Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 39/2007/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành: 02/05/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 1661/TTg-NN ngày 28/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển sản xuất, chế biến điều trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác tốt nhất cả 3 lợi ích : kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của cả nước.

2. áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng trồng điều tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

3. Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến với bước đi phù hợp, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi đối với vùng trồng Điều tập trung, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, giống và quy trình canh tác.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Định hướng phát triển

Phát triển diện tích Điều trên những địa bàn có điều kiện, nhất là các vùng đất xám ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ; tập trung thâm canh và thay thế giống Điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hoá, chế biến sâu để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010

- Diện tích trồng Điều cả nước: 450.000 ha; diện tích thu hoạch: 360.000 ha.

- Năng suất bình quân: 1,4 tấn/ha; vùng cao sản đạt trên 2,0 tấn/ha.

- Sản lượng hạt Điều thô: 500.000 tấn.

- Tổng công suất chế biến: Giữ nguyên tổng công suất chế biến như hiện nay là 715.000 tấn hạt thô/năm.

- Số lượng hạt điều thô đưa vào chế biến: 625.000 tấn, trong đó có 125.000 tấn nhập khẩu.

- Sản lượng nhân điều: 140.000 tấn.

- Kim ngạch xuất khẩu: 670 triệu USD.

3. Định hướng đến năm 2020

- Diện tích trồng Điều ổn định khoảng 400.000 ha.

- Kim ngạch xuất khẩu khoảng 820 triệu USD.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Quy hoạch

a. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trồng Điều chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển ngành Điều của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của cả nước;

b. Sắp xếp lại các cơ sở chế biến Điều theo hướng đến năm 2010 không mở thêm công suất, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm; thành lập các cơ sở chế biến đầu mối lớn, có thiết bị và công nghệ hiện đại.

2. Xây dựng vùng nguyên liệu Điều bền vững

a. Thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng... để nâng nhanh năng suất, chất lượng hạt Điều;

b. Khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà máy, cơ sở chế biến thực hiện ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm đối với người trồng Điều theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các tổ chức Nhà nước cung cấp dịch vụ, hỗ trợ nông dân trong công tác khuyến nông, cải tạo vườn điều, chuyển giao nhanh các giống tốt vào sản xuất, tổ chức đồng bộ từ trồng trọt, thu hái, bảo quản, thu mua đến chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm.

3. Khoa học và công nghệ

a. Sắp xếp, tổ chức hoàn chỉnh hệ thống nghiên cứu, chọn, tạo giống Điều trong nước kết hợp với nhập nội giống mới, phấn đấu đến năm 2010 có trên 50% diện tích Điều được trồng bằng giống mới;

b. Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp ưu tiên nhập khẩu các giống Điều mới về khảo nghiệm, chuyển giao vào sản xuất;

c. Xây dựng và ban hành các quy trình thâm canh phù hợp từng vùng sinh thái, áp dụng nhanh vào sản xuất; tăng cường đầu tư thâm canh để nâng nhanh năng suất, chất lượng hạt Điều;

d. Tăng cường công tác khuyến nông (khuyến nông Nhà nước, khuyến nông của các doanh nghiệp), đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân;

e. Các cơ sở chế biến có kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới. Đến năm 2010, các nhà máy đạt tiêu chuẩn HACCP có tổng công suất chế biến chiếm trên 70% so với cả nước;

f. Căn cứ nhu cầu thị trường để đầu tư phát triển chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo nên sự phát triển bền vững; đến 2010 có được khoảng 20% nhân Điều được chế biến ra các sản phẩm ăn trực tiếp (nhân điều rang muối, chiên bơ, bánh kẹo nhân điều...), sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả Điều (rượu, nước giải khát...), dầu điều cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu;

g. Nghiên cứu, áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu chế biến để khắc phục tình trạng thiếu lao động.

4. Đầu tư

Ngân sách nhà nước hỗ trợ nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống Điều mới; đầu tư các công trình thuỷ lợi và giao thông đầu mối ở những vùng trồng Điều tập trung; nghiên cứu cơ giới hoá các khâu trong chế biến.

5. Tiêu thụ và xúc tiến thương mại

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm Điều.

6. Tổ chức sản xuất

a. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến Điều liên kết, liên doanh hình thành các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh để tham gia thị trường thế giới;

b. Củng cố, nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội cây Điều Việt Nam để thực hiện tốt việc phối hợp các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dự báo thị trường, khoa học công nghệ, thông tin, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng quỹ bảo hiểm cho sản xuất, xuất khẩu nhân Điều;

c. Thành lập các câu lạc bộ và hiệp hội những người trồng Điều ở các vùng trọng điểm như Bình Phước, Đồng Nai, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Thuận..., tổ chức các hợp tác xã dịch vụ làm đầu mối cung cấp vật tư, phân bón và tiêu thụ sản phẩm, quản lý chất lượng, giữ uy tín và thương hiệu hạt điều thô của từng vùng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai quy hoạch; kịp thời cập nhật thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ để có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trồng điều chịu trách nhiệm phê duyệt, chỉ đạo triển khai quy hoạch phát triển ngành Điều tại địa phương phù hợp với Quy hoạch này; chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương lập và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến điều;

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG





Diệp Kỉnh Tần

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.39/2007/QD-BNN

Hanoi, May 02, 2007

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF THE CASHEW INDUSTRY UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TO 2020

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2003/ND-CP dated July 18, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 150/2005/QD-TTg dated June 20, 2005, approving the national planning on restructuring of agricultural, forestry and fishery production up to 2010 and a vision to 2020;
Pursuant to the Prime Minister’s Document No.1661/TTg-NN dated October 28, 2005, authorizing the Minister of Agriculture and Rural Development to approve the planning on development of the cashew industry up to 2010 and orientations to 2020;
At the proposals of the director of the Department for Agricultural and Forest Product Processing and Salt Making, the director of the Cultivation Department and the director of the Planning Department,


DECIDES:

Article 1.

To approve the Planning on development of the cashew industry up to 2010 and orientations to 2020 with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To apply scientific and technological advances, raise productivity, quality and efficiency, and form consolidated cashew-growing area in association with the processing industry and consumption markets.

3. To develop the processing industry with modern technologies and advanced equipment through appropriate steps, raising the quality of, and diversifying products, and ensuring their competitiveness in the context of international economic integration.

4. To mobilize resources of different economic sectors, in which the state provides partial support for investment in the development of traffic and irrigation infrastructure of consolidated cashew-growing areas, the research and transfer of scientific and technological advances, varieties and cultivation processes.

II. DEVELOPMENT ORIENTATIONS AND MAJOR TARGETS

1. Development orientations

To expand the cashew areas in regions where conditions permit, especially gray-soil regions in the Central Highlands, Eastern South Vietnam and Southern Central Vietnam coast; to concentrate on the intensive growing of, and replacement of old cashew varieties with, new cashew varieties of high yield and quality; to renew processing equipment and technologies to modernization and in-depth processing for raising the production value and efficiency.

2. Major targets up to 2010

- The cashew-growing area nationwide: 450,000 ha; harvest area: 360,000 ha.

- Average yield: 1.4 tons/ha; in high-yield regions: over 2 tons/ha.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Total processing capacity will be maintained at the existing level of 715,000 tons of raw nuts/year.

- The volume of raw cashew nuts put to processing will be 625,000 tons, of which 125,000 tons will be imported.

- Output of cashew kernels: 140,000 tons.

- Export turnover: US$670 million.

2. Orientations to 2020

- The stable cashew-growing area will be around 400,000 ha.

- The export turnover will reach around US$ 820 million.

III. MAJOR SOLUTIONS

1. Planning

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) From now to 2010, to reorganize cashew processing establishments by not increasing the capacity and gradually reducing the number of small processing establishments which fail to satisfy food hygiene and safety conditions; to set up large processing establishments with modern equipment and technologies.

2. Building of sustainable cashew raw-material areas.

a) To apply coordinated solutions in terms of varieties, intensive-cultivation techniques, infrastructure investment, etc., in order to rapidly increase the yield and quality of cashew nuts;

b) To encourage and facilitate processing factories on investment in and sale of products under the Prime Minister’s Decision No.80/2002/QD-TTg dated June 24, 2002; to coordinate with state organizations in providing services to, and supporting farmers in agricultural extension activities, rehabilitation of cashew gardens, and rapid transfer of good varieties for production, from growing, harvest, preservation, procurement to processing and raising of the quality of products.

3. Science and technology

a) To reorganize and improve the systems for research, selection and propagation of domestic cashew varieties in combination with the import of new varieties, striving for the target that by 2010, new varieties will be grown in more than 50% of the cashew area;

b) Programs on plant varieties, animal breeds and forest tree varieties will give priority to the import of new cashew varieties for evaluation and transfer for production;

c) To formulate and promulgate intensive-cultivation processes suitable to ecological areas and rapidly apply those processes to production; to increase investment in intensive cultivation for rapidly raising the yield and quality of cashew nuts;

d) To enhance agricultural extension activities (agricultural extension by the State and by enterprises), to provide training and guidance and build models for rapid transfer of new varieties, advanced cultivation methods and scientific and technological advances to farmers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) Based on market demands, to make development investment in the in-depth processing and diversification of products for sustainable development; by 2010, to process around 20% of cashew kernels into instant food products (salt-roasted cashew kernels, butter-fried cashew kernels; cashew-kernel confectioneries, etc.), to turn out products processed from cashew fruits (liquors, beverages, etc.) and cashew oil for the domestic market and export;

g) To study and rapidly apply mechanization to processing stages to redress the shortage of laborers.

4. Investment

The state budget funds shall be given to the import, evaluation and propagation of new cashew varieties, the investment in major irrigation and traffic works in consolidated cashew-growing areas, and the mechanization of processing stages.

5. Consumption and trade promotion

The State encourages and facilitates processing and exporting enterprises to build brands of, and conduct trade promotion for cashew products.

6. Organization of production

a) To encourage and facilitate cashew processing enterprises to enter into cooperation or joint venture for forming companies and groups with strong financial potential, high technological level and strong brands in order to participate in the world market;

b) To consolidate and heighten the role of the Vietnam Cashew Association to properly coordinate with enterprises in the domains of market forecast, science and technology, information, trade promotion and product consumption; to set up insurance funds for the production and export of cashew kernels;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing and inspecting the implementation of the Planning; and closely follow updated information on markets and scientific and technological advances in order to make appropriate adjustments to the Planning.

2. The People's Committees of cashew-growing provinces and centrally run cities shall approve, and direct the implementation of, local plannings on development of the cashew industry in accordance with this Planning; and direct local functional agencies in formulating and executing investment projects on the development of consolidated raw-material areas in association with cashew processing establishments.

Article 2.

This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 3.

Ministers, presidents of provincial/municipal People’s Committees and heads of concerned agencies shall implement this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 39/2007/QĐ-BNN ngày 02/05/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.965

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.13.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!