ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 439/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 01
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC VÀ MỘT SỐ
GIỐNG BƯỞI ĐẶC SẢN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày
17/6/2010;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ:
Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn; số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông; số
98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ: Số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc
áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; số
68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong
nông nghiệp; số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -
2020; số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Chương trình số 02-CTr/TU
ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”;
Căn cứ các Quyết định của UBND
Thành phố: Số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát
triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; số
7111/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông
nghiệp Thành phố theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
giai đoạn 2016-2020; số 2913/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 về phê duyệt Đề án “đẩy mạnh
xuất khẩu Thành phố Hà Nội thời kỳ hội nhập đến năm 2020, định hướng đến 2025”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại văn bản số 4071/SNN-KHTC ngày 25/12/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Kế hoạch “Phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc
sản Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND
các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các sở,
ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hà
Nội, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Trung tâm
Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, Quỹ Đầu tư phát triển
Thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội; Chủ tịch
UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: Công Thương, NN&PTNT; (để
báo cáo)
- T.T Thành ủy; (để báo cáo)
- TT HĐND Thành phố; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
- Các PCT UBND Thành phố;
- VPUB: Các PCVP, TKBT, ĐT, KT;
- Lưu: VT, KT
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC VÀ MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI TẠI HÀ NỘI ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của UBND thành phố
Hà Nội)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp, đất đồi gò, vườn tạp trong khu dân cư nông thôn, từng bước hình thành
vùng sản xuất bưởi hàng hóa tập trung, theo quy trình công nghệ tiên tiến, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu lại
ngành nông nghiệp, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát
triển kinh tế Thủ đô.
- Đến năm 2020 xây dựng từ 10 - 15
vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và các giống bưởi đặc sản Hà Nội theo chuỗi giá
trị, quy mô 500 ha.
- Đến năm 2025, xây dựng thêm 15-20
vùng sản xuất bưởi theo chuỗi giá trị và an toàn, quy mô 1.400 ha, đưa tổng số
vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và các giống bưởi đặc sản Hà Nội trên địa bàn
Thành phố 25-35 vùng, tổng diện tích 1.900 ha.
2. Yêu cầu
- Phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc
và các giống bưởi đặc sản Hà Nội phải theo đúng quy hoạch được duyệt, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, chất lượng cao, đáp ứng
yêu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, hướng tới xuất khẩu.
- Sử dụng giống sạch bệnh, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, sơ chế biến, bảo bảo; hỗ trợ
đúng đối tượng, chế độ chính sách hiện hành, tiết kiệm, hiệu quả, công khai,
dân chủ.
III. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH.
1. Tập huấn, đào tạo kỹ thuật, quản
lý
- Tổ chức tập huấn cho khoảng 13.500
lượt người sản xuất bưởi về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu
hoạch và bảo quản.
- Nâng cấp năng
lực quản lý, kỹ thuật cho cán bộ xã, huyện, Trung tâm phát
triển nông nghiệp Hà Nội.
2. Củng cố, thành lập mới các HTX
Rà soát, củng cố, thành lập mới các
HTX chuyên cây ăn quả, câu lạc bộ, hội những người trồng, tiêu thụ bưởi trong từng
xã để thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
3. Xây dựng các vùng, mô hình trồng
bưởi hàng hóa (Phụ lục Danh mục các vùng sản xuất
kèm theo)
- Xây dựng 3-5 vùng, diện tích 300 ha
trồng giống bưởi Đỏ Tân Lạc, Hòa Bình tại các xã vùng đồi gò và ven các sông:
Sông Đà, Hồng, Đáy, Đuống, Cà Lồ, sông Cầu.
- Trồng cải tạo, củng cố các vùng bưởi
hiện có và trồng mới, tổng số 1.600 ha các giống bưởi đặc sản Hà Nội (bưởi Diễn
và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội như bưởi Thồ, bưởi chua đầu tôm,...).
- Xây dựng 5-7 mô hình ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao về trồng trọt để hỗ trợ xây dựng các
vùng trồng mới các giống bưởi tại Hà Nội (VietGAP, hướng hữu cơ, tiết kiệm nước
tưới...);
4. Hỗ trợ phát triển vùng bưởi
trên địa bàn Thành phố (danh mục hỗ trợ kèm theo)
4.1. Hỗ trợ sản xuất cây giống
Hỗ trợ xây dựng 01 cơ sở sản xuất giống
cây bưởi, theo tiêu chuẩn chất lượng cao, sạch bệnh, theo chính sách được duyệt,
bao gồm:
- Hỗ trợ vườn mẫu cây đầu dòng, vườn
cây đầu dòng nhằm giới thiệu đa dạng các giống bưởi của Hà Nội, phục vụ công
tác nhân giống sạch bệnh;
- Hỗ trợ vườn ươm sản xuất giống quy
mô 100.000 cây giống/năm;
- Hỗ trợ tổ chức sản xuất cây giống
chất lượng cao phục vụ mở rộng diện tích.
4.2. Hỗ trợ khu sơ chế, bảo quản sản
phẩm bưởi theo công nghệ tiên tiến
Hỗ trợ 02 khu sơ chế, bảo quản bưởi
theo tiêu chuẩn quốc gia, tại 02 vùng trên địa bàn Hà Nội (danh mục đơn vị hỗ
trợ kèm theo).
5. Xây dựng, quảng bá, phát triển
thương hiệu bưởi Hà Nội.
- Nghiên cứu, quảng bá thị trường
tiêu thụ bưởi trong nước và quốc tế.
- Phối hợp các cơ quan truyền thông,
tuyên truyền về sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc, các loại bưởi đặc
sản Hà Nội trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và Thành phố:
Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xây dựng 03 chương trình tuyên
truyền về chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất
phát triển bưởi của thành phố Hà Nội; Hướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp bảo quản,
chế biến, giới thiệu các thị trường tiêu thụ các sản phẩm;
- Phối hợp tuyên truyền trên kênh
truyền hình Nông nghiệp-Nông thôn (VTC16). Tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất,
bảo quản, chế biến; Thông tin thị trường.
- Phối hợp với các báo: Nông nghiệp,
Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị thực hiện tuyên truyền về sản xuất Phát triển bưởi
trên địa bàn Thành phố.
IV. DỰ KIẾN KINH
PHÍ
1. Giai đoạn 2019-2020
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch:
119.637.500.000 đồng (Một trăm mười chín tỷ, sáu trăm ba bảy triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn)
- Ngân sách Thành phố hỗ trợ: 53.096.000.000
đồng (Bằng chữ: Năm mươi ba tỷ, không trăm chín mươi sáu triệu đồng chẵn)
- Kinh phí huyện, xã, HTX, Nông dân,
doanh nghiệp đối ứng 66.541.500.000 (Sáu mươi sáu tỷ, năm trăm bốn mốt triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn).
2. Giai đoạn 2021-2025
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch:
283.255.500.0000 đồng (Hai trăm tám mươi ba tỷ, hai
trăm năm mươi lăm triệu, năm trăm nghìn đồng) Trong đó:
- Ngân sách Thành phố hỗ trợ: 113.389.000.000
đồng (Một trăm mười ba tỷ, ba trăm tám mươi chín triệu đồng chẵn)
- Kinh phí huyện, xã, HTX, Nông dân,
doanh nghiệp đối ứng 169.866.500.000 (Một trăm sáu mươi chín tỷ, tám trăm sáu mươi sáu triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn).
V. CÔNG TÁC TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn
vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch đúng
quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng
hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.
2. Sở Tài chính:
- Kiểm tra, rà soát, thẩm định, trình
duyệt nội dung đề xuất kinh phí thực hiện kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị thực
hiện đúng quy định pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thống nhất tham mưu, đề xuất UBND thành phố cân đối, bố
trí nguồn kinh phí triển khai, thực hiện kế hoạch theo quy định.
3. Các sở, ngành, đơn vị liên
quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị,
phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát thực hiện Kế
hoạch theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân các huyện:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thống nhất các khu, vùng đủ điều kiện tham gia kế hoạch và tổ
chức thực hiện nội dung Kế hoạch trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo các xã, hợp tác xã triển
khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn đúng quy định. Khuyến khích các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình đầu tư ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong sản
xuất, sơ chế, bảo quản bưởi.
- Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ các
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc, các
loại bưởi đặc sản Hà Nội trên địa bàn đảm bảo đúng chế độ, chính sách hiện
hành, công khai dân chủ.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các
sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức,
triển khai thực hiện kế hoạch, trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc,
tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.