Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3320/QĐ-UBND 2016 Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp Tiền Giang 2020 2030

Số hiệu: 3320/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Phạm Anh Tuấn
Ngày ban hành: 31/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3320/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 31 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 5 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Biên bản họp ngày 04/10/2016 của Hội đồng thẩm định Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 312/TTr-SNN&PTNT ngày 26 tháng 10 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với nội dung Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ làm trọng tâm tái cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; gắn phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu, liên kết tiểu vùng đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo cơ chế thị trường, dựa trên các ngành hàng có lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm kiểu mẫu để nhân rộng ra toàn tỉnh, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Lấy liên kết chuỗi làm trung tâm của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tập trung phát triển kinh tế hợp tác và doanh nghiệp.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

- Về kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh các loại nông sản có lợi thế và chủ lực.

- Xã hội: Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Tái cơ cấu gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Môi trường: Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững hệ sinh thái trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm tác động tiêu cực về môi trường, nhất là môi trường nông nghiệp, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, che phủ rừng góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020: Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5 năm (2016 - 2020) 4%/năm; cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2020 chiếm khoảng 31,3 - 32,7% GRDP toàn tỉnh;

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành: trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản - lâm nghiệp - dịch vụ nông nghiệp từ 59,31 - 15,2 - 20,04 - 0,37 - 5,07 năm 2015 đến năm 2020: 47,55 - 21,75 - 25,6 - 0,28 - 4,8 (giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản). Có 50% xã cơ bản đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từng bước chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

- Đến năm 2030: Cơ cấu kinh tế đến năm 2030, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm từ 12,5 - 14,5% trong tổng GRDP toàn tỉnh. Duy trì diện tích, tổng đàn, sản lượng cây trồng và vật nuôi đạt được năm 2020. Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đảm bảo tăng trưởng năng suất, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Nội dung

a) Thực hiện Tái cơ cấu theo vùng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững có tính đến yếu tố đặc thù và cơ hội trên cơ sở mục tiêu phát triển của vùng:

- Vùng Kinh tế - đô thị trung tâm (bao gồm huyện Chợ Gạo, Châu Thành và thành phố Mỹ Tho): phát triển cây thanh long; cây rau; gà ri, chim cút; cá nuôi bè. Hình thành Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đưa vào hoạt động.

- Vùng Kinh tế - đô thị phía Đông (bao gồm thị xã Gò Công, các huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú Đông): phát triển cây lúa đặc sản; cây rau, mãng cầu xiêm và con gà ta Gò Công; con tôm và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Vùng Kinh tế - đô thị phía Tây (bao gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Cái Bè và Tân Phước): phát triển cây lúa chất lượng cao; cây xoài, cây sầu riêng; cây khóm; giống thủy sản nước ngọt. Hình thành khu chăn nuôi tập trung 200 ha tại xã Thạnh Hòa huyện Tân Phước.

b) Tái cơ cấu từng ngành hàng:

- Lúa gạo:

Đến năm 2020 diện tích canh tác 78.000 ha, diện tích gieo trồng đạt tối đa 200.000 ha với sản lượng 1,2 triệu tấn. Hình thành Cánh đồng lớn trong sản xuất lúa đến năm 2020 có 25% diện tích canh tác lúa sản xuất theo cánh đồng lớn. Có 90 % diện tích sử dụng giống xác nhận; Có 20.000 ha được doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Tăng thu nhập từ 10-15% so với sản xuất theo tập quán truyền thống.

Đến năm 2030: Đảm bảo an ninh lương thực; ổn định đời sống nông dân; sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn lực tự nhiên (đất canh tác, nước); ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo tăng trưởng năng suất dài hạn, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Cây ăn trái:

Đến năm 2020 : diện tích cây ăn trái toàn tỉnh 74.000 ha, sản lượng đạt 1,285 triệu tấn, tăng 93 ngàn tấn (7,8%) so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân 1,01%/năm. Tiếp tục và nhân rộng mô hình sản xuất theo GAP để đến năm 2020 có từ 15-20% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn GAP.

Đến năm 2030: hình thành thương hiệu một số loại trái cây có vị thế vững chắc trong khu vực; hiện đại hóa công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Rau màu:

Đến năm 2020: diện tích rau màu đến năm 2020 là 45.200 ha, sản lượng 768.400 tấn; có từ 15 - 20% diện tích áp dụng và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn.

Đến năm 2030: duy trì diện tích và sản lượng đạt được năm 2020, có trên 50% áp dụng và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn.

- Chăn nuôi:

Đến năm 2020: tổng đàn chim cút đạt hơn 2 triệu con phát triển trọng điểm tại xã Phú Kiết huyện Chợ Gạo và xã Long An huyện Châu Thành; huyện Tân Phước. Ổn định về số lượng và cải thiện sản lượng, đẩy mạnh phát triển tổng đàn gà ta Gò Công với thương hiệu của Hợp tác xã chăn nuôi và thủy sản Gò Công. Hình thành khu chăn nuôi tập trung 200 ha tại xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước.

Đến năm 2030: duy trì đàn chim cút; ổn định đàn gà ta Gò Công; Khu chăn nuôi Thạnh Hòa đi vào hoạt động hiệu quả.

- Thủy sản:

Đến năm 2020: phát triển diện tích nuôi tôm đến năm 2020 đạt 4.600 ha (trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh 3.000 ha), sản lượng đạt 17.400 tấn đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Đến năm 2030: duy trì diện tích đạt được năm 2020, phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

4. Giải pháp thực hiện

- Rà soát điều chỉnh, nâng chất lượng quy hoạch; kết nối quy hoạch ngành và sản phẩm ngành với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với nhu cầu thị trường. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch; thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư.

- Xây dựng vùng chuyên canh và chuỗi ngành hàng; phân vùng, xây dựng vùng chuyên canh có quy mô sản xuất hàng hóa lớn và đồng nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật; xây dựng chuỗi giá trị và thương hiệu sản phẩm. Tại các vùng chuyên canh, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật để sản xuất thuận tiện, hỗ trợ cơ giới hóa và sản xuất quy mô lớn; đặc biệt hệ thống đê bao cho vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái.

- Tăng cường công tác chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, cơ giới hóa qua hỗ trợ vốn và lãi suất tín dụng nông dân và hợp tác xã mua máy móc thiết bị và đào tạo sử dụng máy móc tại các vùng chuyên canh. Trình phê duyệt Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và triển khai thực hiện qua đó hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm động lực phát triển nông nghiệp.

- Thiết lập hệ thống thông tin, thường xuyên theo dõi, đánh giá thông tin thị trường. Liên Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại vụ và Trung tâm xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch thực hiện kết nối với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước tạo điều kiện xuất khẩu mạnh các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm thị trường mới; xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ.

- Triển khai và vận dụng các chính sách của Trung ương hỗ trợ sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh kịp thời, đúng quy định. Ban hành các chính sách đặc thù khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp để tổ chức vùng sản xuất lớn.

- Phối hợp với các viện, trường nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp nông thôn. Tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kết hợp với vốn viện trợ ODA để nâng cao năng lực hoạt động ngành nông nghiệp.

- Tổ chức lại sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; củng cố, nâng chất các hợp tác xã, các tổ hợp tác để thực hiện liên kết chuỗi. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp. Hình thành mô hình doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp.

- Huy động nguồn lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ; vốn lồng ghép để đẩy nhanh phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các dự án đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất. Nâng cao chất lượng tiêu chí cho các xã sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

- Triển khai thực hiện tốt liên kết 02 tiểu vùng (tiểu vùng Đồng Tháp Mười; tiểu vùng giữa sông Tiền và sông Hậu) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phát triển liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Kiện toàn bộ máy Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hình thành hệ thống quản lý hiệu lực, hiệu quả, kết hợp giữa chức năng quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo địa bàn hành chính.

- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; về sự cần thiết phải liên kết sản xuất theo chuỗi; về sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, bảo vệ môi trường sinh thái và lấy địa bàn cơ sở (xã, ấp) làm địa bàn tuyên truyền.

- Tạo điều kiện hỗ trợ vốn, lãi suất, hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ để nông dân tích tụ vốn, mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Hỗ trợ đào tạo kiến thức sản xuất, kinh doanh cho lao động nông nghiệp theo hướng hiện đại cho lao động nông nghiệp.

5. Danh mục các đề án, dự án

Theo phụ lục 1 đính kèm.

6. Kinh phí thực hiện

Tổng mức đầu tư: 3.737,2 tỷ đồng; trong đó:

- Vốn ngân sách: 1.760,6 tỷ đồng, chiếm 47,11%;

- Vốn ODA: 189,1 tỷ đồng, chiếm 5,06%;

- Vốn doanh nghiệp: 108,5 tỷ đồng, chiếm 2,9%;

- Vốn dân: 1.678,9 tỷ đồng, chiếm 44,93%;

Phân kỳ đầu tư: theo phụ lục 2 đính kèm.

(Đính kèm báo cáo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)

7. Tổ chức thực hiện

Thành lập Ban chỉ đạo Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp cấp tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban Thường trực và thành viên Ban bao gồm lãnh đạo các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực ban chỉ đạo, tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.

Các sở, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của đơn vị có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ có liên quan trong Đề án.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của địa phương, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tổ chức thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ có liên quan và lồng ghép nhiệm vụ phát triển nông nghiệp bền vững vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương để triển khai thực hiện.

Định kỳ 6 tháng, hàng năm các sở, ngành tỉnh và địa phương gửi kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công căn cứ Quyết định thi hành ./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- UBMTTQ, các đoàn thể tỉnh;
- VPUB: CVP, các PCVP, các Phòng NC, Ban TCD;
- Lưu: VT, P. KTN (Tâm, Nhã).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3320/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Stt

Tên đề án/dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

1

Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, TX triển khai đề án

2016 - 2025

1.658,53

2

Đề án Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Sở NN&PTNT

Các Sở, ban, ngành tỉnh

2016 - 2025

1.653,5

3

Đề án chuỗi giá trị đối với các sản phẩm giai đoạn 2014 - 2020

Sở NN&PTNT

Các tổ chức và cá nhân có liên quan

2016 - 2020

26,0

4

Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2020

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, thị xã triển khai dự án

2015 - 2020

329,0

5

Kế hoạch thực hiện Cánh đồng lớn sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2014 - 2020

UBND các huyện, thành, thị

Sở NN&PTNT; các tổ chức và cá nhân có liên quan dân

2014 - 2020

476,5

 

PHỤ LỤC 2

PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3320/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Nguồn vốn

Năm

Giai đoạn 2021 - 2030

Tổng

2017

2018

2019

2020

1. Vốn ngân sách

56,7

128,8

191,9

236

1.147,2

1.760,6

- Ngân sách tỉnh (bao gồm đối ứng ODA)

39,5

79,7

112

131,1

551,2

913,5

- Ngân sách Trung ương

17,2

49,1

79,9

105

596

847,1

2. Vốn ODA

47,3

47,3

47,3

47,3

0,0

189,1

3. Vốn doanh nghiệp

15,6

24,2

28,8

26,7

13,3

108,5

4. Vốn nông dân

316,9

269,5

382,2

333,8

376,5

1.678,9

Tổng cộng

436,5

469,7

650,2

643,8

1.537

3.737,2

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3320/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.299

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.53.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!