ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3123/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 22
tháng 07 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGHỀ KHAI
THÁC HẢI SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 58/TT-BTC ngày 11/5/2011 của
Bộ Tài Chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các
cuộc điều tra thống kê;
Căn cứ Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 266/BC-SNN.KHTC
ngày 03/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Triển khai nhiệm vụ thu thập số liệu thống
kê nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu
như sau:
I. CHỦ TRƯƠNG VÀ CÁC CĂN CỨ
1. Những căn cứ:
- Căn cứ Chỉ thị số 08/2005/CT-BTS ngày 25/8/2005 của
Bộ Thủy sản về việc triển khai hoạt động thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá
cơ bản.
- Căn cứ Công
văn số 286/BNN-KTBVNL ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn về việc chỉ đạo thực hiện chương trình thu thập số liệu nghề khai
thác hải sản.
- Căn cứ Công văn
số 3258/BNN-KTBVNL ngày 08 tháng 10 năm 2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
chỉ đạo thực hiện công tác rà soát, thống
kê, quản lý số liệu tàu thuyền và sản lượng
khai thác.
- Căn cứ Thông tư 58/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài Chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện
các cuộc điều tra thống kê.
- Căn cứ Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 05/1/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tổ chức
lại, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi Cục Khai thác và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An.
- Căn cứ Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm
2015.
2. Tên Đề án: Triển khai nhiệm vụ thu thập số
liệu thống kê nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
3. Cơ quan chuyên quản: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Nghệ An.
4. Cơ quan lập Đề
án: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
1. Thực trạng nhiệm vụ thu thập
số liệu thống kê nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015.
1.1. Kết quả thực hiện giai đoạn 2010 - 2015 (theo
Quyết định số 6928/QĐ-UBND ngày
25/12/2009 của UBND tỉnh).
* Điều tra cường lực khai thác:
Theo số liệu thống kê cho thấy, trong những năm
qua, khai thác thủy sản của tỉnh Nghệ An đã phát triển nhanh, đóng góp đáng kể
vào sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo.
- Năm 2010, toàn tỉnh ta có 4.321 tàu khai thác hải
sản với tổng công suất máy 239.236 CV, sản
lượng khai thác đạt 56.138 tấn;
- Năm 2014, số tàu cá toàn tỉnh có 3.968 chiếc, giảm
353 tàu so với năm 2010, tổng công suất
máy 443.764 CV, tăng 1,85 lần so với năm 2010, sản lượng khai thác đạt 105.653
tấn, tăng 1,88 lần so với năm 2010.
Điều này cho thấy, khi cường lực khai thác tăng
(Công suất, thời gian, ngư cụ), năng suất đánh bắt tăng, có nghĩa ngư dân đã
đánh bắt tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ
(<20 CV) chiếm 40% trong tổng số tàu
thuyền tham gia khai thác nên đã gây tình trạng dư thừa năng lực khai thác vùng biển ven bờ. Vấn đề đặt ra là phải sắp
xếp cơ cấu nghề nghiệp một cách hợp lý, khai thác nghề gì và khai thác ở vùng
biển nào để đảm bảo cân bằng giữa năng lực khai thác và khả năng nguồn lợi hiện
có một cách bền vững.
* Điều tra sản lượng khai thác:
Điều tra sản lượng khai thác là điều tra mẫu để ước tính sản lượng trên một
đơn vị cường lực khai thác. Tổng thể điều
tra là tập hợp tất cả các lần sản phẩm khai thác được của tất cả các tàu cá tại
địa phương trong một tháng. Cuộc điều tra này được tiến hành tại các điểm lên
cá như: Cảng cá, bến cá, hay các nơi tàu thuyền khai thác thường đưa cá lên bờ.
Từ các số liệu khảo sát, điều tra; sản lượng khai
thác hải sản từ năm 2010-2014 được tổng hợp theo Bảng 1.
Bảng 1: Tổng hợp sản lượng khai thác hải sản qua các
năm 2010-2014
TT
|
Nội dung
|
Huyện/thị
|
ĐVT
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
1
|
Sản lượng khai
thác
|
Tổng
|
Tấn
|
56.138
|
81.482
|
73.262
|
103.070
|
105.653
|
Quỳnh Lưu
|
Tấn
|
27.663
|
53.060
|
40.947
|
61.521
|
45.155
|
Diễn Châu
|
Tấn
|
17.067
|
17.897
|
21.478
|
28.586
|
28.531
|
Nghi Lộc
|
Tấn
|
4.512
|
3.629
|
3.805
|
4.043
|
4.178
|
Cửa Lò
|
Tấn
|
6.896
|
6.896
|
7.032
|
8.920
|
8.325
|
Hoàng Mai
|
Tấn
|
|
|
|
|
19.464
|
1.1.
|
Cá
|
Tổng
|
Tấn
|
45.025
|
69.974
|
59.266
|
80.570
|
82.618
|
Quỳnh Lưu
|
Tấn
|
23.596
|
48.865
|
36.210
|
52.258
|
39.335
|
Diễn Châu
|
Tấn
|
13.087
|
14.028
|
15.814
|
19.789
|
19.576
|
Nghi Lộc
|
Tấn
|
3.760
|
2.956
|
3.025
|
3.296
|
3421
|
Cửa Lò
|
Tấn
|
4.582
|
4.125
|
4.217
|
5.227
|
4563
|
Hoàng Mai
|
Tấn
|
|
|
|
|
15723
|
1.2
|
Tôm
|
Tổng
|
Tấn
|
1.212
|
1.341
|
1.201
|
2.000
|
2.002
|
Quỳnh Lưu
|
Tấn
|
334
|
289
|
342
|
825
|
512
|
Diễn Châu
|
Tấn
|
456
|
584
|
428
|
656
|
667
|
Nghi Lộc
|
Tấn
|
143
|
128
|
141
|
153
|
143
|
Cửa Lò
|
Tấn
|
279
|
340
|
290
|
366
|
322
|
Hoàng Mai
|
Tấn
|
|
|
|
|
358
|
1.3
|
Mực
|
Tổng
|
Tấn
|
4.837
|
4.834
|
5.453
|
7.300
|
7.595
|
Quỳnh Lưu
|
Tấn
|
2.721
|
2.794
|
3.176
|
5.110
|
3202
|
Diễn Châu
|
Tấn
|
982
|
825
|
987
|
926
|
942
|
Nghi Lộc
|
Tấn
|
285
|
252
|
312
|
305
|
312
|
Cửa Lò
|
Tấn
|
849
|
963
|
978
|
959
|
1002
|
Hoàng Mai
|
Tấn
|
|
|
|
|
2137
|
1.4.
|
Hải sản khác
|
Tổng
|
Tấn
|
5.064
|
5.333
|
7.342
|
13.200
|
13.438
|
Quỳnh Lưu
|
Tấn
|
1.012
|
1.112
|
1.219
|
3.328
|
2.106
|
Diễn Châu
|
Tấn
|
2.542
|
2.460
|
4.249
|
7.215
|
7.346
|
Nghi Lộc
|
Tấn
|
324
|
293
|
327
|
289
|
302
|
Cửa Lò
|
Tấn
|
1.186
|
1.468
|
1.547
|
2.368
|
2.438
|
Hoàng Mai
|
Tấn
|
|
|
|
|
1.246
|
Bảng 2: Tổng sản lượng khai thác thủy sản nội đồng qua
các năm 2010 - 2014
TT
|
Huyện/thị
|
ĐVT
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
1
|
TP Vinh
|
Tấn
|
96
|
101
|
106
|
92
|
110
|
2
|
TX Cửa Lò
|
Tấn
|
20
|
26
|
34
|
38
|
41
|
3
|
TX Thái Hòa
|
Tấn
|
18
|
21
|
21
|
24
|
22
|
4
|
Huyện Diễn Châu
|
Tấn
|
260
|
267
|
263
|
270
|
310
|
5
|
Hiện Yên Thành
|
Tấn
|
576
|
615
|
622
|
614
|
726
|
6
|
Huyện Quỳnh Lưu
|
Tấn
|
241
|
286
|
312
|
321
|
341
|
7
|
Huyện Nghi Lộc
|
Tấn
|
125
|
151
|
165
|
171
|
166
|
8
|
Huyện Hưng Nguyên
|
Tấn
|
403
|
512
|
524
|
485
|
511
|
9
|
Huyện Nam Đàn
|
Tấn
|
588
|
608
|
627
|
628
|
701
|
10
|
Huyện Đô Lương
|
Tấn
|
154
|
169
|
171
|
182
|
178
|
11
|
Huyện Thanh Chương
|
Tấn
|
102
|
116
|
125
|
132
|
137
|
12
|
Huyện Anh Sơn
|
Tấn
|
75
|
81
|
87
|
88
|
85
|
13
|
Huyện Nghĩa Đàn
|
Tấn
|
21
|
23
|
21
|
25
|
32
|
14
|
Huyện Tân Kỳ
|
Tấn
|
94
|
102
|
110
|
108
|
141
|
15
|
Huyện Quỳ Châu
|
Tấn
|
130
|
148
|
151
|
158
|
153
|
16
|
Huyện Quỳ Hợp
|
Tấn
|
38
|
46
|
52
|
53
|
48
|
17
|
Huyện Quế Phong
|
Tấn
|
108
|
114
|
120
|
97
|
108
|
18
|
Huyện Con Cuông
|
Tấn
|
28
|
31
|
34
|
40
|
38
|
19
|
Huyện Tương Dương
|
Tấn
|
59
|
68
|
70
|
73
|
71
|
20
|
Huyện Kỳ Sơn
|
Tấn
|
18
|
21
|
20
|
23
|
25
|
21
|
TX Hoàng Mai
|
Tấn
|
|
|
|
71
|
161
|
Tổng cộng
|
Tấn
|
3.154
|
3.506
|
3.635
|
3.693
|
4.105
|
* Điều tra về số lượng và hiệu quả
nghề khai thác:
Qua quá trình điều tra về số lượng và
hiệu quả nghề khai thác có những đánh giá chung về các đội tàu khai thác chính
trong toàn tỉnh như sau:
- Đội tàu chụp 04 tăng gông:
Chụp 04 tăng gông là một nghề tập trung
chủ yếu tại huyện Quỳnh Lưu và thị xã
Hoàng Mai với công suất > 90 cv, xu thể hiện nay ngư dân đầu tư tàu chủ yếu tập trung ở dải công suất ≥
400 cv. Trung bình trong tháng đội tàu này hoạt động từ 18 - 20 ngày, thời gian
mỗi chuyến biển thường kéo dài từ 7 - 12 ngày, hoạt động với 9 - 10 lao động. Đối
tượng khai thác chính của đội tàu này chủ yếu là các loài cá nổi, mực.
Kết quả từ điều tra thu thập cho thấy
sản lượng bình quân chuyển biến trong tháng của đội tàu này khá ổn định. Doanh
thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 3.
Bảng
3: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
90 - 400 CV
|
5.400
|
2.800
|
2.600
|
2
|
≥ 400 CV
|
5.850
|
3.000
|
2.850
|
- Đội tàu câu tay kết hợp chụp 2
tăng gông:
Đội tàu câu tay kết hợp chụp 2 tăng
gông tập trung chủ yếu ở huyện Quỳnh Lưu, hoạt động ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Mỗi
tháng, đội tàu này thường hoạt động một chuyến từ 11 - 18 ngày, và thường có 6
- 7 lao động trên tàu. Mực ống, cá hố là đối tượng khai thác chủ yếu của đội
tàu này và luôn chiếm trên 90% sản lượng khai thác của đội tàu.
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung
bình theo ngày của đội tàu được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng
4: Doanh thu, chi phí lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
50 - 90 CV
|
2.450
|
1.450
|
1.000
|
2
|
90 - 250 CV
|
3.150
|
1.520
|
1.630
|
3
|
250 - 400 CV
|
4.500
|
2.500
|
2.000
|
- Đội tàu vây:
Đối tượng khai thác của đội tàu này chủ yếu là nhóm
cá nổi, tập trung hầu hết ở huyện Quỳnh Lưu. Ngư trường khai thác trong vùng biển
Vịnh Bắc Bộ và nam Vịnh Bắc Bộ, tại các vùng nước sâu từ 40 - 60m. Mỗi chuyến
biển thường kéo dài trung bình khoảng từ 6 - 9 ngày. Trung bình mỗi tháng, đội tàu này thường hoạt động trong khoảng
từ 18 - 20 ngày, số lao động thường 13 - 15 người/tàu.
Đội tàu vây là một trong những đội tàu cho sản lượng
và doanh thu cao, tương đối ổn định so với các nghề khác trong tỉnh, hiện nay
nhiều ngư dân trong tỉnh đang cố gắng đầu tư, chuyển đổi nghề để nâng cao thu
nhập. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 5.
Bảng 5: Doanh thu,
chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
90 - 250 CV
|
15.200
|
6.400
|
8.800
|
2
|
250 - 400 CV
|
16.600
|
7.200
|
9.400
|
3
|
≥ 400 CV
|
16.800
|
8.100
|
8.700
|
- Đội tàu giã đôi:
Đội tàu giã xa bờ tập trung chủ yếu ở thị xã Cửa Lò
và huyện Diễn Châu, thường hoạt động vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Trung bình mỗi
tháng hoạt động từ 16 - 20 ngày, mỗi chuyến biển thường 7 - 8 ngày. Số lao động
thường là từ 6 - 7 người, phổ biến nhất là mức 6 người. Đối tượng khai thác chủ
yếu của đội làu này là cá, mực, cá xô, cá
tạp ... và cá có giá trị xuất khẩu. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày
được thể hiện ở Bảng 6.
Bảng 6: Doanh thu,
chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
> 90 CV
|
9.900
|
7.000
|
2.900
|
- Đội tàu rê thu, ngừ:
Đối tượng khai thác là nhóm cá thu, cá
ngừ có giá trị kinh tế cao. Ngư trường khai thác chủ yếu trong vùng biển Vịnh Bắc
Bộ. Mỗi chuyến biển thường kéo dài trung bình khoảng từ 7 - 10 ngày. Trung bình
mỗi tháng hoạt động từ 16 - 18 ngày, Lao động bình quân từ 6 - 7 lao động/tàu.
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 7.
Bảng
7: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
90 - 250 CV
|
3.917
|
1.000
|
2.917
|
2
|
250 - 400 CV
|
4.672
|
1.681
|
2.991
|
- Đội tàu rê trôi:
Đối tượng khai thác là nhóm cá nổi. Ngư trường khai
thác chủ yếu trong vùng biển ven bờ Thanh Hóa - Hà
Tĩnh. Mỗi chuyến biển thường hoạt động trong ngày hay kéo dài khoảng từ
4 - 6 ngày. Trung bình mỗi tháng, thường hoạt động trong khoảng từ 16 - 18
ngày. Số lao động trên tàu ổn định qua các năm, thường phổ biến nhất ở mức 3
lao động/tàu.
Nghề lưới rê trôi phù hợp với nghề cá quy mô nhỏ,
kinh phí đầu tư thấp, ổn định sinh kế.... Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo
ngày được thể hiện ở Bảng 8.
Bảng 8: Doanh thu,
chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
20 - 50 CV
|
2.500
|
763
|
1.737
|
2
|
50 - 90 CV
|
3.875
|
900
|
2.975
|
- Đội tàu rê trôi đáy (rê Quét):
Đối tượng khai thác chủ yếu là nhóm
cá đáy như cá Lượng, cá Mối, cá Thừng, cá
Lượng Rìu.... Hoạt động khai thác xa bờ là chủ yếu, sản phẩm có giá trị kinh tế
cao. Mỗi chuyến biển thường kéo dài trung bình khoảng từ 7 - 10 ngày. Trung
bình mỗi tháng, thường hoạt động trong khoảng từ 16 - 18 ngày, mức 7 lao động/tàu.
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 9.
Bảng
9: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
90 - 250 CV
|
3.910
|
1.832
|
2.078
|
2
|
250 - 400 CV
|
4.547
|
1.842
|
2.705
|
- Đội tàu rê đáy:
Đối tượng khai thác chủ yếu là nhóm cá đáy và nhóm
giáp xác. Ngư trường khai thác vùng biển ven bờ. Chuyến biển thông thường là 01
ngày, số ngày hoạt động trong tháng 12 - 18 ngày, phổ biến 02 lao động/tàu.
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 10.
Bảng 10: Doanh thu,
chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
20 - 90 CV
|
732
|
176
|
556
|
- Đội tàu giã đôi 20 - 48CV:
Đội tàu giã đôi 20 - 48 CV tập trung ở
huyện Diễn Châu, thường hoạt động vùng ven bờ tỉnh Nghệ An và một số tỉnh lân cận
như Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Trung bình mỗi
tháng đội tàu này hoạt động từ 16 - 20 ngày, mỗi chuyến biển thường đi trong
ngày hoặc 4 - 5 ngày. Số lao động trong mỗi chuyến biển thường là từ 3 - 4 người.
Đối tượng khai thác chủ yếu của đội tàu này là tôm, cá Đù, cá Xóc, cá tạp, Mực,
Ghẹ,... Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 11.
Bảng
11: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
20 - 90 CV
|
3.320
|
2.200
|
1.120
|
- Đội tàu giã đơn:
Đội tàu giã đơn có công suất máy thường từ 20 - 90
CV tập trung chủ yếu ở huyện Diễn Châu, khai thác chủ yếu các loại tôm, moi, ốc,
thường hoạt động vùng ven bờ tỉnh Nghệ An và một số tỉnh lân cận như Thanh Hóa,
Hà Tĩnh. Trung bình mỗi tháng đội tàu này
hoạt động từ 16 - 18 ngày, mỗi chuyến biển thường đi trong 3 - 4 ngày. Số lao động
trong mỗi chuyến biển là từ 3 - 5 người, phổ biến nhất là 4 người. Doanh thu,
chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 12.
Bảng 12: Doanh thu,
chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
20 - 90 CV
|
1.722
|
872
|
850
|
- Đội tàu xăm:
Đối tượng khai thác chủ yếu là moi và nhóm cá nổi nhỏ như cá cơm.... hoạt động khai thác ven
bờ. Mỗi chuyến biển thường kéo dài trung bình khoảng từ 1 - 2 ngày. Trung bình
mỗi tháng, thường hoạt động trong khoảng từ 12 - 18 ngày, lao động trên tàu dao
động mức 10 - 12 lao động/tàu. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được
thể hiện ở Bảng 13.
Bảng 13: Doanh thu,
chi phí và lợi nhuận ngày
ĐVT: 1000 Đồng
TT
|
Đội tàu
|
Doanh thu
|
Chi phí
|
Lợi nhuận
|
1
|
< 20 CV
|
2.200
|
400
|
1.800
|
2
|
50 - 90 CV
|
3.463
|
1.150
|
2.313
|
3
|
90 - 400 CV
|
3.775
|
2.105
|
1.670
|
1.2. Đánh giá chung
a) Ưu điểm:
Thực hiện nhiệm vụ thống kê sản lượng nghề khai
thác thủy sản thường xuyên sẽ giúp cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Nghệ An nắm được hiện trạng và xu hướng biến động của các đối tượng thủy sản
quan trọng, chất lượng nguồn lợi và hệ sinh thái biển; biến động về năng suất,
cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản; làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch, kế
hoạch phát triển nghề cá một cách hiệu quả và bền vững.
Qua 5 năm thực hiện Đề
án, tuy số liệu còn hạn chế nhưng Đề án cũng đã góp phần đáp ứng được
các vấn đề của quản lý nghề cá đặt ra như:
(1) Đánh giá mức độ bền vững của nghề cá.
(2) Triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng
cấp cơ sở chế biến, dịch vụ nghề cá.
(3) Điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp phù hợp khả năng
nguồn lợi từng vùng.
(4) Đào tạo nguồn nhân lực.
(5) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phục hồi,
tái tạo những loài thủy sản cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng.
(6) Cơ sở khoa
học để xây dựng kế hoạch quản lý vùng biển ven bờ thuộc quyền quản lý của tỉnh
và xác định số lượng tàu của tỉnh được phép tham gia khai thác tại vùng biển xa
bờ.
(7) Thòng qua số liệu Đề
án đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
ban hành các chính sách quản lý và phát triển nghề cá bền vững:
- Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi nghề khai
thác thủy sản từ vùng lộng sang vùng khơi đến năm 2020;
- Quyết định số
1998/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 về việc phê duyệt Đề
án Xây dựng tổ hợp tác khai thác
thủy sản trên biển tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số
2782/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp cơ
khí đóng, sửa chữa tàu cá đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 02/QĐ-UBND
ngày 9/01/2015 về việc Ban hành Quy định quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Chỉ thị số
31 ngày 05/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng
biển ven bờ tỉnh Nghệ An;
- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Tăng cường quản
lý tàu cá khai thác thủy sản bằng nghề lưới
Kéo trên vùng biển thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.
b) Tồn tại:
- Việc triển khai công tác thống kê hoạt động độc lập
và giải quyết vấn đề mang tính tức thời, không liên tục, chưa có sự liên kết
các vấn đề về nguồn lợi - khai thác và kinh tế xã hội, dẫn đến nguồn số liệu
khó khai thác sử dụng, hạn chế thông tin tổng hợp phục vụ công tác dự báo, tư vấn
cho việc ra quyết định trong công tác quản lý và giải quyết bài toán tổng thể.
- Các chỉ số tổng
sản lượng khai thác chỉ được phân thành các nhóm cá, tôm và mực, không phân
theo loài và nhóm loài khai thác, không theo các đội tàu nghề khai thác, đặc biệt
là không thể hiện được những thông tin liên quan đến các hoạt động khai thác.
Chính vì vậy, nguồn số liệu này chưa đủ cơ sở để tính toán phân tích sâu, phục
vụ việc xây dựng quy hoạch, dự báo và quản lý
nghề cá bền vững.
- Phần mềm CSDL Vnfishbase hiện tại đang trong thời
gian khắc phục và hoàn thiện nên công tác nhập số liệu còn gặp nhiều khó khăn.
Số liệu chủ yếu được xử lý trên Microsoft Excel nên còn mất nhiều thời gian cho
việc nhập dữ liệu cũng như chiết xuất ra các báo cáo.
- Bên cạnh đó, nguồn kinh phí của UBND tỉnh cấp
trong 05 năm thực hiện Đề án (giai đoạn 2010-2015) không đủ như Dự toán đã được
phê duyệt (200.000.000 đồng/năm) nên công tác thu thập cũng như xử lý số liệu
chưa được thường xuyên, liên tục. Do đó, chưa thể phân tích, đánh giá được hiện
trạng cũng như xu thế biến động của nghề khai thác. Cụ thể, kinh phí UBND tỉnh cấp để thực hiện Đề án cho từng năm
như sau:
+ Năm 2010 là: 95.000.000 đồng (Chín mươi lăm triệu
đồng chẵn);
+ Năm 2011 là: 82.000.000 đồng (Tám mươi hai triệu
đồng chẵn);
+ Năm 2012
là: 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng chẵn);
+ Năm 2013 là: 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng
chẵn);
+ Năm 2014 là: 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng
chẵn).
c) Nguyên nhân:
- Do nguồn kinh phí cấp cho hằng năm không đủ theo
dự toán được duyệt nên công tác thống kê không được thường xuyên, liên tục.
- Trong giai đoạn thực hiện Đề án thì phần mềm CSDL
Vnfishbase chưa được đưa vào hoạt động được nên số liệu cũng như các báo cáo
đang còn gặp nhiều khó khăn.
2. Mục tiêu, nội dung và các giải
pháp thực hiện.
2.1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực quản lý và phát triển ngành khai
thác hải sản Nghệ An hiệu quả và bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể
- Thiết lập và triển khai hệ thống thu thập số liệu
thống kê khai thác hải sản tỉnh Nghệ An phù hợp với kế hoạch chung của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cung cấp số liệu thống kê tổng hợp của nghề khai thác, đánh bắt hải sản cho các cơ quan quản
lý.
- Đánh giá nghề cá phục vụ việc lập quy hoạch, kế
hoạch phát triển nghề cá hiệu quả và bền
vững ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
2.2. Nội dung
a) Nội dung 1: Thiết lập hệ thống thu thập số liệu
nghề cá
* Xây dựng văn bản điều hành:
Căn cứ vào các văn bản qui phạm có liên quan ở cấp trên,
xây dựng văn bản cụ thể hóa ở cấp địa phương nhằm hướng tới xây dựng một hệ thống
thống kê chuyên ngành nghề khai thác hải sản và duy trì hệ thống đó theo hướng
bền vững.
* Củng cố và Xây dựng tổ chức hệ thống thu thập:
Căn cứ vào cơ cấu và tập quán của các đội tàu khai thác ở địa phương, xây dựng
hệ thống thu thập số liệu cho phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương cụ thể
nhưng phải gọn nhẹ, hiệu quả và có thể duy trì bền vững.
* Biện pháp thực hiện:
- Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Nghệ An sẽ thành lập tổ công tác phụ trách hoạt động giám sát hoạt động khai
thác của địa phương có chức năng và nhiệm vụ riêng do Chi cục trưởng quyết định.
Tổ công tác sẽ rà soát tất cả văn bản qui phạm và công văn có liên quan hiện
hành để soạn thảo văn bản riêng nhằm cụ thể hóa công tác giám sát hoạt động
khai thác hải sản ở địa phương.
- Thiết lập mạng lưới thu thập số liệu tại các cảng
cá, bến cá và các địa phương có nghề khai
thác hải sản trong toàn tỉnh. Phân công các tổ/nhóm/cá nhân điều hành, quản lý
hoạt động thu thập, xử lý, phân tích số liệu và xây dựng báo cáo theo yêu cầu
quản lý nghề cá của tỉnh.
- Cán bộ thu thập số liệu tại hiện trường: Bao gồm
cán bộ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cán bộ quản lý thủy sản
hoặc cán bộ có chuyên môn tương đương làm việc tại các huyện, thành, thị, cán bộ quản lý nghề cá tại các xã, phường ven biển.
- Cán bộ quản lý và tổng hợp: Cán bộ Chi cục Khai
thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Khai thác thủy
sản hoặc tương đương.
- Nhiệm vụ: Thu thập số liệu, xử lý số liệu điều
tra, nhập số liệu vào cơ sở dữ liệu đảm bảo
chất lượng số liệu điều tra.
b) Nội dung 2: Hoạt động điều tra thu thập số liệu:
* Điều tra thống kê về cường lực khai thác:
Cường lực khai thác là khả năng huy động thực tế
các tàu tham gia hoạt động khai thác trong một thời gian nhất định thường được
tính theo tháng. Đối với tàu là tổng số
ngày mà tàu đó đi biển trong tháng (đơn vị tính là ngày/tàu), đối với đội tàu
là tổng số ngày đi biển của tất cả các
tàu trong đội tàu.
Để tính toán được cường lực khai thác chúng ta cần
phải điều tra hoạt động của đội tàu. Điều tra hoạt động của tàu là cuộc điều tra ngẫu nhiên và cố định, mục tiêu của nó
nhằm tính toán hệ số hoạt động của tàu (BAC). Tổng thể nghiên cứu của điều tra
hoạt động tàu là trạng thái hoạt động của tất cả các tàu thuyền trong đội tàu
đang hoạt động vào tất cả các ngày trong tháng.
Điều tra cường lực khai thác thực hiện những nội
dung như sau:
- Xác định quy mô mẫu: Việc xác định mẫu căn cứ
theo hướng dẫn của tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) và trung tâm phát
triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã nghiên cứu và xây dựng tài liệu hướng
dẫn về thu mẫu ở lĩnh vực này (Phụ lục I).
- Lập biểu điều tra: Căn
cứ vào số mẫu cần thu, xác định chu kỳ thu mẫu trong tháng, đảm bảo sao
cho những ngày thu mẫu phải có những ngày đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng.
Việc thu mẫu được thực hiện theo chu kỳ 03 ngày, tức là mỗi tháng chỉ thu mẫu
10 ngày. Chọn ngẫu nhiên một số tàu trong một đội tàu, lập danh sách để tiến
hành điều tra cố định.
- Triển khai điều tra: Phương pháp điều tra hiệu quả
nhất hiện nay là điều tra qua điện thoại, căn cứ theo kế hoạch về thời gian và danh sách tàu trong bảng, điều tra, cán bộ
thống kê chỉ cần hỏi xem tại thời điểm đó
tàu cá có đi hoạt động khai thác ngoài biển hay không, và làm thao tác đánh dấu theo quy định vào phiếu
điều tra.
* Điều tra
thống kê về nghề khai thác:
Nghề khai thác được điều tra thống kê nghề đánh bắt
chính theo từng nhóm công suất tàu và số lượng mẫu của các đội tàu cần thu theo
hàng tháng (Phụ lục II).
* Điều tra thống kê về sản lượng khai thác:
Đối với điều tra sản lượng khai thác có thể sử dụng
nhiều cách chọn mẫu kết hợp như: Chọn mẫu phân nhóm theo còng suất và nghề khai
thác; chọn mẫu theo khối đối với địa bàn các huyện, thị, cảng cá, bến cá hay chọn
mẫu theo phân cấp; mẫu cấp một là cảng cá, bến cá, mẫu cấp hai là chọn mẫu ngẫu
nhiên để điều tra.
Điều tra sản lượng khai thác là điều tra mẫu để ước
tính sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác. Tổng thể điều tra là tập hợp tất cả các lần sản phẩm khai thác được
của tất cả các tàu cá tại địa phương trong một tháng. Cuộc điều tra này được tiến
hành tại các điểm lên cá như: Cảng cá, bến cá, hay các nơi tàu thuyền khai thác
thường đưa cá lên bờ.
Theo hướng dẫn của tổ
chức FAO về lĩnh vực này, quy mô mẫu điều tra sản lượng khai thác người
ta thường sử dụng độ tin cậy tối thiểu 90% tương ứng với 32 mẫu đối với một đội
tàu (căn cứ theo bảng tra cứu Quy mô mẫu điều
tra sản lượng khai thác của FAO - Phụ lục III).
* Biện pháp thực hiện:
Với cách điều tra thống kê nghề khai thác như trên
và hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay, cách tốt nhất là xây dựng hệ thống cộng
tác viên ở các điểm lên cá làm nhiệm vụ
thu thập số liệu và thông tin hàng ngày. Để xây dựng đội ngũ cộng tác viên, cần
phải có sự lựa chọn những người có trình độ cần thiết và am hiểu nghề cá địa
phương. Họ cũng cần phải được tập huấn cách thức thu thập số liệu sao cho đảm bảo
được tính đại diện, sát với tình hình thực tế của nghề cá địa phương và cách viết
báo cáo hàng tháng về tình hình thu thập số liệu, những vấn đề tác động tốt, xấu
đến hoạt động nghề cá. Như vậy ít nhất mỗi xã/phường trọng điểm nghề cá phải có
01 cộng tác viên phụ trách.
Chi Cục cần thiết lập một nhóm cán bộ (3 người) chịu
trách nhiệm về hệ thống này và làm báo
cáo khi cần thiết. Họ cũng phải là những người có
đủ am hiểu để có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của
hệ thống.
Cần thống nhất với Cục thống kê tỉnh về phương pháp,
cách thức thực hiện để tránh tình trạng thu thập số
liệu chồng chéo, phương pháp khác nhau và kết quả khác nhau.
c) Nội dung 3: Xử lý số liệu và xây dựng báo cáo.
* Xử lý, tổng hợp số
liệu thu thập thống kê:
Số liệu thu thập được tổng hợp tính toán theo công
thức tính của FAO (Phụ lục II)
* Xây dựng báo cáo đánh giá số liệu:
Làm cơ sở tư vấn cho các chương trình, dự án, các
chính sách phát triển nghề cá và công tác quy hoạch nghề cá phát triển bền vững
* Biện pháp thực hiện:
Sử dụng công thức tính sản lượng đánh bắt theo tài
liệu hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/FAO. Phối hợp các cơ
quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các cơ quan liên quan trong tỉnh xây dựng các báo cáo tư vấn
và lập kế hoạch quản lý nghề cá hàng năm của tỉnh.
Nhóm cán bộ phụ trách là những người chịu trách nhiệm
về việc xây dựng các báo cáo định kỳ hay
đột xuất theo yêu cầu của Chi cục Trưởng
hay Lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn.
* Đánh giá tác động của Đề án:
- Dữ liệu về
nghề khai thác hải sản được thu thập, cập nhật thường xuyên đảm bảo tính kịp thời,
chính xác và có độ tin cậy cao.
- Số liệu đầu ra của chương trình sẽ là những con số
thống nhất và sử dụng chung trong toàn tỉnh (bao gồm cả Cục Thống kê).
- Đội ngũ cán bộ tham gia sẽ được trang bị các kiến
thức chuyên sâu về giám sát, thu thập số liệu và đánh giá nghề cá, nâng cao
năng lực tư vấn cho quản lý nghề cá.
- Những kết quả đánh giá, tư vấn sẽ là thông tin đầu
vào cho việc quy hoạch, quản lý và phát
triển nghề địa phương.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Dự toán nguồn kinh phí hằng năm: 300.000.000 đồng/năm.
b) Nguồn kinh
phí: Nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách tỉnh (chi sự nghiệp thủy sản)
bố trí cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (phụ lục IV).
3.2. Phân công nhiệm vụ
a) Sở Nông
nghiệp và PTNT:
Là cơ quan chỉ đạo, giám sát thực hiện Đề án; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về hiệu quả thực
hiện Đề án. Hàng năm xây dựng báo cáo đánh giá nghề cá, quy hoạch và kế hoạch quản lý, phát triển nghề cá dựa trên số
liệu thu thập được
b) Cục Thống kê:
- Phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản trong việc thống nhất các chỉ tiêu thống kê lĩnh vực thủy sản.
- Thiết lập mạng lưới cán bộ thống kê và sử dụng
chung số liệu từ nhiệm vụ này.
c) Sở Kế hoạch
đầu tư:
Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh về các chính sách, kế hoạch
phát triển ngành khai thác hải sản của tỉnh.
d) Sở Tài chính:
Căn cứ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo Đề án, thẩm định dự toán kinh phí, tham mưu UBND
tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện.
e) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Tổ chức
nhân sự thiết lập hệ thống cộng tác viên thực hiện công tác thống kê thu thập số
liệu từ công tác phỏng vấn thông qua biểu mẫu được thống nhất từ Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp với Cục Thống kê xây dựng và vận hành hệ
thống thống kê lĩnh vực khai thác thủy sản phù hợp điều kiện từng huyện, xã có
hoạt động thủy sản.
- Xây dựng kế hoạch thu thập số liệu và trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
- Tổ chức đào
tạo, tập huấn hướng dẫn quy trình, phương pháp thu mẫu thống kê cho cán bộ thu
mẫu.
- Xây dựng các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý thủy sản các cấp.
f) Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và xã, phường ven biển có trách nhiệm:
- Cử cán bộ tham gia làm cộng tác viên thống kê thủy
sản.
- Phối hợp Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản triển khai các hoạt động thu thập số liệu tại địa phương.
Điều 2. Giao Nông nghiệp và
PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các
huyện ven biển tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Triển khai nhiệm vụ thu thập
số liệu thống kê nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã ven biển và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT NN UBND tỉnh;
- PVP TC UBND tỉnh;
- Chi cục KT&BVNLTS;
- Lưu: VTUB, CVNN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|
PHỤ LỤC I
1. Yêu cầu lấy mẫu lên cá ở mức độ chính xác và quy
mô tổng thể:
(Bảng tra quy mô
mẫu thu - Trích tài liệu của FAO)
Độ chính xác
(%)
|
90
|
91
|
92
|
93
|
94
|
95
|
96
|
97
|
98
|
99
|
|
Quy mô tổng thể
|
|
Quy mô mẫu an
toàn
|
|
300
|
29
|
35
|
43
|
54
|
69
|
90
|
120
|
163
|
218
|
274
|
|
400
|
30
|
36
|
44
|
56
|
73
|
97
|
133
|
188
|
267
|
356
|
|
500
|
30
|
37
|
45
|
58
|
75
|
102
|
143
|
208
|
308
|
432
|
|
600
|
30
|
37
|
46
|
59
|
77
|
106
|
150
|
223
|
343
|
505
|
|
700
|
31
|
37
|
47
|
60
|
79
|
108
|
156
|
236
|
373
|
574
|
|
800
|
31
|
38
|
47
|
60
|
80
|
110
|
160
|
246
|
400
|
640
|
|
900
|
31
|
38
|
47
|
61
|
81
|
112
|
164
|
255
|
424
|
703
|
|
1000
|
32
|
38
|
48
|
61
|
82
|
114
|
167
|
262
|
445
|
762
|
|
2000
|
32
|
39
|
49
|
63
|
85
|
120
|
182
|
302
|
572
|
1231
|
|
3000
|
32
|
39
|
49
|
64
|
86
|
123
|
188
|
318
|
632
|
1549
|
|
4000
|
32
|
39
|
49
|
64
|
87
|
124
|
191
|
327
|
667
|
1778
|
|
5000
|
32
|
39
|
50
|
64
|
87
|
125
|
192
|
332
|
690
|
1952
|
|
6000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
88
|
125
|
194
|
336
|
706
|
2088
|
|
7000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
88
|
126
|
195
|
339
|
718
|
2197
|
|
8000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
88
|
126
|
195
|
341
|
728
|
2286
|
|
9000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
88
|
126
|
196
|
342
|
735
|
2361
|
|
10000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
88
|
126
|
196
|
343
|
741
|
2425
|
|
15000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
88
|
127
|
197
|
347
|
760
|
2638
|
|
20000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
89
|
127
|
198
|
349
|
770
|
2760
|
|
25000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
89
|
127
|
198
|
351
|
776
|
2838
|
|
30000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
89
|
128
|
199
|
352
|
780
|
2893
|
|
35000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
89
|
128
|
199
|
352
|
782
|
2933
|
|
40000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
89
|
128
|
199
|
353
|
785
|
2964
|
|
45000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
89
|
128
|
199
|
353
|
786
|
2989
|
|
50000
|
32
|
39
|
50
|
65
|
89
|
128
|
199
|
353
|
788
|
3009
|
|
>50000
|
32
|
40
|
50
|
65
|
89
|
128
|
200
|
356
|
800
|
3201
|
|
2. Mẫu phỏng vấn sản lượng khai thác
hải sản
Thông tin chung
|
Thông tin về tàu
|
Người phỏng vấn: ………………………………
|
Tên chủ tàu: ……………………………………
|
Ngày /tháng/năm phỏng vấn: ..../.../201...
|
Số đăng ký làu: NA - …………………….. - TS
|
Mẫu số: .............
|
Công suất (CV): .............
|
Ngày cập bến cá: ............ / ............ /201
…….
|
Trọng tải (Tấn): .............
|
Điểm lên cá: .............
|
Số ngày đánh cá tháng trước:.............
(ngày)
|
Thông tin chuyến biển
|
Chi phí cho
chuyến biển (Đơn vị: 1000 đ)
|
Số nhân công: ……………………………….
|
Nhiên liệu:
|
………………………….
|
Ngư trường: ………………………….
|
Mồi:
|
………………………….
|
Độ sâu đánh bắt (m): ………………………….
|
Chi phí bảo quản:
|
………………………….
|
Đối tượng đánh bắt: ………………………….
|
Lương thực:
|
………………………….
|
Thời gian chuyến đi (ngày): ………………
|
Chi phí khác:
|
………………………….
|
Số ngày không hoạt động trong chuyến: …….
|
|
………………………….
|
Số mẻ lưới/ngày:
………………………….
|
|
………………………….
|
Thời gian một mẻ (giờ): ………………………
|
|
………………………….
|
Thời gian đánh bắt: (ngày/đêm/ngày và đêm)
|
Tổng:
|
………………………….
|
Ngư cụ
|
|
|
Loại ngư cụ
|
Thông số kỹ thuật
|
Tổng độ Dài (m)
|
Mắt lưới (2a) (mm)
|
Số lượng lưới
|
Số lưỡi câu/dây
|
Chiều cao (m)
|
Lưới kéo
|
Kéo đôi
|
LPhao: ….
|
Cỡ mắt ở đụt: ……..
|
……..
|
|
|
Kéo đơn
|
LPhao: ….
|
Cỡ mắt ở đụt: ……..
|
……..
|
|
|
Lưới rê
|
Rê trôi thu ngừ
|
……..
|
……..
|
……..
|
|
……..
|
Rê trôi lưới cước
|
……..
|
……..
|
……..
|
|
……..
|
Rê trôi tầng đáy
|
……..
|
……..
|
……..
|
|
……..
|
Rê cố định tầng đáy
|
……..
|
……..
|
……..
|
|
……..
|
Rê 3 lớp
|
……..
|
……..
|
……..
|
|
……..
|
Lưới vây
|
Vây ngày/đêm
|
……..
|
Cỡ mắt ở tùng: ……
|
……..
|
|
……..
|
Vây cá cơm
|
……..
|
Cỡ mắt ở tùng: ……
|
……..
|
|
……..
|
Vây chà rạo/AS
|
……..
|
Cỡ mắt ở tùng: ……
|
……..
|
|
……..
|
Nghề Câu
|
Câu vàng cá ngừ
|
……..
|
Số vàng: …….
|
Số dây câu:…….
|
LPhao ganh ….
|
Câu tay cá
|
|
|
Số dây câu:…….
|
|
Câu tay mực ống
|
|
|
Số dây câu:…….
|
|
Câu tay mực xà
|
|
|
Số thúng câu:…….
|
|
Câu vàng tầng đáy
|
……..
|
Số vàng ………..
|
Số dây câu:…….
|
LPhao ganh ….
|
Chụp mực
|
Chu vi miệng:….
|
Đụt:…….
|
……..
|
|
Chiều cao: ……..
|
Pha xúc
|
Diện tích (m2)
|
……..
|
……..
|
|
……..
|
Vó, mảnh
|
Độ mở ngang: ………
|
Tùng: ……..
|
……..
|
|
……..
|
Đăng, Đáy
|
Độ dài miệng đáy: …..
|
Cỡ mắt ở đụt: ………
|
Số đáy:……….
|
|
Chiều cao: ……..
|
Bẫy - rập
|
Độ dài: ……….
|
Cỡ mắt ở đụt: ………
|
Số bẫy: ……….
|
|
Chiều cao: ……..
|
Nghề khác ………………
|
………
|
………
|
………
|
|
……..
|
Sản lượng chuyến biển
|
|
STT
|
Nhóm thương phẩm
|
Sản lượng (kg)
|
Giá thành (1000 đ)
|
Thành tiền (1000
đ)
|
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
|
|
8
|
|
|
|
|
|
9
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
|
11
|
|
|
|
|
|
12
|
|
|
|
|
|
13
|
|
|
|
|
|
14
|
|
|
|
|
|
15
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Nhận định các vấn đề liên
quan ……………………………………
3. Mẫu phỏng vấn cường lực khai thác
hải sản (BAC)
STT
|
Họ và tên
|
Số đăng ký tàu
|
Địa chỉ liên lạc
|
Ngày điều tra
trong tháng
|
Tổng Cộng
|
3
|
6
|
9
|
12
|
15
|
18
|
21
|
24
|
27
|
30
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
NGHỀ KHAI THÁC VÀ SỐ LƯỢNG MẪU SẢN LƯỢNG CỦA CÁC ĐỘI
TÀU CẦN THU HÀNG THÁNG
Nhóm nghề
|
Loại nghề
|
Dải công suất
|
Số lượng tàu
|
Đội tàu thu phiếu
(*)
|
Số lượng phiếu/tháng
|
Ghi chú
|
NGHỀ CÂU
|
CÂU MỰC
|
< 20
|
|
-
|
0
|
|
20 đến <90
|
|
-
|
0
|
|
≥ 90
|
|
-
|
0
|
|
CÂU TAY CÁ
|
< 20
|
117
|
1
|
32
|
|
20 đến <90
|
59
|
1
|
32
|
|
≥ 90
|
7
|
-
|
0
|
|
CÂU TAY CÁ NGỪ
|
< 20
|
|
-
|
0
|
|
20 đến <90
|
|
-
|
0
|
|
≥ 90
|
|
-
|
0
|
|
CÂU VÀNG ĐÁY
|
< 20
|
|
-
|
0
|
|
20 đến <90
|
|
-
|
0
|
|
≥ 90
|
|
-
|
0
|
|
CÂU KHÁC (chung)
|
< 20
|
|
-
|
0
|
|
20 đến <90
|
|
-
|
0
|
|
≥ 90
|
|
-
|
0
|
|
NGHỀ LƯỚI KÉO
|
KÉO ĐÔI
|
< 20
|
|
-
|
0
|
|
20 đến <50
|
67
|
1
|
32
|
|
50 đến <90
|
8
|
-
|
0
|
|
90 đến <250
|
104
|
1
|
32
|
|
250 đến <400
|
38
|
1
|
32
|
|
≥ 400
|
20
|
-
|
0
|
|
KÉO ĐƠN
|
< 20
|
21
|
-
|
0
|
|
20 đến <50
|
425
|
1
|
32
|
|
50 đến <90
|
134
|
1
|
32
|
|
90 đến <250
|
5
|
-
|
0
|
|
250 đến <400
|
4
|
-
|
0
|
|
≥ 400
|
1
|
-
|
0
|
|
LƯỚI KÉO KHÁC (chung)
|
< 20
|
|
-
|
0
|
|
20 đến <50
|
|
-
|
0
|
|
50 đến <90
|
|
-
|
0
|
|
90 đến <250
|
|
-
|
0
|
|
250 đến <400
|
|
-
|
0
|
|
≥ 400
|
|
-
|
0
|
|
NGHỀ LƯỚI RÊ
|
RÊ BA LỚP
|
< 20
|
|
-
|
0
|
|
20 đến <90
|
|
-
|
0
|
|
≥ 90
|
|
-
|
0
|
|
RÊ ĐÁY
|
< 20
|
49
|
-
|
0
|
|
20 đến <90
|
182
|
1
|
32
|
|
≥ 90
|
205
|
1
|
32
|
|
RÊ NỔI
|
< 20
|
1,160
|
-
|
0
|
|
PHỤ LỤC III:
TÍNH TOÁN SẢN IƯỢNG VÀ CƯỜNG LỰC KHAI THÁC
Sản lượng khai thác (CATCH) = Năng lực khai thác trên
đơn vị cường lực (CPUE) x Cường lực khai thác (EFFORT):
CATCH (SL) = CPUE x
EFFORT
Được thể hiện theo công thức sau:
CATCH (SL) = CPUE x
A x BAC x F
Cường lực khai thác (EFFORT) = Hệ số hoạt động của
đội tàu (BAC) x Tổng số tàu có trong đội tàu (F) x Số ngày các tàu khai thác có thể đi biển trong một tháng (A).
Trong đó:
CPUE: Năng suất khai thác trên một đơn vị cường lực (sản lượng khai thác trung bình trong
một ngày của một đội tàu - đơn vị: kg/tàu/ngày).
A: Số ngày các tàu khai thác có thể đi biển trong một
tháng (A = Số ngày dương lịch trong tháng - số ngày tất cả các tàu không đi biển
khai thác trong tháng).
F: Tổng số tàu thuyền khai thác của tỉnh - phân
theo nhóm đội tàu thu mẫu (từ nguồn số liệu điều tra cơ bản).
BAC: Là hệ số hoạt động của đội tàu, biểu hiện xác
suất để một tàu thuyền khai thác hải sản bất kỳ có
thể đi biển vào một ngày bất kỳ trong tháng.
PHỤ LỤC IV:
DỰ TOÁN KINH PHÍ
ĐVT: đồng
TT
|
Nội dung
|
ĐVT
|
Số lượng
|
Kinh phí
|
Thành tiền
|
1
|
Công tác phí cho cán bộ thu thập số liệu sản lượng,
hệ số BAC tại các bến cá: 03 người x 10 ngày/tháng
|
Ngày
|
30
|
260,000
|
7,800,000
|
2
|
Chi phí phiếu điều tra (*)
|
Phiếu
|
544
|
30,000
|
16,320,000
|
3
|
Phô tô, in ấn phiếu điều tra:
|
Bộ
|
544
|
1,000
|
544,000
|
4
|
Điện thoại, internet
|
Tháng
|
1
|
300,000
|
300,000
|
5
|
Chi khác
|
|
|
|
36,000
|
6
|
Tổng chi phí cho 01 tháng
|
|
|
|
25,000,000
|
7
|
Kinh phí cho 01 năm: 12 tháng
|
Tháng
|
12
|
25,000,000
|
300,000,000
|