Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3242/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 03/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3242/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 03 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG MỰC, HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 về quản lý an toàn đập; Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai của Chính phủ;

Xét đề nghị của Công ty TNHH một thành viên Sông Chu tại Tờ trình số 1236/SC-KT ngày 17/9/2014 về việc phê duyệt Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Mực, huyện Như Thanh (kèm theo hồ sơ) và Báo cáo kết quả thẩm định số 2307/SNN&PTNT-TL ngày 17/9/2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Mực, huyện Như Thanh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện Như Thanh, Nông Cống, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Sông Chu, Chánh Văn phòng Thường trực Chỉ huy PCLB tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ; (để b/c)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để b/c)
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tnh; (để b/c)
- Tổng cục Thủy lợi;
- Phó Chánh Văn phòng Mai Nhữ Thắng;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG MỰC, HUYỆN NHƯ THANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Sông Mực đều phải tuân thủ:

1. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

2. Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

3. Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;

4. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;

5. Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

6. Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão;

7. Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

8. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính ph quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

9. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành:

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285:2002 về công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304-2009 về công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8412:2010 về công trình thủy lợi - hướng dn lập Quy trình vận hành;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8414:2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04-05:2012/BNNPTNT về công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế;

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan.

Điều 2. Việc vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Mực phải đảm bảo:

1. An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng, chống lũ với tần suất lũ thiết kế P = 0,5% tương ứng với mực nước cao nhất là +37.21 m; tần suất lũ kiểm tra P = 0,1% tương ứng với mực nước cao nhất là +38.15 m;

2. Cấp nước phục vụ nông nghiệp, phát điện, sinh hoạt, công nghiệp và các nhu cu dùng nước khác theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt.

Điều 3. Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải tuân thủ Quy trình vận hành của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Vận hành điều tiết hồ chứa:

1. Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Mực, huyện Như Thanh (sau đây gọi tắt là Quy trình) là cơ sở pháp lý để Công ty TNHH một thành viên Sông Chu (sau đây gọi tắt là Công ty Sông Chu) vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Mực;

2. Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình, việc vận hành điều tiết và phòng chống lụt bão của hồ chứa phải theo sự ch đạo điều hành thống nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa trực tiếp là Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tnh Thanh Hóa.

Chương II

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ

Điều 5. Trước mùa mưa lũ hàng năm, Công ty Sông Chu phải thực hiện:

1. Kiểm tra công trình trước lũ theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ;

2. Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình, lập kế hoạch tích, x nước cụ th trong mùa lũ làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ các nhu cầu dùng nước, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tnh Thanh Hóa;

3. Lập phương án phòng chống lụt bão và phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du cho hồ chứa nước Sông Mực, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Điều 6. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:

1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải thấp hơn hoặc bng tung độĐường phòng phá hoại" trên biểu đồ điều phối (phụ lục số III.3);

2. Mực nước hồ cao nhất ở cuối các tháng trong mùa lũ được giữ như sau:

Thời gian (ngày/tháng)

31/VIII

30/IX

31/X

30/XI

Mực nước (m)

30.50

32.00

33.50

35.00

Điều 7. Khi mực nước hồ đến giới hạn quy định tại Khoản 2, Điều 6, Công ty Sông Chu phải sẵn sàng xả lũ; trước khi tiến hành xả lũ, Công ty Sông Chu phải thực hiện:

1. Căn cứ vào diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, hiện trạng đu mối, vùng hạ du h chứa nước và Quy trình để quyết định việc xả lũ (số cửa, thời gian mở,...);

2. Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban ch huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc xả lũ, đảm bảo an toàn cho người, tài sản khi xả lũ;

3. Thông báo trước 4 giờ cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các đơn vị liên quan về việc xả lũ, đảm bảo an toàn cho người, tài sản khi xả lũ.

Điều 8. Vận hành xả lũ trong một số trường hợp đặc biệt:

1. Khi mực nước hồ cao hơn quy định tại Khoản 2, Điều 6 nhưng chưa vượt quá +35.00 m, Công ty Sông Chu báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép giữ mực nước hoặc vận hành cửa tràn xả lũ theo quy định;

2. Khi mực nước hồ đạt +35.00 m và đang lên, Công ty Sông Chu phải vận hành cửa tràn xả lũ, giữ mực nước hồ không vượt quá +37.21 m, đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

3. Trường hợp xảy ra mưa lũ đặc biệt lớn, mực nước hồ có nguy cơ vượt quá +37.21 m, UBND tnh quyết định triển khai thực hiện phương án phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn hồ chứa và vùng hạ du.

Chương III

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA KIỆT

Điều 9. Trước mùa kiệt hàng năm, Công ty Sông Chu căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu dùng nước, lập phương án cấp nước, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thông báo cho các hộ dùng nước trong hệ thống biết.

Điều 10. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:

1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" trên biểu đồ điều phối (phụ lục số III.3);

2. Mực nước hồ thấp nhất ở cuối các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:

Thời gian (ngày/tháng)

31/XII

31/I

28/II

31/III

30/IV

31/V

30/VI

31/VII

Mực nước (m)

26.66

25.44

24.33

24.12

23.94

24.26

23.96

23.55

Điều 11. Khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước", Công ty Sông Chu đảm bảo cấp đủ nước cho các nhu cầu dùng nước theo phương án cấp nước.

Điều 12. Vận hành cấp nước trong một số trường hợp đặc biệt:

1. Khi mực nước hồ thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước" và cao hơn mực nước chết, Công ty Sông Chu và các hộ dùng nước phải thực hiện các biện pháp cấp nước và sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế trường hợp thiếu nước vào cuối mùa kiệt;

2. Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Công ty Sông Chu phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và thực hiện.

Chương IV

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA KHI CÓ SỰ CỐ

Điều 13. Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước, đập Đồng Lớn) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Công ty Sông Chu phải lập phương án xử lý khẩn cấp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Chương V

QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Điều 14. Công ty Sông Chu phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn khác có liên quan theo quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành.

Điều 15. Hàng năm, Công ty Sông Chu phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ để làm cơ sở lập kế hoạch tích, cấp, xả nước.

Điều 16. Tính toán, đánh giá và kiểm tra lưu lượng lũ, kiệt:

1. Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, Công ty Sông Chu đánh giá, tổng kết các đợt xả lũ (lưu lượng xả, số công trình x, thời gian xả, tổng lượng xả, diễn biến mực nước thượng lưu hồ, ảnh hưởng đối với vùng hạ du,...);

2. Hàng năm, Công ty Sông Chu tiến hành thu thập, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng lũ đến hồ; đo đạc kiểm tra lưu lượng và tổng lượng nước đến mùa kiệt của hồ.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

A. CÔNG TY SÔNG CHU

Điều 17. Tổng Giám đốc Công ty Sông Chu chịu trách nhiệm:

1. Thực hiện nghiêm chnh các quy định trong Quy trình để vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Mực đảm bảo an toàn công trình và đủ nước phục vụ các nhu cầu dùng nước;

2. Trong quá trình quản lý khai thác, hàng năm Công ty Sông Chu phải tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quy trình vận hành điều tiết hồ. Nếu thấy cần thiết sa đổi, b sung Quy trình, Công ty Sông Chu báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3. Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện Quy trình.

Điều 18. Quyền hạn của Tổng Giám đốc Công ty Sông Chu:

1. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối;

2. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối và cao hơn mực nước chết, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết theo phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;

4. Quyết định xả lũ trong các trường hợp quy định tại Khon 1, Điều 7; Điều 8 của Quy trình;

5. Kịp thời báo cáo và thực hiện các quyết định của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khi xảy ra tình huống như quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Quy trình.

B. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn:

1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Công ty Sông Chu thực hiện Quy trình để cấp nước phục vụ sản xuất và các mục đích khác, đặc biệt là việc vận hành xả lũ của h chứa;

2. Giải quyết những vn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền;

3. Trình UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình;

4. Thẩm định phương án phòng chống lụt bão hàng năm của hồ chứa nước Sông Mực, báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt; theo dõi việc thực hiện phương án;

5. Phê duyệt phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết của hồ chứa quy định tại Khoản 2, Điều 12 của Quy trình này;

6. Theo dõi việc thực hiện cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa quy định tại Điều 12 của Quy trình này.

C. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA.

Điều 20. Trách nhiệm và quyền hạn:

1. Xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện Quy trình theo thẩm quyền;

2. Quyết định việc vận hành điều tiết, xả lũ hồ chứa nước Sông Mực khi xảy ra tình huống quy định tại Khoản 2, Điều 4; Khoản 3, Điều 8; Điều 13 của Quy trình;

3. Ch đạo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn, Công ty Sông Chu và các ngành, các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ khi xảy ra tình huống quy định tại Khoản 2, Điều 4; Khoản 3, Điều 8; Điều 13 của Quy trình;

4. Huy động nhân lực, vật lực để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ chứa nước Sông Mực;

5. Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy trình theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

D. CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN CÁC HUYỆN NHƯ THANH VÀ NÔNG CỐNG.

Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn:

1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình;

2. Ngăn chặn, x lý và thông báo cho Công ty Sông Chu những hành vi xâm hại đến công trình và ngăn cn việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền;

3. Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ và trường hợp xảy ra sự cố;

4. Tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình và Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, tham gia phòng chng lụt bão, bảo vệ an toàn công trình;

5. Huy động nhân lực, vật lực, phối hợp với Công ty Sông Chu phòng chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.

E. CÁC HỘ DÙNG NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ HƯỞNG LỢI KHÁC.

Điều 22. Trách nhiệm:

1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình;

2. Ký hợp đồng dùng nước với Công ty Sông Chu để Công ty lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình;

3. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, các văn bản pháp lý có liên quan đến việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Sông Mực.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Mọi quy định về vận hành điều tiết hồ chứa nước Sông Mực trước đây trái với những quy định trong Quy trình này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện Quy trình, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Công ty Sông Chu phải tng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 24. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình sẽ được khen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.

 

PHỤ LỤC I

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG MỰC.

I. Vị trí địa lý, địa hình tự nhiên, môi trường hiện trạng lưu vực.

1. Tên công trình: Hồ chứa nước Sông Mực.

2. Địa điểm xây dựng: Hồ chứa nước Sông Mực (Bến Mẩy) được xây dựng năm 1977 và đưa vào khai thác năm 1981. Vị trí đập chính 19°31' Vĩ độ Bắc và 105°31’ Kinh độ Đông thuộc địa phận xã Hải Long, Hải Vân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

3. Địa hình, địa lý tự nhiên lưu vực:

Sông Mực là một phn thượng nguồn của sông Yên, phát nguyên từ vùng núi Như Xuân ở cao độ +100 m đến +125 m theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, chảy xuống vùng đồng bằng huyện Nông Cống đến cầu Chuối, từ cầu Chuối trở xuống gọi là sông Yên.

Lưu vực tính đến Bến Mẩy là 236 km2, tính đến Đồng Lớn là 254 km2.

Sông chính tính đến đập sông Mực có chiều dài là 26,2 km.

Lớp phủ thực vật: Phần thượng nguồn có rừng cây rậm rạp và là vùng Rừng quốc gia Bến En.

Địa hình: Là vùng đồi núi không cao, sườn thoải.

Địa chất: Phần lớn là đất ba zan phiến thạch được hình thành do phong hóa của đá gốc tại chỗ, đa số phát triển trên trầm tích, cấu tạo địa chất không dày.

II. Lịch sử và nhiệm vụ của công trình.

1. Lịch sử công trình:

- Năm 1962, đập Đồng Lớn được xây dựng để tưới cho 900 ha đất canh tác thuộc xã Hải Vân, huyện Như Xuân.

Năm 1970-1971, Bộ Thủy lợi lập quy hoạch tưới, tiêu vùng sông Yên và công trình được thiết kế sơ bộ.

Năm 1973-1975, hồ Sông Mực được nghiên cứu khảo sát, thiết kế.

Ngày 28/01/1976, h Sông Mực được Th tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư. Công trình được khởi công xây dựng năm 1977 và hoàn thành các hạng mục chính đưa vào khai thác năm 1981.

Tháng 6/2006, dự án sa chữa, ci tạo, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Sông Mực được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; năm 2007 tiến hành sa chữa, nâng cấp.

2. Nhiệm vụ công trình: Khu đầu mối gồm 2 hồ:

a) Hồ Sông Mực: Là công trình cấp II, với nhiệm vụ tưới thiết kế cho 11.500 ha đất hai vụ lúa, phát điện, nuôi trồng thủy sản, cắt lũ cho hạ du và yêu cầu lợi dụng tổng hợp khác. Đặc điểm của hồ làm việc theo chế độ điều tiết nhiu năm.

b) Hồ Đồng Lớn thuộc địa phận xã Hải Vân, cách hồ Sông Mực khoảng 4 km về phía hạ lưu; hồ có nhiệm vụ điều tiết lại dòng chảy của hồ Sông Mực, đồng thời dâng nước đảm bảo nhu cầu nước tưới của khu vực giữa Bến Mẩy - Đồng Lớn.

3. Cấp công trình đu mối: cấp II.

4. Các thông số kỹ thuật chính công trình đầu mối:

STT

Các thông số

Đơn vị

Trị số

Mới

I. Đặc trưng lưu vực và dòng chảy

 

 

 

1

Diện tích lưu vực (Flv)

km2

236

236

2

Chiều dài sông chính

km

26,2

26,2

3

Lượng mưa bình quân năm (BQNN) Xo

mm

1.702,5

1.718

4

Lưu lượng bình quân nhiều năm (Qo)

m3/s

5,79

5,72

5

Độ sâu dòng chảy BQNN (Yo)

mm

773,7

764

6

Mô đuyn dòng chảy BQNN (Mo)

1/s/km2

24,5

24,2

7

Tổng lượng BQNN (Wo)

106m3

183,0

180,3

8

Lưu lượng năm P = 75% (Q75%)

m3/s

4,22

4,14

9

Tổng lượng năm P = 75% (W75%)

m3/s

133,6

130,6

10

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 0,5%

m3/s

2.454,8

2.400

11

Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra P = 0,1%

m3/s

3.086,3

2.960

12

Tổng lượng đỉnh lũ thiết kế P = 0,5%

m3/s

169,3

171

13

Lưu lượng x lũ thiết kế P = 0,5%

m3/s

262

267

14

Lưu lượng x lũ kiểm tra P = 0,1%

m3/s

292

287

15

Din tích tưới

ha

8-597

11.500

16

Lượng nước yêu cầu tưới cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt

106m3

173,3

168

II. Các thông số ca hồ chứa

 

 

 

17

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

m

+33.00

+33.00

18

Mực nước chết (MNC)

m

+18.00

+18.00

19

Mực nước lũ thiết kế P = 0,5% (MNDGC)

m

+37.21

+37.22

20

Mực nước lũ kiểm tra P = 0,1%

m

+38.15

+38.26

21

Dung tích toàn bộ (ứng với MNDGC)

106m3

323,35

323,7

22

Dung tích hữu ích

106m3

187

187

23

Dung tích chết

106m3

13

13

24

Diện tích hồ ứng với MNDBT

ha

2.325

2.325

25

Diện tích hồ ứng với MNC

ha

375

375

26

Hệ số dung tích β

 

0,97

1

27

Hệ số dòng chy α

 

0,45

0,44

28

Chế đ điều tiết

Nhiều năm

III. Quy mô kết cấu các hạng mục chính

A. Đập đất

 

 

 

29

Chiều cao đập lớn nhất

m

38

38

30

Chiều dài đnh đập

m

470

470

31

Cao trình đỉnh đập

m

+39.40

+39.40

32

Cao trình tường chắn sóng

m

+40.40

+40.40

B. Tràn xả lũ

 

 

 

39

Hình thức tràn

Xả mặt, 2 cửa van cung

34

Cao trình ngưỡng tràn

m

+28.00

+28.00

35

Kích thước tràn (BxH)

m

2x(4x5)

2x(4x5)

36

Hình thức tiêu năng

Mũi phun

37

Chiều dài dốc nước sau tràn với i = 12%

m

55

55

38

Lưu lượng xả thiết kế (P = 0,5%)

m3/s

262

267

39

Cột nước tràn thiết kế (P = 0,5%)

m

9,21

9,22

C. Cống lấy nước

 

 

 

40

Cao trình ngưỡng cống

m

+13.45

+13.45

41

Cao trình đáy cống hạ lưu

m

+12.50

+12.50

42

Khẩu diện cống trước tháp

m

(2,5x2,5)

(2,5x2,5)

43

Khẩu diện cống sau tháp là ống tròn đường kính

cm

245

245

44

Lưu lượng thiết kế

m3/s

14

14

45

Chiều dài cống L

m

156

156

 

PHỤ LỤC II

NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG MỰC.

I. Các văn bản pháp lý.

1. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

2. Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

3. Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;

4. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bo vệ công trình thủy lợi;

5. Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính ph về quản lý an toàn đập;

6. Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão;

7. Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

8. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

9. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành:

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285:2002 về công trình thủy lợi - các quy định ch yếu về thiết kế;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304-2009 về công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8412:2010 về công trình thủy lợi - hướng dẫn lập Quy trình vận hành;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8414: 2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04-05:2012/BNNPTNT về công trình thủy lợi - các quy định ch yếu về thiết kế;

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan.

II. Các tài liệu, số liệu khí tượng thủy văn,

- Các tài liệu khí tượng thủy văn dùng trong thiết kế hồ chứa nước Sông Mực;

- Các tài liệu mưa, mực nước hồ; các số liệu trong quá trình tích, xả nước (đến năm 2012);

- Các tài liệu, số liệu để lập Quy trình vận hành công trình đu mối.

III. Mục tiêu và yêu cầu.

- Về phòng chống lũ: Đảm bảo an toàn cho công trình theo tần suất lũ thiết kế P = 0,5% và lũ kiểm tra P = 0,1%.

- Về cấp nước: Đảm bảo cấp đủ nước theo các nhiệm vụ thiết kế được duyệt.

 

PHỤ LỤC III

CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG TRA.

Phụ lục III.1: Kết quả tính toán nhu cầu nước cho các ngành.

Phụ lục III.2: Tổng hợp kết quả tính toán điều tiết lũ.

Phụ lục III.3: Biểu đồ điều phối hồ chứa nước Sông Mực.

Phụ lục III.4: Bảng tra và đồ thị quan hệ mực nước ~ dung tích ~ diện tích h Sông Mực.

 

Phụ lục III.1

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC NGÀNH.

Tổng lượng nước yêu cầu tại đầu mối

Phân phối yêu cầu dùng nước theo diện tích tưới thiết kế tại đầu mối hồ Sông Mực, với tần suất P = 75%.

Đơn vị: 106m3

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng

Nông nghiệp

13,55

11,42

15,64

15,09

0,31

25,61

12,29

7,67

4,63

1,40

0,76

21,31

129,69

Sinh hot

0,39

0,37

0,41

0,39

0,41

0,39

0,41

0,41

0,39

0,41

0,39

0,41

4,76

Công nghiệp

3,20

2,99

3,31

3,20

3,31

3,20

3,31

3,31

3,20

3,31

3,20

3,31

38,84

Tổng

17,14

14,78

19,36

18,69

4,02

29,21

16,01

11,38

8,22

5,11

4,36

25,02

173,29

 

Phụ lục III.2

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ.

Theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT và yêu cầu phòng chống lũ, hồ chứa nước Sông Mực có các tn suất thiết kế lũ như sau:

- Tần suất đảm bảo chống lũ thiết kế cho công trình với P = 0,5%.

- Tần suất đảm bảo chống lũ kiểm tra cho công trình với P = 0,1%.

Phương án tính

Qđến max

Qxả max

Wmax

Hmax

Đơn vị

(m3/s)

(m3/s)

(106m3)

(m)

Lũ thiết kế 0,5%

2.454,8

262,0

323,2

37,21

Lũ kiểm tra 0,1%

3.086,3

292,1

356,7

38,15

 

Phụ lục III.3

BIỂU ĐỒ ĐIỀU PHỐI

BIỂU ĐỒ ĐIỀU PHỐI HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG MỰC

Tung độ biểu đồ điều phối hồ cha nước Sông Mực

Ngày/tháng

31/VII

31/VIII

30/IX

31/X

30/XI

31/XII

31/I

28/II

31/III

30/IV

31/V

30/VI

31/VII

Đường hạn chế cấp nước

23.55

24.64

25.89

26.87

27.48

26.66

25.44

24.33

24.12

23.94

24.26

23.96

23.55

Đường phòng phá hoại

29.59

30.50

32.00

33.50

35.00

34.77

34.54

34.18

32.57

31.57

30.68

29.95

29.59

Mực nước chết

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

18.00

Mực nước dâng bình thường

33.00

33.00

33.00

33.50

35.00

35.00

35.00

33.00

33.00

33.00

33.00

33.00

33.00

Mực nước siêu cao

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

37.20

 

Phụ lục III.4

BẢNG TRA QUAN HỆ MỰC NƯỚC, DUNG TÍCH HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG MỰC

Z(m)

V(106m3)

F(km2)

14.00

4,5

1,252

16.00

7,8

2,024

18.00

13,0

3,032

20.00

20,7

4,697

22.00

31,0

6,8

24.00

45,8

9,322

26.00

68,7

12,0

28.00

98,0

15,59

30.00

135,0

19,96

32.00

175,0

23,5

34.00

225,0

7,27

36.00

283,0

31,0

37.00

316,0

34,0

38.00

351,0

37,0

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3242/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 về Quy trình vận hành điều tiết hồ Sông Mực, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.692

DMCA.com Protection Status
IP: 3.131.110.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!