Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3824/QĐ-BNN-TCTS Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 06/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3824/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT VIỆT NAM (VIETGAP)

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP).

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ: Y tế, BCHCN, Công Thương;
- UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;
- Lưu: VT, TCTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

QUY PHẠM

THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT VIỆT NAM (VietGAP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy phạm này quy định những nguyên tắc, yêu cầu cần áp dụng trong nuôi trồng thủy sản từ khi chuẩn bị, thả giống đến thu hoạch sản phẩm.

1.2. Đối tượng áp dụng: Quy phạm này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản (không phân biệt đối tượng, hình thức nuôi trồng); hoạt động tư vấn, đánh giá, chứng nhận VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (không áp dụng cho cá cảnh).

2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy phạm này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

2.1. Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (gọi tắt là VietGAP) là văn bản quy định những nguyên tắc và yêu cầu cần áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

2.2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi cơ sở nuôi) là nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ.

2.3. Đơn vị nuôi là 01 (một) ao/lồng/bể/bè/đăng quầng/bãi triều/hồ diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản.

2.4. Nơi nuôi là một hoặc nhiều đơn vị nuôi của cùng một cơ sở nuôi.

2.5. Mối nguy là tác nhân vật lý, hóa học, sinh học có khả năng gây mất an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người và động vật thủy sản, gây ô nhiễm môi trường.

2.6. Cán bộ chuyên môn là người được đào tạo chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản (ngư y) có trình độ từ trung cấp trở lên.

2.7. Thức ăn là những sản phẩm dùng để nuôi động vật thủy sản ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.

2.8. Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hóa chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh học của xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.

2.9. Thuốc những chất, hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất bao gồm kháng sinh, vắc xin, chế phẩm sinh học, hóa chất được đùng để phòng bệnh, trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Chương II

NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CẦN TUÂN THỦ

1. Các yêu cầu chung

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

1.1

Yêu cầu pháp

1.1.1

Địa điểm

Nơi nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát.

Nơi nuôi phải nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn (KVBT) quốc gia hoặc quốc tế thuộc mục từ Ia tới IV của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trường hợp cơ sở nuôi nằm trong mục V hoặc VI của IUCN, cần có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý KVBT.

Nơi nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải nằm ngoài các khu vực đất ngập nước tự nhiên có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái (RAMSAR)

1.1.2

Quyền sử dụng đất/ mặt nước

Cơ sở nuôi phải có quyền sử dụng đất/mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

1.1.3

Đăng ký hoạt động

Cơ sở nuôi phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

1.2

Cơ sở hạ tầng và cảnh báo nguy cơ mất an toàn

1.2.1

Cơ sở hạ tầng

Hạ tầng của nơi nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch và an toàn lao động.

Cơ sở nuôi phải có biển báo ở từng đơn vị nuôi, các công trình phụ trợ phù hợp giữa sơ đồ mặt bằng với thực tế.

1.2.2

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn

Cơ sở nuôi phải có biển cảnh báo tại nơi có nguy cơ về mất an toàn lao động, an toàn thực phẩm.

1.3

Theo dõi di chuyển thủy sản nuôi trồng và phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP

1.3.1

Theo dõi di chuyển thủy sản

Cơ sở nuôi phải ghi chép việc di chuyển thủy sản nuôi trồng từ bên ngoài vào, hoặc từ trong ra, hoặc giữa các đơn vị nuôi từ khi thả giống đến thu hoạch và bán sản phẩm.

1.3.2

Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP

Cơ sở nuôi phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa đối tượng nuôi trồng áp dụng và không áp dụng VietGAP (bao gồm việc xác định vị trí địa lý của nơi nuôi theo hệ thống Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000).

1.4

Yêu cầu về nhân lực

Người quản nơi nuôi phải được tập huấn về phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản.

Người lao động làm việc tại nơi nuôi phải được tập huấn và áp dụng đúng các hướng dẫn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và an toàn lao động.

1.5

Tài liệu VietGAP

Cơ sở nuôi phải xây dựng, thực hiện, duy trì và cập nhật các hướng dẫn cần thực hành trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

1.6

Hồ sơ VietGAP

Cơ sở nuôi phải lập, duy trì và sẵn có hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản.

Hồ sơ liên quan đến sản phẩm thủy sản phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch.

Hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi.

2. An toàn thực phẩm

Nguyên tắc: Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và các Hướng dẫn của FAO/WHO Codex.

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

2.1

Chất lượng nước cấp

Nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể và đáp ứng quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường

2.2.1

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho

Cơ sở nuôi trồng phải lập danh mục thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho và thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng.

2.2.2

Sử dụng

Cơ sở nuôi chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam, theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc nhà sản xuất.

Cơ sở nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế phải ghi chép thành phần và nguồn gốc nguyên liệu làm thức ăn.

2.2.3

Bảo quản

Cơ sở nuôi phải bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2.4

Xử lý sản phẩm quá hạn

Cơ sở nuôi phải loại bỏ, xử thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng.

2.2.5

Hồ sơ

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ xuất nhập kho, sử dụng, bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và xử lý sản phẩm.

2.3

Vệ sinh

2.3.1

Thu gom, phân loại, xử lý chất thải

Cơ sở nuôi phải thực hiện thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc xử lý chất thải nguy hại.

2.3.2

Vệ sinh nơi nuôi

Cơ sở nuôi phải đảm bảo vệ sinh nơi nuôi và khu vực làm việc, nghỉ ngơi của người lao động nhằm tránh nguy cơ phát sinh và lây nhiễm tác nhân gây mất an toàn thực phẩm.

2.3.3

Vệ sinh cá nhân

Người làm việc tại cơ sở nuôi, khách thăm quan phải tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh do cơ sở nuôi quy định nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phát sinh mầm bệnh trong khu vực nuôi trồng.

2.4

Thu hoạch và vận chuyển

Cơ sở nuôi phải thu hoạch sản phẩm thủy sản tại thời điểm thích hợp và phương pháp phù hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cơ sở nuôi phải áp dụng các điều kiện vận chuyển để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường hợp tự vận chuyển sản phẩm.

Cơ sở nuôi phải lập và lưu trữ hồ sơ liên quan đến thu hoạch và vận chuyển.

3. Quản lý sức khỏe thủy sản

Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe động vật thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt và phù hợp với đối tượng nuôi trồng ở các công đoạn của quá trình sản xuất, cũng như giảm thiểu các rủi ro về bệnh dịch.

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

3.1

Kế hoạch quản sức khỏe thủy sản

Cơ sở nuôi phải xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản nuôi với sự tham vấn của cán bộ chuyên môn.

3.2

Giống thủy sản

3.2.1

Nguồn gốc giống

Giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện.

3.2.2

Chất lượng giống

Giống thủy sản thả nuôi phải đảm bảo chất lượng theo QCVN, TCVN tương ứng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Cơ sở nuôi phải lập và lưu trữ hồ sơ về hoạt động mua và sử dụng con giống thủy sản bao gồm giấy kiểm dịch.

3.3

Chế độ cho ăn

Cơ sở nuôi phải xác định, thực hiện chế độ cho ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và độ tuổi của động vật thủy sản nuôi.

Không sử dụng hocmon, chất kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về chế độ cho ăn.

3.4

Theo dõi sức khỏe thủy sản và ngăn ngừa sự lây lan bệnh dịch

3.4.1

Theo dõi sức khỏe

Cơ sở nuôi phải thường xuyên theo dõi các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị sốc hoặc bị bệnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.

Cơ sở nuôi phải kiểm tra định kỳ khối lượng trung bình, tỉ lệ sống, tổng sinh khối thủy sản nuôi của từng đơn vị nuôi tùy theo đối tượng nuôi.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ liên quan đến sức khỏe thủy sản nuôi.

3.4.2

Cách ly, ngăn chặn lây nhiễm bệnh

Khi phát hiện bệnh, cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh giữa các đơn vị nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài.

3.4.3

Quan trắc và quản lý chất lượng nước

Cơ sở nuôi phải thường xuyên quan trắc, quản lý chất lượng nước tùy từng loài nuôi và lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về việc này.

3.4.4

Dập dịch và thông báo dịch

Khi xảy ra bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, cơ sở nuôi phải thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất và áp dụng các biện pháp dập dịch, thực hiện khử trùng tại nơi xảy ra dịch.

3.4.5

Xử lý thủy sản chết

Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp xử lý thủy sản nuôi bị chết đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh dịch.

3.5

Sử dụng kháng sinh

Trường hợp phải sử dụng kháng sinh, cơ sở nuôi chỉ sử dụng theo đơn hoặc phác đồ điều trị của cán bộ chuyên môn.

Cơ sở nuôi phải ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc sử dụng kháng sinh.

3.6

Xử lý nơi nuôi sau thu hoạch

Cơ sở nuôi phải đảm bảo thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ nuôi, thực hiện tẩy trùng, cải tạo nơi nuôi trước khi nuôi vụ mới và lập, lưu trữ hồ sơ về các hoạt động nêu trên.

4. Bảo vệ môi trường

Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo quy định của Nhà nước và các cam kết quốc tế.

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

4.1

Cam kết bảo vệ môi trường

Cơ sở nuôi phải có Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành.

Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường.

4.2

Sử dụng và thải nước

4.2.1

Sử dụng nước và thải nước

Cơ sở nuôi không được sử dụng nước sinh hoạt (nước máy) cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

Nước thải ra ngoài môi trường phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định hiện hành.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về lượng nước sử dụng cho mỗi vụ nuôi trồng và kiểm tra chất lượng nước thải.

4.2.2

Sử dụng nước ngầm

Nếu sử dụng nước ngầm phải theo đúng quy định hiện hành.

4.2.3

Nhiễm mặn các nguồn nước ngọt tự nhiên

Cơ sở nuôi trồng phải được thiết kế và quản lý nhằm bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm, hạn chế nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên. Không được xả nước mặn vào nguồn nước ngọt tự nhiên.

Các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương phải được thông báo khi nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn.

4.3

Kiểm soát địch hại

4.3.1.

Kiểm soát địch hại đối với thủy sản nuôi

Có các biện pháp đảm bảo ngăn ngừa địch hại xâm nhập vào trong nơi/đơn vị nuôi, kể cả vật nuôi trên cạn nhưng đảm bảo an toàn cho các loài động vật tự nhiên.

4.3.2

Bảo vệ những loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam

Cơ sở nuôi phải sử dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ và không gây chết đối với những loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam có khả năng xuất hiện trong vùng nuôi.

4.4

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Cơ sở nuôi chỉ được nuôi loài ngoại lai khi Nhà nước cho phép và phải tuân thủ các quy định hiện hành.

Cơ sở nuôi phải tuân thủ các quy định liên quan tại Luật Thủy sản khi khai thác con giống ngoài tự nhiên cho mục đích nuôi thương phẩm.

Cơ sở nuôi sử dụng giống thủy sản biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành.

5. Các khía cạnh kinh tế-xã hội

Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động và các cộng đồng xung quanh.

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

5.1

Sử dụng lao động

5.1.1

Tuổi người lao động

Cơ sở nuôi không sử dụng người lao động làm thuê dưới 15 tuổi.

Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở nuôi phải đảm bảo công việc không gây hại đến sức khỏe, không ảnh hưởng đến việc học tập hay làm giảm khả năng tiếp nhận kiến thức của họ.

Cơ sở nuôi phải có hồ sơ người lao động.

5.1.2

Quyền và chế độ của người lao động

Người lao động được phép thành lập hoặc tham gia các tổ chức đoàn thể hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của họ mà không bị cơ sở nuôi can thiệp và không phải chịu hậu quả nào sau khi thực hiện quyền này.

Người lao động có quyền góp ý, khiếu nại với cơ sở nuôi về các vấn đề liên quan tới quyền lao động và điều kiện làm việc. Cơ sở nuôi phải xem xét, phản hồi hoặc giải quyết các kiến nghị, khó khăn mà người lao động nêu ra.

Người lao động không bị phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, dân tộc từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động khác.

Người lao động làm việc ngoài giờ trên cơ sở có sự thỏa thuận với số giờ không vượt quá mức tối đa và được trả tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành.

5.2

An toàn lao động và sức khỏe người lao động

5.2.1

Điều kiện làm việc

Cơ sở nuôi phải bố trí nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi giữa giờ đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người lao động.

Cơ sở nuôi phải cung cấp miễn phí và sẵn có các trang bị bảo hộ cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

5.2.2

Chăm sóc sức khỏe người lao động

Cơ sở nuôi phải đóng bảo hiểm và tạo điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định tại Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.

Cơ sở nuôi phải có các hành động xử kịp thời khi xảy ra tai nạn và lưu trữ giấy tờ liên quan đến việc xử lý tai nạn. Cơ sở nuôi phải có biện pháp phòng ngừa tai nạn tương tự.

5.3

Hợp đồng và tiền lương (tiền công)

5.3.1

Thử việc và hợp đồng

Cơ sở nuôi phải đảm bảo thời gian thử việc tối đa đối với người lao động không được vượt quá thời gian quy định của Luật Lao động.

Cơ sở nuôi phải ký hợp đồng bằng văn bản với người lao động trừ trường hợp thuê người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng.

Cơ sở nuôi phải có thỏa thuận thử việc, chứng từ về việc trả lương thử việc.

5.3.2

Tiền công và tiền lương

Cơ sở nuôi phải trả đủ tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc theo phương thức thuận tiện nhất cho người lao động.

Trường hợp thuê người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng, cơ sở nuôi phải trả đủ tiền công ngay sau khi kết thúc công việc.

Tiền lương tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm trả lương và phải được trả hàng tháng.

Cơ sở nuôi phải có hợp đồng lao động, chứng từ về việc chi trả tiền lương/tiền công cho người lao động.

5.4

Các vấn đề trong cộng đồng

Cơ sở nuôi phải có sự thỏa hiệp và giải pháp để giải quyết mâu thuẫn đối với các cơ sở nuôi liền kề và cộng đồng xung quanh.

Cơ sở nuôi phải giữ kết quả giải quyết khiếu nại, mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh.

 

 

 

 

 

BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VietGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Yêu cầu chung

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

1.1

Yêu cầu pháp lý

 

1.1.1

Địa điểm

Nơi nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.

B

Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát.

Nơi nuôi phải nằm tách biệt với khu dân cư, nhà máy, bệnh viện, các cơ sở sản xuất hóa chất và những nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Nếu nơi nuôi nằm gần những nguồn gây ô nhiễm nêu trên, cơ sở nuôi phải có biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm.

A

Nơi nuôi phải nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn (KVBT) quốc gia hoặc quốc tế thuộc mục từ Ia tới IV của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trường hợp cơ sở nuôi nằm trong mục V hoặc VI của IUCN, cần có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý KVBT.

Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Nơi nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải nằm ngoài các khu vực đất ngập nước tự nhiên có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái (RAMSAR)

Đối với nơi nuôi được xây dựng sau tháng 5/1999 và nằm gần các khu RAMSAR, cơ sở nuôi phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc nơi nuôi nằm ngoài khu RAMSAR.

A

1.1.2

Quyền sử dụng đất/ mặt nước

Cơ sở nuôi phải có quyền sử dụng đất/mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

Có một trong ba loại giấy sau:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/mặt nước, hoặc

- Quyết định giao đất/ giao mặt nước, hoặc

- Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất/ mặt nước.

A

1.1.3

Đăng ký hoạt động

Cơ sở nuôi phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

Nếu cơ sở nuôi là tổ chức, doanh nghiệp phải có:

- Giấy đăng ký sản xuất kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc

- Giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Nếu cơ sở nuôi là cá nhân, hộ gia đình phải có:

- Giấy xác nhận đăng ký nuôi thủy sản hoặc cho phép nuôi của cơ quan có thẩm quyền, hoặc

- Giấy xác nhận cơ sở nuôi nằm trong danh sách các hộ nuôi trồng thủy sản của UBND xã.

A

1.2

Cơ sở hạ tầng và cảnh báo nguy cơ mất an toàn

 

1.2.1

Cơ sở hạ tầng

Hạ tầng của nơi nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch và an toàn lao động.

Nơi nuôi phải được xây dựng, vận hành và duy trì để phòng ngừa lây nhiễm từ công nhân, nước thải/nhà vệ sinh, động vật nuôi, dầu máy/nhiên liệu, bếp ăn tập thể, khu chứa chất thải rắn, các phương tiện đường thủy và các nguồn lây nhiễm khác đến nơi nuôi trồng thủy sản.

A

Cơ sở nuôi phải có biển báo ở từng đơn vị nuôi, các công trình phụ trợ phù hợp giữa sơ đồ mặt bằng với thực tế.

- Có biển báo ở từng hạng mục công trình trong nơi nuôi như đơn vị nuôi, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà bếp v.v..;

- Có sơ đồ chỉ dẫn từng hạng mục công trình, hệ thống các đơn vị nuôi trong nơi nuôi và phù hợp với biển báo trên thực tế.

A

1.2.2

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn

Cơ sở nuôi phải có biển cảnh báo tại nơi có nguy cơ về mất an toàn lao động, an toàn thực phẩm.

Có biển cảnh báo tại các vị trí:

- Có nguy cơ gây mất an toàn lao động, ví dụ: Điện cao thế, độ sâu ngập nước, thùng đựng hóa chất, nơi chứa chất thải nguy hại, nước có chứa hóa chất xử lý v.v...

- Có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, ví dụ: Khu vực cách ly thủy sản nhiễm bệnh, khu vực không dành cho khách tham quan, khu vực hạn chế phương tiện đường thủy đi qua...

A

1.3

Theo dõi di chuyển thủy sản nuôi trồng và phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP

1.3.1

Theo dõi di chuyển thủy sản

Cơ sở nuôi phải ghi chép việc di chuyển thủy sản nuôi trồng từ bên ngoài vào, hoặc từ trong ra, hoặc giữa các đơn vị nuôi từ khi thả giống đến thu hoạch và bán sản phẩm.

Có hồ sơ ghi chi tiết mọi hoạt động di chuyển thủy sản nuôi từ khi thả giống đến thu hoạch và bán sản phẩm theo từng đơn vị nuôi. Thông tin cụ thể cần có: tên loài, ngày, số lượng hoặc khối lượng ước tính thủy sản thả vào/vớt/loại bỏ/san thưa, điểm đi, điểm đến theo từng đơn vị nuôi.

A

1.3.2

Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP

Cơ sở nuôi phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa đối tượng nuôi trồng áp dụng và không áp dụng VietGAP (bao gồm việc xác định vị trí địa lý của nơi nuôi theo hệ thống Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000).

Có hồ sơ để phân biệt nơi nuôi, sản phẩm nuôi áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP.

A

Có biển báo phân biệt rõ nơi nuôi áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP.

A

1.4

Yêu cầu về nhân lực

Người quản lý nơi nuôi phải được tập huấn về phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản.

Người quản lý có Giấy chứng nhận đạt kết quả tập huấn về phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản do người giảng dạy đã được Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ về VietGAP.

A

Người lao động làm việc tại nơi nuôi phải được tập huấn và áp dụng đúng các hướng dẫn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và an toàn lao động.

- Người lao động có tên trong danh sách tập huấn về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và an toàn lao động do người quản lý nơi nuôi hoặc người đã được Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ tổ chức.

- Việc hiểu biết của người lao động được đánh giá thông qua phỏng vấn, hồ sơ và các hoạt động thực tế.

A

1.5

Tài liệu VietGAP

Cơ sở nuôi phải xây dựng, thực hiện, duy trì và cập nhật các hướng dẫn cần thực hành trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Hướng dẫn thực hành nuôi trồng thủy sản được cơ sở nuôi lập và bao gồm các nội dung: i) Phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, an toàn môi trường, an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản; ii) Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản; iii) Kiểm tra chất lượng nước nuôi; iv) An toàn cho người lao động và vệ sinh; v) Phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn và xử lý nước thải; vi) Thu hoạch và xử lý nơi nuôi sau thu hoạch; vii) Xử lý nước thải, bùn thải sau thu hoạch; viii) Biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật trong sách đỏ và vật gây hại; ix) Sử dụng hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng và kháng sinh; x) Quy định không phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, dân tộc.

Hướng dẫn này phù hợp với điều kiện và thuận tiện cho việc tham khảo, áp dụng tại nơi nuôi.

A

1.6

Hồ sơ VietGAP

Cơ sở nuôi phải lập, duy trì và sẵn có hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản.

Hồ sơ liên quan đến sản phẩm thủy sản phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch.

Hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi.

Có sẵn các hồ sơ sau:

1. Hồ sơ pháp lý;

2. Hồ sơ tập huấn người quản lý và người lao động;

3. Hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định tại mục 4;

4. Hồ sơ sử dụng lao động, an toàn và sức khỏe người lao động, tiền công/tiền lương và các vấn đề cộng đồng theo quy định tại mục 5;

5. Hồ sơ kiểm soát lưu chuyển thủy sản nuôi;

6. Hồ sơ đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại mục 2;

7. Hồ sơ quản lý sức khỏe thủy sản theo quy định tại mục 3.

8. Các ghi chép và đơn đặt hàng nhận được và hóa đơn xuất đi (nếu có).

Các hồ sơ từ (1) đến (4) phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi. Các hồ sơ từ (5) đến (8) phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch.

A

 

 

 

 

 

 

2. An toàn thực phẩm

Nguyên tắc: Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và các Hướng dẫn của FAO/WHO Codex.

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

2.1

Chất lượng nước cấp

Nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể và đáp ứng quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Có bằng chứng chứng minh về việc kiểm tra chất lượng nước trước khi lấy vào đơn vị nuôi.

- Có bản mô tả quy trình cấp/ thoát nước để tránh, làm ô nhiễm nguồn nước cấp.

A

2.2

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường

 

2.2.1

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho

Cơ sở nuôi trồng phải lập danh mục thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho và thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng.

- Có danh mục thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường có trong kho và được cập nhật thường xuyên.

- Có bằng chứng chứng minh việc thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng.

A

2.2.2

Sử dụng

Cơ sở nuôi chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam, theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc nhà sản xuất.

- Tuân thủ theo yêu cầu.

- Không sử dụng thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường hết hạn, không rõ nhãn sản phẩm.

- Cơ sở nuôi phải ghi chép và tuân thủ thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch nếu sử dụng hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng.

- Có ghi chép mỗi lần sử dụng thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường tại mỗi đơn vị nuôi, thông tin ít nhất bao gồm: Tên sản phẩm, liều dùng (tổng khối lượng cá ước tính trong ao), mục đích sử dụng, ngày sử dụng, hạn sử dụng, người thực hiện.

A

Cơ sở nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Tuân thủ theo yêu cầu

A

Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế phải ghi chép thành phần và nguồn gốc nguyên liệu làm thức ăn.

Có ghi chép thông tin về về thành phần chế biến thức ăn, khối lượng từng loại nguyên liệu, nơi mua và ngày mua nguyên liệu.

A

2.2.3

Bảo quản

Cơ sở nuôi phải bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Điều kiện bảo quản thức ăn phải đáp ứng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Điều kiện bảo quản thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường phải đảm bảo tránh sự sử dụng của người không có phận sự hoặc sử dụng nhầm lẫn, tránh bị suy giảm chất lượng, mất hoạt tính và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

A

2.2.4

Xử lý sản phẩm quá hạn

Cơ sở nuôi phải loại bỏ, xử lý thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng.

- Có bằng chứng chứng minh thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng được loại bỏ và xử lý đúng cách.

- Không được chôn lấp hóa chất, kháng sinh quá hạn sử dụng.

A

2.2.5

Hồ sơ

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ xuất nhập kho, sử dụng, bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và xử lý sản phẩm.

- Có bản sao Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Danh, mục hoặc giấy phép lưu hành trong đó có tên thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường của nhà sản xuất mà cơ sở mua, sử dụng.

- Có hồ sơ hoặc chứng từ mua thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường từ cơ sở sản xuất hoặc đại lý.

- Có hồ sơ về việc sử dụng thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường.

- Có ghi chép thông tin về bảo quản, ít nhất bao gồm: ngày và tên người giao/nhận khi nhập, xuất; Tên sản phẩm; tên nhà sản xuất, hạn sử dụng; khối lượng/số lượng nhập và xuất.

- Có ghi chép thông tin về loại bỏ, xử lý thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng, ít nhất bao gồm: phương pháp, ngày loại bỏ, xử lý.

B

2.3

Vệ sinh

 

2.3.1

Thu gom, phân loại, xử lý chất thải

Cơ sở nuôi phải thực hiện thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

Thu gom chất thải nguy hại, chất thải hữu cơ có thể phát sinh mầm bệnh và chứa trong khu vực tập kết không bị rò rỉ, phát tán nước/chất thải ra môi trường bên ngoài.

A

- Loại bỏ kịp thời các chất thải rắn thông thường, chất thải hữu cơ có thể phát sinh mầm bệnh. Không sử dụng/tái sử dụng bao bì đựng/tiếp xúc trực tiếp với kháng sinh, hóa chất

- Có phương án xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đúng quy định và phù hợp.

A

Có phiếu thu tiền vệ sinh hàng tháng/hàng quý của đơn vị thu gom chất thải thông thường hoặc hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý hoặc phương án xử lý thuận tiện và phù hợp với vị trí, điều kiện nơi nuôi.

 

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc xử lý chất thải nguy hại.

Có ghi chép thông tin về xử lý bao bì tiếp xúc trực tiếp hoặc trả lại đại lý, ít nhất bao gồm: ngày xử lý/ đưa đi xử lý/trả lại đại lý, tên và số lượng/khối lượng sản phẩm xử lý/trả lại đại lý, phương án xử lý, người hoặc đơn vị xử lý/nhận.

A

2.3.2

Vệ sinh nơi nuôi

Cơ sở nuôi phải đảm bảo vệ sinh nơi nuôi và khu vực làm việc, nghỉ ngơi của người lao động nhằm tránh nguy cơ phát sinh và lây nhiễm tác nhân gây mất an toàn thực phẩm.

Nước thải sinh hoạt không được làm nhiễm bẩn nơi nuôi trồng và hệ thống cấp nước.

A

Không có rác/chất thải ở nơi nuôi và khu vực làm việc, nghỉ ngơi của người lao động.

A

2.3.3

Vệ sinh cá nhân

Người làm việc tại cơ sở nuôi, khách thăm quan phải tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh do cơ sở nuôi quy định nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phát sinh mầm bệnh trong khu vực nuôi trồng.

Có khu vệ sinh đạt yêu cầu dành cho người lao động.

A

Người làm việc tại cơ sở nuôi, khách thăm quan thực hiện theo yêu cầu về vệ sinh cá nhân do cơ sở nuôi quy định.

A

2.4

Thu hoạch và vận chuyển

Cơ sở nuôi phải thu hoạch sản phẩm thủy sản tại thời điểm thích hợp và phương pháp phù hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực hiện theo đúng hướng dẫn phương pháp thu hoạch.

A

Thời điểm thu hoạch phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn nhằm đảm bảo thủy sản không còn dư lượng hóa chất, kháng sinh làm mất an toàn thực phẩm.

A

Dụng cụ sử dụng trong quá trình thu hoạch sạch sẽ. Quá trình thu hoạch tránh gây dập nát cơ học cho sản phẩm.

A

Cơ sở nuôi phải áp dụng các điều kiện vận chuyển để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường hợp tự vận chuyển sản phẩm.

Không dùng hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng và kháng sinh để bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển.

A

Nước đá/đá dùng để vận chuyển phải được sản xuất từ nguồn nước sạch.

B

Cơ sở nuôi phải lập và lưu trữ hồ sơ liên quan đến thu hoạch và vận chuyển.

Có ghi chép thông tin về thu hoạch ở từng đơn vị nuôi, ít nhất bao gồm: Ngày thu hoạch; Ký hiệu đơn vị nuôi; Sản lượng, kích cỡ khi thu hoạch; Khách hàng (tên, địa chỉ, khối lượng mua).

A

Có ghi chép thông tin về quá trình vận chuyển, ít nhất bao gồm: Ngày vận chuyển; Phương tiện và điều kiện vận chuyển; Khối lượng vận chuyển; Người vận chuyển; Điểm đến/khách hàng.

B

3. Quản lý sức khỏe thủy sản

Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe động vật thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt và phù hợp với đối tượng nuôi trồng ở các công đoạn của quá trình sản xuất, cũng như giảm thiểu các rủi ro về bệnh dịch.

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

3.1

Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản

Cơ sở nuôi phải xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản nuôi với sự tham vấn của cán bộ chuyên môn.

Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản (KHQLSKTS) với sự tham vấn của cán bộ chuyên môn. Kế hoạch được xem xét, điều chỉnh khi cần thiết. Nội dung cơ bản của kế hoạch ít nhất bao gồm:

- Quy trình nuôi trồng và chăm sóc;

- Biện pháp phòng ngừa và phát hiện bệnh, kể cả việc sử dụng vaccine;

- Các bệnh thường gặp và phác đồ điều trị;

- Biện pháp cách ly đơn vị nuôi nghi nhiễm bệnh;

- Biện pháp loại bỏ và xử lý thủy sản nhiễm bệnh hoặc chết;

- Biện pháp xử lý khi có dịch bệnh bùng phát và quy trình ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.

A

3.2

Giống thủy sản

 

3.2.1

Nguồn gốc giống

Giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện.

Tuân thủ theo yêu cầu.

A

3.2.2

Chất lượng giống

Giống thủy sản thả nuôi phải đảm bảo chất lượng theo QCVN, TCVN tương ứng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Cơ sở nuôi phải lập và lưu trữ hồ sơ về hoạt động mua và sử dụng con giống thủy sản bao gồm giấy kiểm dịch.

- Có chứng từ mua giống thể hiện rõ tên, địa chỉ cơ sở bán giống, kích cỡ và chất lượng giống.

- Có Giấy chứng nhận kiểm dịch con giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

A

3.3

Chế độ cho ăn

Cơ sở nuôi phải xác định, thực hiện chế độ cho ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và độ tuổi của động vật thủy sản nuôi.

Có biện pháp theo dõi tại chỗ để đảm bảo lượng thức ăn cho ăn phù hợp với nhu cầu của động vật thủy sản nuôi.

A

Kích cỡ thức ăn phù hợp với độ tuổi động vật thủy sản nuôi.

B

Không sử dụng hocmon, chất kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng.

Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về chế độ cho ăn.

Có ghi chép chế độ cho ăn hàng ngày.

A

3.4

Theo dõi sức khỏe thủy sản và ngăn ngừa sự lây lan bệnh dịch

 

3.4.1

Theo dõi sức khỏe

Cơ sở nuôi phải thường xuyên theo dõi các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị sốc hoặc bị bệnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.

Tuân thủ theo yêu cầu.

A

Cơ sở nuôi phải kiểm tra định kỳ khối lượng trung bình, tỉ lệ sống, tổng sinh khối thủy sản nuôi của từng đơn vị nuôi tùy theo đối tượng nuôi.

Tuân thủ theo yêu cầu;

A

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ liên quan đến sức khỏe thủy sản nuôi.

- Có ghi chép về khối lượng trung bình, tỉ lệ sống, tổng khối lượng thủy sản nuôi của từng đơn vị nuôi.

- Có ghi chép các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị sốc hoặc bị bệnh, ít nhất bao gồm: Ngày, Dấu hiệu/triệu chứng; số lượng/khối lượng thủy sản nuôi có dấu hiệu bị bệnh, bị chết và xác định nguyên nhân (nếu biết) tại từng đơn vị nuôi.

- Có ghi chép biện pháp xử lý từng tình huống để cải thiện sức khỏe thủy sản nuôi khi phát hiện dấu hiệu bị bệnh, sốc.

A

3.4.2

Cách ly, ngăn chặn lây nhiễm bệnh

Khi phát hiện bệnh, cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh giữa các đơn vị nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài.

Người, dụng cụ, thiết bị trong quá trình nuôi trồng thủy sản được sử dụng riêng biệt hoặc được làm sạch, tẩy/khử trùng trước và sau khi chăm sóc.

A

Vớt thủy sản nuôi bị bệnh/chết và đưa vào khu vực tập kết/dụng cụ chứa không bị rò rỉ, phát tán nước/chất thải ra môi trường bên ngoài ngay khi phát hiện.

A

3.4.3

Quan trắc và quản lý chất lượng nước

Cơ sở nuôi phải thường xuyên quan trắc, quản lý chất lượng nước tùy từng loài nuôi và lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về việc này.

Kiểm tra, điều chỉnh chất lượng nước trong quá trình nuôi nhằm đảm bảo sức khỏe thủy sản.

Có hồ sơ ghi chép từng ao, ít nhất gồm thông tin: ngày và người kiểm tra, chỉ tiêu môi trường, kết quả kiểm tra, cách xử lý.

A

3.4.4

Dập dịch và thông báo dịch

Khi xảy ra bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, cơ sở nuôi phải thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất và áp dụng các biện pháp dập dịch, thực hiện khử trùng tại nơi xảy ra dịch.

Có thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất khi xảy ra bệnh có khả năng lây lan thành dịch.

B

Có sự phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp dập dịch, khử trùng tại nơi xảy ra dịch.

A

Có ghi chép về ngày xảy ra bệnh dịch; Ngày dập dịch, khử trùng; Tên bệnh và biện pháp dập dịch, khử trùng; Hóa chất sử dụng và liều dùng.

A

3.4.5

Xử lý thủy sản chết

Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp xử lý thủy sản nuôi bị chết đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh dịch.

Có biện pháp xử lý thủy sản bị chết hoặc bị nhiễm bệnh nguy hiểm trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngay khi phát hiện để tránh lây nhiễm bệnh trong và ngoài nơi nuôi.

A

Có ghi chép số lượng và thời gian thủy sản bị chết, ngày xử lý, cách xử lý.

B

3.5

Sử dụng kháng sinh

Trường hợp phải sử dụng kháng sinh, cơ sở nuôi chỉ sử dụng theo đơn hoặc phác đồ điều trị của cán bộ chuyên môn.

Có đơn thuốc hoặc phác đồ điều trị của cán bộ chuyên môn phù hợp với từng loại bệnh.

A

Có ghi chép các biện pháp điều trị bệnh đã áp dụng.

A

Cơ sở nuôi phải ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

Tuân thủ theo yêu cầu

A

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc sử dụng kháng sinh.

Có ghi chép mỗi lần sử dụng kháng sinh, thông tin bao gồm: ký hiệu đơn vị nuôi; Nguyên nhân/triệu chứng bệnh; Tên kháng sinh sử dụng; Liều dùng và cách dùng; Ngày bắt đầu và kết thúc điều trị; Thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch; Người thực hiện.

A

3.6

Xử lý nơi nuôi sau thu hoạch

Cơ sở nuôi phải đảm bảo thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ nuôi, thực hiện tẩy trùng, cải tạo nơi nuôi trước khi nuôi vụ mới và lập, lưu trữ hồ sơ về các hoạt động nêu trên.

Có xử lý nước thải, bùn thải sau thu hoạch đảm bảo không bị rò rỉ và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

B

Có thực hiện tẩy trùng, cải tạo nơi nuôi sau mỗi vụ nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể.

A

Thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ phù hợp với từng đối tượng nuôi và điều kiện cụ thể

A

Có ghi chép về các hoạt động cải tạo, tẩy trùng, xử lý nước thải, bùn thải và thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ.

A

4. Bảo vệ môi trường

Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo quy định của Nhà nước và các cam kết quốc tế.

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

4.1

Cam kết bảo vệ môi trường

Cơ sở nuôi phải có Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành.

Tuân thủ theo yêu cầu.

B

Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường.

Có ghi chép những hoạt động/biện pháp đã thực hiện để bảo vệ môi trường.

A

4.2

Sử dụng và thải nước

 

4.2.1

Sử dụng nước và thải nước

Cơ sở nuôi không được sử dụng nước sinh hoạt (nước máy) cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

Tuân thủ theo yêu cầu

A

Nước thải ra ngoài môi trường phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định hiện hành.

Có biện pháp hoặc công nghệ xử lý nước thải phù hợp trong quá trình nuôi.

A

Nước thải ra ngoài môi trường phải nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối với nước ngọt; NH3 ≤ 0,3 mg/l; PO43- < 10 mg/l; H2S ≤ 0,05 mg/l; BOD5 < 30 mg/l; Dầu mỡ khoáng: Không quan sát thấy nhũ; Mùi, cảm quan: Không có mùi khó chịu.

- Đối với nước mặn: NH3 ≤ 0,3 mg/l; PO43- < 10 mg/I; H2S ≤ 0,05 mg/l; NO2 < 0,35 mg/l; BOD5 < 30 mg/l; Dầu mỡ khoáng: Không quan sát thấy nhũ; Mùi, cảm quan: Không có mùi khó chịu.

A

 

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật, Lưu trữ hồ sơ về lượng nước sử dụng cho mỗi vụ nuôi trồng và kiểm tra chất lượng nước thải.

Cơ sở nuôi phải ghi tổng lượng nước lấy vào từng vụ.

B

Có ghi chép kết quả kiểm tra chất lượng nước thải định kỳ (hàng tuần đối với vụ nuôi < 4 tháng hoặc hàng tháng đối với vụ nuôi > 4 tháng), ngày thải nước.

B

4.2.2

Sử dụng nước ngầm

Nếu sử dụng nước ngầm phải theo đúng quy định hiện hành.

Ở những vùng, khu vực khan hiếm nước sinh hoạt hoặc thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, cơ sở nuôi phải hạn chế việc khai thác nước dưới đất có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm nguồn cấp cho ăn uống, sinh hoạt để nuôi trồng thủy sản.

B

Có ghi chép ngày lấy nước, dung tích nước ngầm mỗi lần lấy nếu sử dụng nước ngầm để nuôi trồng thủy sản.

A

4.2.3

Nhiễm mặn các nguồn nước ngọt tự nhiên

Cơ sở nuôi trồng phải được thiết kế và quản lý nhằm bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm, hạn chế nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên. Không được xả nước mặn vào nguồn nước ngọt tự nhiên.

Các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương phải được thông báo khi nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn.

Không xả nước mặn/lợ vào nguồn nước ngọt tự nhiên.

A

Có thông báo cho các cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng địa phương khi phát hiện ra hiện tượng nhiễm mặn liên quan đến hoạt động nuôi thủy sản.

B

Có biện pháp chống thấm để nước mặn lợ không thẩm lậu vào tầng nước ngọt tự nhiên.

A

4.3

Kiểm soát địch hại

 

4.3.1

Kiểm soát địch hại đối với thủy sản nuôi

Có các biện pháp đảm bảo ngăn ngừa địch hại xâm nhập vào trong nơi/đơn vị nuôi, kể cả vật nuôi trên cạn nhưng đảm bảo an toàn cho các loài động vật tự nhiên.

Có biện pháp tiêu diệt động vật có hại (chuột, ốc bươu vàng v.v...) nhưng không gây ô nhiễm môi trường và không gây tổn hại đến các loài động, thực vật khác trừ các loại động vật thủy sinh trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi.

A

Có biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại, vật nuôi (chó, mèo, ngỗng, vịt...).

B

4.3.2

Bảo vệ những loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam

Cơ sở nuôi phải sử dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ và không gây chết đối với những loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam có khả năng xuất hiện trong vùng nuôi.

Có biện pháp phù hợp, phòng ngừa sự xâm nhập để bảo vệ và không gây chết đối với những loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam có khả năng xuất hiện trong vùng nuôi.

A

Có hiểu biết về những loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có khả năng xuất hiện trong vùng nuôi.

A

4.4

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Cơ sở nuôi chỉ được nuôi loài ngoại lai khi Nhà nước cho phép và phải tuân thủ các quy định hiện hành.

Tuân thủ như yêu cầu.

A

Cơ sở nuôi phải tuân thủ các quy định liên quan tại Luật Thủy sản khi khai thác con giống ngoài tự nhiên cho mục đích nuôi thương phẩm.

Có ghi chép tên loài thủy sản, thời điểm, địa điểm, chủng loại, kích cỡ, số lượng được khai thác.

B

Cơ sở nuôi sử dụng giống thủy sản biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành.

Có bản photo Báo cáo đánh giá rủi ro đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền và Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

A

5. Các khía cạnh kinh tế-xã hội

Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động và các cộng đồng xung quanh.

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

5.1

Sử dụng lao động

 

5.1.1

Tuổi người lao động

Cơ sở nuôi không sử dụng người lao động làm thuê dưới 15 tuổi.

Không có lao động làm thuê dưới 15 tuổi.

A

Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở nuôi phải đảm bảo công việc không gây hại đến sức khỏe, không ảnh hưởng đến việc học tập hay làm giảm khả năng tiếp nhận kiến thức của họ.

- Có hợp đồng lao động với chữ ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Nội dung hợp đồng cần thể hiện rõ: tổng số giờ làm việc không quá 8h/ngày, thời gian làm việc và nghỉ ngơi không ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.

- Có Bản mô tả công việc.

- Người lao động xác nhận về việc chủ cơ sở tuân thủ các nội dung thực hiện của hợp đồng.

A

 

Cơ sở nuôi phải có hồ sơ người lao động.

Có danh sách và giấy tờ chứng minh nhân thân của tất cả người lao động.

A

5.1.2

Quyền và chế độ của người lao động

Người lao động được phép thành lập hoặc tham gia các tổ chức đoàn thể hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của họ mà không bị cơ sở nuôi can thiệp và không phải chịu hậu quả nào sau khi thực hiện quyền này.

Tuân thủ như yêu cầu.

A

Người lao động có quyền góp ý, khiếu nại với cơ sở nuôi về các vấn đề liên quan tới quyền lao động và điều kiện làm việc. Cơ sở nuôi phải xem xét, phản hồi hoặc giải quyết các kiến nghị, khó khăn mà người lao động nêu ra.

Cơ sở nuôi phải có hình, thức thích hợp để tiếp nhận ý kiến của người lao động.

A

- Các góp ý, khiếu nại phải được giải quyết thỏa đáng trong vòng 30 ngày tính từ thời điểm tiếp nhận và được người lao động xác nhận.

- Có bảng thống kê các trường hợp đã góp ý, khiếu nại, thời điểm góp ý/khiếu nại và phương án giải quyết phản hồi đã thực hiện kèm theo các bằng chứng.

A

Người lao động không bị phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, dân tộc từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động khác.

Tuân thủ như yêu cầu.

A

Người lao động làm việc ngoài giờ trên cơ sở có sự thỏa thuận với số giờ không vượt quá mức tối đa và được trả tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành.

- Người lao động xác nhận thời gian làm việc ngoài giờ đảm bảo các điều kiện sau:

+ Được sự đồng ý của người lao động;

+ Không vượt quá mức tối đa theo quy định, của Nhà nước;

+ Được trả công theo quy định.

- Có bảng chấm công làm ngoài giờ và tiền công làm thêm giờ theo quy định hiện hành được nêu rõ trong hợp đồng lao động.

B

5.2

An toàn lao động và sức khỏe người lao động

 

5.2.1

Điều kiện làm việc

Cơ sở nuôi phải bố trí nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi giữa giờ đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người lao động.

Có bố trí nơi làm việc, sinh hoạt, môi trường sống an toàn và hợp vệ sinh cho người lao động. Nhà vệ sinh được bố trí hợp lý để người lao động có thể sử dụng trong quá trình làm việc tại nơi nuôi.

A

Cơ sở nuôi phải cung cấp miễn phí và sẵn có các trang bị bảo hộ cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Có trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết tại nơi nuôi.

- Có sẵn phương tiện, trang bị cần thiết để ứng phó với tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra và sơ tán/cấp cứu người bị nạn.

A

5.2.2

Chăm sóc sức khỏe người lao động

Cơ sở nuôi phải đóng bảo hiểm và tạo điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định tại Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.

- Có bằng chứng chứng minh cơ sở nuôi đã đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.

- Người lao động xác nhận là có được nghỉ việc để chữa trị và nghỉ ngơi khi bị ốm hoặc có giấy phép nghỉ ốm của người lao động.

A

Cơ sở nuôi phải có các hành động xử lý kịp thời khi xảy ra tai nạn và lưu trữ giấy tờ liên quan đến việc xử lý tai nạn. Cơ sở nuôi phải có biện pháp phòng ngừa tai nạn tương tự.

- Có hồ sơ ghi chép tất cả tai nạn xảy ra, các hành động giải quyết cụ thể (bao gồm hóa đơn thanh toán tiền thuốc v.v...) và kế hoạch phòng ngừa tai nạn tương tự.

- Người lao động xác nhận về việc cơ sở nuôi đã khẩn trương cấp cứu người lao động khi bị nạn.

A

5.3

Hợp đồng và tiền lương (tiền công)

 

5.3.1

Thử việc và hợp đồng

Cơ sở nuôi phải đảm bảo thời gian thử việc tối đa đối với người lao động không được vượt quá thời gian quy định của Luật Lao động:

Người lao động xác nhận cơ sở nuôi ký hợp đồng ngay sau lần thử việc đầu tiên khi họ đáp ứng yêu cầu. Thời gian thử việc không quá thời gian quy định của Luật Lao động.

A

Cơ sở nuôi phải ký hợp đồng bằng văn bản với người lao động trừ trường hợp thuê người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng.

Hợp đồng lao động được ký dưới dạng văn bản với tất cả người lao động thường xuyên, trong đó người lao động giữ 01 bản. Trường hợp lao động là thành viên trong gia đình của chủ cơ sở nuôi thì không cần phải ký hợp đồng lao động.

A

Cơ sở nuôi phải có thỏa thuận thử việc, chứng từ về việc trả lương thử việc.

Tuân thủ theo yêu cầu

A

5.3.2

Tiền công và tiền lương

Cơ sở nuôi phải trả đủ tiền công, tiền lương bằng tiền mặt và theo phương thức thuận tiện nhất cho người lao động.

Trường hợp thuê người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng, cơ sở nuôi phải trả đủ tiền công ngay sau khi kết thúc công việc.

Có hồ sơ/chứng từ chứng minh cơ sở nuôi đã trả đủ tiền công, tiền lương bằng tiền mặt cho người lao động ngay khi kết thúc tháng làm việc hoặc khi kết thúc công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng.

A

Tiền lương tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm trả lương và phải được trả hàng tháng.

Người lao động xác nhận tiền lương thực nhận hàng tháng đúng như bảng lương/danh sách trả lương.

A

Cơ sở nuôi phải có hợp đồng lao động, chứng từ về việc chi trả tiền lương/tiền công cho người lao động.

Có hợp đồng lao động, bảng lương/danh sách trả lương thể hiện tiền lương/tiền công của người lao động.

A

5.4

Các vấn đề trong cộng đồng

Cơ sở nuôi phải có sự thỏa hiệp và giải pháp để giải quyết mâu thuẫn đối với các cơ sở nuôi liền kề và cộng đồng xung quanh.

- Lường trước mâu thuẫn trong cộng đồng và có sự thỏa hiệp, giải pháp và lộ trình giải quyết xử lý mâu thuẫn đối với các hộ nuôi liền kề và cộng đồng xung quanh.

- Họp 1 năm/lần hoặc khi có việc đột xuất để giải quyết mâu thuẫn với cộng đồng.

B

Cơ sở nuôi phải giữ kết quả giải quyết khiếu nại, mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh.

- Có hồ sơ lưu trữ các vấn đề khiếu nại, ngày giờ cụ thể và lộ trình phản hồi.

- Có biên bản họp với chữ ký của đại diện chính quyền và ít nhất một tổ chức đoàn thể địa phương hoặc một tổ chức xã hội dân sự có uy tín xác nhận khi tổ chức họp với cộng đồng.

B

Ghi chú: Mức độ A: Chỉ tiêu bắt buộc thực hiện; Mức độ B: Chỉ tiêu cần thực hiện.

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ:

- Cơ sở nuôi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi đạt 100% số chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 90% số chỉ tiêu mức độ B trên tổng số các chỉ tiêu cần đánh giá (không tính các chỉ tiêu không áp dụng đánh giá). Các chỉ tiêu không đạt không được lặp lại khi đánh giá giám sát.

- Cơ sở nuôi gồm nhiều thành viên được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi 100% số cơ sở thành viên đại diện được lựa chọn để đánh giá đều đạt yêu cầu theo VietGAP.

- Chỉ tiêu thuộc mục 5.1 đến 5.3 không áp dụng đối với cơ sở nuôi không sử dụng lao động làm thuê.

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No.: 3824/QD-BNN-TCTS

Hanoi, September 06, 2014

 

DECISION

PROMULGATING THE PRINCIPLES OF VIETNAMESE GOOD AGRICULTURAL PRACTICES (VIETGAP)

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Law on food safety dated June 17, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 providing for functions, missions, powers, and structures of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

At the proposal of the Director General of Aquaculture;

DECISION:

Article 2. This Decision replaces Decision No. 1503/QD-BNN-TCTS dated July 05, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, promulgating the principles of Vietnamese good agricultural practices (VIETGAP), and shall take effect from the signing day.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vu Van Tam

 

REGULATION

VIETNAMESE GOOD AGRICULTURAL PRACTICES (VIETGAP)
(Enclosed with the Decision No. 3824/QD-BNN-TCTS dated September 06, 2014 of the Minister of Agriculture and Rural Development)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

1. Scope and regulated entities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.2. Regulated entities: This document is applicable to domestic or international organizations or individuals who involve in aquaculture (regardless objects and forms of aquaculture); consultancy, inspection, and recognition of VietGAP in aquaculture (inapplicable to ornamental fish) .

2. Definitions

For the purpose of this document, terms herein shall be construed as follows:

2.1. Vietnamese good agricultural practice (hereinafter referred to as VietGAP) means the documents providing for principles and requirements applied in aquaculture in order to ensure food safety, reduction of ecological impacts , effectively control of health of aquatic animals, provision of social benefits and personal protective equipment for workers, and tracing of product origins.

2.2. Aquaculture facility means the place in which aquaculture is carried out by an organization or an individual.

2.3. Aquaculture unit means 01 (one) pond/cage/tank/raft/open net/mudflat, lake in which the aquaculture takes place.

2.4. Aquaculture area means an area that contains one or several aquaculture units of the same aquaculture facility.

2.5. Threats are physical, chemical and biological agents that threaten food safety, harm human’s health and aquatic animals, or cause environmental pollution.

2.6. Experts are people who are trained in aquaculture or aquatic disease with a college or higher degree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.8. Environmental remediation products are substances derived from minerals, chemicals, animals, plants, microorganism, and preparations thereof, which are used to adjust physical, chemical, and biological nature of the aquaculture environment.

2.9. Drug means substances or compounds derived from animals, plants, microorganism, mineral, and chemicals including antibiotics, vaccines, bio-products, chemicals used in aquatic disease prevention and treatment.

Chapter II

PRINCIPLES AND REQUIREMENTS

1. General requirements

Clauses

Inspection contents

Requirements

1.1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.1.1

Location

 The aquaculture area is located within the area reserved for aquaculture according to the local planning.

Aquatic animals are raised in areas bearing low influence of pollution or areas in which nearby pollution sources have been under control.

The aquaculture area is not located within any domestic or international conservation areas as prescribed from section I to IV of the International Union for Conservation of Nature (IUCN). Aquaculture facilities located in areas in section V or VI of IUCN must be approved in writing by the supervisory authority of the conservation area.

The aquaculture areas built after May of 1999 must be located outside of wetlands specified by Ramsar convention (hereinafter referred to as “RAMSAR areas”).

1.1.2

Land/ Water surface use rights

The aquaculture facility has the rights to use land/ water surface for aquaculture operation as per law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Operation Registration

 The aquaculture facility has been granted registration by a competent authority as per law.

1.2

Infrastructures and safety warnings

1.2.1

Infrastructures

Infrastructure of every aquaculture area is designed, operated, and maintained to ensure food safety, epidemic safety and safety.

There must be notice signs at each aquaculture unit, auxiliary works that match those in the floor plan.

1.2.2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



There must be warning signs where there are threats to food safety or occupational safety.

1.3

 Aquatic product movement tracking and identification of VietGAP products

1.3.1

Aquatic product movement tracking

Movement of aquatic products to and from the facility or between aquaculture units are recorded throughout the processes including breeding, harvesting and sale.

1.3.2

Identification of VietGAP products

The aquaculture facility has a system to identify which aquatic organisms apply VietGAP and which do not (This includes locating the aquaculture area according to the national references and coordinates systems VN-2000)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Workforce requirements

Managers of aquaculture areas must be trained in threat analysis, prevention methods, and threat control in aquaculture.

Workers at the aquaculture area must be trained in order to correctly apply aquaculture and occupational safety practices as per guidance.

1.5

VietGAP documents

The aquaculture facility must develop, implement, maintain and update aquaculture practices.

1.6

VietGAP documents

The aquaculture facility must prepare and retain documents about previous aquaculture operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 Legal, workforce and environment documents must be stored until any change is made.

2. Food Safety

Principle: Aquaculture activities must be under control in order to ensure food safety by following current regulations of Vietnam and Guidance from FAO/WHO Codex.

Terms

Inspection contents

Requirements

2.1

Quality of water

Water used in aquaculture must be suitable for each type of aquatic organisms and must satisfy effective regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Feeds, drugs, environmental remediation products

2.2.1

Feeds, drugs, environmental remediation products in storage

 There is a list of feeds, drugs, and environmental remediation products in storage and perform stocktaking monthly.

2.2.2

Usage

Only food, drugs, and environmental remediation products that are permitted in Vietnam are used as per guidance of experts or producers.

 Banned chemicals, antibiotics on the list issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development are not used.

 Ingredients and origins of internally produced feeds (if used) must be recorded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Preservation

The aquaculture facility must preserve feeds, drugs, environmental remediation products as per guidance of producers.

2.2.4

Handling of expired products

The aquaculture facility must discard and treat feeds, drugs, and environmental remediation products that are expired and have poor quality.

2.2.5

Documentation

Aquaculture facilities must create, update, and retain documents about storage, usage, and preservation of feeds, drugs, environmental remediation products.

2.3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.1

Waste collection, sorting, and treatment

The aquaculture facility must promptly collect, sort, and treat ordinary solid wastes, hazardous wastes that are produced during daily life and aquaculture as per law.

The aquaculture facility must prepare, update and retain documents about hazardous waste treatment.

2.3.2

Hygiene at aquaculture areas

The aquaculture facility must ensure hygiene at aquaculture areas, working areas and rest areas in order to prevent threats to food safety.

2.3.3

Personal hygiene

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4

Harvesting and transporting

The aquaculture facility must harvest aquatic products at the appropriate time and methods to ensure food quality.

The aquaculture facility must apply transport conditions in order to ensure food quality if the products are transported by the aquaculture itself.

The aquaculture facility must prepare and retain documents about product harvesting and transporting.

3. Management of aquatic health

Principle: Aquaculture is carried out in order to ensure health of aquatic animals by maintaining good environment for aquatic products at stages of the production process as well as reducing threats of infection.

Terms

Inspection contents

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.1

Plans for management of aquatic health

The aquaculture facility must develop an aquatic animal health management with consultancy of experts.

3.2

Aquatic breeds

3.2.1

Origin of breeds

The breeds have clear origin or are produced by qualified breeding facility.

3.2.2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Quality of aquatic breeds must satisfy corresponding National technical regulations (hereafter abbreviated as QCVN), and the National Standards (hereafter abbreviated as TCVN) and other regulations of competent agencies.

The aquaculture facility must prepare and retain documents about purchase and use of aquatic breeds, including the certificate of quarantine.

3.3

Feeding regime

The aquaculture facility must determine and apply feeding regime suitable for nutrition requirements and age of aquatic animals.

Hormone or growth stimulants are not used during aquaculture .

The aquaculture facility must create, update and retain documents about feeding regime.

3.4

Monitoring health of aquatic animals and preventing infection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Heath monitoring

The aquaculture facility must regularly monitor all signs of shock or diseases from aquatic animals and shall perform necessary actions to prevent the spread of diseases.

The aquaculture facility must periodically check the average weight, death rate, and total biomass of each unit.

The aquaculture facility must create, update and retain documents about health of aquatic animals.

3.4.2

Isolation and prevention of infection

When diseases are detected, the aquaculture facility must perform the isolation and prevention of infection between aquaculture units and between the aquaculture area and the outside.

3.4.3

Monitoring and management of water quality

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.4.4

Infection treatment and warning

When a disease in the list of aquatic epidemics is detected, the aquaculture facility must inform the nearest aquaculture or veterinary medicine authority , which will implement appropriate measures and carry out disinfection where the disease occurs.

3.4.5

What to do with dead aquatic animals

Dead aquatic animals must be properly dealt with to prevent environmental pollution and outbreak of epidemics.

3.5

Antibiotics usage

Antibiotics, if necessary, are used in accordance with prescription or treatment regimen from experts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The aquaculture facility must prepare, update and retain documents about use of antibiotics.

3.6

Post-harvest treatment at aquaculture areas

The aquaculture facility must ensure rest time between 02 crops, disinfect and improve aquaculture areas before new crops and make prepare documents about aforementioned activities.

4. Environmental protection

Principle: Aquaculture activities must be carried out according to a plan and in a manner that does not harm the environment as per law and international treaties.

Terms

Inspection contents

Requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Environmental protection commitment

The aquaculture facility must hold the environmental protection Commitment or evaluation reports on environmental impact as per law.

The aquaculture facility must perform environmental protection solutions.

4.2

Use and discharge of water

4.2.1

Water use and discharge

The aquaculture facility must not use home water (tap water) to serve aquaculture purposes.

Wastewater discharged into the environment must satisfy requirements of standards as per law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.2.2

Groundwater Use

Groundwater must be used in accordance with applicable laws.

4.2.3

 Saltwater intrusion at natural freshwater area

The aquaculture facility must be designed and managed to protect the surface and groundwater source and to reduce the saltwater intrusion at natural freshwater areas. Do not let the saline water into the natural freshwater source.

When there is saltwater intrusion affecting the groundwater, local agencies and community must be informed.

4.3

Pest control

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pest control on aquaculture

There must be solutions to prevent pest from entering the aquaculture facility or aquaculture unit while ensuring safety of other wild animals.

4.3.2

Protection of species in Vietnam’s Red Book

The aquaculture facility must apply necessary solutions to protect species specified in Vietnam's Red Book that may appear nearby.

4.4

Protection of aquatic resources

The aquaculture facility can only breed non-native species under the Government’s approval in accordance with law.

The aquaculture facility must obligate related regulations in the Law on Aquaculture when exploiting wild breeds for commercial purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Economic - Social aspects

Principle: Aquaculture activities must be socially responsible, respectful towards local culture and community, in accordance with the Government’s provisions and other related agreements of the International Labor Organiztion (hereafter abbreviated as ILO) on the workers’ rights, and without bad affect to the livelihoods of workers and their communities.

Terms

Inspection contents

Requirements

5.1

Employment of workers

5.1.1

Age of workers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regarding workers from 15 to 18 years old, the facility must ensure to cause no harm and bad affect to their health, study or their ability to receive knowledge.

The facility must keep workers' profiles.

5.1.2

Rights and benefits of workers

Workers are allowed to establish or join legal unions or groups, without any interfere from the aquaculture facility, for protection of their benefits and shall suffer no consequences from this right.

Workers have the rights to comment and complain to the aquaculture facility about issues related to workers’ rights and working conditions. The aquaculture facility must consider and settle workers’ issues and proposals.

Workers must not be discriminated on the ground of gender, religion, and ethnicity by employers or other workers.

Workers work overtime and get paid under agreement with the employer and the overtime hours must not exceed the limits prescribed by law.

5.2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.2.1

Working conditions

 Working areas and rest areas of the aquaculture facility must ensure hygiene and safety for workers.

Protective equipment must be provided free and is always available to prevent industrial accidents and diseases.

5.2.2

Healthcare for workers

The aquaculture facility must pay insurances and assist workers with Social insurance and health insurance according to the provisions of the Labor Law, the Law on Social Insurance and the Law on Health Insurance.

The aquaculture facility must promptly act when accidents occur and must keep records related to these accidents. The aquaculture facility must have plans to prevent same accidents.

5.3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.3.1

Probation and contract

The aquaculture facility must ensure that the probation duration does not exceed the limit specified in the Labor Law.

The aquaculture facility must sign a contract with workers, except for workers doing temporary works for less than 01 month.

The aquaculture facility must have probation contracts and documents of probation payment.

5.3.2

Wage and salary

The aquaculture facility must fully pay wages and salary in cash or via the most convenient method for workers.

When hiring workers less than 01 month, the aquaculture facility must pay full wages after the work is done.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The aquaculture facility must have employment contracts, documents related to payments of wages or salaries to workers.

5.4

Issues in the community

The aquaculture facility must agree with nearby aquaculture facilities and community on plans to solve any conflicts that may occur.

The aquaculture facility keeps the result of complaints or conflicts with nearby communities.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Enclosed with the Decision No. 3824/QD-BNN-TCTS dated September 06, 2014 of the Minister of Agriculture and Rural Development)

1. General requirements

Terms

Inspection contents

Requirements

Criteria

Level

1.1

Legal requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.1.1

Location

Aquatic animals raised in areas reserved for local aquaculture.

Aquatic animals should be raised in areas planned for local aquaculture.

B

Aquatic animals should be raised in areas bearing low influence of pollution or areas in which nearby pollution sources have been under control.

The aquaculture facility must be located separately from residential area, factories, hospitals, chemicals producers and other area with high threats of pollution. When being located near above pollution sources, the aquaculture facility must have plans to control the pollution.

A

The aquaculture facility should be located out of domestic or international conservation areas as prescribed from section I to IV of the International Union for Conservation of Nature (IUCN). Aquaculture facilities located in areas specified in section V or VI of IUCN must be approved in writing by management agencies of conservation areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

Aquaculture areas built after May of 1999 must be located outside RAMSAR areas.

Aquaculture facilities built after May of 1999 and located near RAMSAR areas must hold certificate issued by competent agencies.

A

1.1.2

Land/ Water surface use rights

The aquaculture facility must have the rights to use land/ water surface for aquaculture activities as per law.

There must be one among these three types of documents:

- Certificate of rights to use land/ water surface

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Contract for lease of the rights to use land/water surface

A

1.1.3

Operation Registration

The aquaculture facility must register their operation with competent authorities as per law.

If the aquaculture facility is organization or enterprise, there must be:

- Certificate of business registration or enterprise registration, or

- Certificate of investment in aquaculture If the aquaculture facility is an individual or household, there must be:

- Certificate of aquaculture registration or approvals of competent agencies, or

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

1.2

Infrastructures and safety warnings

 

1.2.1

Infrastructures

Infrastructure of the aquaculture facility must be designed, operated, and maintained to prevent spread of diseases that threaten food safety, diseases and occupational safety.

The aquaculture area must be built, operated and maintained to prevent infection from workers, restroom wastes, domestic animals, machine oil/ fuel, collective kitchen, solid waste containing area, water transportation, and other infection sources to aquaculture area.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- There must be signs at each construction item at aquaculture area such as aquaculture units, storages, restrooms, kitchens, etc.

- There must be maps indicating location of each construction item or system of aquaculture units matching with actual signs.

A

1.2.2

Safety warnings

There must be warning signs where there are threats to food safety or occupational safety.

There must be signs where:

- There are threats to safety, such as: high voltage, dangerous depth, chemical containers, hazardous wastewater, and water containing chemical treatment, etc.

- There are threats to food safety, such as: Isolation areas of infected aquatic animals, non-visitor area, and restricted area for water transportation, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.3

Aquatic product transport tracking and distinction of products applying VietGAP standards

1.3.1

Aquatic product transport tracking

The aquaculture facility needs to take note of aquatic products going in and out of the facility, or going between aquaculture units from breeding, harvesting, to selling.

All movements of aquatic products from breeding, harvesting, to selling at every aquaculture unit are recorded. The following information is compulsory: name of species, date, quantity and movement of aqua organisms of each unit.

A

1.3.2

Distinction of VietGAP products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



There are documents to help distinguishing aquaculture areas and aquatic products that apply VietGAP standards from those that do not.

A

There are signs  indicating which areas apply VietGAP and which do not.

A

1.4

Workforce requirements

Managers of aquaculture areas are trained in risk analysis, prevention methods, and risk control in aquaculture.

Managers of aquaculture site have the certificate of the training of risk analysis, prevention methods, and risk control in aquaculture.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Workers whose name is in the training list in good aquaculture practices and occupational safety organized by managers of aquaculture site or persons assigned by the General Directorate of Aquaculture.

- Knowledge of workers shall be evaluated through interviews, documents and practical activities.

A

1.5

VietGAP documents

The aquaculture facility must develop, implement, maintain and update practical practices in aquaculture.

Guidance of practices of aquaculture created by the aquaculture facility shall comprise: i) Risk analysis, prevention and control methods of unsafe risks of food, pandemic, environment, workers in aquaculture, ii) Fisheries health management plan, iii) Test of quality of breeding water, iv) Harvesting and process of post-harvest; viii) measures to prevent the entry of animals in the Red Book and pests; ix) use of chemicals in the restricted list and antibiotics; x) No discrimination on the ground of gender, religion or ethnicity.

This guidance is suitable for conditions and is convenient for reference and application at aquaculture areas.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



VietGAP documents

The aquaculture facility must create, maintain and keep documents of past activities in aquaculture available.

Documents relevant to aquatic products must be stored at least 24 months after the harvest.

Legal documents, workforce and environment documents must be stored until any change is made.

Following documents must be available:

1. Legal documents;

2. Training document of managers and workers;

3. Documents on environmental protection as per regulations in section 4;

4. Documents of work force, safety and health of workers, salary or wage and other community issues as per regulations in section 5;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Documents on food safety as per regulations in section 2;

7. Documents on aquatic products health as per regulations in section 3.

8. Notes and purchase orders and invoices (if any)

Documents from (1) to (4) must be archived until any change is made. Documents from (5) to (8) must be archived at least 24 months after the harvest.

A

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

2. Food Safety

Principle: Aquaculture activities must be under control in order to ensure food safety by following current provisions of Vietnam and Guidance from FAO/WHO Codex.

Terms

Inspection contents

Requirements

Criteria

Level

2.1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Water used in aquaculture must be suitable for each type of aquatic products and must satisfy current regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development

- Proof showing that quality of the water has been tested before water is taken to the aquaculture unit.

- There are descriptions of supply and drainage process in order to avoid polluting the water source.

A

2.2

Feeds, drugs, environmental remediation products

 

2.2.1

Feeds, drugs, environmental remediation products in storage

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- There must be a description of feeds, drugs, environmental remediation products in storage and is usually updated.

- There must be proofs that stocktaking is done monthly.

A

2.2.2

Usage

The aquaculture facility can only use food, drugs, and environmental remediation products in circulation in Vietnam as per guidance of experts or producers.

- All requirements must be satisfied.

- Do not use expired feeds, drugs, environmental remediation products or without labels.

- The aquaculture facility must take notes and follow the timing to stop using chemical in the restricted use list before the harvest.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

The aquaculture facility must not use banned chemicals or antibiotics in the list issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

All requirements must be satisfied.

A

When using internally produced feeds, the aquaculture facility must take note of components and origins of the ingredients.

Information of feeds components, volume of each ingredients, store and date of purchase.

A

2.2.3

Preservation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Conditions to preserve feeds must follow guidance of producers.

- Conditions to preserve drugs and environmental remediation products must ensure to avoid usage of unauthorized persons or misuse, degradation of quality or activity as per guidance from producers.

A

2.2.4

Handling of expired products

The aquaculture facility must reject and handle feeds, drugs, and environmental remediation products that are expired and have poor quality.

- Evidence showing that drugs, and environmental remediation products are expired and have poor quality and need to be correctly handled.

- Do not bury expired chemical or antibiotics.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Document

Aquaculture facilities must create, update, and retain documents about storage, usage, and preservation of feeds, drugs, environmental remediation products.

- The aquaculture facility must not use banned chemicals, antibiotics in the list issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- There must be documents of purchased drugs, feeds, environmental remediation products from producers or agencies.

- There must be documents of drugs, feeds, and environmental remediation products.

- There must be preservation information, including at least: date and name of shipper / receiver when putting in or taking out; name of products; name of producers, expire date; volume or weight of products in and out.

- There must be notes of disposal and handle of feeds, drugs, and environmental remediation products that are expired and have poor quality, including at least: solutions, date of disposal or handle.

B

2.3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

2.3.1

Waste collection, sorting, and treatment

The aquaculture facility must collect, sort, and promptly treat ordinary solid wastes, hazardous wastes in daily life and aquaculture as per law.

Collect hazardous waste and organic waste that can cause pathogens and keep them in tight area when detected to avoid leak of waste to the environment

A

- Promptly remove ordinary solid waste or organic waste that can cause pathogens. Do not use or reuse packages that contain or directly exposed to chemicals or antibiotics.

- Solutions to handle or demolish hazardous waste properly as per law.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

The aquaculture facility must create, update and retain documents about hazardous waste treatment.

There are records primary packages that are treated or returned, including at least: date of treatment / disposal / return, name and quantity / volume of packages treated/returned, treatment plan, receiving/treating person or unit.

A

2.3.2

Hygiene at the aquaculture facility

The aquaculture facility must ensure hygiene at aquaculture areas, workplace, and rest places in order to prevent threats to food safety.

Home wastewater must not pollute aquaculture areas and the water supply system.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

2.3.3

Personal hygiene

Workers at the aquaculture facility and visitors must obligate facility’s regulations on hygiene in order to prevent environmental pollution or infection in aquaculture areas.

There must be qualified restrooms for workers.

A

Workers at the aquaculture facility and visitors must obligate facility’s regulations on personal hygiene.

A

2.4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The aquaculture facility must harvest aquatic products at the appropriate time and methods to ensure food quality.

Follow guidance on harvesting method.

A

The timing to harvest must follow guidance of producers or experts in order to ensure that there is no volume of chemicals and antibiotics in aquatic products and food safety is assured.

A

Equipment must be clean during the harvest. The harvest should not make the products crushed or rumpled.

A

The aquaculture facility must apply standards of transport in order to ensure food quality in case of self-transport of the products.

Do not use chemicals specified in the restricted-use list and antibiotics to preserve products during the transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Iced cube used for transport must be created from clean water sources.

B

The aquaculture facility must prepare and retain documents about product harvesting and transporting.

There must be records on the harvest at each aquaculture unit, at least including: Date of harvest, Code of aquaculture unit; output, sizes when harvesting; clients (name, address, purchased mass).

A

There must be records on transport process, including at least: Date of transport; means and conditions of transport; quantity of goods transported; transporting person; Destination/ clients.

B

 

3. Management of aquatic health

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Terms

Inspection contents

Requirements

Criteria

Level

3.1

Plans for management of aquatic health

The aquaculture facility must develop an aquatic animal health management plan under consultancy of experts.

The aquaculture facility must develop a plan to manage health of aquatic animals under consultancy of experts. This plan should be carefully considered and adjusted when needed. The basic contents including at least:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Prevention and treatment towards diseases, including use of vaccine;

- Common diseases and treatment regimens;

- Measures to isolate aquaculture units suspected to be infected;

- Measures to remove or to handle sick and dead aquatic animals;

- Measures to response when there is a disease outbreak and processes to prevent infection.

A

3.2

Aquatic breeds

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Origin of breeds

Breeds must have clear origin or comes from qualified breeding facility.

All requirements must be satisfied.

A

3.2.2

Quality of breeds

Quality of aquatic breeds must satisfy the National technical regulations (hereafter, abbreviated as QCVN), and the National Standards (hereafter, abbreviated as TCVN) respectively and other regulations of competent agencies.

All requirements must be satisfied.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- There must be purchase documents clearly stating names, addresses of breed seller, sizes and quality of breeds

- There must be certificate of quarantine of breeds as per regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

A

3.3

Feeding regime

The aquaculture facility must determine and apply suitable feeding regime with nutrition requirements and age of aquatic animals.

There must be monitoring measures to ensure the feeds to meet the needs of aquaculture products.

A

The size of feeds must be appropriate to the age of aquaculture products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



No usage of hormone or growth stimulating drug during aquaculture.

All requirements must be satisfied.

A

The aquaculture facility must create, update and retain documents about feeding regime.

There must be records on everyday feeding regime.

A

3.4

Monitoring health of aquatic animals and preventing the infection

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Health monitoring

The aquaculture facility must regularly monitor all signs of shock or diseases from aquatic animals and shall perform necessary actions to prevent the infection.

All requirements must be satisfied.

A

The aquaculture facility must periodically check the average weight, death rate and total biomass of aquatic products of each unit.

All requirements must be satisfied.

A

The aquaculture facility must create, update and archive documents about health of aquatic animals.

- There must be records of average weight, alive rate, and total weight of aquatic animals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The record should also include solutions for each case to improve the aquatic animal health when they are sick or shocked.

A

3.4.2

Isolation and prevention of infection

When diseases are detected, the aquaculture facility must perform the isolation and prevention of infection between aquaculture units and other area.

People, equipment, and tools should be used separately or cleaned, disinfected before and after doing the care.

A

Pick up sick or dead aquatic animals and keep them in tight area when detected to avoid leak of waste to the environment.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Monitoring and management of water quality

Water quality for each type of aquatic animal needs to be monitored and managed regularly and related documents shall be created, updated and archived.

Check, adjust the water quality in aquaculture in order to ensure aquatic animals' health.

There must be records for each pond, including at least: Date and person in charge of the checking, environmental criteria, checking results, solutions.

A

3.4.4

Infection treatment and warning

When a disease in the list of aquatic diseases is detected, the aquaculture facility must warn the nearest aquaculture or veterinary authority to disclose the diseases and perform treatment against the disease as well as disinfect where the disease occurred.

There must be warning to aquaculture or veterinary authority when there are diseases that can spread as epidemics.  

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



There must be coordination with competent agencies to treat the disease and to disinfect the areas in which diseases appear

A

There must be records of date of diseases; treatment and disinfection date; Chemical and its dose

A

3.4.5

Dead aquatic animals treatment

Appropriate treatment must be performed to prevent environmental pollution and infection.

Measures to handle dead or sick aquatic animals in the list of the Ministry of Agriculture and Rural Development right after the detection to prevent infection in and outside of the aquaculture areas.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



B

3.5

Antibiotics usage

Where it is compulsory that antibiotics are used, the aquaculture facility can only use the amount as per prescription or treatment regimen from experts.

There must be prescription or treatment regimen of experts matching each type of disease.

A

There must be records of solutions used to treat diseases.

A

The aquaculture facility must stop using antibiotics before harvest as per recommends of producers or management agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

The aquaculture facility must prepare, update and retain documents about using antibiotics.

There must be records of each time using antibiotics, including: code of aquaculture unit; Causes/ Symptoms; Name of used antibiotic; Dose and usage; start and end date of treatment; rest time before the harvest; doer.

A

3.6

Post-harvest treatment at aquaculture areas

The aquaculture facility must ensure to rest between 02 crops, disinfect and improve aquaculture areas before breeding out the new crop, make and archive related documents to aforementioned activities.

Wastewater and sludge after the harvest must be handled to ensure no leak and bad impacts to the environment.

B

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

The rest time between 2 crops should be suitable for each type of products and specific conditions.

A

There must records on treatment and disinfection of wastewater and sludge and intervals.

A

 

4. Environmental protection

Principle: Aquaculture activities must be carried out as with a plan and responsibility towards the environment as per law and international treaties.

Terms

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Requirements

Criteria

Level

4.1

Environment protection commitment

The aquaculture facility must have the environment protection commitment or evaluation reports on environmental impact as per law.

All requirements must be satisfied.

B

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

There must be records of solutions used to protect the environment.

A

4.2

Use and dispose water

 

4.2.1

Use and dispose water

The aquaculture facility must not use daily life water (tap water) to serve aquaculture purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

Wastewater discharged to the environment must satisfy requirements of standards as per law.

There must be suitable solutions or wastewater technology during aquaculture process.

A

Wastewater discharged to the environment must lie within the allowed limits as per regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development

- For freshwater: NH3 ≤ 0,3 mg/l; PO43- < 10 mg/l; H2S ≤ 0,05 mg/l; BOD5 < 30 mg/l; Mineral oil: no unpleasant smell.

- For salt water: NH3 ≤ 0,3 mg/l; PO43- < 10 mg/I; H2S ≤ 0,05 mg/l; NO2 < 0,35 mg/l; BOD5 < 30 mg/l; Mineral oil: no unpleasant smell.

A

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Aquaculture must take note of total water in each crop

B

There must be results of wastewater periodically check (weekly regarding crops < 04 months or monthly regarding crops > 04 months), date of water discharge

B

4.2.2

Groundwater Use

Groundwater must be used as per law.

In areas in which there is frequent water shortage or drought, the aquaculture facility must prioritize the groundwater to serve aquaculture purposes.

B

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

4.2.3

Salinization at natural freshwater area

The aquaculture facility must be designed and managed to protect the surface and underground water source and to reduce the salinization at natural freshwater area. Do not let the saline water into the natural freshwater source.

When there is saltwater intrusion affecting the groundwater, local agencies and community must be informed.

Do not let the saline water into the natural freshwater source.

A

Notices to environmental management agencies and local community when detecting saltwater intrusion related to aquaculture.

B

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

4.3

Pest control

 

4.3.1

Pest control on aquaculture

There must be solutions to prevent pest from entering the facility while still ensuring the safety of other wild animals.

Measures to kill harmful animals (mice, yellow snails, etc.) without polluting the environment and not causing harm to other animals and plants except for aquatic animals during pond preparation.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



B

4.3.2

Protection of species in Vietnam’s Red Book

The aquaculture facility must apply necessary solutions to protect nearby species specified in Vietnam's Red Book.

The aquaculture facility must apply necessary solutions to protect nearby species specified in Vietnam's Red Book.

A

Require knowledge about species specified in Vietnam's Red Book that may appear around the breeding area.

A

4.4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The aquaculture facility can only feed exotic species subject to the Government in accordance with law.

All requirements must be satisfied.

A

The aquaculture facility must obligate related regulations in the Law on Aquaculture when using wild breeds for commercial purposes.

Note of species, time, locations, types, sizes and volume of the aquatic animals.

B

Aquaculture exploiting genetically modified aquatic animals must comply with current provisions

There must be a copy of Report on risk evaluation approved by competent agencies and Certificate of genetically modified organisms eligible to be used as food.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Economic - Social aspects

Principle: Aquaculture activities must be socially responsible, respectful towards local culture and community, in accordance with Government’s provisions and other related agreements of the International Labor Organization (hereafter abbreviated as ILO) on the workers’ rights, and without bad affect to the livelihoods of workers and their communities.

Terms

Inspection contents

Requirements

Criteria

Level

5.1

Employment of workers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.1.1

Age of workers

There is no worker under 15 years old.

There is no worker under 15 years old.

A

Regarding workers from 15 to 18 years old, the facility must ensure no harm and bad affect to their health, study or their ability to receive knowledge.

- There must be employment contracts with signatures of representatives as per law. Contents of contracts should show: total working time not exceeding 8 hour per day, working and resting time should not impact workers' health and study.

- There must be job descriptions.

- Workers confirm that employers follow all contents of the employment contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

The facility must have workers' profiles.

There must be lists and documents proving workers' family records.

A

5.1.2

Rights and benefits of workers

Workers are allowed to establish or to join legal unions or groups, without any interfere from the aquaculture facility, for protection of their benefits and shall suffer no consequences from this right.

All requirements must be satisfied.

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The facility must have appropriate forms to receive feedback from workers.

A

- All proposals or complaints must be properly solved within 30 days from the receipt date and must be confirmed by workers who involve.

- There must be a list of proposals and complaints, dates of proposals and complaints, and implemented solutions and proof.

A

Workers must not be discriminated on the ground of gender, religion, ethnic by employers or other workers.

All requirements must be satisfied.

A

Workers work overtime due to agreement with employers and the overtime hours must not exceed the maximum hours as per law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Agreement of workers

+ Not exceed allowed limits as per law;

+ Get paid as per law.

- There must be overtime timekeeping board as per current regulations prescribed in employment contracts.0}

B

5.2

Occupational safety and health

 

5.2.1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Work and rest areas of the aquaculture facility must ensure hygiene and safety for workers.

Workplace, accommodation of workers must be safe and hygienic. Restrooms must be placed logically so workers can use them at aquaculture areas.

A

Protective equipment must be provided free and is always available to prevent industrial accidents and diseases.

- There must be necessary personal protective equipment at aquaculture areas.

- Necessary tools and equipment must be available to response to emergencies that may occur and to evacuate or save victims.

A

5.2.2

Healthcare for workers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- There must be proofs that the aquaculture facility pays social and medical insurances for the workers under employment contracts with indefinite term or a term of at least 03 months.

- Workers must confirm whether they can have days off for medical treatment or sick leave or when there is a sick leave document from workers.

A

The aquaculture facility must act promptly when accidents occur and keep records related to these accidents. The aquaculture facility must have solutions to prevent same accidents.

- There must be records of all accidents that occurred, specific solutions (including receipts of medicine, etc.) and other accident prevention plans

- Workers must confirm whether the aquaculture facility promptly give emergency aid to workers in accidents.

A

5.3

Contract and salary (wage)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.3.1

Probation and contract

The aquaculture facility must ensure that maximum days for probation do not exceed maximum probationary periods specified in the Labor Law.

Workers confirm that the aquaculture facility sign the employment contract right after the first probation period if they pass. The probation time shall not exceed the allowed limits as per the Labor Law.

A

The aquaculture facility must sign a contract with workers, except for workers doing temporary works for less than 01 month.

Employment contracts shall be signed in writing for all regular workers and workers shall keep 01 copy. When workers are family members of the aquaculture facility, they do not need to sign employment contracts.

A

The aquaculture facility must have probation contracts and documents on probation payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

5.3.2

Wages and remunerations

Aquaculture must fully pay wages and salary in cash or the most convenient method for workers.

When hiring workers less than 01 month, the aquaculture facility must pay full wages after the work is done.

There must be documents proving that the facility fully pay the workers in cash at the end of their working months or when the temporary jobs with the term of less than 1 month are completed.

A

Monthly salary cannot be lower than the minimum salary issued by the Government at the respectively timing and must be paid monthly.

Workers confirm that their actual salary is exactly as their bankroll.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The aquaculture facility must have employment contracts, documents related to payments of wages or salaries to workers.

There must be employment contracts, bankroll stating salary or wages of workers002E

A

5.4

Issues in the community

The aquaculture facility must agree with nearby aquaculture facilities and community on plans to solve any issue that may occur.

- The aquaculture facility must think in advance possible conflicts with nearby community and plans to solve these conflicts with other neighbor aquaculture facilities or community.

- Meeting once per year or per unexpected issue to solve the conflicts with the community.

B

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- There must be documents that keep all issues and complaints with specific day and time and responses.

- There must be meeting minutes bearing signature of local competent representatives and at least one local organization or one reputable civil society organization when having a meeting with the community.

B

Note: Level A: Mandatory requirements; Level B: Optional requirements.

GUIDELINES FOR ASSESSMENT AND PROCESSING OF RESULTS:

- An aquaculture facility will be granted the VietGAP certification when it satisfies 100% of level A requirements and at least 90% of Level B requirements. A requirement that is already assessed will not be assessed again.

- The aquaculture facility composed of multiple members will be granted the VietGAP certification when 100% of the selected members satisfy VietGAP requirements.

- The requirements in Clause 5.1 to Clause 5.3 are not applied to aquaculture facilities that do not hire workers.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/09/2014 Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.828

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.21.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!