ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3143/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 26 tháng 12 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY ĐẶC SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2022-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng
5 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp
nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng
4 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng
7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết
trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23
tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án
Phát triển thủy đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giai đoạn 2022-2025 với
những nội dung cơ bản như sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Bảo tồn, bảo vệ, phát triển khai thác hợp lý và
nuôi trồng bền vững thủy đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thông qua việc
nâng cao chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm thủy đặc sản.
b) Mục tiêu cụ thể:
Đảm bảo sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn
2022-2025 đạt tốc độ tăng bình quân 4%/năm; tạo đột phá gia tăng giá trị sản phẩm
thủy đặc sản đạt từ 10% đến 20%.
2. Nội dung đề án
a) Thúc đẩy công tác bảo tồn và quản lý tài nguyên
thiên nhiên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thúc đẩy thành lập 03 tổ quản lý các khu bảo tồn
theo phân vùng: Ô Lâu, Cồn Tè - Rú Chá và 22 Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Đánh giá biến động nguồn lợi, đặc điểm sinh học
sinh sản; nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen 06 loại thủy đặc sản có
giá trị kinh tế: Cá Bống Thệ, cá Bống Bớp, cá Nâu, cá Đối Mục, cá Tráp, tôm Rằn.
- Tổ chức đăng ký toàn bộ tàu, thuyền khai thác đầm
phá có chiều dài từ 6m trở lên; thống kê, kiểm soát ngư cụ khai thác thủy sản đầm
phá.
b) Nâng cấp, hoàn thiện, phát triển hệ thống các
Khu Bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng, kết nối với Khu Bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.
- Kiện toàn tổ chức hệ thống 22 khu bảo vệ nguồn lợi
thủy sản: Nâng cao năng lực quản lý cho Ban chấp hành 22 Chi hội nghề cá quản
lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tích hợp dữ liệu hệ thống các khu bảo vệ nguồn lợi
thủy sản lên hệ thông tin địa lý (GIS) chuyên ngành thủy sản của tỉnh.
- Nghiên cứu thành lập mới 01 khu bảo vệ nguồn lợi
thủy sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
c) Thúc đẩy hoàn thiện sinh sản nhân tạo và ương dưỡng
các giống loài thủy đặc sản đầm phá tạo tiền đề phát triển chủ động, hiệu quả
ngành nuôi thủy đặc sản đầm phá.
- Hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất giống
cá Dìa, cá Ong Bầu, cá Nâu đảm bảo có hiệu quả kinh tế.
- Đến năm 2025 xây dựng được 01-02 cơ sở sản xuất
giống cá biển (cá Dìa, cá Nâu, cá Ong) công suất 3 triệu giống/năm, đáp ứng
30%-50% nhu cầu giống trên toàn tỉnh.
- Xây dựng vùng ương, nuôi tập trung tại xã nuôi
trông thủy sản trọng điểm của huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc quy mô khoảng
200-300 ha: năng suất đạt 02 tấn/ha.
- Phát triển các vùng nuôi cá lồng các đối tượng cá
Nâu, cá Ong Bầu, cá Dìa... tại các xã ven cửa biển và vùng đầm phá của huyện Phú
Vang, huyện Phú Lộc và thành phố Huế, quy mô mỗi vùng khoảng 400-500 lồng; thể
tích 8- 10m3/lồng. Năng suất đạt 150 kg/lồng.
d) Nâng cao giá trị gia tăng chuỗi tiêu thụ, chứng
nhận nhãn hiệu, ẩm thực thủy đặc sản, nghề cá thể thao, giải trí,... với phát triển
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng.
- Xây dựng 02 mô hình điểm cung cấp thực phẩm thủy
đặc sản an toàn đối với cá Dìa và cá Nâu trên địa bàn thành phố Huế.
- Xây dựng 01 dự án hoặc kế hoạch liên kết sản xuất
và tiêu thụ giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thu mua với các hộ nuôi thủy
đặc sản.
- Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể:
“Tam Giang – Cầu Hai” cho các sản phẩm cá Nâu, cá Dìa vùng đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai.
3. Các giải pháp thực hiện
a) Bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, khai thác nguồn gen
và giống thủy sản đặc sản trong vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
- Triển khai các nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ và phục hồi
các nguồn gen và giống thủy đặc sản tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu
bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.
- Tập trung nghiên cứu đánh giá biến động nguồn lợi,
đặc điểm sinh học sinh sản; nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen; khai
thác và lưu giữ nguồn gen một số loại thủy đặc sản phục vụ bảo vệ và phát triển
nguồn lợi tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (cá Bống Thệ, cá Nâu, cá Đối mục, tôm
Rằn,...); nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống cá Bống Thệ tại đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai.
- Tăng cường công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản,
trên vùng đầm phá, chú trọng thả giống tái tạo các giống thủy đặc sản có giá trị
kinh tế cao tại 22 Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vùng cửa sông, cửa biển,...
đa dạng hóa các đối tượng thả giống tái tạo nguồn lợi nhằm duy trì và bảo tồn
nguồn gen.
b) Phát triển các Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
vùng đầm phá gắn kết khai thác hợp lý cũng như thúc đẩy nghề cá thể thao, giải
trí phục vụ du lịch
- Kiện toàn, điều phối, phát triển tổ chức hoạt động
quản lý tại 22 Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Củng cố hệ thống Ban Chấp hành của
các Chi hội Nghề cá, xây dựng nguồn quỹ cộng đồng đóng góp để quản lý ngư trường,
nguồn lợi thủy sản trong vùng nước được giao quyền quản lý. Ứng dụng định vị vệ
tinh (GPS) để xác định tọa độ các phân vùng trong các khu bảo vệ nguồn lợi thủy
sản, tích hợp lên hệ thống tin địa lý (GIS) chuyên ngành thủy sản. Xây dựng bản
đồ GIS số hóa dữ liệu đo đạc và thu thập từ các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Xúc tiến phát triển nghề cá thể thao, giải trí và
hệ sinh thái thủy sinh, phát triển các khu vực rừng ngập mặn trong các Khu bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, song song với quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản, để tăng sinh kế cho cộng đồng.
- Nâng cao kỹ năng của cộng đồng thúc đẩy nghề cá
thể thao, giải trí phục vụ du lịch như tổ chức thuyền câu thực, đổ nò thu hoạch
các trộ sáo,... ở đầm phá, cửa biển; kỹ năng quảng bá, tiếp thị qua các phương
tiện mạng phổ biến người dùng và ít tốn chi phí.
- Xây dựng và tôn tạo các điểm đến văn hóa, lịch sử
nghề cá, như: Trụ mốc ranh giới các làng cá tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc; bảo
tàng ngư cụ cộng đồng tại xã Phú Gia, huyện Phú Vang và xã Quảng Lợi, huyện Quảng
Điền,... Tổ chức các lễ hội cầu ngư, lễ tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm, gắn
kết với du lịch và hoạt động tâm linh của người dân.
c) Phát triển sản xuất sinh sản nhân tạo và ương giống
các loài thủy sản đặc sản bản địa có giá trị kinh tế cao
- Tập trung phát triển sản xuất giống nhân tạo hoặc
ương giống các đối tượng thủy đặc sản chủ lực có giá trị kinh tế cao:
+ Phát triển sản xuất giống tôm Sú trên cơ sở sản
xuất giống hiện có, nâng cấp công suất đảm bảo cung cấp 50% nhu cầu giống trong
tỉnh, liên kết với các cơ sở giống uy tín (khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận) để
cung cấp cho người nuôi xen ghép tôm Sú với 50% nhu cầu giống còn lại.
+ Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống
nhân tạo cá Dìa, cá Nâu, cá Ong Bầu, tôm Rảo đáp ứng được vào sản xuất giống có
hiệu quả kinh tế để chuyển giao, nhân rộng nhằm chủ động sản xuất giống đảm bảo
cung cấp giống cho các vùng nuôi.
- Xây dựng từ 01 đến 02 cơ sở sản xuất giống cá thủy
đặc sản tại các địa phương ven biển với công suất đạt khoảng 03 triệu con giống,
có chất lượng đảm bảo, để chủ động nguồn giống cung cấp cho các vùng ương, nuôi
tập trung, vùng nuôi cá lồng.
- Xây dựng, nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng các
vùng nuôi, ương giống các loài thủy đặc sản tập trung tại các xã Phú Xuân, Phú
Diên, Vinh Thanh, huyện Phú Vang và các xã Vinh Hưng, Giang Hải, huyện Phú Lộc.
Đảm bảo hệ thống kênh mương cấp, thoát nước, xử lý nước thải đồng bộ; hệ thống
giao thông, trạm bơm kiên cố.
d) Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy đặc sản đảm
bảo an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng
- Phát triển vùng nuôi trồng thủy đặc sản chủ lực tập
trung để hình thành vùng nguyên liệu tại các huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc,
trong đó tập trung theo các hình thức và đối tượng sau:
+ Phát triển các vùng nuôi cao triều thương phẩm cá
Dìa, cá Nâu tại các xã Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, Phú Gia, Phú Xuân, thị
trấn Phú Đa, huyện Phú Vang với quy mô khoảng 200-300 ha; áp dụng kỹ thuật mới,
công nghệ mới vào quy trình nuôi tăng giá trị dinh dưỡng, nâng cao năng suất.
+ Phát triển các vùng nuôi cá lồng các đối tượng cá
Nâu, cá Ong Bầu, cá Dìa tại các xã Lộc Bình, Vinh Hiền, huyện Phú Lộc; xã Hải
Dương, phường Thuận An, thành phố Huế; quy mô mỗi vùng khoảng 300-400 lồng.
- Triển khai xây dựng các mô hình nuôi ao thương phẩm,
nuôi lồng cá Dìa, cá Nâu, cá Ong Bầu theo hướng Vietgap, hữu cơ tại vùng nuôi tập
trung đảm bảo an toàn thực phẩm
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi các đối tượng
thủy đặc sản có giá trị kinh tế khác như cá Bống Thệ, cá Tráp, tôm Rằn, ... từng
bước phát triển thành đối tượng thủy đặc sản quy mô hàng hóa lớn.
- Xây dựng và hình thành hệ thống bản đồ số hóa
vùng nuôi thủy đặc sản, tích hợp lên hệ thống tin địa lý (GIS) chuyên ngành thủy
sản của tỉnh.
đ) Phát triển sản phẩm thủy đặc sản của địa phương
gắn liền với chuỗi giá trị du lịch, các nhà hàng ẩm thực truyền thống Huế phục
vụ du khách
- Tập trung xây dựng các thương hiệu ẩm thực riêng
cho từng vùng gắn với làng nghề, như: Làng Chuồn (thôn An Truyền, xã Phú An,
huyện Phú Vang) với món cá kình bánh xèo nổi tiếng; khu ẩm thực Cồn Tè (thôn
Thuận Hòa B, xã Hương Phong, thành phố Huế) nổi tiếng với gỏi rau câu hải sản;
các nhà hàng khu vực Tân Mỹ (phường Thuận An, thành phố Huế) nổi tiếng xưa nay
với đặc sản của biển; nhà hàng Cồn Tộc và khu ẩm thực bến đò qua Vĩnh Tu (xã Quảng
Lợi, huyện Quảng Điền) nổi tiếng với cá nâu đặc sản phá Tam Giang,... tôn tạo sản
phẩm thủy đặc sản gắn liền với từng địa phương đầm phá, để có thể góp vào danh
mục món ăn ngon xứ Huế.
e) Hình thành chuỗi thị trường tiêu thụ thủy đặc sản
vùng đầm phá
- Tập trung xây dựng các mô hình chuỗi cung cấp thực
phẩm thủy đặc sản an toàn đối với cá Dìa và cá Nâu trên địa bàn thành phố Huế.
Xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
thu mua với các hộ nuôi thủy đặc sản (cá Dìa, cá Nâu, cá Ong,... ); giữa cơ sở
thu mua và hệ thống các siêu thị, cơ sở bán hàng hải sản tươi sống; hình thành
chuỗi tiêu thụ khép kín bảo đảm đầu ra, giá cả ổn định nâng cao giá trị cho người
sản xuất.
- Thúc đẩy phát triển và xây dựng mô hình vận chuyển
cá tươi sống đi xa để đưa sản phẩm tới các thị trường lớn như các thành phố: Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Phát triển và xây dựng mô hình chế biến bảo quản
tươi cho các sản phẩm thủy đặc sản đưa vào các hệ thống siêu thị.
g) Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể
thủy đặc sản
Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể sản
phẩm thủy đặc sản cho đối tượng, từng vùng để gia tăng giá trị về lâu dài, cụ
thể:
- Phục hồi nhãn hiệu tập thể Tôm chua Huế của Hiệp
hội Tôm Chua Huế - Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế, chú trọng đối tượng là tôm
Rảo. Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mắm Rò Huế.
- Xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu
chứng nhận cho các sản phẩm thủy đặc sản đầm phá có giá trị cao (cá Dìa, cá
Nâu, cá Ong, ...).
- Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất
nguồn gốc trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Nhận diện và truy xuất được nguồn gốc
các sản phẩm thủy đặc sản.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở
chế biến thủy đặc sản: xây dựng, đăng ký tài sản trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa,
chỉ dẫn địa lý; áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến...; hỗ trợ,
hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực
phẩm và công bố chất lượng sản phẩm.
h) Về chính sách hỗ trợ phát triển thủy đặc sản
- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát
triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương và địa phương đã ban hành. Thực hiện
Quyết định số 67/2021/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh về quy định ngành
hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn
sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên
kết trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung các
chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh để thúc đẩy phát triển sản
xuất; chú trọng phát triển các sản phẩm thủy sản chủ lực của tỉnh, áp dụng công
nghệ mới, hỗ trợ thu mua, chế biến thủy sản; các chính sách đặc thù khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển thủy đặc sản; chính sách hỗ trợ quảng
bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại,...
i) Về quy hoạch sử dụng đất, mặt nước phát triển sản
xuất thủy đặc sản
- Triển khai điều chỉnh, bổ sung trong kỳ quy hoạch
sử dụng đất, mặt nước dành cho phát triển sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng
thủy sản, trong đó ưu tiêu quy hoạch vùng đất phát triển nuôi thủy đặc sản và
nuôi lồng bè tập trung tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc và thành phố Huế.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cá nhân, tổ chức
nuôi cá lồng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đảm bảo thông thoáng, đúng
quy cách, quy định, hạn chế ô nhiễm môi trường. Huy động chính quyền địa phương
phối hợp với cơ quan quản lý thủy sản và người dân tích cực tham gia, tăng cường
ý thức cộng đồng trong việc thực hiện các quy định về sản xuất thủy sản.
- Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý các
khu vực bảo tồn, bảo vệ, khai thác, nuôi trồng thủy đặc sản đầm phá; Xây dựng
và cập nhật cơ sở dữ liệu của từng khu vực nhằm đảm bảo các cơ sở có ranh giới
và tọa độ.
k) Về đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản
xuất thủy đặc sản
- Huy động sự tham gia đầu tư, phát triển giống thủy
đặc sản từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp, kịp thời.
- Ưu tiên ứng dụng chuyển giao các công nghệ sản xuất
giống các loài thủy đặc sản ở đầm phá mà đã được phát triển ở nơi khác và các
công nghệ nuôi giúp giảm giá thành, tăng tính bền vững và tính phục hồi cao.
- Ứng dụng công nghệ nano, công nghệ sinh học để sản
xuất ra các sản phẩm thủy đặc sản an toàn và bền vững, ứng dụng hệ thống thông
tin địa lý (GIS), công nghệ số trong quản lý vùng nuôi, mùa vụ, và truy xuất
nguồn gốc sản phẩm thủy đặc sản.
- Ưu tiên tập trung phối hợp với các trường Đại học,
các Viện Nghiên cứu triển khai các đề tài nghiên cứu, dự án khoa học công nghệ
về đánh giá nguồn gen và thử nghiệm sản xuất giống một số loại đối tượng thủy đặc
sản quý hiếm. Hoàn thiện các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn sinh học để sản
xuất ra giống tốt, giống sạch bệnh. Tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm để nhập công
nghệ sản xuất giống các loài thủy đặc sản khác.
- Phối hợp với các trường, viện, đơn vị khoa học
công nghệ chuyển giao các công nghệ bảo quản chế biến, công nghệ vi sinh, công
nghệ nano để ứng dụng trực tiếp.
- Tăng cường công tác khuyến nông về phát triển các
mô hình nuôi thủy đặc sản áp dụng công nghệ mới tăng năng suất đảm bảo an toàn
thực phẩm.
l) Về quản lý sản xuất theo quy định, đảm bảo an
toàn thực phẩm
- Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện cơ sở sản
xuất, kinh doanh sản phẩm thủy đặc sản đảm bảo an toàn thực phẩm, cấp giấy chứng
nhận theo quy định.
- Áp dụng các tiêu chuẩn nuôi có trách nhiệm như thực
hành nuôi tốt (GAP), nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái...; Áp dụng các hệ thống quản
lý chất lượng đối với các hình thức hoạt động theo nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã
để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để người tham
gia trong chuỗi sản phẩm nuôi trồng thủy sản tuân thủ các quy định về điều kiện
sản xuất, đảm bảo an toàn, bền vững.
m) Về xúc tiến thương mại và phát triển thị trường
- Tổ chức quảng bá giới thiệu các sản phẩm thủy đặc
sản vùng đầm phá, chủ yếu là các sản phẩm tươi sống gắn với các vùng miền địa
phương, giới thiệu các món ăn thủy đặc sản mang hương vị vùng đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai.
- Phát triển thị trường nội tỉnh gắn với chương
trình OCOP; Quy hoạch lại hệ thống chợ đầu mối, hình thành các kênh phân phối
hàng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Hình thành sàn giao dịch thủy sản tại Thừa
Thiên Huế. Giữ vững thị trường chủ lực là Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng; mở rộng thị
trường sang các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; xuất khẩu sang thị
trường tiềm năng như Đài Loan, Trung Quốc, EU, Nhật Bản.
n) Về nguồn vốn
Huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Đề án:
Nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển thủy sản bền vững; Nông
thôn mới; Giảm nghèo; Nguồn vốn ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương và tỉnh;
Nguồn ngân sách tỉnh; Nguồn khuyến nông, khuyến công; Nguồn từ các chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chương trình phát triển khoa học công nghệ, tài sản
trí tuệ và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác.
4. Các nhiệm vụ, dự án chủ yếu
(Kèm danh mục nhiệm vụ, dự án thực hiện giai đoạn
2022-2025)
5. Kinh phí thực hiện đề án
Kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước và các nguồn
khác
Tổng số: 117.661 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương 12.400 triệu đồng.
- Ngân sách tỉnh: 27.530 triệu đồng.
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 77.731 triệu
đồng.
6. Tổ chức thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan đầu mối chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề
án có nhiệm vụ:
- Tổ chức, hướng dẫn các địa phương triển khai thực
hiện Đề án, xây dựng kế hoạch, tiêu chí đầu tư đối với các nhóm dự án đầu tư cụ
thể cấp địa phương để thực hiện Đề án; tổng hợp và thẩm định theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính và các địa phương có liên quan để thẩm định các dự án đầu tư trong phạm
vi Đề án.
- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát,
sơ kết đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án; Kịp thời đề xuất, kiến
nghị trình UBND tỉnh quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ
sung, điều chỉnh Đề án, các dự án ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, thu
hút đầu tư vào tất cả các khâu trong toàn chuỗi sản phẩm thủy đặc sản đầm phá.
- Rà soát, hoàn thiện các văn bản, quy định, tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để quản lý hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm thủy đặc
sản đầm phá, phù hợp với thực tiễn và hội nhập quốc tế.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc Đề án
theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật.
c) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan để hướng
dẫn, tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước
(ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) và các nguồn vốn huy động hợp pháp
khác,...theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành nhằm triển khai thực
hiện đề án phù hợp với quy định của pháp luật.
d) Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì triển khai các chương trình hỗ trợ ứng dụng
khoa học công; nghệ trong sản xuất khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản,
nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản; Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,
ứng dụng công nghệ 4.0, xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý,
truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm thủy đặc sản đầm phá của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn lập kế hoạch, ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các nội dung liên quan
đến nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ các nhiệm vụ
trong Đề án.
đ) Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát
triển nông thôn nghiên cứu, triển khai các chính sách, giải pháp phát triển thị
trường và giải quyết các tranh chấp thương mại cho các tổ chức, cá nhân tham
gia vào xuất khẩu, thương mại sản phẩm thủy đặc sản đầm phá.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong việc nghiên cứu và thông tin kịp thời về yêu cầu, nhu cầu, thị hiếu
tiêu dùng các sản phẩm thủy đặc sản đầm phá của các thị trường tiềm năng để xây
dựng định hướng về sản xuất, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy
đặc sản phù hợp.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt
công tác quản lý sử dụng đất, mặt nước, tham mưu cho tỉnh các chế độ chính sách
giao đất, cho thuê đất mặt nước theo quy định của pháp luật; nhằm khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giống, nuôi trồng
thủy sản.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các địa phương kiểm soát ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy
sản và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường tác động đến nuôi trồng thủy sản.
g) Sở Du lịch
Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các
đơn vị liên quan, các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch định hướng, xây dựng
các mô hình (tour) du lịch trải nghiệm sinh thái, cộng đồng gắn với tham quan, ẩm
thực, thể thao...vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đặc biệt chú trọng phát triển
du lịch đầm phá tại các xã Quảng Lợi, Lộc Bình, Phú Gia và một số xã ven biển.
h) UBND các huyện ven biển và thành phố Huế
- Căn cứ nội dung Đề án, điều kiện thực tế của địa phương,
chỉ đạo tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương kế hoạch triển
khai Đề án và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.
- Hàng năm, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương
và huy động các nguồn vốn hợp pháp và theo đúng quy định để tổ chức thực hiện
các nội dung của Đề án tại địa phương.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh lại hoạt động nuôi trồng
thủy sản tại địa phương để phù hợp với nội dung Đề án, đảm bảo hài hòa với các
hoạt động kinh tế của địa phương.
- Chủ trì thực hiện các dự án do địa phương trực tiếp
đầu tư.
i) Hợp tác xã, Chi hội nghề cá, các tổ chức quản lý
cộng đồng
Tuyên truyền đến người dân chấp hành nghiêm túc các
quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy
sản trên vùng đầm phá; thực hiện các hướng dẫn của ngành nông nghiệp về kỹ thuật
và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. Đại diện người dân phối hợp liên kết
trong chuỗi sản phẩm thủy đặc sản để thúc đẩy sản xuất nâng cao giá trị.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Du
lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV: TH, TC, CN, DL;
- Lưu: VT, NN, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phương
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2022 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT
|
Nội dung
|
Cơ quan chủ trì
|
Cư quan phối hợp
|
Thời gian
|
Nguồn kinh phí
(triệu đồng)
|
Ghi chú
|
NSTW
|
Địa phương
|
Khác
|
I
|
Bảo tồn, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi các loài thủy đặc sản
|
1
|
Nghiên cứu đánh giá biến động nguồn lợi, đặc điểm
sinh học sinh sản cá Bống thệ (Oxyurichthys tentacularis) (*)
|
Sở KHCN
|
Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam
|
2021-2022
|
|
2.000
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh
|
2
|
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cá Nâu
(Scatophagus argus Linnaeus 1766). (*)
|
Sở KHCN
|
Các Viện nghiên cứu, trường Đại học
|
2022-2023
|
2.500
|
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương
|
3
|
Nghiên cứu khai thác, lưu giữ nguồn gen tôm Rằn (Penaeus
semisulcutus). (*)
|
Sở KHCN
|
Các Viện nghiên cứu, trường Đại học
|
2022-2023
|
3.000
|
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương
|
4
|
Bảo tồn và phát triển nguồn gen cá Đối mục (Mugil
cephulus) tại Thừa Thiên Huế. (*)
|
Sở KHCN
|
Các Viện nghiên cứu, trường Đại học
|
2022-2023
|
3.000
|
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương
|
5
|
Nghiên cứu đánh giá biến động nguồn lợi, đặc điểm
sinh học sinh sản cá Tráp
|
Sở KHCN
|
Các Viện nghiên cứu, trường Đại học
|
2023-2024
|
3.000
|
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương
|
6
|
Tái tạo nguồn lợi và bổ sung các nguồn giống thủy
sản nhằm bảo tồn nguồn gen vùng đầm phá.
|
Sở NN& PTNT
|
Các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
|
2022-2025
|
|
8.000
|
1.000
|
Nguồn NSSN hàng năm: 2 tỷ đồng/năm; tổ chức, cá
nhân đóng góp 250 triệu/năm
|
II
|
Nghiên cứu, Chuyển
giao công nghệ sản xuất giống loài thủy đặc sản
|
1
|
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá
Nâu (Scatophagus argus Linnaeus 1766). (*)
|
Sở KHCN
|
Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế
|
2021-2022
|
900
|
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương
|
2
|
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống cá Bống thệ (Oxyurichthys
tentacularis) tại Thừa Thiên Huế. (*)
|
Sở KHCN
|
Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam
|
2021-2022
|
|
1.100
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh
|
3
|
Dự án: “Sản xuất và hoàn thiện quy trình công
nghệ sinh sản nhằm tạo cá Ong bầu (Rhynchopelotes oxyrhynchus Temminck
& Schelegel, 1842) phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên
Huế” (**)
|
Sở KHCN
|
Công ty TNHH KH & CN Thanh Bình; Trường Đại học
Nông lâm - Đại học Huế
|
2021-2022
|
|
700
|
731
|
Hỗ trợ theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND
|
4
|
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá
Dìa đáp ứng được vào sản xuất giống có hiệu quả kinh tế để chuyển giao công
nghệ
|
Sở KHCN
|
Các Viện nghiên cứu, trường Đại học
|
2022-2023
|
|
1.100
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh
|
5
|
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo
tôm Rảo (Metapenaeus ensis)
|
Sở KHCN
|
Các Viện nghiên cứu, trường Đại Học
|
2022-2023
|
|
1.100
|
|
Nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh
|
III
|
Xây dựng mô hình nuôi
bền vững các loài thủy đặc sản; chuỗi an toàn thực phẩm; chuỗi liên kết tiêu
thụ
|
1
|
Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản theo quy
trình sản xuất tốt VietGAP, Hữu Cơ... được chứng nhận
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
UBND các huyện, thành phố Huế.
|
2022
|
|
900
|
|
Mô hình khuyến nông; Hỗ trợ theo Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND (06 mô hình)
|
2
|
Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm thủy đặc sản an
toàn đối với cá dìa và cá nâu trên địa bàn thành phố Huế.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
UBND các huyện, thành phố Huế.
|
2022-2023
|
|
1.000
|
|
Ngân sách tỉnh hỗ trợ giám sát, lấy mẫu, chứng nhận...
(02 mô hình cá dìa, cá nâu)
|
3
|
Hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Cá dìa, cá nâu; tôm sú, cá ong, ...
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Tổ chức, cá nhân
|
2022-2023
|
|
2.430
|
|
Hỗ trợ theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND (01 dự
án hoặc kế hoạch liên kết)
|
4
|
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản (CAS, ...)
và công nghệ đóng gói (MAP, ...) tiên tiến để xử lý sau thu hoạch các sản phẩm
thủy đặc sản
|
Sở KHCN
|
Tổ chức, cá nhân
|
2023-2024
|
|
2.100
|
|
Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh
|
5
|
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ (vi bọt khí, gây
mê, ...) vào vận chuyển tươi sống các sản phẩm thủy đặc sản
|
Sở KHCN
|
Tổ chức, cá nhân
|
2022-2023
|
|
2.100
|
|
Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh
|
IV
|
Xây dựng chuỗi sản xuất
gắn kết du lịch, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm thủy
đặc sản
|
1
|
Mô hình (tour) du lịch trải nghiệm sinh thái, cộng
đồng gắn với tham quan, ẩm thực, thể thao...vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
|
Sở Du lịch
|
Sở NN&PTNT, các địa phương, các công ty lữ
hành du lịch
|
2022
|
|
500
|
|
Ngân sách tỉnh thực hiện phát triển du lịch (02
mô hình)
|
2
|
Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập
thể: “Tam Giang - Cầu Hai” cho các sản phẩm cá nâu, cá dìa vùng đầm phá Tam
Giang Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên Huế”
|
Sở Khoa học và
Công nghệ
|
Sở NNPTNT, các địa phương
|
2022-2023
|
|
1.500
|
|
Hỗ trợ theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND
|
3
|
Tổ chức các hội chợ, quảng bá, kết nối... giới
thiệu sản phẩm thủy đặc sản vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
|
Sở Công Thương
|
Các Sở ban ngành và các địa phương liên quan
|
2022-2025
|
|
1.000
|
|
Nguồn Khuyến công, xúc tiến thương mại (Kế hoạch
số 08/KH-UBND phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản)
|
V
|
Đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng
|
1
|
Dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa hạ tầng vùng nuôi
cao triều xã Phú Xuân, Phú Diên, Vinh Thanh, huyện Phú Vang (210 ha)
|
Huyện Phú Vang
|
Các Sở ngành liên quan
|
2022-2025
|
|
|
40.000
|
Nội dung: Sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện, đường
giao thông, nạo vét kênh mương...
- Nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia:
25 tỷ.
- Nguồn hỗ trợ các dự án phi Chính phủ: 10 tỷ.
- Nguồn tổ chức, cá nhân đóng góp: 35 tỷ.
|
2
|
Dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa hạ tầng vùng nuôi
cao triều xã Vinh Hưng, Giang Hải huyện Phú Lộc (156 ha)
|
Huyện Phú Lộc
|
Các Sở ngành liên quan
|
2022-2025
|
|
|
30.000
|
3
|
Dự án xây dựng các trại sản xuất giống cá biển
công suất 03 triệu con.
|
Tổ chức, cá nhân
|
Các Sở ban ngành và UBND các địa phương
|
2022-2025
|
|
2.000
|
6.000
|
Hỗ trợ theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND (02 Cơ
sở sản xuất)
|
|
Tổng cộng
|
117.661
|
12.400
|
27.530
|
77.731
|
|
(*). Các nhiệm vụ lĩnh vực thủy sản tại Quyết định
số 2157/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh.
(**). Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 24/9/2021
của UBND tỉnh (Hỗ trợ theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của
HĐND).
PHỤ LỤC II
DANH SÁCH 22 KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN DO CÁC CHI HỘI
NGHỀ CÁ QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2022 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT
|
Tên khu bảo vệ
thủy sản
|
Chi hội nghề cá
được giao quản lý trực tiếp
|
Xã/thị trấn
|
Huyện
|
Quyết định số
|
Ngày tháng năm
thành lập
|
Diện tích vùng
lõi (ha)
|
Diện tích vùng
Khai thác, sử dụng chung
|
Diện tích
KVBNLTS (ha)
|
Ghi chú
|
1
|
Khu BVTS Điền Hải
|
CHNC Thôn 8 - Điền Hải
|
Điền Hải
|
Phong Điền
|
2487/QĐ-UBND
|
10/9/2019
|
17.7
|
496.38
|
514.08
|
|
2
|
Khu BVTS Vũng Mệ
|
CHNC Hà Công
|
Quảng Lợi
|
Quảng Điền
|
709/QĐ-UBND
|
3/16/2020
|
40.0
|
548.88
|
588.88
|
|
3
|
Khu BVTS Cồn Máy Bay
|
CHNC Thủy An
|
Quảng Ngạn
|
Quảng Điền
|
2427/QĐ-UBND
|
10/3/2019
|
20.0
|
279.20
|
299.20
|
|
4
|
Khu BVTS Doi Trộ Kèn
|
CHNC Tân Lập
|
TT Sịa
|
Quảng Điền
|
2271/QĐ-UBND
|
9/17/2019
|
21.5
|
135.60
|
157.10
|
|
5
|
Khu BVTS An Xuân
|
CHNC Tự Nhiên
|
Quảng An
|
Quảng Điền
|
685/QĐ-UBND
|
3/13/2020
|
15
|
63.03
|
78.03
|
|
6
|
Khu BVTS Cồn Sầy
|
CHNC Đông Phong xã H Phong
|
Hương Phong
|
Hương Trà
|
1940/QĐ-UBND
|
7/30/2020
|
30.0
|
337.80
|
367.80
|
|
7
|
Khu BVTS Cồn Chìm
|
CHNC Đội 16- Vinh Phú
|
Phú Gia
|
Phú Vang
|
336/QĐ-UBND
|
2/3/2020
|
23.6
|
232.20
|
255.80
|
|
8
|
Khu BVTS Doi Chỏi
|
CHNC Thanh Mỹ
|
Phú Diên
|
Phú Vang
|
549/QĐ-UBND
|
2/28/2020
|
30.4
|
632.60
|
663.00
|
|
9
|
Khu BVTS Doi Mai Bống
|
CHNC Vinh Xuân xã Vinh Xuân
|
Vinh Xuân
|
Phú Vang
|
618/QĐ-UBND
|
3/6/2020
|
30.0
|
292.70
|
322.70
|
|
10
|
Khu BVTS Cồn Giá
|
CHNC Hà Giang
|
Vinh Hà
|
Phú Vang
|
1744/QĐ-UBND
|
7/16/2020
|
40.0
|
252.90
|
292.90
|
|
11
|
Khu BVTS Vũng Bùn
|
CHNC thôn định cư xã Phú Đa
|
TT Phú Đa
|
Phú Vang
|
1192/QĐ-UBND
|
5/16/2020
|
16.0
|
218.80
|
234.80
|
|
12
|
Khu BVTS Vũng Điện
|
CHNC Lê Bình
|
Phú Xuân
|
Phú Vang
|
552/QĐ-UBND
|
2/28/2020
|
23.0
|
625.80
|
648.80
|
|
13
|
Khu BVTS Đầm Hà Trung
|
CHNC Hà Trung 5
|
Vinh Hà
|
Phú Vang
|
1849/QĐ-UBND
|
7/24/2020
|
14
|
358.50
|
372.50
|
|
14
|
Khu BVTS Đập Tây- Chùa Ma
|
CHNC Giang Xuân
|
Giang Hải
|
Phú Lộc
|
1924/QĐ-UBND
|
8/9/2019
|
35.0
|
967.00
|
1.002.00
|
|
15
|
Khu BVTS Hòn Núi Quện
|
CHNC Lộc Bình 1
|
Lộc Bình
|
Phú Lộc
|
1673/QĐ-UBND
|
7/16/2020
|
40.0
|
947.00
|
987.00
|
|
16
|
Khu BVTS Đập Làng- Gành Lăng
|
CHNC Lộc Bình 2
|
Lộc Bình
|
Phú Lộc
|
1571/QĐ-UBND
|
7/1/2020
|
58.0
|
309.00
|
367.00
|
|
17
|
Khu BVTS Hà Nã
|
CHNC đầm phá Vinh Hiền
|
Vinh Hiền
|
Phú Lộc
|
1323/QĐ-UBND
|
6/5/2020
|
25.0
|
1.129.50
|
1.154.50
|
|
18
|
Khu BVTS Đá Miếu
|
CHNC Trung Lương
|
Lộc Điền
|
Phú Lộc
|
1008/QĐ-UBND
|
4/17/2020
|
30.0
|
536.00
|
566.00
|
|
19
|
Khu BVTS Đình Đôi- Cửa Cạn
|
CHNC đầm phá Trung Hưng
|
Vinh Hưng
|
Phú Lộc
|
2149/QĐ-UBND
|
9/4/2019
|
14.0
|
326.00
|
340.00
|
|
20
|
Khu BVTS Hòn Voi- Vũng Đèo
|
CHNC Lê Thái Thiện
|
Lộc Trì
|
Phú Lộc
|
942/QĐ-UBND
|
4/10/2020
|
35.0
|
522.00
|
557.00
|
|
21
|
Khu BVTS Nam Hòn Đèo
|
CHNC thị trấn Phú Lộc
|
TT Phú Lộc
|
Phú Lộc
|
1969/QĐ-UBND
|
8/15/2019
|
26.0
|
1.130.00
|
1.156.00
|
|
22
|
Khu BVTS Đá Dầm
|
CHNC Thạch Sơn (Bác Phúc)
|
Lộc Điền
|
Phú Lộc
|
756/QĐ-UBND
|
3/20/2020
|
30.0
|
684.00
|
714.00
|
|
|
|
Tổng cộng
|
614.2
|
11.024.89
|
11.639.09
|
|
PHỤ LỤC III
BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CAO TRIỀU VÙNG ĐẦM PHÁ
(Kèm theo Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2022 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế)
Stt
|
Địa phương
|
Vùng nuôi
|
Diện tích vùng
nuôi cao triều (ha)
|
Đối tượng nuôi
chủ yếu
|
Ghi chú
|
I
|
Quảng Điền
|
|
17,8
|
|
|
|
Quảng Công
|
Khu nuôi tôm CN
|
17,8
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
II
|
Hương Trà
|
|
46,1
|
|
|
|
Hải Dương
|
|
35
|
|
|
1
|
|
Vĩnh trị
|
26
|
Tôm sú, chân trắng, của, cá
|
|
|
|
Thai Dương Thượng
|
9
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Hương Phong
|
|
11,1
|
|
2
|
|
Bàu Hạ
|
6,1
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Hói Đót
|
5
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
III
|
Phú Vang
|
|
657,53
|
|
|
|
TT Thuận An
|
|
38
|
|
|
|
|
Bàu Miệu-Ruộng
|
15
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Bảy Mậu-Giáo
|
23
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Phú Hải
|
Cự Lại Trung
|
5,4
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Phú Diên
|
|
23,8
|
|
|
|
|
Kế Sung
|
19,4
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Mỹ Khánh
|
4,4
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Vinh Xuân
|
|
66
|
|
|
|
|
Xuân Thiên Hạ
|
22,1
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Xuân Thiên Thượng
|
17,8
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Kế Võ
|
9,2
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Mai Vĩnh
|
16,9
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Vinh Thanh
|
|
40,3
|
|
|
|
|
Nam Phổ
|
14,4
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Đồng Ngọ
|
6,8
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Đồng Am
|
10,4
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Đồng Cùng
|
8,7
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Vinh An
|
|
43,03
|
|
|
|
|
Tổ 1
|
9,2
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Tổ 2
|
2,8
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Tổ 3
|
3,77
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Tổ 4
|
3,17
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Tổ 5
|
4,87
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Tổ 6
|
7,68
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Tổ 7
|
4,15
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Tổ 8
|
7,39
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Phú Gia
|
|
28
|
|
|
|
|
Trừng Hà
|
10,7
|
Tôm sú, chân trắng, cua, cá
|
|
|
|
Hà Bắc
|
10,7
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Triềm Ân
|
6,6
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Vinh Hà
|
|
73,9
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Cồn Đòn
|
31
|
Tôm sú
|
|
|
|
Cồn Giá
|
42,9
|
Tôm sú, cá
|
|
|
Phú Đa
|
|
29,4
|
|
|
|
|
Viễn Trình
|
10
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Lương Viện
|
19,4
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Phú Xuân
|
|
281,9
|
|
|
|
|
Ba Lăng
|
47,4
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Quảng Xuyên
|
45,2
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Xuân Ổ
|
149
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Diên Đại
|
25,1
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Vùng công ty
|
15,2
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Phú Mỹ
|
|
27,8
|
|
|
|
|
Bàu Mỹ Lam
|
6,8
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Khu HTX
|
10
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
|
Khu Bazan
|
11
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
IV
|
Phú Lộc
|
|
293,5
|
|
|
|
Vinh Hưng
|
3
|
120
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Giang Hải
|
2
|
36
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Lộc Điền
|
2
|
32,5
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Vinh Hiền
|
2
|
15
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Lộc Bình
|
2
|
21
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Lộc Trì
|
1
|
10
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Lộc An
|
1
|
10
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
TT Phú Lộc
|
2
|
12
|
Tôm sú, cua, cá
|
|
|
Tổng cộng
|
|
977,93
|
|
|
PHỤ LỤC IV
NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2022 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT
|
Tên đề án/dự án
|
TỔNG SỐ
(triệu đồng)
|
Phân theo các
năm
|
Tổng số
|
Trong đó
|
NS TW
|
NS tỉnh
|
Vốn khác
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
11
|
12
|
I
|
Bảo tồn, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi các loài thủy đặc sản
|
22.500
|
11.500
|
10.000
|
1.000
|
1.000
|
7.250
|
8.250
|
3.750
|
2.250
|
1
|
Nghiên cứu đánh giá biến động nguồn lợi, đặc điểm
sinh học sinh sản cá Bống thệ (Oxyurichthys tentacularis) (*)
|
2.000
|
|
2.000
|
|
1.000
|
1.000
|
|
|
|
2
|
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cá Nâu
(Scatophagus argus Linnaeus 1766). (*)
|
2.500
|
2.500
|
|
|
|
1.000
|
1.500
|
|
|
3
|
Nghiên cứu khai thác, lưu giữ nguồn gen tôm Rằn (Penaeus
semisulcatus). (*)
|
3.000
|
3.000
|
|
|
|
1.500
|
1.500
|
|
|
4
|
Bảo tồn và phát triển nguồn gen cá Đối mục (Mugil
cephalus) tại Thừa Thiên Huế. (*)
|
3.000
|
3.000
|
|
|
|
1.500
|
1.500
|
|
|
5
|
Nghiên cứu đánh giá biến động nguồn lợi, đặc điểm
sinh học sinh sản cá Tráp
|
3000
|
3000
|
|
|
|
|
1.500
|
1.500
|
|
6
|
Tái tạo nguồn lợi và bổ sung các nguồn giống thủy
sản nhằm bảo tồn nguồn gen vùng đầm phá.
|
9.000
|
|
8.000
|
1.000
|
|
2.250
|
2.250
|
2.250
|
2.250
|
II
|
Nghiên cứu, Chuyển
giao công nghệ sản xuất giống loài thủy đặc sản
|
5631
|
900
|
4000
|
731
|
1931
|
2500
|
1200
|
0
|
0
|
1
|
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá
Nâu (Scatophagus argus Linnaeus 1766).(*)
|
900
|
900
|
|
|
900
|
|
|
|
|
2
|
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống cá Bống thệ (Oxyurichthys
tentacularis) tại Thừa Thiên Huế. (*)
|
1.100
|
|
1.100
|
|
300
|
800
|
|
|
|
3
|
Dự án: “Sản xuất và hoàn thiện quy trình công nghệ
sinh sản nhân tạo cá Ong bầu (Rhynchopelates oxyrhynchus Temminck &
Schelegel, 1842) phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế” (**)
|
1.431
|
|
700
|
731
|
731
|
700
|
|
|
|
4
|
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá
Dìa đáp ứng được vào sản xuất giống có hiệu quả kinh tế để chuyển giao công
nghệ
|
1.100
|
|
1.100
|
|
|
500
|
600
|
|
|
5
|
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo
tôm Rảo (Metapenaeus ensis)
|
1.100
|
|
1.100
|
|
|
500
|
600
|
|
|
III
|
Xây dựng mô hình
nuôi bền vững các loài thủy đặc sản; chuỗi an toàn thực phẩm; chuỗi liên kết
tiêu thụ
|
8530
|
0
|
8530
|
0
|
0
|
3400
|
4030
|
1100
|
0
|
1
|
Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản theo quy
trình sản xuất tốt VietGAP, Hữu Cơ... được chứng nhận
|
900
|
|
900
|
|
|
900
|
|
|
|
2
|
Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm thủy đặc sản an
toàn đối với cá dìa và cá nâu trên địa bàn thành phố Huế.
|
1.000
|
|
1.000
|
|
|
500
|
500
|
|
|
3
|
Hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Cá dìa, cá nâu; tôm sú, cá ong,...
|
2.430
|
|
2.430
|
|
|
1.000
|
1.430
|
|
|
4
|
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản (CAS, ...)
và công nghệ đóng gói (MAP, ...) tiên tiến để xử lý sau thu hoạch các sản phẩm
thủy đặc sản
|
2.100
|
|
2.100
|
|
|
|
1.000
|
1.100
|
|
5
|
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ (vi bọt khí, gây
mê, ...) vào vận chuyển tươi sống các sản phẩm thủy đặc sản
|
2.100
|
|
2.100
|
|
|
1.000
|
1.100
|
|
|
IV
|
Xây dựng chuỗi sản
xuất gắn kết du lịch, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm
thủy đặc sản”
|
3000
|
0
|
3000
|
0
|
0
|
1750
|
750
|
250
|
250
|
1
|
Mô hình (tour) du lịch trải nghiệm sinh thái, cộng
đồng gắn với tham quan, ẩm thực, thể thao...vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
|
500
|
|
500
|
|
|
500
|
|
|
|
2
|
Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập
thể: “Tam Giang - Cầu Hai”” cho các sản phẩm cá nâu, cá dìa vùng đầm phá Tam
Giang Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên Huế”
|
1.500
|
|
1.500
|
|
|
1.000
|
500
|
|
|
3
|
Tổ chức các hội chợ, quảng bá, kết nối... giới
thiệu sản phẩm thủy đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
|
1.000
|
|
1.000
|
|
|
250
|
250
|
250
|
250
|
V
|
Đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng
|
78.000
|
0
|
2.000
|
76.000
|
0
|
17.000
|
17.000
|
22.000
|
22.000
|
1
|
Dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa hạ tầng vùng nuôi
cao triều xã Phú Xuân, Phú Diên, Vinh Thanh, huyện Phú Vang (210 ha)
|
40.000
|
|
|
40.000
|
|
10.000
|
10.000
|
10.000
|
10.000
|
2
|
Dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa hạ tầng vùng nuôi
cao triều xã Vinh Hưng, Giang Hải huyện Phú Lộc (156 ha)
|
30.000
|
|
|
30.000
|
|
5.000
|
5.000
|
10.000
|
10.000
|
3
|
Dự án xây dựng các trại sản xuất giống cá biển
công suất 03 triệu con.
|
8.000
|
|
2.000
|
6.000
|
|
2.000
|
2.000
|
2.000
|
2.000
|
|
Tổng cộng (I+II+III+IV+V)
|
117.661
|
12.400
|
27.530
|
77.731
|
2.931
|
31.900
|
31.230
|
27.100
|
24.500
|