BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 45/QĐ-ĐTĐL
|
Hà Nội, ngày 01 tháng
7 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH CHO CÁC CHỨC DANH THAM GIA
TRỰC TIẾP CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
Căn cứ Quyết định số 153/2008/QĐ-TTg ngày 28
tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05 tháng
11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình điều độ hệ thống
điện quốc gia;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quy hoạch và giám
sát cân bằng cung cầu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình Kiểm tra và
cấp Chứng nhận vận hành cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ,
vận hành hệ thống điện quốc gia hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2014/TT-BCT
ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình điều
độ hệ thống điện quốc gia.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Cục, các Trưởng phòng, Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu phát triển thị trường điện lực và Đào tạo thuộc Cục Điều
tiết điện lực, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc đơn vị điện
lực và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- TTrHoàng Quốc Vượng (để b/c);
- Như Điều 4;
- Lưu: VT, PC, QHGS.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Anh Tuấn
|
QUY TRÌNH
KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH CHO CÁC CHỨC
DANH THAM GIA TRỰC TIẾP CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 45 /QĐ-ĐTĐL ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Cục trưởng
Cục Điều tiết điện lực)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy trình
này quy định
về công
tác đào tạo,
kiểm tra và
cấp
Chứng nhận vận hành
cho các chức
danh tham gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
tại
các cấp điều độ, nhà máy điện, trạm điện và trung tâm điều khiển, bao
gồm các nội dung chính sau:
a) Điều kiện đối với
người được cử đi đào
tạo
các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành;
b) Nội dung đào tạo cho các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
tại
các cấp điều độ và Đơn vị quản lý vận hành;
c) Quy trình kiểm tra và cấp Chứng nhận
vận hành;
d) Quản lý và sử dụng Chứng
nhận vận hành.
2. Các nội dung về tổ
chức đào tạo, quản lý nhân sự, nhân viên vận hành tại mỗi cấp điều
độ, nhà
máy điện,
trạm điện và
tổ
chức sát hạch nội bộ
trước khi công
nhận
chức danh không
thuộc
phạm vi điều chỉnh của Quy trình này.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Quy trình này
áp dụng
đối với các
tổ
chức, cá
nhân sau đây:
1. Tập đoàn Điện lực Việt
Nam.
2. Đơn vị điều độ hệ
thống điện quốc gia.
3. Đơn vị phát điện.
4. Đơn vị truyền tải
điện.
5. Đơn vị phân phối điện.
6. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
7. Khách hàng sử dụng điện
nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng.
8. Nhân viên vận hành của đơn vị điện
lực.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy trình
này, các thuật
ngữ dưới đây
được
hiểu như sau:
1. Chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ
là các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia tại các
cấp
điều độ, bao gồm:
a) Điều độ viên tại các cấp điều độ;
b) Kỹ sư phương
thức hệ thống điện, kỹ sư SCADA/EMS và kỹ sư SCADA/DMS tại các cấp điều độ.
2. Chức danh tham
gia trực tiếp công
tác vận
hành
là các
chức
danh tham gia trực tiếp công
tác vận
hành trong
hệ
thống điện quốc gia, bao gồm:
a) Trưởng ca nhà máy điện;
b) Trưởng kíp trạm điện.
3. Cấp điều độ có quyền điều khiển là cấp điều độ có quyền chỉ huy,
điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ quy định tại Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành.
4. Chứng nhận vận hành là giấy chứng nhận
do Tập đoàn
Điện
lực Việt Nam, cấp điều độ có quyền điều khiển hoặc điều độ cấp trên cấp cho các chức danh tại các cấp điều độ,
trạm điện, nhà
máy điện
và trung
tâm điều
khiển tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia sau khi được đào tạo và kiểm tra.
5. DMS (viết tắt theo
tiếng Anh: Distribution Management System) là hệ thống phần mềm tự động hỗ trợ việc quản lý, giám sát và điều khiển tối ưu
lưới điện phân
phối.
6. Điều độ viên là người trực tiếp
chỉ huy, điều độ hệ thống điện thuộc quyền điều khiển, bao gồm:
a) Điều độ viên quốc gia;
b) Điều độ viên miền;
c) Điều độ viên phân phối tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây
viết
là Điều độ viên phân phối tỉnh);
d) Điều độ viên phân phối quận, huyện.
7. Điều độ hệ thống
điện là hoạt động chỉ
huy, điều khiển quá
trình phát điện,
truyền tải điện, phân
phối
điện trong hệ thống điện quốc gia theo quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và phương thức vận hành đã được xác định.
8. Đơn vị có thẩm quyền kiểm
tra là đơn vị có trách nhiệm tổ chức kiểm
tra và cấp Chứng nhận
vận hành
cho các chức
danh tham gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia theo phân cấp thẩm quyền quy định tại Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành, bao gồm một trong những đơn vị sau:
a) Tập đoàn Điện lực Việt
Nam;
b) Cấp điều độ quốc
gia;
c) Cấp điều độ
miền;
d) Cấp điều độ phân phối tỉnh.
9. Đơn vị cử đối tượng
tham gia kiểm tra là
đơn vị
quản lý
người
được cử đi đào
tạo
và kiểm tra để được
cấp Chứng nhận vận hành,
bao gồm
một trong những đơn vị sau:
a) Cấp điều độ quốc
gia;
b) Cấp điều độ
miền;
c) Cấp điều độ phân phối tỉnh;
d) Đơn vị quản lý vận hành.
10. Đơn vị phát điện là đơn vị điện lực sở
hữu một hoặc nhiều nhà
máy điện
đấu nối vào
hệ
thống điện quốc gia, được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện.
11. Đơn vị truyền tải
điện là đơn vị điện lực được
cấp phép
hoạt
động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền
tải quốc gia.
12. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được
cấp giấy phép
hoạt
động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm:
a) Tổng công ty Điện lực;
b) Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc
Tổng công
ty Điện
lực (sau đây
viết
tắt là
Công ty Điện
lực tỉnh).
13. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được
cấp giấy phép
hoạt
động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện.
14. Đơn vị quản lý vận hành là tổ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị
điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia, bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Đơn vị truyền tải
điện;
c) Đơn vị phân phối điện;
d) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
đ) Khách hàng sử dụng điện
nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải;
e) Khách hàng sử dụng lưới
điện phân
phối
có trạm điện riêng.
15. Đơn vị điều độ hệ
thống điện quốc gia là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải
điện, phân
phối
điện trong hệ thống điện quốc gia, bao gồm các cấp điều độ:
a) Cấp điều độ quốc
gia;
b) Cấp điều độ
miền.
16. EMS (viết tắt theo
tiếng Anh: Energy Management System) là hệ thống phần mềm tự động quản lý năng lượng để vận hành tối ưu hệ thống
điện.
17. Khách hàng
sử
dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải là khách hàng sử dụng điện sở
hữu trạm biến áp,
lưới
điện đấu nối vào
lưới
điện truyền tải.
18. Khách hàng
sử
dụng lưới điện phân
phối
có
trạm
điện riêng
là
khách hàng sử
dụng lưới điện phân
phối
sở hữu trạm biến áp,
lưới
điện đấu nối vào
lưới
điện phân
phối
ở cấp điện áp
trung áp và 110 kV.
19. Hệ thống điện là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ
được liên
kết
với nhau.
20. Hệ thống điện
quốc gia
là hệ thống điện
được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.
21. Hệ thống điện
miền là hệ thống điện có cấp điện áp đến 220 kV và ranh giới phân chia theo miền Bắc, miền
Trung, miền Nam.
22. Hệ thống điện
truyền tải là hệ thống điện
bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.
23. Hệ thống điện phân phối là hệ thống điện
bao gồm lưới điện phân
phối
và các nhà
máy điện
đấu nối vào
lưới
điện phân
phối
cung cấp điện cho khách
hàng sử
dụng điện.
24. Hệ thống SCADA (viết tắt theo
tiếng Anh: Supervisory Control And Data Acquisition) là hệ thống thu
thập số liệu để phục vụ việc giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống điện.
25. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, trạm
điện và
trang thiết
bị phụ trợ để truyền dẫn điện.
26. Lưới điện phân phối là phần lưới điện
được quy định cụ thể tại Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
27. Lưới điện truyền
tải
là phần lưới điện
được quy định cụ thể tại Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
28. Nhà máy điện lớn là nhà máy điện có tổng công suất đặt lớn hơn
30 MW.
29. Nhà máy điện nhỏ là nhà máy điện có tổng công suất đặt từ 30 MW
trở xuống.
30. Nhân viên vận hành là người tham gia
trực tiếp điều khiển quá
trình sản
xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp, bao gồm:
a) Điều độ viên tại các cấp điều độ;
b) Trưởng ca, Trưởng
kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện;
c) Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm
điện hoặc trung tâm
điều
khiển nhóm
trạm
điện;
d) Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối.
31. Trạm điện là trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù.
32. Trung tâm
điều
khiển là trung tâm được trang bị hệ
thống cơ sở hạ tầng công
nghệ
thông tin,
viễn
thông để có thể giám sát, điều khiển từ xa
một nhóm
nhà máy điện,
nhóm trạm điện hoặc các thiết bị đóng cắt trên lưới điện.
33. Trưởng ca nhà máy điện là nhân viên vận hành cấp cao nhất tại
nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển nhà máy điện đó trong thời gian ca trực
của họ.
34. Trưởng kíp trạm điện là nhân viên vận hành cấp cao nhất tại
trạm điện hoặc trung tâm
điều
khiển trạm điện đó
trong thời
gian ca trực của họ.
Điều
4. Quy định chung về đào tạo và cấp Chứng nhận vận hành
1. Nguyên tắc đào tạo và cấp Chứng nhận
vận hành
a) Cấp điều độ quốc
gia, Cấp điều độ miền và
Đơn vị
quản lý vận hành có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện do đơn vị quản lý theo quy định tại Quy trình Điều độ hệ thống điện
quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành và Quy trình này;
b) Trong quá
trình tổ
chức đào tạo, điều độ cấp
trên và cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm tham gia đào tạo, kiểm tra
việc đào tạo cho nhân viên vận hành của điều độ cấp
dưới và
Đơn vị
quản lý vận hành;
c) Người được cử đi đào tạo phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo
quy định tại Quy trình
này và các điều
kiện khác
do Đơn vị
cử đối tượng tham gia kiểm tra quy định phù hợp với từng vị trí và công việc được giao thực hiện
sau đào tạo;
d) Các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ và vận hành hệ thống điện
quốc gia phải được đào
tạo,
kiểm tra và
được
cấp Chứng nhận vận hành
theo quy định
tại Quy trình
Điều
độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Chứng nhận vận hành là một trong những
điều kiện cần để được sát
hạch,
công nhận chức danh;
đ) Ngoài việc tổ chức đào tạo đáp ứng đầy đủ các nội dung, thời
gian và được cấp Chứng
nhận vận hành
theo quy định
tại Quy trình
Điều
độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình này, Đơn vị cử đối tượng
tham gia kiểm tra có
thể
tổ chức đào
tạo,
bồi dưỡng và
tập
huấn nâng
cao trình độ
thêm trước khi tổ chức
sát hạch để công nhận chức danh.
2. Thẩm quyền kiểm
tra và cấp Chứng nhận
vận hành
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam
có trách
nhiệm
tổ chức kiểm tra và
cấp
Chứng nhận vận hành
cho các chức
danh tham gia trực tiếp công
tác điều
độ tại Cấp điều độ quốc gia;
b) Cấp điều độ quốc
gia có trách
nhiệm
tổ chức kiểm tra và
cấp
Chứng nhận vận hành
cho các chức
danh tham gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
tại
Cấp điều độ miền, nhà
máy điện,
trạm điện thuộc quyền điều khiển theo quy định;
c) Cấp điều độ miền
có trách
nhiệm
tổ chức kiểm tra và
cấp
Chứng nhận vận hành
cho các chức
danh tham gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
tại
Cấp điều độ phân
phối
tỉnh, nhà
máy điện
và trạm điện thuộc
quyền điều khiển theo quy định;
d) Cấp điều độ phân phối tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm
tra và cấp Chứng nhận
vận hành
cho các chức
danh tham gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
tại
Cấp điều độ phân
phối
quận, huyện, nhà
máy điện,
trạm điện thuộc quyền điều khiển và trạm điện, nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của Cấp điều
độ phân phối quận, huyện theo
quy định;
đ) Đối với nhà máy điện, trạm điện
thuộc quyền điều khiển của nhiều cấp điều độ, thẩm quyền kiểm tra và cấp Chứng nhận
vận hành
cho các chức
danh tham gia trực tiếp công
tác vận
hành do cấp điều độ cao
nhất có
quyền
điều khiển thực hiện.
Chương
II
ĐIỀU KIỆN
VÀ NỘI DUNG ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH THAM GIA TRỰC TIẾP CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ, VẬN HÀNH
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
Mục
1. ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH THAM GIA TRỰC TIẾP CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ TẠI CẤP ĐIỀU ĐỘ
QUỐC GIA
Điều
5. Điều kiện đối với người được cử đi đào tạo các chức danh tham gia trực tiếp
công tác điều độ tại Cấp điều độ quốc gia
1. Tốt nghiệp đại
học chuyên
ngành phù hợp
với chức danh được cử đi đào tạo.
2. Có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị truy
cứu trách
nhiệm
hình sự.
3. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của Cấp điều
độ quốc gia.
4. Có tuổi đời không quá 30 tuổi đối với
người được cử đi đào
tạo
lần đầu chức danh Điều độ viên quốc gia.
5. Có đủ sức khoẻ để làm việc theo chế độ
ca, kíp đối với chức
danh Điều độ viên
và kỹ
sư SCADA/EMS hệ thống điện quốc gia.
6. Đáp ứng các điều kiện khác do Cấp điều độ quốc
gia quy định đối với từng chức danh cụ thể.
Điều
6. Nội dung đào tạo đối với chức danh Điều độ viên quốc gia
Cấp điều độ quốc
gia có
trách nhiệm
tổ chức đào
tạo
cho chức danh Điều độ viên
quốc
gia với các
nội
dung chính
sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải hệ
thống điện quốc gia, vùng,
miền.
4. Phân loại và nguyên lý làm việc của các loại nguồn điện
trên hệ thống điện
quốc gia;các
thông số
chính và đặc điểm vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền
điều khiển, quyền kiểm tra của Cấp điều độ quốc gia;các nguồn nhiên liệu sơ cấp, thuỷ
văn phục vụ phát
điện.
5. Hệ thống điện
truyền tải, sơ đồ trạm điện, sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện quốc gia, những thông số chính và đặc điểm vận hành hệ thống điện
quốc gia.
6. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện
như tuabin, máy
phát, máy biến
áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
7. Nguyên lý
làm việc
của các
thiết
bị rơle bảo vệ, tự động hoá, đo lường và điều khiển trên hệ thống điện; bảo vệ cho các phần tử chính trên hệ thống điện;
sơ đồ nguyên
lý rơ le và bảo
vệ tự động của thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp Điều độ quốc gia.
8. Các kiến thức về vận
hành hệ thống điện
như các chế độ vận hành của hệ thống
điện, điều chỉnh tần số, điều chỉnh điện áp, dự phòng công suất, dự phòng năng lượng, độ tin cậy
trong vận hành
hệ
thống điện quốc gia, vận hành hệ thống điện vùng, miền.
9. Quy trình vận hành và xử lý sự cố trong hệ
thống điện quốc gia.
10. Các phần mềm lập kế
hoạch, tính
toán, phân tích chế độ vận hành của hệ thống điện.
11. Các kiến thức cơ bản
về thị trường điện Việt Nam.
12. Các kiến thức cơ bản
về hệ thống SCADA/EMS của hệ thống điện quốc gia, các ứng dụng của hệ
thống SCADA/EMS để phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện thời gian thực.
13. Cơ cấu, tổ chức vận
hành hệ thống viễn thông, thông tin của hệ thống
điện quốc gia.
Điều
7. Nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện quốc gia
Cấp điều độ quốc
gia có
trách nhiệm
tổ chức đào
tạo
cho chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện quốc gia với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải hệ
thống điện quốc gia, vùng,
miền.
4. Phân loại và nguyên lý làm việc của các loại nguồn điện
trên hệ thống điện
quốc gia;các
thông số
chính và đặc điểm vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền
điều khiển, quyền kiểm tra của Cấp điều độ quốc gia;các nguồn nhiên liệu sơ cấp, thủy
văn phục vụ phát
điện.
5. Hệ thống điện
truyền tải, sơ đồ trạm điện, sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện quốc gia, sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống
điện miền, những thông
số
chính và đặc điểm vận hành hệ thống điện.
6. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện
như tua bin, máy
phát, máy biến
áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
7. Nguyên lý
tính toán, chỉnh
định và
làm việc
của các
thiết
bị rơle bảo vệ, tự động hóa,
đo lường
và điều khiển trên hệ thống điện;
nguyên lý bảo vệ cho các phần tử chính trên hệ thống điện;sơ
đồ nguyên
lý rơ le và bảo
vệ tự động của thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp Điều độ quốc gia.
8. Các kiến thức về chế
độ vận hành
hệ
thống điện như các
chế
độ vận hành
của
hệ thống điện, điều chỉnh tần số, điều chỉnh điện áp, dự phòng công suất, dự phòng năng lượng, tổn thất
điện năng, độ tin cậy trong vận hành hệ thống điện quốc gia, vận hành hệ thống điện vùng, miền và hệ thống điện phân phối.
9. Các kiến thức về vận
hành kinh
tế
hệ thống điện như bài
toán vận
hành tối ưu nguồn
điện; phương thức huy động nguồn điện; điều tiết thủy điện; lập kế hoạch bảo
dưỡng, sửa chữa nguồn và
lưới
điện.
10. Các kiến thức về tính toán, phân tích chế độ hệ thống
điện như tính
toán chế
độ xác lập, tính toán ngắn mạch, tính toán ổn định, tính toán quá độ điện từ, tính toán cân bằng năng lượng
của hệ thống điện quốc gia.
11. Các phần mềm về lập kế hoạch,
phương thức vận hành
hệ
thống điện; phần mềm tính
toán, phân tích chế độ vận hành của hệ thống điện; phần mềm tính toán chỉnh định rơle
bảo vệ và
phân tích sự
cố.
12. Các kiến thức cơ bản
về thị trường điện Việt Nam.
13. Các kiến thức cơ bản
về Hệ thống SCADA/EMS của hệ thống điện quốc gia, sử dụng các ứng dụng của hệ
thống SCADA/EMS để phục vụ tính toán, phân tích chế độ của hệ thống điện,
lập kế hoạch và
phương thức
vận hành hệ thống điện
quốc gia.
14. Cơ cấu, tổ chức vận
hành hệ thống viễn thông, thông tin của hệ thống
điện quốc gia.
15. Các kế hoạch phát triển nguồn điện,
lưới điện của hệ thống điện quốc gia.
Điều
8. Nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư SCADA/EMS hệ thống điện quốc gia
Cấp điều độ quốc
gia có
trách nhiệm
tổ chức đào
tạo
cho chức danh Kỹ sư SCADA/EMS hệ thống điện quốc gia với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia.
3. Cơ cấu tổ chức vận
hành, mô
hình hệ
thống viễn thông,
thông tin phục
vụ vận hành,
điều
độ hệ thống điện quốc gia và thị trường điện.
4. Tổng quan về
nguồn điện, lưới điện, phụ tải điện hệ thống điện quốc gia.
5. Các kiến thức cơ bản
về thị trường điện Việt Nam.
6. Lý thuyết cơ sở về tin
học viễn thông
và đo lường
điều khiển như
hệ
thống xử lý
tập
trung và
phân tán; hệ
điều hành
đa nhiệm,
thời gian thực; mạng LAN, WAN; các hệ thống và thiết bị thông tin; các chuẩn truyền số liệu và giao thức truyền tin;
các nguyên
lý đo lường
và điều khiển.
7. Hệ thống
SCADA/EMS của hệ thống điện quốc gia như chức năng, cấu trúc, các phần tử cơ bản và nguyên lý hoạt động; các bước chính trong quá trình lắp đặt, kiểm
tra và đưa
vào vận
hành một hệ thống
SCADA/EMS; vận hành
hệ
thống SCADA/EMS, hệ thống thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống điều khiển.
Điều
9. Chương trình đào tạo các chức danh tại cấp điều độ quốc gia
1. Cấp điều độ quốc
gia có
trách nhiệm
xây dựng nội dung đào tạo chi tiết và tổ chức đào tạo cho các chức danh Điều độ
viên, Kỹ sư Phương
thức, Kỹ sư SCADA/EMS của Cấp điều độ quốc gia phù hợp với yêu cầu công tác điều độ hệ thống
điện quốc gia
và các nội dung được
quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Quy trình này.
2. Thời gian đào tạo cho các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ tại Cấp điều độ quốc gia được thực hiện theo Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành.
3. Đối với việc đào tạo lại Điều độ
viên quốc gia, Cấp
điều độ quốc gia có
trách nhiệm
xây dựng nội dung đào tạo và quy định thời gian đào tạo lại phù hợp với Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành và Quy trình này, đảm bảo cập nhật các nội dung, thông tin mới về hệ thống
điện và
các văn bản
quy phạm pháp
luật
liên quan
đến
công tác
điều
độ, vận hành
hệ
thống điện.
Mục
2. ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH THAM GIA TRỰC TIẾP CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ TẠI CẤP ĐIỀU ĐỘ
MIỀN
Điều
10. Điều kiện đối với người được cử đi đào tạo các chức danh tham gia trực tiếp
công tác điều độ tại Cấp điều độ miền
1. Tốt nghiệp đại
học chuyên
ngành phù hợp
với chức danh được cử đi đào đào tạo.
2. Có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị truy
cứu trách
nhiệm
hình sự.
3. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của Cấp điều
độ miền.
4. Có tuổi đời không quá 30 tuổi đối với
người được cử đi đào
tạo
lần đầu chức danh Điều độ viên miền.
5. Có đủ sức khoẻ để làm việc theo chế độ
ca, kíp đối với chức
danh Điều độ viên
và kỹ
sư SCADA/EMS hệ thống điện miền.
6. Đáp ứng các điều kiện khác do Cấp điều độ miền
quy định đối với từng chức danh cụ thể.
Điều
11. Nội dung đào tạo đối với với chức danh Điều độ viên miền
Cấp điều độ miền
có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức
danh Điều độ viên
miền
với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia, hệ thống điện miền.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải hệ
thống điện quốc gia, vùng,
miền.
4. Phân loại và nguyên lý làm việc của các loại nguồn điện
trên hệ thống điện
quốc gia; các
thông số
chính và đặc điểm vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền
điều khiển, quyền kiểm tra của Cấp điều độ miền;các nguồn nhiên liệu sơ cấp, thủy
văn phục vụ phát
điện.
5. Hệ thống điện
truyền tải, hệ thống điện phân phối, sơ đồ trạm điện, sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống
điện miền, những thông
số
chính và đặc điểm vận hành hệ thống điện
miền.
6. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện
như tua bin, máy
phát, máy biến
áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
7. Nguyên lý
làm việc
của các
thiết
bị rơle bảo vệ, tự động hóa,
đo lường
và điều khiển trên hệ thống
điện;nguyên
lý bảo
vệ cho các
phần
tử chính
trên hệ
thống điện;sơ đồ nguyên
lý rơ le và bảo
vệ tự động của thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp Điều độ miền.
8. Các kiến thức về vận
hành hệ thống điện
như các chế độ vận hành của hệ thống
điện, điều chỉnh tần số, điều chỉnh điện áp, độ tin cậy trong vận hành hệ thống điện,
vận hành hệ thống điện vùng, miền và hệ thống điện phân phối.
9. Quy trình vận hành và xử lý sự cố trong hệ
thống điện miền.
10. Các phần mềm lập kế
hoạch, tính
toán, phân tích chế độ vận hành của hệ thống điện.
11. Các kiến thức cơ bản
về thị trường điện Việt Nam.
12. Các kiến thức cơ bản
về Hệ thống SCADA/EMS của hệ thống điện miền, các ứng dụng của hệ thống
SCADA/EMS để phục vụ công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện thời gian thực.
13. Cơ cấu, tổ chức vận
hành hệ thống viễn thông, thông tin của hệ thống
điện quốc gia, hệ thống điện miền.
Điều
12. Nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện miền
Cấp điều độ miền
có trách
nhiệm
tổ chức đào
tạo
cho chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện miền với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải hệ
thống điện quốc gia, vùng,
miền.
4. Phân loại và nguyên lý làm việc của các loại nguồn điện
trên hệ thống điện
quốc gia;các
thông số
chính và đặc điểm vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền
điều khiển, quyền kiểm tra của Cấp điều độ miền;các nguồn nhiên liệu sơ cấp, thủy
văn phục vụ phát
điện.
5. Hệ thống điện
truyền tải, hệ thống điện phân phối, sơ đồ trạm điện, sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống
điện miền, những thông
số
chính và đặc điểm vận hành hệ thống điện
miền.
6. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện
như tua bin, máy
phát, máy biến
áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp. Nguyên lý tính
toán, chỉnh
định và
làm việc
của các
thiết
bị rơle bảo vệ, tự động hóa,
đo lường
và điều khiển trên hệ thống điện;
nguyên lý bảo vệ cho các phần tử chính trên hệ thống điện;sơ
đồ nguyên
lý rơle và bảo
vệ tự động của thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp Điều độ miền.
7. Các kiến thức về chế
độ vận hành
hệ
thống điện như các
chế
độ vận hành
của
hệ thống điện, điều chỉnh tần số, điều chỉnh điện áp, tổn thất điện
năng, độ tin cậy trong vận hành hệ thống điện, vận hành hệ thống điện vùng, miền và hệ thống điện phân phối.
8. Các kiến thức về vận
hành kinh
tế
hệ thống điện như bài
toán vận
hành tối ưu nguồn
điện, phương thức huy động nguồn điện, điều tiết thủy điện, lập kế hoạch bảo
dưỡng sửa chữa nguồn và
lưới
điện.
9. Các kiến thức về tính toán, phân tích chế độ hệ thống
điện như tính
toán chế
độ xác lập, tính toán ngắn mạch, tính toán ổn định, tính toán quá độ điện từ, tính toán cân bằng năng lượng
của hệ thống điện miền.
10. Các phần mềm về lập kế hoạch,
phương thức vận hành
hệ
thống điện; phần mềm tính
toán, phân tích chế độ vận hành của hệ thống điện; phần mềm tính toán chỉnh định rơle
bảo vệ và
phân tích sự
cố.
11. Các kiến thức cơ bản
về thị trường điện Việt Nam.
12. Các kiến thức cơ bản
về Hệ thống SCADA/EMS của hệ thống điện miền, sử dụng các ứng dụng của hệ
thống SCADA/EMS để phục vụ tính toán, phân tích chế độ của hệ thống điện,
lập kế hoạch và
phương thức
vận hành hệ thống điện
miền.
13. Cơ cấu, tổ chức vận
hành hệ thống viễn thông, thông tin của hệ thống
điện miền.
14. Các kế hoạch phát triển nguồn điện,
lưới điện của hệ thống điện miền.
Điều
13. Nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư SCADA/EMS hệ thống điện miền
Cấp điều độ miền
có trách
nhiệm
tổ chức đào
tạo
cho chức danh Kỹ sư SCADA/EMS hệ thống điện miền với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia, hệ thống điện miền.
3. Cơ cấu tổ chức vận
hành, mô
hình hệ
thống viễn thông,
thông tin phục
vụ vận hành,
điều
độ hệ thống điện quốc gia.
4. Tổng quan về
nguồn điện, lưới điện, phụ tải điện hệ thống điện miền.
5. Lý thuyết cơ sở về tin
học viễn thông
và đo lường
điều khiển như
hệ
thống xử lý
tập
trung và
phân tán; hệ
điều hành
đa nhiệm,
thời gian thực; mạng LAN, WAN; các hệ thống và thiết bị thông tin; các chuẩn truyền số liệu và giao thức truyền tin;
các nguyên
lý đo lường
và điều khiển.
6. Hệ thống
SCADA/EMS của hệ thống điện quốc gia như chức năng, cấu trúc, các phần tử cơ bản và nguyên lý hoạt động; các bước chính trong quá trình lắp đặt, kiểm
tra và đưa
vào vận
hành một hệ thống
SCADA/EMS; vận hành
hệ
thống SCADA/EMS, hệ thống thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống điều khiển.
Điều
14. Chương trình đào tạo các chức danh tại Cấp điều độ miền
1. Cấp điều độ miền
có trách
nhiệm
xây dựng nội dung đào tạo chi tiết và tổ chức đào tạo cho các chức danh Điều độ
viên, Kỹ sư Phương
thức, Kỹ sư SCADA/EMS của Cấp điều độ miền phù hợp với yêu cầu công tác điều độ hệ thống
điện miền
và các nội dung được
quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Quy trình này.
2. Thời gian đào tạo cho các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ tại Cấp điều độ miền được thực hiện theo Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành.
3. Đối với việc đào tạo lại Điều độ
viên miền, Cấp điều độ
miền có
trách nhiệm
xây dựng nội dung đào tạo và quy định thời gian đào tạo lại phù hợp với Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành và Quy trình này, đảm bảo cập nhật các nội dung, thông tin mới về hệ thống
điện và
các văn bản
quy phạm pháp
luật
liên quan
đến
công tác
điều
độ, vận hành
hệ
thống điện.
Mục
3. ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH THAM GIA TRỰC TIẾP CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ TẠI CẤP ĐIỀU ĐỘ
PHÂN PHỐI TỈNH
Điều
15. Điều kiện đối với người được cử đi đào tạo các chức danh tham gia trực tiếp
công tác điều độ tại Cấp điều độ phân phối tỉnh
1. Tốt nghiệp đại
học chuyên
ngành phù hợp
với chức danh được cử đi đào tạo.
2. Có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị truy
cứu trách
nhiệm
hình sự.
3. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của Đơn vị
phân phối điện.
4. Tuổi đời không quá 35 tuổi đối với
người được cử đi đào
tạo
lần đầu chức danh Điều độ viên phân phối tỉnh.
5. Có đủ sức khoẻ để làm việc theo chế độ
ca, kíp đối với chức
danh Điều độ viên
và kỹ
sư SCADA/DMS hệ thống điện phân phối tỉnh.
6. Đáp ứng các điều kiện khác do Đơn vị phân phối điện quy
định đối với từng chức danh cụ thể.
Điều
16. Nội dung đào tạo đối với chức danh Điều độ viên phân phối tỉnh
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức
danh Điều độ viên
phân phối
tỉnh với các
nội
dung chính
sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia, hệ thống điện phân phối.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải hệ
thống điện miền, hệ thống điện phân phối.
4. Phân loại và nguyên lý làm việc của các loại nguồn điện
trên hệ thống điện phân phối;các thông số chính và đặc điểm vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền
điều khiển, quyền kiểm tra của Cấp điều độ phân phối tỉnh;các nguồn nhiên liệu sơ cấp phục
vụ phát điện.
5. Hệ thống điện phân phối, sơ đồ trạm
điện, sơ đồ kết dây
cơ bản
hệ thống điện phân
phối,
những thông
số
chính và đặc điểm vận hành hệ thống điện phân phối.
6. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện phân phối như tua bin,
máy phát,
máy biến
áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
7. Nguyên lý
làm việc
của các
thiết
bị rơle bảo vệ, tự động hóa,
đo lường
và điều khiển trên hệ thống điện phân phối;nguyên lý bảo vệ cho các phần tử chính trên hệ thống điện phân phối;sơ đồ nguyên lý rơle và bảo vệ tự động
của thiết bị thuộc quyền điều khiển của Cấp Điều độ phân phối tỉnh.
8. Các kiến thức về vận
hành hệ thống điện phân phối như các chế độ vận hành của hệ thống
điện, điều chỉnh điện áp,
độ
tin cậy cung cấp điện, chất lượng cung cấp điện, vận hành hệ thống điện phân phối, hệ thống
điện khu vực.
9. Quy trình vận hành và xử lý sự cố trong hệ
thống điện phân
phối.
10. Các phần mềm lập kế
hoạch, tính
toán, phân tích chế độ vận hành của hệ thống điện phân phối.
11. Các kiến thức cơ bản
và ứng dụng của hệ
thống SCADA/DMS của hệ thống điện phân phối.
12. Cơ cấu, tổ chức vận
hành hệ thống viễn thông, thông tin của hệ thống
điện phân
phối.
Điều
17. Nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện phân
phối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức
danh Kỹ sư phương thức hệ thống điện phân phối với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải hệ
thống điện miền, hệ thống điện phân phối.
4. Phân loại và nguyên lý làm việc của các loại nguồn điện
trên hệ thống điện phân phối;các thông số chính và đặc điểm vận hành của các nhà máy điện thuộc quyền
điều khiển, quyền kiểm tra của Cấp điều độ phân phối tỉnh; các nguồn nhiên liệu sơ cấp, thủy
văn phục vụ phát
điện.
5. Hệ thống điện phân phối, sơ đồ trạm
điện, sơ đồ kết dây
cơ bản
hệ thống điện phân
phối,
những thông
số
chính và đặc điểm vận hành hệ thống điện phân phối.
6. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện phân phối như tua bin,
máy phát,
máy biến
áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
7. Nguyên lý
tính toán, chỉnh
định và
làm việc
của các
thiết
bị rơle bảo vệ, tự động, đo lường và điều khiển trên hệ thống điện phân phối; nguyên lý bảo vệ cho các phần tử chính trên hệ thống điện phân phối;sơ đồ nguyên lý rơle và bảo vệ tự động
của thiết bị thuộc quyền điều khiển của Cấp Điều độ phân phối tỉnh.
8. Các kiến thức về vận
hành hệ thống điện phân phối như các chế độ vận hành của hệ thống
điện, điều chỉnh điện áp,
tổn
thất điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng cung cấp điện, vận hành hệ thống điện phân phối, hệ thống
điện khu vực.
9. Các kiến thức về huy
động nguồn điện, điều tiết thủy điện, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nguồn và lưới điện.
10. Các kiến thức về tính toán, phân tích chế độ hệ thống
điện phân
phối
như tính
toán chế
độ xác lập, tính toán ngắn mạch, tính toán quá độ điện từ.
11. Các phần mềm về lập kế hoạch,
phương thức vận hành
hệ
thống điện; phần mềm tính
toán, phân tích chế độ vận hành của hệ thống điện; phần mềm tính toán chỉnh định rơle
bảo vệ và
phân tích sự
cố.
12. Các kiến thức cơ bản
và ứng dụng của Hệ
thống SCADA/DMS của hệ thống điện phân phối.
13. Cơ cấu, tổ chức vận
hành hệ thống viễn thông, thông tin của hệ thống
điện phân
phối.
14. Các kế hoạch phát triển nguồn điện,
lưới điện của hệ thống điện phân phối.
Điều
18. Nội dung đào tạo đối với chức danh Kỹ sư SCADA/DMS hệ thống điện phân phối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức
danh Kỹ sư SCADA/DMS hệ thống điện phân phối với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia.
3. Cơ cấu tổ chức vận
hành, mô
hình hệ
thống viễn thông,
thông tin phục
vụ vận hành,
điều
độ hệ thống điện miền, hệ thống điện phân phối.
4. Tổng quan về
nguồn điện, lưới điện, phụ tải điện hệ thống điện phân phối.
5. Lý thuyết cơ sở về tin
học viễn thông
và đo lường
điều khiển như hệ thống xử lý tập trung và phân tán; hệ điều hành đa nhiệm, thời gian thực;
mạng LAN, WAN; các
hệ
thống và
thiết
bị thông
tin; các chuẩn
truyền số liệu và
giao thức
truyền tin; các
nguyên lý đo lường
và điều khiển.
6. Hệ thống
SCADA/DMS của hệ thống điện quốc gia như chức năng, cấu trúc, các phần tử cơ bản và nguyên lý hoạt động; các bước chính trong quá trình lắp đặt, kiểm
tra và đưa
vào vận
hành một hệ thống
SCADA/DMS; vận hành
hệ
thống SCADA/DMS, hệ thống thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống điều khiển.
Điều
19. Chương trình đào tạo các chức danh tại Cấp điều độ phân phối tỉnh
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm xây dựng nội dung đào tạo chi tiết và tổ chức đào tạo cho các chức danh Điều độ
viên, Kỹ sư Phương
thức, Kỹ sư SCADA/DMS của Cấp điều độ phân phối tỉnh phù hợp với yêu cầu công tác điều độ hệ thống
điện phân
phối và các nội dung được
quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Quy trình này.
2. Thời gian đào tạo cho các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ tại Cấp điều độ phân
phối
tỉnh được thực hiện theo Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
3. Đối với việc đào tạo lại Điều độ
viên phân
phối
tỉnh, Đơn vị phân
phối
điện có
trách nhiệm
xây dựng nội dung đào tạo và quy định thời gian đào tạo lại phù hợp với Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành và Quy trình này, đảm bảo cập nhật các nội dung, thông tin mới về hệ thống
điện và
các văn bản
quy phạm pháp
luật
liên quan
đến
công tác
điều
độ, vận hành
hệ
thống điện.
Mục
4. ĐÀO TẠO ĐIỀU ĐỘ VIÊN PHÂN PHỐI QUẬN, HUYỆN
Điều
20. Điều kiện đối với người được cử đi đào tạo chức danh Điều độ viên phân phối
quận, huyện và nội dung đào tạo
Điều kiện đối với
người được cử đi đào
tạo
chức danh Điều độ viên
phân phối
quận, huyện và
nội
dung đào tạo được quy
định trong Đề án
thành lập
Cấp điều độ phân
phối
quận, huyện được Tập đoàn
Điện
lực Việt Nam phê
duyệt.
Điều
21. Chương trình đào tạo Điều độ viên phân phối quận, huyện
1. Sau khi Cấp điều độ phân phối quận, huyện
được thành
lập
theo quyết định của cấp có
thẩm
quyền, Đơn vị phân
phối
điện có
trách nhiệm
xây dựng nội dung đào tạo chi tiết cho
Điều độ viên
phân phối
quận, huyện trên
cơ sở
tham khảo nội dung đào
tạo
cho Điều độ viên
phân phối
tỉnh và phải phù hợp với Đề án thành lập Cấp điều độ
phân phối quận, huyện.
2. Thời gian đào tạo cho Điều độ
viên phân
phối
quận, huyện được thực hiện theo Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
3. Đối với việc đào tạo lại Điều độ
viên phân
phối
quận, huyện, Đơn vị phân
phối
có trách
nhiệm
xây dựng nội dung đào tạo và quy định thời gian đào tạo lại phù hợp với Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành và Quy trình này, đảm bảo cập nhật các nội dung, thông tin mới về hệ thống
điện và
các văn bản
quy phạm pháp
luật
liên quan
đến
công tác
điều
độ, vận hành
hệ
thống điện.
Mục
5. ĐÀO TẠO CHỨC DANH THAM GIA TRỰC TIẾP CÔNG TÁC VẬN HÀNH TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN,
TRẠM ĐIỆN VÀ TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN
Điều
22. Điều kiện đối với người được cử đi đào tạo chức danh Trưởng ca nhà máy điện
hoặc trung tâm điều khiển nhà máy điện
Người được cử đi đào tạo để được cấp
Chứng nhận vận hành
trước
khi được sát
hạch
công nhận chức danh
Trưởng ca nhà
máy điện
ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy
định tại Quy trình
Điều
độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tốt nghiệp đại
học chuyên
ngành phù hợp
với chức danh được cử đi đào tạo đối với các nhà máy điện lớn; tốt nghiệp cao
đẳng trở lên
có chuyên ngành phù hợp với chức danh được cử đi đào tạo đối với nhà máy điện nhỏ.
2. Có đủ sức khoẻ để làm việc theo chế độ
ca, kíp.
3. Có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị truy
cứu trách
nhiệm
hình sự.
4. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của Đơn vị
quản lý vận hành.
5. Đáp ứng các điều kiện khác do Đơn vị quản lý vận hành quy định.
Điều
23. Điều kiện đối với người được cử đi đào tạo chức danh Trưởng kíp trạm điện
hoặc trung tâm điều khiển trạm điện
Người được cử đi đào tạo để được cấp
Chứng nhận vận hành
trước
khi được sát
hạch
công nhận chức danh
Trưởng kíp
trạm
điện ngoài
việc
phải đáp ứng các điều kiện quy
định tại Quy trình
Điều
độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tốt nghiệp đại
học chuyên
ngành phù hợp
với chức danh được cử đi đào tạo đối với trạm điện có cấp điện áp từ 220kV trở lên; tốt nghiệp cao
đẳng trở lên
có chuyên ngành phù hợp với chức danh được cử đi đào tạo đối với trạm điện có cấp điện áp từ 110 kV trở
xuống.
2. Có đủ sức khoẻ để làm việc theo chế độ
ca, kíp.
3. Có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị truy
cứu trách
nhiệm
hình sự.
4. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của Đơn vị
quản lý vận hành.
5. Đáp ứng các điều kiện khác do Đơn vị quản lý vận hành quy định.
Điều
24. Nội dung đào tạo để được kiểm tra, cấp Chứng nhận vận hành đối với người
được cử đi đào tạo chức danh Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trung tâm điều khiển
nhà máy điện
Đơn vị phát điện có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức
danh Trưởng ca nhà
máy điện
hoặc Trung tâm
điều
khiển nhà
máy điện
với các nội dung chính sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia.
3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trên hệ thống điện
như tua bin, máy
phát, máy biến
áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
4. Phân loại, nguyên lý làm việc và dây chuyền sản xuất của
các loại nhà máy điện trong hệ
thống điện quốc gia,nguồn nhiên liệu sơ cấp, thủy văn phục vụ phát điện; chuyên đề về công nghệ phát điện của nhà máy điện.
5. Các dạng sơ đồ nối
điện chính
của
nhà máy điện và trạm điện; những
đặc điểm chính,
nguyên tắc
vận hành
và phối
hợp vận hành.
6. Mô hình,
nguyên tắc
vận hành,
điều
khiển xa của trung tâm
điều
khiển (đối với các
nhà máy điện
được điều khiển và
thao tác xa từ
trung tâm
điều
khiển).
7. Nguyên lý
làm việc
của các
thiết
bị rơle bảo vệ, tự động hóa,
đo lường
và điều khiển trên hệ thống điện và trong nhà máy điện;nguyên lý bảo vệ cho các phần tử chính trong nhà máy điện, trạm điện.
8. Các kiến thức về điều
độ và vận hành nhà máy điện, trạm điện.
9. Các kiến thức cơ bản
về hệ thống điều khiển, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thiết bị đầu
cuối RTU/Gateway trong nhà
máy điện,
trạm điện và
hệ
thống SCADA phục vụ công
tác điều
độ, vận hành.
10. Các chế độ làm việc của nhà máy điện trong hệ
thống điện, điều chỉnh tần số, điều chỉnh điện áp, dự phòng công suất.
11. Các quy
trình phối
hợp vận hành,
thao tác và xử
lý sự cố nhà máy điện, trạm điện.
12. Các kiến thức về thị
trường điện Việt Nam đối với các nhà máy điện lớn.
Điều
25. Nội dung đào tạo để được kiểm tra, cấp Chứng nhận vận hành đối với người
được cử đi đào tạo chức danh Trưởng kíp trạm điện hoặc Trung tâm điều khiển
trạm điện
Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho chức
danh Trưởng kíp
trạm
điện hoặc Trung tâm
điều
khiển trạm điện với các
nội
dung chính
sau:
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện.
2. Cơ cấu, tổ chức vận
hành của hệ thống
điện quốc gia.
3. Đặc điểm và các thông số chính của phụ tải điện
khu vực.
4. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trong trạm điện như máy biến áp, tụ, kháng, đường dây, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
5. Các dạng sơ đồ nối
điện chính
của
trạm điện, những đặc điểm chính và nguyên tắc vận hành và phối hợp vận hành.
6. Nguyên lý
làm việc
của các
thiết
bị rơle bảo vệ, tự động hóa,
đo lường
và điều khiển trong
trạm điện;nguyên
lý bảo
vệ cho các
phần
tử chính
trong trạm
điện.
7. Mô hình,
nguyên tắc
vận hành,
điều
khiển xa của trung tâm
điều
khiển (đối với các
trạm
điện được điều khiển và
thao tác xa từ
trung tâm
điều
khiển).
8. Các chế độ vận hành của trạm điện
trong hệ thống điện, điều chỉnh điện áp.
9. Các kiến thức cơ bản
về hệ thống điều khiển, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thiết bị đầu
cuối RTU/Gateway trong trạm điện và hệ thống SCADA phục vụ công tác điều độ, vận hành.
10. Các quy
trình phối
hợp vận hành,
thao tác và xử
lý sự cố trạm điện.
11. Các kiến thức về điều
độ, vận hành
trạm
điện và các
thiết
bị trong trạm điện.
Điều
26. Chương trình đào tạo các chức danh tham gia trực tiếp công tác vận hành tại
nhà máy điện, trạm biến áp và trung tâm điều khiển
1. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm xây dựng nội dung đào tạo chi tiết và tổ chức đào tạo cho các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác vận
hành tại nhà máy điện, trạm điện và trung tâm điều khiển phù hợp với yêu cầu công tác vận hành của đơn vị và các nội dung được
quy định tại Điều 24 và
Điều
25 Quy trình
này.
2. Thời gian đào tạo (bao gồm cả
thời gian công
tác tại
các vị trí khác nhau trong dây
chuyền
sản xuất, vận hành)
cho các chức
danh tham gia trực tiếp công
tác vận
hành tại nhà máy điện, trạm điện và trung tâm điều khiển được
thực hiện theo Quy trình
Điều
độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
3. Đối với việc đào tạo lại các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác vận
hành, Đơn
vị
quản lý vận hành có trách nhiệm xây dựng nội dung đào tạo và quy định thời gian đào tạo lại phù hợp với Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành và Quy trình này, đảm bảo cập nhật các nội dung, thông tin mới về hệ thống
điện và
các văn bản
quy phạm pháp
luật
liên quan
đến
công tác
điều
độ, vận hành
hệ
thống điện.
Chương
III
KIỂM TRA
VÀ CẤP CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH
Mục
1. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Điều
27. Trách nhiệm của Đơn vị có thẩm quyền kiểm tra
1. Thành lập Hội đồng
kiểm tra.
2. Bảo đảm nguồn nhân lực, cơ sở vật
chất, phương tiện, trang thiết bị kiểm tra theo quy định để thực hiện các đợt kiểm tra đạt
kết quả chính
xác, khách quan.
3. Xây dựng nội dung
kiểm tra theo quy định tại Điều 34 Quy trình này và phải phù hợp với đối
tượng đăng ký
tham gia kiểm
tra.
4. Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các đợt kiểm tra đúng kế hoạch.
5. Đảm bảo an toàn cho các đợt kiểm tra.
6. Quản lý, lưu trữ các tài liệu liên quan trong quá trình
kiểm
tra và kết quả kiểm tra
theo quy định.
Điều
28. Trách nhiệm của Đơn vị cử đối tượng tham gia kiểm tra
1. Đảm bảo đối
tượng tham gia kiểm tra được đào tạo đầy đủ các nội dung theo quy định tại Chương II Quy trình này và đáp ứng các điều kiện quy
định tại Điều 30 Quy trình
này.
2. Quản lý hồ sơ đăng ký kiểm tra và kết quả kiểm tra
theo quy định.
Mục
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH
Điều
29. Đối tượng tham gia kiểm tra
Đối tượng tham
gia kiểm tra để được cấp Chứng nhận vận hành, bao gồm một trong các đối tượng sau:
1. Người chưa có Chứng nhận vận hành.
2. Người đã có Chứng nhận vận hành thuộc các trường hợp sau:
a) Chứng nhận vận hành đã hết thời hạn sử
dụng hoặc không
còn phù hợp
với vị trí
công tác;
b) Chứng nhận vận hành bị thu hồi do vi
phạm kỷ luật trong công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia.
c) Chứng nhận vận hành sắp hết thời hạn
sử dụng.
Điều
30. Điều kiện để được tham gia kiểm tra
Đối tượng tham
gia kiểm tra phải đáp
ứng
các điều kiện sau:
1. Đã hoàn
thành chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện và nội dung đào tạo quy định tại
Chương II Quy trình
này.
2. Không trong
thời
gian bị kỷ luật.
3. Có đủ hồ sơ hợp lệ
theo quy định tại Điều 31 hoặc Điều 32 Quy trình này.
Điều
31. Hồ sơ đăng ký tham gia kiểm tra để được cấp mới Chứng nhận vận hành
Hồ sơ đăng ký tham gia kiểm tra để được
cấp mới Chứng nhận vận hành
bao gồm:
1. Văn bản đăng ký tham gia kiểm tra của Đơn
vị cử đối tượng tham gia kiểm tra, kèm theo danh sách đối tượng tham gia kiểm
tra đáp ứng đủ điều
kiện quy định tại Điều 30 Quy trình này.
2. Hồ sơ của đối
tượng tham gia kiểm tra bao gồm:
a) Bản sao Chứng
minh thư nhân
dân hoặc
hộ chiếu còn
giá trị
sử dụng (nếu là
người
nước ngoài
phải
có xác nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền được
phép cư
trú và làm việc
tại Việt Nam);
b) Bản khai quá trình công tác liên
quan đến
công tác
điều
độ, vận hành
hệ
thống điện có
xác nhận
của Đơn vị cử đối tượng tham gia kiểm tra;
c) Giấy chứng nhận
sức khỏe có
thời
hạn không
quá 06 tháng so với
thời điểm gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra;
d) 01 ảnh (3x4) của
đối tượng tham gia kiểm tra.
Điều
32. Hồ sơ đăng ký tham gia kiểm tra để được cấp đổi Chứng nhận vận hành
Hồ sơ đăng ký tham gia kiểm tra để được
cấp đổi Chứng nhận vận hành
bao gồm:
1. Văn bản đăng ký tham gia kiểm tra của Đơn
vị cử đối tượng tham gia kiểm tra, kèm theo danh sách đối tượng tham gia kiểm
tra đáp ứng đủ điều
kiện quy định tại Điều 30 Quy trình này.
2. Hồ sơ của đối
tượng tham gia kiểm tra bao gồm:
a) Bản sao Chứng
minh thư nhân
dân hoặc
hộ chiếu còn
giá trị
sử dụng (nếu là
người
nước ngoài
phải
có xác nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền được
phép cư
trú và làm việc
tại Việt Nam);
b) Bản khai quá trình công tác liên quan
đến
công tác
điều
độ, vận hành
hệ
thống điện có
xác nhận
của Đơn vị cử đối tượng tham gia kiểm tra;
c) Giấy chứng nhận
sức khỏe có
thời
hạn không
quá 06 tháng so với
thời điểm gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra;
d) Bản sao Giấy
chứng nhận vận hành
còn hiệu
lực;
đ) 01 ảnh (3x4) của
đối tượng tham gia kiểm tra.
Điều
33. Hồ sơ đăng ký cấp lại Chứng nhận vận hành
Hồ sơ đăng ký cấp lại Chứng
nhận vận hành
bao gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp
lại Chứng nhận vận hành
của
Đơn vị quản lý
vận
hành, kèm
theo danh sách nhân viên vận hành cần cấp lại Chứng nhận vận hành.
2. Hồ sơ của nhân viên vận hành đề nghị cấp lại
bao gồm:
a) Bản sao Chứng
minh thư nhân
dân hoặc
hộ chiếu còn
giá trị
sử dụng (nếu là
người
nước ngoài
phải
có xác nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền được
phép cư
trú và làm việc
tại Việt Nam);
b) Kết quả kiểm tra
do Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra đã
thông báo hoặc
Giấy chứng nhận vận hành
đã được
cấp;
c) 01 ảnh (3x4) của
nhân viên
vận
hành đề nghị cấp lại.
Mục
3. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM TRA
Điều
34. Nội dung kiểm tra
1. Nội dung kiểm
tra đối với mỗi chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện
quốc gia phải phù
hợp
với các nội dung đào tạo cho vị trí chức danh đó được quy định tại
Chương II Quy trình
này.
2. Nội dung kiểm
tra phải đảm bảo yêu
cầu
về kiến thức chuyên
môn cập
nhật, khả năng xử lý
các tình huống
và kinh
nghiệm
thực tế.
Điều
35. Hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra bao
gồm:
1. Kiểm tra lý thuyết: Áp dụng đối với đối
tượng tham gia kiểm tra để được cấp mới hoặc cấp đổi Chứng nhận vận hành.
2. Kiểm tra thực hành hoặc vấn đáp: Áp dụng đối với đối
tượng tham gia kiểm tra để được cấp mới Chứng nhận vận hành. Đối tượng thuộc
trường hợp cấp đổi Chứng nhận vận hành được miễn phần kiểm tra thực hành hoặc vấn đáp.
Điều
36. Quy định về Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm
tra do đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra thành
lập
và phải có ít nhất 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng
là Thủ trưởng của
Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra hoặc người được ủy quyền;
b) Lãnh đạo của các Phòng/Ban thuộc Đơn vị có thẩm quyền kiểm
tra liên
quan đến
các nội dung đào tạo chức danh
tham gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia;
c) Cán bộ chuyên gia có kinh nghiệm đang công tác tại các Phòng/Ban thuộc Đơn vị có thẩm quyền kiểm
tra liên
quan đến
các nội dung đào tạo chức danh
tham gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia;
d) Đại diện của Cục
Điều tiết điện lực (đối với các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện
tại Cấp điều độ quốc gia, cấp điều độ miền, nhà máy điện có công suất từ 100 MW
trở lên,
trạm
điện cấp điện áp
500 kV thuộc
quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia; các chức danh tham gia trực tiếp công tác vận hành tại Trung tâm điều khiển một nhóm nhà máy điện hoặc nhóm trạm điện);
đ) Thư ký Hội đồng kiểm
tra.
2. Hội đồng kiểm
tra chỉ làm
việc
khi có ít
nhất
03 thành
viên tham dự.
3. Nhiệm vụ của Hội
đồng kiểm tra
a) Tổ chức xây dựng nội dung
kiểm tra; chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện để tổ chức đợt kiểm tra;
b) Phân công và
sắp
xếp kế hoạch kiểm tra;
c) Phổ biến, hướng
dẫn quy trình,
nội
quy kiểm tra và
các quy định
cần thiết cho các
thành viên Hội
đồng kiểm tra và
đối
tượng tham dự kiểm tra;
d) Tổ chức kiểm tra
theo quy định;
đ) Lập biên bản xử lý các vi phạm trong quá trình kiểm tra theo
thẩm quyền và
thông báo cho các bên liên quan;
e) Tổng hợp kết quả
kiểm tra và
ký xác nhận
biên bản kiểm tra.
Điều
37. Đánh giá kết quả kiểm tra
1. Hội đồng kiểm
tra chấm điểm chung cho phần kiểm tra lý thuyết.
2. Từng thành viên hội đồng kiểm
tra chấm điểm riêng
cho phần
kiểm tra thực hành
hoặc
vấn đáp.
Điểm
trung bình
phần
kiểm tra thực hành
hoặc
vấn đáp được tính bằng trung bình cộng điểm chấm
của các
thành viên Hội
đồng kiểm tra tại thời điểm kiểm tra.
3. Kết quả kiểm tra
được đánh
giá theo hai mức
“Đạt” và
“Không đạt”,
thông qua
hình thức
chấm điểm với tổng điểm lớn nhất đối với mỗi hình thức kiểm tra là 10 điểm.
4. Đối tượng tham
gia kiểm tra được đánh
giá là “Đạt”
nếu đạt tất cả các
tiêu chí sau:
a) Tổng điểm kiểm
tra lý
thuyết
từ 7 điểm trở lên;
b) Điểm trung bình phần kiểm tra
thực hành
hoặc
vấn đáp từ 7 điểm trở lên và không có thành
viên nào của
Hội đồng kiểm tra chấm điểm thấp hơn 5 điểm (đối với đối tượng tham gia kiểm
tra để được cấp mới Chứng nhận vận hành).
5. Đối tượng tham
gia kiểm tra được đánh
giá là “Không đạt”
nếu không
đạt ít nhất 01 tiêu chí được quy định tại Khoản 4 Điều này.
Mục
4. TỔ CHỨC KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH
Điều
38. Tổ chức kiểm tra
1. Quy định chung
a) Chậm nhất 10 ngày trước ngày dự kiến tổ chức
kiểm tra, Đơn vị cử đối tượng tham gia kiểm tra có trách nhiệm gửi cho Đơn vị có thẩm quyền kiểm
tra đầy đủ hồ sơ đăng ký
kiểm
tra để cấp Chứng nhận vận hành theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Quy trình này;
b) Chậm nhất 07 ngày trước ngày dự kiến tổ chức
kiểm tra, Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra có
trách nhiệm
thông báo
bằng
văn bản đến các
Đơn vị
cử đối tượng tham gia kiểm tra các nội dung chính sau:
- Danh sách các
cá nhân đủ
điều kiện tham gia kiểm tra;
- Tiêu chí đánh
giá kết
quả kiểm tra theo quy định tại Điều 37 Quy trình này.
2. Tổ chức kiểm tra
định kỳ
a) Công tác kiểm tra định kỳ
được tổ chức vào
tháng 6 và tháng 12 hàng năm;
b) Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức
kiểm tra, Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra có
trách nhiệm
công bố trên trang thông tin điện tử về kế
hoạch tổ chức kiểm tra bao gồm điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm, nội quy và các thông tin cần thiết có liên quan;
c) Đơn vị cử đối tượng
tham gia kiểm tra có
trách nhiệm
chuẩn bị hồ sơ đăng ký
tham gia kiểm
tra và gửi hồ sơ về Đơn
vị có thẩm quyền kiểm
tra theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức kiểm tra
theo yêu cầu
a) Khi có nhu cầu bổ sung
nguồn nhân
lực
cho các vị trí tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện
quốc gia mà
không đăng ký trong các đợt kiểm tra định kỳ, Đơn vị cử đối tượng tham
gia kiểm tra có
trách nhiệm
gửi văn bản đề nghị cho Đơn vị có thẩm quyền kiểm tra để thống nhất sắp xếp kế
hoạch tổ chức kiểm tra theo yêu cầu;
b) Đơn vị cử đối tượng
tham gia kiểm tra theo yêu
cầu
có trách
nhiệm
chuẩn bị và
gửi
hồ sơ đăng ký
tham gia kiểm
tra về Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Đơn vị có thẩm quyền kiểm
tra có
trách nhiệm
phối hợp với Đơn vị cử đối tượng tham gia kiểm tra để tổ chức kiểm tra theo yêu cầu.
Điều
39. Thông báo kết quả và cấp Chứng nhận vận hành
1. Trường hợp kiểm
tra để cấp mới hoặc cấp đổi Chứng nhận vận hành, Đơn vị có thẩm quyền kiểm
tra có
trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thông báo bằng văn bản kết
quả kiểm tra tổng hợp đến các Đơn vị cử đối tượng tham gia kiểm tra;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, gửi đầy
đủ hồ sơ đăng ký
kiểm
tra gốc và
Chứng
nhận vận hành
của
các đối tượng tham
gia kiểm tra đạt yêu
cầu
cho Đơn vị cử đối tượng tham gia kiểm tra để quản lý;
c) Lưu kết quả kiểm tra
và một bản sao
Chứng nhận vận hành
đã cấp.
2. Trường hợp cấp lại
Chứng nhận vận hành,
Đơn vị
có thẩm quyền kiểm
tra có
trách nhiệm
cấp lại Chứng nhận vận hành
trong thời
hạn
15
ngày kể từ khi nhận
đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 33 và Điều 49 Quy trình này.
Chương
IV
QUẢN LÝ,
PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH
Mục
1. CÁC LOẠI CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH
Điều
40. Mẫu Chứng nhận vận hành
1. Mẫu Chứng nhận
vận hành
được
quy định tại Phụ lục kèm
theo Quy trình này.
2. Đơn vị có thẩm quyền kiểm
tra có
trách nhiệm
in ấn, phát
hành, hướng
dẫn và quản lý việc sử dụng
Chứng nhận vận hành
trong phạm
vi thẩm quyền.
Điều
41. Chứng nhận vận hành cấp cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều
độ tại Cấp điều độ quốc gia
1. Chứng nhận vận hành cấp cho Điều độ
viên quốc gia có ký hiệu là ĐĐ.A0.01.
2. Chứng nhận vận hành cấp cho Kỹ sư
phương thức hệ thống điện quốc gia có ký hiệu là ĐĐ.A0.02.
3. Chứng nhận vận hành cấp cho Kỹ sư
SCADA/EMS hệ thống điện quốc gia có ký hiệu là ĐĐ.A0.03.
Điều
42. Chứng nhận vận hành cấp cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều
độ tại Cấp điều độ miền
1. Chứng nhận vận hành cấp cho Điều độ
viên miền có ký hiệu là ĐĐ.Ax.01.
2. Chứng nhận vận hành cấp cho Kỹ sư
phương thức hệ thống điện miền có ký hiệu là ĐĐ.Ax.02.
3. Chứng nhận vận hành cấp cho Kỹ sư
SCADA/EMS hệ thống điện miền có ký hiệu là ĐĐ.Ax.03.
Điều
43. Chứng nhận vận hành cấp cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều
độ tại Cấp điều độ phân phối tỉnh và Cấp điều độ phân phối quận, huyện
1. Chứng nhận vận hành cấp cho Điều độ
viên phân
phối
tỉnh có ký
hiệu là ĐĐ.Bx.01.
2. Chứng nhận vận hành cấp cho Kỹ sư
phương thức hệ thống điện phân phối có ký hiệu là ĐĐ.Bx.02.
3. Chứng nhận vận hành cấp cho Kỹ sư
SCADA/DMS hệ thống điện phân phối có ký hiệu là ĐĐ.Bx.03.
4. Chứng nhận vận hành cấp cho Điều độ
viên phân
phối
quận, huyện có
ký hiệu là ĐĐ.Cx.01.
Điều
44. Chứng nhận vận hành cấp cho chức danh Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trung tâm
điều khiển nhà máy điện
1. Chứng nhận vận hành cấp cho Trưởng
ca nhà máy
điện
thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia có ký hiệu là NMĐ.A0.
2. Chứng nhận vận hành cấp cho Trưởng
ca nhà máy
điện
thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ miền có ký hiệu là NMĐ.Ax.
3. Chứng nhận vận hành cấp cho Trưởng
ca nhà máy
điện
thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ phân phối tỉnh có ký hiệu là NMĐ.B0.
Điều
45. Chứng nhận vận hành cấp cho chức danh Trưởng kíp trạm điện hoặc Trung tâm
điều khiển trạm điện
1. Chứng nhận vận hành cấp cho Trưởng kíp trạm điện thuộc
quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia có ký hiệu là TBA.A0.
2. Chứng nhận vận hành cấp cho Trưởng kíp trạm điện thuộc
quyền điều khiển của Cấp điều độ miền có ký hiệu là TBA.Ax.
3. Chứng nhận vận hành cấp cho Trưởng kíp trạm điện thuộc
quyền điều khiển của Cấp điều độ phân phối tỉnh có ký hiệu là TBA.B0.
Mục
2. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH
Điều
46. Thời hạn sử dụng của Chứng nhận vận hành
1. Chứng nhận vận hành được cấp mới có thời hạn sử dụng
là 10 năm
kể
từ ngày cấp.
2. Chứng nhận vận hành được cấp đổi có thời hạn sử dụng
là 10 năm
kể
từ ngày cấp.
3. Chứng nhận vận hành được cấp lại có thời hạn sử dụng
tương ứng với thời hạn sử dụng của Chứng nhận vận hành đã được cấp trước đó.
Điều
47. Cấp mới Chứng nhận vận hành
1. Chứng nhận vận hành được cấp mới cho
các đối tượng sau:
a) Người được cử đi đào tạo và tham gia kiểm tra lần đầu;
b) Nhân viên vận hành chưa có Chứng nhận vận hành đã được đào tạo, sát hạch và công nhận chức danh
trước thời điểm Quy trình
này có hiệu
lực;
c) Đối tượng quy
định tại Điểm a và
Điểm
b Khoản 2 Điều 29 Quy trình
này.
2. Nhân viên vận hành theo quy định tại Điểm b
Khoản 1 Điều này
được
cấp mới Chứng nhận vận hành
theo quy định
sau:
a) Đối với nhân viên vận hành chưa có Chứng nhận vận hành đã được đào tạo, sát hạch và công nhận các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia sau ngày Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014
của
Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định
quy trình
điều
độ hệ thống điện quốc gia có hiệu lực (sau đây viết là Thông tư số
40/2014/TT-BCT): Phải được đào tạo, kiểm tra theo quy định tại Chương II và Chương III Quy trình
này;
b) Đối với nhân viên vận hành chưa có Chứng nhận vận hành đã được đào tạo, sát hạch và công nhận các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia trước ngày Thông tư số 40/2014/TT-BCT có hiệu lực: Phải
được đào tạo đáp ứng đủ quy định
tại Thông
tư số
40/2014/TT-BCT và
được
kiểm tra theo quy định như sau:
- Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Quy trình này có hiệu lực, Đơn vị
quản lý
nhân viên vận
hành có
trách nhiệm
chủ trì,
phối
hợp với Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra tổ chức kiểm tra lý thuyết để được cấp Chứng nhận vận hành;
- Nội dung kiểm
tra lý
thuyết
bao gồm: Cập nhật hệ thống các văn bản liên quan đến công tác điều độ, vận hành hệ thống điện;
cập nhật các
quy trình phối
hợp vận hành
liên quan.
3. Đơn vị cử đối tượng
tham gia kiểm tra có
trách nhiệm
gửi cho Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp mới Chứng nhận vận hành theo quy định tại Điều 31 Quy trình này, trừ trường hợp
quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Đơn vị cử đối tượng
tham gia kiểm tra có
trách nhiệm
gửi cho Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp mới Chứng nhận vận hành cho nhân viên vận hành quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều này,
bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp
mới Chứng nhận vận hành,
trong đó có xác nhận đã
tổ
chức đào tạo cho các chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia;
b) Danh sách và
bản
sao Quyết định công
nhận
chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia;
c) Kết quả kiểm tra
lý thuyết của nhân viên vận hành tham gia kiểm tra.
Điều
48. Cấp đổi Chứng nhận vận hành
1. Chứng nhận vận hành được cấp đổi cho
đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 29 Quy trình này.
2. Đơn vị cử đối tượng
tham gia kiểm tra có
trách nhiệm
gửi cho Đơn vị có
thẩm
quyền kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp đổi Chứng nhận vận hành theo quy định tại Điều 32 Quy trình này.
Điều
49. Cấp lại Chứng nhận vận hành
1. Chứng nhận vận hành được cấp lại
trong trường hợp Chứng nhận vận hành bị mất hoặc bị hỏng không thể sử dụng được.
Nhân viên
vận
hành có đầy đủ hồ sơ
theo quy định tại Điều 33 Quy trình này thì được xét cấp lại 01 lần
Chứng nhận vận hành
mà không phải
tham gia kiểm tra.
2. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi cho Đơn
vị có thẩm quyền kiểm
tra hồ sơ đăng ký
cấp
lại Chứng nhận vận hành
theo quy định
tại Điều 33 Quy trình
này.
Điều
50. Quản lý và sử dụng Chứng nhận vận hành
1. Nhân viên vận hành sẽ đảm nhiệm các vị trí chức danh tham
gia trực tiếp công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia sau ngày Quy trình này có hiệu lực đều phải được đào tạo và cấp Chứng nhận
vận hành
theo quy định
tại Quy trình
này.
2. Người có Chứng nhận vận hành chỉ được thực
hiện công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia theo đúng phạm vi và lĩnh vực được ghi trong Chứng nhận vận hành đã được cấp.
3. Chứng nhận vận hành cho các chức danh tại các cấp điều độ có giá trị sử dụng tương
đương tại các
cấp
điều độ cùng
cấp.
Chứng nhận vận hành
cho chức
danh Trưởng ca nhà
máy điện,
Trưởng kíp
trạm
điện hoặc Trung tâm
điều
khiển có
giá trị
sử dụng tương đương tại các
nhà máy điện,
trạm điện hoặc Trung tâm
điều
khiển cùng
cấp
điều độ có
quyền
điều khiển.
4. Đơn vị quản lý vận hành và nhân viên vận hành có trách nhiệm sử dụng
Chứng nhận vận hành
được
cấp theo quy định tại Quy trình này, không được sử dụng cho các mục đích khác làm ảnh hưởng đến công tác điều độ, vận hành an toàn, tin cậy và liên tục hệ thống
điện quốc gia.
5. Người nước ngoài hoặc người Việt
Nam cư trú
ở
nước ngoài
có Chứng
nhận vận hành
không do Đơn vị
có thẩm quyền kiểm
tra cấp nếu tham gia công
tác vận
hành trạm điện, nhà máy điện tại Việt Nam
phải làm
thủ
tục tham gia kiểm tra để được cấp Chứng nhận vận hành theo quy định tại Quy trình này. Trường hợp điều
ước quốc tế về Chứng nhận vận hành mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó.
6. Chứng nhận vận hành bị thu hồi trong
các trường hợp sau:
a) Đơn vị có thẩm quyền kiểm
tra phát
hiện
hành vi vi
phạm
liên quan
trực
tiếp đến công
tác điều
độ, vận hành
hệ
thống điện quốc gia của nhân viên vận hành đã được cấp Chứng nhận vận hành;
b) Tổ chức, cá nhân giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên Chứng nhận vận hành hoặc có hành vi cố tình gian dối khác trong quá trình làm
thủ
tục đổi hoặc đề nghị cấp lại Chứng nhận vận hành, khi kiểm tra phát hiện sẽ bị thu
hồi và
thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các quy định có liên quan./.
PHỤ LỤC
MẪU
CHỨNG NHẬN VẬN HÀNH
(Ban hành kèm theo Quy trình Kiểm tra và cấp Chứng nhận vận hành cho các
chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia)
Ghi chú: Chứng nhận vận hành được in trên khổ giấy A5