Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 273/QĐ-BNN-TCCB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Thị Xuân Thu
Ngày ban hành: 15/02/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/QĐ-BNN-TCCB

Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG MỘT SỐ KIẾN THỨC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHO CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2012 - 2016”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/09/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ;

Xét đề nghị của Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I tại Tờ trình số 533/TCBQL ngày 22/12/2011 về đề nghị phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2012- 2016”.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng một số kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ chính quyền cơ sở giai đoạn 2012- 2016” (Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lưu: VT, TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuân Thu

 

ĐỀ ÁN

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHO CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2012 - 2016”.
(Kèm theo Quyết định số 273/QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều thành công trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Đóng góp không nhỏ vào sự thành công này phải kể đến đó là lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn. Trong những năm qua nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế xã hội, an ninh lương thực, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm và không đều, còn mang nặng tính độc canh tự cấp, tự túc, phân tán và quy mô nhỏ lẻ. Ngoài ra nông nghiệp, nông thôn còn đang chịu nhiều những tác động cả tích cực và tiêu cực, như tác động của quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hóa; tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa; tác động bởi thiên tai, dịch bệnh; người dân sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế bởi trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận và nắm bắt các thông tin về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; trình độ cũng như kinh nghiệm của cán bộ cũng như kinh nghiệm của các cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng còn nhiều hạn chế trước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn của công việc này. Do đó trong những năm tới đây, để góp phần đưa nông nghiệp và khu vực nông thôn phát triển đạt được những bước tiến mới thì một trong những công việc đặt ra hàng đầu đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về phát triển nông thôn cho cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Những năm vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã triển khai công tác bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ chính quyền cơ sở. Nội dung, tài liệu bồi dưỡng này được ban hành kèm theo Quyết định số 707/QĐ/BNN-TCCB ngày 19 tháng 03 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng này đã tiến hành cho đến nay đã được gần 5 năm. Tuy nhiên do những hạn chế của chương trình về số lớp, kinh phí mở lớp do đó mà kết quả đạt được vẫn chưa đạt được theo như mong muốn và chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo của các địa phương.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn như trên, Đề án “Bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ chính quyền cơ sở giai đoạn 2012 - 2016” nhằm đánh giá lại những kết quả đã thực hiện được, những tồn tại hạn chế của chương trình, rút ra những cơ sở cho xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả hơn.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHO CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN (2007 - 2011).

2.1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

Để góp phần tạo nên thành công của chương trình bồi dưỡng yếu tố quan trọng đó là việc xây dựng chương trình khung và bộ tài liệu có chất lượng cho đối tượng bồi dưỡng. Trên quan điểm đó, dưới sự chỉ đạo của Bộ, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 1 đã xây dựng chương trình khung và bộ tài liệu về bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ chính quyền cơ sở. Chương trình khung và bộ tài liệu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chính thức tại Quyết định số 707/QĐ/BNN-TCCB ngày 19 tháng 03 năm 2007. Cụ thể các chuyên đề như sau:

Chuyên đề 1: Những thách thức đối với phát triển nông thôn và vai trò của các tổ chức;

Chuyên đề 2: Những nguyên tắc và nội dung cơ bản phát triển nông thôn;

Chuyên đề 3: Xây dựng dự án phát triển nông thôn với sự tham gia của người dân;

Chuyên đề 4: Báo cáo về vai trò của chính quyền xã đối với việc phát triển nông thôn.

Các chuyên đề này được thực hiện trong khoảng thời gian là 56 tiết (07 ngày), trong đó số giờ lý thuyết là 32 tiết (04 ngày), số giờ trao đổi, thảo luận, thăm quan mô hình là 24 tiết (03 ngày).

Bộ tài liệu được các giảng viên giàu kinh nghiệm trong nhà trường biên soạn và dựa trên một số nguồn tài liệu tham khảo chính như: Giáo trình phát triển nông thôn tổng hợp (GS Michael Dower, 1999); Tài liệu Xây dựng mô hình thí điểm phát triển nông thôn cấp xã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển nông thôn.

2.2. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

Trong những năm qua, căn cứ vào chương trình khung và bộ tài liệu này Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I đã triển khai mở các lớp ở các địa phương và đạt được những kết quả như sau:

2.2.1. Tổ chức mở lớp:

Bảng 1: Tổng hợp kết quả mở lớp qua 5 năm 2007-2011

TT

Năm

Đ.phương

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

S.lớp

HV

S.lớp

HV

S.lớp

HV

S.lớp

HV

S.lớp

HV

1

Điện Biên

 

 

 

 

 

 

03

150

02

100

2

Lạng Sơn

 

 

 

 

 

 

01

50

 

 

3

Thái Nguyên

01

50

 

 

01

50

03

150

01

50

4

Hà Nội (*)

 

 

01

50

 

 

02

100

01

50

5

Hải Phòng

 

 

01

50

01

50

 

 

 

 

6

Hải Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

01

55

7

Thái Bình

 

 

01

50

01

50

 

 

01

50

8

Nam Định

 

 

01

50

01

50

 

 

01

50

9

Hà Nam

01

50

01

50

01

50

01

50

01

50

 

Tổng cộng

02

100

05

250

05

250

10

500

08

405

Ghi chú: * Hà Nội bao gồm cả Hà Tây cũ; HV – học viên

2.2.2. Đối tượng đào tạo bồi dưỡng

Đối tượng đào tạo bồi dưỡng ở các lớp này là cán bộ chính quyền cơ sở gồm: cán bộ cấp tỉnh, chủ yếu là những chuyên viên trẻ mới được tuyển dụng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cán bộ cấp huyện, chủ yếu là các cán bộ của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn; cán bộ cấp xã, cấp thôn (đối với hai xã thí điểm xây dựng nông thôn mới là Thụy Hương – Hà Nội và Thanh Chăn – Điện Biên có cả cán bộ cấp thôn, bản tham gia khóa học). Ngoài ra còn một số nhóm đối tượng khác là các cán bộ hợp tác xã, các cán bộ khuyến nông. Cụ thể về đối tượng đào tạo bồi dưỡng của các lớp này có thể tham khảo qua bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng 2: Phân tích đối tượng bồi dưỡng

TT

Năm

Số lớp

Số HV

Đơn vị công tác

Tỉnh

Huyện

SL

%

SL

%

SL

%

1

2007

2

100

15

15

65

65

20

20

2

2008

5

250

35

14

200

80

15

6

3

2009

5

250

20

8

215

86

15

6

4

2010

10

500

80

16

300

60

120

24

5

2011

8

405

59

14,57

132

32,59

214

52,84

 

Tổng

30

1.505

209

13,89

912

60,60

384

25,52

Đối tượng tham gia đào tạo bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn ở các địa phương qua các năm chủ yếu là cán bộ cấp huyện, trung bình chiếm khoảng 60,60%; cán bộ cấp tỉnh trung bình chiếm 13,89%, còn lại là cán bộ cấp xã trung bình chỉ chiếm 25,52%.

2.2.3. Chất lượng đào tạo bồi dưỡng

Để đánh giá chất lượng đào tạo bồi dưỡng, sau mỗi khóa học Nhà trường đều tiến hành phát phiếu đánh giá và đóng góp ý kiến cho các học viên tham gia khóa học, từ đó tổng hợp lại và thể hiện trong Báo cáo kết quả thực hiện lớp học để lưu lại ở các khoa và phòng Đào tạo khoa học và hợp tác quốc tế. Các ý kiến đóng góp của các học viên được Nhà trường tiếp thu và điều chỉnh kịp thời cho các lớp tổ chức sau, các giáo viên cũng luôn luôn lắng nghe các ý kiến đóng góp của các học viên về phương pháp và nội dung giảng dạy, từ đó cũng có những điều chỉnh kịp thời. Cụ thể về chất lượng đào tạo bồi dưỡng được thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 3: Tổng hợp chất lượng bồi dưỡng

TT

Nội dung

Tốt (%)

Khá (%)

Trung bình (%)

Không ý kiến (%)

1

Nội dung chương trình học

85,5

14,5

0,0

0,0

2

Chất lượng giảng dạy

91,0

5,0

4,0

0,0

3

Phương pháp giảng dạy

84,5

10,5

3,0

2,0

4

Tài liệu

81,5

12,5

4,0

2,0

 

Bình quân

85,625

10,625

2,75

1,0

Dựa vào bảng tổng hợp đánh giá chất lượng bồi dưỡng có thể đánh giá rằng: Nhà trường đã đảm bảo chất lượng bồi dưỡng tốt và được các học viên đánh giá cao, điều này thể hiện qua tỷ lệ % đánh giá ở mức cao nhất – mức tốt đạt tỷ lệ trên 85%, tỷ lệ % đánh giá ở mức trung bình chiếm tỷ lệ thấp 2,75%. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực cố gắng của Nhà trường trong công tác tổ chức lớp học, công tác phối kết hợp với các địa phương nơi tổ chức lớp học, của từng giảng viên trong công tác trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và sự nhiệt tình, hăng hái tham gia lớp học của các học viên.

2.3. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

2.3.1. Hạn chế

Chưa đáp ứng được nhu cầu mở lớp của các địa phương, có nhiều tỉnh, thành phố có nhu cầu mở các lớp này tuy nhiên do những hạn chế về chỉ tiêu số lớp được mở, do đó mà Nhà trường chỉ đáp ứng được cho một số địa phương nhất định.

Một số hạn chế về tài liệu như: chất lượng in ấn tài liệu; nội dung tài liệu còn thiếu tính phong phú đa dạng, thiếu tính cập nhật các số liệu, thông tin mới đặc biệt là những số liệu và thông tin của địa phương nơi mở lớp.

Một số hạn chế về công tác tổ chức lớp như: thời gian tổ chức lớp – một số lớp tổ chức vào thời điểm những tháng cuối năm, những thời điểm mùa vụ, thời điểm này học viên đều rất bận cho công tác chuyên môn do đó mà làm ảnh hưởng đến quá trình tham gia lớp học cũng như chất lượng học tập của học viên; địa điểm tổ chức lớp – một số lớp tổ chức ở nơi trung tâm thành phố, tỉnh mà học viên lại chủ yếu ở dưới xã đi học, trong khi đó kinh phí lớp học không có hỗ trợ tiền ngủ, đi lại do đó cũng làm ảnh hưởng đến sự nhiệt tình tham gia lớp học của các học viên.

Một số hạn chế về công tác giảng dạy của giảng viên như: thiếu tính cập nhật số liệu, tình hình thực tế đặc biệt là tình hình tại địa phương mở lớp; một số giảng viên còn nặng về lý thuyết, ít trao đổi thảo luận; một số giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy cho nên phương pháp và cách thức truyền đạt chưa thực sự lôi cuốn học viên tham gia.

Về kinh phí: hầu hết các đơn vị phối hợp mở lớp cũng như học viên đều cho rằng kinh phí mở lớp còn thiếu và thấp, như không có kinh phí hỗ trợ tiền ngủ cho các học viên ở xa, các học viên không hưởng lương.

2.3.2. Nguyên nhân:

Do những hạn chế về chỉ tiêu số lớp được tổ chức trong các năm của Nhà trường cũng như kinh phí tổ chức các lớp, do đó mà Nhà trường không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho tất cả các tỉnh, thành phố.

Do những giới hạn về kinh phí in ấn, không có kinh phí chỉnh sửa, bổ sung tài liệu, do đó mà tài liệu phát cho học viên không thỏa mãn được nhu cầu của các học viên.

Do công tác sắp xếp, tổ chức của một số địa phương còn chậm, kinh phí của chương trình phân bổ cho Nhà trường cũng chậm, công tác bố trí sắp xếp giảng viên của khoa do đó một số lớp ở một số địa phương tổ chức đúng vào thời điểm cuối năm, thời điểm mùa vụ nên làm ảnh hưởng đến quá trình tham gia lớp của các học viên.

Mặc dù các giảng viên đã hết sức cố gắng tìm hiểu trau dồi kiến thức, đúc rút kinh nghiệm, cập nhật số liệu, tình hình. Tuy nhiên về phạm vi mở lớp là tương đối rộng, học viên bao gồm nhiều thành phần chức vụ, lĩnh vực chuyên môn khác nhau do đó không thể đáp ứng hết được những kỳ vọng của các học viên.

Kinh phí cho lớp học: do những giới hạn về định mức chi tiêu của chương trình này do đó chưa đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho học viên và giảng viên.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHO CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2012 – 2016

3.1.1. MỤC TIÊU

- Trang bị cho học viên một số kiến thức, nội dung cơ bản về Phát triển nông thôn;

- Trang bị cho học viên một số kiến thức về dự án, dự án Phát triển nông thôn, kỹ năng xây dựng dự án phát triển nông thôn có sự tham gia của người dân;

- Trang bị cho học viên kiến thức, quy trình quản lý dự án phát triển nông thôn;

- Cuối khóa học học viên có thể vận dụng những kiến thức của khóa học vào việc xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông thôn tại địa phương.

3.1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

- Cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Cán bộ cấp tỉnh, chủ yếu là những chuyên viên trẻ mới được tuyển dụng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cán bộ cấp huyện, chủ yếu là các cán bộ của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn; cán bộ cấp xã, cấp thôn. Ngoài ra còn một số nhóm đối tượng khác là các cán bộ hợp tác xã, các cán bộ khuyến nông;

- Học viên của các lớp tiểu giáo viên (các lớp TOT).

3.2. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

3.2.1. Nhu cầu bồi dưỡng: Qua thống kê tổng nhu cầu bồi dưỡng giai đoạn 2012-2016 là 2.280 người:

- Bồi dưỡng cho giảng viên các lớp TOT, tham gia giảng dạy các chuyên đề về phát triển nông thôn: 30 người

- Bồi dưỡng cho cán bộ chính quyền cấp xã: 1.450 người

- Bồi dưỡng cho cán bộ chính quyền cấp huyện: 500 người

- Bồi dưỡng cho cán bộ chính quyền cấp tỉnh: 300 người

3.2.2. Hoàn thiện chương trình, tài liệu giảng dạy:

Chương trình bồi dưỡng vẫn thực hiện theo chương trình khung đã được Bộ phê duyệt theo Quyết định số 707/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/03/2007 về việc ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng một số kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ chính quyền cơ sở, với 4 chuyên đề bao gồm:

- Những thách thức đối với phát triển nông thôn và vai trò của các tổ chức trong phát triển nông thôn;

- Những nguyên tắc và nội dung cơ bản về phát triển nông thôn (kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường…v.v…);

- Xây dựng dự án phát triển nông thôn với sự tham gia của người dân;

- Báo cáo về vai trò của chính quyền xã đối với việc phát triển nông thôn.

Tuy nhiên đã trải qua 5 năm, đến nay nhiều vấn đề đã lạc hậu. Vì vậy bổ sung thêm chuyên đề “Quản lý dự án phát triển nông thôn”, tổng thời gian học là 7 ngày (8 tiết/ngày), chi tiết xem bảng 4.

Bảng 4: Chương trình bồi dưỡng

TT

Nội dung

Tổng số tiết

Lý thuyết (tiết)

Thực hành (tiết)

1

Những thách thức đối với phát triển nông thôn và vai trò của các tổ chức trong phát triển nông thôn

8

4

4

2

Những nguyên tắc và nội dung cơ bản phát triển nông thôn

8

4

4

3

Xây dựng dự án phát triển nông thôn với sự tham gia của người dân

20

8

12

4

Quản lý dự án phát triển nông thôn

16

6

10

5

Báo cáo về vai trò của chính quyền xã đối với việc phát triển nông thôn

4

2

2

 

Tổng cộng

56

26

30

3.2.3. Kế hoạch mở lớp:

Bảng 5: Kế hoạch mở lớp

Dự kiến số học viên được bồi dưỡng/số lớp

Tổng số HV

2012

2013

2014

2015

2016

2.280

270/6

500/11

500/10

500/10

500/10

Năm 2012:

- Cập nhật, biên soạn lại, bổ sung bộ tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ chính quyền cơ sở”;

- Mở 1 lớp TOT cho 15 giảng viên trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I;

- Mở 5 lớp cho 250 cán bộ chính quyền cơ sở của các địa phương mà những năm trước ít được bồi dưỡng.

Năm 2013:

- Mở 1 lớp TOT cho 15 giảng viên trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I;

- Mở 10 lớp cho 500 cán bộ chính quyền cơ sở.

Từ năm 2014 - 2016: mỗi năm mở 10 lớp cho 500 cán bộ chính quyền cơ sở.

3.2.4. Kinh phí

Nguồn kinh phí: từ ngân sách Nhà nước

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/09/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức nguồn kinh phí dự kiến 3,980 tỷ đồng, kinh phí hàng năm sẽ được thẩm định trên cơ sở kế hoạch cụ thể và cân đối khả năng kinh phí trong dự toán được giao, chi tiết theo biểu sau:

Bảng 6: Dự trù kinh phí bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn

Đơn vị: triệu đồng

TT

Nội dung

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng cộng

1

Chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng chương trình, biên soạn, thẩm định tài liệu, in ấn, phát hành

100

25

25

25

25

200

2

Mở lớp:

- Cho giảng viên trường CBQL

- Cho cán bộ chính quyền cơ sở

 

25

400

 

25

800

 

0.0

800

 

0.0

800

 

0.0

800

 

50

3.600

3

Đánh giá, sơ kết, tổng kết

25

25

25

25

30

130

 

Tổng cộng

550

875

850

850

850

3.980

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I

- Chủ trì xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng, biên soạn tài liệu, trình Bộ thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng;

- Tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện hàng năm, đánh giá, sơ kết và tổng kết.

- Xây dựng dự toán toàn bộ và từng năm trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện.

4.2. Vụ Kế hoạch

- Chỉ đạo nội dung đào tạo, bồi dưỡng.

- Theo dõi, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.

4.3. Vụ Tổ chức cán bộ

- Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện.

- Chủ trì thẩm định giáo trình, tài liệu, nội dung chương, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

4.4. Vụ Tài chính

- Chủ trì và phối hợp với Vụ Kế hoạch cân đối kế hoạch tài chính tổng thể cũng như kế hoạch tài chính hàng năm;

- Thẩm định phê duyệt dự toán chi tiết.

5. KẾT LUẬN

Phát triển nông thôn là một lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, nông thôn nước ta đã có sự đổi mới và phát triển khá toàn diện. Vấn đề nông thôn và phát triển nông thôn đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển vì vậy bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở là rất cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng phát triển nông thôn.

Số lượng cán bộ đã được bồi dưỡng về phát triển nông thôn trong 5 năm qua là 1.500. Hàng năm số cán bộ đã được bồi dưỡng cũng có chiều hướng biến động giảm do một số đến tuổi về hưu, một số thuyên chuyển sang đơn vị khác. Hơn nữa sau 5 năm, nội dung của phát triển nông thôn cũng có sự đổi khác cùng với sự biến đổi của điều kiện kinh tế; tự nhiên - xã hội.

Vì vậy, nhu cầu cần được bồi dưỡng còn rất lớn. Đề án “Bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ chính quyền cơ sở giai đoạn 2012- 2016” là hết sức cần thiết./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 273/QĐ-BNN-TCCB ngày 15/02/2012 phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ chính quyền cơ sở giai đoạn 2012 - 2016" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.981

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.108.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!