TỔNG
CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
29-TĐC/QĐ
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 3 năm 1992
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN "QUY ĐỊNH VỀ THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
DÙNG TRONG VIỆC CÔNG NHẬN PHÒNG THỬ NGHIỆM"
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT
LƯỢNG
Căn cứ Điều 18, 19, 20 Pháp lệnh
Chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 327-HĐBT
ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh chất lượng
hàng hoá;
Căn cứ quy định về công nhận phòng thử nghiệm ban hành theo Quyết định số
873-QĐ ngày 23-12-1991 của Uỷ ban Khoa học Nhà nước;
Căn cứ quy định về nội dung, thủ tục công nhận phòng thử nghiệm ban hành
theo Quyết định số 10-TĐC/QĐ ngày 17-01-1992 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường
- Chất lượng;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục TC-ĐL-CL được Nhà nước
giao trong Nghị định số 22-HĐBT ngày 8-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về thuật ngữ và khái niệm
cơ bản dùng trong việc công nhận phòng thử nghiệm"
Điều 2.
Các ngành, các địa phương, các cơ sở và các cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng phải theo đúng quy định này trong việc công nhận
phòng thử nghiệm.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với
quy định này.
|
Nguyễn
Trọng Hiệp
(Đã
ký)
|
QUY ĐỊNH
VỀ THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN DÙNG TRONG VIỆC CÔNG NHẬN
PHÒNG THỬ NGHIỆM
(Ban hành theo Quyết định số 29-TĐC/QĐ ngày 23-3-1992của Tổng cục trưởng Tổng
cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng)
Văn bản này quy định các thuật
ngữ và khái niệm cơ bản dùng trong việc công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn
kèm theo thuật ngữ tiếng Anh tương ứng. Văn bản này phù hợp với hướng dẫn
ISO/IEC-25 (1986) và ISO/IEC-25 (1990).
1. Phòng thí
nghiệm
A. Laboratory
Cơ sở thực hiện việc hiệu chuẩn
và, hoặc thử nghiệm:
Chú thích:
Trường hợp phòng thí nghiệm là một
bộ phận của một tổ chức vừa thực hiện việc thử nghiệm, hiệu chuẩn vừa thực hiện
những hoạt động khác ngoài việc hiệu chuẩn và thử nghiệm thì thuật ngữ
"phòng thí nghiệm" chỉ dùng để chỉ bộ phận thực hiện việc hiệu chuẩn
và thử nghiệm của tổ chức ấy.
2. Phòng thử
nghiệm
A. Testing laboratory
Phòng thí nghiệm thực hiện các
phép thử.
3. Phòng hiệu
chuẩn
A. Calibration laboratory
Phòng thí nghiệm thực hiện việc
hiệu chuẩn.
4. Phép thử
A. Test
Thao tác kỹ thuật bao gồm việc
xác định một hoặc một số đặc điểm tính hoặc tính năng sử dụng của sản phẩm, vật
liệu, thiết bị, cấu trúc, hiện tượng vật lý, quá trình hay dịch vụ cụ thể theo
một quy trình xác định.
5. Hiệu chuẩn
A. Calibration
Tập hợp các thao tác để xác định
quan hệ giữa giá trị của đại lượng cần đo được chỉ bởi dụng cụ đo hoặc hệ thống
đo, hoặc giữa giá trị được thể hiện bằng vật đo với những giá trị tương ứng đã
biết trong những điều kiện nhất định.
Chú thích:
1. Kết quả của việc hiệu chuẩn
cho phép xác định sai số chỉ của dụng cụ đo, hệ thống đo hoặc vật đo.
Việc hiệu chuẩn cũng có thể bao
gồm cả việc xác định các đặc trưng đo lường khác của dụng cụ đo, hệ thống đo hoặc
vật đo.
2. Cần phân biệt khái niệm hiệu
chuẩn và kiểm định. Về mặt kỹ thuật, hiệu chuẩn và kiểm định tương tự như nhau.
Nhưng kiểm định còn bao gồm cả việc xác nhận về mặt luật pháp của cơ quan quản
lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước để cho phép
phương tiện đo được đưa vào sử dụng và bắt buộc đối với phương tiện đo thuộc diện
phải qua kiểm định.
6. Phương pháp
thử
A. Test method
Quy trình kỹ thuật xác định để
thực hiện phép thử.
7. Phương pháp
hiệu chuẩn
A. Calibration method
Quy trình kỹ thuật xác định để
thực hiện việc hiệu chuẩn.
8. Biên bản thử
nghiệm
A. Test report
Tài liệu trình bày kết quả thử
nghiệm và các thông tin khác liên quan đến phép thử.
9. Biên bản hiệu
chuẩn
A. Calibration report
Tài liệu trình bày kết quả hiệu
chuẩn và các thông tin khác liên quan đến hiệu chuẩn.
10. So sánh
phép thử giữa các phòng thử nghiệm (so sánh phép thử)
A. Interlaboratory test
comparisons
Việc tổ chức, thực hiện và đánh
giá các phép thử trên các mẫu hoặc vật liệu thử như nhau hoặc tương tự như nhau
ở hai hoặc một số phòng thử nghiệm theo sự thoả thuận với những điều kiện nhất
định.
11. Thử nghiệm
sự thành thạo của phòng thử nghiệm (thử nghiệm thành thạo)
A. (Laboratory) proficiency
testing
Việc xác định khả năng thực hiện
phép thử của phòng thử nghiệm bằng cách so sánh phép thử giữa các phòng.
12. Công nhận
phòng thử nghiệm
A. (Laboratory) accreditation
Việc thừa nhận chính thức rằng
phòng thử nghiệm có khả năng để tiến hành các phép thử hoặc các loại phép thử cụ
thể.
13. Hệ thống
công nhận (phòng thử nghiệm)
A. (Laboratory) accreditation system
Hệ thống với những quy định
riêng về thủ tục và quản lý để tiến hành công nhận phòng thử nghiệm.
14. Cơ quan
công nhận (phòng thử nghiệm)
A. (Laboratory) accerediration
body
Cơ quan chỉ đạo và quản lý hệ thống
công nhận và thực hiện việc công nhận.
15. Phòng thử
nghiệm được công nhận
A. Accredited laboratory
Phòng thử nghiệm đã được cơ quan
có thẩm quyền đánh giá và công nhận.
16. Tiêu chuẩn
công nhận (phòng thử nghiệm)
A. (Laboratory) accereditation
criteria
Tập hợp các yêu cầu của cơ quan
công nhận mà phòng thử nghiệm phải đáp ứng để được công nhận.
17. Đánh giá
phòng thử nghiệm
A. Laboratory assessment
Việc kiểm tra phòng thử nghiệm để
đánh giá sự phù hợp của nó với tiêu chuẩn công nhận.
18. Chuyên gia
đánh giá (phòng thử nghiệm)
A. (Laboratory) assessor
Người tiến hành một số hoặc tất
cả các nhiệm vụ liên quan đến việc đánh giá phòng thử nghiệm.
19. Người có
quyền ký (của phòng thử nghiệm được công nhận)
A. Approved signatory (of an
accredited laboratory)
Người được cơ quan công nhận thừa
nhận có thẩm quyền để ký vào biên bản thử nghiệm và phiếu kết quả thử nghiệm của
phòng thử nghiệm được công nhận.
Chú thích
Các thuật ngữ từ số 10 đến số 19
cũng được sử dụng cho phòng hiệu chuẩn. Trong trường hợp đó, từ "thử nghiệm"
được thay bằng "hiệu chuẩn" ở những chỗ thích hợp.