UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4294/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày
26 tháng 9 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
ĐẠI GIA SÚC VÀ CHẾ BIẾN SỮA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND-UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ các quy định hiện
hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII và Quyết định số 4455/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của
UBND tỉnh về chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ
Khóa XVII;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 339/BC-SNN-KHTC ngày 10/09/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án: Phát triển chăn nuôi đại gia
súc và chế biến sữa tỉnh Nghệ An đến năm 2015, với các nội dung chính sau:
1. Tên Đế án: Đề án Phát triển chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa tỉnh Nghệ
An đến năm 2015.
2. Đơn vị
tư vấn lập Đề án: Trung tâm giống
chăn nuôi Nghệ An.
3. Mục
tiêu Đề án
a) Mục
tiêu tổng quát: Phát huy thế mạnh từng vùng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi -
thú y, quy trình công nghệ tiên tiến tạo điều kiện thực hiện tốt chương trình chăn
nuôi bò sữa và chế biến sữa của Công ty CP Vinamilk Việt nam, Công ty CP thực
phẩm sữa TH, các trang trại, gia trại. Đồng thời, phát triển chăn nuôi trâu bò
theo hướng Trang trại tập trung với quy mô vừa và lớn, tạo hàng hoá có số lượng
lớn, chất lượng sản phẩm tốt và hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người chăn nuôi (trong đó có chăn nuôi trâu bò), góp phần tham gia
chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn.
b) Mục tiêu cụ thể
TT
|
Nội dung
|
ĐVT
|
Đến năm 2015
|
1
|
Tổng đàn trâu bò
|
con
|
1000.000
|
|
Trong dó: Đàn trâu
|
con
|
370.000
|
|
Đàn bò
|
con
|
630.000
|
|
Trong đó: Tổng đàn bò bê sữa
|
con
|
25.000
|
2
|
Sản lượng sữa tươi
|
Tấn
|
70.000
|
3
|
Công suất các nhà máy chế biến sữa
|
Tấn/ngày
|
200
|
4
|
Sản lượng thịt Trâu bò hơi xuất
chuồng
|
Tấn
|
19.400
|
5
|
Tỷ trọng thu nhập CN Trâu bò so
với ngành CN
|
%
|
25
|
4. Nhiệm vụ và giải pháp thực
hiện đề án
a) Đầy mạnh ứng dụng khoa
học kỹ thuật và Công nghệ trong chăn nuôi thú y và sản xuất chế biến sữa
- Cập nhật các tiến bộ KHKT,
công nghệ sản xuất tiên tiến để hàng năm tổ chức chuyển giao ứng dụng vào sản
xuất cho nông dân.
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao
theo phương pháp khuyến nông 2 chiều, từng chuyên đề cho nông dân để vận dụng
vào sản xuất.
- Hàng năm tổ chức các đề tài
khảo nghiệm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi trâu bò sản xuất.
- Mỗi huyện cần xây dựng và mở
rộng 50 - 70 trang trại, gia trại… về chăn nuôi trâu bò có quy mô tối thiểu 20
con. Trong từng trang trại phải xây dựng ít nhất có một mô hình chăn nuôi bò
lai sinh sản, vỗ béo bò thịt để nhân giống với quy mô 20 con chăn nuôi theo quy
trình tiên tiến.
b) Duy trì nhịp độ tăng đàn
trâu bò và nâng cao chất lượng giống để tăng chất lượng đàn
- Về tăng số
lượng đàn:
Để đạt 1 triệu con trâu bò vào
năm 2015 nhịp độ phát triển giai đoạn 2012 -2015 phải đạt 140,02% và nhịp độ
tăng đàn bình quân là 8,25%. Trong đó nhịp độ tăng bình quân/năm của Trâu là
6,95%, Bò là 9,10%) và phải đồng thời triển khai thực hiện 2 phương pháp: Tăng
đàn tại chỗ bằng sinh sản tự nhiên và nhập đàn bổ sung từ ngoại tỉnh về.
- Về tăng
chất lượng giống:
+ Đối với giống bò:
Tạo giống bò bằng Truyền tinh
nhân tạo (TTNT): Sử dụng tinh nhóm bò Zebu (Red Sind, Sahywan) bò hướng thịt
(Brahman, Limousine,..) để phối giống.
Cải tạo đàn bò bằng nhảy trực
tiếp: sử dụng bò đực lai Zebu 50 -75% máu ngoại để phối giống nhảy trực tiếp.
Nhập nuôi một số giống bò thuần
hướng thịt để nuôi thích nghi.
+ Đối với Giống bò sữa :
Chăn nuôi trang trại: Giống bò
sữa chủ yếu Bò HF thuần chủng (các trang trại bò sữa TH và Vinamilk)
Chăn nuôi nông hộ sử dụng bò thịt
HF hoặc bò lai F2,F3 HF (từ 3/4- 7/8 máu HF).
+ Giống trâu:
Sử dụng giống trâu địa phương
là chính trên cơ sở điều tra, bình tuyển, chọn lọc đàn trâu cái, trâu đực có chất
lượng tốt để phối giống. Sử dụng tinh trâu Murrah để cho lai cải tạo nâng cao tầm
vóc chất lượng đàn trâu.
Thực hiện biện pháp chéo dòng đực
giống giữa các vùng miền kết hợp mua một số trâu đực giống tốt ở các tỉnh khác
để làm tươi máu đàn trâu.
c) Tăng cường sản xuất, chế
biến thức ăn thô xanh tại chỗ kết hợp với các loại thức ăn bổ sung để đảm bảo
khẩu phần thức ăn hàng ngày cho đàn trâu, bò, nhất là đàn bò bê sữa
- Thức ăn thô xanh:
+ Phải chuyển đổi 1 số diện
tích đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cỏ, áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật trồng cỏ thâm canh, Trồng đa dạng các giống cỏ.
+ Tận thu các phụ phẩm Nông
nghiệp (rơm, rạ...), phụ phẩm của công nghiệp chế biến bã dứa, bã sắn, rỉ mật...
để chăn nuôi trâu bò, áp dụng các phương pháp chế biến bảo quản và dự trữ thức
ăn cho trâu bò.
- Thức ăn tinh:
Dùng các nguyên liệu sẵn có tại địa
phương( Ngô, cám...) để xây dựng các công thức chế biến thức ăn tinh cho phù hợp
theo từng loại đối tượng.
d) Làm tốt công tác tuyên
truyền, tập huấn, đào tạo cho người chăn nuôi trâu bò
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình, báo,
tờ rơi,...) tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, đầu chuồng để nâng cao nhận thức
trong nhân dân về phát triển chăn nuôi trâu bò.
- Tổ chức học tập kinh nghiệm các
mô hình sản xuất chăn nuôi tiên tiến ở trong và ngoài tỉnh.
đ) Củng cố và tăng cường nguồn
nhân lực chăn nuôi thú y nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển chăn nuôi
trâu, bò và chế biến sữa
- Kiện toàn hệ thống chăn nuôi thú
y từ tỉnh đến cơ sở. Sử dụng tổng hợp các nguồn lực cán bộ chăn nuôi thú y của
các Trung tâm giống chăn nuôi, Chi cục thú y, Trung tâm khuyến nông... phục vụ
cho phát triến chăn nuôi.
- Tổ chức các lớp đào tạo nghề về
chăn nuôi thú y cho người nông dân theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học và hiệu
quả.
e) Tăng cường công tác thú
y, vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường cho đàn gia súc
- Về công tác thú y:
+ Tổ chức triển khai đề án quy hoạch
giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Nâng cao nhận thức của người
chăn nuôi về vệ sinh phòng bệnh cho trâu bò.
+ Chấp hành tốt pháp lệnh thú y về
tiêm phòng kiểm dịch, xây dựng vùng an toàn dịch, xây dựng các lò mổ tập trung để
kiểm soát chặt chẽ công tác phòng dịch.
+ Đào tạo đội ngũ thú y, nâng cao
trình độ chuyên môn tay nghề, xây dựng mạng lưới thú y cơ sở để làm tốt công
tác phòng và trị bệnh cho trâu bò.
- Về chuồng trại, vệ sinh
môi trường:
+ Đối với chăn nuôi Nông hộ: xây
dựng chuồng trại đảm bảo thuận tiện, hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường
khu vực chăn nuôi trâu, bò.
+ Đối với chăn nuôi Trang trại,
gia trại: Chuồng trại phải xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo quy định vệ
sinh môi trường.
g) Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ
sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích chăn nuôi trâu bò trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục thực hiện những
chính sách đang còn hiệu lực:
Tiếp tục triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ phát triển Nông nghiệp theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND. Trong đó có
chính sách phát triển chăn nuôi trâu bò.
- Một số chính sách đề nghị
sửa đổi, bổ sung:
Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung một số chính sách như: hỗ trợ công tác cải tiến giống trâu bò, điều chỉnh
mức hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với mua trâu bò hàng hóa, có chính sách hỗ trợ
xây dựng khu chăn nuôi tập trung... Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư các
Doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến kinh doanh
các sản phẩm chăn nuôi (lò mổ tập trung, nhà máy chế biến thịt trâu bò…)
h) Tăng cường tìm kiếm thị
trường và xúc tiến Thương mại để tiêu thụ sản phẩm trâu, bò và sản phẩm sữa
- Về tiêu thụ sản phẩm:
+ Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng
nhà máy chế biến xuất khẩu súc sản có công nghệ tiên tiến hiện đại.
+ Khuyến khích, hỗ trợ thủ tục
lập dự án, cấp phép cho các cá nhân, doanh nghiệp thành lập các cơ sở chế biến
sản phẩm chăn nuôi trâu bò.
+ Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ
sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an
toàn thực phẩm.
+ Xây dựng và phát triển các chợ
trâu, bò theo từng vùng, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi lưu thông và tiêu
thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Về Xúc tiến thương mại thông
qua các hình thức:
+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại,
hình thành Trung tâm thông tin thị trường nông nghiệp, đưa thông tin xuống cơ sở
để nông dân cập nhật hàng ngày.
+ Tổ chức
các hội thi, triển lãm về giống, về thức ăn, về máy móc, dụng cụ, vật tư phục vụ
chăn nuôi nói chung, trong đó có chăn nuôi trâu bò.
i) Tăng cường đầu tư hạ tầng
và nguồn vốn phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Về nội dung và hình thức đầu
tư:
+ Đối với chăn nuôi truyền thống
có áp dụng cải tiến: Đầu tư theo hình thức: Hỗ trợ vật tư trang thiết bị cải tạo
giống bằng TTNT.
+ Đối với chăn nuôi thâm canh (hoặc
bán thâm canh): Đầu tư mới, hỗ trợ về xây dựng mô hình, cơ sở vật chất kỹ thuật,
giống và các dịch vụ kỹ thuật.
+ Tăng cường cơ sở hạ tầng, thiết
bị cho hệ thống quản lý chăn nuôi trên địa bàn từ tỉnh xuống huyện, xã nhằm đáp
ứng yêu cầu về thụ tinh nhân tạo, quản lý đàn giống trâu bò trên địa bàn.
- Nguồn vốn đầu tư: Cần huy động từ nhiều nguồn vốn để phát triển đàn trâu bò và chế biến sữa.
Cụ thể:
+ Tăng cường đầu tư từ nguồn vốn
ngân sách kết hợp vốn tự huy động trong dân theo phương châm nhà nước và nhân
dân cùng làm.
+ Vốn tín dụng ưu đãi dài hạn và
trung hạn: để đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật và mua sắm vật tư,
trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, như con giống, xây dựng chuồng trại, xây dựng
các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm...
+ Vốn tín dụng thương mại: đầu tư
cho các nhà sản xuất, tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho phát triển
chăn nuôi và chế biến sữa.
+ Nguồn vốn tự có của người chăn
nuôi để phát triển chăn nuôi (tiền của gia đình, họ hàng, công, chuồng trại, trồng
cỏ... ).
- Thu hút các tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư phát triển chăn nuôi trâu bò và chế biến sữa địa bàn Nghệ An:
+ Tăng cường công tác tiếp thị, quảng
cáo để các nhà đầu tư hiểu về môi trường đầu tư, cũng như các nhu cầu về đầu
tư.
+ Xây dựng các Dự án tiền khả thi,
các mô hình vỗ béo bò thịt, bò sinh sản kết hợp với vỗ béo... làm cơ sở để giới
thiệu quảng cáo cho sản xuất và đầu tư.
k) Các dự án ưu tiên khi thực
hiện đề án
- Cải tiến và nâng cao chất lượng
giống bò thịt tại Nghệ An.
- Dự án Cải tiến và nâng cao chất
lượng giống trâu tại Nghệ An.
- Dự án đầu tư Sản xuất và chế
biến thức ăn cho trâu bò.
- Dự án chăn nuôi trâu bò làm
hàng hóa.
- Dự án đầu tư xây dựng công
nghệ giết mổ, chế biến bảo quản gia súc theo hướng công nghiệp đảm bảo an toàn
thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Điều 2.
Tổ chức chỉ đạo,
thực hiện đề án
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ
trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên
quan cụ thể hóa nội dung của đề án, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát
triển hàng năm, xây dựng các dự án cụ thể cần ưu tiên phù hợp với đề án để đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò.
- Các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành, thị, các doanh nghiệp và đơn vị liên quan chủ động xây dựng các đề án, dự
án triển khai cụ thể cho các cơ sở thuộc địa phương và của ngành để trình cấp
thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|