THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
351/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN VÙNG CẢNH
BÁO NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ CÁC VÙNG MIỀN NÚI VIỆT NAM”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số
172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và
Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê
duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá
các vùng miền núi Việt Nam” với các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu:
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, bản đồ
cảnh báo nguy cơ sạt trượt đất đá tại các vùng miền núi, trung du làm cơ sở phục
vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sắp xếp lại dân cư đảm bảo ổn
định, bền vững.
- Nâng cao khả năng cảnh báo nguy
cơ trượt lở đất đá, phục vụ chỉ đạo sơ tán dân cư kịp thời, phòng, tránh, giảm
thiểu thiệt hại do thiên tai.
2. Nhiệm vụ:
- Thu thập, phân tích, tổng hợp các
tài liệu hiện có về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất công trình, địa chất
thủy văn, khí tượng thủy văn, thảm thực vật, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng
trượt lở đất đá, lũ quét.
- Điều tra, khảo sát hiện trạng trượt
lở đất đá, đánh giá xác định nguyên nhân trượt lở đất đá.
- Phân tích, tổng hợp, khảo sát bổ
sung để xây dựng bộ bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá ở tỷ lệ
1/50.000 cho các vùng miền núi có nguy cơ trượt lở; đối với các khu vực trọng
điểm, dân cư sinh sống tập trung, có nguy cơ trượt lở cao xây dựng bản đồ chi
tiết tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học
để lắp đặt các trạm quan trắc phục vụ công tác cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất
đá.
- Thực hiện lắp đặt thí điểm 10 trạm
quan trắc tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ trượt lở cao, dân cư sinh sống
tập trung.
- Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn sử
dụng cơ sở dữ liệu, bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá và hệ thống quan
trắc phục vụ cảnh báo sớm.
- Chuyển giao kết quả điều tra, khảo
sát, cơ sở dữ liệu, bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho các
cơ quan sử dụng ở trung ương và các địa phương.
3. Phạm vi thực hiện:
Đề án thực hiện tại các vùng miền
núi có nguy cơ trượt lở đất đá thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
cụ thể:
- Các tỉnh miền núi và trung du Bắc
Bộ: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa.
- Các tỉnh miền núi khu vực Trung Bộ:
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Các tỉnh khu vực Tây Nguyên: Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông.
- Các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Bình
Phước, Đồng Nai.
4. Sản phẩm của đề
án:
- Báo cáo kết quả thu thập, điều
tra, khảo sát hiện trạng về địa hình, địa mạo, địa chất, khí tượng thủy văn, thảm
phủ thực vật, diễn biến tình hình trượt lở đất đá, lũ quét đã xảy ra.
- Báo cáo kết quả phân vùng cảnh
báo nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét.
- Bộ bản đồ phân vùng nguy cơ trượt
lở đất đá, lũ quét (bao gồm bản đồ số và bản đồ in).
- Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở
khoa học để lắp đặt hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo sớm.
- Các trạm thí điểm quan trắc phục vụ
cảnh báo sớm ở một số khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao.
5. Thời gian thực
hiện: Từ năm 2012 đến 2020.
- Giai đoạn 1 từ 2012 đến 2015: Triển
khai việc điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tại
các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; trong đó trước mắt ưu tiên
lập bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá tại các khu vực dân cư sinh sống tập
trung, khu vực dự kiến quy hoạch bố trí dân cư của các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai,
Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Nghệ An và lắp đặt thí điểm một số trạm cảnh báo sớm.
- Giai đoạn 2 từ 2016 đến 2020: Sau
khi đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện giai đoạn 1, xem xét triển khai tại
các khu vực còn lại.
6. Nguồn kinh phí
thực hiện:
Bố trí từ dự toán ngân sách nhà nước
hàng năm.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
và các địa phương liên quan tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về hiệu quả Đề
án.
- Tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành
liên quan, đồng thời căn cứ khối lượng công việc cần thiết triển khai, định mức
kinh tế kỹ thuật, đơn giá và chế độ tài chính hiện hành để hoàn chỉnh nội dung,
khối lượng công việc, dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá và
phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” đảm bảo
tiết kiệm, hiệu quả; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định,
phê duyệt đề cương, nội dung chi tiết hàng năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính làm căn cứ bố trí kinh phí thực hiện.
- Tổ chức đánh giá, nghiệm thu và chuyển
giao kết quả sau khi hoàn thành từng giai đoạn, làm cơ sở quyết định việc triển
khai các giai đoạn tiếp theo bảo đảm khả thi và hiệu quả thực tế của Đề án.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết
quả thực hiện.
2. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng: Tài nguyên và Môi
trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó TTg Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT, KH&ĐT, TC, NN&PTNT, GTVT, KH&CN, XD;
- UBND các tỉnh, thành phố (có tên tại Điều 1);
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, PL, ĐP, KGVX, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|