Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 325/2009/QĐ-BVTV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Cục Bảo vệ thực vật Người ký: Nguyễn Quang Minh
Ngày ban hành: 17/03/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
 VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---------

Số: 325/2009/QĐ-BVTV

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG NHẬN “GIẢI PHÁP GIEO SẠ ĐỒNG LOẠT NÉ RẦY TRÊN DIỆN RỘNG ĐỂ PHÒNG BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ (VL, LXL) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” LÀ TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT

CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

- Căn cứ Quyết định số 17/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Bảo vệ thực vật;
- Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-BNN ngày 11/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành qui chế công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Căn cứ vào biên bản đánh giá của Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 25/02/2008 và căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ về giải pháp gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng để phòng bệnh VL, LXL ở đồng bằng sông Cửu Long ngày 18/02/2009 của Ban công nhận tiến bộ khoa học công nghệ Cục Bảo vệ thực vật;
 - Theo đề nghị của Ban công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và của thường trực Hội đồng Khoa học Cục Bảo vệ thực vật,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay công nhận “giải pháp gieo sạ đồng loạt và né rầy trên diện rộng để phòng trừ bệnh VL, LXL ở đồng bằng sông Cửu Long” là tiến bộ kỹ thuật (TBKT), có bản tóm tắt kèm theo.

Điều 2: Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, Cục Bảo vệ thực vật và các tác giả hướng dẫn, phổ biến TBKT áp dụng trong sản xuất lúa.

Điều 3: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
Như điều 2, điều 3;
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (b/cáo);
Vụ KHCN&MT- Bộ NN&PTNT;
Lưu VT-KH.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Quang Minh

 

TIẾN BỘ KỸ THUẬT

GIẢI PHÁP GIEO SẠ ĐỒNG LOẠT NÉ RẦY TRÊN DIỆN RỘNG ĐỂ PHÒNG BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ (VL, LXL) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Kèm theo Quyết định số 325/2009/QĐ-BVTV ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật)

- Tác giả: Phạm Văn Dư[1], Phạm Văn Quỳnh[2], Lê Hữu Hải[3], Nguyễn Văn Phương[4], Nguyễn Văn Dương[5], Trần Quang Củi[6], Nguyễn Văn Khang[7], Hồ Văn Chiến[8], Nguyễn Hữu Huân.

- Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, Cục Bảo vệ thực vật

- Cơ quan phối hợp: Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Phương pháp nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm, nguồn gốc của tiến bộ kỹ thuật

Bệnh Vàng lùn có triệu chứng giống như bệnh Tungro "Tungro like symptom" do 2 loại virút gây hại chính là Lùn xoắn lá (Rice Ragged Stunt virus – RRSV) và Lùn lúa cỏ (Rice Grassy Stunt Virus - RGSV) do rầy nâu là môi giới, virút Lùn lúa cỏ thường chiếm tỷ lệ cao trong quần thể cây lúa bị bệnh. Bệnh đã gây hại năng cho trà lúa vụ Hè thu, Thu đông và lúa Mùa năm 2006.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ năm 1989 xuất hiện triệu chứng cây lúa bị Vàng và Lùn, tỷ lệ này có thể từ 5-10% hoặc 50% trên một số giống và một số ruộng thông thường với tỷ lệ hại rất thấp, tuy có những năm gây hại khá lớn. Qua phối hợp nghiên cứu giữa Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long với Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) (Phạm Văn Dư và cộng tác viên 2005, 2006 và 2007) kết quả cho thấy, bệnh vàng lùn hiện nay là sự có mặt của 3 dạng viruts, nặng nhất là virút lùn lúa cỏ RGSV, sau đó là lùn xoắn lá RRSV, Tungro thường chiếm tỷ lệ thấp nhất, cả 3 dạng virút này đôi khi cũng hiện diện trên một bụi lúa. Bệnh lùn lúa cỏ là bệnh rất nguy hiểm đã gây thành dịch và thất thu lớn ở một số nước trong khu vực, đặc biệt là Indonesia, hiện nay vẫn chưa có giống lúa kháng bệnh. Bệnh đang gây thiệt hại nặng và lan rộng trên hầu hết các vùng trồng lúa của ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ.

Vụ Hè thu sớm, tháng 3/2006, dịch bệnh phát triển từ 458ha ban đầu và lan rộng trên hầu hết các tỉnh ĐBSCL, với mật độ số rầy nâu rất cao. Tất cả các giống lúa ngắn ngày đang sản xuất trên địa bàn đều bị nhiễm với các mức độ khác nhau, có thể nhẹ, nặng tùy nơi, tùy lúc do ảnh hưởng thời vụ và các biện pháp canh tác. Mức thiệt hại thiệt hại trong vụ Hè thu 2006 ước tính gần 1.000.000 tấn lúa. Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để tránh thiệt hại lớn cho nông dân, nhất là vụ Đông xuân 2006-2007 là vụ chính mà bà con nông dân sản xuất có hiệu quả nhất.

Ngày 19/10/2006. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chính thức công bố dịch bệnh VL, LXL hại lúa tại các vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ (số 3080/QĐ-BNN-BVTV). Sau đó các Chỉ thị, Công điện khẩn của Bộ trưởng, văn bản hướng dẫn của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng Trọt nhằm dập tắt và ngăn chặn dịch bệnh có thể lan sang vụ lúa đông xuân 2006-2007, ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh lương thực, xã hội và đời sống của hàng triệu hộ nông dân trồng lúa ở ĐBSCL.

Các kết quả nghiên cứu bước đầu kết hợp với thực tiễn sản xuất và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong khu vực, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được các nhà khoa học thuộc Viện, Trường và địa phương đề xuất, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu về virút lúa của Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL hợp tác với IRRI trong năm 2005-2006 kịp thời xác định rầy nâu và viruts lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá là các tác nhân chính. Căn cứ trên cơ sở khoa học về sinh học, dịch tễ học quần thể rầy nâu và virút, điều kiện sản xuất cụ thể ở ĐBSCL, "Giải pháp gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng" đã được đề xuất và hướng dẫn cho nông dân để phòng bệnh virút  VL, LXL áp dụng cho vụ Đông xuân 2006-2007 ở ĐBSCL. Giải pháp được Bộ Nông nghiệp và PTNT ghi rõ trong "Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh VL, LXL hại lúa". Đây cũng là một trong các biện pháp phòng trừ rầy nâu di trú mang vi rút truyền bệnh VL, LXL cho cây lúa một cách hữu hiệu, giảm được số lần phun thuốc, hạ giá thành chi phí đầu tư, đảm bảo được sự bền vững của môi trường. Giải pháp đã được nông dân toàn vùng hưởng ứng và hiện là cơ sở chỉ đạo thống nhất của Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng với các tỉnh phía Nam trong công tác bảo vệ sản xuất lúa.

Qui trình áp dụng TBKT

Thực hiện qui trình cần tuân thủ các bước như sau:

1. Gieo sạ đồng loạt trên diện rộng, mỗi đợt gieo sạ không kéo dài quá 10 ngày;

2. Phải tiến hành gieo sạ trong khoảng thời gian an toàn[9] nhất, khi rầy nâu vào đèn đạt đỉnh cao thì khuyến cáo nông dân chuẩn bị ngâm ủ giống, và gieo sạ vào 2-3 ngày sau đỉnh cao rầy vào đèn, chấm dứt gieo sạ trong vòng 10 ngày sau đó;

3. Mỗi địa phương phải có lịch thời vụ, ấn định khoảng thời gian gieo sạ thống nhất theo hướng dẫn của Cục Trồng Trọt;

4. Thời gian gieo sạ không kéo dài quá 2 tháng mỗi vụ, tính thời gian giãn cách 3 tuần lễ giữa 2 vụ lúa để cày ải phơi đất;

5. Theo dõi, đo đếm và tính toán mật độ số rầy hàng ngày, sử dụng số liệu bẫy đèn của địa phương làm cơ sở để khuyến cáo thời điểm gieo sạ, tham khảo với các thời điểm dự báo rầy di trú của Cục Bảo vệ thực vật;

6. Giống lúa sử dụng phải có tính chống chịu rầy nâu, bệnh VL, LXL. Sử dụng một giống lúa dù là giống chống chịu hay giống nhiễm cũng không vượt quá 15-20% trong cơ cấu giống lúa, để làm chậm sự thích nghi của rầy nâu, tránh bộc phá dịch rầy;

7. Tăng cường hệ thống cung ứng giống lúa mới chống chịu bệnh VL, LXL và có chất lượng cao. Đa dạng hoá sinh học trong công tác giống;

8. Trong trường hợp điều kiện canh tác khó khăn không thể theo đúng lịch gieo sạ đồng loạt, nên ưu tiên dùng giống chống chịu đối với bệnh và tuỳ điều kiện tại chỗ có thể bổ sung thêm các giải pháp thích hợp khác;

9. Áp dụng "3 giảm, 3 tăng" trong canh tác thâm canh 3 vụ lúa để giảm chi phí giá thành, giảm áp lực sâu bệnh hại khác, tăng năng suất và chất lượng, hiệu quả sản xuất.

Điều kiện áp dụng

Đó là 9 bước cho giải pháp này, tuy nhiên để áp dụng giải pháp được thành công hơn, địa phương cũng cần lưu ý thêm:

- Tăng cường hệ thống bẫy đèn các địa phương cấp huyện (vì rầy di trú có qui mô của vùng, và còn có di chuyển ở phạm vi địa phương), căn cứ theo dự báo về lứa rầy di trú cấp vùng (do Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật), cấp tỉnh (do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành) và Trạm Bảo vệ thực vật huyện theo dõi tình hình rầy vào đèn ở huyện và tham mưu cho chính quyền địa phương ban hành chỉ thị về lịch gieo sạ.

- Chính quyền địa phương từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã tổ chức họp với các ban ngành đoàn thể triển khai giải pháp trong từng cụm nông dân, nói ý nghĩa và giải quyết các thắc mắc của bà con nông dân về giải pháp./.

 

Theo công văn số 182/CV-VLĐBSCL ngày 18/11/2008 (Cục Bảo vệ thực vật nhận ngày 16/02/2009) về việc xin công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long,

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ CÔNG NHẬN TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI

(Kèm theo Quyết định số        /2008/QĐ-BVTV của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật ngày       tháng 11 năm 2008)

1. TS. Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng - Chủ tịch Hội đồng

2. TS Phạm Thị Vượng, Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - ủy viên phản biện I

3. TS Lương Minh Châu, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long - ủy viên

4. PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, trường Đại học Cần Thơ - ủy viên phản biện II

5. GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam - ủy viên

6. Ths. Hoàng Văn Thông, Trưởng phòng, thường trực Hội đồng Khoa học Cục Bảo vệ thực vật - ủy viên thư ký

7. Ths. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam - ủy viên

 

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số:       /BVTV-GM

Hà Nội, ngày       tháng     năm 2008

 

GIẤY MỜI

Kính gửi: ……………………………..

Căn cứ  Quyết định số 86/2008/QĐ-BNN ngày 11/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành qui chế công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành nông nghiệp và PTNT, Cục BVTV trân trọng kính mời        ông (bà) tham dự phiên họp Hội đồng khoa học công nghệ đánh giá công nhận tiến bộ khoa học công nghệ mới đề tài "nghiên cứu thành phần kiến và ảnh hưởng chế phẩm sinh học SOFRI trừ kiến có hại thanh long ở đồng bằng sông Cửu Long" cho Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thực hiện.

- Thời gian: 01 buổi, bắt đầu từ  8h30 ngày       tháng        năm 2008

- Địa điểm: Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam – xã Long Thành - huyện Châu Thành - Tiền Giang

- Chủ trì : TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Chủ tịch Hội đồng./.

 

 

 

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Bùi Sĩ Doanh

 

I. DỰ KIẾN DANH SÁCH MỜI (NGOÀI CÁC THÀNH VIÊN CỦA HỘI ĐỒNG)

1. Đại diện Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

2. Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Quang Minh

3. Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Huân

4. Ông Khang – Giám đốc Sở Nông nghiệp Tiền Giang

5. Lãnh đạo phòng Kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh Long An

6. Ông Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt

II. THỜI GIAN DỰ KIẾN HỌP HỘI ĐỒNG: 28/11 hoặc 02/12/2008

 

Xin ý kiến anh Doanh về:

- thành viên hội đồng

- đại biểu mời họp

- thời gian và địa điểm họp hội đồng

 

TIẾN BỘ KỸ THUẬT

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SOFRI TRỪ KIẾN TRÊN CÂY THANH LONG

(Kèm theo Quyết định số            /2009/QĐ-BVTV ngày       tháng 01 năm 2009 của Cục truởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và PTNT)

- Tác giả: Lê Quốc Điền, Huỳnh Thanh Lộc, Nguyễn Văn Hòa

- Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam

Từ năm 2004 đến nay, qua kinh phí đề tài trọng điểm cấp Bộ "Nghiên cứu chọn tạo giống và xây dựng qui trình sản xuất tiên tiến GAP cho một số cây ăn quả chủ lực (dứa, bưởi, xoài, thanh long...) cho các tỉnh phía Nam, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã kết hợp với các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bình Thuận triển khai sản xuất và ứng dụng chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN trên thanh long thực nghiệm trên đồng ruộng, có sự tham gia của nông dân của các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bình Thuận để khẳng định khả năng ứng dụng chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN giảm nguy cơ gây hại các loài kiến gây hại quả thanh long xuất khẩu, tiến đến sản xuất thanh long theo hướng thực hành nông nghiệp tốt "GAP" bền vững, an toàn và hiệu quả.

Kết quả ứng dụng chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN trên thanh long đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá tốt và đề nghị công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Các biện pháp xử lý kỹ thuật chủ yếu của chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN trên thanh long

1. Phạm vi áp dụng

Qui trình phòng trừ kiến trên thanh long bằng SOFRI TRỪ KIẾN được áp dụng cho các nhà vườn trồng thanh long theo hướng GAP.

2. Tác hại của kiến gây hại trên vườn thanh long

Kiến riện là một loài dịch hại quan trọng, rất khó phòng trừ do sự đa dạng phong phú của cây trồng. Nhiều loại cây được trồng trên một diện tích lớn, vì vậy nó đã cung cấp một nguồn thức ăn liên tục và dồi dào cho các loài kiến riện sinh sản và phát triển trong các khu nhà ở trong vườn thanh long. Dưới những điều kiện này, những loài dịch hại gia tăng mật số rất mạnh trong một thời gian ngắn. Kiến cái sinh một lượng lớn trứng, chúng có vòng đời ngắn và chúng có rất nhiều thế hệ trong năm.

Nếu kiểm soát không đúng, quần thể kiến sẽ nhân lên rất cao và có thể gây hại trái thanh long, chất lượng trái thanh long xuất khẩu giảm.

3. Quần thể kiến: trong tổ kiến có nhiều kiến cái kiến thợ và kiến đực, thường vào mùa mưa kiến cái và kiến đực có cánh giao phối và thành lập đàn mới trong một khu vực lớn rất khó quản lý quần thế kiến trong các vườn thanh long nhỏ lẻ.

4. Cách gây kiến riện: kiến gây vết thương trên hoa, quả non và quả chính và kiến riện mang nhiều Fusarium, vi khuẩn và nấm bệnh khác xâm nhập vào bông trái gây vỏ trái chất lượng trái giảm đáng kể và nguy cơ cho nhiều nhà vườn áp dụng thuốc bảo vệ không an toàn khi sản xuất GAP.

5. Nguồn kiến và sự lây lan

Kiến thường trú ấn trong các khu nhà và khu chăn nuôi có đủ loại thức ăn dư thừa nên mật số kiến đen phát triển nhanh, kiến đen phát tán nhanh chóng vào vườn cây có vỏ trái có nhiều đường và nước như thanh long rất thuận lợi cho kiến đen phát triển nhanh và gây hại trên nụ và trái.

6. Kỹ thuật phòng trừ kiến trên vườn thanh long bằng chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN

6.1. Kỹ thuật vệ sinh vườn: thu dọn những cành cây khô trên vườn, tránh kiến trú ấn và nhân mật số, không thái thức ăn còn dư thừa khi nhà vườn sống trong vườn trồng thanh long.

6.2. Kỹ thuật tạo mùa vụ thanh long trên vườn tập trung: xử lý ra hoa đồng loạt trên diện tích lớn để dễ dàng kiểm soát mức độ thiệt hại trước khi áp dụng chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN kết hợp với thuốc hóa học.

6.3. Thăm vườn: thường xuyên thăm vườn vào giai đoạn cây thanh long vừa nhú nụ hoa, thời điểm thăm vườn lúc 8 giời sáng để phát hiện khu vực kiến hiện diện.

6.4 Áp dụng chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN

- Giới thiệu chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN:

+ Nơi sản xuất: Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam

+ Thành phần của chế phẩm SOFRI TRỪ KIẾN:

· Mía đường cô đặc cở 400C (1 lít mía đường cô đặc còn lại 0,6 lít)

· Pha Nipagin: 0,025%

· Độc chất borax: 3%

· Phụ gia: tạo độ nhớt (ổn định sản phẩm)

- Cách áp dụng:

+ Dùng cây cọ quét thân thanh long cách mặt đất 50cm

· Quét lần 1 (3ml/trụ) giai đoạn cây ra nụ hoa

· Quét lần 2 ((3ml/trụ) giai đoạn hoa trổ

· Quét lần 3 (3ml/trụ) giai đoạn cây cho trái non (5 ngày sau khi hoa rụng nhụy)

· Quét lần 4 (3ml/trụ) giai đoạn vỏ trái thanh long chuyển màu xanh sang đỏ

1 ha trồng thanh long áp dụng chế phẩm 3lít/vụ trái

Chú ý: Không nên quét trực tiếp lên trái

- Thời gian áp dụng: Từ 8-10 giờ sáng. Không quét thuốc khi trời mưa.


[1] Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Cục phó Cục Trồng trọt từ ngày 01/10/2007

[2] Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ

[3] Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy, Tiền Giang

[4] Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang

[5] Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp

[6] Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang

[7] Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang

[8] Cục Bảo vệ thực vật

[9] Thời gian gieo sạ an toàn (escape): không để rầy mang mầm bệnh tiếp xúc cây lúa non trước 30 ngày tuổi

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 325/2009/QĐ-BVTV ngày 17/03/2009 về công nhận "giải pháp gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng để phòng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu Long" là tiến bộ khoa học kỹ thuật do Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.086

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.121.170
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!