Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 384/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 06/02/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 384/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 06 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 40/2012/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành quy định trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 07/TTr-SNN ngày 15 tháng 01 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, với các nội dung chính sau:

I. Quan điểm phát triển:

1. Phát triển chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận trở thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh, giảm hình thức nuôi nhỏ lẻ, lạc hậu, nằm phân tán trong khu dân cư tập trung sang hình thức chăn nuôi quy mô tập trung theo phương châm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp ở quy mô lớn gia trại, trang trại và doanh nghiệp nằm trong các vùng quy hoạch, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên của tỉnh. Áp dụng công nghệ mới (công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới,…) tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững.

2. Phát triển chăn nuôi hàng hóa, gắn sản xuất với hệ thống giết mổ, chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ. Hình thành các vùng chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô hợp lý đối với một số loại vật nuôi thế mạnh của tỉnh, từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi tiến tiến, liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng.

3. Khuyến khích phát triển hộ chăn nuôi tập trung, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc - gia cầm phù hợp với quy mô và điều kiện theo phân vùng quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi được duyệt của tỉnh và từng huyện, thị xã, thành phố; gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ đảm bảo đạt các tiêu chí an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm gắn trách nhiệm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

4. Bố trí, sắp xếp lại hệ thống giết mổ theo hướng giảm số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, tăng quy mô công suất gắn liền với đổi mới dây chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ giết mổ gia súc, gia cầm tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; gắn với quy hoạch lại hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, trong đó khu vực kinh doanh thịt gia súc, gia cầm có vị trí riêng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát tốt dịch bệnh.

II. Mục tiêu phát triển:

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Xây dựng và phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng nuôi tập trung phù hợp với điều kiện và trình độ nuôi của từng địa phương, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản chuyển sang phương thức nuôi trang trại, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm;

b) Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 15% năm 2015 và đạt 21% năm 2020;

c) Các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 8,32%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 8,41%/năm giai đoạn 2016 - 2020;

b) Năm 2015 sản lượng thịt các loại đạt 46,8 ngàn tấn và trứng gia cầm đạt 60 triệu quả; năm 2020 sản lượng thịt các loại đạt 65,6 ngàn tấn và trứng gia cầm đạt 90 triệu quả;

c) Phấn đấu đưa tỷ lệ đàn heo nuôi tập trung so với tổng đàn đạt 45% (năm 2015) và 70% (năm 2020); đàn gia cầm đạt 40% (năm 2015) và 65% (năm 2020);

d) Nâng tỷ lệ xuất chuồng giết thịt của đàn bò từ 0,28 lần (năm 2011) lên 0,29 lần (năm 2015 và năm 2020); nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 160 kg/con (năm 2011) lên 194 kg/con (năm 2015) và 200 kg/con (năm 2020);

đ) Nâng tỷ lệ xuất chuồng giết thịt của đàn heo từ 1,16 lần (năm 2011) lên 1,24 lần (năm 2015) và 1,40 lần (năm 2020); nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 75 kg/con (năm 2011) lên 80 kg/con (năm 2015) và 92 kg/con (năm 2020);

e) Nâng tỷ lệ xuất chuồng giết thịt của đàn gia cầm từ 0,72 lần (năm 2011) lên 1,0 lần (năm 2015) và 1,5 lần (năm 2020); nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 1,74 kg/con (năm 2011) lên 1,8 kg/con (năm 2015) và 2 kg/con (năm 2020);

f) Nâng tỷ lệ xuất chuồng giết thịt của đàn dê, cừu từ 0,7 lần (năm 2011) lên 1,40 lần (năm 2015) và 1,50 lần (năm 2020); nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 26 kg/con (năm 2011) lên 35 kg/con (năm 2015) và 45 kg/con (năm 2020).

III. Quy hoạch ngành chăn nuôi đến năm 2020:

1. Định hướng phát triển các loại vật nuôi chính:

a) Đàn heo: phát triển theo hướng gia trại, trang trại công nghiệp, đến năm 2015 đạt 300.000 con, trong đó nuôi tập trung 135.000 con và năm 2020 đạt 350.000 con, trong đó nuôi tập trung 245.000 con;

b) Đàn trâu, bò: phát triển theo hướng gia trại, trang trại, đến năm 2015 đạt 180.000 con bò và 8.000 con trâu; năm 2020 đạt 200.000 con bò và ổn định quy mô đàn trâu;

c) Đàn dê, cừu: phát triển theo hướng tập trung gia trại, trang trại, đến năm 2015 đạt 30.000 con và năm 2020 đạt 40.000 con;

d) Đàn gà: phát triển theo hướng tập trung an toàn sinh học, đến năm 2015 đạt 2,120 triệu con, trong đó nuôi tập trung 1,044 triệu con và năm 2020 đạt 3,450 triệu con, trong đó nuôi tập trung 2,569 triệu con;

đ) Đàn thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng…): phát triển theo hướng tập trung an toàn sinh học và chạy đồng có kiểm soát dịch bệnh, đến năm 2015 đạt 1,380 triệu con, trong đó nuôi an toàn sinh học 356.000 con và năm 2020 đạt 1,550 triệu con, trong đó nuôi an toàn sinh học 680.000 con;

e) Phát triển các vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao: phát triển chăn nuôi dông tập trung, hộ gia đình đạt 1 triệu con năm 2015 và 1,2 triệu con năm 2020.

Quy mô đàn

ĐVT

Đến 2015

Đến 2020

Tổng đàn

CN tập trung

Tổng đàn

CN tập trung

Quy mô đàn heo

con

300.000

135.000

350.000

245.000

Quy mô đàn bò

con

180.000

 

200.000

 

Quy mô đàn trâu

con

8.000

 

8.000

 

Quy mô đàn dê - cừu

con

30.000

 

40.000

 

Quy mô đàn gia cầm

 

 

An toàn sinh học

 

An toàn sinh học

- Đàn gà

con

2.120.000

1.044.000

3.450.000

2.569.000

- Đàn thủy cầm

con

1.380.000

356.000

1.550.000

680.000

Vật nuôi khác (dông)

con

1.000.000

 

1.200.000

 

2. Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi:

a) Vùng phát triển các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ (không khuyến khích), diện tích 50.209 ha (chiếm 6,43% diện tích tự nhiên của tỉnh);

b) Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô vừa và nhỏ, diện tích 289.823 ha (chiếm 37,10% diện tích tự nhiên của tỉnh);

c) Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung quy mô lớn, diện tích 4.084 ha (chiếm 0,52% diện tích tự nhiên của tỉnh), phân theo các địa phương như sau:

TT

Huyện, thị, thành phố

Vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung

Tổng diện tích quy hoạch (ha)

Địa bàn xã

1

Thị xã La Gi

2

150

Tân Phước (100 ha), Tân Bình (50 ha)

2

Huyện Tuy Phong

2

400

Hòa Minh (200 ha), Phan Dũng (200 ha)

3

Huyện Bắc Bình

9

290

Bình Tân (40 ha), Bình An (30 ha), Phan Lâm (179 ha), Hải Ninh (11 ha), Sông Lũy (30 ha)

4

Huyện Hàm Thuận Bắc

6

1.150

Hàm Liêm (150 ha), Hồng Liêm - Thuận Hòa (940 ha), Hồng Sơn (20 ha), Hàm Phú (20 ha), Thuận Minh (20 ha)

5

Huyện Hàm Thuận Nam

4

184

Hàm Kiệm (35 ha), Hàm Cường (69 ha), Tân Lập (80 ha)

6

Huyện Tánh Linh

9

320

Đức Phú (35 ha), Nghị Đức (23ha), Bắc Ruộng (12 ha), Huy Khiêm (10 ha), Đức Bình (10 ha), Đức Tân (10 ha), Măng Tố (10 ha), Đồng Kho (10 ha), Gia Huynh - Suối Kiết (200 ha)

7

Huyện Đức Linh

5

1.200

Đức Tín (120 ha), Tân Hà (80 ha), Đức Hạnh (100 ha), Đông Hà (400 ha), Trà Tân (500 ha)

8

Huyện Hàm Tân

14

390

Sông Phan (75 ha), Tân Hà (90 ha), Tân Xuân (120 ha), Tân Thắng (35 ha), Thắng Hải (70 ha)

 

Tổng cộng

51

4.084

 

- Thị xã La Gi: bố trí 02 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Tân Phước, với diện tích 100 ha và 01 vùng ở xã Tân Bình, với diện tích 50 ha;

- Huyện Tuy Phong: bố trí 02 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Hòa Minh, với diện tích 200 ha và 01 vùng ở xã Phan Dũng, với diện tích 200 ha;

- Huyện Bắc Bình: bố trí 09 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Sông Lũy, với diện tích 30 ha; 03 vùng ở xã Bình Tân, với diện tích 40 ha; 02 vùng ở xã Bình An, với diện tích 30 ha; 02 vùng ở xã Phan Lâm, với diện tích 179 ha; và 01 vùng ở xã Hải Ninh, với diện tích 11 ha;

- Huyện Hàm Thuận Bắc: bố trí 06 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 02 vùng ở xã Hàm Liêm, với diện tích 150 ha; 01 vùng ở xã Hồng Liên và Thuận Hòa, với diện tích 940 ha; 01 vùng ở xã Hồng Sơn, với diện tích 20 ha; 01 vùng ở xã Hàm Phú, với diện tích 20 ha; và 01 vùng ở xã Thuận Minh, với diện tích 20 ha;

- Huyện Hàm Thuận Nam: bố trí 04 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Hàm Kiệm, với diện tích 35 ha; 02 vùng ở xã Hàm Cường, với diện tích 69 ha; và 01 vùng ở xã Tân Lập, với diện tích 80 ha;

- Huyện Tánh Linh: bố trí 09 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Đức Phú, với diện tích 35 ha; 01 vùng ở xã Nghị Đức, với diện tích 23 ha; 01 vùng ở xã Bắc Ruộng, với diện tích 12 ha; 01 vùng ở xã Huy Khiêm, với diện tích 10 ha; 01 vùng ở xã Đức Bình, với diện tích 10 ha; 01 vùng ở xã Đức Tân, với diện tích 10 ha; 01 vùng ở xã Măng Tố, với diện tích 10 ha; 01 vùng ở xã Đồng Kho, với diện tích 10 ha; và 01 vùng ở xã Gia Huynh, với diện tích 200 ha;

- Huyện Đức Linh: bố trí 05 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Đông Hà, với diện tích 400 ha; 01 vùng ở xã Trà Tân, với diện tích 500 ha; 01 vùng ở xã Tân Hà, với diện tích 80 ha; 01 vùng ở xã Đức Hạnh, với diện tích 100 ha; và 01 vùng ở xã Đức Tín, với diện tích 120 ha;

- Huyện Hàm Tân: bố trí 14 vùng chăn nuôi tập trung, gồm 03 vùng ở xã Sông Phan, với diện tích 75 ha; 05 vùng ở xã Tân Hà, với diện tích 90 ha; 02 vùng ở xã Tân Xuân, với diện tích 120 ha; 02 vùng ở xã Tân Thắng, với diện tích 35 ha; và 02 vùng ở xã Thắng Hải, với diện tích 70 ha.

3. Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung:

a) Đến năm 2015, nâng cấp và xây mới 41 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có 03 cơ sở hoạt động theo hình thức doanh nghiệp;

b) Đến năm 2020, số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giảm còn 35 cơ sở, trong đó có 03 cơ sở hoạt động theo hình thức doanh nghiệp, các cơ sở sẽ nâng công suất giết mổ phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ. Địa bàn bố trí các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung như sau:

TT

Đơn vị hành chính

Năm 2015

Năm 2020

Tổng

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp/ hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh

Tổng

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp/hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh

1

Toàn tỉnh

41

3

9

29

35

3

11

21

2

Phan Thiết

3

1

2

 

3

1

2

 

3

La Gi

3

1

1

1

2

1

1

 

4

Tuy Phong

2

 

 

2

2

 

1

1

5

Bắc Bình

4

 

1

3

4

 

1

3

6

Hàm Thuận Bắc

6

1

1

4

5

1

1

3

7

Hàm Thuận Nam

4

 

1

3

2

 

2

 

8

Tánh Linh

7

 

1

6

6

 

1

5

9

Đức Linh

5

 

1

4

4

 

1

3

10

Hàm Tân

5

 

1

4

5

 

1

4

11

Phú Quý

2

 

 

2

2

 

 

2

- Thành phố Phan Thiết: bố trí 03 cơ sở giết mổ, đặt tại xã Tiến Lợi, phường Mũi Né và xã Thiện Nghiệp, trong đó cơ sở đặt tại xã Thiện Nghiệp hoạt động theo hình thức doanh nghiệp;

- Thị xã La Gi: bố trí 02 cơ sở giết mổ, đặt tại xã Tân tiến và xã Tân Phước, trong đó cơ sở đặt tại xã Tân Phước hoạt động theo hình thức doanh nghiệp;

- Huyện Tuy Phong: bố trí 02 cơ sở giết mổ, đặt tại xã Phú Lạc và xã Hòa Minh;

- Huyện Bắc Bình: bố trí 04 cơ sở giết mổ, đặt tại xã Phan Rí Thành, xã Hải Ninh, xã Lương Sơn và xã Sông Lũy;

- Huyện Hàm Thuận Bắc: bố trí 05 cơ sở giết mổ, đặt tại xã Đông Giang, thị trấn Ma Lâm, xã Hàm Hiệp, xã Hàm Thắng và xã Hàm Đức, trong đó cơ sở đặt tại xã Hàm Hiệp hoạt động theo hình thức doanh nghiệp;

- Huyện Hàm Thuận Nam: bố trí 02 cơ sở giết mổ, đặt tại thị trấn Thuận Nam và xã Hàm Mỹ;

- Huyện Tánh Linh: bố trí 06 cơ sở giết mổ, đặt tại các xã Gia An, Suối Kiết, Đức Bình, Đức Phú, Đức Tân và Huy Khiêm;

- Huyện Đức Linh: bố trí 04 cơ sở giết mổ, đặt tại thị trấn Đức Tài, thị trấn Võ Su xã Trà Tân, và xã Mê Pu;

- Huyện Hàm Tân: bố trí 05 cơ sở giết mổ, đặt tại thị trấn Tân Nghĩa, thị trấn Tân Minh, xã Tân Hà, xã Tân Thắng và xã Sơn Mỹ;

- Huyện Phú Quý: bố trí 02 cơ sở giết mổ, đặt tại xã Long Hải và xã Long Phụng.

IV. Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

1. Về xây dựng vùng chăn nuôi và mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh:

- Tổ chức xây dựng đề án quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thời gian thực hiện 2013 - 2015 và đến năm 2020 đối với các địa phương phù hợp điều kiện về quỹ đất, môi trường, lợi thế tự nhiên (ít dịch bệnh, xa dân, nuôi tập trung, …) để thu hút đầu tư, phục vụ di dời, tạo điều kiện hộ gia đình, các thành phần kinh tế chăn nuôi quy mô lớn; cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, cung cấp con giống vật nuôi sạch bệnh, sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Mỗi huyện, thị, thành phố xây dựng đề án 1 - 2 khu vực chăn nuôi tập trung theo vị trí, địa phương được xác định tại Điểm 2, Mục III Quy hoạch này, cụ thể như sau:

- Đề án xây dựng vùng chăn nuôi mô hình chăn nuôi heo an toàn sinh học;

- Đề án xây dựng vùng chăn nuôi mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học;

- Đề án xây dựng vùng chăn nuôi mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học;

- Đề án xây dựng vùng chăn nuôi mô hình chăn nuôi bò thịt an toàn sinh học;

- Đề án phát triển chăn nuôi dông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2. Về sản xuất giống chăn nuôi:

- Dự án đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất giống vật nuôi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013 - 2020;

- Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Bình Thuận.

3. Về dịch vụ thú y:

Dự án củng cố và tăng cường hệ thống thú y tỉnh Bình Thuận.

4. Về sản xuất thức ăn:

- Dự án chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ máy móc thiết bị cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương giai đoạn 2012 - 2015;

- Dự án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn xanh cho chăn nuôi giai đoạn 2015 - 2020.

5. Về tổ chức, phát triển sản xuất:

- Dự án nâng cao năng lực quản lý giống vật nuôi;

- Dự án cải tạo đàn bò địa phương và phát triển đàn bò thịt chất lượng cao.

6. Về tiêu thụ:

- Dự án tổ chức hệ thống kinh doanh sản phẩm chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Dự án nghiên cứu hiệu quả kinh tế hệ thống chăn nuôi, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

7. Về giết mổ:

Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ tập trung theo kỹ thuật giết mổ công nghiệp.

8. Về vệ sinh, môi trường:

Dự án xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi phục vụ cây trồng và nuôi trồng thủy sản.

V. Nhu cầu vốn đầu tư:

1. Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: ước tính 654 tỉ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình 564,2 tỉ đồng (86,30%), gồm: sang nhượng đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuồng trại, con giống, nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị phục vụ chăn nuôi và giết mổ;

- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 71,3 tỷ đồng (10,89%), gồm: hỗ trợ đầu tư xây dựng htầng cơ sở giết mổ tập trung ở những địa bàn trọng điểm; hỗ trợ cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung di dời đến nơi quy hoạch; hoạt động khuyến nông, thú y và thực hiện các chương trình dự án ưu tiên; hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm chăn nuôi; và các chi phí khác;

- Nguồn vốn khác 18,4 tỉ đồng (2,81%), gồm: vốn tài trợ của các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến sản phẩm chăn nuôi cho các hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, đào tạo và quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.

2. Phân kỳ đầu tư: tổng vốn 654 tỷ đồng, phân ra:

- Giai đoạn: 2013 - 2015 tổng vốn 182 tỷ đồng:

+ Vốn đầu tư phát triển: 152,7 tỷ đồng;

+ Khuyến nông, thú y: 9,0 tỷ đồng;

+ Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: 13,4 tỷ đồng;

+ Chi khác: 6,9 tỷ đồng.

- Giai đoạn: 2016 - 2020 tổng vốn 472 tỷ đồng:

+ Vốn đầu tư phát triển: 407,7 tỷ đồng;

+ Khuyến nông, thú y: 15,0 tỷ đồng;

+ Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: 33,2 tỷ đồng;

+ Chi khác: 16,1 tỷ đồng.

VI. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

1. Giải pháp về tổ chức sản xuất trong chăn nuôi:

a) Phát huy vai trò định hướng sản xuất và điều tiết thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước và hiệp hội chăn nuôi, khuyến khích phát triển hình thức liên kết giữa người chăn nuôi với người chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;

b) Khuyến khích thành lập câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ, trang trại, công ty, doanh nghiệp chăn nuôi và thú y;

c) Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn;

d) Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, có uy tín xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2. Giải pháp về quản lý thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi:

a) Tăng cường vắc xin phòng bệnh, nhất là đối với một số bệnh truyền nhiễm; đầu tư trang thiết bị chuẩn đoán; bố trí đủ cán bộ và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của các trạm thú y, trạm kiểm dịch và mạng lưới thú y huyện, xã;

b) Cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung phải có cam kết thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh, không sử dụng các chất kích thích và các chế phẩm bị cấm sử dụng trong chăn nuôi; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và chỉ cấp giấy phép cho các hộ chăn nuôi tập trung có đủ các điều kiện vệ sinh thú y và cơ sở giết mổ đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường;

c) Tăng cường các biện pháp quảnNhà nước về xử lý chất thải và quản lý môi trường trong chăn nuôi theo Luật Môi trường để hạn chế và ngăn chặn gia tăng ô nhiễm môi trường; các cơ sở chăn nuôi phải có cam kết tự xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh và môi trường theo quy định; vận động các hộ chăn nuôi tập trung áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại; thử nghiệm và nhân rộng các mô hình xử lý chất thải tiên tiến như xử lý toàn bộ chất thải bằng phương pháp biogas kết hợp phát điện, xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.v.v.

3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi:

a) Đối với thị trường trong tỉnh: tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi có kiểm soát và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý về hoạt động kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm; khuyến khích thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung để làm giảm sự phụ thuộc vào thương lái; nâng cấp, cải tạo hoặc bố trí mới khu vực bán sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn quy định tại các chợ đô thị và nông thôn; đồng thời, phát triển các điểm kinh doanh sản phẩm chăn nuôi tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp; giải tán các chợ tự phát và những nơi buôn bán sản phẩm chăn nuôi không theo quy hoạch; khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi tham gia bảo hiểm chăn nuôi;

b) Đối với thị trường bên ngoài: phối hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận trong việc kiểm tra, giám sát sản phẩm chăn nuôi vận chuyển ra và vào tỉnh; khuyến khích và hỗ trợ hình thành các cơ sở chăn nuôi tập trung công nghiệp gắn với giết mổ tập trung, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và tiếp thị mở rộng thị trường; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ quy mô tập trung, có trang thiết bị và công nghệ giết mổ từ tiên tiến đến hiện đại.

4. Giải pháp về sản xuất thức ăn chăn nuôi:

a) Đầu tư nhà máy chế biến thức ăn gia súc hiện đại, với tổng công suất trên 100.000 tấn/năm để chủ động cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và vùng;

b) Bố trí diện tích trồng cỏ tập trung và khuyến khích người dân trồng phân tán đất vườn và đất thổ cư;

c) Tăng cường tập huấn kỹ thuật chế biến, bảo quản thức ăn xanh cho các hộ chăn nuôi.

5. Giải pháp về chính sách hỗ trợ cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung di dời đến vùng quy hoạch hoặc chuyển đổi nghề:

a) Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi tập trung và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm di dời đến các vùng quy hoạch hoặc chuyển đổi sang các ngành nghề sản xuất khác thông qua các chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi, miễn giảm thuế, đào tạo nghề và hỗ trợ thất nghiệp khi ngưng sản xuất; đặc biệt là có chính sách hỗ trợ một phần chi phí di dời chuồng trại chăn nuôi và con giống, nhà xưởng và trang thiết bị giết mổ, chi phí xây dựng cơ sở mới ở các khu quy hoạch;

b) Tạo thuận lợi để cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung chuyển đổi, sang nhượng, thuê mướn đất đai ổn định lâu dài trong các vùng quy hoạch; tạo quỹ đất công để bán đấu giá hoặc cho thuê đất đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; khuyến khích các hộ chuyển diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và trồng các cây thức ăn khác để phát triển chăn nuôi;

c) Tăng huy động nguồn ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu chăn nuôi và khu giết mổ tập trung theo quy hoạch, xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn và cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm quy mô vừa và lớn.

6. Giải pháp về khoa học - công nghệ, đào tạo và khuyến nông:

a) Đầu tư đực giống tốt và chọn lọc nái chất lượng cao; nâng cao tỷ lệ thụ tinh nhân tạo và giảm chi phí cho một lần thụ tinh; khuyến khích hình thành các trang trại chuyên sản xuất giống trên địa bàn tỉnh;

b) Xây dựng chuồng trại đảm bảo đúng khoảng cách và mật độ nuôi hợp lý, áp dụng các loại chuồng nuôi tiên tiến và hiện đại;

c) Tăng cường áp dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩn Quốc gia, trước mắt là đối với hộ chăn nuôi gà công nghiệp và hộ chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn;

d) Đưa nhanh công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, có khả năng tận dụng chất thải để sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống (phân hữu cơ vi sinh, biogas); xử lý nghiêm đối với các hộ nuôi chưa có hoặc có công trình xử lý chất thải nhưng không đạt tiêu chuẩn;

đ) Kết hợp phòng trừ dịch bệnh nghiêm ngặt tại địa bàn với kiểm dịch thường xuyên và xử lý kịp thời, triệt để các nguồn lây bệnh từ bên ngoài; ứng dụng công nghệ quản lý và giám sát chăn nuôi, giết mổ và kiểm soát dịch bệnh mới (hệ thống GIS);

e) Mở các lớp tập huấn, đào tạo tay nghề cho cán bộ thú y, kiểm dịch động vật từ tỉnh xuống huyện và cơ sở, tập trung vào các lĩnh vực như kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của các loại vật nuôi; kỹ thuật chọn giống và theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật của con giống; kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý đàn gia súc; kỹ thuật sản xuất, chế biến và sử dụng thức ăn cho các loại vật nuôi; các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, phòng và trị bệnh cho vật nuôi; kỹ thuật sử dụng một số thiết bị chuyên dụng và tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch, xử lý vệ sinh thú y; đồng thời tập huấn về kiến thức kinh doanh và quản lý trang trại, quản lý hợp tác xã, xây dựng nhãn hiệu thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và xử lý chất thải;

f) Kết hợp giữa củng cố lực lượng cán bộ khuyến nông về chăn nuôi và cán bộ thú y từ tỉnh đến huyện, xã và thôn, bản với nâng cấp và mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ tốt công tác khuyến nông và thú y;

g) Đầu tư nâng cấp phòng thí nghiệm đặt tại Chi cục Thú y; ưu tiên vốn cho triển khai chương trình, dự án ưu tiên.

Điều 2. Căn cứ nội dung Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ yếu các vấn đề trọng tâm như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận:

- Công bố Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 đã được phê duyệt theo quy định;

- Phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các nội dung Quy hoạch đã được duyệt;

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức rà soát, lập và trình duyệt trong năm 2013 các đề án, dự án ưu tiên và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, dự án;

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai một số nhiệm vụ, cụ thể:

+ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuậncác Trạm Khuyến nông huyện, nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, mô hình, các lớp tập huấn về chăn nuôi;

+ Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh tiếp tục nghiên cứu lại tạo, nhân giống, cung cấp các giống chất lượng cao cho các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh;

+ Chi cục Thú y triển khai hiệu quả các nội dung quy hoạch theo quy định của Pháp lệnh Thú y và các văn bản luật pháp liên quan. Chuyển giao, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; tổ chức tiêm phòng theo định kỳ và phát hiện, dập tắt kịp thời các ổ, nguồn gây dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ trong việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu từ nuôi dưỡng đến giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ.

2. Các s, ngành và đơn vị liên quan:

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt các quy định về quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường theo đúng quy hoạch và pháp luật về đất đai; không giới thiệu địa điểm các dự án và cấp phép xây dựng nhà ở vào các vùng đã quy hoạch là vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chăn nuôi tập trung trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh; căn cứ các chính sách quy định của Trung ương về đầu tư, hàng năm xem xét đề xuất tỉnh cân đối ngân sách địa phương để thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước…cho khu chăn nuôi trang trại tập trung; xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm quy mô vừa và lớn với dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến;

- Sở Khoa học và Công nghệ ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác chăn nuôi, thú y như: nghiên cứu lai giống vật nuôi cao sản, trang thiết bị chuồng trại, dinh dưỡng thức ăn, nghiên cứu mô hình chăn nuôi gắn với chế biến sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Các sở, ngành và cơ quan khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn và các thành phần kinh tế triển khai thực hiện quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố:

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh lập phê duyệt quy hoạch mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2011 - 2020 và các đề án quy hoạch vùng nuôi và mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch này;

- Ủy ban nhân dân các huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành chức năng để xây dựng và triển khai thực hiện công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa phương mình theo quy hoạch đã được duyệt; hướng dẫn hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi trong huyện phát triển sản xuất hoặc di dời đến nơi quy hoạch, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể tham gia hỗ trợ phát triển chăn nuôi, xúc tiến xây dựng các hợp tác xã trong lĩnh vực chăn nuôi.

4. Các cơ sở, trang trại chăn nuôi và chủ các cơ sở giết mổ tập trung:

Các chủ cơ sở chăn nuôi và chủ các cơ sở giết mổ phát triển chăn nuôi giết mổ, chế biến hoặc thực hiện di dời các vùng chăn nuôi, các khu vực mạng lưới giết mổ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định thì được hưng các chính sách ưu đãi; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến chăn nuôi và thú y.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Công thương, Cục trưởng Cục Thống kê Bình Thuận, Cục trưởng Cục Thuế Bình Thuận, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bình Thuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 384/QĐ-UBND ngày 06/02/2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.930

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.248.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!