Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4222/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
Ngày ban hành: 09/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4222/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 09 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GẮN VỚI CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018, Luật Thú y năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình công tác năm 2021 của UBND tỉnh Nghệ An;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3976/TTr-SNN.CNTY ngày 27/10/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống; sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và chế biến sâu nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi; xây dựng và phát triển các phương thức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của thị trường nhằm giảm chi phí trung gian, ổn định đầu ra, thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở hiện trạng ngành chăn nuôi giai đoạn 2010-2020, định hướng phát triển ngành giai đoạn 2021-2030 và các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển chăn nuôi. Mục tiêu cụ thể của đề án được xác định như sau:

 TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

1

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030

%

5,29

(gđ 2016-2020)

5-5,5

4,4-5

2

Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp

%

47,55

48,5-49

50-50,5

3

Phát triển tổng đàn các loại vật nuôi

 

 

 

 

-

Đàn lợn

Con

904.744

1.100.000

1.300.000

-

Đàn gia cầm

Con

27.848.000

32.000.000

35.000.000

-

Đàn bò

Con

485.900

530.000

560.000

 

+ Bò thịt

Con

416.838

445.000

465.000

 

+ Bò sữa

Con

69.062

85.000

95.000

-

Đàn trâu

Con

268.320

260.000

250.000

-

Đàn dê

Con

241.219

285.000

320.000

4

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

252.206

334.000

412.000

-

Thịt lợn

Tấn

136.764

180.000

225.000

-

Thịt gia cầm

Tấn

81.819

110.000

130.000

-

Thịt bò

Tấn

19.582

27.000

37.200

-

Thịt trâu

Tấn

12.128

13.920

15.290

-

Thịt dê

Tấn

1.913

3.080

4.510

5

Sản lượng sữa tươi

Tấn

241.868

350.000

450.000

6

Sản lượng trứng

Triệu quả

622

720

820

7

Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất ứng dụng công nghệ cao, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAHP, hữu cơ,...)

 

 

 

 

-

Thịt lợn

%

30

55-60

65-70

-

Thịt, trứng gia cầm

%

20

30-35

40-45

-

Thịt trâu, bò

%

11,5

25-30

40-45

-

Sữa tươi

%

96

98

100

8

Tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung, công nghiệp

%

25

40-50

70-80

9

Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt

%

10,5

20-25

30-35

10

Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

Triệu USD

10,8

20

35

2. Nội dung, nhiệm vụ Đề án

2.1. Phát triển các loại vật nuôi

2.1.1. Chăn nuôi lợn

- Quy mô đàn lợn: Trong các loại sản phẩm nông nghiệp, thịt lợn chiếm tỷ trọng khá lớn và được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Dự báo thời gian tới đàn lợn của tỉnh phát triển mạnh theo hướng chăn nuôi tập trung, công nghiệp. Đến năm 2025 tổng đàn lợn đạt 1,1 triệu con (đàn lợn ngoại 770 nghìn con, chiếm khoảng 70% tổng đàn). Đến năm 2030, tổng đàn lợn đạt 1,3 triệu con (đàn lợn ngoại 1,0 triệu con, chiếm khoảng 76,9% tổng đàn).

Trong đó, đàn lợn và sản lượng thịt lợn sản xuất áp dụng công nghệ, công nghệ cao, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAHP, hữu cơ,...): Đến năm 2025 khoảng 600 - 650 nghìn con, sản lượng thịt 100.000 - 110.000 tấn, chiếm 55-60% tổng đàn và tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng; năm 2030 khoảng 850- 900 nghìn con, sản lượng thịt 150.000 - 160.000 tấn, chiếm 65- 70% tổng đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng.

- Địa bàn phân bố đàn lợn:

+ Phát triển, tăng đàn lợn tại các huyện miền núi và núi cao như Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương, Con Cuông,.... Dự kiến, năm 2025 đàn lợn vùng miền núi thấp và núi cao khoảng 800 nghìn con, chiếm 73% tổng đàn và khoảng 1.050 nghìn con vào năm 2030, chiếm 80% tổng đàn.

+ Giảm đàn lợn tại các huyện vùng đồng bằng như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu,... Đến năm 2025, đàn lợn tại các huyện vùng đồng bằng khoảng 300.000 con, chiếm 27% tổng đàn lợn toàn tỉnh và năm 2030 khoảng 250 nghìn con, chiếm 20% tổng đàn.

- Phương thức chăn nuôi lợn: Tiếp tục chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, hạn chế chăn nuôi trong nông hộ và các cơ sở không đảm bảo điều kiện theo quy định của Luật Chăn nuôi, gây ô nhiễm môi trường. Đến năm 2025, đàn lợn trong trang trại chiếm khoảng 60% và năm 2030 khoảng 80% tổng đàn.

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Tập trung phát triển chăn nuôi lợn trang trại ứng dụng công nghệ, công nghệ cao với các giống cao sản như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pidu, Pietrain, bổ sung một số giống mới trong nước và trên thế giới có năng suất cao; đồng thời duy trì các giống lợn nội như Móng Cái, lợn đen địa phương phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ.

+ Tổ chức rà soát, quy hoạch, bố trí các địa điểm tại các địa phương có đủ diện tích đất, cách xa khu dân cư hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; di dời các cơ sở chăn nuôi lợn trong khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư ra các vùng chăn nuôi tập trung. Không khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại các địa phương vùng đồng bằng.

+ Tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt hạn chế dịch bệnh xảy ra, phát triển chăn nuôi lợn phải gắn với các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

+ Xây dựng các cơ sở và vùng chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn dịch bệnh tại các huyện có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tập trung như Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Con Cuông,... để sản xuất theo hướng hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giết mổ, chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2.1.2. Chăn nuôi gia cầm

- Quy mô đàn gia cầm: Thịt gia cầm được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Đến năm 2025, tổng đàn gia cầm đạt 32 triệu con (đàn gà 27 triệu con, đàn thủy cầm và các loại gia cầm khác 5 triệu con). Năm 2030, tổng đàn gia cầm đạt khoảng 35 triệu con (đàn gà 29,5 triệu con, đàn thủy cầm và các loại gia cầm khác 5,5 triệu con). Tổng số gia cầm nuôi trong trang trại đến năm 2025 khoảng 16 triệu con, chiếm 50% tổng đàn và đến năm 2030 khoảng 21 triệu con, chiếm 60%.

Trong đó, đàn gia cầm và sản lượng thịt, trứng gia cầm sản xuất áp dụng công nghệ, công nghệ cao, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAHP, hữu cơ,...) vào năm 2025 khoảng 9,6 - 11,2 triệu con, chiếm 30-35% tổng đàn; sản lượng thịt 35.000 - 40.000 tấn và 250-300 triệu quả trứng. Năm 2030, khoảng 14 - 16 triệu con, chiếm 40-45%; sản lượng thịt 50.000 - 60.000 tấn và 350-400 triệu quả trứng.

- Địa bàn phân bố đàn gia cầm:

+ Vùng đồng bằng: Dự kiến đến năm 2025, tổng đàn gia cầm tại vùng đồng bằng khoảng 18 triệu con, năm 2030 khoảng 19 triệu con, tập trung tại một số huyện như Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Đô Lương,...

+ Vùng núi thấp đến năm 2025 khoảng 11 triệu con và năm 2030 khoảng 12 triệu con, tập trung tại một số huyện như Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp,...

+ Vùng núi cao đến năm 2025 khoảng 3 triệu con và năm 2030 khoảng 4 triệu con.

- Phương thức chăn nuôi: Thời gian tới tiếp tục phát triển chăn nuôi gia cầm theo 2 hướng gồm chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp và nuôi bán chăn thả, phát triển các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp. Trong đó, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung công nghiệp sản xuất thịt và trứng, sử dụng các giống gia cầm chuyên thịt tăng trọng nhanh và các giống gia cầm chuyên trứng sản xuất hàng hóa quy mô lớn tại các huyện đồng bằng; phát triển đàn gia cầm nuôi theo hướng bán công nghiệp, chăn nuôi gà thả vườn tại các huyện trung du, miền núi.

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Tập trung xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất giống gia cầm trên địa bàn tỉnh để cung cấp con giống tại chỗ cho người chăn nuôi trên cơ sở phát huy một số cơ sở giống hiện có và xây dựng mới một số cơ sở giống, hàng năm sản xuất và cung ứng cho thị trường từ 10-15 triệu con gia cầm giống.

+ Áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt đối với các hộ, trang trại, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại một số huyện như Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu,....

+ Ưu tiên đẩy mạnh phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi liên kết với các Doanh nghiệp, tập đoàn, các HTX, tổ hợp tác,... Tổng số trang trại chăn nuôi liên kết với các doanh nghiệp vào năm 2025 khoảng 250-300 trang trại và 350-400 trang trại năm 2030; quy mô đạt từ 4-5 triệu con/năm.

+ Xây dựng, phát triển các nhãn hiệu gà đặc trưng của tỉnh như gà Thanh Chương, Vịt Bầu Quỳ, gà H’Mông để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

2.1.3. Chăn nuôi bò thịt

- Quy mô đàn bò thịt: Đến năm 2025, tổng đàn bò thịt 445.000 con, tỷ lệ bò lai đạt khoảng 70%, trong đó tỷ lệ bò thịt chất lượng cao chiếm khoảng 20% của đàn bò lai; trọng lượng bò xuất chuồng bình quân đạt 160-180 kg/con. Đến năm 2030, tổng đàn bò thịt 465.000 con, tỷ lệ bò lai đạt 80% tổng đàn và tỷ lệ bò thịt chất lượng cao chiếm hơn 30% đàn bò lai; trọng lượng bò xuất chuồng bình quân đạt 200-220 kg/con.

Trong đó, tổng số trang trại bò thịt nuôi theo hướng GAHP, hữu cơ, áp dụng công nghệ, công nghệ cao 15 trang trại vào năm 2025 và 25 trang trại vào năm 2030. Số lượng đàn bò, sản lượng thịt bò sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp thực hành chăn nuôi tốt (GAHP), chăn nuôi hữu cơ, ứng dụng công nghệ, công nghệ cao vào năm 2025 khoảng 110.000 - 130.000 con, 7.000 - 8.000 tấn thịt hơi, chiếm 25-30% và năm 2030 khoảng 180.000-190.000 con, 16.500 -18.000 tấn thịt hơi, chiếm khoảng 45-50%.

 - Địa bàn phân bố đàn bò thịt: Tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng quy mô đàn bò tại các huyện trung du, miền núi nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng sẵn có của các địa phương. Cụ thể:

+ Vùng đồng bằng: Đến năm 2025 khoảng 149.000 con, chiếm 33,5% và năm 2030 khoảng 137.000 con, chiếm 29,5% tổng đàn.

+ Vùng miền núi thấp: Đến năm 2025 khoảng 147.000 con, chiếm 33% và năm 2030 khoảng 167.000 con, chiếm 36% tổng đàn.

+ Vùng miền núi cao: Đến năm 2025 khoảng 149.000 con, chiếm 33,5% và năm 2030 khoảng 161.000 con, chiếm 34,5% tổng đàn bò toàn tỉnh.

- Phương thức chăn nuôi bò thịt: Tiếp tục chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 30-40% tổng đàn năm 2025 và 50-60% tổng đàn năm 2030.

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Nâng cao năng lực sản xuất giống bò thịt đáp ứng nhu cầu con giống cho các cơ sở, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thông qua làm tốt công tác truyền tinh nhân tạo và phối giống trực tiếp.

+ Tập trung phát triển đàn bò thịt chất lượng cao theo hướng GAHP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao tại vùng đồng bằng và miền núi thấp với các giống cao sản như bò BBB, bò Úc, bò Waygu (kobe), Chalorais, Senepol,... Đồng thời đẩy mạnh thay đổi hình thức chăn nuôi từ thả rông sang bán chăn thả và chăn thả có kiểm soát tại các huyện miền núi cao.

+ Phát triển các trang trại, HTX, tổ hợp tác chăn nuôi, vỗ béo bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, tổ chức. cá nhân đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt, quy mô từ 500 con trở lên.

2.1.4. Chăn nuôi bò sữa

- Quy mô đàn bò sữa: Sữa bò được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Phấn đấu đến năm 2025 tổng đàn bò, bê sữa 85.000 con, sản lượng sữa đạt 350.000 tấn. Đến năm 2030 khoảng 95.000 con, sản lượng sữa 450.000 tấn. Trong đó, tỷ lệ đàn bò sữa được nuôi trong trang trại ứng dụng công nghệ cao, GAHP, hữu cơ vào năm 2025 và 2030 đạt 98-100%.

- Địa bàn phân bố đàn bò sữa: Tập trung chủ yếu tại các địa phương như Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ,...

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Tiếp tục phát triển chăn nuôi bò sữa trong trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao như Tập đoàn TH, Vinamilk. Đồng thời, phát triển các hộ, trang trại vừa và nhỏ quy mô tối thiểu từ 5 con bò cái sữa sinh sản trở lên tạo vùng sản xuất hàng hóa, cung cấp sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng quy hoạch từng vùng, miền, địa phương và tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch đảm bảo cho vùng trồng cây thức ăn chăn nuôi.

+ Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác giống để nâng cao năng suất và chất lượng sữa, đến năm 2025 sản lượng sữa bình quân đạt 11.000-12.000 lít/con/chu kỳ và đến năm 2030 khoảng 12.000-13.000 lít/con/chu kỳ.

2.1.5. Chăn nuôi trâu

- Quy mô đàn trâu: Trên cơ sở tình hình phát triển đàn trâu giai đoạn 2010-2020, căn cứ tình hình hình thực tiễn; thời gian tới đàn trâu tiếp tục giảm về số lượng, tăng về năng suất và chất lượng. Đến năm 2025, tổng đàn trâu 260.000 con, bình quân giảm 0,63%/năm và năm 2030 khoảng 250.000 con, bình quân giảm 0,78%/năm.

Trong đó, số lượng đàn trâu, sản lượng thịt trâu sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp thực hành chăn nuôi tốt (GAHP), chăn nuôi hữu cơ, ứng dụng công nghệ, công nghệ cao vào năm 2025 khoảng 40.000 - 45.000 con, 2.500 - 3.000 tấn thịt hơi, chiếm 15-17% và năm 2030 khoảng 60.000-65.000 con, 4.500 -5.000 tấn thịt hơi, chiếm khoảng 25-27%.

- Địa bàn phân bố đàn trâu:

+ Giảm đàn trâu tại các huyện vùng đồng bằng như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu,... với quy mô đàn trâu còn khoảng 59.000 con năm 2025 và 50.000 con năm 2030, chiếm khoảng 20% tổng đàn.

+ Duy trì ổn định đàn trâu tại các huyện vùng miền núi là khu vực có tiềm năng về đất đai để chăn thả, tận dụng lao động nhàn rỗi. Đặc biệt là 5 huyện miền núi cao gồm Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn và một số huyện miền núi thấp như Thanh Chương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Tân Kỳ, Quỳ Hợp. Đến năm 2025 và 2030, quy mô đàn trâu tại 6 huyện miền núi thấp khoảng 107.000 con, chiếm 43% tổng đàn, 5 huyện miền núi cao khoảng 92.000 con, chiếm 37% tổng đàn.

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng đàn trâu thông qua phối giống nhân tạo tinh trâu Murah và trâu nội, mỗi năm 4.000-5.000 liều tinh. Hỗ trợ trâu đực giống nhảy trực tiếp cho các huyện miền núi cao thông qua chính sách hỗ trợ của tỉnh và lồng ghép các chương trình dự án của các cơ quan Trung ương.

+ Tổ chức bình tuyển, chọn lọc đàn trâu cái địa phương phục vụ công tác phối giống nhân tạo và thực hiện đảo chéo trâu đực giống giữa các vùng để tránh đồng huyết và suy thoái cận huyết.

+ Phát triển các cơ sở, trang trại chăn nuôi trâu, các mô hình, HTX, tổ hợp tác vỗ béo trâu thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2.1.6. Chăn nuôi dê

- Về quy mô, địa bàn phân bố đàn dê:

+ Đến năm 2025, tổng đàn dê 285.000 con; trong đó vùng đồng bằng 64.000 con, chiếm 22,5%; vùng miền núi thấp 168.000 con, chiếm 59%; vùng miền núi cao 53.000 con, chiếm 18,5%.

+ Đến năm 2030, tổng đàn dê 320.000 con; trong đó vùng đồng bằng 65.000 con, chiếm 20%; vùng miền núi thấp 188.000 con, chiếm 59%; vùng miền núi cao 67.000 con, chiếm 21%.

- Phương thức chăn nuôi dê: Tiếp tục phát triển chăn nuôi dê theo các phương thức khác nhau phù hợp với các vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh. Đối với vùng đồng bằng và miền núi thấp chủ yếu áp dụng phương thức nuôi nhốt (nôi thâm canh) và bán chăn thả; vùng miền núi cao tận dụng đất đồi núi, đất rừng, bãi chăn thả nhiều phù hợp với phương thức nuôi chăn thả, kết hợp nuôi bán chăn thả.

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Phát huy tối đa điều kiện tự nhiên, tiềm năng và lợi thế của các địa phương trong phát triển chăn nuôi dê.

+ Đẩy mạnh phát triển các HTX, tổ hợp tác chăn nuôi dê theo chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng và phát triển các thương hiệu dê của tỉnh.

+ Sử dụng các giống dê phù hợp với đặc điểm sinh thái, phương thức chăn nuôi, nhu cầu của thị trường, tập quán chăn nuôi của địa phương; phát huy hiệu quả tiềm năng của mỗi vùng miền, địa phương trong phát triển chăn nuôi dê.

2.1.7. Phát triển các loại vật nuôi khác

Ngoài việc tập trung phát triển các loại vật nuôi chính nêu trên, tùy thuộc vào điều kiện, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, vùng sinh thái khác nhau và nhu cầu thị trường, trong thời gian tới các địa phương tiếp tục phát triển các loại vật nuôi khác trên địa bàn nhằm đa dạng các loại vật nuôi, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân như chăn nuôi hươu, ong mật, tằm, thỏ, vịt biển,... và các con nuôi đặc sản, bản địa có giá trị kinh tế cao như nhím, lợn rừng, dúi,... đồng thời tích cực tìm kiếm, thử nghiệm các loại vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sinh thái, thời tiết khí hậu của tỉnh để phát triển.

(Chi tiết kế hoạch phát triển đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi tại các Biểu Phụ lục kèm theo)

2.2. Công tác giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi

2.2.1. Về giết mổ gia súc, gia cầm

a) Giai đoạn 2021-2025

Tổ chức rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giết mổ hiện có trên địa bàn toàn tỉnh; tập trung khắc phục cải thiện các điều kiện vệ sinh thú y đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Thú y và Luật An toàn thực phẩm.

Tập trung đầu tư xây dựng 1-2 cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp tại thành phố Vinh, Khu kinh tế Đông Nam, công suất mỗi ngày giết mổ 800-1.000 con lợn, 100-200 con trâu bò, 5.000-10.000 con gia cầm; hình thành các cơ sở giết mổ phù hợp với từng địa phương, vùng miền theo hướng giết mổ tập trung cụm xã, liên xã, liên huyện. Đồng thời, tập trung xây dựng 5-7 cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện đạt chuẩn nông thôn mới, quy mô mỗi cơ sở từ 200-300 con lợn, 50-100 con trâu bò, 2.000 - 3.000 con gia cầm.

Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 72-75 cơ sở giết mổ tập trung (năm 2020 có 65 cơ sở); sản lượng thịt gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung, công nghiệp đạt khoảng 130.000-145.000 tấn; trong đó, thịt lợn 75.000-80.000 tấn, thịt trâu bò 15.000-20.000 tấn, thịt gia cầm 40.000-45.000 tấn.

b) Giai đoạn 2026-2030

Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng 1-2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp, hiện đại tại thành phố Vinh, Khu kinh tế Đông Nam, công suất mỗi ngày giết mổ 2.000-3.000 con lợn, 150-200 con trâu bò, 20.000-30.000 con gia cầm. Đồng thời, tiếp tục xây dựng từ 12-15 cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện đạt chuẩn nông thôn mới và các địa phương còn lại.

Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 85-90 cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp; sản lượng thịt gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung, công nghiệp khoảng 280.000-300.000 tấn; trong đó, thịt lợn 160.000-170.000 tấn, thịt trâu bò 45.000-50.000 tấn, thịt gia cầm 75.000 - 80.000 tấn.

2.2.2. Về chế biến sản phẩm chăn nuôi

a) Chế biến thịt

Phấn đấu đến năm 2025, sản lượng thịt gia súc, gia cầm được chế biến khoảng 65.000-80.000 tấn, chiếm 20-25% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng; trong đó, thịt lợn 40.000-45.000 tấn, thịt trâu bò 5.000-10.000 tấn, thịt gia cầm 20.000-25.000 tấn. Đến năm 2030, sản lượng thịt gia súc, gia cầm được chế biến khoảng 120.000-140.000 tấn, trong đó, thịt lợn 70.000-80.000 tấn, thịt trâu bò 15.000-20.000 tấn, thịt gia cầm 35.000-40.000 tấn.

- Phát huy tối đa công suất Nhà máy giết mổ, chế biến của Công ty cổ phần Chế biến xuất khẩu Súc Sản với công suất thiết kế 10 tấn/ngày tương đương khoảng trên 3.000 tấn sản phẩm/năm.

- Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, mở rộng quy mô công suất các cơ sở chế biến dò, chả, nem hiện có tại các huyện Nam Đàn, Đô Lương, thành phố Vinh... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

- Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thịt lợn gắn với vùng chăn nuôi lợn tập trung tại các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn của một số công ty, tập đoàn lớn đang đầu tư vào chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh như: Tập đoàn Đông Bắc, Công ty Nông nghiệp BAF và một số doanh nghiệp khác như Công ty Tân Thắng, Công ty Nhật Hà, Công ty Thành Đô,....

- Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm tại thành phố Vinh, Khu kinh tế Đông Nam công suất từ 10.000 tấn/năm.

- Thu hút đầu tư xây dựng Khu liên hiệp chăn nuôi, chế biến thịt công nghệ cao tại Mỹ Sơn, huyện Đô Lương với công suất 20.000 tấn/năm...

- Khuyến khích phát triển các cơ sở, HTX, doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ và vừa để tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho người nông dân. Hỗ trợ xây dựng hệ thống mã hóa, nhận diện thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ chăn nuôi đến tiêu thụ và các cơ sở tham gia chuỗi một số trang thiết bị, dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

b) Chế biến sữa

- Mở rộng nhà máy sữa tươi sạch TH: Dự kiến mở rộng thêm 4,1 ha tại huyện Nghĩa Đàn, nâng công suất sản xuất sữa từ 780.000 tấn/năm lên 980.000 tấn/năm.

- Mở rộng nhà máy sữa Vinamilk: Dự kiến mở rộng thêm 2ha tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, nâng công suất chế biến từ 250.000 tấn như hiện nay lên 500.000 tấn/năm.

c) Chế biến trứng: Thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến nhỏ của các tổ chức, cá nhân, HTX, tổ hợp tác phục vụ tiêu dùng trong nước. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trứng công nghiệp gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung, công suất 20.000 - 30.000 quả trứng/giờ.

2.3. Định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.3.1. Thị trường trong nước

Dự kiến năm 2025, sản lượng tiêu thụ thịt nội tỉnh 201.000 tấn, 516 triệu quả trứng, 56.000 tấn sữa; sản lượng tiêu thụ ngoại tỉnh 114.000 tấn thịt, trứng 204 triệu quả, sữa 291.000 tấn. Đến năm 2030, sản lượng thịt tiêu thụ nội tỉnh 220.000 tấn, 590 triệu quả trứng, 103.000 tấn sữa; sản lượng thịt tiêu thụ ngoại tỉnh 163.000 tấn, trứng 230 triệu quả, sữa 335.000 tấn.

- Khắc phục hạn chế, tồn tại của các phương thức, kênh tiêu thụ hiện nay. Tập trung phát triển theo các kênh tiêu thụ giảm các khâu trung gian từ người chăn nuôi đến tiêu dùng nhằm nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trước mắt áp dụng các biện pháp sơ chế, bảo quản cấp đông thịt; đồng thời tăng cường chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi.

- Xây dựng các phương thức tiêu thụ qua kênh hiện đại, sàn giao dịch điện tử, ứng dụng mã QR, gắn tem truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm chăn nuôi. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ký kết hợp tác với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel để đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử như posmart.vn, voso.vn,...; trong thời gian tới sẽ tiếp tục kết nối, mở rộng các sàn giao dịch thương mại điện tử và các kênh tiêu thụ để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

2.3.2. Thị trường xuất khẩu

Phấn đấu đến năm 2025, xuất khẩu sữa đạt 3.200 tấn, lợn sữa 1.200 tấn, thịt các loại 4.000 tấn; đến năm 2030, xuất khẩu sữa đạt 12.000 tấn, lợn sữa 1.800 tấn, thịt các loại 10.000 tấn.

- Tiếp tục phát huy thị trường truyền thống và đa dạng hóa thị trường nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường mới có lợi thế cho xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi: Thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, các nước ASEAN, thị trường châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.

- Tiếp tục mở rộng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao gắn với chế biến, đa dạng sản phẩm để nâng cao giá trị theo thứ tự: sữa và sản phẩm sữa, thịt gà, thịt lợn, trứng.

2.4. Cập nhật, thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu về chăn nuôi phục vụ quản lý nhà nước, phân tích dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi

Thực hiện việc cập nhập, thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu về chăn nuôi theo quy định tại Điều 11, Luật Chăn nuôi và Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi để phục vụ công tác quản lý nhà nước, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi, dự báo cung cầu thị trường, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cảnh báo, kiểm soát dịch bệnh, chủ động trong công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi.

2.5. Các nhiệm vụ dự án ưu tiên giai đoạn 2021-2030

- Xây dựng cơ sở sản xuất giống bò thịt, gia cầm cung cấp con giống cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.

- Thu hút các Dự án đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp, cơ sở chế biến sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, chế biến trứng tại thành phố Vinh, Khu kinh tế Đông nam và tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn của tỉnh.

- Xây dựng các cơ sở, chuỗi sản xuất chăn nuôi an toàn, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với các vật nuôi chủ lực của tỉnh như lợn, gia cầm và bò sữa.

- Xây dựng nhóm dự án kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi liên kết bền vững phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi là thế mạnh, chủ lực và đặc trưng cấp tỉnh gắn với quảng bá xúc tiến thương mại, xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.

- Thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Các giải pháp thực hiện đề án

3.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật và tổ chức sản xuất chăn nuôi

3.1.1. Nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình cải tạo, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, xây dựng các cơ sở, vùng sản xuất giống năng suất chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống vật nuôi, thử nghiệm, nhập nuôi các giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi, tổ chức bình tuyển, chọn lọc đàn giống trong sản xuất, tạo đàn cái nền và đực giống tốt cung cấp cho nhu cầu sản xuất chăn nuôi; loại thải kịp thời những đực giống, cái giống không đảm bảo chất lượng.

3.1.2. Sản xuất thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Tiếp tục phát triển các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thu hút thêm một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Khu kinh tế Đông Nam, phát huy tối đa công suất sản xuất của các nhà máy hiện có. Phát triển trồng cỏ và cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; sử dụng tối đa diện tích đất bãi bồi, ven sông, chuyển một phần diện tích đất trồng trọt, đất vụ đông sang trồng cỏ, ngô sinh khối và cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Tổng diện tích đất cho yêu cầu này đến năm 2025 khoảng 60.000 ha và đến năm 2030 khoảng 80.000 ha.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản (ủ chua, lên men, sấy khô, thủy phân…) nâng cao giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi như chế biến bã men bia, bã sắn, bã dứa, bã mía, phụ phẩm chế biến từ thủy sản, bột huyết, rơm, cỏ, thức ăn ủ chua….

3.1.3. Đổi mới tổ chức sản xuất chăn nuôi

- Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt định hướng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và quản lý thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển các mô hình áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP); phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung quy mô lớn, hiện đại tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi hữu cơ như sữa, thịt gia súc gia cầm, sản phẩm mật ong,... riêng vùng chăn nuôi trâu, bò hữu cơ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ.

- Xây dựng và phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể:

+ Cụm liên kết vùng chăn nuôi lợn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp,...

+ Cụm liên kết vùng chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng công nghiệp theo gắn với công nghiệp chế biến thịt, trứng và bao tiêu sản phẩm tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Yên Thành,...

+ Cụm liên kết vùng chăn nuôi gà thịt thả vườn hướng GAHP gắn với xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm tại các huyện trung du, miền núi thấp như Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn,...

+ Cụm liên kết vùng chăn nuôi dê hàng hóa và chăn nuôi bê đực sữa HF gắn với tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương như Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Yên Thành,...

+ Cụm liên kết vùng nuôi ong theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm mật ong tại Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông,...

+ Cụm liên kết vùng chăn nuôi các loại vật nuôi bản địa, đặc sản tại các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương.

3.1.4. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, như: Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 theo Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh; Kế hoạch phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025 theo Quyết định số 3385/QĐ-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh; Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh,....Tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời trong diện hẹp các loại dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi. Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo các loại dịch bệnh có thể xảy ra trên đàn vật nuôi để chủ động ứng phó bảo vệ đàn vật nuôi.

3.1.5. Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chăn nuôi

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xử lý chất thải trong chăn nuôi. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở đầu tư chăn nuôi trang trại quy mô vừa, gia trại lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường; các cơ sở chăn nuôi phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải phù hợp để xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải; vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

- Việc xây dựng, phát triển các cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Phát triển công nghệ chuồng trại, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy chế phối hợp, phân công trách nhiệm cụ thể trong việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi. Ưu tiên nguồn lực cho hoạt động quản lý môi trường trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, tài chính, tín dụng

3.2.1. Giải pháp về chính sách, quản lý và sử dụng đất đai

- Bố trí quỹ đất, quy hoạch vùng chăn nuôi để phát triển chăn nuôi đáp ứng các quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ môi trường. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở sản xuất giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp trong vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, chợ đầu mối, trung tâm đấu giá vật nuôi.

- Đối với những khu đất dành cho phát triển chăn nuôi theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, có chính sách cho những hộ có đất, không có nhu cầu chăn nuôi được phép chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi.

- Hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến trong việc thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; giải quyết tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các bước đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng trang trại chăn nuôi, trồng cây thức ăn chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

3.2.2. Giải pháp về chính sách hỗ trợ đầu tư

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh: Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ; Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh; Nghị Quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh,...

- Tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách mới phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh và quy định của Trung ương.

- Rà soát, đề xuất bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi phù hợp với từng giai đoạn.

3.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng

- Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015.

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh xây dựng quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản và tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả.

3.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực giống, thức ăn, thiết kế chuồng trại, các loại vắc xin, thuốc thú y, chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

- Ứng dụng, phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn theo quy trình chăn nuôi 4F (Feed - Farm - Food - Fertilizer: Thức ăn - Trang trại - Thực phẩm - Phân bón hữu cơ) để phát triển bền vững, kéo dài chuỗi giá trị chăn nuôi và giảm thiểu thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường.

- Đẩy mạnh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong chăn nuôi từ các khâu quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh.

3.4. Giải pháp về giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, nâng cao nhận thức cho người giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; có lộ trình và giải pháp đưa các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.

- Tích cực tìm kiếm, thu hút, giới thiệu và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch. Hướng dẫn nhà đầu tư các thủ tục, trình tự lập hồ sơ dự án và thẩm định dự án đầu tư theo quy định. Kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo thẩm quyền quản lý của các cơ quan chuyên môn.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới như HACCP, ISO 22000 trong các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi, nhất là các cơ sở chế biến xuất khẩu để đảm bảo chất lượng và ATTP.

3.5. Giải pháp thị trường tiêu thụ

- Xác định rõ đặc trưng, lợi thế cạnh tranh của từng chủng loại sản phẩm phù hợp với từng vùng miền để điều chỉnh, tập trung nguồn lực cho sản xuất; từng bước xây dựng chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm. Kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo hướng liên kết vùng, khu vực và trên cả nước tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường cho ngành chăn nuôi để cung cấp thông tin kịp thời, hiệu quả đến người sản xuất, kinh doanh.

- Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi chủ lực thế mạnh, có giá trị xuất khẩu cao gắn với chế biến (chế biến sâu, chế biến nhiệt và đông lạnh), đa dạng sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng.

- Thích ứng với toàn cầu hóa về thị trường và hội nhập sâu rộng của nước ta thông qua các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA... đã ký kết. Nâng cao sức cạnh tranh cả về giá, chất lượng với các sản phẩm chăn nuôi nập khẩu vào thị trường Việt Nam như thịt gà, thịt lợn,...

3.6. Giải pháp về xúc tiến thương mại, đẩy mạnh truyền thông sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Đẩy mạnh chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về sản phẩm chăn nuôi an toàn, sản phẩm sơ chế và chế biến; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn về vận chuyển giết mổ động vật; chế biến, bảo quản, lưu thông sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích các hiệp hội chuyên ngành, hợp tác xã, doanh nghiệp liên kết, đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi, xây dựng thương hiệu, có nhãn mác sản phẩm và tổ chức hoặc tham gia các hội chợ nhằm giới thiệu sản phẩm cấp vùng, liên vùng và cấp quốc gia.

- Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng mang nhãn mác, thương hiệu của tỉnh đến nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng trong cả nước.

- Tiếp tục phát triển các thương hiệu sản phẩm như gà Thanh Chương, dê Tân Kỳ. Định hướng đến năm 2025, xây dựng thêm một số thương hiệu sản phẩm chăn nuôi cấp tỉnh như Dê Nghệ An, Vịt Bầu Quỳ, Giò me Nam Nghĩa,... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3.7. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Kiện toàn, tăng cường năng lực tổ chức bộ máy quản lý ngành chăn nuôi, thú y và cán bộ thú y cơ sở tinh gọn, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó, tập trung tổ chức thực hiện Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã phục vụ cho công tác chỉ đạo phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn về KHKT công nghệ cho các hộ chăn nuôi, các chủ trang trại, cán bộ HTX chăn nuôi thông qua đó làm nòng cốt truyền đạt kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con nông dân tại các địa phương.

4. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án

Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030 là 1.197 tỷ đồng, cụ thể:

4.1. Phân theo nguồn kinh phí

- Kinh phí ngân sách tỉnh thực hiện theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND: 70 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng kinh phí thực hiện đề án.

- Kinh phí từ ngân sách trung ương thực hiện theo các Chương trình 135, 30a, Nghị định 98, Nghị định 57 là: 785 tỷ đồng, chiếm 65,6% tổng kinh phí thực hiện đề án.

- Nguồn vốn doanh nghiệp, người dân: 324 tỷ đồng, chiếm 27,1% tổng kinh phí thực hiện đề án.

- Ngân sách tỉnh bổ sung hàng năm thực hiện nhiệm vụ đề án: 18 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng kinh phí thực hiện đề án (bình quân 2 tỷ đồng/năm từ năm 2022 đến năm 2030).

4.2. Phân theo giai đoạn

- Giai đoạn 2021-2025: 480.250 triệu đồng, chiếm 40,12%.

- Giai đoạn 2026-2030: 716.750 triệu đồng, chiếm 59,88%.

(Chi tiết khái toán kinh phí thực hiện đề án tại Phụ lục kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh

 1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án có liên quan do Sở Nông nghiệp và PTNT được giao chủ trì và quản lý; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh; tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Đề án phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ, lập dự toán kinh phí thực hiện hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì, xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm của Đề án; kêu gọi, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, tiềm lực tài chính chủ trì hoặc tham gia thực hiện các mô hình, dự án, nhiệm vụ đã phê duyệt trong Đề án; đặc biệt các dự án về chăn nuôi liên kết, sản xuất theo chuỗi, cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Tham mưu tích hợp các nội dung định hướng phát triển chăn nuôi vào các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 của tỉnh và quy hoạch chuyên ngành cấp quốc gia.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu tích hợp xây dựng các vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung, cụm liên kết chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, chế biến vào các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 của tỉnh, tầm nhìn đến năm 2050, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm để tập trung chỉ đạo thực hiện.

- Chủ trì, căn cứ khả năng cân đối vốn ngân sách để tham mưu bố trí vốn ngân sách thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

1.3. Sở Tài chính

- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đã được xác định trong Đề án theo phân cấp ngân sách hiện hành.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp PTNT và các Sở, ngành liên quan rà soát tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi.

1.4. Sở Tài Nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp nhu cầu sử dụng đất vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để thu hút đầu tư các dự án phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo đề án được phê duyệt; tham mưu thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất chăn nuôi.

- Tham mưu xây dựng các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói triêng; đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.

1.5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các S, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh và trung ương phục vụ chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN, CNC để phát triển các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cấp tỉnh đối với các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

1.6. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hỗ trợ phát triển ứng dụng thương mại điện tử nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

- Tham mưu triển khai các chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ khuyến công để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biển, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản phẩm chăn nuôi.

1.7. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mới, xây dựng các mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp.

- Hỗ trợ các HTX xây dựng chuỗi cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn, tham gia tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu để giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm khu vực kinh tế hợp tác, HTX, tổ hợp tác.

1.8. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan có liên quan kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn giai đoạn 2021-2025; hàng năm đưa các nội dung của Đề án vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với các vùng chăn nuôi tập trung, bố trí quỹ đất để xây dựng các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và di dời các cơ sở chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư ra các địa điểm chăn nuôi đáp ứng các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y và bảo vệ môi trường.

- Hàng năm, cân đối, bố trí nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi; xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tại địa phương.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển các dự án phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

3. Doanh nghiệp và các tổ chức khác

- Chủ động tổ chức thực hiện sản xuất chăn nuôi có hiệu quả, đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y và môi trường.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi; đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.

4. Người chăn nuôi

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y, bảo vệ môi trường; đặc biệt là chủ động thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chăn nuôi.

- Tích cực tham gia liên doanh, liên kết với nhau, liên kết với các doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm các cam kết đã ký với các nhà đầu tư, hợp tác xã và doanh nghiệp trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy mạnh áp dụng các quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP), chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nâng cao hiệu quả chăn nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi tạo ra các sản phẩm chăn nuôi an toàn, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm.

5. Chế độ báo cáo, đánh giá thực hiện đề án

- Hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu đề án.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các Sở, ngành báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án trong năm và kế hoạch của năm tiếp theo về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15/12 hàng năm. Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nghĩa Hiếu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4222/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.279

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.43.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!