Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2797/QĐ-UBND 2016 phê duyệt dự án chuyển đổi ngành chăn nuôi Khánh Hòa

Số hiệu: 2797/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Trần Sơn Hải
Ngày ban hành: 21/09/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2797/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 21 tháng 09 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI NGÀNH CHĂN NUÔI KHÁNH HÒA THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định 984/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ngày 09/5/2014 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định 985/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ngày 09/5/2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Quyết định số 3606/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định 932/QĐ-UBND, ngày 17/4/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PPTNT tại Tờ trình số 1950/TTr-SNN ngày 31 tháng 8 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án chuyển đổi ngành chăn nuôi tỉnh Khánh Hòa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

Thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng ngành chăn nuôi giá trị gia tăng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường góp phần đẩy nhanh phát triển nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nông dân, cụ thể:

- Phát triển đàn bò theo hướng thịt, đưa tỷ lệ bò lai Zêbu lên 65% trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó ở vùng đồng bằng là 70%, vùng miền núi là 60%. Chuyển đổi 575 ha đất sang trồng cây thức ăn gia súc.

- Đảm bảo cung ứng được 65% con giống lợn chất lượng cao cho chăn nuôi thương phẩm.

- Quản lý 100% lợn được giống bằng hình thức bình tuyển và gắn mã số quốc gia; Đảm bảo 100% lợn đực giống Thụ tinh nhân tạo (TTNT) có chất lượng cao, tinh dịch bảo đảm chất lượng theo quy định.

- Phát triển các chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn, đến năm 2020 có 60% lượng sản phẩm trong chuỗi liên kết.

- Phòng ngừa giảm thiểu tối đa dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hạn chế không để dịch xảy ra trên diện rộng

- Đảm bảo cho 40% nông hộ chăn nuôi lợn có hầm Bioga xử lý chất thải

2. Nội dung chuyển đổi:

2.1. Xác định loài vật nuôi chủ lực và đa dạng hóa sản phẩm:

Trong giai đoạn 2016-2020, xác định loài vật nuôi chủ lực là chăn nuôi bò thịt, lợn và gà.

Ngoài xác định loài vật nuôi chủ lực cần khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loài vật nuôi truyền thống, vật nuôi mới có triển vọng phát triển, theo lợi thế của tỉnh Khánh Hòa như Dê, Đà điểu, Cá sấu, heo đen bản địa ...

2.2. Chuyển đổi hình thức tổ chức chăn nuôi:

Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại. Phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chăn nuôi công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Các giải pháp thực hiện:

3.1. Quy hoạch chăn nuôi:

Quy hoạch chăn nuôi theo hướng chuyển dịch dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung; từ thành thị đến nông thôn; hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa thành phố, xa khu dân cư.

3.2. Giải pháp chính sách:

Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung bằng các hình thức hỗ trợ như miễn tiền thuê đất; khuyến khích đầu tư tích tụ đất để hình thành các khu tập trung; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp.

3.3. Các giải pháp chuyên ngành:

Triển khai thực hiện các giải pháp chuyên ngành thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi; công tác khuyến nông; công tác thú y; kiểm dịch và kiểm soát giết mổ động vật; xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

4. Kinh phí đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi:

Kinh phí dự kiến để thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 như sau:

Tổng số:

47.723.595.000 đồng.

(Bốn mươi bảy tỷ, bảy trăm hai mươi ba triệu, năm trăm chín mươi lăm ngàn đồng), trong đó:

- Phát triển đàn bò thịt:

- Phát triển đàn lợn:

- Quy hoạch ngành chăn nuôi:

- Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:

- Hỗ trợ xử lý chất thải:

- Phòng chống dịch bệnh:

6.290.000.000 đồng.

6.850.000.000 đồng.

500.000.000 đồng.

465.000.000 đồng.

2.625.000.000 đồng.

30.993.595.000 đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương, các Tổng công ty, doanh nghiệp có liên quan tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chuyển đổi cây trồng theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn nông dân nắm vững các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi vật nuôi đạt hiệu quả cao.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, xem xét các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi của các doanh nghiệp, hợp tác xã có vốn vay, hỗ trợ lãi suất.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh đề xuất thêm các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và lồng ghép với các chương trình, dự án từ các nguồn khác nhau để thực hiện có hiệu quả Đề án.

3. Sở Tài nguyên và môi trường:

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các chính sách về đất đai cho các tổ chức, cá nhân thuê đất phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

4. Sở Tài chính:

Hằng năm, căn cứ tình hình thu chi ngân sách tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn căn cứ kế hoạch chuyển đổi toàn tỉnh để xây dựng kế hoạch chuyển đổi hàng năm trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

- Chủ động triển khai thực hiện các nội dung theo Đề án được UBND tỉnh quyết định phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ NN & PTNT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- TT Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- TT Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, HB, HLe.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Sơn Hải

 

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án

Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nông nghiệp vì vậy việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chăn nuôi không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người mà còn là nguồn sức kéo, phân bón hữu cơ, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; làm cân bằng môi trường sinh thái do tận dụng các phụ phẩm của trồng trọt và của các ngành sản xuất khác tạo ra; đóng góp một phần rất quan trọng trong cơ cấu thu nhập của nông dân; giải quyết việc làm cho lao động thời vụ nhàn rỗi ở nông thôn; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trong thời gian tới, nhu cầu các sản phẩm của ngành chăn nuôi sẽ ngày càng tăng không những cho tiêu dùng trong tỉnh, trong nước mà còn để phục vụ xuất khẩu, đây cũng là động lực tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển nhanh hơn.

Mặt khác, hiện nay hiện tượng biến đổi khí hậu theo xu hướng làm trái đất nóng lên, các biểu hiện cực đoan của thời tiết được ghi nhận ngày càng tăng về tần suất và cường độ. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc(FAO) hiện nay nhiệt độ trái đất tăng bình quân hàng năm là 0,5°C; theo các nhà khoa học cho biết nếu nhiệt độ tăng 1°C thì sản lượng lương thực sẽ giảm đi tương đương 10%. FAO cũng cho rằng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra.

Khánh Hòa là tỉnh nằm trong khu vực Nam Trung bộ, năm 2015 do nắng nóng kéo dài đã làm 52 con bò của 29 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh bị chết do suy nhược cơ thể, bại liệt vì thiếu thức ăn, nước uống.

Với vai trò của ngành chăn nuôi trong đời sống xã hội, với những chuyển biến khí hậu như hiện nay thì việc chuyển đổi vật nuôi phù hợp với điều kiện nắng hạn do biến đổi khí hậu, thích ứng và bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị trong sản xuất là điều cần thiết.

II. Căn cứ xây dựng Đề án

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Quyết định 984/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ngày 09/5/2014 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định 985/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ngày 09/5/2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định 3606/QĐ-UBND, ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020 định hướng đến năm 2025.

- Quyết định 932/QĐ-UBND, ngày 17/4/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

PHẦN THỨ NHẤT

THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI KHÁNH HÒA

I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.137, 8 km2, trong đó có hơn 67% diện tích là đồi núi, có lực lượng lao động dồi dào, rất có điều kiện để phát triển chăn nuôi (năm 2015 dân số toàn tỉnh là 1.205.700 người, dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 55% tổng dân số của tỉnh). Mặt khác Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không: Tuyến đường sắt xuyên Việt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh, là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây nguyên qua Quốc lộ 26 nên việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc rất thuận lợi; Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, là đô thị loại I, một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Đây là những yếu tố quan trọng, rất thuận lợi cho việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm; có triển vọng cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 26 °C. Tổng nhiệt độ khoảng 9.500 - 9.800 °C, ánh sáng dồi dào, số giờ nắng trung bình năm từ 2.600 - 2.700 giờ. Độ ẩm không khí trung bình năm đạt từ 76 - 79 % và chênh lệch giữa các tháng trong năm thấp.

Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000 mm, trong đó vùng đồng bằng ven biển phổ biến là 1.000-1.200 mm, còn khu vực huyện Khánh Sơn lại lên tới 2.400 mm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và tập trung đến 70- 80 % lượng mưa cả năm. Ở khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, các tháng còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho sự kéo dài của mùa du lịch. Tuy vậy, cần chú ý đến gió Tây khô nóng và gió Tu Bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng.

Tuy nhiên, Khánh Hòa là một trong các tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. Trong các năm gần đây những biểu hiện rõ nét của biến đổi khí hậu đã xảy ra trên địa bàn tỉnh như: lượng mưa thay đổi thất thường, nhiệt độ tăng cao hơn; tần suất bão mạnh, lũ lớn có đột biến về số lượng và mức độ gây hại; hạn hán, nhiễm mặn, thiếu nước ngày càng gay gắt...

Năm 2015 và các tháng đầu năm 2016 hiện tượng El Nino có cường độ mạnh và kéo dài đã tác động rõ rệt đến thời tiết, khí hậu ở nước ta nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa xảy ra hiện tượng nắng nóng kéo dài; lượng mưa, dòng chảy các sông suối hầu hết đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm nên nhu cầu nước cho gia súc thiếu nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.

II. Thực trạng ngành chăn nuôi Khánh Hòa

1. Quy mô, sản lượng, hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xử lý môi trường trong chăn nuôi

Trong năm 2015, toàn tỉnh có 212 cơ sở chăn nuôi lợn (151.864 con); 184 cơ sở chăn nuôi gia cầm (1.016.400 con); 22 cơ sở chăn nuôi chim cút (107.500 con); 25 cơ sở chăn nuôi bò (863 con), 10 cơ sở chăn nuôi dê cừu (1.395 con), 01 cơ sở chăn nuôi đà điểu (15.000 con), 116 nhà nuôi yến.

Từ ngày 01/10/2014 đến ngày 30/9/2015 số trâu xuất chuồng trong năm là 835 con với sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 217,9 tấn, số bò xuất chuồng 20.093 con với sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 4.058,9 tấn.

Tổng số lợn xuất chuồng 226,7 nghìn con với sản lượng thịt hơi xuất chuồng 18.032,2 tấn, gà xuất chuồng 1.923 nghìn con với sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 3.403,6 tấn, số vịt xuất chuồng 1.525,9 nghìn con với sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2.165,3 tấn; ngan, ngỗng xuất chuồng 44,9 nghìn con với sản lượng xuất chuồng 123,5 tấn và gia cầm khác xuất chuồng 313,7 nghìn con với sản lượng xuất chuồng 862,4 tấn. (Nguồn Cục Thống kê Khánh Hòa)

Bảng 1. Số lượng đàn gia súc năm 2015

TT

Loại gia súc

Số lượng (con)

 

TT

Loại gia cầm

Số lượng (con)

1

Trâu

4.590

 

6

1.553.975

2

73.233

 

7

Vịt

1.106.877

3

9.131

 

8

Ngan

33.683

4

Cừu

3.710

 

9

Ngỗng

4.980

5

Lợn

134.326

 

10

Chim cút

90.516

 

 

 

 

11

Đà điểu

10.000

1.1. Chăn nuôi trâu, bò:

- Ngành chăn nuôi nuôi trâu bò Khánh Hòa chủ yếu là chăn nuôi theo hướng thịt. Việc phát triển chăn nuôi bò sữa đã được phát triển từ những năm 1984. Tuy nhiên do sự bất cập chủ yếu trong mối quan hệ giữa nguồn nguyên liệu và cơ sở chế biến nên hình thức chế biến và tiêu thụ sản phẩm vẫn là sữa tươi tiệt trùng, không thể cạnh tranh thị trường, do đó dù được xuất hiện từ rất sớm nhưng ngành chăn nuôi bò sữa Khánh Hòa gần như không phát triển được. Hiện chỉ còn trên 50 con bò sữa tại thành phố Nha Trang.

- Với tổng đàn trên 75.000 con trâu bò thịt, hằng năm xuất chuồng trên 20.000 con với trọng lượng hơi trên 4.000 tấn, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh.

Hình thức tổ chức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi nông hộ, quy mô 1-3 trâu bò/hộ chiếm trên 90% tổng đàn. Hiện trên địa bàn tỉnh về cơ bản không có cơ sở chăn nuôi trâu bò chăn nuôi tập trung, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cao vào sản xuất.

Với hình thức chăn thả, sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên vẫn là phổ biến, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, một số địa phương, nông hộ đã áp dụng một số tiến bộ và kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng trâu, bò như trồng cỏ cao sản, chế biến nguồn phụ phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng như thức ăn ủ chua, rơm ủ Ure, tảng đá liếm... Một số địa phương như Diên Khánh, Ninh Hòa đã có nông hộ phối kết hợp giữa thức ăn thô xanh với thức ăn tinh nhằm vỗ béo bò, rút ngắn thời gian nuôi dưỡng, tuy nhiên hiện trạng này vẫn chưa phổ biến.

- Với sản lượng thịt chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu, hầu như toàn bộ đàn trâu, bò được tiêu thụ nội tỉnh. Với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ từ các nông hộ, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn là hình thức mua bán truyền thống thông qua hệ thống thương lái về các cơ sở giết mổ.

- Chất thải trong chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là nguồn phân. Do tính hữu ích trong ngành trồng trọt và tiện lợi trong việc thu gom của phân bò, gần như cơ bản lượng phân bò được thu gom, xử lý thô và sử dụng vào sản xuất. Mặt khác với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, chăn nuôi trâu bò cơ bản chưa có tác động xấu đến môi trường tự nhiên.

1.2. Chăn nuôi lợn.

- Trong những năm gần đây, xu hướng dịch chuyển từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, quy mô lớn đã tạo nên một chuyển lớn trong ngành chăn nuôi lợn. Tính từ năm 2000 đến nay, số lượng nông hộ chăn nuôi đã giảm trên 60% trong khi về cơ bản quy mô đàn không thay đổi và đang có xu hướng tăng dần trong mấy năm gần đây. Mặt khác, cùng với nền kinh tế xã hội phát triển, xu hướng di chuyển chăn nuôi về vùng nông thôn là rõ nét nhất. Hiện tại các đô thị lớn về cơ bản chỉ có chăn nuôi lợn ở vùng ngoại thành như Phước Đồng, Vĩnh Phương- Nha Trang.

Hiện tại đã có trên 50% số lượng lợn được nuôi trong các trang trại hoặc nông trại quy mô lớn và vừa, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong chăn sóc, nuôi dưỡng, con giống và phòng trừ dịch bệnh.

Một số tập đoàn, công ty lớn đã đầu tư vào ngành chăn nuôi lớn như CP, Khánh Việt... kèm theo đó là hệ thống cơ sở chăn nuôi vệ tinh đã chuyển biến rõ nét trong ngành chăn nuôi lợn

- Với hình thức tổ chức chăn nuôi như trên, việc tiêu thụ sản phẩm cũng đã có sự chuyển biến, hiện đã có trên 40% số lượng lợn xuất chuồng theo chuỗi liên kết sản phẩm, từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.

- Ô nhiễm trong ngành chăn nuôi lợn Khánh Hòa.

Nhìn chung, so với nhiều địa phương khác, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh ở mức thấp, (chưa bằng một huyện Thống Nhất- Đồng Nai, An Lão-Bình Định). Tuy nhiên, ô nhiễm trong chăn nuôi lợn Khánh Hòa đã có những báo động.

Đối với hệ thống trang trại chăn nuôi quy mô lớn và vừa: Về cơ bản các cơ sở này nằm xa khu dân cư, khu đô thị và có hệ thống xử lý chất thải lỏng, rắn tương đối tốt. Tuy nhiên các cơ sở chăn nuôi gia công, các cơ sở chăn nuôi quy mô vừa có một số đang nằm trong khu dân cư, việc xử lý chất thải vẫn chưa được triệt để như các địa phương Cam Lâm, Diên Khánh.

Đối với hệ thống chăn nuôi nông hộ: mặc dù thông qua chính sách Khuyến nông của tỉnh, Dự án Khí sinh học quốc gia, trong nhiều năm qua đã hỗ trợ nhiều cho các nông hộ chăn nuôi xây hầm Bioga xử lý chất thải đã phần nào giảm thiểu được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ. Tuy nhiên, mặc nhiên việc chăn nuôi trong khuôn viên nông hộ, sự tiếp cận về tiến bộ kỹ thuật cũng như nguồn vốn, ý thức về đảm bảo môi trường của người chăn nuôi... là những rào cản cho việc xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ. Tuy hiện nay số nông hộ chăn nuôi lợn đã giảm nhiều, mật độ chăn nuôi nông hộ vùng nông thôn giảm trên 40% so với đầu những năm 2000, mặt khác khuôn viên hộ gia đình tại Khánh Hòa cơ bản diện tích tương đối rộng (so với một số địa phương khác) nhưng cần phải đặt ra các biện pháp, phương án để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường trong chăn nuôi lợn nông hộ.

1.3. Chăn nuôi gia cầm.

- Cũng như ngành chăn nuôi lợn, xu hướng tập trung hóa và dịch chuyển chăn nuôi về vùng nông thôn đã chuyển biến rõ trong những năm gần đây trong ngành chăn nuôi gia cầm.

Với tổng đàn trên 2,6 triệu con chủ yếu là gà và vịt, có thể nói ngành chăn nuôi gia cầm tỉnh Khánh Hòa chưa phát triển mạnh.

Đối với chăn nuôi gà, đã có trên 30% số lượng gà được chăn nuôi trong các trang trại, còn lại vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình. Riêng chăn nuôi vịt chủ yếu vẫn là chạy đồng theo thời vụ. Đây là nguyên nhân chủ yếu, khó khăn nhất trong việc áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia cầm.

Việc tiêu thụ sản phẩm ngoại trừ các cơ sở chăn nuôi gia công cho các Công ty, tập đoàn được bao tiêu sản phẩm, còn lại vẫn là hình thức tiêu thụ truyền thống thông qua thương lái hoặc người chăn nuôi tự tiêu thụ thông qua các chợ nông thôn.

Ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi gia cầm lớn nhất vẫn là ô nhiễm vi sinh vật gây hại, xuất phát từ các đàn vịt chạy đồng cũng như ý thức người chăn nuôi trong việc tiêu hủy xác chết nhỏ lẻ trong chăn nuôi.

2. Công tác giống

2.1. Giống bò

Trên cơ sở bò cái nền là bò vàng Việt Nam, thông qua 3 Dự án đầu tư cải tạo đàn bò theo hướng thịt từ năm 1995-2012, sự tiếp cận của người chăn nuôi về các tiến bộ trong cải tạo giống, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 55% bò lai nhóm Zeebu, có trọng lượng tăng từ 20-45% so với bò Vàng Việt Nam.

Nhóm bò Zeebu (Brahman, Sind, Sahiwal..) thuộc các nước Tây Nam Á đã chứng tỏ được tính thích nghi, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên địa bàn tỉnh. Với trọng lượng hơi trên 400 kg, tỷ lệ thịt xẻ trên 45% khi được lai tạo với bò cái nền Việt Nam đã làm tăng trọng lượng lên từ 20-45% qua các đời lai tạo. Hiện một số địa phương có tỷ lệ bò lai cao như Diên Khánh trên 80%.

Mặt khác, thông qua các Dự án cải tạo đàn bò, qua chương trình khuyến nông, một số địa phương như Diên Khánh, Ninh Hòa... đã áp dụng thí điểm lai tạo các giống bò chuyên thịt cao sản của Châu Âu như Limusine, Res Augos... trên nền bò cái lai Zeebu, bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả. Con lai ra đời có tầm vóc lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, thích nghi trong điều kiện chăn nuôi Khánh Hòa. Đây là những căn cứ để xây dựng chiến lược trong ngành chăn nuôi bò Khánh Hòa.

2.2. Giống lợn

Với tiến bộ Thụ tinh nhân tạo trên lợn được áp dụng tại Khánh Hòa từ năm 1983 đến nay, sử dụng con đực cao sản, hướng nạc của Châu Âu, Mỹ như Yorshire, Landrace, Duroc, Pietrain phối giống cho đàn cái nền Việt Nam đã làm thay đổi nhanh chóng ngoại hình và phẩm chất đàn lợn của tỉnh. Hiện nay, trong chăn nuôi nông hộ chủ yếu nuôi các giống lợn trên 70% máu lai các giống Yorshire, Landrace, Duroc, Pietrain. Đối với chăn nuôi trang trại thì có 100% là các giống cao sản ngoại hoặc con lai giữa các giống đó, với trọng lượng xuất chuồng bình quân trên 90 kg, với thời gian nuôi 3,5 tháng.

Hiện tại số lượng con giống chất lượng cao cho nuôi thương phẩm được nuôi từ các cơ sở chăn nuôi tiên tiến đã đáp ứng được trên 40% nhu cầu con giống trong tỉnh. Tuy nhiên khoảng 80.000 con giống này lại không được chăn nuôi nông hộ Khánh Hòa sử dụng, chủ yếu là chuyển vào các vùng Tây nguyên, Đông Nam Bộ.

Công tác Thụ tinh nhân tạo (TTNT): Với 23 cơ sở TTNT với trên 160 con đực giống, hằng năm có thể cung ứng trên 100.000 liều tinh cho công tác phối giống. Hiện tại các huyện đồng bằng đã có trên 85% số lợn nái được TTNT.

Tiến bộ TTNT ngoài lợi ích cải tạo nhanh đàn lợn, tiện ích, giảm chi phí còn có vai trò lớn trong công tác phòng ngừa dịch bệnh.

2.3. Giống gà

- Giống gà nội:

Chủ yếu được nuôi trong các nông hộ Khánh Hòa là giống gà Ri Ninh Hòa. Hiện đã có cơ sở giống tại Cam Lâm có quy mô trên 20.000 gà mái sinh sản cung cấp con giống trong tỉnh và nhiều tỉnh thành khác.

Đây là giống gà được tuyển chọn, chọn lọc trong các nông hộ chăn nuôi tại Ninh Hòa và các vùng phụ cận. Hiện nay giống gà này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa vào danh mục giống được phép sản xuất và kinh doanh và đang được hỗ trợ từ Trung ương cũng như trong tỉnh để tiếp tục hoàn thiện quy trình về chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống.

- Giống gà ngoại: hướng thịt như Avian, Lohmann, AA (Arbor Acres), ISA.MPK, Lohmann meat, Ross - 208, 308, 408, Cobb, CP707; hướng trứng như Goldline 54, Brown Nick, Lohmann Brown, ISA Brown, CP Brown; Chăn thả: Gà Kabir, ISA-JA57, Sasso (SA 31), ISA.Color, gà Ai Cập, gà Sao, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng đang được phổ biến tại Khánh Hòa.

Tuy nhiên, con giống của các giống gà này cơ bản hoàn toàn được nhập từ các tỉnh, thành khác trong nước.

- Giống vịt: Các giống vịt nội: Vịt cỏ, vịt Anh Đào, vịt Đốm. Các giống vịt ngoại hướng thịt: Szarwas, CV.Super M. Các Vịt ngoại hướng trứng: CV.Layer 2000, Khaki Campbell.

3. Thức ăn chăn nuôi

- Thức ăn chăn nuôi công nghiệp: Thức ăn chăn nuôi công nghiệp chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi lợn và gia cầm. Với nhu cầu hằng năm trên 150.000 tấn, trong đó cho chăn nuôi lợn là 100.000 tấn và gia cầm là 50.000 tấn.

Hiện nay, toàn tỉnh có 1 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Khatoco - KHAFEED), với công suất 15.000 tấn năm, tuy nhiên, lượng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh chỉ trên 1000 tấn, số lượng còn lại chủ yếu từ các tập đoàn FDI như Cargil, CP, Con cò....

Có 91 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi đều thực hiện tốt các quy định của nhà nước.

- Thức ăn thô, xanh: chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi trâu, bò.

Nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu vẫn là cỏ tự nhiên và một số phụ phẩm trong ngành trồng trọt. Toàn tỉnh đã trồng được gần 100 ha cỏ cao sản (chủ yếu là VA06), tuy nhiên với quy mô nhỏ/nông hộ, đây là xu hướng cần đặt ra để giải bài toán thức ăn thô xanh trong chăn nuôi khi thức ăn tận dụng trong tự nhiên ngày càng thu hẹp.

4. Tình hình dịch bệnh

4.1. Tình hình dịch bệnh lợn Tai xanh

Tại Khánh Hòa, dịch bệnh lợn Tai xanh xuất hiện 04 đợt trên đàn lợn tỉnh Khánh Hòa vào các năm 2007, 2010, 2011, 2012 gây nhiều thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của ngành chăn nuôi của tỉnh (làm chết và buộc phải tiêu hủy 19.796 con lợn các loại, với trọng lượng trên 1.012 tấn hơi). Trong đó có năm 2010, 2012 dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi.

Các năm 2013, 2014, 2015, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y đã tham mưu Kế hoạch, triển khai đồng bộ các biện pháp chủ động phòng chống dịch nên từ năm 2013 đến nay, dịch bệnh lợn Tai xanh không xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Giải pháp tiêm phòng vắc xin tạo miễn dịch cho đàn lợn qua các năm 2013, 2014 và 2015 đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, các hộ chăn nuôi có phần yên tâm, mạnh dạn đầu tư tái đàn.

4.2. Tình hình dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM)

- Từ năm 2010 đến 2013, dịch LMLM thường xuyên xuất hiện tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Năm 2014 và 2015: không xảy ra dịch bệnh, tuy nhiên có xuất hiện một vài cá thể bò, bê mắc bệnh ở thể nhẹ, rải rác khi thời tiết chuyển mùa và do vận chuyển thay đổi vùng nuôi tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, bò chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM và đã được địa phương phát hiện, xử lý kịp thời nên không có hiện tượng lây lan.

4.3. Dịch cúm gia cầm

- Dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện đầu tiên ngày 16/2/2009 tại xã Vĩnh Phương thành phố Nha Trang. Năm 2010, đầu năm 2012 cũng xuất hiện một số ổ dịch nhỏ lẻ phân tán đã nhanh chóng phát hiện, tổ chức tiêu hủy, dịch bệnh không lây lan.

Đợt dịch bệnh bùng phát và kéo dài nhất là từ ngày 05/12/2012 đến 29/3/2013, dịch bệnh xuất hiện ở Ninh Hòa, Vạn Ninh, Nha Trang và Cam Lâm, tại 24 xã tại 45 thôn, ở 54 hộ chăn nuôi, số gia cầm buộc tiêu hủy là 75.801 con trong đó có 5.346 con gà, 70.455 con vịt.

Năm 2014, dịch bệnh xuất hiện trên đàn vịt thịt chạy đồng vào ngày 25/01/2014 tại thôn Vạn Thuận, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa. Một số điểm dịch xuất hiện ở huyện Cam Lâm (28/01/2014) và huyện Diên Khánh (ngày 02/02/2014) được phát hiện và tiêu hủy kịp thời đã nhanh chóng được khống chế.

- Dịch cúm gia cầm H5N6 xuất hiện ngày 22/8/2015 tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, được phát hiện và tiêu hủy kịp thời nên đã nhanh chóng được khống chế.

4.4. Công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Dịch bệnh trên động vật trong ngành chăn nuôi có thể tạm chia ra hai loại: Loại dịch bệnh thường gặp, cổ điển, đã có vắc xin hữu hiệu, cơ bản đã được khống chế trên toàn quốc, như bệnh Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng trâu, bò và lợn...; Loại dịch bệnh nguy hiểm cho vật nuôi, chưa được khống chế, có khả năng lây lan mạnh, có một số bệnh có thể lây cho người, như bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng (LMLM) trâu bò và lợn, bệnh Dại...

- Để phòng chống các dịch bệnh thông thường, cổ điển trên đàn vật nuôi tỉnh Khánh Hòa về cơ bản là tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin theo định kỳ 2 lần trên năm cho toàn bộ đàn vật nuôi tại các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo cơ chế tài chính như sau:

- Các nông hộ thuộc vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số được ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ vắc xin và công tiêm phòng theo Quyết định 18/2011/QĐ-UBND, ngày 19/7/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa v/v Ban hành chính sách khuyến nông.

Theo đó hằng năm ngân sách tỉnh cấp cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y để tổ chức tiêm phòng cho 53 xã vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số, kinh phí từ 800-900 triệu đồng/năm.

Các nông hộ ở các địa phương còn lại được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức tiêm phòng theo cơ chế người chăn nuôi chi trả toàn bộ chi phí tiêm phòng.

- Đối với các bệnh nguy hiểm (bao gồm bệnh LMLM, bệnh Dại và bệnh Cúm gia cầm).

Hiện nay trên địa bàn cả nước, cả 3 bệnh trên đều diễn biến rất phức tạp, xảy ra hầu hết tại các tỉnh, thành phố, gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi, riêng bệnh Cúm gia cầm và bệnh Dại đã có lây sang người và đã có nhiều ca tử vong.

Để khống chế các bệnh này, hằng năm Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch theo chỉ đạo của Sở nông nghiệp và PTNT, nguồn kinh phí được ngân sách tỉnh, huyện cấp cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại khi có dịch xảy ra từ 5-10 tỷ đồng/ năm. Ngoài ra, nguồn ngân sách trung ương cũng hỗ trợ một phần trong các Chương trình khống chế và thanh toán một số bệnh nguy hiểm như LMLM, Cúm gia cầm...

III. Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi

1. Thuận lợi

- Khánh Hòa có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận tiện cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Thời gian tới, nhu cầu các sản phẩm của ngành chăn nuôi sẽ ngày càng tăng không những cho tiêu dùng nội địa mà còn để phục vụ xuất khẩu, đây cũng là động lực tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.

2. Khó khăn

- Trong những năm qua chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc, dịch hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo xuất hiện trên địa bàn tỉnh.

- Chăn nuôi còn mang tính quảng canh, phân tán nhỏ lẻ, tốc độ phát triển chậm, đồng cỏ thiếu không đáp ứng được nhu cầu thức ăn, hạn chế đến tăng đàn và chất lượng đàn.

- Năng suất, chất lượng một số loại vật nuôi còn thấp, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế; nhiều chương trình còn dừng lại ở mô hình trình diễn, chậm khả năng nhân ra diện rộng.

- Khả năng tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp của nông dân còn thấp.

- Đầu ra của sản phẩm chăn nuôi đều do tư thương đảm nhận, không có các doanh nghiệp lớn hợp đồng bao tiêu; giá cả các sản phẩm chăn nuôi thường bị chèn ép gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức sản xuất và người chăn nuôi.

- Sản xuất chưa gắn với giết mổ, chế biến; sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ ở dạng tươi sống, sơ chế nên giá thấp, thị trường hẹp.

- Công tác thú y:

+ Phòng, chống dịch bệnh: Ý thức tiêm phòng và vệ sinh thú y chưa được người dân quan tâm đúng mức nên tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt thấp, chưa đủ đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

+ Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: Các điểm giết mổ nhỏ lẻ, rải rác, hầu hết nằm trong khu dân cư, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y nên khó hạn chế được rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi.

PHẦN THỨ HAI

ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI NGÀNH CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỀ ÁN

1. Dự báo về biến đổi khí hậu

Hiện nay hiện tượng biến đổi khí hậu theo xu hướng làm trái đất nóng lên, các biểu hiện cực đoan của thời tiết được ghi nhận ngày càng tăng về tần suất và cường độ.

Nóng, hạn không những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung thức ăn, nước uống, đặc biệt đối với gia súc nhai lại như trâu, bò, dê cừu...

Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố thời tiết và khí hậu khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những dịch bệnh trên gia súc, chi phí thuốc phòng và trị bệnh vật nuôi tăng, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi nói chung.

- Nguồn cung cấp thức ăn: hạn hán làm cho diện tích đồng cỏ, đất canh tác bị thu hẹp, năng suất cây trồng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung thức ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn giảm, đặc biệt là các vật nuôi sử dụng nhiều thức ăn thô xanh như trâu, bò, dê, cừu... Hậu quả có thể dẫn đến mất cân bằng an ninh lương thực, đẩy giá lương thực tăng cao và kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng cao

- Nguồn cung cấp nước cho chăn nuôi: khô hạn kéo dài gia tăng tình trạng khan hiếm nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh lý, sinh hóa của vật nuôi, đẩy chi phí cung cấp nước cho chăn nuôi tăng cao, ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất thức ăn và năng suất đồng cỏ

2. Dự báo về sản phẩm chăn nuôi đến năm 2020

Bảng 1: Dự kiến tăng trưởng đàn vật nuôi

TT

Loại vật nuôi

Chỉ tiêu số lượng

2015

2020

1

Đàn trâu (con)

4.590

4.820

2

Đàn bò (con)

73.233

76.900

3

Đàn lợn (con)

134.326

141.000

4

Đàn dê (con)

9.131

9.600

5

Đàn gia cầm (con)

2.926.210

3.220.000

- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm

Dự kiến nhu cầu về thịt, trứng bình quân tính theo đầu người vào năm 2020 là 73.920 tấn thịt xẻ và 184,8 triệu quả trứng.

Mặt khác hằng năm Khánh Hòa đón trên 4 triệu lượt người đến tham quan, du lịch, trong đó có gần 1 triệu lượt khách quốc tế, dự báo tăng bình quân 12% năm, đến năm 2020 một nhu cầu lớn về sản phẩm chăn nuôi cung ứng cho thị trường này.

3. Dự báo về hội nhập quốc tế

3.1. Tác động tiêu cực

Tác động trực tiếp và gay gắt nhất chính là việc giảm các dòng thuế theo lộ trình đã cam kết, tạo cơ hội ngày càng tăng đối với việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta do có lợi thế về giá, về an toàn thực phẩm, các sản phẩm chăn nuôi trong tỉnh khó cạnh tranh.

Tác động của hội nhập có thể thu hút nguồn nhân lực có chất lượng của ngành chăn nuôi (cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân có trình độ, kinh nghiệm) sang làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về chăn nuôi tại Việt Nam và làm việc tại các nước đối tác trong khối FTA. Đây cũng là một bất lợi cho ngành chăn nuôi trong quá trình hội nhập.

3.2. Tác động tích cực

Tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi được tiếp cận với công nghệ mới, giống mới, sản phẩm mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến. Đầu vào của ngành chăn nuôi như con giống, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trang thiết bị, thuốc thú y,... sẽ giảm do bỏ hàng rào thuế quan. Hội nhập kinh tế cũng tạo áp lực buộc ngành chăn nuôi phải đẩy mạnh tái cơ cấu và thay đổi cách làm để có khả năng tham gia hội nhập và phát triển bền vững. Đây là tác động có lợi mà chúng ta phải tận dụng tối đa.

4. Dự báo về tình hình dịch bệnh.

Trong giai đoạn 2016-2020 các dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, Tai xanh và Lở mồm long móng vẫn diễn biến phức tạp, cần thiết phải có các giải pháp phòng chống để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.

II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI

1. Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng ngành chăn nuôi giá trị gia tăng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường góp phần đẩy nhanh phát triển nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nông dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Phát triển đàn bò theo hướng thịt, đưa tỷ lệ bò lai Zeebu lên 65% trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó ở vùng đồng bằng là 70%, vùng miền núi là 60%. Chuyển đổi 575 ha đất sang trồng cây thức ăn gia súc.

- Đảm bảo cung ứng được 65% con giống lợn chất lượng cao cho chăn nuôi thương phẩm.

- Quản lý 100% lợn đực giống bằng hình thức bình tuyển và gắn mã số quốc gia; Đảm bảo 100% lợn đực giống TTNT có chất lượng cao, tinh dịch bảo đảm chất lượng theo quy định.

- Phát triển các chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn, đến năm 2020 có 60% lượng sản phẩm trong chuỗi liên kết.

- Phòng ngừa giảm thiểu tối đa dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hạn chế không để dịch xảy ra trên diện rộng.

- Đảm bảo cho 50% nông hộ chăn nuôi lợn có hầm Bioga xử lý chất thải hoặc chăn nuôi trên đệm lót sinh học

2. Quan điểm

2.1. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương; gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

2.2. Trọng tâm là đẩy mạnh chuyển về hình thức tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ làm khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành; gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường nhằm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân.

2.3. Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; đầu tư một số lĩnh vực thiết yếu như quy hoạch chăn nuôi, giết mổ; phòng trừ dịch bệnh.

2.4. Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư và phát triển đối tác công tư, phát huy vai trò của các tổ chức theo hướng nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

III. NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI

1. Xác định loài vật nuôi chủ lực và đa dạng hóa sản phẩm

1.1. Xác định loài vật nuôi chủ lực

Trong giai đoạn 2016-2020, xác định loài vật nuôi chủ lực là chăn nuôi bò thịt, lợn và gà.

Chăn nuôi bò

- Tiếp tục sử dụng tinh đông lạnh nhóm bò Zebu, để lai tạo đàn bò cái nền địa phương và bò cái lai, trong đó chủ yếu sử dụng con Braman. Bản thân con Braman là con bò chuyên dụng, từ đây có thể cho lai tạo theo hướng thịt hoặc sữa.

- Chọn lọc bò cái nền lai Zebu để thụ tinh nhân tạo với nhóm bò chuyên thịt Charolai, Limousine, Crimousin.

- Hỗ trợ mua bò đực giống lai Zêbu cho các xã chưa có điều kiện triển khai chương trình thụ tinh nhân tạo để phối giống theo phương pháp nhảy trực tiếp; tổ chức thiến bò đực cóc không đủ tiêu chuẩn làm giống để tránh lai tạp. Chọn lọc và duy trì và bổ sung số bò đực giống hiện có tại các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.

- Đào tạo mới để tăng số lượng dẫn tinh viên gắn liền với chính sách hỗ trợ thụ tinh nhân tạo bò.

- Thực hiện vỗ béo bò lai trước khi xuất bán thịt để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn

- Rà soát, quy hoạch các vùng chăn nuôi lợn gắn với an toàn dịch bệnh, kiểm soát môi trường.

- Nâng cao chất lượng đàn giống ông bà để tạo giống có năng suất cao.

- Kiểm tra, giám định, bình tuyển và loại thải đực giống không đảm bảo chất lượng. Xây dựng đàn đực giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và được quản lý chặt chẽ.

- Tiếp tục cải thiện chất lượng con giống, tuyển chọn đàn nái nền tốt, kết hợp với xây dựng điểm thụ tinh nhân tạo tại các huyện nhằm sản xuất con giống thương phẩm tại chỗ, chất lượng tốt.

- Đưa giống nái ngoại chất lượng cao như Duroc, Pietrain, Yorkshire và Landrace vào các vùng trọng điểm để từng bước thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn, thay đổi cơ bản về chất lượng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

- Nhập mới các giống cao sản, bổ sung nguồn gen chất lượng cao.

- Bảo tồn và khai thác có hiệu quả giống lợn đen tại miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.

Chăn nuôi gà

- Duy trì các giống địa phương có chất lượng tốt, đưa một số giống gà mới có năng suất, chất lượng cao vào nuôi thí điểm và từng bước nhân ra diện rộng.

- Chọn tạo các giống gà màu thả vườn có năng suất, chất lượng phù hợp với địa phương.

- Quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, không sử dụng gà thương phẩm làm giống bố mẹ, bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.

- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở ấp trứng gia cầm để cung ứng giống.

1.2. Đa dạng hóa sản phẩm vật nuôi

Ngoài xác định loài vật nuôi chủ lực cần khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loài vật nuôi truyền thống, vật nuôi mới có triển vọng phát triển, theo lợi thế của tỉnh Khánh Hòa như Dê, Đà điểu, Cá sấu, heo đen bản địa....

2. Chuyển đổi hình thức tổ chức chăn nuôi

- Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại. Phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chăn nuôi công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Phát triển chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt tại chuồng, xây dựng chuồng trại kiên cố và áp dụng các quy trình kỹ thuật mới vào chăn nuôi. Chuyển đổi một số diện tích sang trồng cây thức ăn gia súc.

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, tập thể phát triển trang trại chăn nuôi lợn giống thuần ngoại nhằm cung ứng con giống tại chỗ, chất lượng tốt.

3. Dự kiến kết quả

Bảng 2. Dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu

 

Chỉ tiêu

Năm

Chăn nuôi bò thịt

Chăn nuôi lợn

Chăn nuôi gia cầm

1

Tổng đàn (1000 con)

2012

71.220

 

2.715.700

2015

73.200

134.300

2.900.000

2020

76.900

141.000

3.200.000

2

Tổng số lượng con xuất chuồng (1000 con)

2012

19.000

 

5.000.000

2015

20.000

227.000

5.900.000

2020

30.000

280.000

6.500.000

3

Trọng lượng xuất chuồng BQ/con (KG)

2012

180

 

 

2015

200

80

 

2020

250

87

 

4

Tỷ lệ máu lai cao sản (%)

2012

51

70

 

2015

55

75

 

2020

65

80

 

5

Con giống chất lượng cao phục vụ sản xuất (%)

2012

28

15

 

2015

33

40

 

2020

 

65

 

6

Cơ cấu số lượng chăn nuôi tập trung, trang trại/toàn đàn (%)

2012

 

20

20 (CN gà)

2015

 

40

40 (CN gà)

2020

 

60

80 (CN gà)

7

Tỷ lệ nông hộ có hệ thống xử lý chất thải (%)

2012

 

10

 

2015

 

20

 

2020

 

40

 

 

Công tác TT nhân tạo/tổng nhu cầu phối giống

2012

12

75

 

2015

15

80

 

2020

30

88

 

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Quy hoạch chăn nuôi

Quy hoạch chăn nuôi theo hướng chuyển dịch dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung; từ thành thị đến nông thôn; hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa thành phố, xa khu dân cư.

- Đối với các huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc như Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thì tập trung đầu tư, hỗ trợ vốn cho các trang trại phát triển chăn nuôi bò.

- Đối với các địa phương có điều kiện thuận lợi như Diên Khánh, Cam Lâm, Ninh Hòa, Vạn Ninh: xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn theo phương thức sản xuất hàng hóa và chăn nuôi an toàn sinh học.

- Phát triển các mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học tại Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh trong điều kiện khống chế được dịch cúm gia cầm.

* Quy hoạch vùng chăn nuôi:

Duy trì các trang trại đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; đưa các trang trại trong khu dân cư ra khu quy hoạch. Định hướng quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung như sau.

Chăn nuôi tập trung phải xa khu dân cư, cụm công nghiệp..., khi có đủ điều kiện sẽ được xây dựng tại tất cả các địa phương, trong đó tập trung vào các địa điểm sau:

- Vạn Ninh: Diện tích 120ha, tại xã Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Hưng và Xuân Sơn.

- Ninh Hòa: Diện tích 270ha, tại xã Ninh Sim, Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh Phụng, Ninh Thân, Ninh Hưng, Ninh Sơn, Ninh Xuân, Ninh Tân.

- Nha Trang: Diện tích 60 ha, tại thôn Lỗ Lương xã Vĩnh Lương và Đắc Lộc xã Vĩnh Phương.

- Diên Khánh: Diện tích 120 ha, tại Diên Sơn, Diên Lâm, Diên Xuân, Diên Đồng, Diên Thọ, Diên Tân, Diên Lộc và Suối Tiên.

- Cam Ranh: Diện tích 120ha, tại xã Cam Phước Đông, Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Thành Nam.

- Cam Lâm: Diện tích 150ha, tại xã Cam An Bắc, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Suối Cát.

- Khánh Vĩnh: Diện tích 500ha, tại xã Khánh Hiệp, Khánh Trung, Khánh Thượng, Khánh Bình, Khánh Phú, Sông Cầu.

- Khánh Sơn: Diện tích 90ha, tại xã Sơn Bình, Sơn Lâm, Thành Sơn.

Trong quá trình thực hiện các quy hoạch ngành cần có sự đánh giá, điều chỉnh lại một số quy hoạch về nông nghiệp (trồng trọt), lâm nghiệp (rừng trồng)... để chuyển đổi những vùng đất sản xuất kém hiệu quả sang quy hoạch chăn nuôi tập trung nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, giám sát việc triển khai thực hiện các quy hoạch chăn nuôi ở địa phương; cần có sự kết hợp hài hòa giữa quy hoạch của địa phương, quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Giải pháp chính sách

2.1. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung

Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung bằng các hình thức hỗ trợ như miễn tiền thuê đất; khuyến khích đầu tư tích tụ đất để hình thành các khu tập trung; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp.

Mức hỗ trợ cụ thể theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

2.2. Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ

Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu tác động môi trường bằng hình thức hỗ trợ con giống chất lượng cao; hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải; đào tạo nguồn nhân lực làm dịch vụ trong công tác chăn nuôi, thú y.

Mức cụ thể theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015- 2020; Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 19/6/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg, ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

2.3. Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển chăn nuôi

Tạo điều kiện thuận lợi để giúp các tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi theo quy mô trang trại; tăng hạn mức và kéo dài kỳ hạn cho vay vốn tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng vật nuôi. Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư sản xuất liên kết, khép kín được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và kỳ hạn trả nợ phù hợp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cung cấp ổn định cho thị trường trong nước và cho xuất khẩu trong tương lai.

Thực hiện theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3. Các giải pháp chuyên ngành

3.1. Thức ăn chăn nuôi

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Nhập một số giống cây thức ăn năng suất, chất lượng cao, giống có ưu thế lai và áp dụng quy trình canh tác thâm canh để tăng thêm nguồn thức ăn cho gia súc.

- Sử dụng các nguyên liệu sẵn có phối trộn với thức ăn đậm đặc làm thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành sản phẩm.

- Áp dụng công nghệ sinh học trong việc chế biến thức ăn để tăng hiệu quả sử dụng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Dự kiến hỗ trợ chuyển đổi 575 ha đất sang trồng cây thức ăn gia súc bằng hình thức hỗ trợ 100% giống ban đầu, 400.000 đồng/ha;

3.2. Công tác thú y

- Hợp tác với các cơ sở nghiên cứu khoa học, các tỉnh trong khu vực nhằm nhanh chóng chẩn đoán và phòng chống dịch có hiệu quả cao nhất.

- Định kỳ tiêm phòng vaccine và thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y ở các xã, phường, thị trấn. Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học đối với các trang trại chăn nuôi.

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y nhằm hạn chế và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.

- Chuẩn hóa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.

Cụ thể:

- Tiêm phòng khuyến nông: tổ chức tiêm phòng cho 53 xã vùng khó khăn, đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh, bao gồm vắc xin Tụ huyết trùng cho trâu, bò; vắc xin Dịch tả cho lợn.

- Khống chế và thanh toán bệnh LMLM: hỗ trợ kinh phí (vắc xin, tiền công cho đàn trâu, bò huyện Khánh Vĩnh, thị xã Ninh Hòa, Huyện Khánh Sơn và 3 xã của Thành phố Cam Ranh, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí vắc xin cho huyện Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa, ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền vắc xin phần còn lại; ngân sách huyện chi trả tiền công.

- Khống chế dịch bệnh Cúm gia cầm thể đọc lực cao

Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm chăn nuôi nông hộ, quy mô đàn dưới 500 con/nông hộ; 02 lần năm; ngân sách tỉnh hỗ trợ vắc xin, hóa chất sát trùng; ngân sách huyện chi trả tiền công.

- Phòng chống dịch bệnh Tai xanh

Tổ chức tiêm phòng cho đàn lợn nông hộ có quy mô dưới 50 con, ở các vùng có nguy cơ xuất hiện dịch cao, 1 lần vào trước mùa dịch, dự kiến tại 75 xã, phường, tại 6 huyện, thị xã, thành phố, với tổng đàn 48.600 con

3.3. Công tác khuyến nông

Tập trung đầu tư các cơ sở giống, khuyến khích các thành phần kinh tế nuôi giống bố mẹ, tiến tới giữ giống ông bà, mở rộng quần thể. Xây dựng các trạm thụ tinh nhân tạo, với tinh lợn đực giống ngoại chất lượng tốt, phục vụ cho công tác lai tạo, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật nâng cao tay nghề cho lực lượng dẫn tinh viên.

- Tăng cường đầu tư công nghệ mới, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác giám sát, kiểm tra để tăng cường hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm (con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y).

- Tổ chức tập huấn quy trình thực hành chăn nuôi tốt và chăn nuôi an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi.

- Tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và hỗ trợ chăn nuôi nông hộ nhằm tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng mô hình khuyến nông chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, VietGap để nông dân tham quan học hỏi, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.

- In ấn tờ rơi, tờ bướm, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật chăn nuôi bò lai, kỹ thuật trồng các giống cỏ mới có năng suất cao để từng bước thay đổi tập quán và phương thức chăn nuôi của người dân.

3.4. Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung, tổ chức xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh.

3.5. Hỗ trợ xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn nông hộ

Dự kiến hỗ trợ 250 công trình Bioga/năm, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 105 cái, ngân sách trung ương hỗ trợ 145 cái.

Phát triển đàn bò theo hướng thịt

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền công, vật tư và dụng cụ để TTNT cho đàn bò cái nền, dự kiến phối cho 5000 con bò cái/năm 2016; tăng bình quân 5%/năm.

- Hỗ trợ người chăn nuôi vùng khó khăn đực giống để nhảy phối trực tiếp, dự kiến 125 con.

- Hỗ trợ chuyển đổi 575 ha đất sang trồng cây thức ăn gia súc bằng hình thức hỗ trợ 100% giống ban đầu, 400.000 đồng/ha;

Đối với chăn nuôi lợn

- Nâng cao chất lượng lợn đực giống, tăng cường phủ sóng công tác TTNT cho đàn lợn cái

+ Tổ chức bình tuyển, thay thế các đực giống không đạt phẩm cấp bằng hình thức ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% giá trị đực giống; Dự kiến bình quân 40 con/năm; Quản lý đực bằng mã số quốc gia.(đơn giá 10.000.000 đ/con)

+ Giảm dần lợn đực giống nhảy trực tiếp khu vực đồng bằng, hỗ trợ 70% giá trị đực giống nhảy trực tiếp cho vùng miền núi, dự kiến 10 con/năm; Quản lý đực bằng mã số quốc gia. (đơn giá 10.000.000 đ/con)

- Hỗ trợ phát triển vùng giống: hỗ trợ thay thế con nái hậu bị chất lượng cao cho các nông hộ tại các vùng giống, giá trị 50%, dự kiến 100 nái/năm (đơn giá 7.000.000 đ/con)

- Nâng cấp chuồng trại, hỗ trợ đực giống ông, bà giống cao sản mới cho Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao

Trong đó: nâng cấp, thay mới một phần chuồng trại; hỗ trợ kinh phí thay mới đàn lợn ông bà giống mới năng suất sinh sản cao; dự kiến 50 con (đơn giá 10.000.000 đ/con)

4. Kinh phí.

Bảng 3. Kinh phí chuyển đổi ngành chăn nuôi giai đoạn 2016-2020 (nguồn ngân sách tỉnh)

Đơn vị tính: 1000đ

Stt

Danh mục chi

Kinh phí

Tổng kinh phí

Đã được phê duyệt

Bổ sung

Cấp mới

1

Phát triển đàn bò thịt

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ TTNT

3.560.000

3.560.000

 

 

- Hỗ trợ nhảy TT

2.500.000

2.500.000

0

 

- Hỗ trợ chuyển đất trồng cây TĂCN

230.000

0

0

230.000

2.

Phát triển đàn lợn

 

 

 

 

 

Bình tuyển đực giống, cấp mã số quốc gia

250.000

0

0

250.000

Hỗ trợ đực TTNT

1.000.000

0

0

1.000.000

Hỗ trợ đực nhảy TT

350.000

0

0

350.000

Nâng cấp chuồng trại (TT NN Công nghệ cao)

3.000.000

0

0

3.000.000

Hỗ trợ đực, cái ông bà (TT NN Công nghệ cao)

500.000

0

0

500.000

Hỗ trợ nái hậu bị

1.750.000

 

 

1.750.000

3

Quy hoạch ngành chăn nuôi

500.000

0

0

500.000

4

Quy hoạch cơ sở giết mổ gs, gc

465.000

465.000

0

0

5

Hỗ trợ xử lý chất thải

2.625.000

2.625.000

0

0

6

Phòng chống dịch bệnh

 

 

 

 

 

Tiêm phòng khuyến nông

3.840.000

640.000

3.200.000

0

Khống chế và thanh toán bệnh LMLM

9.253.595

9.253.595

 

0

Khống chế dịch bệnh Cúm gia cầm

11.500.000

6.700.000

4.800.000

0

Phòng chống dịch bệnh Tai xanh

6.400.000

1.284.000

5.136.000

0

Tổng cộng

47.723.595

27.027.595

13.136.000

7.580.000

Ghi chú: Các hạng mục đã được phê duyệt.

1. Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo bò: Quyết định 1191/QĐ-UBND, ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020.

2. Hỗ trợ nhảy trực tiếp: Quyết định 1191/QĐ-UBND, ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020.

3. Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Quyết định số 1025/QĐ-UBND, ngày 22/04/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch chi tiết các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2016-2025;

4. Hỗ trợ xử lý chất thải: Quyết định 1191/QĐ-UBND, ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020.

5. Tiêm phòng khuyến nông: Quyết định 18/2011/QĐ-UBND, ngày 19/7/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa Ban hành Quy định về chính sách Khuyến nông.

6. Khống chế và thanh toán bệnh LMLM: Quyết định số 1645/QĐ-UBND, ngày 09/6/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 - tỉnh Khánh Hòa.

7. Khống chế dịch bệnh Cúm gia cầm: Quyết định số 3615/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn 2015-2018 tỉnh Khánh Hòa.

8. Phòng chống dịch bệnh Tai xanh: Quyết định số 1648/QĐ-UBND, ngày 09/6/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh lợn Tai xanh năm 2016;

 

Bảng 4. Kinh phí phân theo từng năm (nguồn ngân sách tỉnh)

Đơn vị tính: 1000 đ

Stt

Danh mục

Tổng kinh phí

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Đã phê duyệt

Bổ sung

Cấp mới

Đã phê duyệt

Bổ sung

Cấp mới

Đã phê duyệt

Bổ sung

Cấp mới

Đã phê duyệt

Bổ sung

Cấp mới

Đã phê duyệt

Bổ sung

Cấp mới

 

Phát triển đàn bò thịt

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ TTNT

3.560.942

711.730

 

 

679.440

 

 

713.651

 

 

710.257

 

 

745.864

 

 

Hỗ trợ nhảy TT

2.500.000

500.000

 

 

500.000

 

 

500.000

 

 

500.000

 

 

500.000

 

 

Hỗ trợ chuyển đất trồng cây TĂCN

230.000

 

 

 

 

 

40.000

 

 

60.000

 

 

64.000

 

 

66.000

 

Phát triển đàn lợn

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình tuyển đực giống, cấp mã số quốc gia

250.000

 

 

50.000

 

 

50.000

 

 

50.000

 

 

50.000

 

 

50.000

Hỗ trợ đực TTNT

1.000.000

 

 

200.000

 

 

200.000

 

 

200.000

 

 

200.000

 

 

200.000

Hỗ trợ đực nhảy TT

350.000

 

 

70.000

 

 

70.000

 

 

70.000

 

 

70.000

 

 

70.000

Nâng cấp chuồng trại (TTNN Công nghệ cao)

3.000.000

 

 

 

 

 

2.000.000

 

 

1.000.000

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ đực, cái ông bà (TTNN Công nghệ cao)

500.000

 

 

 

 

 

 

 

 

500.000

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ nái hậu bị

1.750.000

 

 

350.000

 

 

350.000

 

 

350.000

 

 

350.000

 

 

350.000

3

Quy hoạch ngành chăn nuôi

500.000

 

 

 

 

 

500.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Quy hoạch cơ sở giết mổ gs, gc

465.000

465.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hỗ trợ xử lý chất thải

2.625.000

525.000

 

 

525.000

 

 

525.000

 

 

525.000

 

 

525.000

 

 

6

Phòng chống dịch bệnh

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiêm phòng khuyến nông

3.840.000

640.000

 

 

 

800.000

 

 

800.000

 

 

800.000

 

 

800.000

 

Khống chế và thanh toán bệnh LMLM

9.253.595

1.850.719

 

 

1.850.719

 

 

1.850.719

 

 

1.850.719

 

 

1.850.719

 

 

Khống chế dịch bệnh Cúm gia cầm

11.500.000

2.435.486

 

 

2.099.121

 

 

2.099.121

 

 

2.433.136

 

 

2.433.136

 

 

Phòng chống dịch bệnh Tai xanh

6.400.000

1.280.000

 

 

 

1.280.000

 

 

1.280.000

 

 

1.280.000

 

 

1.280.000

 

Tổng cộng

47.724.537

8.407.935

-

670.000

5.654.280

2.080.000

3.210.000

5.688.491

2.080.000

2.230.000

6.019.112

2.080.000

734.000

6.054.719

2.080.000

736.000

V. Hiệu quả của Đề án

1. Hiệu quả kinh tế

- Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Hình thành và phát triển hệ thống các cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm, tạo nguồn giống tại chỗ bảo đảm đủ số lượng, phẩm cấp và an toàn dịch.

- Tăng số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm.

- Tăng giá trị ngành chăn nuôi.

2. Hiệu quả xã hội

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang sản xuất thâm canh, hàng hóa quy mô lớn.

- Giải quyết thêm công ăn việc làm cho nông dân, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

3. Hiệu quả môi trường

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phát triển chăn nuôi là một thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa; để chuyển đổi vật nuôi có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh.

1. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

- Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương, các tổng công ty, doanh nghiệp có liên quan tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi giống vật nuôi.

- Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đến tận các hộ nông dân trên địa bàn.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

+ Triển khai tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm 21ần/năm.

+ Tham mưu xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

+ Tham mưu xây dựng lò giết mổ tập trung để công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được thuận lợi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

+ Trực tiếp triển khai các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

2. Sở Tài chính

Hằng năm, căn cứ tình hình thu chi ngân sách tỉnh, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện đề án.

3. Sở kế hoạch và đầu tư

Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, xem xét các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi của các doanh nghiệp, hợp tác xã có vốn vay, hỗ trợ lãi suất.

4. Sở Tài nguyên và môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chính sách về đất đai cho các tổ chức, cá nhân thuê đất phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

5. Các đơn vị khác có liên quan

- Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển chăn nuôi.

- Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các tổng công ty, doanh nghiệp, phát triển hệ thống phân phối, lưu thông sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.

- Các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh cùng phối hợp triển khai thực hiện.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở Đề án chuyển đổi được phê duyệt, các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào điều kiện thực tế để cụ thể hóa Đề án phù hợp với địa phương. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2797/QĐ-UBND ngày 21/09/2016 về phê duyệt Đề án chuyển đổi ngành chăn nuôi Khánh Hòa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.340

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.226.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!