ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2958/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa,
ngày 19 tháng 11 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16
tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ‘‘Về việc
phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1963/TTr-SNN-NVTH ngày 18 tháng 10 năm
2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt tỉnh Khánh Hòa đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030 (đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và
Môi trường; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Vinh
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Phần I
ĐẶC ĐIỂM VÀ DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
I. Đặc điểm của ngành trồng trọt
Sản xuất trồng trọt là ngành kinh
tế gắn liền với đời sống và hoạt động của con người là ngành sử dụng nhiều tài
nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước...) và gắn chặt với môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội. Sản xuất trồng trọt được tiến hành trên không gian rộng
và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên.
Đất
đai là tư liệu sản xuất chính của ngành trồng trọt, diện tích có hạn và ngày
càng bị thu hẹp để phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, vì vậy để
phát triển ngành trồng trọt, con đường tất yếu là phải thâm canh, luân canh đi
đôi với việc lựa chọn chủng loại cây trồng và giống cây trồng hợp lý.
Thực
tế cho thấy và khoa học đã chứng minh, để nâng cao hiệu quả cây trồng trên một
đơn vị diện tích đất canh tác thì cần thâm canh, chuyên canh kết hợp với kinh
doanh tổng hợp trong nội bộ ngành hoặc gắn sản xuất trồng trọt với các lĩnh vực
sản xuất khác theo các mô hình VAC (vườn – ao – chuồng); RAC (rừng – ao –
chuồng); gắn trồng trọt với chăn nuôi, với du lịch sinh thái với sản xuất kinh
doanh sinh vật cảnh, với môi trường...
Yếu
tố nước tưới cho cây trồng là điều kiện tiên quyết thâm canh tăng năng suất
trong trồng trọt.
II. Dự báo các điều kiện và động lực để phát triển
ngành trồng trọt
1.
Các yếu tố cần dự báo
Sản
xuất trồng trọt phụ thuộc vào các nhóm yếu tố sau:
-
Nhóm yếu tố sinh thái bao gồm đất, nước, thời tiết khí hậu, đặc điểm cây trồng,
côn trùng, sinh vật và vi sinh vật. Vì vậy, loại cây trồng nào thỏa mãn được
các điều kiện sinh thái thì có nhiều cơ hội được lựa chọn là cây trồng để phát
triển. Đặc biệt đối với cây dài ngày như Sầu riêng, xoài, hồ tiêu thì yếu tố
sinh thái có ý nghĩa quyết định vì cây dài ngày có bộ rễ ăn sâu, năng suất, chất
lượng, hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào điều kiện sinh thái.
- Nhóm yếu tố đầu tư và thị
trường: Sản xuất trồng trọt phụ thuộc vào khả năng đầu tư và phải gắn với thị
trường, vì vậy trên cùng 1 vùng sinh thái có thể trồng được nhiều loại cây
nhưng chỉ chọn cây nào có suất đầu tư thấp và có thị trường tiêu thụ mạnh, ổn định;
yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đối với cây trồng ngắn ngày như cây
rau, mầu, cây lương thực (giá dưa hấu có thể biến động rất lớn theo từng ngày);
quy mô, công suất, vị trí và tình hình sản xuất kinh doanh của các nhà máy chế
biến nông sản như: Nhà máy đường, chế biến hạt điều, chế biến xoài là yếu tố thị
trường rất quan trọng trong việc xác định loại cây trồng.
-
Nhóm yếu tố quản lý và lao động: Chuỗi sản phẩm của mỗi loại cây trồng có yêu cầu
kỹ thuật khác nhau đòi hỏi kỹ năng của người sản xuất và phương thức quản lý
khác nhau. Vì vậy, cần lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với kỹ năng lao động
và khả năng quản lý của con người; các cây đòi hỏi kỹ thuật cao, phức tạp chỉ
có thể phát triển có hiệu quả ở các vùng người lao động có trình độ kỹ thuật
cao.
-
Nhóm yếu tố về tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ
thuật đó bao gồm: Giống, phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa, kỹ thuật thu
hoạch và bảo quản nông sản... được nghiên cứu và áp dụng nhanh vào sản xuất với
những kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học.
-
Căn cứ vào các dự báo được đề cập trong Đề án phát triển ngành trồng trọt của cả
nước.
2.
Các dự báo cụ thể
2.1.
Về điều kiện tự nhiên
a)
Đất đai
- Ở
Khánh Hòa, đất trồng trọt ít, độ phì nhiêu thấp, bị chia cắt lớn bởi địa hình. Theo
quy hoạch ngành, đất trồng trọt khả năng mở rộng khoảng 115.000 ha, trong đó: Đất
chuyên lúa khoảng 19.000 ha (được tưới tiêu chủ động), một số diện tích đất trồng
lúa manh mún và phân tán có thể chuyển mục đích cho các nhu cầu khác để xây dựng
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
-
Một số diện tích đất trồng trọt ở độ dốc cao, không có hệ thống phòng chống xói
mòn, chất lượng đất suy giảm cả về tầng dầy và dinh dưỡng (diện tích trồng điều,
mía, mỳ) ở nhiều xã miền núi có thể chuyển trồng cây ăn quả.
b)
Về thời tiết khí hậu
Ảnh
hưởng xấu của thời tiết khí hậu đến sản xuất trồng trọt hiện nay là chế độ mưa:
Mùa mưa tập trung trong 4 tháng cuối năm, mùa khô kéo dài trong 8 tháng đầu năm
tác động trực tiếp đến việc lựa chọn cây trồng (cây ăn lá phát triển kém; năng
suất cỏ tự nhiên trong mùa khô thấp) và thời vụ gieo trồng (trồng mía và mỳ
trong giai đoạn mưa giông; trồng cây dài ngày vào đầu mùa mưa chính).
Mùa
mưa tập trung gây lũ, lụt làm mất đất trồng trọt ở ven sông suối; làm ngập úng
lúa vụ mùa, có khả năng làm mất giống lúa vụ đông xuân. Tuy nhiên, vài năm gần
đây do tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa và số ngày mưa ở Khánh Hòa
tăng, nắng nóng gay gắt, cường độ mưa tăng.
2.2.
Khả năng tưới
Trong
thời gian tới, diện tích đất canh tác nông nghiệp được tưới có thể tăng lên, hiện
nay đạt khoảng 22.000 ha; trong đó cho lúa từ 17.000 đến 18.000 ha, tạo nguồn
tưới cho rau, cây công nghiệp, cây ăn quả từ 4.000 đến 5.000 ha. Đến năm 2020
có thể tưới 25.000 ha và 30.000 ha vào các năm sau do xây dựng mới và nâng cấp
các công trình thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng. Diện tích tưới tăng ở các khu tưới
của hồ Suối Dầu, hồ Cam Ranh, hồ Đá bàn, hồ Eakrongru, hồ Tà Rục, hồ Hoa Sơn; hồ
Sông Giang, trạm bơm Diên Đồng và các công trình thuỷ lợi nhỏ ở miền núi, các
lưu vực nhỏ ở đồng bằng.
Ngoài
việc nâng cao diện tích tưới cho nông nghiệp bằng các biện pháp công trình. Các
biện pháp phi công trình như trồng rừng, trồng cây dài ngày cũng được chú trọng
phát triển.
2.3.
Các tiến bộ sản xuất nông nghiệp
-
Giống mới: Giống xoài Úc, giống lúa chất lượng cao, giống ngô ngắn ngày (kể cả
giống chuyển gen) giống đậu phộng, giống mía, giống cây ăn quả, hoa, cây cảnh…
-
Tiến bộ kỹ thuật trong canh tác: Tiến bộ kỹ thuật trong canh tác cây trồng như
(3 tăng, 3 giảm; 1 phải, 5 giảm); quản lý dịch hại tổng hợp; quản lý dinh dưỡng
tổng hợp; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị...
3.
Dự báo về nhu cầu thị trường
a)
Lương thực, thực phẩm
-
Nhu cầu tăng về gạo chất lượng cao, gạo thơm, đặc sản trong đó có nhu cầu cho du
lịch nội địa.
-
Các loại trái cây đặc sản, có thương hiệu, đặc biệt là xoài úc, dừa xiêm.
-
Nhu cầu tăng về rau sạch, rau cao cấp, bao gồm cả nấm ăn.
-
Nhu cầu tăng về đậu phộng, đậu nành, ngô làm thức ăn chăn nuôi.
b)
Nhu cầu cho công nghiệp chế biến
-
Nguyên liệu mía cây cho 2 nhà máy đường trong tỉnh từ 1.000.000 - 1.100.000 tấn/năm,
có trữ đường cao > 10 CCS.
-
Các loại rau quả với số lượng lớn và phù hợp với chế biến công nghiệp.
-
Nhu cầu tăng về các loại trái cây có chất lượng cao như sầu riêng, bưởi da
xanh.
- Nhu
cầu cao su tự nhiên tăng.
c) Các
nhu cầu khác
- Hoa,
cây cảnh, cây xanh đô thị tăng nhanh.
- Cây
trồng trong các trang trại kinh doanh tổng hợp trong đó có du lịch sinh thái.
- Các
sản phẩm đặc thù khác như: Mía tím, bắp nếp ăn tươi, nước ép rau quả tươi.
- Cây
dược liệu tăng.
4.
Dự báo về khả năng đầu tư
Khả
năng đầu tư cho trồng trọt tăng thông qua Chương trình phát triển nông thôn mới
và Chương trình giống bao gồm đầu tư về hạ tầng kỹ thuật cho ngành trồng trọt,
đầu tư trực tiếp giống cây trồng mới; đầu tư nguồn nhân lực.
Do ở vị trí địa lý thuận lợi và được
thiên nhiên ưu đãi, Khánh Hoà được nhiều nhà đầu tư quan tâm để phát triển du lịch
và dịch vụ, từ đó có tác dụng nhất định đến đầu tư nông nghiệp nhất là đầu tư
công trình thuỷ lợi phục vụ nước cho các vùng sản xuất thực phẩm sạch, trái
cây, lúa chất lượng cao, chế biến nông sản.
Một số
doanh nghiệp, tập đoàn có khả năng về vốn đã và đang đầu tư vào nông nghiệp như
Khatoco, Yến Sào, Công ty Cổ phần mía đường.
Nằm
trong khu vực có nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt… Khánh Hoà nói riêng và
các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên được Chính phủ quan tâm đầu tư các công trình
thuỷ lợi bằng nguồn trái phiếu Chính phủ...
5. Về địa
lý kinh tế và lợi thế so sánh
Do nằm ở vị
trí địa lý thuận lợi cho giao lưu kinh tế và được thiên nhiên ưu đãi, cùng với
sự tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm qua đã tạo thêm thế mạnh cho tỉnh
Khánh Hoà trong những năm tới. Tại Khánh Hòa dự kiến xây dựng Trung tâm Nông
nghiệp công nghệ cao của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ; sản xuất nhiều loại giống
cây trồng có chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt.
Được sự thống
nhất của của Thủ tướng Chính phủ, Khánh Hoà đã chủ động cùng với các tỉnh Phú
Yên, Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh ký kết các hợp tác phát triển kinh tế
trong đó có nông nghiệp. Các văn bản hợp tác này càng tạo thêm cho Khánh Hoà thế
và lực để phát triển kinh tế, dịch vụ, xứng đáng là đầu tàu kinh tế ở khu vực
Nam Trung Bộ.
III. Những nét cơ bản về hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt ở Khánh Hòa
Với nhiều chủng
loại đất, kết hợp với khí hậu đa dạng là điều kiện để ngành trồng trọt ở Khánh
Hòa phát triển với nhiều chủng loại cây trồng khá phong phú. Một số loại cây trồng
được sản xuất tập trung, hình thành vùng sản xuất hàng hóa như: Lúa, mía đường,
mía tím, vùng xoài, sầu riêng, chuối...
1. Quy mô đất
canh tác ngành trồng trọt
Tổng diện tích
đất sản xuất trồng trọt: 86.000 ha.
- Trong đó đất
sản xuất cây hàng năm 60.800 ha, gồm:
+ Đất trồng
lúa: 24.000 ha (bao gồm đất chuyên lúa 18.160 ha; đất trồng lúa khác 5.840 ha)
+ Đất trồng
mía: 18.000 ha.
- Đất sản xuất
cây lâu năm: 31.900 ha, gồm:
+ Đất trồng
cây ăn quả: 24.485 ha.
+ Cây
công nghiệp: 7.415 ha (có 261 ha cao su).
Diện
tích cây lâu năm khác thường nằm xen trong đất thổ cư và đất trồng rừng sản xuất
với nhiều loại cây trồng đa dạng.
(Số liệu
được xử lý nội nghiệp trên các nguồn sau):
- Quy
hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hòa 2011-2020.
- Quy
hoạch sản xuất nông nghiệp 2011-2020.
- Kế
hoạch sản xuất nông nghiệp 2012.
- Định
hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn đến
2020).
2.
Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
Trên
cơ sở quy mô đất sản xuất nông nghiệp, hàng năm nông dân Khánh Hòa đầu tư thâm
canh sản xuất trên diện tích cây lâu năm, đồng thời thâm canh, luân canh, tăng
vụ trên diện tích trồng cây hàng năm. Kế hoạch sản xuất trồng trọt nghiệp năm
2012 được tính toán như sau:
Tổng
diện tích gieo trồng: 113.444 ha
Trong đó:
+ Cây hàng
năm: 81.544 ha
+ Cây lâu
năm: 31.900 ha (có diện tích cây lâu năm khác)
a) Đối với cây
hàng năm
- Cây lúa:
43.400 ha, năng suất 53,64 tạ/ha, sản lượng 232.815 tấn.
Trong đó: Diện
tích gieo trồng lúa trên đất chuyên lúa: 37.335 ha, năng suất 56,0 tạ/ha, sản
lượng 209.017 tấn.
- Cây
mía: 17.283 ha, năng suất 491,8 tấn/ha, sản lượng 850.040 tấn.
- Và
các cây trồng ngắn ngày khác như: Bắp 6.140 ha, mỳ 6.460 ha, rau đậu các loại
7.031 ha....
b) Đối
với cây lâu năm
Xoài
6.900 ha, sản lượng 57.000 tấn; cà phê 305 ha, sản lượng 518 tấn, điều 4.620
ha...
3.
Nhận xét
Trên
cơ sở phân tích số liệu hiện trạng sản xuất nông nghiệp những năm gần đây nhận
thấy:
a) Về
sản xuất
- Về
chuyển dịch cơ cấu cây trồng:
+
Không thể hiện rõ sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây dài ngày sang cây ngắn
ngày và ngược lại.
+ Có sự
chuyển đổi tăng diện tích cây ăn quả và giảm diện tích cây công nghiệp trong cơ
cấu cây dài ngày (điều, dừa lấy cùi giảm; xoài, sầu riêng, mít tăng...).
- Về
chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng: Có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu giống cây trồng
trên cả hai nhóm cây dài ngày và ngắn ngày, cụ thể: Giống xoài úc và xoài cát
tăng, xoài thủy triều giảm; giống sầu riêng cơm vàng hạt lép tăng; giống mía mới
K88-65; K84-200 thay thế dần giống Co775; tăng tỷ trọng các giống lúa có chất
lượng cao.
- Về kỹ
thuật canh tác: Bên cạnh các kỹ thuật truyền thống, các tiến bộ kỹ thuật mới
trong trồng trọt đã được ứng dụng và chuyển giao vào canh tác nông nghiệp:
Chương trình 3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm trên cây lúa; chương trình quản lý dịch
hại tổng hợp; các biện pháp bón phân, tủ gốc phòng trừ sâu bệnh, cày sâu khi trồng
mía, thu hoạch sản phẩm bằng máy được áp dụng trên diện rộng và hiệu quả.
- Về
năng suất và sản lượng tăng khá.
- Giá
thành sản xuất trên 01 đơn vị sản phẩm giảm do năng suất cao và ứng dụng kỹ thuật
vào sản xuất.
- Nhiều
mô hình sản xuất trồng trọt có hiệu quả kinh tế cao: Sản xuất rau, hoa, cây cảnh.
b) Về
quản lý
Kinh tế
hộ phát triển đến đỉnh cao thúc đẩy hình thành các hình thức tổ chức sản xuất
khác phù hợp với lực lượng sản xuất:
- Các
trang trại trồng trọt (chủ yếu trồng cây ăn quả) kết hợp với chăn nuôi; trồng
trọt với du lịch sinh thái phát triển.
- Các
tổ chức kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) trồng cây ngắn ngày và dịch vụ
sản xuất nông nghiệp được củng cố và thành lập mới.
c) Dịch
vụ sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh
- Dịch
vụ cung ứng vật tư nông nghiệp: Có hàng trăm cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc
BVTV.
- Dịch vụ thủy lợi: Đảm bảo dịch vụ
tưới tiêu chủ động trên diện tích chuyên sản xuất lúa và một phần diện tích trồng
cây ăn quả, rau ở khu vực vườn nhà.
- Dịch
vụ làm đất: Trên 95% diện tích đất gieo trồng cây ngắn ngày được làm bằng máy.
d) Các
yếu tố hạn chế
- Thị
trường tiêu thụ nông sản bấp bênh, hiện tượng được mùa mất giá thường xuyên xảy
ra.
- Chất
lượng nông sản không đồng đều và thiếu ổn định nên việc tiêu thụ gặp khó khăn.
- Bảo
quản nông sản chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức dẫn đến giá bán thấp.
- Chế
biến nông sản còn hạn chế:
+ Mối
liên kết giữa nhà máy và vùng nguyên liệu chưa chặt chẽ chưa gắn bó hữu cơ với
nhau (chế biến mía đường).
+ Thiếu
cơ sở chế biến với công nghệ phù hợp (trái cây, chế biến gạo…).
- Một
số cây trồng chưa được nghiên cứu đầy đủ về mặt kỹ thuật và thị trường nhưng
nông dân đã tự phát đưa vào sản xuất mà chưa kiểm soát được.
- Quy
mô đất sản xuất của nông hộ thấp.
- Công
tác quy hoạch chậm và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất trồng trọt,
tính pháp lý chưa cao.
Phần II
ĐỊNH
HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
I. Quan điểm phát triển
1. Sản
xuất trồng trọt có tầm quan trọng đặc biệt, vì trực tiếp giải quyết nhu cầu thiết
yếu của xã hội về lương thực, thực phẩm, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông
thôn và xóa đói giảm nghèo.
2. Phát triển sản
xuất trồng trọt phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến; tập
trung ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
3. Phát triển ngành trồng trọt theo chiều sâu,
tăng giá trị gia tăng và bền vững bằng việc tăng năng suất, chất lượng, giảm
giá thành, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ,
phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.
4. Phát triển
sản xuất trồng trọt phải trên cơ sở tiếp cận thị trường; ứng dụng nhanh các
thành tựu khoa học về giống, công nghệ sinh học, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên đất, nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
sinh thái.
5. Phát triển
sản xuất trồng trọt phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp,
nông thôn, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng
hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao; tương ứng với các hình thức
tổ chức sản xuất phù hợp.
6. Phát triển
sản xuất trồng trọt phải đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức
mạnh hội nhập quốc tế và chính sách hỗ trợ của nhà nước về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu
tổng quát
Phát triển
ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa; tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; duy trì quy mô đất
chuyên trồng lúa, thâm canh tăng năng suất lúa trên cơ sở nâng cao tỷ lệ giống
lúa chất lượng cao; phát triển mạnh các cây trồng có lợi thế so sánh, có thương
hiệu đáp ứng nhu cầu đa dạng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của
nông dân.
2. Một số
chỉ tiêu cụ thể
a) Thời kỳ
2011-2020:
- Cơ cấu giá
trị ngành trồng trọt đến năm 2020: Cây lương thực (lúa, bắp) 38% , cây có củ 6%,
cây rau, đậu 11%, cây ăn quả 18,6%, cây công nghiệp 23%, hoa cây cảnh 2,5%, cây
dược liệu 0,5%, cây khác 0,40%.
- Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân đạt 2,8 - 3%/năm.
- Sản lượng
lương thực có hạt đạt 247.800 tấn, trong đó lúa 234.300 tấn, ngô 13.500 tấn.
- Giá trị sản
lượng trên 1 ha đất trồng trọt bình quân 70 -75 triệu đồng.
b) Tầm nhìn
năm 2030
- Cơ cấu giá
trị ngành trồng trọt đến năm 2030: Cây lương thực 33,8%, cây chất bột lấy củ 4%
, cây rau đậu 12%, cây ăn quả 19%, cây công nghiệp 25%, hoa và cây cảnh
5%, cây dược liệu 1%, cây khác 0,2%.
- Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất trồng trọt 2,3 - 2,5%/năm.
- Sản lượng
lương thực có hạt đạt 253.000 tấn, trong đó lúa 240.000 tấn, ngô 13.500 tấn.
- Giá trị sản
lượng trên 1 ha đất trồng trọt đạt bình quân 120 - 150 triệu đồng. (Cơ cấu
ngành trồng trọt chi tiết tại Phụ lục I).
III. Định hướng quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất trồng trọt đến
năm 2020
1. Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020
- Sử dụng tiết
kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa, khai thác có hiệu quả đất
vườn nhà (chủ yếu sản xuất rau, hoa, cây cảnh) đến năm 2020 diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 81.580 ha. Trong đó, đất trồng cây hàng năm 49.180 ha gồm:
Đất chuyên lúa 21.180 ha, chuyên mía 18.500 ha, đất chuyên trồng rau 1.000 ha,
đất cây hàng năm khác 8.500 ha; đất trồng cây lâu năm là 32.400 ha gồm (cây ăn
quả 22.400 ha, cây công nghiệp 10.000 ha).
- Giữ ổn định
diện tích chuyên lúa và diện tích mía, chuyển đổi một phần đất trồng cây có củ
(mỳ) cây điều sang trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày có cây cao su,
tăng diện tích trồng hoa và cây cảnh; tăng diện tích chuyên sản xuất rau.
- Chuyển một số
diện tích cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng xoài, dừa và các cây dài ngày
có hiệu quả khác.
- Thâm canh,
luân canh tăng vụ cây ngắn ngày, chủ yếu là bắp, rau, đậu các loại... để nâng
cao hiệu quả sản xuất trên 1 ha đất canh tác.
2. Phân bổ
đất cho các cây trồng chủ yếu
Trong sản xuất
trồng trọt có thể phân chia làm 3 nhóm cây như sau:
Nhóm cây lâu
năm bao gồm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm; nhóm cây này chiếm đất
cả năm (diện tích canh tác bằng diện tích gieo trồng), đầu tư cây lâu năm cần
có thời gian kiến thiết cơ bản, yêu cầu vốn đầu tư cao, thời kỳ kinh doanh của
cây có thể kéo dài hàng chục năm, cần có dự báo dài hạn về thị trường. Ở Khánh
Hòa tập trung vào quy hoạch phát triển các cây sau: Cây ăn quả gồm xoài, sầu
riêng, bưởi da xanh; cây công nghiệp gồm dừa, cao su.
Cây lúa nước:
Đây là cây trồng quan trọng bảo đảm an ninh lương thực và ổn định xã hội. Việc
hình thành diện tích trồng lúa nước đòi hỏi phải đầu tư trong thời gian dài và
là thành quả lao động của nhiều thế hệ. Trên bình diện cả nước, bảo vệ và bồi bổ
đất trồng lúa là một trong kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu trong đó: Đất
chuyên trồng lúa (có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm) được quan tâm quản
lý nghiêm ngặt.
Cây hàng năm
khác: Đây là nhóm cây dễ cơ động thích ứng nhanh với thị trường; diện tích gieo
trồng và sản lượng có thể tăng nhanh do thay thế cây trồng khác hoặc luân canh,
xen canh tăng vụ.
Trên cơ sở
phân tích các nhóm yếu tố gồm: Sinh thái; suất đầu tư và thị trường; khả năng
quản lý và kỹ năng của người lao động; các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ… Sản
xuất trồng trọt ở Khánh Hòa tập trung phát triển một số cây trồng sau:
a) Đối với cây
hàng năm
- Sản xuất lúa
nước theo hướng nâng cao tỷ trọng lúa chất lượng cao.
- Thâm canh
nâng cao năng suất mía cây đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy đường.
- Đầu tư phát
triển vùng sản xuất rau tập trung đảm bảo rau an toàn cho xã hội.
b) Đối với cây
lâu năm
- Tập trung
phát triển cây xoài, tăng tỷ lệ sử dụng giống xoài úc và cát hòa lộc.
- Phát triển
cây dừa lấy nước uống ở các huyện ven biển.
- Phát triển
các loại cây ăn quả và cây công nghiệp có hiệu quả cao ở các xã phía Tây của tỉnh.
c) Các cây có
xu hướng phát triển cần quan tâm
- Hoa, cây cảnh.
- Cây dược liệu
làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
(Quy hoạch sử
dụng đất chi tiết tại Phụ lục II đính kèm)
Phần III
QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÁC CÂY TRỒNG CHỦ YẾU
I. Cây lúa
1. Diện
tích chuyên lúa
a) Quy mô sản
xuất
Quỹ đất trồng
lúa năm 2020 là 21.180 ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 17.150 ha, lúa 1 vụ
4.030 ha; diện tích gieo trồng khoảng 39.000 ha. Năm 2030 bảo vệ quỹ đất lúa ổn
định là 20.000 ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 17.100 ha; diện tích gieo
trồng 37.100 ha.
Áp dụng đồng bộ
các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng từ 234.000 tấn vào 2020; đạt
từ 240.000 tấn vào năm 2030, trong đó lúa chất lượng cao đạt (15% - 20%) năm
2020 và 30 - 40% năm 2030.
b) Các giải
pháp cụ thể cần thực hiện
- Cải tạo xây
dựng đồng ruộng: Là tạo lô, thửa sản xuất có kích thước và mặt bằng phù hợp,
xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu và giao thông nội đồng để áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất và cơ giới hóa khâu thu hoạch. Trong quá trình cải tạo, xây
dựng đồng ruộng ở những vùng sản xuất cụ thể, có nhiều thửa nhỏ cần tiến hành dồn
điền đổi thửa. Việc san bằng đồng ruộng chỉ nên áp dụng ở khu vực đất mới khai
hoang và ở những địa điểm có nhiều thửa ruộng có kích thước quá nhỏ.
- Chủ động được giống lúa đạt tiêu chuẩn: Giống
lúa đạt tiêu chuẩn từ cấp xác nhận trở lên là tiền đề để áp dụng các biện pháp
kỹ thuật khác như: 3 giảm - 3 tăng; 1 phải - 5 giảm. Nhu cầu giống lúa hàng năm
của tỉnh từ 3.000 - 3.200 tấn. Trong chương trình giống đã phân công Trung tâm
Nông nghiệp công nghệ cao khảo nghiệm lựa chọn và sản xuất giống nguyên chủng
cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống ở huyện và các Hợp tác xã để sản xuất giống
xác nhận. Thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tăng giống lúa chất lượng cao
(thơm; hạt dài mềm…).
- Chế biến lúa
gạo: Chất lượng gạo phụ thuộc rất lớn vào công nghệ chế biến, để nâng cao chất
lượng gạo cần đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến gạo chất lượng cao với công suất
20.000 - 25.000 tấn/năm. Tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất
sản phẩm từ thu mua, sấy bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông, đưa tỷ lệ gạo
thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5-6%.
- Hình thành
các tổ hợp tác sản xuất lúa, thực hiện và xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
c) Các vùng sản
xuất lúa tập trung
Gồm Ninh Hòa từ
6.700-7.200 ha, Diên Khánh 3.600 ha, Vạn Ninh 2.800 ha, (chi tiết xem Phụ lục
III).
2. Diện
tích lúa nước còn lại
Đặc điểm diện
tích lúa nước còn lại ở Khánh Hòa phân bố phân tán ở những chân ruộng cao không
chủ động tưới trong vụ hè thu, năng suất không ổn định; được quy hoạch phát triển
theo:
- Tăng vụ sản
xuất cây rau mầu ngắn ngày trên cơ sở luân canh ở những chân đất có nước tưới bổ
sung cho cây mầu ngắn ngày (ngô, dưa, bầu bí) khi cây ra hoa.
- Chuyển sang
trồng cây khác.
- Cải tạo
thành đất chuyên lúa khi có các công trình thủy lợi.
II. Nhóm cây ngắn ngày
1. Cây mía
a) Quy mô sản
xuất
Mía là cây trồng
có diện tích lớn trong tỉnh, với đặc điểm sinh học đặc biệt, mía là cây có năng
suất kinh tế và năng suất sinh học cao; có khả năng chịu hạn, tương đối thích
nghi trên chân đất không được tưới ở Khánh Hòa.
Ổn định diện
tích trồng mía khoảng 18.500 ha; phấn đấu năng suất mía đạt 58 tấn/ha vào năm
2020 và 65 tấn/ha vào năm 2030 tương ứng với sản lượng mía là: 1.045.000 tấn và
1.178.000 tấn.
b) Các giải
pháp cần thực hiện
Đầu tư, áp dụng
các biện pháp đồng bộ để thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía, trong đó
chú trọng chuyển giao các giống mía mới; biện pháp cày sâu, bón phân hữu cơ...
- Xây dựng cơ
sở hoặc vùng sản xuất mía giống với hạ tầng sản xuất hiện đại, chủ động cung cấp
giống mía thích nghi với điều kiện sản xuất ở Khánh Hòa cho nông dân, có cơ chế
khuyến khích nông dân sử dụng giống mới.
- Chuyển giao
các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía gồm: Cày sâu kết hợp với bón phân hữu cơ;
bóc lá mía tăng chất lượng mía và giảm chi phí vận chuyển, chế biến, tưới nước
cho mía, đặc biệt ở các vùng sản xuất giống.
- Cải tạo đồng
ruộng trồng mía: Chủ yếu là chia lô thửa hợp lý, xây dựng đường giao thông nội
đồng để thuận tiện trong thu hoạch mía; không nên san ruộng. Đối với ruộng sản
xuất giống cần xây dựng thêm hệ thống thủy lợi.
- Chế biến đường:
Mở rộng công suất các nhà máy hiện có đi đôi với hiện đại hóa dây chuyền sản xuất,
đầu tư chiều sâu để nâng cao hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm; mở rộng
dây truyền sản xuất các sản phẩm từ các nguyên liệu là phụ phẩm sau đường để
làm tăng giá trị cây mía.
- Tạo sự gắn kết
tự nhiên hữu cơ và bền vững giữa nhà máy và nông dân trồng mía trên cơ sở hợp
tác bình đẳng các bên đều có lợi.
c) Vùng sản xuất
tập trung
Ninh
Hòa 10.200 ha, Khánh Vĩnh 2.500 ha. Diên Khánh 1.900 ha (chi tiết xem Phụ lục
III).
2.
Cây rau
Rau
các loại: Bao gồm rau ăn lá (cải xanh, cải bẹ, rau má, bồ ngót...), rau ăn quả
(cà chua, đậu đũa, đậu co ve, khổ qua, dưa chuột...) rau ăn củ (cà rốt, khoai sọ,
khoai mỡ...).
a) Quy
mô sản xuất
Phấn đấu
đưa diện tích gieo trồng rau các loại năm 2020 đạt 5.300-5.500 ha; năm 2030 đạt
5.500-6.000 ha; trong đó diện tích chuyên sản xuất rau là 900-1.000 ha đất canh
tác và thực hiện được từ 2.700-3.600 diện tích gieo trồng rau.
Đa dạng
hóa các loại rau theo hướng nâng cao tỷ trọng rau cao cấp bao gồm cả nấm ăn và
đảm bảo lượng rau tươi trong tất cả các mùa.
Thâm
canh tăng năng suất rau, đảm bảo năng suất đạt 13-15 tấn/ha vào năm 2020 và
15-18 tấn/ha vào năm 2030.
b) Các
biện pháp cần thực hiện
- Sản xuất rau
hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản
xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ.
- Xây dựng hạ
tầng vùng sản xuất rau tập trung thích ứng với hình thức tổ chức sản xuất phù hợp,
đảm bảo chủ động sản xuất được nhiều vụ trong năm, thuận tiện trong việc quản
lý kiểm soát chất lượng rau.
- Phối hợp với
các ngành, thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ rau theo hợp đồng.
c) Vùng sản xuất
tập trung
Diên
Khánh 300 ha, Ninh Hòa 400 ha (chi tiết xem Phụ lục III).
3.
Các cây ngắn ngày khác
a) Quy
mô sản xuất
Các cây ngắn
ngày khác bao gồm mỳ, bắp, lạc… là cây trồng cơ động thích ứng nhanh với cơ chế
thị trường và thời tiết khí hậu; diện tích và sản lượng các loại cây này có thể
tăng nhanh do luân canh, xen canh…
b) Giải pháp
- Sử dụng các
giống mới ngắn ngày có chất lượng cao.
- Luân canh,
thâm canh, tăng vụ để tăng sản lượng.
-Tăng cường đầu
tư công cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản.
- Dự báo thị
trường ngắn hạn.
c) Vùng sản xuất
tập trung
Chủ yếu ở Cam
Lâm, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh.
III. Nhóm cây dài ngày
1. Cây xoài
a) Quy mô diện
tích
Đặc điểm khí hậu
ở Khánh Hòa khá phù hợp với việc phát triển cây xoài, độ ẩm không khí thấp, cường
độ nắng cao thuận lợi cho quang hợp của cây xoài, hạn chế sự phát triển và lây
lan của bệnh thán thư (là loại bệnh nan giải, chi phí tốn kém). Xoài là cây trồng
thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau nhưng chỉ phát triển tốt nhất trong điều
kiện khí hậu khô nóng và cường độ ánh sáng mạnh như ở Cam Lâm và Cam Ranh; những
vùng khác ít thích hợp với cây xoài hơn. Quy hoạch đến năm 2015 quy hoạch 7.500
ha với năng suất 6,5 tấn/ha, sản lượng 48.700 tấn năm 2020 quy hoạch 10.000 ha.
Năng suất 7,5 tấn/ha; sản lượng 75.000 tấn.
b) Các giải pháp
chính
- Mở rộng diện
tích trồng xoài đưa diện tích tăng từ 6.900 ha lên 10.000 ha vào năm 2020,
trong đó chuyển từ diện tích trồng mỳ và mía 2.700 ha, từ đất lúa 1 vụ 400 ha.
- Cải tạo thay
thế vườn xoài cũ bằng các giống mới có chất lượng cao như xoài úc, cát Hòa Lộc.
- Ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật thâm canh xoài, sản xuất xoài trái vụ.
- Kêu gọi và
khuyến khích đầu tư các cơ sở sơ chế xoài tươi và chế biến các sản phẩm từ xoài
nhằm nâng cao giá trị xoài.
- Nâng cao
giá trị xoài thông qua phân tích và tác động vào chuỗi giá trị xoài.
- Mở rộng áp dụng
quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.
c) Vùng sản xuất
tập trung
Chủ yếu ở Cam
Lâm, Cam Ranh.
2. Cây sầu
riêng
a) Quy mô diện
tích
Sầu riêng là
cây trồng có nhiều ưu thế phát triển ở Khánh Sơn và một số tiểu vùng ở huyện
Khánh Vĩnh. Quy hoạch đến năm 2020 diện tích sầu riêng đạt 800 ha. Hạn chế
trong sản xuất sầu riêng là bệnh do nấm phytophthora và hiện tượng sượng sầu
riêng
b) Giải pháp
Trồng giống có
năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên ở tỉnh như moong
thong, sầu riêng cơm vàng hạt lép, Ri 6.
- Áp dụng biện
pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp thâm canh sầu riêng.
- Thiết kế trồng
trên đất có độ dốc từ 2-5% kết hợp với việc tủ gốc cho cây.
- Bảo vệ và
nhân rộng thương hiệu.
c) Vùng sản xuất
tập trung
Chủ yếu ở
Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh.
3. Cây ăn
quả khác
Chú trọng phát
triển các loại ăn quả có diện tích lớn, dễ canh tác phù hợp với khả năng, kỹ
năng lao động của người nông dân như: Chuối, cây có múi (chủ yếu là bưởi và
chanh), mít. Bên cạnh khuyến cáo trồng các giống mới cho nông dân cần quan tâm
huấn luyện chuyển giao áp dụng các biện pháp thâm canh và phòng trừ sâu bệnh, thông
tin thị trường để nông dân điều chỉnh kế hoạch sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường.
Các giống chủ lực gồm bưởi da xanh, chuối mốc, mít nghệ…
4. Cây cà
phê và hồ tiêu
Duy trì ổn định
diện tích trồng hồ tiêu 50 ha và cà phê 600 ha ở Khánh Sơn; không mở rộng thêm
trên diện tích đất thiếu nước tưới; tăng cường đầu tư thâm canh và phòng trừ
sâu bệnh, chú ý biện pháp tủ gốc để đảm bảo năng suất cà phê đạt 2 tấn nhân/ha
và 1,5 tấn hạt tiêu khô/ha.
5. Dừa
a) Quy mô diện
tích
- Duy trì diện
tích trồng dừa tập trung nhất là vùng trồng dừa xiêm ở Ninh Hòa, tăng cường tỷ
lệ dừa trồng phân tán ở các khu du lịch, cải tạo vườn dừa cũ theo hướng trồng dừa
lấy nước uống.
- Diện tích dừa
đạt 2.000 ha, trong đó dừa lấy nước uống (dừa xiêm, dừa dứa) 1.600 ha.
- Năng suất dừa
đạt 5.000 trái/ha đối với dừa lấy cùi và 7.500 trái/ha đối với dừa lấy nước.
b) Giải pháp
- Thay đổi cơ
cấu giống dừa theo hướng tăng diện tích dừa lấy nước uống;
- Tăng cường
trồng dừa ở các khu du lịch biển, các đảo và đất cát ven biển.
c) Vùng sản xuất
chính
Ninh Hòa, Nha
Trang.
6. Điều
Diện tích trồng
điều đã giảm liên tiếp trong những năm gần đây do hiệu quả sản xuất điều thấp
không cạnh tranh được với cây trồng khác. Hiện nay sản xuất điều đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề khó khăn cả về kỹ thuật trồng trọt và thị trường tiêu thụ
gồm: Năng suất điều thấp, sâu bệnh hại điều, giá cả tiêu thụ điều không ổn định...
Dự báo các khó khăn này chưa thể giải quyết được ngay trong những năm tiếp
theo. Diện tích trồng điều sẽ giảm nhanh, dự kiến chỉ còn khoảng 2.000 ha (so với
quy hoạch nông nghiệp giảm 3.500 ha).
- Khoanh vùng những diện tích điều có khả năng
cho năng suất đạt trên 1,5 tấn/ha để tiếp tục đầu tư chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh
để đảm bảo năng suất trên.
- Duy trì bảo
vệ diện tích điều trồng ở các vùng đất khô cằn, tầng đất mỏng có tác dụng bảo vệ
môi trường, đồng thời áp dụng các biện pháp tủ gốc giữ ẩm đất nhằm thu được
năng suất tối ưu ở vùng đất này.
- Vùng trồng
điều tập trung ở Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa, Cam Lâm.
7. Cây công
nghiệp dài ngày khác
a) Cây cao su
- Trong quy hoạch
ngành Nông nghiệp đến năm 2020 chưa đề cập đến cây cao su, tuy nhiên trên thực
tế đến tháng 8 năm 2012 diện tích cao su ở Khánh Hòa đã thống kê được là 261
ha, trong đó có một số diện tích đã thu hoạch ở thị xã Ninh Hòa, huyện Diên
Khánh.
- Trước mắt
các địa phương tiếp tục theo dõi, đánh giá khả năng thích nghi và năng suất mủ
trên diện tích hiện có làm cơ sở để định hướng phát triển bền vững cây cao su ở
Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Cao su là
cây đa chức năng, có nhiều ưu thế vượt trội về mặt kinh tế và môi trường. Nếu
được hỗ trợ về tiền vốn và kỹ thuật từ Tập đoàn cao su Việt Nam thì cây cao su
có khả năng phát triển hiệu quả ở khu vực phía Tây các huyện Ninh Hòa, Diên
Khánh và huyện Khánh Vĩnh.
- Dự báo, đến
2015, diện tích cao su phát triển tự phát thêm trên diện tích trồng mầu, diện
tích trồng rừng sản xuất với quy mô 400 ha - 500 ha.
b) Cây ca cao
Cây ca cao đã
và đang được trồng thử nghiệm ở Khánh Hòa, chưa có các kết luận chắc chắn về hiệu
quả, khả năng cạnh tranh và khả năng mở rộng diện tích trồng ca cao, vì vậy
chưa xem xét quy hoạch cây ca cao trong giai đoạn này, cũng như không hạn chế sự
phát triển ca cao ở những vùng có điều kiện, đặc biệt là trồng xen cây ca cao với
cây trồng khác.
c) Cây dược liệu
Đây là loại
cây trồng có triển vọng phát triển nhanh trong thời gian tới, ngoài việc cung cấp
dược liệu phòng và chữa bệnh trực tiếp cho nhân dân, còn cung cấp nguyên liệu để
sản xuất thuốc. Phát triển đa dạng các loại cây dược liệu bao gồm cây dược liệu
lâu năm và cây dược liệu hàng năm, các loại dược liệu lấy hoa, quả, thân, lá và
lấy rễ, các loại dược liệu phòng bệnh và chữa bệnh... trước mắt tập trung vào
dược liệu chữa một số bệnh thông thường về đường tiêu hóa, cảm, sốt...
Tạo thuận lợi
cho các tổ chức và cá nhân đầu tư trồng cây dược liệu cung cấp nhiên liệu cho
các cơ sở sản xuất thuốc kể cả sản dược phẩm dinh dưỡng. Diện tích cây dược liệu
từ 300 - 400 ha.
8. Dự kiến
các chỉ tiêu sản xuất đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Trên cơ sở bố
trí quy mô sử dụng đất cho các loại cây trồng được xác định ở phần trên; kết hợp
với các biện pháp kỹ thuật canh tác thích ứng với từng loại cây trồng bao gồm:
Thâm canh, luân canh, xen canh, gối vụ... đi đôi với việc ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất, dự kiến một số chỉ tiêu chính phát triển ngành
trồng trọt đến năm 2020 và 2030 như sau:
Diện tích,
năng suất, sản lượng một số các cây trồng chính
Chỉ tiêu
|
Hiện trạng
|
Năm 2020
|
Năm 2030
|
A. Tổng diện tích gieo trồng (ha)
|
113.444
|
110.600
|
110.800
|
- Cây hàng năm (ha)
|
81.544
|
78.200
|
78.400
|
- Cây lâu năm
|
31.900
|
32.400
|
32.400
|
B. Sản lượng lương thực
|
246.700
|
247.800
|
253.500
|
- Lúa (tấn)
|
233.200
|
234.300
|
240.000
|
- Ngô hạt (tấn)
|
13.500
|
13.500
|
13.500
|
I. Cây hàng năm (ha)
|
81.544
|
78.200
|
78.400
|
1. Diện tích lúa cả năm
|
43.400
|
38.400
|
37.100
|
Năng suất (tạ/ha)
|
53,65
|
61,0
|
64,7
|
Sản lượng (tấn)
|
233.200
|
234.300
|
240.000
|
Trong đó diện tích chuyên lúa:
(ha)
|
37.335
|
34.300
|
34.200
|
Năng suất (tạ/ha)
|
56,2
|
63,0
|
66
|
Sản lượng (tấn)
|
210.000
|
216.100
|
225.700
|
2. Diện tích mía (ha)
|
17.283
|
18.200
|
18.500
|
Năng suất (tạ/ha)
|
491,8
|
550
|
620
|
Sản lượng (tấn)
|
850.040
|
1.045.000
|
1.178.000
|
3. Rau các loại (ha)
|
5.350
|
5.600
|
5.800
|
Năng suất (tạ/ha)
|
150
|
150
|
150
|
Sản lượng (tấn)
|
80.250
|
84.000
|
87.000
|
Trong đó vùng chuyên rau (ha)
|
800
|
2.600
|
3.500
|
Năng suất (tạ/ha)
|
130
|
150
|
170
|
Sản lượng (tấn)
|
10.400
|
39.000
|
59.500
|
4. Diện tích cây hàng năm khác (ha)
|
15.511
|
16.000
|
17.000
|
II. Cây lâu năm (ha)
|
25.200
|
30.000
|
32.000
|
1. Cây ăn quả (ha), trong đó:
|
24.400
|
22.400
|
22.800
|
- Xoài (ha)
|
6.900
|
10.000
|
11.000
|
Năng suất (tạ/ha)
|
64,3
|
70
|
75
|
Sản lượng (tấn)
|
45.000
|
56.000
|
67.500
|
- Sầu riêng (ha)
|
485
|
800
|
800
|
Năng suất (tạ/ha)
|
50
|
60
|
80
|
Sản lượng (tấn)
|
1.875
|
3.600
|
6.400
|
- Chuối
|
3.000
|
3.500
|
4.000
|
- Cây có múi
|
1.200
|
1.700
|
1.700
|
- Cây ăn quả khác (mít, đu đủ...)
|
12.681
|
6.400
|
5.300
|
2. Cây công nghiệp (ha), trong đó:
|
6.900
|
7.500
|
8.500
|
- Cà phê (ha)
|
305
|
600
|
600
|
Sản lượng (tấn)
|
518
|
1.000
|
1.200
|
- Điều (ha)
|
4.200
|
2.500
|
2.000
|
Sản lượng (tấn)
|
5.100
|
4.500
|
4.000
|
- Dừa (ha)
|
1.465
|
2.000
|
2.100
|
Năng suất (1.000 quả/ha)
|
7,0
|
7,5
|
8,0
|
Sản lượng (1.000 quả)
|
10.255
|
11.250
|
12.800
|
- Cây công nghiệp lâu năm khác (hồ tiêu, ca
cao, cao su…)
|
930
|
2.400
|
3.800
|
IV. Một số giải pháp chủ yếu
1. Quy hoạch
a) Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành hữu quan và các địa
phương rà soát và hoàn thiện quy hoạch phát triển từng loại cây trồng trên phạm
vi toàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh
của từng cây trồng trên từng vùng sinh thái, hình thành những vùng sản xuất
hàng hóa hoặc vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến công nghiệp; gắn quy hoạch
phát triển cây trồng với quy hoạch phát triển nông thôn mới; thực hiện tái cơ cấu
ngành trồng trọt.
b) Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, hoàn thiện quy hoạch
phát triển từng cây trồng chủ yếu trên phạm vi địa phương đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và quy hoạch cơ sở chế biến gắn
với vùng nguyên liệu tại địa phương và quy hoạch tổng thể cấp huyện.
c) Khi xây dựng
quy hoạch từng cây trồng, nếu cần thiết có sự điều chỉnh sát với thực tiễn và
khả năng mới thì cần đảm bảo tính cân đối với các cây trồng khác được tính toán
trong quy hoạch nông nghiệp đã được tỉnh phê duyệt, tránh những xáo trộn không
cần thiết.
d) Về mặt kỹ
thuật cần đảm bảo tính thống nhất và hợp lý giữa diện tích đất canh tác và diện
tích đất gieo trồng; diện tích thu hoạch và diện tích kinh doanh đối với cây
dài ngày; năng suất các loại rau đậu…
2. Phát triển
cơ sở hạ tầng
Vận dụng triệt
để các chính sách của nhà nước về đầu tư hạ tầng trong sản xuất trồng trọt, vì
đây là kênh quan trọng và dễ áp dụng để đầu tư trong nông nghiệp, gắn đầu tư hạ
tầng kỹ thuật sản xuất với hạ tầng xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
a) Về thủy lợi
- Phát triển
thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất; chủ động
phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều
kiện biến đổi khí hậu. Bảo đảm cấp đủ nguồn nước để khai thác có hiệu quả cho
19.000 ha đất canh tác chuyên lúa và diện tích sản xuất rau tập trung; tiến tới
tưới chủ động cho 100% diện tích đất lúa 2 vụ. Nâng năng lực tưới cho các vùng
trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tập trung. Tăng cường khả năng tiêu
thoát nước ra các sông, kênh tiêu, bảo đảm thoát nước cho các vùng đồng bằng,
vùng thấp trũng với tần suất thiết kế 5 - 10%, có giải pháp công trình thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống thủy lợi
hiện có; đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hóa công trình đầu
mối, kênh mương, thiết bị điều khiển vận hành để phát huy năng lực thiết kế và
nâng cao năng lực phục vụ.
- Tiếp tục đầu
tư xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo để cấp nước tưới và phục vụ sinh hoạt. Đầu tư nâng cấp xây dựng các công
trình lớn để điều tiết lũ, kiểm soát triều, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, hạn
chế các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Mở rộng việc
áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm (tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm…) đặc biệt
đối với cây lâu năm; các cây nông nghiệp có giá trị cao; vùng sản xuất rau,
hoa, cây cảnh và cây dược liệu tập trung.
b) Về giao
thông
Hoàn chỉnh hệ
thống giao thông nội đồng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để đảm bảo việc
vận chuyển hàng hóa thông suốt, hệ thống giao thông đến các vùng sản xuất ở địa
bàn khó khăn để thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
Gắn giao thông
nội đồng với thủy lợi và cải tạo đồng ruộng, thực hiện dồn điền đổi thửa đảm bảo
mặt bằng đồng ruộng thuận lợi nhất cho sản xuất, thâm canh và vận chuyển nông sản.
Ưu tiên làm đường
ở các vùng cao, miền núi, nhất là các huyện, xã có tỷ lệ nghèo trên 50%, đảm bảo
đến năm 2020, hệ thống giao thông tương ứng các vùng khác tạo điều kiện phát
triển sản xuất hàng hóa.
Mở mang hệ thống
giao thông lên các vùng gò đồi, tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp,
các đô thị mới mà không ảnh hưởng đến đất canh tác.
3. Phát triển
thị trường và xúc tiến thương mại để thực hiện các mục tiêu của quy hoạch
a) Tạo điều kiện
thuận lợi để nông dân và doanh nghiệp gắn kết và cam kết với nhau trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt; đặc biệt là đảm bảo chất lượng nông sản và an
toàn vệ sinh thực phẩm, tạo điều kiện phát triển sản xuất kể cả đầu vào và đầu
ra, nhất là rau an toàn.
b) Xây dựng và
tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại nông sản, tạo thị trường dịch
vụ đầu vào và đầu ra ngay từ cơ sở, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ở các
thành phố thị xã và các khu công nghiệp.
c) Phát triển,
mở rộng thị trường nội địa, nhất là các khu du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.
d) Hỗ trợ và tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng
các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu chủ lực; đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu
mã và quy cách của các nước nhập khẩu.
đ) Tiếp tục thực
hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến
năm 2020”.
4. Phát triển
và ứng dụng khoa học công nghệ
Tiếp tục thực
hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 nhằm nâng
cao năng lực các tổ chức khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực trồng trọt, đảm bảo
nhiệm vụ nghiên cứu cho tất cả các cây trồng chủ yếu. Phát triển và ứng dụng mạnh
mẽ khoa học công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, đặc
biệt tập trung nâng cao chất lượng đối với lúa, xoài, mía, rau an toàn, hoa,
cây cảnh và cây dược liệu, nâng cao năng suất đối với ngô, lạc, mía.
Nâng cấp, xây
dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chuyển giao công
nghệ cho tỉnh và các tỉnh lân cận, trước mắt tập trung sản xuất các giống cây
trồng có quy mô lớn trong tỉnh như: Giống lúa, giống xoài, giống hoa; xây dựng
cánh đồng mẫu lớn để triển khai áp dụng công nghệ về sản xuất và quản lý trong
sản xuất trồng trọt.
a) Về phát triển
giống cây trồng
- Tiếp tục thực
hiện tốt Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi
và giống thủy sản đến năm 2020.
- Đẩy mạnh
công tác chọn và ứng dụng giống mới vào sản xuất gắn với doanh nghiệp kinh
doanh nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu tăng năng suất, chất lượng, định hướng chọn,
ứng dụng các giống có tính thích nghi cao, đặc biệt với điều kiện bất lợi do biến
đổi khí hậu như hạn hán, úng ngập, mặn và kháng các sâu bệnh hại chính. Tăng đầu
tư cho nghiên cứu tạo giống cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây dược liệu.
- Tăng sử dụng
giống lai và ứng dụng một số giống biến đổi gen vào sản xuất.
- Nhập các giống
cây trồng có đặc điểm tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong tỉnh.
- Về cung ứng
giống cây trồng cho sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản
xuất, kinh doanh giống. Đến năm 2020 tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đạt
90% đối với lúa, 95% đối với ngô, 80% đối với rau, hoa màu, 70-80% đối với cây
công nghiệp, 70% đối với cây ăn quả.
b) Kỹ thuật
canh tác và sau thu hoạch
- Tiếp tục đẩy
mạnh ứng dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP) đối với tất cả các cây trồng
chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trồng
trọt.
- Ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất trồng trọt và phát triển các vùng sản xuất tập trung
(rau, hoa quả…) ứng dụng công nghệ cao. Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao chiếm 10-15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh
vào năm 2015 và 30-35% vào năm 2020.
- Thực hiện
Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản,
phấn đấu đến năm 2020, giảm mức thất thoát sau thu hoạch 50-70% so với mức hiện
nay.
5. Đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và ứng dụng cơ giới hóa sản xuất trồng trọt
a) Cơ cấu cây
trồng, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ
- Nghiên cứu đề
xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, mùa vụ theo hướng
chất lượng, hiệu quả và thị trường, né tránh những bất thuận của thời tiết,
thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi một số diện tích điều,
cây hàng năm không được tưới, cây lâm nghiệp trồng trên đất rừng sản xuất không
hiệu quả sang trồng khác có khả năng đảm bảo thu nhập cao và ổn định cho nông
dân; tăng hiệu quả kinh tế và môi trường.
- Xây dựng
chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, mùa
vụ theo hướng chất lượng, hiệu quả và thị trường, né tránh những bất thuận của
thời tiết, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Cơ giới hóa
sản xuất trồng trọt
Cơ giới hóa là
giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất trồng trọt.
- Tiếp tục triển
khai thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ
sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
- Phấn đấu đến
năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 75% năm 2010 lên 95%; khâu gieo
trồng, chăm bón từ 25% lên 70%, khâu thu hoạch từ 30% lên 70%, khâu chế biến từ
30% lên 80%.
- Xây dựng
chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất máy động lực, máy công tác phục vụ sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp với giá thành hợp lý. Mở rộng sản xuất
theo hướng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng mẫu lớn, nhằm tạo điều
kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
diêm nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ sản xuất - bảo quản - chế
biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng cánh
đồng mẫu lớn để triển khai áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trồng trọt và hình
thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất trồng
trọt.
6. Đổi mới
tổ chức sản xuất trồng trọt
Để thích ứng với
cơ chế thị trường phải tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa. Trong điều kiện bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở Khánh Hòa thấp,
với quỹ đất nhỏ bé này người nông dân rất khó có thể đảm bảo cuộc sống từ nông
nghiệp. Hiện nay kinh tế hộ đang bộc lộ những hạn chế: Quy mô sản xuất nhỏ,
không có điều kiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho thâm canh trong nông nghiệp; yếu
thế trong mua vật tư nông nghiệp và bán nông sản phẩm (mua vật tư giá cao, bán
nông sản giá thấp); rất nhiều hộ nông dân không đủ sống từ nghề nông. Vì vậy cần
thực hiện các nội dung sau:
- Đối với cây
ngắn ngày: Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết nông hộ để hình thành
các tổ chức sản xuất - tiêu thụ, các hợp tác xã chuyên ngành; tạo điều kiện cho
nông hộ phát triển.
- Đối với cây
dài ngày: Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kết hợp sản xuất trồng trọt
với chăn nuôi, giữa trồng trọt với dịch vụ du lịch, tăng cường trồng các loại
cây đa mục tiêu.
- Khuyến khích
đầu tư chứng nhận chất lượng sản phẩm trồng trọt.
- Phát triển
doanh nghiệp sản xuất trồng trọt, khuyến khích nông dân góp cổ phần bằng giá trị
đất vào doanh nghiệp.
- Mở rộng diện
tích sản xuất được ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
- Mở rộng
phương thức sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn” và đối tác công tư PPP, trong đó
tập trung vào cây lúa và cây trồng có thị trường, sản xuất tập trung theo hướng
hàng hóa.
- Khuyến khích
đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực trồng trọt (sản xuất, chế biến,
tiêu thụ).
7. Đào tạo
nguồn nhân lực
a) Đào tạo đội
ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông về trồng trọt ở các cấp.
Đối với cán bộ khoa học ưu tiên đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học.
b) Tăng cường
đào tạo nông dân sản xuất trồng trọt theo các hình thức thích hợp từ chuyển
giao khoa học theo các chương trình khuyến nông đến việc huấn luyện nông dân trở
thành người sản xuất chuyên nghiệp theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng
11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”.
8. Hợp tác
trong nước và quốc tế
Tăng cường hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt về đào tạo nguồn nhân lực, phát
triển khoa học công nghệ; xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện
thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực trồng trọt.
9. Chính
sách đất đai
a) Tiếp tục
thúc đẩy dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi tích tụ ruộng đất, mở rộng
quy mô sản xuất, khuyến khích nông dân góp giá trị đất để tham gia cổ phần vào
các doanh nghiệp sản xuất - tiêu thụ.
b) Thực hiện
nghiêm chỉnh Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất
lúa. Khuyến khích các biện pháp làm tăng chất lượng đất. Việc chuyển đổi mục
đích đất chuyên lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp được quản lý chặt chẽ và
chỉ được thực hiện theo quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt; khuyến khích
việc chuyển diện tích đất trồng lúa khác sang trồng các cây trồng khác có hiệu
quả hơn.
c) Khuyến
khích tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành trang trại trồng trọt ở các
vùng đất dốc, thiếu hạ tầng sản xuất, trong đó có việc chuyển mục đất nông nghiệp
sang đất nông nghiệp khác.
d) Tạo điều
kiện và khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, đảm bảo quy mô quỹ đất tối thiểu
cho hộ sản xuất nông nghiệp có thu nhập chủ yếu từ nghề nông.
10. Chính
sách đầu tư, tín dụng, thuế
Tiếp tục thực
hiện tốt Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số
61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ áp dụng GAP trong sản xuất nông lâm thủy sản và các chính
sách hiện hành của nhà nước theo hướng:
a) Vốn ngân
sách nhà nước đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng vùng sản xuất hàng hóa tập
trung hoặc vùng nguyên liệu (thủy lợi, giao thông, điện,…), nghiên cứu khoa học
và khuyến nông, đào tạo cán bộ, đào tạo nông dân; xác định các vùng sản xuất tập
trung thực hiện các dự án sản xuất trồng trọt áp dụng VietGAP.
b) Vốn ngân
sách nhà nước hỗ trợ cho:
- Khai hoang,
mở rộng diện tích đất trồng trọt, dồn điền đổi thửa, cải tạo xây dựng đồng ruộng.
- Xây dựng cơ
sở hạ tầng sản xuất, đầu tư bảo quản chế biến nông sản.
- Công nghiệp
hóa sản xuất giống cây trồng; nhân giống nguyên chủng, giống bố mẹ, sản xuất giống
lai F1 đối với các giống mới; nhập các giống mới.
- Chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật; ứng dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP); ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến.
- Hỗ trợ hạ tầng
và một số thiết bị chuyên dùng cho các cơ sở sản xuất nhân giống cây trồng.
- Công tác xúc
tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.
- Hỗ trợ cho
nông dân phục hồi sản xuất, trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định
số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Thực hiện
chính sách huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp cùng với nguồn vốn hỗ trợ của
Nhà nước cho việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015, ưu
tiên cho:
- Nâng cao hiệu
quả sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa tập trung: Mục đích nâng cao chất lượng
lúa gạo bao gồm cả việc đầu tư chế biến lúa chất lượng cao, cơ giới hóa đồng bộ
sản xuất lúa trên diện tích từ 1.000-1.500 ha ở Diên Khánh và 1.500-2.000 ha ở
Ninh Hòa.
- Phát triển
và thâm canh lúa chất lượng cao.
- Nâng cao
năng suất vùng mía nguyên liệu.
- Phát triển
hoa, cây cảnh và cây dược liệu.
- Nâng cao sản
lượng ngô, mỳ trên cơ sở tăng năng suất nhằm cung cấp thức ăn tinh cho chăn
nuôi.
- Phát triển
cây ăn quả hàng hóa và nâng cao chất lượng cây ăn quả: Tập trung các cây ăn quả
có tiềm năng như: Xoài, sầu riêng, bưởi, chuối…
- Phát triển
rau an toàn: Đẩy mạnh diện tích được chứng nhận an toàn; chú trọng sản xuất nấm
ăn.
d) Thực hiện bảo
hiểm nông nghiệp đối với các loại cây trồng gồm: Lúa, mía, xoài, hoa...
11. Tăng cường,
quản lý nhà nước về trồng trọt
a) Nghiên cứu
áp dụng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn thuộc
lĩnh vực trồng trọt.
b) Kiện toàn
và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức ngành trồng trọt từ tỉnh đến các huyện,
thị xã và thành phố.
c) Nâng đỡ và
tạo điều kiện hình thành các tổ chức sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ khảo,
kiểm nghiệm giống, vật tư nông nghiệp, chất lượng nông sản, đồng thời khuyến
khích các tổ chức khoa học, doanh nghiệp tham gia công tác nghiên cứu và ứng dụng
khoa học.
d) Nâng cao
năng lực thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và
Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh động, thực vật
(SPS).
đ) Tăng cường
công tác thanh, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
e) Khuyến
khích hình thành các hội người sản xuất các loại cây trồng, hội làm vườn, hội
người trồng hoa cây cảnh.
V. Các dự án ưu tiên
Thực hiện các
dự án ưu tiên sẽ tạo tiền đề và cơ sở để thực hiện các nội dung của Đề án; huy
động được sức đóng góp của nông dân của doanh nghiệp và trí tuệ của các nhà
khoa học.
- Quy hoạch
phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày và điều chỉnh quy hoạch ngành
trồng trọt.
- Quy hoạch sản
xuất lúa nước theo hướng sản xuất lúa có chất lượng cao đi đôi với chế biến
lúa.
- Dự án phát
triển các giống cây chủ lực trong tỉnh, gồm: Giống lúa, giống mía, giống xoài.
- Dự án đầu tư
hạ tầng kỹ thuật cho cánh đồng mẫu lớn chuyên sản xuất lúa, rau an toàn và
xoài.
- Quy hoạch sản
xuất cây dược liệu.
- Quy hoạch sản
xuất hoa, cây cảnh.
- Dự án xúc tiến
thương mại và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm trồng trọt chủ lực.
- Dự án sản xuất
phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp.
Tổng số vốn
ngân sách đầu tư thực hiện dự án ưu tiên là 54,5 tỷ (xem chi tiết ở Phụ lục
IV).
VI. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Rà soát quy
hoạch các loại cây trồng, chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch
cho phù hợp.
b) Xây dựng
các dự án đầu tư phát triển cụ thể cho giai đoạn 2010-2015 theo hướng ưu tiên
nêu trong Đề án.
c) Tổng hợp
báo cáo các kiến nghị trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tham
mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và chỉ đạo thực hiện, đồng thời tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo định kỳ.
2. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
Tổ chức rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển
từng cây trồng chủ yếu trên phạm vi địa phương đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phù
hợp với quy hoạch chung của tỉnh và quy hoạch cơ sở chế biến gắn với vùng
nguyên liệu tại địa phương./.