cho học sinh mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi uống sữa tươi vào 2 lần/tuần.

Xây dựng hệ thống thu mua sữa tươi nguyên liệu của người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống phân phối sữa đến các điểm trường và hệ thống bảo quản sữa tại các trường được cung cấp sữa tươi

Hỗ trợ các trang thiết bị bảo quản sữa tại các điểm uống sữa: xây dựng phòng/kho bảo quản sữa; cung cấp trang thiết bị phục vụ bảo quản sữa.

Kiểm tra đảm bảo chất lượng sữa của các đơn vị cung cấp trước khi cung cấp cho các trường học.

10.3. Kinh phí thực hiện: Có đề án xây dựng riêng

10.4. Cơ quan quản lý: Sở Giáo dục và Đào tạo

10.5. Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các quận huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Tài chính, các doanh nghiệp, HTX, các trường mẫu giáo trên địa bàn các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Xây dựng Nhà máy sữa tươi thanh trùng.

11.1. Mục tiêu:

Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nguồn sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi bò sữa và xây dựng thương hiệu sữa tươi của Thành phố Hồ Chí Minh.

11.2. Kinh phí thực hiện: Có đề án xây dựng riêng

11.3. Cơ quan quản lý: Ủy ban nhân dân quận, huyện

11.4. Đơn vị thực hiện: Doanh nghiệp, Hợp tác xã./.

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ SỮA GIAI ĐOẠN 2016-2020

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Tỷ lệ ngân sách đảm bảo

Tổng kinh phí giai đoạn 2016 - 2020 (triệu đồng)

Phân kỳ dự toán kinh phí (triệu đồng)

Năm 2016

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Tổng kinh phí

Ngân sách

DN, Nông hộ

Ngân sách

DN, Nông hộ

A. CÔNG TÁC GIỐNG BÒ SỮA

 

 

 

216.239.700.000

216.239.700.000

-

-

12.775.020.000

-

I. Cải thiện chất lượng giống bò sữa

 

 

 

213.818.750.000

213.818.750.000

-

-

12.033.250.000

-

1

Tinh bò sữa

 

 

612.750

161.175.000.000

161.175.000.000

-

35.250

8.925.000.000

-

1.1

Tinh phân biệt giới tính (3 liều/con/năm x 12.000 - 15.000 con/năm) Vận dụng theo giai đoạn 2011 - 2015

Liều

100%

166.500

116.550.000.000

116.550.000.000

-

9.000

6.300.000.000

-

1.2

Tinh cao sản (3 liều/con/năm x 35.000 con/năm) Vận dụng theo QĐ 50/2014/QĐ-TTg

Liều

100%

446.250

44.625.000.000

44.625.000.000

-

26.250

2.625.000.000

-

2

Nitơ lỏng bảo quản tinh

Lít

100%

459.563

9.191.250.000

9.191.250.000

-

26.438

528.750.000

-

3

Vật tư

Cái

100%

612.750

3.063.750.000

3.063.750.000

-

35.250

176.250.000

-

4

Công gieo tinh

Liều

 

612.750

30.637.500.000

30.637.500.000

-

35.250

1.762.500.000

-

5

Chi phí theo dõi và báo cáo kết quả gieo tinh

Liều

100%

612.750

9.191.250.000

9.191.250.000

-

35.250

528.750.000

-

6

Chi phí in tờ bướm

Tờ

100%

42.500

340.000.000

340.000.000

-

8.500

68.000.000

-

7

Hội thảo triển khai

Cuộc

100%

100

220.000.000

220.000.000

-

20

44.000.000

-

II. Quản lý giống bò sữa và chọn lọc đàn bò sữa

 

 

 

1.721.350.000

1.721.350.000

-

-

474.470.000

-

1

Tập huấn kỹ thuật (Hướng dẫn thu thập số liệu, cách thức ghi chép cho cán bộ kỹ thuật, nông hộ tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh)

Lớp

100%

10

13.500.000

13.500.000

-

-

13.500.000

-

2

Thu thập số liệu cá thể giống bò sữa

 

100%

 

1.412.000.000

1.412.000.000

-

-

282.400.000

-

3

Hợp đồng chuyên gia xây dựng chỉ số chọn lọc

Người

100%

20

80.000.000

80.000.000

-

4

16.000.000

-

4

Mua sắm trang thiết bị

 

100%

 

215.850.000

215.850.000

-

-

162.570.000

-

III. Chọn lọc giống bò sữa chịu nhiệt

 

 

 

699.600.000

699.600.000

-

-

267.300.000

-

1

Phân tích mẫu máu và mẫu sữa

Mẫu

100%

1.100

696.000.000

696.000.000

-

410

266.100.000

-

2

Công chuyên gia

Công

100%

3

3.600.000

3.600.000

-

1

1.200.000

-

B. CÔNG TÁC THÚ Y

 

 

 

432.572.482.000

33.539.944.000

399.032.538.000

-

4.180.980.900

118.290.000

I. Công tác tiêm phòng

 

 

 

8.385.527.500

7.806.739.500

578.788.000

-

1.582.040.000

89.540.000

1

Vaccin

Liều

 

646.290

3.877.740.000

3.761.317.200

116.422.800

129.258

767.994.000

7.554.000

1.1

Vaccin THT

Liều

 

646.290

3.877.740.000

3.761.317.200

116.422.800

129.258

767.994.000

7.554.000

 

Quy mô <50 con

-

100%

585.375

3.512.250.000

3.512.250.000

-

117.075

702.450.000

-

 

Quy mô 50 - 100 con (từ năm 2017 trở đi)

-

70%

54.620

327.720.000

249.067.200

78.652.800

10.924

65.544.000

-

 

Quy mô > 100 con

-

-

6.295

37.770.000

-

37.770.000

1.259

-

7.554.000

1.2

Vaccin LMLM (Đã dự trù kinh phí trong chương trình giám sát dịch tễ)

Liều

 

-

-

-

-

-

-

-

2

Công tiêm phòng

Liều

 

646.290

2.585.160.000

2.507.544.800

77.615.200

129.258

511.996.000

5.036.000

1.1

Vaccin THT

Liều

 

646.290

2.585.160.000

2.507.544.800

77.615.200

129.258

511.996.000

5.036.000

 

Quy mô <50 con

-

100%

585.375

2.341.500.000

2.341.500.000

-

117.075

468.300.000

-

 

Quy mô 50 - 100 con (từ năm 2017 trở đi)

-

70%

54.620

218.480.000

166.044.800

52.435.200

10.924

43.696.000

-

 

Quy mô > 100 con

-

-

6.295

25.180.000

-

25.180.000

1.259

-

5.036.000

2.2

Vaccin LMLM (Đã dự trù kinh phí trong chương trình giám sát dịch tễ)

Liều

 

-

-

-

-

-

-

-

3

Hỗ trợ sự cố tiêm phòng

Con

 

430

1.922.627.500

1.537.877.500

384.750.000

86

302.050.000

76.950.000

3.1

Bò chết (150.000 đ/kg x 285 kg/con - báo giá của Công ty Bò sữa)

Con

70%

30

1.282.500.000

897.750.000

384.750.000

6

179.550.000

76.950.000

3.2

Sẩy thai

Con

100%

150

487.500.000

487.500.000

-

30

97.500.000

-

3.3

Bò bị phản ứng quá mẫn (liệu trình 5 ngày/con), mỗi ngày gồm:

+ Adrenalin (Epinephrine) ngày đầu: 0,5 - 1 ml/50 kg thể trọng dung dịch 1 % chống sốc (25.000 đ)

+ Trợ tim-hô hấp (Cafein) ngày đầu: 5-10 ml/50 kg thể trọng (25.000 đ)

+ Kháng sinh tại chỗ (Strepfua, Pen- Strep 3 - 5 ngày): 20 ml/con (80.000 - 100.000 đ)

+ Giảm sốt Anaginl C (18.000 đ)

+ Thuốc trợ lực, trợ sức Lesthionine 30 ml/con (12.000 đ)

+ Truyền dịch 2 chai (40.000 đ)

Con

100%

250

152.627.500

152.627.500

-

50

25.000.000

-

II. Lấy mẫu xét nghiệm

 

 

 

6.549.134.500

6.549.134.500

-

-

1.358.326.900

-

1

Hóa chất

-

100%

-

4.720.219.500

4.720.219.500

-

-

986.843.900

-

1.1

Giám sát bệnh bò sữa

-

 

-

3.040.219.500

3.040.219.500

-

-

650.843.900

-

1.2

Chất lượng sữa

-

 

-

1.680.000.000

1.680.000.000

-

-

336.000.000

-

2

Dụng cụ vật tư

-

100%

-

611.315.000

611.315.000

-

-

127.963.000

-

3

Gửi mẫu định lượng kháng sinh LCMS (Phòng TN Hoàng Vũ)

Mẫu

100%

100

55.000.000

55.000.000

-

20

11.000.000

-

4

Thuê công đi lấy mẫu xét nghiệm (Theo Thông tư 04/2012/TT-BTC)

Mẫu

100%

11.600

156.600.000

156.600.000

-

2.320

31.320.000

-

5

Thuê công đi lấy mẫu xét nghiệm (Theo Thông tư 04/2012/TT-BTC)

 

100%

 

1.006.000.000

1.006.000.000

-

-

201.200.000

-

III. Điều trị mô hình điểm

 

 

 

287.500.000

143.750.000

143.750.000

500

28.750.000

28.750.000

1

Thuốc điều trị

Con

50%

1.250

225.000.000

112.500.000

112.500.000

250

22.500.000

22.500.000

1.1

Bệnh Leptospirosis (liệu trình 5 ngày), mỗi ngày gồm:

+ Oxytetracycline (800 đ/ml x 30 ml/con): 24.000 đồng

+ Lesthionine (400 đ/ml x 30 ml/con): 12.000 đồng

Con

 

750

135.000.000

67.500.000

67.500.000

150

13.500.000

13.500.000

1.2

Bệnh ký sinh trùng đường máu (liệu trình 5 ngày), mỗi ngày gồm:

+ Oxytetracycline (800 đ/ml x 30 ml/con): 24.000 đồng

+ Lesthionine (400 đ/ml x 30 ml/con): 12.000 đồng

Con

 

500

90.000.000

45.000.000

45.000.000

100

9.000.000

9.000.000

2

Công điều trị

Con

50%

1.250

62.500.000

31.250.000

31.250.000

250

6.250.000

6.250.000

IV. Đào tạo, tập huấn

 

 

 

1.277.500.000

1.277.500.000

-

-

210.500.000

-

1

Tập huấn công tác bò sữa

Lớp

100%

150

307.500.000

307.500.000

-

30

61.500.000

-

2

Đào tạo cán bộ thú y về công tác bò sữa (chi phí dự kiến khi nào phát sinh thực tế mới có giá cụ thể)

Người

100%

50

250.000.000

250.000.000

-

10

50.000.000

-

3

In tờ bướm (báo giá của Cty in Bến Thành)

Tờ

100%

40.000

40.000.000

40.000.000

-

8.000

8.000.000

-

4

Chi phí thu âm và phát thanh với VOH (Hợp đồng hàng năm)

Bài

100%

30

30.000.000

30.000.000

-

6

6.000.000

-

5

Sổ tay chăn nuôi bò sữa (báo giá của Cty in Bến Thành)

Cuốn

100%

15.000

225.000.000

225.000.000

-

-

-

-

6

Cập nhật dữ liệu các hộ chăn nuôi vào phần mềm (như QĐ 4320 của UBND TP)

Hộ

100%

42.500

425.000.000

425.000.000

-

8.500

85.000.000

-

V. Mua sắm thiết bị (Công cụ dụng cụ, thiết bị quản lý đàn bò sữa, phục vụ xét nghiệm và trang bị cho hộ chăn nuôi)

 

 

 

415.608.500.000

17.298.500.000

398.310.000.000

-

908.500.000

-

1

Quản lý bò sữa

-

 

-

413.972.500.000

15.662.500.000

398.310.000.000

-

446.500.000

-

1.1

Kềm bấm thẻ tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

100%

50

50.000.000

50.000.000

-

10

10.000.000

-

1.2

Thẻ bấm tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

100%

125.000

1.125.000.000

1.125.000.000

-

25.000

225.000.000

-

1.3

Viết viết thẻ tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

100%

175

26.250.000

26.250.000

-

35

5.250.000

-

1.4

Công bấm thẻ tai

Con

100%

125.000

375.000.000

375.000.000

-

25.000

75.000.000

-

1.5

Thuốc iotdine sát trùng núm vú hộ mô hình điểm (7 5 lít/hộ/năm x 50 hộ)

Lít

100%

18.750

656.250.000

656.250.000

-

3.750

131.250.000

-

1.6

Thuốc iotdine sát trùng núm vú (6 lít/hộ/đợt x 1 đợt/năm x 8500 hộ)

Lít

13%

204.000

84.490.000.000

7.140.000.000

77.350.000.000

-

-

-

1.7

Bình sát trùng núm vú (1 cái/hộ x 8500 hộ)

Cái

100%

8.500

425.000.000

425.000.000

-

-

-

-

1.8

Khay thử CMT (1cái/hộ x 8500 hộ)

Cái

100%

8.500

425.000.000

425.000.000

-

-

-

-

1.9

Thuốc thử CMT (0,5 lít/hộ/đợt x 1 đợt/năm x 8.500 hộ)

Lít

3%

17.000

326.400.000.000

5.440.000.000

320.960.000.000

-

-

-

2

Trang thiết bị phục vụ điều trị

-

100%

3

45.000.000

45.000.000

-

1

15.000.000

-

3

Trang thiết bị phục vụ xét nghiệm

-

100%

-

1.591.000.000

1.591.000.000

-

-

447.000.000

-

VI. Chi phí khác

 

 

 

464.320.000

464.320.000

-

-

92.864.000

-

1

Xăng xe phục vụ công tác

Lít

100%

4.704

82.320.000

82.320.000

-

-

16.464.000

-

2

Công tác phí đoàn kiểm tra

Ngày

100%

4.775

382.000.000

382.000.000

-

955

76.400.000

-

C. CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

 

 

 

113.169.720.000

29.527.470.000

83.642.250.000

-

2.177.500.000

2.367.430.000

I. Đầu tư máy móc, thiết bị

 

 

 

111.884.750.000

28.242.500.000

83.642.250.000

634

2.108.550.000

2.367.430.000

1

Thiết bị khai thác và bảo quản sữa

-

50%

3.550

25.785.000.000

12.892.500.000

12.892.500.000

602

1.784.550.000

1.784.550.000

1.1

Máy vắt sữa đơn dạng hệ thống lắp đặt hoàn chỉnh

Máy

 

900

22.365.000.000

11.182.500.000

11.182.500.000

122

1.515.850.000

1.515.850.000

1.2

Thiết bị rửa máy vắt sữa

Thiết bị

 

150

870.000.000

435.000.000

435.000.000

10

29.000.000

29.000.000

1.3

Bình nhôm chứa sữa 20 lít/bình

Bình

 

2.500

2.550.000.000

1.275.000.000

1.275.000.000

470

239.700.000

239.700.000

2

Thiết bị thức ăn chăn nuôi

-

50% thiết bị

1.520

35.225.750.000

10.433.000.000

24.792.750.000

32

324.000.000

582.880.000

2.1

Máy băm thái cỏ có trục cuốn

Máy

 

300

8.502.000.000

3.037.500.000

5.464.500.000

32

324.000.000

582.880.000

2.2

Máy băm thái cỏ có vòi phun

Máy

 

50

1.779.500.000

687.500.000

1.092.000.000

-

-

-

2.3

Máy cắt cỏ cầm tay

Máy

 

1.000

14.690.000.000

3.300.000.000

11.390.000.000

-

-

-

2.4

Máy trộn thức ăn TMR 200 kg (1 pha)

Máy

 

50

2.991.250.000

990.000.000

2.001.250.000

-

-

-

2.5

Hệ thống tưới phun mưa tự động đồng cỏ thâm canh > 5.000m2

Hệ thống

 

120

7.263.000.000

2.418.000.000

4.845.000.000

-

-

-

3

Cải thiện tiểu khí hậu chuồng trại chăn nuôi

Hệ thống

50% thiết bị

400

37.580.000.000

4.390.000.000

33.190.000.000

-

-

-

4

Vệ sinh chuồng trại

Máy

50% thiết bị

150

13.294.000.000

527.000.000

12.767.000.000

-

-

-

II. Tài liệu tuyên truyền

 

 

 

679.500.000

679.500.000

-

-

-

-

1

Tờ rơi

Tờ

100%

36000

216.000.000

216.000.000

-

-

-

-

2

Cẩm nang chăn nuôi bò sữa

Cuốn

100%

18000

463.500.000

463.500.000

-

-

-

-

III. Quản lý, điều hành nội dung

 

 

 

254.470.000

254.470.000

-

-

29.950.000

-

1

Thẩm định xét chọn hộ; lấy ý kiến đóng góp về yêu cầu KT của các loại máy móc, thiết bị

Cuộc

100%

5

18.000.000

18.000.000

-

1

3.600.000

-

2

Hội thảo triển khai ở Quận, huyện (Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Q12)

Cuộc

100%

20

51.000.000

51.000.000

-

4

10.200.000

-

3

Hội thảo tổng kết thực hiện Đề án ở Thành phố (1 cuộc/năm)

Cuộc

100%

5

80.750.000

80.750.000

-

1

16.150.000

-

4

Tham quan học tập mô hình kiểu mẫu

Cuộc

100%

20

104.720.000

104.720.000

-

-

-

-

VI. Chi phí khác

 

 

 

351.000.000

351.000.000

-

-

39.000.000

-

1

Xăng xe phục vụ công tác

Lít

100%

4.000

63.000.000

63.000.000

-

-

7.000.000

-

2

Công tác phí đoàn kiểm tra

Ngày

100%

3.600

288.000.000

288.000.000

-

400

32.000.000

-

D. KINH TẾ HỢP TÁC

 

 

 

1.057.800.000

802.800.000

255.000.000

-

-

-

I. Tập huấn, tham quan hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa

 

 

 

577.800.000

577.800.000

-

-

-

-

1

Tập huấn tư vấn và thành lập mới HTX, THT chăn nuôi bò sữa

Lớp

100%

22

151.800.000

151.800.000

-

-

-

-

2

Tham quan các mô hình HTX điển hình về liên kết sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh

Chuyến

100%

20

426.000.000

426.000.000

-

-

-

-

II. Hỗ trợ trang thiết bị, máy móc kiểm tra chất lượng sữa bò tươi của thành viên HTX, THT

 

Tối đa 75 triệu đ/HTX, THT

 

480.000.000

225.000.000

255.000.000

-

-

-

1

Máy phân tích chất lượng sữa

Cái

 

3

225.000.000

225.000.000

-

-

-

-

2

Tủ ấm đựng mẫu sữa

Cái

 

3

111.000.000

111.000.000

-

-

-

-

3

Máy đếm tế bào soma

Cái

 

3

144.000.000

144.000.000

-

-

-

-

E. ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN

 

 

 

2.061.750.000

2.061.750.000

-

-

412.350.000

-

I. Dự án đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

 

 

1.007.750.000

1.007.750.000

-

-

201.550.000

-

1

Thù lao giáo viên

Buổi

100%

-

379.800.000

379.800.000

-

-

75.960.000

-

2

Chi phí lớp học

Người

100%

125

53.750.000

53.750.000

-

-

10.750.000

-

3

Mua dụng cụ, vật tư thực tập

-

100%

-

41.450.000

41.450.000

-

-

8.290.000

-

4

Tham quan học tập

-

100%

-

532.750.000

532.750.000

-

-

106.550.000

-

4.1

Tham quan các nông trại cuối khóa (chương trình đi 5 ngày tại Bảo Lộc, Đà Lạt)

Chuyến

 

5

352.750.000

352.750.000

-

1

70.550.000

-

4.2

Tham quan theo chuyên đề

Chuyến

 

20

180.000.000

180.000.000

-

4

36.000.000

-

II. Đào tạo ngắn hạn, tập huấn (200 học viên /năm /08 lớp) 1 lớp 25 ngày

 

 

 

1.054.000.000

1.054.000.000

-

-

210.800.000

-

1

Chi phí giáo viên, quản lý lớp học

Lớp

100%

20

751.500.000

751.500.000

-

4

150.300.000

-

2

Chi phí dụng cụ vật tư thực tập

-

100%

-

165.000.000

165.000.000

-

-

33.000.000

-

3

Tham quan học tập

Lớp

100%

20

137.500.000

137.500.000

-

4

27.500.000

-

F. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

 

 

 

1.818.218.000

1.818.218.000

-

-

-

-

Tổ chức Hội thi triển lãm giống bò sữa

 

 

 

1.818.218.000

1.818.218.000

-

-

-

-

1

Chi phí chuẩn bị hội thi

Cuộc

100%

2

219.500.800

219.500.800

-

-

-

-

1.1

Xây dựng đề cương, thể lệ, tiêu chí chấm thi

Đề cương

 

 

1.200.000

1.200.000

-

-

-

-

1.2

Họp Ban Giám khảo, Ban Tổ chức

lần

 

 

4.000.000

4.000.000

-

-

-

-

1.3

Tập huấn kiến thức chăn nuôi bò sữa

-

 

 

19.800.000

19.800.000

-

-

-

-

1.4

Văn phòng phẩm

-

 

 

30.000.000

30.000.000

-

-

-

-

1.5

Thù lao làm ngoài giờ

Giờ

 

 

18.720.000

18.720.000

-

-

-

-

1.6

Quảng bá, tuyên truyền

-

 

 

145.780.800

145.780.800

-

-

-

-

2

Chi phí các phần thi

 

100%

-

453.950.000

453.950.000

-

-

-

-

2.1

Phần thi "Bò sữa tốt"

 

 

 

315.650.000

315.650.000

-

-

-

-

2.2

Phần thi “Thi mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững"

 

 

 

71.000.000

71.000.000

-

-

-

-

2.3

Chi phí cho phần thi "kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi"

 

 

 

67.300.000

67.300.000

-

-

-

-

3

Chi phí công chung

 

100%

 

1.144.767.200

1.144.767.200

-

-

-

-

G. NHÀ MÁY TMR

 

 

 

52.505.122.000

16.505.122.000

36.000.000.000

-

-

-

1

Máy trộn thức ăn hỗn hợp M-101 TMR MIXER (Máy trộn kép 2 trục vít có lưỡi dao cắt cỏ khô, 16 m3)

Hệ thống

100%

2

7.118.160.000

7.118.160.000

-

-

-

-

2

Băng tải

Hệ thống

100%

2

444.662.000

444.662.000

-

-

-

-

3

Dụng cụ lắp đặt (INSTALLATION MATERIALS)

Bộ

100%

2

243.070.000

243.070.000

-

-

-

-

4

Hệ thống bao bì, vận chuyển

Bộ

100%

2

486.140.000

486.140.000

-

-

-

-

5

Hệ thống ống (PLUMBING MATERIALS)

Bộ

100%

2

100.350.000

100.350.000

-

-

-

-

6

Phần mềm (ISTALLATION & TEST DRIVE)

Bộ

100%

2

1.293.400.000

1.293.400.000

-

-

-

-

7

Hệ thống đóng gói (máy chứa thành phẩm, băng tải, máy ép chân không)

Hệ thống

100%

2

4.281.600.000

4.281.600.000

-

-

-

-

8

Hệ thống điện

Hệ thống

100%

2

2.537.740.000

2.537.740.000

-

-

-

-

9

Nhà xưởng, kho bãi

m2

 

9.000

36.000.000.000

-

36.000.000.000

-

-

-

TỔNG CỘNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

 

 

819.424.792.000

300.495.004.000

518.929.788.000

-

19.545.850.900

2.485.720.000

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ SỮA GIAI ĐOẠN 2016-2020

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Phân kỳ dự toán kinh phí giai đoạn 2016 - 2020 (triệu đồng)

Năm 2017

Năm 2018

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Ngân sách

DN, Nông hộ

Ngân sách

DN, Nông hộ

A. CÔNG TÁC GIỐNG BÒ SỮA

 

-

48.375.270.000

-

-

48.274.470.000

-

I. Cải thiện chất lượng giống bò sữa

 

-

47.797.000.000

-

-

47.797.000.000

-

1

Tinh bò sữa

 

141.000

35.700.000.000

-

141.000

35.700.000.000

-

1.1

Tinh phân biệt giới tính (3 liều/con/năm x 12.000 - 15.000 con/năm) Vận dụng theo giai đoạn 2011 -2015

Liều

36.000

25.200.000.000

-

36.000

25.200.000.000

-

1.2

Tinh cao sản (3 liều/con/năm x 35.000 con/năm) Vận dụng theo QĐ 50/2014/QĐ-TTg

Liều

105.000

10.500.000.000

-

105.000

10.500.000.000

-

2

Nitơ lỏng bảo quản tinh

Lít

105.750

2.115.000.000

-

105.750

2.115.000.000

-

3

Vật tư

Cái

141.000

705.000.000

-

141.000

705.000.000

-

4

Công gieo tinh

Liều

141.000

7.050.000.000

-

141.000

7.050.000.000

-

5

Chi phí theo dõi và báo cáo kết quả gieo tinh

Liều

141.000

2.115.000.000

-

141.000

2.115.000.000

-

6

Chi phí in tờ bướm

Tờ

8.500

68.000.000

-

8.500

68.000.000

-

7

Hội thảo triển khai

Cuộc

20

44.000.000

-

20

44.000.000

-

II. Quản lý giống bò sữa và chọn lọc đàn bò sữa

 

-

310.970.000

-

-

312.470.000

-

1

Tập huấn kỹ thuật (Hướng dẫn thu thập số liệu, cách thức ghi chép cho cán bộ kỹ thuật, nông hộ tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh)

Lớp

-

-

-

-

-

-

2

Thu thập số liệu cá thể giống bò sữa

 

-

282.400.000

-

-

282.400.000

-

3

Hợp đồng chuyên gia xây dựng chỉ số chọn lọc

Người

4

16.000.000

-

4

16.000.000

-

4

Mua sắm trang thiết bị

 

-

12.570.000

-

-

14.070.000

-

III. Chọn lọc giống bò sữa chịu nhiệt

 

-

267.300.000

-

-

165.000.000

-

1

Phân tích mẫu máu và mẫu sữa

Mẫu

410

266.100.000

-

280

163.800.000

-

2

Công chuyên gia

Công

1

1.200.000

-

1

1.200.000

-

B. CÔNG TÁC THÚ Y

 

-

7.864.708.900

99.728.562.000

-

7.193.958.900

99.728.562.000

I. Công tác tiêm phòng

 

-

1.551.768.000

122.312.000

-

1.554.518.000

122.312.000

1

Vaccin

Liều

129.258

748.330.800

27.217.200

129.258

748.330.800

27.217.200

1.1

Vaccin THT

Liều

129.258

748.330.800

27.217.200

129.258

748.330.800

27.217.200

 

Quy mô <50 con

-

117.075

702.450.000

-

117.075

702.450.000

-

 

Quy mô 50 - 100 con (từ năm 2017 trở đi)

-

10.924

45.880.800

19.663.200

10.924

45.880.800

19.663.200

 

Quy mô >100 con

-

1.259

-

7.554.000

1.259

-

7.554.000

1.2

Vaccin LMLM
(Đã dự trù kinh phí trong chương trình giám sát dịch tễ)

Liều

-

-

-

-

-

-

2

Công tiêm phòng

Liều

129.258

498.887.200

18.144.800

129.258

498.887.200

18.144.800

1.1

Vaccin THT

Liều

129.258

498.887.200

18.144.800

129.258

498.887.200

18.144.800

 

Quy mô <50 con

-

117.075

468.300.000

-

117.075

468.300.000

-

 

Quy mô 50 - 100 con (từ năm 2017 trở đi)

-

10.924

30.587.200

13.108.800

10.924

30.587.200

13.108.800

 

Quy mô >100 con

-

1.259

-

5.036.000

1.259

-

5.036.000

2.2

Vaccin LMLM
(Đã dự trù kinh phí trong chương trình giám sát dịch tễ)

Liều

-

-

-

-

-

-

3

Hỗ trợ sự cố tiêm phòng

Con

86

304.550.000

76.950.000

86

307.300.000

76.950.000

3.1

Bò chết (150.000 đ/kg x 285 kg/con - báo giá của Công ty Bò sữa)

Con

6

179.550.000

76.950.000

6

179.550.000

76.950.000

3.2

Sẩy thai

Con

30

97.500.000

-

30

97.500.000

-

3.3

Bò bị phản ứng quá mẫn (liệu trình 5 ngày/con), mỗi ngày gồm:

+ Adrenalin (Epinephrine) ngày đầu: 0,5-1 ml/50 kg thể trọng dung dịch 1% chống sốc (25.000 đ)

+ Trợ tim-hô hấp (Cafein) ngày đầu: 5-10 ml/50 kg thể trọng (25.000 đ)

+ Kháng sinh tại chỗ (Strepfua, Pen- Strep 3-5 ngày): 20 ml/con (80.000 - 100.000 đ)

+ Giảm sốt Anaginl C (18.000 đ) + Thuốc trợ lực, trợ sức Lesthionine 30 ml/con (12.000 đ)

+ Truyền dịch 2 chai (40.000 đ)

Con

50

27.500.000

-

50

30.250.000

-

II. Lấy mẫu xét nghiệm

 

-

1.241.826.900

-

-

1.348.826.900

-

1

Hóa chất

-

-

879.843.900

-

-

986.843.900

-

1.1

Giám sát bệnh bò sữa

-

-

543.843.900

-

-

650.843.900

-

1.2

Chất lượng sữa

-

-

336.000.000

-

-

336.000.000

-

2

Dụng cụ vật tư

-

-

118.463.000

-

-

118.463.000

-

3

Gửi mẫu định lượng kháng sinh LCMS (Phòng TN Hoàng Vũ)

Mẫu

20

11.000.000

-

20

11.000.000

-

4

Thuê công đi lấy mẫu xét nghiệm (Theo Thông tư 04/2012/TT-BTC)

Mẫu

2.320

31.320.000

-

2.320

31.320.000

-

5

Thuê công đi lấy mẫu xét nghiệm (Theo Thông tư 04/2012/TT-BTC)

 

-

201.200.000

-

-

201.200.000

-

III. Điều trị mô hình điểm

 

500

28.750.000

28.750.000

500

28.750.000

28.750.000

1

Thuốc điều trị

Con

250

22.500.000

22.500.000

250

22.500.000

22.500.000

1.1

Bệnh Leptospirosis (liệu trình 5 ngày), mỗi ngày gồm:

+ Oxytetracycline (800 đ/ml x 30 ml/con): 24.000 đồng

+ Lesthionine (400 đ/ml x 30 ml/con): 12.000 đồng

Con

150

13.500.000

13.500.000

150

13.500.000

13.500.000

1.2

Bệnh ký sinh trùng đường máu (liệu trình 5 ngày), mỗi ngày gồm:

+ Oxytetracycline (800 đ/ml x 30 ml/con): 24.000 đồng

+ Lesthionine (400 đ/ml x 30 ml/con): 12.000 đồng

Con

100

9.000.000

9.000.000

100

9.000.000

9.000.000

2

Công điều trị

Con

250

6.250.000

6.250.000

250

6.250.000

6.250.000

IV. Đào tạo, tập huấn

 

-

323.000.000

-

-

210.500.000

-

1

Tập huấn công tác bò sữa

Lớp

30

61.500.000

-

30

61.500.000

-

2

Đào tạo cán bộ thú y về công tác bò sữa (chi phí dự kiến khi nào phát sinh thực tế mới có giá cụ thể)

Người

10

50.000.000

-

10

50.000.000

-

3

In tờ bướm (báo giá của Cty in Bến Thành)

Tờ

8.000

8.000.000

-

8.000

8.000.000

-

4

Chi phí thu âm và phát thanh với VOH (Hợp đồng hàng năm)

Bài

6

6.000.000

-

6

6.000.000

-

5

Sổ tay chăn nuôi bò sữa (báo giá của Cty in Bến Thành)

Cuốn

7.500

112.500.000

-

-

-

-

6

Cập nhật dữ liệu các hộ chăn nuôi vào phần mềm (như QĐ 4320 của UBND TP)

Hộ

8.500

85.000.000

-

8.500

85.000.000

-

V. Mua sắm thiết bị (Công cụ dụng cụ, thiết bị quản lý đàn bò sữa, phục vụ xét nghiệm và trang bị cho hộ chăn nuôi)

 

-

4.626.500.000

99.577.500.000

-

3.958.500.000

99.577.500.000

1

Quản lý bò sữa

-

-

4.441.500.000

99.577.500.000

-

3.591.500.000

99.577.500.000

1.1

Kềm bấm thẻ tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

10

10.000.000

-

10

10.000.000

-

1.2

Thẻ bấm tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

25.000

225.000.000

-

25.000

225.000.000

-

1.3

Viết viết thẻ tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

35

5.250.000

-

35

5.250.000

-

1.4

Công bấm thẻ tai

Con

25.000

75.000.000

-

25.000

75.000.000

-

1.5

Thuốc iotdine sát trùng núm vú hộ mô hình điểm (75 lít/hộ/năm x 50 hộ)

Lít

3.750

131.250.000

-

3.750

131.250.000

-

1.6

Thuốc iotdine sát trùng núm vú (6 lít/hộ/đợt x 1 đợt/năm x 8500 hộ)

Lít

51.000

1.785.000.000

19.337.500.000

51.000

1.785.000.000

19.337.500.000

1.7

Bình sát trùng núm vú (1 cái/hộ x 8500 hộ)

Cái

8.500

425.000.000

-

-

-

-

1.8

Khay thử CMT (1 cái/hộ x 8500 hộ)

Cái

8.500

425.000.000

-

-

-

-

1.9

Thuốc thử CMT (0,5 lít/hộ/đợt x 1 đợt/năm x 8.500 hộ)

Lít

4.250

1.360.000.000

80.240.000.000

4.250

1.360.000.000

80.240.000.000

2

Trang thiết bị phục vụ điều trị

-

-

-

-

1

15.000.000

-

3

Trang thiết bị phục vụ xét nghiệm

-

-

185.000.000

-

-

352.000.000

-

VI. Chi phí khác

 

-

92.864.000

-

-

92.864.000

-

1

Xăng xe phục vụ công tác

Lít

1.176

16.464.000

-

1.176

16.464.000

-

2

Công tác phí đoàn kiểm tra

Ngày

955

76.400.000

-

955

76.400.000

-

C. CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

 

-

6.454.780.000

18.752.250.000

-

6.776.230.000

20.272.195.000

I. Đầu tư máy móc, thiết bị

 

1.203

6.034.900.000

18.752.250.000

1.278

6.588.100.000

20.272.195.000

1

Thiết bị khai thác và bảo quản sữa

-

703

2.539.150.000

2.539.150.000

745

2.846.600.000

2.846.600.000

1.1

Máy vắt sữa đơn dạng hệ thống lắp đặt hoàn chỉnh

Máy

178

2.211.650.000

2.211.650.000

200

2.485.000.000

2.485.000.000

1.2

Thiết bị rửa máy vắt sữa

Thiết bị

25

72.500.000

72.500.000

35

101.500.000

101.500.000

1.3

Bình nhôm chứa sữa 20 lít/bình

Bình

500

255.000.000

255.000.000

510

260.100.000

260.100.000

2

Thiết bị thức ăn chăn nuôi

-

370

2.305.250.000

5.662.600.000

393

2.520.000.000

6.124.095.000

2.1

Máy băm thái cỏ có trục cuốn

Máy

70

708.750.000

1.275.050.000

78

789.750.000

1.420.770.000

2.2

Máy băm thái cỏ có vòi phun

Máy

10

137.500.000

218.400.000

10

137.500.000

218.400.000

2.3

Máy cắt cỏ cầm tay

Máy

260

858.000.000

2.961.400.000

270

891.000.000

3.075.300.000

2.4

Máy trộn thức ăn TMR 200 kg (1 pha)

Máy

10

198.000.000

400.250.000

10

198.000.000

400.250.000

2.5

Hệ thống tưới phun mưa tự động đồng cỏ thâm canh > 5.000m2

Hệ thống

20

403.000.000

807.500.000

25

503.750.000

1.009.375.000

3

Cải thiện tiểu khí hậu chuồng trại chăn nuôi

Hệ thống

100

1.097.500.000

8.297.500.000

100

1.097.500.000

8.297.500.000

4

Vệ sinh chuồng trại

Máy

30

93.000.000

2.253.000.000

40

124.000.000

3.004.000.000

II. Tài liệu tuyên truyền

 

18.000

285.750.000

-

9.000

54.000.000

-

1

Tờ rơi

Tờ

9.000

54.000.000

-

9.000

54.000.000

-

2

Cẩm nang chăn nuôi bò sữa

Cuốn

9.000

231.750.000

-

-

-

-

III. Quản lý, điều hành nội dung

 

-

56.130.000

-

-

56.130.000

-

1

Thẩm định xét chọn hộ; lấy ý kiến đóng góp về yêu cầu KT của các loại máy móc, thiết bị

Cuộc

1

3.600.000

-

1

3.600.000

-

2

Hội thảo triển khai ở Quận, huyện (Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Q12)

Cuộc

4

10.200.000

-

4

10.200.000

-

3

Hội thảo tổng kết thực hiện Đề án ở Thành phố (1 cuộc/năm)

Cuộc

1

16.150.000

-

1

16.150.000

-

4

Tham quan học tập mô hình kiểu mẫu

Cuộc

5

26.180.000

-

5

26.180.000

-

VI. Chi phí khác

 

-

78.000.000

-

-

78.000.000

-

1

Xăng xe phục vụ công tác

Lít

1.000

14.000.000

-

1.000

14.000.000

-

2

Công tác phí đoàn kiểm tra

Ngày

800

64.000.000

-

800

64.000.000

-

D. KINH TẾ HỢP TÁC

 

-

222.900.000

85.000.000

-

147.900.000

-

I. Tập huấn, tham quan hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa

 

-

147.900.000

-

-

147.900.000

-

1

Tập huấn tư vấn và thành lập mới HTX, THT chăn nuôi bò sữa

Lớp

6

41.400.000

-

6

41.400.000

-

2

Tham quan các mô hình HTX điển hình về liên kết sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh

Chuyến

5

106.500.000

-

5

106.500.000

-

II. Hỗ trợ trang thiết bị, máy móc kiểm tra chất lượng sữa bò tươi của thành viên HTX, THT

 

1

75.000.000

85.000.000

-

-

-

1

Máy phân tích chất lượng sữa

Cái

1

 

-

-

-

-

2

Tủ ấm đựng mẫu sữa

Cái

1

 

-

-

-

-

3

Máy đếm tế bào soma

Cái

1

 

-

-

-

-

E. ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN

 

-

412.350.000

-

-

412.350.000

-

I. Dự án đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

-

201.550.000

-

-

201.550.000

-

1

Thù lao giáo viên

Buổi

-

75.960.000

-

-

75.960.000

-

2

Chi phí lớp học

Người

-

10.750.000

-

-

10.750.000

-

3

Mua dụng cụ, vật tư thực tập

-

-

8.290.000

-

-

8.290.000

-

4

Tham quan học tập

-

-

106.550.000

-

-

106.550.000

-

4.1

Tham quan các nông trại cuối khóa (chương trình đi 5 ngày tại Bảo Lộc, Đà Lạt)

Chuyến

1

70.550.000

-

1

70.550.000

-

4.2

Tham quan theo chuyên đề

Chuyến

4

36.000.000

-

4

36.000.000

-

II. Đào tạo ngắn hạn, tập huấn (200 học viên /năm /08 lớp) 1 lớp 25 ngày

 

-

210.800.000

-

-

210.800.000

-

1

Chi phí giáo viên, quản lý lớp học

Lớp

4

150.300.000

-

4

150.300.000

-

2

Chi phí dụng cụ vật tư thực tập

-

-

33.000.000

-

-

33.000.000

-

3

Tham quan học tập

Lớp

4

27.500.000

-

4

27.500.000

-

F. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

 

-

909.109.000

-

-

-

-

Tổ chức Hội thi triển lãm giống bò sữa

 

-

909.109.000

-

-

-

-

1

Chi phí chuẩn bị hội thi

Cuộc

1

109.750.400

-

-

-

-

1.1

Xây dựng đề cương, thể lệ, tiêu chí chấm thi

Đề cương

3

600.000

-

-

-

-

1.2

Họp Ban Giám khảo, Ban Tổ chức

lần

2

2.000.000

-

-

-

-

1.3

Tập huấn kiến thức chăn nuôi bò sữa

-

-

9.900.000

-

-

-

-

1.4

Văn phòng phẩm

-

1

15.000.000

-

-

-

-

1.5

Thù lao làm ngoài giờ

Giờ

360

9.360.000

-

-

-

-

1.6

Quảng bá, tuyên truyền

-

-

72.890.400

-

-

-

-

2

Chi phí các phần thi

 

-

226.975.000

-

-

-

-

2.1

Phần thi "Bò sữa tốt"

 

-

157.825.000

-

-

-

-

2.2

Phần thi "Thi mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững"

 

-

35.500.000

-

-

-

-

2.3

Chi phí cho phần thi "kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi"

 

-

33.650.000

-

-

-

-

3

Chi phí công chung

 

-

572.383.600

-

-

-

-

G. NHÀ MÁY TMR

 

3

16.505.122.000

36.000.000.000

-

-

-

1

Máy trộn thức ăn hỗn hợp M-101 TMR MIXER (Máy trộn kép 2 trục vít có lưỡi dao cắt cỏ khô, 16 m3)

Hệ thống

2

7.118.160.000

-

-

-

-

2

Băng tải

Hệ thống

2

444.662.000

-

-

-

-

3

Dụng cụ lắp đặt (INSTALLATION MATERIALS)

Bộ

2

243.070.000

-

-

-

-

4

Hệ thống bao bì, vận chuyển

Bộ

2

486.140.000

-

-

-

-

5

Hệ thống ống (PLUMBING MATERIALS )

Bộ

2

100.350.000

-

-

-

-

6

Phần mềm (ISTALLATION & TEST DRIVE)

Bộ

2

1.293.400.000

-

-

-

-

7

Hệ thống đóng gói (máy chứa thành phẩm, băng tải, máy ép chân không)

Hệ thống

2

4.281.600.000

-

-

-

-

8

Hệ thống điện

Hệ thống

2

2.537.740.000

-

-

-

-

9

Nhà xưởng, kho bãi

m2

9.000

-

36.000.000.000

-

-

-

TỔNG CỘNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

3

80.744.239.900

154.565.812.000

-

62.804.908.900

120.000.757.000

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ SỮA GIAI ĐOẠN 2016-2020

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Phân kỳ dự toán kinh phí giai đoạn 2016 - 2020 (triệu đồng)

Năm 2019

Năm 2020

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Ngân sách

DN, Nông hộ

Ngân sách

DN, Nông hộ

A. CÔNG TÁC GIỐNG BÒ SỮA

 

-

51.640.470.000

-

-

55.174.470.000

-

I. Cải thiện chất lượng giống bò sữa

 

-

51.329.500.000

-

-

54.862.000.000

-

1

Tinh bò sữa

 

145.500

38.850.000.000

-

150.000

42.000.000.000

-

1.1

Tinh phân biệt giới tính (3 liều/con/năm x 12.000 - 15.000 con/năm) Vận dụng theo giai đoạn 2011 -2015

Liều

40.500

28.350.000.000

-

45.000

31.500.000.000

-

1.2

Tinh cao sản (3 liều/con/năm x 35.000 con/năm) Vận dụng theo QĐ 50/2014/QĐ-TTg

Liều

105.000

10.500.000.000

-

105.000

10.500.000.000

-

2

Nitơ lỏng bảo quản tinh

Lít

109.125

2.182.500.000

-

112.500

2.250.000.000

-

3

Vật tư

Cái

145.500

727.500.000

-

150.000

750.000.000

-

4

Công gieo tinh

Liều

145.500

7.275.000.000

-

150.000

7.500.000.000

-

5

Chi phí theo dõi và báo cáo kết quả gieo tinh

Liều

145.500

2.182.500.000

-

150.000

2.250.000.000

-

6

Chi phí in tờ bướm

Tờ

8.500

68.000.000

-

8.500

68.000.000

-

7

Hội thảo triển khai

Cuộc

20

44.000.000

-

20

44.000.000

-

II. Quản lý giống bò sữa và chọn lọc đàn bò sữa

 

-

310.970.000

-

-

312.470.000

-

1

Tập huấn kỹ thuật (Hướng dẫn thu thập số liệu, cách thức ghi chép cho cán bộ kỹ thuật, nông hộ tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh)

Lớp

-

-

-

-

-

-

2

Thu thập số liệu cá thể giống bò sữa

 

-

282.400.000

-

-

282.400.000

-

3

Hợp đồng chuyên gia xây dựng chỉ số chọn lọc

Người

4

16.000.000

-

4

16.000.000

-

4

Mua sắm trang thiết bị

 

-

12.570.000

-

-

14.070.000

-

III. Chọn lọc giống bò sữa chịu nhiệt

 

-

-

-

-

-

-

1

Phân tích mẫu máu và mẫu sữa

Mẫu

-

-

-

-

-

-

2

Công chuyên gia

Công

-

-

-

-

-

-

B. CÔNG TÁC THÚ Y

 

-

7.104.983.900

99.728.562.000

-

7.195.311.400

99.728.562.000

I. Công tác tiêm phòng

 

-

1.557.543.000

122.312.000

-

1.560.870.500

122.312.000

1

Vaccin

Liều

129.258

748.330.800

27.217.200

129.258

748.330.800

27.217.200

1.1

Vaccin THT

Liều

129.258

748.330.800

27.217.200

129.258

748.330.800

27.217.200

 

Quy mô <50 con

-

117.075

702.450.000

-

117.075

702.450.000

-

 

Quy mô 50 - 100 con (từ năm 2017 trở đi)

-

10.924

45.880.800

19.663.200

10.924

45.880.800

19.663.200

 

Quy mô >100 con

-

1.259

-

7.554.000

1.259

-

7.554.000

1.2

Vaccin LMLM
(Đã dự trù kinh phí trong chương trình giám sát dịch tễ)

Liều

-

-

-

-

-

-

2

Công tiêm phòng

Liều

129.258

498.887.200

18.144.800

129.258

498.887.200

18.144.800

1.1

Vaccin THT

Liều

129.258

498.887.200

18.144.800

129.258

498.887.200

18.144.800

 

Quy mô <50 con

-

117.075

468.300.000

-

117.075

468.300.000

-

 

Quy mô 50 - 100 con (từ năm 2017 trở đi)

-

10.924

30.587.200

13.108.800

10.924

30.587.200

13.108.800

 

Quy mô >100 con

-

1.259

-

5.036.000

1.259

-

5.036.000

2.2

Vaccin LMLM
(Đã dự trù kinh phí trong chương trình giám sát dịch tễ)

Liều

-

-

-

-

-

-

3

Hỗ trợ sự cố tiêm phòng

Con

86

310.325.000

76.950.000

86

313.652.500

76.950.000

3.1

Bò chết (150.000 đ/kg x 285 kg/con - báo giá của Công ty Bò sữa)

Con

6

179.550.000

76.950.000

6

179.550.000

76.950.000

3.2

Sẩy thai

Con

30

97.500.000

-

30

97.500.000

-

3.3

Bò bị phản ứng quá mẫn (liệu trình 5 ngày/con), mỗi ngày gồm:

+ Adrenalin (Epinephrine) ngày đầu: 0,5-1 ml/50 kg thể trọng dung dịch 1% chống sốc (25.000 đ)

+ Trợ tim-hô hấp (Cafein) ngày đầu: 5-10 ml/50 kg thể trọng (25.000 đ)

+ Kháng sinh tại chỗ (Strepfua, Pen- Strep 3-5 ngày): 20 ml/con (80.000 - 100.000 đ)

+ Giảm sốt Anaginl C (18.000 đ)

+ Thuốc trợ lực, trợ sức Lesthionine 30 ml/con (12.000 đ)

+ Truyền dịch 2 chai (40.000 đ)

Con

50

33.275.000

-

50

36.602.500

-

II. Lấy mẫu xét nghiệm

 

-

1.251.326.900

-

-

1.348.826.900

-

1

Hóa chất

-

-

879.843.900

-

-

986.843.900

-

1.1

Giám sát bệnh bò sữa

-

-

543.843.900

-

-

650.843.900

-

1.2

Chất lượng sữa

-

-

336.000.000

-

-

336.000.000

-

2

Dụng cụ vật tư

-

-

127.963.000

-

-

118.463.000

-

3

Gửi mẫu định lượng kháng sinh LCMS (Phòng TN Hoàng Vũ)

Mẫu

20

11.000.000

-

20

11.000.000

-

4

Thuê công đi lấy mẫu xét nghiệm (Theo Thông tư 04/2012/TT-BTC)

Mẫu

2.320

31.320.000

-

2.320

31.320.000

-

5

Thuê công đi lấy mẫu xét nghiệm (Theo Thông tư 04/2012/TT-BTC)

 

-

201.200.000

-

-

201.200.000

-

III. Điều trị mô hình điểm

 

500

28.750.000

28.750.000

500

28.750.000

28.750.000

1

Thuốc điều trị

Con

250

22.500.000

22.500.000

250

22.500.000

22.500.000

1.1

Bệnh Leptospirosis (liệu trình 5 ngày), mỗi ngày gồm:

+ Oxytetracycline (800 đ/ml x 30 ml/con): 24.000 đồng

+ Lesthionine (400 đ/ml x 30 ml/con): 12.000 đồng

Con

150

13.500.000

13.500.000

150

13.500.000

13.500.000

1.2

Bệnh ký sinh trùng đường máu (liệu trình 5 ngày), mỗi ngày gồm:

+ Oxytetracycline (800 đ/ml x 30 ml/con): 24.000 đồng

+ Lesthionine (400 đ/ml x 30 ml/con): 12.000 đồng

Con

100

9.000.000

9.000.000

100

9.000.000

9.000.000

2

Công điều trị

Con

250

6.250.000

6.250.000

250

6.250.000

6.250.000

IV. Đào tạo, tập huấn

 

-

323.000.000

-

-

210.500.000

-

1

Tập huấn công tác bò sữa

Lớp

30

61.500.000

-

30

61.500.000

-

2

Đào tạo cán bộ thú y về công tác bò sữa (chi phí dự kiến khi nào phát sinh thực tế mới có giá cụ thể)

Người

10

50.000.000

-

10

50.000.000

-

3

In tờ bướm (báo giá của Cty in Bến Thành)

Tờ

8.000

8.000.000

-

8.000

8.000.000

-

4

Chi phí thu âm và phát thanh với VOH (Hợp đồng hàng năm)

Bài

6

6.000.000

-

6

6.000.000

-

5

Sổ tay chăn nuôi bò sữa (báo giá của Cty in Bến Thành)

Cuốn

7.500

112.500.000

-

-

-

-

6

Cập nhật dữ liệu các hộ chăn nuôi vào phần mềm (như QĐ 4320 của UBND TP)

Hộ

8.500

85.000.000

-

8.500

85.000.000

-

V. Mua sắm thiết bị (Công cụ dụng cụ, thiết bị quản lý đàn bò sữa, phục vụ xét nghiệm và trang bị cho hộ chăn nuôi)

 

-

3.851.500.000

99.577.500.000

-

3.953.500.000

99.577.500.000

1

Quản lý bò sữa

-

-

3.591.500.000

99.577.500.000

-

3.591.500.000

99.577.500.000

1.1

Kềm bấm thẻ tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

10

10.000.000

-

10

10.000.000

-

1.2

Thẻ bấm tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

25.000

225.000.000

-

25.000

225.000.000

-

1.3

Viết viết thẻ tai (báo giá Công ty TNHH Asia technology Service)

Cái

35

5.250.000

-

35

5.250.000

-

1.4

Công bấm thẻ tai

Con

25.000

75.000.000

-

25.000

75.000.000

-

1.5

Thuốc iotdine sát trùng núm vú hộ mô hình điểm (75 lít/hộ/năm x 50 hộ)

Lít

3.750

131.250.000

-

3.750

131.250.000

-

1.6

Thuốc iotdine sát trùng núm vú (6 lít/hộ/đợt x 1 đợt/năm x 8500 hộ)

Lít

51.000

1.785.000.000

19.337.500.000

51.000

1.785.000.000

19.337.500.000

1.7

Bình sát trùng núm vú (1 cái/hộ x 8500 hộ)

Cái

-

-

-

-

-

-

1.8

Khay thử CMT (1 cái/hộ x 8500 hộ)

Cái

-

-

-

-

-

-

1.9

Thuốc thử CMT (0,5 lít/hộ/đợt x 1 đợt/năm x 8.500 hộ)

Lít

4.250

1.360.000.000

80.240.000.000

4.250

1.360.000.000

80.240.000.000

2

Trang thiết bị phục vụ điều trị

-

-

-

-

1

15.000.000

-

3

Trang thiết bị phục vụ xét nghiệm

-

-

260.000.000

-

-

347.000.000

-

VI. Chi phí khác

 

-

92.864.000

-

-

92.864.000

-

1

Xăng xe phục vụ công tác

Lít

1.176

16.464.000

-

1.176

16.464.000

-

2

Công tác phí đoàn kiểm tra

Ngày

955

76.400.000

-

955

76.400.000

-

C. CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

 

-

7.090.230.000

20.851.975.000

-

7.028.730.000

21.398.400.000

I. Đầu tư máy móc, thiết bị

 

1.290

6.670.350.000

20.851.975.000

1.235

6.840.600.000

21.398.400.000

1

Thiết bị khai thác và bảo quản sữa

-

750

2.861.100.000

2.861.100.000

750

2.861.100.000

2.861.100.000

1.1

Máy vắt sữa đơn dạng hệ thống lắp đặt hoàn chỉnh

Máy

200

2.485.000.000

2.485.000.000

200

2.485.000.000

2.485.000.000

1.2

Thiết bị rửa máy vắt sữa

Thiết bị

40

116.000.000

116.000.000

40

116.000.000

116.000.000

1.3

Bình nhôm chứa sữa 20 lít/bình

Bình

510

260.100.000

260.100.000

510

260.100.000

260.100.000

2

Thiết bị thức ăn chăn nuôi

-

395

2.572.250.000

6.313.875.000

330

2.711.500.000

6.109.300.000

2.1

Máy băm thái cỏ có trục cuốn

Máy

60

607.500.000

1.092.900.000

60

607.500.000

1.092.900.000

2.2

Máy băm thái cỏ có vòi phun

Máy

10

137.500.000

218.400.000

20

275.000.000

436.800.000

2.3

Máy cắt cỏ cầm tay

Máy

280

924.000.000

3.189.200.000

190

627.000.000

2.164.100.000

2.4

Máy trộn thức ăn TMR 200 kg (1 pha)

Máy

10

198.000.000

400.250.000

20

396.000.000

800.500.000

2.5

Hệ thống tưới phun mưa tự động đồng cỏ thâm canh > 5.000m2

Hệ thống

35

705.250.000

1.413.125.000

40

806.000.000

1.615.000.000

3

Cải thiện tiểu khí hậu chuồng trại chăn nuôi

Hệ thống

100

1.097.500.000

8.297.500.000

100

1.097.500.000

8.297.500.000

4

Vệ sinh chuồng trại

Máy

45

139.500.000

3.379.500.000

55

170.500.000

4.130.500.000

II. Tài liệu tuyên truyền

 

18.000

285.750.000

-

9.000

54.000.000

-

1

Tờ rơi

Tờ

9.000

54.000.000

-

9.000

54.000.000

-

2

Cẩm nang chăn nuôi bò sữa

Cuốn

9.000

231.750.000

-

-

-

-

III. Quản lý, điều hành nội dung

 

-

56.130.000

-

-

56.130.000

-

1

Thẩm định xét chọn hộ; lấy ý kiến đóng góp về yêu cầu KT của các loại máy móc, thiết bị

Cuộc

1

3.600.000

-

1

3.600.000

-

2

Hội thảo triển khai ở Quận, huyện (Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Q12)

Cuộc

4

10.200.000

-

4

10.200.000

-

3

Hội thảo tổng kết thực hiện Đề án ở Thành phố (1 cuộc/năm)

Cuộc

1

16.150.000

-

1

16.150.000

-

4

Tham quan học tập mô hình kiểu mẫu

Cuộc

5

26.180.000

-

5

26.180.000

-

VI. Chi phí khác

 

-

78.000.000

-

-

78.000.000

-

1

Xăng xe phục vụ công tác

Lít

1.000

14.000.000

-

1.000

14.000.000

-

2

Công tác phí đoàn kiểm tra

Ngày

800

64.000.000

-

800

64.000.000

-

D. KINH TẾ HỢP TÁC

 

-

216.000.000

85.000.000

-

216.000.000

85.000.000

I. Tập huấn, tham quan hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa

 

-

141.000.000

-

-

141.000.000

-

1

Tập huấn tư vấn và thành lập mới HTX, THT chăn nuôi bò sữa

Lớp

5

34.500.000

-

5

34.500.000

-

2

Tham quan các mô hình HTX điển hình về liên kết sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh

Chuyến

5

106.500.000

-

5

106.500.000

-

II. Hỗ trợ trang thiết bị, máy móc kiểm tra chất lượng sữa bò tươi của thành viên HTX, THT

 

1

75.000.000

85.000.000

1

75.000.000

85.000.000

1

Máy phân tích chất lượng sữa

Cái

1

 

-

1

 

-

2

Tủ ấm đựng mẫu sữa

Cái

1

 

-

1

 

-

3

Máy đếm tế bào soma

Cái

1

 

-

1

 

-

E. ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN

 

-

412.350.000

-

-

412.350.000

-

I. Dự án đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

-

201.550.000

-

-

201.550.000

-

1

Thù lao giáo viên

Buổi

-

75.960.000

-

-

75.960.000

-

2

Chi phí lớp học

Người

-

10.750.000

-

-

10.750.000

-

3

Mua dụng cụ, vật tư thực tập

-

-

8.290.000

-

-

8.290.000

-

4

Tham quan học tập

-

-

106.550.000

-

-

106.550.000

-

4.1

Tham quan các nông trại cuối khóa (chương trình đi 5 ngày tại Bảo Lộc, Đà Lạt)

Chuyến

1

70.550.000

-

1

70.550.000

-

4.2

Tham quan theo chuyên đề

Chuyến

4

36.000.000

-

4

36.000.000

-

II. Đào tạo ngắn hạn, tập huấn (200 học viên /năm /08 lớp) 1 lớp 25 ngày

 

-

210.800.000

-

-

210.800.000

-

1

Chi phí giáo viên, quản lý lớp học

Lớp

4

150.300.000

-

4

150.300.000

-

2

Chi phí dụng cụ vật tư thực tập

-

-

33.000.000

-

-

33.000.000

-

3

Tham quan học tập

Lớp

4

27.500.000

-

4

27.500.000

-

F. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

 

-

909.109.000

-

-

-

-

Tổ chức Hội thi triển lãm giống bò sữa

 

-

909.109.000

-

-

-

-

1

Chi phí chuẩn bị hội thi

Cuộc

1

109.750.400

-

-

-

-

1.1

Xây dựng đề cương, thể lệ, tiêu chí chấm thi

Đề cương

3

600.000

-

-

-

-

1.2

Họp Ban Giám khảo, Ban Tổ chức

lần

2

2.000.000

-

-

-

-

1.3

Tập huấn kiến thức chăn nuôi bò sữa

-

-

9.900.000

-

-

-

-

1.4

Văn phòng phẩm

-

1

15.000.000

-

-

-

-

1.5

Thù lao làm ngoài giờ

Giờ

360

9.360.000

-

-

-

-

1.6

Quảng bá, tuyên truyền

-

-

72.890.400

-

-

-

-

2

Chi phí các phần thi

 

-

226.975.000

-

-

-

-

2.1

Phần thi "Bò sữa tốt"

 

-

157.825.000

-

-

-

-

2.2

Phần thi "Thi mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững"

 

-

35.500.000

-

-

-

-

2.3

Chi phí cho phần thi"kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi"

 

-

33.650.000

-

-

-

-

3

Chi phí công chung

 

-

572.383.600

-

-

-

-

G. NHÀ MÁY TMR

 

-

-

-

-

-

-

1

Máy trộn thức ăn hỗn hợp M-101 TMR MIXER (Máy trộn kép 2 trục vít có lưỡi dao cắt cỏ khô, 16 m3)

Hệ thống

-

-

-

-

-

-

2

Băng tải

Hệ thống

-

-

-

-

-

-

3

Dụng cụ lắp đặt (INSTALLATION MATERIALS)

Bộ

-

-

-

-

-

-

4

Hệ thống bao bì, vận chuyển

Bộ

-

-

-

-

-

-

5

Hệ thống ống (PLUMBING MATERIALS )

Bộ

-

-

-

-

-

-

6

Phần mềm (ISTALLATION & TEST DRIVE)

Bộ

-

-

-

-

-

-

7

Hệ thống đóng gói (máy chứa thành phẩm, băng tải, máy ép chân không)

Hệ thống

-

-

-

-

-

-

8

Hệ thống điện

Hệ thống

-

-

-

-

-

-

9

Nhà xưởng, kho bãi

m2

-

-

-

-

-

-

TỔNG CỘNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

-

67.373.142.900

120.665.537.000

-

70.026.861.400

121.211.962.000

 



1 Tổng cục Thống kê Việt Nam ngày 01/10/2015

2 Cơ quan Thú y vùng VI

3 Theo kết quả phân tích của Vinamilk

4 Chất lượng sữa của một số nước chăn nuôi bò sữa như: Canada: năng suất sữa 10.043 kg/năm, béo 3,95%, đạm 3,23%, SCC 205.515 tế bào/ml; Mỹ: sản lượng sữa 10.157 kg/năm, béo 3,76%, đạm 3,12%, SCC 204.000 tế bào/ml; Úc: năng suất sữa 6.890 kg/năm, béo 3,96%, đạm 3,31%; New Zealand: năng suất sữa 5.081 kg/năm, béo 4,78%, đạm 3,84%, SCC 187.000 tế bào/ml; Israel: năng suất sữa 13.247 kg/năm, béo 3,65%, đạm 3,24%, SCC 221 tế bào/ml; Thái Lan: năng suất sữa 4.200 kg/năm, béo 3,66%,SCC 483.000 tế bào/ml.

5 Giá sữa tại cổng trai của một số nước chăn nuôi bò sữa như: Mỹ 7.646 đồng/kg, Brazil 6.619 đồng/kg, Hà Lan 4.839 đồng/kg, New Zealand 5.500 đồng/kg, Úc 8.046 đồng/kg.

6 Năm 2017, Vinamilk chỉ ký hợp đồng với các hộ có quy mô đàn bò/bê sữa tối thiểu là 5 con trở lên, 8 con trở lên vào năm 2018, 12 con trở lên vào năm 2019 và trên 15 con vào năm 2020 (Công văn 1948/CV-CTS.PTNL ngày 06/5/2016)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4697/QĐ-UBND ngày 08/09/2016 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.929

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.34.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!