Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 434/QĐ-TTg 2021 phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi 2021 2030

Số hiệu: 434/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 24/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 434/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 9120/TTr-BNN-TY ngày 25 tháng 12 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành khác có liên quan, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ trưởng các cơ quan truyền thông trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đ
ảng;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, NN (2). Kh
ánh.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

KẾ HOẠCH

QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số
434/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Chủ động phòng, khống chế các bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi nước lợ, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện tích nuôi.

b) Chủ động phòng, khống chế các bệnh ở cá tra nuôi, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 8% tổng diện tích nuôi.

c) Chủ động phòng bệnh, khống chế một số bệnh nguy hiểm ở tôm hùm, bảo đảm số tôm hùm nuôi bị bệnh thấp hơn 15% tổng diện tích nuôi.

d) Chủ động phòng bệnh, khống chế bệnh ở ngao/nghêu, tu hài, hàu, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 5% tổng diện tích nuôi.

đ) Chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng.

e) Ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi.

g) Xây dựng thêm ít nhất 30 cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

(Các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên kiểm soát của Kế hoạch này như Phụ lục đính kèm).

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành

a) Tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản được ưu tiên kiểm soát của Kế hoạch này.

b) Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh

- Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,...

- Xem xét, sử dụng vắc xin để chủ động phòng bệnh cho động vật thủy sản để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng thuốc trong nuôi trng thủy sản.

c) Giám sát bị động tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản

- Thường xuyên kiểm tra cơ sở nuôi thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức ly mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường.

- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.

d) Giám sát chủ động

- Tổ chức giám sát chủ động tại các cơ sở, vùng sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản.

- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

- Tổ chức giám sát chủ động, xây dựng quy trình xét nghiệm, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập vào trong nước.

đ) Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia và bản đồ dịch tễ lưu hành một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản.

- Rà soát, đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản.

- Tổ chức xây dựng bản đồ dịch tễ và đề xuất, hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh.

e) Kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật thủy sản

- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật thủy sản theo quy định của pháp luật. Thủy sản sử dụng làm giống lưu thông trong tỉnh, cần có nguồn gốc rõ ràng, được xét nghiệm âm tính với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

- Tổ chức giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản sử dụng làm giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam.

2. Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản từ nước ngoài vào Việt Nam

a) Kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản

- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch nhập khẩu động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm các bệnh mới nổi trên động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu theo cảnh báo của OIE và Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản châu Á Thái Bình Dương (NACA).

- Tổ chức giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh trên động vật thủy sản sử dụng làm giống sau nhập khẩu và nuôi tại các vùng nuôi.

b) Giám sát chủ động

- Tổ chức lấy mẫu định kỳ, xét nghiệm một số tác nhân gây bệnh trên tôm được liệt kê tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này.

- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý triệt để trong trường hợp phát hiện tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

c) Giám sát bị động

Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm động vật thủy sản nhập khẩu đưa về khu cách ly hoặc hết thời gian cách ly nhưng có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh, bị chết nhiều, chết bất thường; tổ chức điều tra dịch tễ, xác định rõ nguyên nhân và hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

d) Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản qua biên giới.

3. Xây dựng một số vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về vùng, cơ sở ATDB; trong đó có quy định về lộ trình các cơ sở sản xuất, cung ứng động vật thủy sản sử dụng làm giống phải đạt ATDB.

b) Tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp các quy định về vùng, cơ sở ATDB của OIE và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Tổ chức giám sát chủ động, xây dựng cơ sở ATDB với các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên tôm nuôi, cá tra nuôi được liệt kê tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này và một số bệnh theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

d) Tổ chức ghi chép, lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của địa phương và doanh nghiệp về dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, các tài liệu liên quan để được công nhận ATDB.

4. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản

a) Xây dựng, ban hành quy định an toàn sinh học đối với phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh thủy sản; quy định về quản lý, phân cấp phòng thử nghiệm liên quan đến việc chn đoán, xét nghiệm, nghiên cứu về bệnh thủy sản.

b) Tổ chức kiểm tra, thanh tra các phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh thủy sản trong việc thực hiện các quy định về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản; tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng đối với một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi.

c) Quy định về thử nghiệm liên phòng trong nước và quốc tế; quy định việc đánh giá chất lượng, đăng ký lưu hành các kít xét nghiệm, vắc xin.

d) Quy định về chẩn đoán, xét nghiệm, báo cáo và chia sẻ kết quả xét nghiệm, tình hình, diễn biến dịch bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

đ) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng thử nghiệm, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát chủ động các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản; đào tạo, tập huấn chuyên môn về dịch tễ, kỹ thuật xét nghiệm, bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam và yêu cầu của quốc tế.

e) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật, xây dựng mới các quy trình xét nghiệm bệnh nguy him, bệnh mới ni trên động vật thủy sản.

5. Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc, cảnh báo môi trường.

b) Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định, đặc biệt tại các vùng nuôi tập trung đối tượng nuôi chủ lực quốc gia, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế,... để cảnh báo, chủ động ứng phó với các điều kiện môi trường bất lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản.

c) Rà soát, đánh giá hiện trạng, bổ sung các điểm quan trắc môi trường từ trung ương đến địa phương; ưu tiên hệ thống quan trắc tự động tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, vùng nuôi biển, vùng nuôi lồng trên sông lớn.

d) Rà soát, đánh giá hiện trạng, bổ sung trang thiết bị, máy móc, nguồn lực cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường.

đ) Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về quan trc môi trường.

6. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin

a) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

b) Nghiên cứu, sản xuất vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản.

c) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác phòng, chng dịch bệnh thủy sản, bao gồm: báo cáo, chia sẻ, phân tích số liệu dịch bệnh, dự báo, cảnh báo dịch bệnh, lập bản đồ dịch tễ.

7. Thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức

a) Xây dựng chiến lược truyền thông nguy cơ phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi, loại hình truyền thông; tổ chức tập hun về truyền thông nguy cơ.

b) Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.

c) Chia sẻ kết quả giám sát bị động, giám sát chủ động, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB với các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hỗ trợ xác định thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

8. Hợp tác quốc tế về công tác thú y thủy sản

a) Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, nghiên cứu khoa học về dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

b) Hợp tác trong kiểm dịch xuất, nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản; đàm phán, thống nhất các yêu cầu về thú y để hỗ trợ xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang các nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ các nội dung của Kế hoạch này, các cơ quan của trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030. Một số yêu cầu cụ thể đối với các cơ quan như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch quốc gia. Hằng năm, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch quốc gia thuộc nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung trong dự toán của bộ, gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bn hướng dẫn; cân đối, bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, kinh phí trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện Kế hoạch quốc gia; chủ trì, chỉ đạo tổ chức triển khai các nội dung được phân công trong bản Kế hoạch quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; đồng thời chủ trì, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch quốc gia tại các bộ, cơ quan và địa phương theo định kỳ hằng năm và tổng kết hết giai đoạn.

b) Hằng năm, chủ động tổ chức lấy mẫu giám sát lưu hành các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản để cảnh báo dịch bệnh và hướng dẫn, tổ chức công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát chủ động lưu hành các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản tại các vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất thủy sản phục vụ xuất khẩu. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong việc thiết kế ly mẫu, tổ chức giám sát lưu hành tác nhân gây bệnh thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát chủ động theo hướng dẫn của OIE đối với một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên phạm vi toàn quốc để làm căn cứ khoa học công bố Việt Nam không có những tác nhân gây bệnh này.

- Xem xét lựa chọn các cơ sở, chuỗi sản xuất tôm, cá tra xuất khẩu để hỗ trợ giám sát dịch bệnh và hỗ trợ chuyên môn trong quá trình xây dựng cơ sở ATDB nhằm hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố lựa chọn các vùng trọng điểm nuôi tôm, cá tra, vùng nuôi tôm, cá tra ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ thực hiện kế hoạch giám sát chủ động dịch bệnh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành vùng ATDB theo quy định.

c) Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

d) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản.

đ) Chủ trì đề xuất, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu về bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh.

e) Rà soát, xây dựng và ban hành quy định an toàn sinh học đối với phòng thử nghiệm về bệnh thủy sản; quy định về quản lý, phân cấp phòng thử nghiệm bệnh thủy sản; quy định về quản lý chế phẩm sinh học, kít xét nghiệm bệnh thủy sản; rà soát, xem xét bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về quy trình chẩn đoán bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản; tổ chức kiểm tra, thanh tra các phòng thử nghiệm về bệnh thủy sản trong việc thực hiện các quy định về chẩn đoán, xét nghiệm và báo cáo kết quả xét nghiệm bệnh.

g) Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về vùng, cơ sở ATDB; trong đó có quy định về lộ trình các cơ sở sản xuất, cung ứng động vật thủy sản sử dụng làm ging phải đạt ATDB; địa phương có các doanh nghiệp xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB theo khuyến cáo của OIE để xuất khẩu phải tổ chức xây dựng vùng đệm xung quanh chuỗi đó bảo đảm ATDB theo quy định. Xây dựng chính sách để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, người nuôi tổ chức xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.

h) Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các nội dung theo quy định của Kế hoạch quốc gia; tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch quốc gia; tổ chức hướng dẫn, tập huấn, thẩm định, đánh giá cơ sở, chuỗi sản xuất ATDB để xuất khẩu.

i) Kêu gọi, hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước hỗ trợ cả về tài chính, kỹ thuật để tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; xây dựng các vùng, hỗ trợ xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB; triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang các nước.

2. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hằng năm cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên phục vụ hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định; đề xuất, bố trí kinh phí triển khai các nội dung của Kế hoạch quốc gia này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản.

b) Chỉ đạo lực lượng hải quan chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản qua các cửa khẩu biên giới.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh nguy him, bệnh mới ni trên động vật thủy sản.

b) Cân đối và btrí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện Kế hoạch quốc gia.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản giai đoạn 2021 - 2030; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tổ chức công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản để chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh, hợp tác trong xử lý dịch.

c) Cân đối và bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện Kế hoạch quốc gia.

5. Các bộ, ngành khác liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, cân đi và bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện Kế hoạch quốc gia; hằng năm bố trí kinh phí và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện các nội dung được phân công trong bản Kế hoạch quốc gia; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia)

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản từ nước ngoài vào Việt Nam.

b) Thành lập đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan là thành viên) trực tiếp đến các địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển trọng điểm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản từ nước ngoài vào Việt Nam.

c) Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

a) Hằng năm, căn cứ các nội dung của bản Kế hoạch quốc gia, kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch quốc gia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; cân đối, bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện Kế hoạch quốc gia; cân đối và bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện Kế hoạch quốc gia; chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các nội dung được phân công trong bản Kế hoạch quốc gia, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và Tổng cục Thủy sản.

c) Căn cứ vào thực tế nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, hằng năm giao cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát chủ động lưu hành tác nhân gây bệnh thủy sản tại các vùng nuôi thủy sản trọng điểm, vùng nuôi thủy sản công nghệ cao, cơ sở sản xuất giống thủy sản, vùng đệm của cơ sở ATDB,... của địa phương để cảnh báo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch cho phù hợp và hiệu quả.

d) Lựa chọn một số doanh nghiệp sản xuất thủy sản để xuất khẩu, các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn để hỗ trợ giám sát dịch bệnh và hỗ trợ chuyên môn trong quá trình xây dựng cơ sở ATDB.

đ) Căn cứ nhu cầu và nguồn lực của địa phương, yêu cầu của doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở ATDB, vùng đệm cơ sở ATDB theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và khuyến cáo của OIE.

e) Tổ chức tuyên truyền, đào tạo tập huấn về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021 - 2030 theo Kế hoạch quốc gia và theo yêu cầu quản lý của địa phương.

8. Các cơ quan truyền thông của trung ương

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan truyền thông có liên quan của trung ương chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí của các đơn vị để tổ chức thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản.

9. Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản

a) Các hội, hiệp hội chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn của trung ương và địa phương để phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân là thành viên của hội và hiệp hội tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch quốc gia.

b) Các doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở có chuỗi sản xuất thủy sản để xuất khẩu: Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát lưu hành tác nhân gây bệnh thủy sản trong cơ sở của mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện Kế hoạch quốc gia. Doanh nghiệp và người nuôi chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thủy sản trong suốt quá trình thả nuôi và phải báo ngay cho chính quyền cơ sở và cơ quan thú y các cấp khi phát hiện thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ dịch bệnh. Tổ chức giám sát, ly mu, xét nghiệm đxác định tác nhân gây bệnh (nếu có) đối với tất cả các trường hợp thủy sản chết bất thường, thủy sản có dấu hiệu mc bệnh tại cơ sở nuôi. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh thủy sản theo các quy định hiện hành.

c) Các cơ sở sản xuất giống thủy sản, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản để xuất khẩu cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận cơ sở ATDB theo quy định.

IV. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Ngân sách trung ương

Ngân sách trung ương bố trí kinh phí theo khả năng cân đối cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển của các cơ quan trung ương trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:

a) Rà soát, đánh giá và sửa đổi các quy định về phòng, chống dịch bệnh và chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở ATDB.

b) Tổ chức giám sát, thu mẫu xét nghiệm để phát hiện sớm, cảnh báo và kịp thời xử lý các ổ dịch bệnh trên thủy sản.

c) Tổ chức xây dựng các chuỗi, vùng sản xuất thủy sản ATDB, an toàn thực phẩm để xuất khẩu.

d) Đầu tư nâng cấp, nâng cao năng lực các phòng thử nghiệm thực hiện công tác chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của OIE và các nước nhập khu.

đ) Tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường, phục vụ chỉ đạo nuôi trồng thủy sản.

e) Xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về dịch bệnh thủy sản.

g) Triển khai công tác truyền thông; tổ chức đào tạo tập huấn; nghiên cứu chuyên sâu về bệnh, đặc điểm dịch tễ, các sản phẩm dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm và vắc xin phòng bệnh.

h) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thú y thủy sản, xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu thủy sản.

2. Ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương bố trí kinh phí theo khả năng cân đối cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển của các cơ quan của địa phương, bao gồm:

a) Giám sát bị động, tổ chức thu mẫu và xét nghiệm tác nhân gây bệnh khi có thủy sản chết bất thường, tổ chức điều tra dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ.

b) Tổ chức hoạt động giám sát chủ động dịch bệnh tại cơ sở sản xuất giống, một số doanh nghiệp và hộ nuôi ở các vùng nuôi trọng đim, vùng nuôi tập trung hoặc vùng áp dụng công nghệ cao của địa phương; giám sát tại vùng đệm của cơ sở/chuỗi sản xuất ATDB.

c) Tổ chức các hoạt động phòng chống dịch, xử lý ổ dịch tại địa phương.

d) Tổ chức xây dựng vùng ATDB.

đ) Nâng cao năng lực cho đội ngũ thú y cấp tỉnh, huyện và cấp xã trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản; nâng cao năng lực phòng thử nghiệm thực hiện công tác chn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản của địa phương.

e) Tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, cập nhật và duy trì cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường vào cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ truy xuất nguồn gốc.

g) Triển khai công tác truyền thông; tổ chức đào tạo tập huấn cho đội ngũ thú y thủy sản các cấp, cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản, sản xuất con giống thủy sản, người nuôi trồng thủy sản.

3. Kinh phí từ doanh nghiệp

a) Tổ chức hoạt động giám sát dịch bệnh trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp.

b) Tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch tại cơ sở nuôi.

c) Tổ chức xây dựng cơ sở/chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.

d) Nâng cao năng lực phòng thử nghiệm thực hiện công tác chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản của doanh nghiệp.

4. Nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực khác

Ngoài các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, tăng cường kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế (FAO, OIE, NACA,...), nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng, chng dịch bệnh thủy sản tại Việt Nam./.

 

PHỤ LỤC

CÁC BỆNH NGUY HIỂM, BỆNH MỚI NỔI TRÊN THỦY SẢN NUÔI ĐƯỢC ƯU TIÊN PHÒNG BỆNH, KHỐNG CHẾ VÀ KIỂM SOÁT
(Kèm theo Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Trên tôm nuôi nước lợ (tôm thẻ, tôm sú):

a) Các bệnh nguy hiểm đang lưu hành: Bệnh đốm trắng (WSD), hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND), vi bào tử trùng (EHP).

b) Các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên tôm có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước: Hội chứng Taura (TS), đầu vàng (YHD), bệnh do DIV1 (DIV1), hoại tử gan tụy (NHP), teo gan tụy (HPD), hoại tử cơ (IMN).

2. Trên cá tra nuôi: Bệnh gan thận mủ (ESC), bệnh xuất huyết.

3. Trên tôm hùm: Bệnh sữa (MHD-SL).

4. Trên ngao/nghêu, tu hài, hàu: Bệnh do Perkinsus (tác nhân P. marinus, P. olseni).

5. Trên cá song/mú, vược/chẽm, giò/bp: Bệnh hoại tử thần kinh (VNN).

6. Trên cá chép, trắm, trôi, mè: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (SVC), bệnh do Koi Herpes virus (KHV), bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus.

7. Trên cá hồi: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHNV).

8. Trên cá rô phi, cá điêu hồng: Bệnh do TilV (TiLV) và bệnh nhiễm khuẩn do vi khun Streptococcus.

9. Trên tôm càng xanh: Bệnh trắng đuôi (WTD).

10. Một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo cảnh báo của OIE/ NACA.

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No. 434/QD-TTg

Hanoi, March 24, 2021

 

DECISION

APPROVAL OF “NATIONAL PLAN FOR PREVENTION AND CONTROL OF SOME DANGEROUS EPIDEMICS IN FISH FARMS IN THE PERIOD OF 2021 - 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization of Vietnam dated June 19, 2015; the Law on amendments to some articles of the Law on Government Organization of Vietnam and Law on Local Government Organization of Vietnam dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on veterinary medicine dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;

At the request of the Minister of the Ministry of Agriculture and Rural Development at the Report No. 9120/TTr-BNN-TY dated December 25, 2020,

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. The funding for the implementation of this Plan is balanced and allocated from the state budget according to current decentralization and other funding sources as prescribed by law.

Article 3. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 4. The Ministers of Agriculture and Rural Development, Finance, Planning and Investment, Information and Communication, other relevant central and local authorities, the Standing members of National Steering Committee for Prevention and Fight against smuggling, commercial fraud and counterfeit goods, the heads of central media agencies, the presidents of the People's Committees of provinces and relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Trinh Dinh Dung

 

THE NATIONAL PLAN

PREVENTION AND CONTROL OF SOME DANGEROUS EPIDEMICS IN FISH FARMS IN THE PERIOD OF 2021 – 2030
(Issued together with Decision No. 434/QD-TTg dated March 24, 2021 of the Prime Minister)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. General objectives:

Effectively prevent and control some dangerous epidemics in fish farms; successfully build epidemiologically safe production chains, establishments and areas in order to serve domestic consumption and promote export.

2. Specific objectives:

a) Actively prevent and control dangerous epidemics of brackish water shrimps, ensure that the affected area is less than 10% of the total cultured area.

b) Actively prevent and control dangerous epidemics of cultured pangasius, ensure that the affected area is less than 8% of the total cultured area.

c) Actively prevent and control dangerous epidemics in lobsters, ensure that the affected area is less than 15% of the total cultured area.

d) Actively prevent and control dangerous epidemics of clams, geoducks and oysters ensure that the affected area is less than 5% of the total cultured area.

dd) Actively prevent epidemics, actively and promptly supervise, detect and control some dangerous epidemics in fish farms, prevent pathogens from wide spread.

e) Effectively prevent some dangerous pathogens and the risk of infection of emerging diseases into Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Dangerous and emerging epidemics in fish farms that are under the control of this Plan are stated in attached Appendix)

II. CONTENTS AND SOLUTIONS

1. Effectively prevent and control some dangerous epidemics in circulation

a) Concentrate and mobilize resources in order to actively prevent epidemics, actively monitor, promptly detect, effectively prevent and control dangerous epidemics in fish farms that are subject to control under this Plan.

b) Apply technical procedure to prevention and control of epidemics

- Comply with the regulations on the establishment's conditions; treat wastewater and wastes according to regulations; quarantine the breeding seasons, the quality of the breeding stocks according to regulations; apply technical procedures to care and management of pond care (VietGAP, GlobalGAP...); apply supportive measures to improvement of the resistance of aquatic species in order to reduce the risk of epidemics.

- Apply measures to prevention and control of epidemics; handling of the epidemic hotspot under the guidance of veterinary agencies; periodically inspect ponds, lakes, cages, rafts for aquaculture, handle vector animals; collect samples for testing in case of suspicion of epidemics; handle aquatic animals suspected to be infected or dead aquatic animals; clean, disinfect and apply measures to treatment of ponds, cages, aquaculture rafts, water environment, food, means and tools used in the process of agriculture, ...

- Consider and use vaccines to actively prevent epidemics in fish farms in order to minimize the use of antibiotics and prevent drug resistance in aquaculture.

c) Passively monitor in aquaculture areas and facilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organize epidemiological investigations and instruct aquaculturists to apply integrated treatment measures according to regulations to prevention of epidemics from wide spread.

d) Actively monitor

- Organize active supervision at hatcheries and commercial breeding establishments; develop and implement the plan for sampling and testing of pathogens of dangerous epidemics in fish farms.

- Organize epidemiological investigations and provide guidance on handling measures in order to eliminate pathogens in case the testing sample is positive for dangerous pathogens.

- Actively monitor, develop the procedures for testing, research epidemiological characteristics and measures for response and handling in order to prevent dangerous pathogens and emerging epidemics from entering Vietnam.

dd) Develop national databases and epidemiological maps of some dangerous epidemics in aquatic animals.

- Review, invest in upgrading and building the national database on dangerous epidemics of aquatic animals.

- Organize the development of epidemiological maps; provide guidance on measures for treatment in conformity with actual situations, ensure the effectiveness in prevention of epidemics.

e) Quarantine and control aquatic animals and animal products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Monitor and test dangerous pathogens on aquatic animals used as breeding stock according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

g) Control, prevent, promptly detect and strictly handle illegal transportation and trade in aquatic animals and aquatic animal products that are domestically circulated and imported from foreign countries.

2. Control and prevent the risk of infection of some dangerous epidemics of aquatic species that are imported from foreign countries.

a) Quarantine imported aquatic animals and animal products

- Strictly implement the quarantine of imported aquatic animals, aquatic animal products in accordance with the law; organize sampling in order to monitor and test dangerous pathogens in fish farms according to regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Organize sampling in order to monitor and test the emerging epidemics of aquatic animals and animal products according to OIE's warning and the Network of Aquaculture Centers in Asia-Pacific (NACA).

- Monitor epidemic situations of aquatic animals used as breeding stock after import and farming in aquaculture areas.

b) Actively monitor

- Periodically take samples and test some pathogens on shrimps listed in the Appendix issued with this Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Passively monitor

Take samples and test the imported aquatic animals that are transferred to the quarantine area,  have signs of infection, are suspected of being infected, died or died abnormally after the quarantine time; organize epidemiological investigations, clearly identify causes and provide guidance on application of measures to prevention and control of epidemics.

d) Control, prevent, promptly detect and strictly handle smuggling, illegal transportation and trade in aquatic animals and aquatic animal products across the border.

3. Build some epidemiologically safe production chains, areas and establishments to serve domestic consumption and boost exports.

a) Review, amend and supplement regulations on epidemiologically safe areas and establishments. In which, there are regulations on a roadmap for establishments that produce and supply aquatic animals used as breeding stock in order to meet requirements for epidemic safety.

b) Disseminate, train and provide guidance on regulations on epidemiologically safe areas and establishments of OIE and the Ministry of Agriculture and Rural Development for local authorities and enterprises.

c) Actively monitor, build epidemiologically safe establishments with dangerous and emerging epidemics of cultured shrimps, pangasius listed in the Appendix issued together with this Plan and some epidemics according to requirement of the export market.

d) Record, store information, build national databases, databases of local authorities and enterprises on epidemics, monitor epidemics and relevant documents for the purpose of accreditation of epidemic safety.

4. Strengthen the capacity to diagnose and test aquatic epidemics

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Examine and inspect the aquatic epidemic testing laboratories in the implementation of regulations on diagnosis and testing of aquatic epidemics; organize programs for proficiency testing and interlaboratory comparison for some dangerous epidemics in fish farms.

c) Promulgate regulations on domestic and international interlaboratory testing, assessment of quality, registration of circulation of test kits and vaccines.

d) Promulgate regulations on diagnosis, testing, report and sharing of test results, situation and developments of dangerous epidemics that affect fishery export.

dd) Invest in the infrastructure of laboratory, modern equipment for the proactive diagnosis and surveillance of dangerous epidemics in aquatic animals; provide the professional training in epidemiology and testing techniques in order to ensure the satisfaction of Vietnamese standards and international requirements.

e) Review, amend, supplement, update and develop new procedures for the testing of dangerous and emerging epidemics of aquatic animals.

5. Strengthen the capacity to monitor and warn the environment in aquaculture

a) Review and complete the system of legal documents, national technical regulations, national technical standards on monitoring and warning about the aquaculture environment; build the national database on environmental monitoring and warning.

b) Strengthen monitoring and warning about the environment in aquaculture areas according to regulations, especially areas where the national key species, species that have economic value are cultured, ...in order to warn and proactively respond to adverse conditions of environment to minimize the damage in aquaculture.

c) Review, assess the current status, add environmental monitoring locations under management of central and local authorities; prioritize automatic monitoring systems in concentrated aquaculture areas, marine aquaculture areas and cage aquaculture areas on large rivers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Strengthen training; improve professional and technical capacity for environmental monitoring.

6. Research science, apply information technology

a) Research epidemiological characteristics of some dangerous and emerging epidemics in aquatic animals and propose measures to prevent and control epidemics.

b) Research and manufacture vaccines, biologicals for aquaculture and preparations for diagnosis and testing of aquaculture epidemics.

c) Research and apply information technology and digital technology to prevention and control of aquatic epidemics, including: report, sharing and analysis of data on epidemics, prediction and warning about epidemics, epidemiological map.

7. Disseminate information and knowledge

a) Develop the risk communication strategy in conformity with each type of aquatic species, type of communication; organize training in risk communication.

b) Diversify forms of information and communication in order to raise public awareness of environmental management and protection in aquaculture areas, dangerous nature of aquatic epidemics and measures to prevent and control dangerous epidemics in fish farms, build epidemiologically safe production chains and establishments.

c) Share the results of passive and active monitoring, build epidemiologically safe production chains and establishments with associations, enterprises, organizations and individuals that have demands in order to support identification of market and boost export of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Strengthen international cooperation on prevention and control of aquatic epidemics, scientific research on epidemics; build epidemiologically safe areas and establishments.

b) Cooperate in quarantine of import, export and transportation of aquatic animals and animal products; negotiate and unify the requirements for veterinary in order to support export of aquatic species to other countries.

III. IMPLEMENTATION

According to the contents of this Plan, the central and local agencies shall make specific plans in conformity with actual conditions in order to organize the synchronous and effective implementation of measures for prevention and control of dangerous epidemics of aquatic epidemics in the period from 2021 to 2030. To be specific:

1. Ministry of Agriculture and Rural Development

a) Take charge and organize implementation of contents of the national plan. Annually make the budget estimate for implementation of contents of the National Plan in order to consolidate in the Ministry's estimate and send it to the Ministry of Finance for submission to competent authorities for approval in accordance with the Law on State Budget and guiding documents; balance and allocate the capital for investment in the annual and medium-term plans for public investment, the funding within the scope of the assigned estimate for implementation of the National Plan; take charge and direct the implementation of the assigned contents in the National Plan, report to the Prime Minister on the results of implementation; at the same time, take charge, synthesize in order to report to the Prime Minister on the results of implementation of the National Plan at the ministries, agencies and local authorities on an annual basis and summary the end of the period.

b) Every year, actively take samples in order to monitor circulation of pathogens of dangerous and emerging epidemics of aquatic species  to warn epidemics, provide guidance and organize the effective prevention and control of aquatic epidemics.

- Develop the plan and proactively monitor the circulation of pathogens of dangerous and emerging epidemics of aquatic species in key aquaculture areas and enterprises that have fishery production chains for export and import. Guide, urge and inspect the local authorities in design and sampling, supervision of circulation of pathogens.

- Develop the plan and proactively monitor according to OIE's guidance for some pathogens of dangerous and emerging epidemics in Vietnam in order to serve as a scientific basis to state that Vietnam has no that pathogens.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Provide guidance, urge and inspect the prevention and control of aquatic epidemics.

d) Disseminate information about prevention and control of dangerous epidemics in fish farms.

dd) Take charge of provision of proposal and implementation of the tasks in research on dangerous and emerging epidemics of aquatic animals; measures to prevent and control aquatic epidemics; apply information technology to prevention of epidemics.

e) Review, formulate and promulgate regulations on biosafety for aquatic epidemic laboratories; regulations on management and decentralization of aquatic epidemic laboratories; regulations on  management of probiotics, aquatic epidemic test kits; review, consider and supplement the plan for  development of Vietnamese standards on the process of diagnosis of dangerous epidemics on aquatic animals; organize the examination and inspection of aquatic epidemic laboratories in the implementation of regulations on diagnosis, testing and report the results of testing of epidemics.

g) Review, amend and supplement regulations on epidemiologically safe areas and establishments. In which, there are regulations on a roadmap for establishments that produce and supply aquatic animals used as breeding stock in order to meet requirements for epidemic safety. In local areas, the enterprises that build epidemiologically safe production chains and establishments according to OIE's recommendation for export shall build the buffer zone around that chains to ensure epidemic safety according to regulations. Develop policies to support and encourage enterprises and aquaculturists to build epidemiologically safe production chains and establishments.

h) Urge and instruct the local authorities to implement the contents according to regulations of the National Plan; organize the preliminary and final review of the National Plan; guide, train, appraisal and evaluate epidemiologically safe production chains and establishments for export.

i) Appeal and cooperate with international organizations and countries that assist with both finance and technology to organize the implementation of measures to prevent and control aquatic epidemics; build areas and support the building of epidemiologically safe production chains and establishments; implement international cooperation to promote export of aquatic species to other countries.

2. Ministry of Finance

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in annual balance and allocation of frequent expenditure on prevention and control of aquatic epidemics according to regulations; propose and allocate the funding for the implementation of contents of the National Plan; report to the Prime Minister on the funding sources for prevention and control of dangerous epidemics in fish farms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Ministry of Planning and Investment

a) Cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in reporting to the Prime Minister on the funding sources for prevention and control of dangerous and emerging epidemics epidemics of aquatic animals.

b) Balance and allocate the capital for investment in the medium-term and annual plans for public investment to implement the National Plan.

4. Ministry of Information and Communications

a) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant central and local authorities in formulation and implementation of dissemination of information about prevention and control of dangerous epidemics in fish farms in the period 2021 - 2030; report on the results of implementation to the Ministry of Agriculture and Rural Development for synthesis and report to the Prime Minister.

b) Direct news agencies, the press and the grassroots radio system to organize communication on measures for prevention and control of dangerous epidemics of aquatic animals in order to proactively apply measures to prevention of epidemics, cooperate in handling of the epidemic hotspot.

c) Balance and allocate the capital for investment in the medium-term and annual plans for public investment to implement the National Plan.

5. Relevant central authorities

According to the assigned functions and tasks, balance and allocate the capital for investment in the medium-term and annual plans for public investment for implementation of the National Plan; annually allocate the funding and instruct relevant agencies and units to implement the assigned contents in the National Plan; annually synthesize and report the results of implementation to the Ministry of Agriculture and Rural Development for synthesis and report to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Direct, guide and urge the Steering Committee 389 of central and local authorities to organize the deployment of patrol and control forces, promptly detect, prevent and strictly handle smuggling and illegal transportation of aquatic animals and aquatic animal products imported from foreign countries.

b) Establish the mission of the National Steering Committee 389 (with members that are relevant central authorities) in order to directly inspect, urge and guide the synchronous implementation of measures to prevent smuggling and illegal transportation of aquatic animals and aquatic animal products imported from foreign countries at the border areas, checkpoints and key seaports.

c) Direct the Steering Committee 389 of central and local authorities to closely cooperate and actively share information and data with veterinary agencies at all levels; cooperate in directing and organizing the implementation of measures to prevent and control aquatic animal epidemics according to regulations of the applicable law.

7. The People's Committees of provinces

a) Annually, according to the contents of the National Plan, the plan for prevention and control of aquatic animal epidemics of the Ministry of Agriculture and Rural Development, direct the making of budget estimate for implementation of the contents of the National Plan, submit to competent authorities for approval in accordance with the Law on State Budget and its guiding documents; balance and allocate the funding within the scope of the assigned estimate for implementation of the National Plan; balance and allocate the capital for investment in the annual and medium-term plans for public investment to implement the National Plan; direct relevant agencies to organize the implementation of the assigned contents in the National Plan, report the results of implementation to the Ministry of Agriculture and Rural Development for synthesis and report to the Prime Minister.

b) Direct the Department of Agriculture and Rural Development and relevant agencies to organize the implementation of professional tasks under the guidance and direction of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Department of Animal Health and Directorate of Fisheries.

c) According to the actual situation of aquaculture in the local areas, annually assign the veterinary authorities of provinces to make, submit the plan to actively monitor the circulation of pathogens of aquatic epidemics in local buffer zones of epidemiologically safe establishments, key aquaculture areas, high-tech aquaculture areas, aquaculture hatcheries to the local competent authorities for approval, allocation of the funding and organization of implementation... to warn and deploy anti-epidemic activities accordingly and effectively.

d) Select some fishery producers for export and aquaculture hatcheries in the local areas to support the monitoring of epidemics and professional support in the process of construction of epidemiologically safe establishments.

dd) According to local needs and resources, requirements of enterprises and aquaculturists, build the epidemiologically safe areas and establishments, the buffer zones of epidemiologically safe establishments under the guidance of Ministry of Agriculture and Rural Development and recommendation of OIE.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Central media agencies

Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam Agriculture Newspaper, People's Newspaper and relevant central media agencies shall actively cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in making of the plans and allocation of the funding of units to organize and disseminate information about measures to prevent and control dangerous epidemics in fish farms.

9. Associations, enterprises, aquaculturists

a) The associations shall actively cooperate with central and local specialized units in disseminating, guiding and urging organizations and individuals who are members of associations to actively participate in implementation of the National Plan.

b) The enterprises and aquaculturists, especially aquaculture hatcheries, establishments with fishery production chains production chains for export shall proactively make plans and monitor the circulation of pathogens in their establishments under the guidance of veterinary agencies; allocate the funding and resources for the implementation of the National Plan. The enterprises and aquaculturists shall be responsible for monitoring aquatic species throughout the process of aquaculture and immediately notify the local authorities and veterinary agencies at all levels of detection of abnormal symptoms. Monitor, take samples and test to identify pathogens (if any) in case the aquatic animals abnormally died or have symptoms of epidemics at the farms. Report and share information on aquatic epidemics in accordance with applicable regulations.

c) The aquaculture hatcheries and fishery producers for export shall actively develop the plan for monitoring epidemics and complete the conditions for accreditation of epidemiologically safe establishments according to regulations.

IV. FINANCIAL MECHANISM

1. Central budget

The central budget shall allocate the funding according to their capacity to balance activities under the tasks in frequent expenditure and expenditure on development investment of central agencies, the Ministry of Agriculture and Rural Development. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Monitor and collect testing samples for early detection, warning and prompt handling of epidemic hotspots in fish farms.

c) Build some food safety and epidemiologically safe production chains, areas, establishments for the purpose of exports.

d) Invest in upgrading and improving the capacity of laboratories to perform the diagnosis and testing of epidemics in fish farms in conformity with requirements of OIE and importers.

dd) Organize environmental monitoring and warnings in service of the direction of aquaculture.

e) Develop and upgrade national database on aquatic diseases.

g) Develop communication activities; organize training, in-depth research on epidemics, epidemiological characteristics, products that are used in diagnosis, testing and vaccines.

h) Carry out international cooperation in aquatic veterinary medicine, trade promotion and support for export of aquatic species.

2. Central budget

The local budget shall allocate the funding according to their capacity to balance activities under the tasks in frequent expenditure and expenditure on development investment of local agencies. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Actively monitor epidemics at aquaculture hatcheries, some enterprises and households in key aquaculture areas, concentrated aquaculture areas or high-technology areas of the local areas; monitor in the buffer zones of epidemiologically safe production chains, establishments.

c) Organize activities to prevent epidemics and handle epidemic hotspots in the local areas.

d) Build epidemiologically safe areas.

d) Increase capacity for veterinary teams at provinces, districts and communes in the prevention and control of epidemics at fish farms; improve the capacity of local laboratories for diagnosis and testing of epidemics.

e) Organize environmental monitoring and warnings in aquaculture areas in the local areas, update and maintain the database on environmental monitoring into the national database to serve traceability..

g) Develop communication activities; organize training courses for aquatic veterinary staff at all levels, establishments that trade in aquatic veterinary medicine, produce the breeding stock and aquaculturists.

3. Funding from enterprises

a) Monitor epidemics in the production chain of enterprises.

b) Organize activities to prevent and control epidemics at the fish farms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Increase the capacity for diagnosis and testing of epidemics of laboratories of enterprises.

4. Other funding sources

Appeal to countries, international organizations (FAO, OIE, NACA...), donors that provide funding and technical support for prevention and control of epidemics in fish farms in Vietnam in addition to the funding from the state budget./.

 

APPENDIX

DANGEROUS AND EMERGING DISEASES THAT ARE PRIORITIZE FOR PREVENTION AND CONTROL
(Issued together with Decision No. 434/QD-TTg dated March 24, 2021 of the Prime Minister)

1. Brackish water shrimps (litopenaeus vannamei, penaeus monodon)

a) Dangerous epidemics in circulation: white spot disease, acute hepatopancreatic necrosis disease, infectious hypodermal and hematopoietic necrosis disease, enterocytozoon hepatopenaei.

b) Dangerous and emerging epidemics in shrimps that can enter the water: taura syndrome, yellow head disease, diseases caused by decapod iridescent virus (DIV1), necrotising hepatopancreatitis, hepatopancreatic parvovirus disease and infectious myonecrosis virus.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Lobsters: Milky Haemolymph Disease of Spiny Lobsters.

4. Clams, geoducks and oysters: disease caused by Perkinsus (Perkinsus marinus and Perkinsus olseni)

5. Epinephelus, lates calcarifer, rachycentron canadum: Viral Nervous Necrosis

6. Cyprinus carpio, ctenopharyngodon idella, cirrhina molitorella, hypophthalmichthys: Spring Viremia of Carp, disease caused by Koi Herpes virus, disease caused by Streptococcus

7. Salmon: Infectious Hypodermal Necrosis Virus

8. Oreochromis mossambicus, Red Tilapia: disease caused by TilV (Tilapia lake virus), disease caused by Streptococcus

9. Macrobrachium rosenbergii: White Muscle Disease

10. Other dangerous pathogens, emerging diseases according to regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development and warnings of OIE/NACA.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 434/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.732

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.182.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!