Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4486/QĐ-BNN-KN 2022 danh mục dự án khuyến nông trung ương thực hiện từ 2023

Số hiệu: 4486/QĐ-BNN-KN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Trần Thanh Nam
Ngày ban hành: 18/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4486/QĐ-BNN-KN

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN TỪ NĂM 2023

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông Trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Tờ trình số 993/TTr-KN ngày 17/11/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2023 (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia công bố Danh mục dự án khuyến nông Trung ương và tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Vụ: KHCN và MT, Tài chính;
- Lưu: VT, KN (PTH.07b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN TỪ NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 4486/QĐ-BNN-KN ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên Dự án

Mục tiêu

Nội dung hoạt động

Địa bàn triển khai

Thời gian thực hiện

Dự kiến kết quả

I

Lĩnh vực Trồng trọt - BVTV

1.

Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ứng dụng công nghệ tiên tiến và chuyển giao quy trình sản xuất hướng tới nông nghiệp tuần hoàn, phù hợp với điều kiện thực tế, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị kinh tế cao.

Xây dựng và nâng cao năng lực, vai trò của tổ/HTX tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Nâng cao giá trị sản xuất, tạo sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái.

1. Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hướng tới nông nghiệp tuần hoàn:

- Trồng, thâm canh dược liệu an toàn;

- Chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ.

- Nuôi cá trắm đen theo VietGAP.

2. Xây dựng mô hình tổ/HTX liên kết tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Tỉnh Nam Định

2023-2024

1) 5 ha địa hoàng, năng suất ≥ 18 tấn/ha/năm; 450 con lợn Móng Cái theo hướng hữu cơ, khối lượng xuất chuồng ≥ 60kg/con sản phẩm thịt an toàn, chất lượng; mô hình nuôi cá trắm đen, mật độ thả 1 con/m2; tỷ lệ sống ≥70%; cỡ thu hoạch ≥ 3 kg/con; năng suất đạt ≥ 20 tấn/ha, sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP.

2) 3 mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến thu hoạch, tiêu thụ và chế biến gắn với doanh nghiệp và phát triển bền vững.

3) Hướng tới sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

2.

Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Đắk Nông.

1. Hình thành vùng nguyên liệu rau đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bền vững thân thiện với môi trường.

2. Hình thành chuỗi cung ứng rau xanh an toàn bền vững cung cấp cho trong tỉnh và ngoài tỉnh.

1. Xây dựng mô hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh giữa HTX/THT, nông dân, tổ KNCĐ liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Tỉnh Đắk Nông

2023-2024

1) 60 ha rau (cải thảo, bắp cải, cà tím, cà rốt) hình thành vùng nguyên liệu sản xuất rau hàng hóa. Năng suất rau cải ăn lá và bắp cải ≥20 tấn/ha/vụ; năng suất cà tím, cà rốt ≥ 30 tấn/ha/vụ. 100% sản phẩm được cấp chứng nhận VietGAP và truy xuất nguồn gốc.

2) 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết theo chuỗi giữa Tổ khuyến nông cộng đồng kết nối HTX/THT và doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm và phát triển bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

5) Hình thành vùng nguyên liệu sản xuất rau đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

3.

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý chất thải trồng trọt và chăn nuôi thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp.

1. Ứng dụng công nghệ vi sinh xây dựng thành công mô hình xử lý phế phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi thúc đẩy sản xuất phân bón hữu cơ nông hộ.

2. Nâng cao kiến thức, nhân rộng giải pháp KHKT ứng dụng chế phẩm vi sinh vào sản xuất, giảm đốt rơm rạ và thải ra môi trường, nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý phế phụ phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và tăng trưởng xanh.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh:

- Xử lý: 900 ha gốc rạ phục vụ sản xuất lúa vụ Mùa.

- Xử lý 1.000 tấn rơm rạ và từ phụ phẩm đệm lót sinh học trong chăn nuôi 5.000 con lợn, 100.000 con gà để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

- Mô hình ứng dụng phân hữu cơ phục vụ sản xuất lúa và rau màu nhằm phát triển chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng xanh.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế

2023-2024

1) Sản phẩm gồm:

- Xử lý được 900 ha gốc rạ tại hiện trường phục vụ sản xuất lúa vụ mùa sau 8-10 ngày thu hoạch.

- 1.000 tấn phân hữu cơ phục vụ sản xuất 240 ha lúa, 60 ha rau màu, giảm chi phí phân bón, hiệu quả kinh tế tăng 10% so với sản xuất đại trà.

2) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm trong trồng trọt, trong chăn nuôi sản xuất phân bón hữu cơ và phục vụ phát triển mô hình canh tác lúa, rau màu theo hướng hữu cơ.

4) Duy trì và cải thiện cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua các hoạt động tập huấn, tham quan tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình. Quy mô nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

4.

Xây dựng mô hình ứng dụng “Gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến” sản xuất lúa nếp thương phẩm chất lượng cao, liên kết theo chuỗi tiêu thụ tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Áp dụng “gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến” xây dựng được mô hình sản xuất một số giống lúa nếp giảm ít nhất 10% chi phí về giống, vật tư, công lao động và liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên 15%, tăng thu nhập cho nông dân tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng

1. Xây dựng mô hình ứng dụng “gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến”: tận dụng nguyên liệu tại chỗ làm giá thể gieo mạ, sử dụng phân phân giải chậm, bón cân đối và cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất, gieo mạ, cấy, phun thuốc BVTV, thu hoạch sản xuất giống lúa nếp 415, nếp thơm Hưng Yên, nếp cái hoa vàng chất lượng cao, tạo vùng sản xuất hàng hóa.

2. Xây dựng mô hình HTX liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh

2023-2024

1) 500 ha lúa nếp, năng suất ≥ 5,5 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% đại trà (giảm chi phí đầu vào ≥ 10%, tăng năng suất lao động ≥ 20%).

2) 2 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa THT/HTX: Tổ chức sản xuất, dịch vụ cơ giới hóa, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - bảo quản - chế biến) gắn với doanh nghiệp tiêu thụ và phát triển bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trong sản xuất lúa giảm chi phí; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Duy trì và mở rộng vùng sản xuất lúa nếp hàng hóa, giảm chi phí đầu vào, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sản xuất giá thể tại chỗ, lựa chọn và bón phân cân đối, giảm thiểu tác động môi trường, quy mô ≥ 20% so với quy mô phê duyệt thông qua các hoạt động: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết.

5.

Xây dựng mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung Bộ.

Áp dụng đồng bộ các giải pháp KHCN trong canh tác lúa (giống mới, giảm lượng giống bằng sạ hàng thay cho sạ lan; tăng hiệu suất sử dụng phân bón thông qua bón phân cân đối, sử dụng phân bón thế hệ mới, tận dụng và xử lý triệt để phế phục phẩm; tưới nước và sử dụng thuốc BVTV hợp lý) để giảm ít nhất 15% chi phí đầu vào, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển SX lúa bền vững tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

1.Xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp: sử dụng phân bón thế hệ mới, bón cân đối, sử dụng nước, thuốc BVTV hợp lý; ứng cơ giới hóa đồng bộ: làm đất, máy sạ hàng thay cho sạ lan, phun thuốc BVTV, thu hoạch theo hướng giảm chi phí đầu vào và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Xây dựng mô hình THT/HTX liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Các tỉnh Bình Định, Phú Yên

2023-2024

1) 500 ha lúa, năng suất bình quân ≥ 6,5 tấn/ha, chi phí đầu vào giảm tối thiểu 15% (giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động) so với đại trà và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2) 2 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa THT/HTX: Tổ chức sản xuất, dịch vụ cơ giới hóa, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - bảo quản - chế biến) gắn với doanh nghiệp tiêu thụ và phát triển bền vững. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất lúa đại trà.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn gói kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất lúa giảm chi phí; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Mở rộng vùng sản xuất lúa giảm chi phí đầu vào, thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô ≥ 20% so với dự án phê duyệt thông qua các hoạt động: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết.

6.

Xây dựng mô hình liên kết tổ chức sản xuất cây gai xanh AP1 gắn với nhà máy tiêu thụ ở một số tỉnh phía Bắc

1. Chuyển giao tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, xây dựng và phát triển mô hình liên kết tổ chức sản xuất cây gai xanh theo chuỗi giá trị phục vụ nhà máy chế biến.

2. Nâng cao vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây gai xanh AP1 tạo vùng nguyên liệu đạt chuẩn cho nhà máy.

2. Xây mô hình HTX và Tổ KNCĐ liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm và phát triển bền vững.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình

2023-2024

1) 100ha cây gai xanh AP1, năng suất vỏ khô đạt 1,4-1,5 tấn ha/năm ở năm thứ nhất, từ 3,0-3,5 tấn năm thứ 2.

2) 4 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa THT/HTX: Tổ chức sản xuất, dịch vụ máy tuốt vỏ, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (giống, phân bón) theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - bảo quản - chế biến) với Tổ khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm và phát triển bền vững. Hiệu quả kinh tế tăng trên 15%.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng, thâm canh cây gai xanh.

4) Hình thành vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ nhà máy và tổ chức quản lý sản xuất giữa Tổ khuyến nông cộng đồng với HTX/THT nhà máy để duy trì vùng nguyên liệu cây gai xanh thông qua các hoạt động: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

7.

Xây dựng mô hình phát triển một số cây trồng, vật nuôi và cây phủ xanh tại quần đảo Trường Sa

Tạo môi trường đất, giá thể phù hợp với môi trường biển đảo để phát triển một số cây trồng, vật nuôi và cây phủ xanh cảnh quan trên đảo.

Cung cấp thực phẩm (rau, thịt) tại chỗ cho chiến sỹ và nhân dân trên đảo; Nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi cho nhân dân và chiến sỹ trên đảo.

1. Cải tạo và xây dựng được 15 mô hình (5 mô hình sản xuất rau, 5 mô hình chăn nuôi vịt biển và 5 mô hình trồng cây xanh tạo cảnh quan) tại các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca mở rộng, Nam Yết mở rộng, Tiên Nữ mở rộng và Thuyền chài mở rộng.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền.

Các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca mở rộng, Nam Yết mở rộng, Tiên Nữ mở rộng, và Thuyền chài mở rộng.

2023-2024

1) 1.000 cây xanh, tỷ lệ sống ≥ 85% trên các điểm đảo mới tôn tạo.

2) 1.000 m2 nhà lưới (200 m2/nhà x 1nhà/đảo x 5 đảo) sản xuất 5-6 vụ/năm tùy từng loại rau.

3) 5.000 con vịt biển (1.000 con/điểm/đảo x 5 điểm/đảo), tỷ lệ sống ≥ 90%.

4) Cán bộ chiến sỹ và người dân trên đảo được tập huấn kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới và kỹ thuật chăn nuôi vịt biển.

5) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết.

8.

Xây dựng mô hình nhân giống sắn mới kháng bệnh gắn với nhà máy tiêu thụ tại tỉnh Tây Ninh.

- Nhân nhanh các giống săn mới kháng bệnh khảm lá (HN1, HN3, HN5 …) vào sản xuất, từng bước thay thế các giống sắn chủ lực (KM419, KM140, KM94, KM505 ….) đã bị nhiễm bệnh khảm lá.

- Giảm bới áp lực và từng bước loại bỏ bệnh khảm lá sắn trên địa bàn tỉnh, ổn định năng suất, chất lượng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn nhà máy.

1. Xây dựng mô hình nhân giống kháng bệnh khảm lá, sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhà máy chế biến.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh giữa HTX, nông dân liên kết với nhà máy tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Tỉnh Tây Ninh

2023-2025

1) 300 ha giống sắn mới kháng bệnh khảm lá, năng suất trung bình ≥ 30 tấn/ha/vụ, hàm lượng tinh bột ≥ 27,5% phục vụ cho 3000 ha vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến.

2) 1 mô hình tổ chức quản lý nhân và phát triển giống sắn mới, kháng bệnh, phục vụ cho vùng nguyên liệu sản xuất sắn của nhà máy chế biến tinh bột sắn. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nhân giống, biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn theo tiêu chuẩn nhà máy.

4) Hình thành vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ nhà máy chế biến thông qua các hoạt động: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với dự án phê duyệt.

9.

Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây nguyên liệu gắn với hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Tây Nguyên.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa (Máy lên luống, vun luống, máy trồng và máy thu hoạch) xây dựng và phát triển mô hình liên kết tổ chức sản xuất khoai tây nguyên liệu theo chuỗi giá trị phục vụ ăn tươi và chế biến công nghiệp.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ (lên luống, vun luống, trồng và thu hoạch) sản xuất khoai tây ăn tươi và chế biến.

2. Xây dựng mô hình HTX và tổ KNCĐ liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai.

2023-2025

1) 300 ha khoai tây, năng suất ≥18 tấn/ha, hàm lượng chất khô khoai chế biến ≥18%, khoai ăn tươi ≥16%.

2) 2 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa THT/HTX: Tổ chức sản xuất, dịch vụ cơ giới hóa, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - bảo quản - chế biến) với Tổ khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp tiêu thụ và phát triển bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn gói kỹ thuật đồng bộ trong sản xuất khoai tây; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất lúa đại trà.

5) Hình thành vùng nguyên liệu sản xuất khoai tây, gắn kết giữa tổ khuyến nông cộng đồng với THT/HTX và doanh nghiệp thông qua các hoạt động: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

10.

Xây dựng mô hình mẫu trồng thâm canh cây ăn quả ôn đới theo VietGAP gắn với phát triển du lịch sinh thái tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

1. Khai thác lợi thế vùng miền núi phía Bắc, phát triển sản phẩm cây ăn quả ôn đới (lê, mận, …) có lợi thế cạnh tranh, kết hợp với du lịch sinh thái.

2. Chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả ôn đới theo hướng VietGAP, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị thu nhập, tạo sinh kế cho người dân tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây lê, mận… theo VietGAP gắn với phát triển du lịch sinh thái.

2. Xây dựng mô hình THT/HTX liên kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất cây ăn quả ôn đới gắn với dịch vụ du lịch và tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Tỉnh Hà Giang và Lào Cai

2023-2025

1) 25 ha cây ăn quả ôn đới, trong đó:

- 10ha (5,0 ha triển khai liên tục trong 3 năm tại 1 điểm/ tỉnh x 2 tỉnh = 10ha) trồng, thâm canh lê theo VietGAP, tỷ lệ cây sống sau trồng đạt ≥ 90%, cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại.

- 10ha (5,0ha triển khai liên tục trong 3 năm tại 1 điểm/tỉnh x 2 tỉnh = 10ha) lê thâm canh theo VietGAP, năng suất tăng 10%, cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại.

- 5ha (5,0ha triển khai liên tục trong 3 năm tại Lào Cai) thâm canh mận tả van theo VietGAP, năng suất tăng 10%, cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại.

2) 2 mô hình HTX liên kết với doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ CAQ ôn đới kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15%.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả ôn đới theo tiêu chuẩn VietGAP.

4) Từng bước mở rộng mô hình gắn với dịch vụ du lịch sinh thái, tạo sinh kế cho người dân tộc thiểu số vùng cao nguyên núi đá các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, thông qua các hoạt động:

Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô phê duyệt.

11.

Xây dựng mô hình sản xuất chè xanh phục vụ phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái tại tỉnh Thái Nguyên

1. Xây dựng và thành vùng nguyên liệu chè chất lượng cao, tiêu chuẩn hữu cơ phục vụ phát triển sản phẩm OCOP kết hợp du lịch sinh thái.

2. Liên kết theo chuỗi giá trị nhằm cung cấp nguyên liệu chè chất lượng cao, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng phục vụ chế biến sản phẩm OCOP, tăng thu nhập cho người sản xuất.

1. Xây dựng mô hình sản xuất chè chất lượng cao, theo tiêu chuẩn hữu cơ kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh (HTX, tổ hợp tác) chè tại các điểm mô hình thâm canh, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Tỉnh Thái Nguyên

2023-2025

1) 20,0 ha chè xanh chất lượng cao (thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm), năng suất năm thứ 3 đạt: 13 tấn búp tươi/ha, sản lượng 260 tấn/năm; 100% sản phẩm chè được chứng nhận hữu cơ và ứng dụng công nghệ số trong cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Có 01 sản phẩm chế biến từ chè xanh đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh.

2) 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết theo chuỗi giữa Tổ khuyến nông cộng đồng kết nối HTX/THT và doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm, thu nhập của người dân tăng trên 25%. Mô hình được gắn với phát triển du lịch sinh thái của địa phương và phát triển bền vững.

3) Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chè xanh hữu cơ phục vụ phát triển sản phẩm OCOP kết hợp với du lịch sinh thái cộng đồng, quy mô ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt thông qua các hoạt động: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết.

4) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

12.

Xây dựng mô hình sản xuất, thâm canh giống sắn mới sạch bệnh, gắn với nhà máy tiêu thụ tại một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ.

- Xây dựng được mô hình thâm canh giống sắn mới, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn và nhân rộng mô hình ra các vùng trồng sắn trọng điểm khu vực Bắc Trung bộ.

- Góp phần ổn định sản xuất, hướng tới cung cấp nguyên liệu bền vững cho các nhà máy chế biến;

1. Xây dựng mô hình thâm canh giống sắn mới, sạch bệnh sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhà máy chế biến.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh giữa HTX, nông dân liên kết với nhà máy tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị

2023-2025

1) 400 ha giống sắn mới, tạo vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ nhà máy chế biến, năng suất trung bình ≥ 30 tấn/ha/vụ, hàm lượng tinh bột ≥ 27,5%.

2) 2 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra gắn với nhà máy tiêu thụ 100% sản phẩm và phát triển bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn, sản xuất theo tiêu chuẩn nhà máy; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

5) Hình thành vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ nhà máy chế biến thông qua các hoạt động: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

13.

Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lâm Đồng

1. Chuyển giao đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc.

2. Liên kết theo chuỗi giá trị nhằm cung cấp nguyên liệu chè chất lượng cao, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng phục vụ chế biến, tăng thu nhập cho người sản xuất, ổn định thị trường, góp phần phát triển bền vững ngành hàng chè tại địa phương.

1. Xây dựng mô hình thâm canh chè hữu cơ thời kỳ kinh doanh (thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm). Thực hiện các hoạt động chứng nhận, truy xuất nguồn gốc.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh chè liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, gắn với phát triển du lịch sinh thái.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Tỉnh Lâm Đồng

2023-2025

1) 20,0 ha chè hữu cơ (thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm) theo TCVN 11041-2:2017 và TCVN 11041-6:2018, năng suất chè hữu cơ năm thứ 3 đạt: 28 tấn búp tươi/ha (1 tôm, hai lá), sản lượng 560 tấn/ha/năm; 100% sản phẩm chè được chứng nhận hữu cơ và ứng dụng công nghệ số trong cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

2) 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết theo chuỗi giữa Tổ khuyến nông cộng đồng kết nối HTX/THT và doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm, giá thu mua tăng 1,5 lần so với sản phẩm chè truyền thống. Mô hình được gắn với phát triển du lịch sinh thái của địa phương và phát triển bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất và thâm canh chè hữu cơ.

4) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

5) Duy trì và mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất chè hữu cơ gắn với du lịch sinh thái thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng, tạo thành vùng nguyên liệu sản xuất chè hữu cơ, ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

14.

Xây dựng mô hình sản xuất cà phê hữu cơ tại tỉnh Gia Lai

1. Nâng cao chất lượng, tăng giá trị gia tăng thông qua hoạt động sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn hữu cơ.

2. Nâng cao năng lực tổ khuyến nông cộng đồng chuyển giao kỹ thuật, giám sát người sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn hữu cơ.

- Nâng cao năng lực, vai trò của HTX trong liên kết sản xuất với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình sản xuất cà phê hữu cơ gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ).

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh giữa HTX và Tổ KNCĐ liên kết với Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát huy hiệu quả đầu tư.

Tỉnh Gia Lai

2023-2025

1) 60 ha cà phê (thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm), năng suất cà phê hữu cơ năm thứ 3 đạt 2,0 tấn nhân khô/ha, sản lượng đạt 120 tấn, 100% được cấp chứng nhận hữu cơ và ứng dụng công nghệ số trong cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiệu quả kinh tế tăng 15-20% so với sản xuất đại trà.

2) 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết theo chuỗi giữa Tổ khuyến nông cộng đồng kết nối HTX/THT và doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm, giá thu mua tăng 1,3 lần so với giá sản phẩm cà phê sản xuất theo truyền thống.

Mô hình được gắn với phát triển du lịch sinh thái của địa phương và phát triển bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Nâng cao năng lực, quản lý, giám sát cho tổ khuyến nông cộng đồng và HTX.

4) Hình thành vùng nguyên liệu sản xuất cà phê hữu cơ, gắn kết giữa tổ khuyến nông cộng đồng với nông dân và doanh nghiệp thông qua các hoạt động: tuyên truyền, đào tạo tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết. MH được nhân rộng 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

II

Lĩnh vực Chăn nuôi - Thú ý

15.

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

2. Nhân rộng mô hình và nâng cao kiến thức cho người sản xuất về kỹ thuật chăn nuôi gà gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với liên kết tiêu thụ.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh giữa HTX/THT, Tổ KNCĐ liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Tỉnh Bình Định

2023-2024

1) Quy mô 17.000 con, các chỉ tiêu kỹ thuật: Gà lông màu lai (kết thúc 16 tuần tuổi): Tỷ lệ nuôi sống ≥ 92%, khối lượng cơ thể ≥ 1,8 kg/con, Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 3,25 kg.

2) Mô hình HTX tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn về chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

4) Tổ chức Hội nghị tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Nhân rộng mô hình với quy mô ≥ 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

16.

Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

1. Áp dụng quy trình kỹ thuật vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.

2. Nhân rộng mô hình và nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về kỹ thuật vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học được phép lưu hành

1.Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.

2. Tổ chức chuỗi liên kết chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền.

Các tỉnh Quảng Nam, Hà Nam

2023-2024

1) Quy mô 700 bò thịt được vỗ béo. Khả năng tăng khối lượng cơ thể ≥ 750 gam/con/ngày. 100% số hộ được xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học được phép lưu hành.

2) Xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo bò thịt.

4) Tổ chức Hội nghị tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Nhân rộng mô hình với quy mô ≥ 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

17.

Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thịt tạo vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi vịt thịt, tạo vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP.

2. Nhân rộng mô hình và nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thịt tạo vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhận rộng mô hình

Tỉnh Lạng Sơn

2023-2024

1) Quy mô 14.000 con. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt: đàn vịt thịt 8 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 90%; khối lượng ≥ 3,0 kg/con, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng ≤ 2,7 kg.

2) Chứng nhận tối thiểu 01 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn về chăn nuôi vịt thịt.

4) Tổ chức Hội nghị tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Nhân rộng mô hình với quy mô ≥ 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

18.

Xây dựng mô hình Hợp tác xã nuôi ong và xây dựng sản phẩm OCOP.

1. Xây dựng được mô hình Hợp tác xã nuôi ong và xây dựng sản phẩm OCOP.

2. Nhân rộng mô hình và nâng cao nhận thức của người dân về kỹ thuật nuôi ong, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

1. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình nuôi ong, quy trình khai thác, sơ chế mật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị mật ong.

2. Tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Tỉnh Hà Tĩnh

2023-2024

1) Quy mô 900 đàn ong mật (giống ong nội Apis cerana) 03 cầu chuẩn/đàn, năng suất mật bình quân ≥ 18kg/đàn/năm.

2) Xây dựng được liên kết tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận tối thiểu 01 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

3) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi và khai thác mật ong.

4) Tổ chức Hội nghị tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Nhân rộng mô hình với quy mô ≥ 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

19.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt chứng nhận VietGAH P, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng được vùng nguyên liệu lợn thịt, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

2. Nhân rộng mô hình và nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi lợn theo VietGAHP, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt (sử dụng lợn ngoại lai 3 - 4 máu) chứng nhận VietGAHP.

2. Liên kết Hợp tác xã/tổ hợp tác gắn với tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An

2023-2024

1) Mô hình chăn nuôi lợn thịt VietGAHP, với quy mô 800 - 1000 con. Các chỉ tiêu KTKT cần đạt: Khả năng tăng khối lượng ≥ 650 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ≤ 2,7 kg.

2) Xây dựng được chuỗi liên kết chăn nuôi với giết mổ tập trung và tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt VietGAHP; vai trò của liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

4) Tổ chức Hội nghị tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Nhân rộng mô hình với quy mô ≥ 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

20.

Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa được chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Hình thành được vùng nguyên liệu sữa, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi bò VietGAHP và vai trò của liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa chứng nhận VietGAHP.

2. Tổ chức chuỗi liên kết Hợp tác xã/tổ hợp tác gắn với tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Các tỉnh Hà Nam, Nghệ An

2023-2025

1) Mô hình chăn nuôi bò sữa chứng nhận VietGAHP, với quy mô 500 - 700 con bò sữa. Các chỉ tiêu kỹ thuật: năng suất sữa bình quân ≥ 5600 kg/con/chu kỳ.

2) Xây dựng được chuỗi liên kết giữa chăn nuôi - thu mua sữa - chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn bò theo VietGAHP; vai trò của liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

4) Tổ chức Hội nghị tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Nhân rộng mô hình với quy mô ≥ 10% so với quy mô dự án được phê duyệt.

21.

Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản tạo vùng nguyên liệu gắn với du lịch sinh thái

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi dê sinh sản. Sử dụng các giống dê hướng thịt nhập nội, các giống bản địa và con lai.

2. Nhân rộng mô hình và nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về chăn nuôi dê sinh sản.

1. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi dê sinh sản, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

2. Tạo vùng nguyên liệu gắn du lịch sinh thái.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Tỉnh Khánh Hòa

2023-2025

1) Quy mô 300 con dê cái và 15 con dê đực. Chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt: ≥1,6 lứa/cái/năm; khối lượng sơ sinh ≥ 2,3 kg/con; tỷ lệ nuôi sống đến 3 tháng tuổi ≥ 90%.

2) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập về kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản.

3) Tổ chức Hội nghị tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả mô hình.

4) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Nhân rộng mô hình với quy mô ≥ 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

III

Lĩnh vực Thuỷ sản

 

 

 

 

22.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú - lúa gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

Phát triển mô hình nuôi tôm sú-lúa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên vùng đất chuyển đổi

1. Xây dựng mô hình nuôi tôm sú - lúa.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng/củng cố phát triển Tổ hợp tác/HTXliên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Trà Vinh

2023-2024

1) ≥ 100 ha nuôi tôm sú - lúa. Đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: Cỡ tôm thu hoạch ≤ 30 con/kg; năng suất tôm ≥500 kg/ha; năng suất lúa ≥ 4 tấn/ha.

2) Hình thành/củng cố ≥ 01 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa THT/HTX với doanh nghiệp.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo, tập huấn được ≥100 lượt học viên về kỹ thuật nuôi tôm sú -lúa theo hướng hữu cơ.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo, sơ kết, tổng kết cho ≥ 230 lượt đại biểu tham gia.

- Thông tin tuyên truyền khác: xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng ≥15% so với mô hình truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình > 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

23.

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất.

2. Gắn sản xuất với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng/củng cố Tổ hợp tác/HTX liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Quảng Bình

2023-2024

1) ≥ 6 ha nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt. Năng suất tôm đạt ≥ 12 tấn/ha/vụ; tỷ lệ sống ương giai đoạn 1 ≥ 90%; tỷ lệ sống nuôi giai đoạn 2 ≥ 80%. Trên 70% cơ sở nuôi tham gia dự án đạt chứng nhận VietGAP.

2) Xây dựng/củng cố được ít nhất 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo, tập huấn được ≥ 80 lượt người về nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong ao lót bạt.

- Tổ chức: sơ kết, tổng kết cho ≥ 150 lượt người tham gia.

- Thông tin tuyên truyền: Xây dựng 01 tờ gấp, 01 bộ tài liệu về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt phát hành đến các địa phương; xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình.

4) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với mô hình truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình > 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

24.

Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn bền vững, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi.

2. Tổ chức sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

TP. Hải Phòng

2023-2024

1) ≥ 9 ha mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn. Tỷ lệ sống: giai đoạn 1 ≥80%; giai đoạn 2 ≥70%, cỡ tôm thu hoạch ≥55g/con; năng suất đạt ≥ 9,0 tấn/ha.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Hình thành ≥ 01 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo được ≥150 lượt học viên về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn

- Tổ chức các hội nghị hội thảo, sơ kết, tổng kết cho ≥ lượt 200 đại biểu tham gia.

- Thông tin tuyên truyền khác: xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15% so với mô hình nuôi truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

25.

Xây dựng mô hình ương giống cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Phát triển mô hình ương giống cá Tra hai giai đoạn đảm bảo chất lượng, năng suất, hiệu quả.

2. Tạo chuỗi liên kết tiêu thụ cá Tra giống.

1. Xây dựng mô hình ương giống cá Tra hai giai đoạn, tạo ra sản phẩm có chất lượng.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp

2023-2024

1) ≥ 20 ha mô hình ương giống cá tra. Năng suất ≥ 15 tấn/ha, tỷ lệ sống ≥ 15%, cỡ thu hoạch cá tra giống 45 - 50 con/kg.

2) Xây dựng/củng cố được ít nhất 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo, tập huấn cho ≥ 200 lượt người về ương giống cá tra 2 giai đoạn.

- Tổ chức các hội nghị Hội thảo, sơ kết, tổng kết cho ≥ 300 lượt người tham gia.

- Hình thức tuyên truyền khác: Xây dựng 01 tờ gấp, 01 bộ tài liệu về kỹ thuật ương cá Tra hai giai đoạn phát hành đến các địa phương; xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15% so với mô hình nuôi truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% quy mô dự án được phê duyệt.

26.

Xây dựng mô hình nuôi cá Lăng nha trong lồng tại hồ chứa thủy điện Sơn La- Hòa Bình theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Phát triển mô hình nuôi cá Lăng nha trong lồng tại lưu vực hồ chứa thủy điện đạt chứng nhận VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với du lịch sinh thái lòng hồ

2. Hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi cá Lăng nha trong lồng đạt chứng nhận VietGAP.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình

2023-2024

1) ≥ 3.000m3 mô hình nuôi cá Lăng nha trong lồng. Năng suất ≥ 10 kg/m3 lồng, cỡ thu hoạch ≥ 1,2 kg/con.

2) Đánh giá, chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các cơ sở nuôi thuộc mô hình.

3) Xây dựng/củng cố được ít nhất 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo, tập huấn được ≥ 200 lượt người về nuôi cá lăng nha trong lồng.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo, sơ kết, tổng kết cho ≥ 300 lượt người tham gia.

- Thông tin tuyên truyền khác: Xây dựng 01 tờ gấp, 01 bộ tài liệu về kỹ thuật nuôi cá Lăng nha trong lồng theo VietGAP phát hành đến các địa phương; xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15% so với mô hình nuôi truyền thống.

6) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% quy mô dự án được phê duyệt.

27.

Xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ trong lồng trên sông/hồ chứa đạt chứng nhận VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Phát triển mô hình nuôi cá nheo mỹ trong lồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Tổ chức sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ trong lồng đạt chứng nhận VietGAP.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn

2023-2024

1) ≥ 2.000 m3 mô hình nuôi cá nheo mỹ trong lồng trên sông/hồ chứa đạt chứng nhận VietGAP. Tỷ lệ sống ≥ 75%; Năng suất đạt ≥12 kg/m3, cỡ cá thu hoạch ≥ 1,5 kg/con;

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Hình thành ≥ 02 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng MH:

- Đào tạo, tập huấn được ≥ 200 lượt học viên về cá nheo mỹ trong lồng đạt chứng nhận VietGAP.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo, sơ kết, tổng kết với ≥ 300 lượt đại biểu tham gia.

- Thông tin tuyên truyền khác: Xây dựng 01 video clip; xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15% so với mô hình nuôi truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% quy mô dự án được phê duyệt.

28.

Xây dựng mô hình nuôi sò huyết dưới tán rừng

1. Xây dựng mô hình nuôi sò huyết dưới tán rừng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ phát triển rừng ngập mặn

2. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sò huyết gắn với tổ khuyến nông cộng đồng

1. Xây dựng mô hình nuôi sò huyết trong ao dưới tán rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Kiên Giang

2023-2025

1) ≥ 100 ha mô hình nuôi sò huyết dưới tán rừng ngập mặn. Năng suất ≥ 4 tấn/ha, cỡ thu ≤ 100 con/kg.

2) Hình thành một chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo được ≥ 150 lượt học viên về kỹ thuật nuôi sò huyết dưới tán rừng.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo, sơ kết, tổng kết cho ≥ 300 lượt đại biểu tham gia.

- Thông tin tuyên truyền khác: xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15% so với mô hình nuôi truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

29.

Xây dựng mô hình nuôi Rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển nuôi rươi lúa kết hợp nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi rươi lúa kết hợp.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh, TP. Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình

2023-2025

1) ≥ 100 ha mô hình nuôi rươi lúa kết hợp; năng suất rươi ≥ 600kg/ha; năng suất lúa ≥ 5 tấn/ha;

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Hình thành ≥ 01 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo được ≥450 lượt học viên về kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết cho ≥ 600 đại biểu tham gia.

- Thông tin tuyên truyền khác: xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15% so với mô hình nuôi truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt.

30.

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại các tỉnh ven biển miền Trung

Phát triển mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Xây dựng mô hình nuôi hải sâm cát.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa

2023-2025

1) ≥ 10 ha mô hình nuôi hải sâm. Tỷ lệ sống trên 85% và năng suất thu được ≥4 tấn hải sâm thương phẩm/ha/vụ.

2) Hình thành một chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo ≥ 300 lượt học viên về nuôi thương phẩm hải sâm cát.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo, sơ kết, tổng kết với ≥ 300 lượt đại biểu tham gia.

- Thông tin tuyên truyền: xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15% so với mô hình nuôi truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% quy mô dự án được phê duyệt.

31.

Xây dựng mô hình nuôi cá Lăng chấm trong lồng trên sông, hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.

1. Phát triển mô hình nuôi cá Lăng chấm trong lồng trên sông, hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Hình thành/củng cố Tổ hợp tác/HTX liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi cá Lăng chấm trong lồng trên sông, hồ đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với du lịch sinh thái.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng/ củng cố Tổ hợp tác/HTX sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Hà Giang

2023-2025

1) ≥ 1.500 m3 mô hình nuôi cá Lăng chấm trong lồng trên sông, hồ. Năng suất ≥ 12kg/m3, cỡ cá thu hoạch ≥ 1,5 kg/con; Sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

2) Xây dựng/củng cố được ít nhất 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với du lịch sinh thái tại địa phương.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo, tập huấn được ≥ 150 lượt người về nuôi cá lăng chấm trong lồng trên sông/hồ.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo, sơ kết, tổng kết cho ≥ 150 lượt người tham gia.

- Hình thức tuyên truyền khác: Xây dựng 01 tờ gấp, 01 bộ tài liệu về kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm trong lồng phát hành đến các địa phương; xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15% so với mô hình nuôi truyền thống.

5) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% quy mô dự án được phê duyệt.

IV

Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

 

 

 

32.

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng một số giống Keo lai tam bội tại vùng Bắc trung bộ

1. Chuyển giao các giống mới và quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng một số giống Keo lai tam bội (dòng X101, X102, X201, X205) vào sản xuất.

2. Nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững.

3. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình mô hình trồng rừng gỗ lớn đạt chuẩn gắn với phát triển ngành chế biến gỗ.

2. Xây dựng chuỗi giá trị khép kín, nâng cao giá trị và phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững.

3. Nâng cao năng lực, phát triển mạng lưới khuyến nông cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp.

4. Thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

5. Kết nối các nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.

Các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

2023 -2025

1) Quy mô 250 ha Keo lai tam bội X101, X102, X201, X205 đạt chuẩn về Quy trình trồng rừng gỗ lớn theo quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sau 3 năm năng suất đạt ≥ 75 m3/ha, tương ứng 250 ha đạt ≥ 20.000 m3.

2) Xây dựng 3 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết ≥ 3 HTX/THT và ≥ 1 doanh nghiệp trong trồng, chế biến gỗ đối với toàn bộ sản phẩm gỗ của diện tích 250 ha rừng gỗ lớn của mô hình.

3) Nâng cao năng lực cho 300-400 lượt cán bộ khuyến nông cộng đồng về chuỗi giá trị ngành hàng lâm nghiệp đối với rừng trồng gỗ lớn.

4) Nhân rộng kết quả của mô hình thông qua: Tuyên truyền, tham quan, sơ kết, tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô của dự án được phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥ 15% so với mô hình keo lai đại trà.

33.

Xây dựng mô hình trồng cây Cát sâm (Millettia speciosa) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Hình thành vùng nguyên liệu sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn GACP.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia.

1. Xây dựng vùng nguyên liệu trồng Cát sâm đạt chuẩn gắn với phát triển ngành dược liệu, du lịch nông thôn.

2. Xây dựng mô hình trồng Cát sâm theo chuỗi giá trị khép kín, nâng cao giá trị và phát triển sản xuất dược liệu bền vững

3. Nâng cao năng lực, phát triển mạng lưới khuyến nông cộng đồng

4. Thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình ra sản xuất.

Các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình

2023 - 2025

1) Trồng 40 ha mô hình Cát sâm đạt 5/7 tiêu chí GACP, năng suất Cát sâm sau 30 tháng, bình quân đạt 2 kg củ tươi/cây, tổng sản lượng đạt 400 tấn Cát sâm phục vụ chế biến.

2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với ≥ 01 HTX/THT và ≥ 01 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm Cát sâm của toàn bộ 40 ha (400 tấn Cát sâm) của dự án.

3) Nâng cao năng lực cho 150 - 200 lượt cán bộ khuyến nông cộng đồng về chuỗi giá trị sản xuất dược liệu đáp ứng tiêu chuẩn GACP-WHO.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền, quảng bá mô hình. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với trồng Cát sâm trồng quảng canh.

34.

Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) bằng cây ghép tại các tỉnh Tây Nguyên

1. Chuyển giao giống Giổi ăn hạt bằng cây ghép và kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cây Giổi ăn hạt.

2. Tạo thu nhập thường xuyên và ổn định lâu dài cho người dân tại vùng Tây Nguyên.

3. Nâng cao giá trị, xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm từ cây Giổi ghép.

1. Xây dựng vùng nguyên liệu trồng Giổi ăn hạt gắn với phát triển ngành lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm.

2. Xây dựng chuỗi giá trị khép kín, nâng cao giá trị và phát triển sản xuất bền vững Giổi ghép.

3. Nâng cao năng lực, phát triển mạng lưới khuyến nông cộng động về sản phẩm Giổi ăn hạt.

4. Thông tin tuyên truyền quảng bá, nhân rộng mô hình Giổi ăn hạt.

Các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum

2023-2025

1) Quy mô đạt 40 ha mô hình trồng Giổi ăn hạt bằng cây ghép; sau 30 tháng tỷ lệ ra hoa ≥ 30%, tương ứng sản lượng đạt 30 kg hạt/ha.

2) 02 mô hình quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết ≥ 01 HTX/THT với ≥ 01 doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm Giổi.

3) Nâng cao năng lực từ 200-250 lượt cán bộ khuyến nông cộng đồng về chuỗi giá trị lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm đối với Giổi ăn hạt bằng cây ghép có năng suất và chất lượng cao.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền, quảng bá mô hình. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với trồng Giổi thực sinh.

35.

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lá tràm (A cacia. Auriculifo rmis)

1. Chuyển giao giống và quy trình trồng thâm canh Keo lá tràm bằng các dòng Clt7, Clt18, AA9 có năng suất, chất lượng phục vụ chế biến gỗ xẻ.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ gỗ lớn.

1. Xây dựng mô hình mô hình trồng rừng gỗ lớn đạt chuẩn gắn với phát triển ngành chế biến gỗ.

2. Xây dựng chuỗi giá trị khép kín, nâng cao giá trị và phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững.

3. Nâng cao năng lực, phát triển mạng lưới khuyến nông cộng động về sản phẩm gỗ rừng trồng.

4. Thông tin tuyên truyền, quảng bá nhân rộng mô hình.

5. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để PT vùng nguyên liệu gỗ lớn.

Tỉnh Bắc Giang

2023-2025

1) Quy mô đạt 60 ha mô hình rừng thâm canh Keo lá tràm mô bằng các giống (Clt7, Clt18, AA9) với năng suất bình quân ≥ 20 m3/ha/năm. Mô hình đạt chuẩn về Quy trình trồng rừng gỗ lớn theo quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sau 3 năm năng suất đạt ≥ 60 m3/ha, tương ứng 60 ha đạt ≥ 3.600 m3.

2) Xây dựng 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết ≥ 1 HTX/THT và ≥ 1 doanh nghiệp trong trồng, chế biến gỗ đối với toàn bộ sản phẩm gỗ của diện tích 60 ha rừng gỗ lớn của mô hình.

3) Nâng cao năng lực cho 200-250 lượt cán bộ khuyến nông cộng đồng về chuỗi giá trị ngành hàng lâm nghiệp đối với rừng trồng gỗ lớn.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền, quảng bá mô hình. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥20% so với trồng rừng keo lá tràm quảng canh.

36.

Xây dựng mô hình trồng thâm canh Tràm năm gân (Melaleuc a quinqener via)làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu tại một số tỉnh Bắc trung bộ.

1. Chuyển giao các giống Tràm năm gân (Q8, Q15, Q16, Q23) đã được công nhận nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu tràm, sau năm 3 đạt 100 lít tinh dầu.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm Tinh dầu tràm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia.

1. Xây dựng vùng nguyên liệu trồng thâm canh Tràm 5 gân đạt chuẩn gắn với phát triển ngành tinh dầu tràm bền vững.

2. Xây dựng chuỗi giá trị khép kín, nâng cao giá trị của tinh dầu tràm và phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững.

3. Nâng cao năng lực, phát triển mạng lưới khuyến nông cộng động về sản phẩm tinh dầu tràm.

4. Kết nối các mô hình hiện có trong việc tiêu thụ sản phẩm nhằm cải thiện đời sống cho người dân.

Các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị

2023-2025

1) Quy mô 60 ha Tràm năm gân (Q8, Q15, Q16, Q23), sau 3 năm năng suất thu hoạch lá đạt từ 5-7 tấn/ha, tương đương 100 lít tinh dầu/ha. Tổng sản lượng đạt 6.000 lít tinh dầu tràm/60 ha của dự án.

2) 02 mô hình quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết ≥ 01 HTX/THT và ≥ 01 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tinh dầu tràm của toàn bộ dự án.

3) Nâng cao năng lực cho 250-300 lượt cán bộ khuyến nông cộng đồng về chuỗi giá trị ngành hàng lâm nghiệp đối với lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền, quảng bá mô hình. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với trồng tràm 5 gân quảng cảnh.

IV

Lĩnh vực Nghề muối

 

 

 

 

37.

Xây dựng mô hình sản xuất muối sạch theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Phát triển mô hình sản xuất muối sạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối.

2. Liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, mở rộng thị trường.

3. Tạo vùng nguyên liệu muối chất lượng cao phục vụ chế biến, tăng thu nhập cho diêm dân, góp phần phát triển sản xuất muối bền vững

1. Xây dựng mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp phơi nước phân tán.

2. Đào tạo, tập huấn; hội nghị hội thảo và thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất muối liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị tại 03 tỉnh triển khai dự án.

Các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên

2023-2024

1) ≥ 06 ha mô hình sản xuất muối sạch. Năng suất muối tăng ≥10% so với phương pháp sản xuất muối truyền thống. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 9638:2013 muối (Natri Clorua) thô.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Hình thành ≥ 01 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo tiêu thụ ≥ 60% lượng muối sản xuất của mô hình.

3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình:

- Đào tạo, tập huấn được ≥ 200 lượt học viên về sản xuất muối sạch.

- Tổ chức hội nghị hội thảo, sơ kết, tổng kết ≥ 300 lượt đại biểu.

- Thông tin tuyên truyền khác: xây dựng biển/pano tuyên truyền đặt tại các điểm thực hiện mô hình; tuyên truyền, giới thiệu mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4) Hiệu quả kinh tế tăng từ 10 - 15% so với mô hình sản xuất theo phương pháp truyền thống

5) Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% quy mô dự án được phê duyệt.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4486/QĐ-BNN-KN ngày 18/11/2022 phê duyệt Danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.178

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.107.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!