ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2664/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày 28 tháng 7 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH
BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính
phủ về về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKHĐT ngày 01/7/2008 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số
281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban
hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các
sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Văn bản số
1292/UBND-KTN ngày 05/5/2011 của UBND tỉnh về việc lập Quy hoạch trồng trọt và
chăn nuôi tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định
số 2365/QĐ-CTUBND ngày 14/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương
dự toán lập Quy hoạch ngành Chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020;
Căn
cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định Báo cáo Quy hoạch phát triển ngành Chăn nuôi
tỉnh Bình Định đến năm 2020 ngày 12/8/2014;
Xét đề nghị
của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 324/BC-SKHĐT ngày 23/10/2014 và đề
nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 2007/TTr-SNN ngày 29/6/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Quy
hoạch phát triển ngành Chăn nuôi tỉnh Bình
Định đến năm 2020 như sau:
1. Mục tiêu phát triển
1.1. Mục tiêu tổng quát
- Tập trung phát triển
chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, đáp ứng nhu cầu thực phẩm có chất
lượng, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và tiến đến xuất khẩu.
- Đảm bảo an toàn dịch
bệnh, kiểm soát và khống chế có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm trong chăn
nuôi. Trước hết là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc, dịch
bệnh heo tai xanh, xây dựng và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
1.2. Mục tiêu cụ
thể
- Tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 bình quân là 6,0%/năm.
- Sản lượng thịt hơi
các loại: Đạt khoảng 216.810 tấn. Trong đó: Thịt heo 155.000 tấn, chiếm 70,1%;
thịt bò 41.500 tấn, chiếm 19,1% và thịt gia cầm 21.500 tấn chiếm 10%.
- Sản lượng trứng đạt
480 triệu quả.
- Sản lượng sữa đạt
9.600 tấn.
2. Nội dung quy hoạch
2.1. Đối tượng vật nuôi theo các vùng
-
Vùng miền núi: Ưu tiên phát triển chăn nuôi bò, heo, gia cầm.
- Vùng gò đồi trung
du: Ưu tiên phát triển chăn nuôi heo, bò, gia cầm.
- Vùng đồng bằng: Ưu
tiên phát triển chăn nuôi gia cầm, heo, bò.
2.2. Quy mô đàn vật nuôi
- Đàn heo 1.000.000
con, tốc độ tăng đàn bình quân 4,9%/năm.
- Đàn bò 320.000 con,
tốc độ tăng đàn bình quân 3,8%/năm; tỷ lệ bò lai đạt 90%.
- Đàn gia cầm 8 triệu
con, tốc độ tăng đàn bình quân 2,8%/năm.
2.3. Cơ cấu sản
phẩm các loại vật nuôi
Sản lượng thịt hơi
xuất chuồng đạt 216.810 tấn, trong đó:
- Sản lượng thịt heo
xuất chuồng đạt 155.000 tấn, chiếm 70,1% tổng sản lượng thịt xuất chuồng các
loại.
- Sản lượng thịt bò
xuất chuồng đạt 41.500 tấn, chiếm 19,1% tổng sản lượng thịt xuất chuồng các
loại.
- Sản lượng thịt gia
cầm xuất chuồng đạt 21.500 tấn, chiếm 10,0% tổng sản lượng thịt xuất chuồng các
loại.
- Chăn nuôi khác đạt
1.810 tấn, chiếm 0,8% tổng sản lượng thịt xuất chuồng các loại.
2.4. Phát triển
chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại
a. Quy hoạch diện tích phát triển chăn nuôi trang trại, gia
trại: 3.266 ha.
b. Số lượng trang trại là 250, số lượng gia trại là 9.400.
c. Số lượng đàn vật nuôi của trang trại, gia trại:
- Đàn gia súc: 753.700
con, chiếm 55,6% tổng đàn gia súc của tỉnh.
- Đàn gia cầm: 4.880
nghìn con, chiếm 61% tổng đàn gia cầm của tỉnh.
d. Sản phẩm chăn nuôi của trang trại, gia trại:
- Sản lượng thịt hơi
xuất chuồng đạt 128.710 tấn, chiếm 59,4% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng
của tỉnh, trong đó:
+ Thịt bò xuất chuồng:
12.450 tấn, chiếm 30% tổng sản lượng thịt bò xuất chuồng cả tỉnh.
+ Thịt heo xuất
chuồng: 103.360 tấn, chiếm 68% tổng sản lượng thịt heo xuất chuồng cả tỉnh.
+ Thịt gia cầm: 12.900
tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng cả tỉnh.
- Trứng gia cầm: 302,4
triệu quả, chiếm 63% tổng số lượng trứng gia cầm cả tỉnh.
2.5. Cơ sở giết mổ
động vật tập trung: Quy hoạch 26 cơ sở
giết mổ động vật tập trung với diện tích 16,4 ha.
3. Giải pháp
3.1. Công tác giống
a. Bò thịt:
Tiếp tục thực hiện
chương trình lai cải tạo đàn bò địa phương bằng việc sử dụng tinh bò đực
Brahman thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò cái địa phương và sử dụng bò đực
Brahman thuần hoặc bò đực lai Braman (từ F2 trở lên) phối giống trực tiếp cho
bò cái địa phương ở những vùng không có điều kiện áp dụng TTNT.
Triển khai lai kinh tế
bò thịt ở tất cả các huyện, thị, thành phố: Sử dụng tinh các giống bò chuyên
thịt Charolais, Red Angus, Drought Master, BBB (Belgian Blue Banlace),
Limuosine, Brahman TTNT cho bò cái lai Zebu (từ F2 trở lên) tạo bò lai F1 hướng
thịt chất lượng cao.
Quản lý nguồn tinh
đông viên để sử dụng thụ tinh nhân tạo bò. Hàng năm tổ chức bình tuyển, giám
định bò đực giống nhảy trực tiếp để có kế hoạch quản lý, sử dụng.
b. Heo:
Tiếp tục đẩy mạnh xã
hội hóa công tác giống heo. Đối với đàn lợn giống ông bà: Tập trung phát triển nuôi lợn nái thuần hoặc nái lai
dòng mẹ từ 2 giống khác nhau (chủ yếu sử dụng 2 giống Yorkshire và Landrace làm
dòng mẹ) để sản xuất nái lai 2 máu cung cấp giống lai cho đàn lợn bố mẹ. Đàn
lợn giống bố mẹ (YorkLand) sẽ cho lai với giống lợn Duroc và Pietrain để tận
dụng ưu thế lai tạo ra đàn lợn thương phẩm lai 3, 4 ,5 máu ngoại.
Đưa các giống heo
ngoại năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để nâng cao trọng lượng và chất
lượng đàn heo thịt.
Tăng cường công tác
quản lý nhà nước về giống heo: Kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh, áp dụng
quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành của các cơ sở sản xuất kinh doanh giống và liều
tinh heo. Quản lý chặt chẽ đàn heo giống nhảy trực tiếp trong nhân dân.
c.
Công tác giống gia cầm:
Đẩy mạnh xã hội hóa
sản xuất giống gia cầm. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh xây
dựng các cơ sở chăn nuôi sản xuất giống gia cầm. Tập trung công tác quản lý nhà
nước về điều kiện sản xuất kinh doanh giống; điều kiện ấp nở; việc áp dụng quy
chuẩn, tiêu chuẩn ngành của các cơ sở sản xuất giống gia cầm.
- Đối với giống gà:
Thực hiện việc chọn lọc, lai cải tiến giống gà ta, đồng thời phát triển các
giống gà công nghiệp hướng trứng, gà nuôi thả vườn năng suất, chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Đối với giống vịt:
Bên cạnh việc phát triển mạnh các giống vịt chuyên trứng như Khakicampbell,
Triết Giang, thực hiện việc chọn lọc, nhân giống, phát triển đàn vịt mốc địa
phương. Từng bước phát triển các giống vịt chuyên thịt và giống ngan Pháp theo
nhu cầu của thị trường.
3.2. Thức ăn chăn
nuôi
a. Thức ăn thô xanh cho đàn trâu bò:
Quy hoạch diện tích
gieo trồng cây thức ăn chăn nuôi là 10.000 ha. Phát triển mạnh thị trường cây
thức ăn chăn nuôi thô xanh. Khuyến khích nông hộ trồng cây thức ăn chăn nuôi
trên đất cây hàng năm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Sử dụng triệt để các
sản phẩm phụ trồng trọt như rơm rạ, thân đậu, ngô... để cung cấp thức ăn thô
xanh cho trâu bò, nhất là vào mùa mưa.
b. Thức ăn tinh:
- Đối với các gia
trại, trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, để giảm giá thành có thể sử dụng nguyên
liệu có sẵn tại địa phương để chế biến kết hợp với thức ăn đậm đặc tự trộn làm
thức ăn cho chăn nuôi.
- Tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm quản lý tốt chất
lượng thức ăn chăn nuôi.
3.3. Khoa học -
công nghệ
- Nghiên cứu đưa vào
sản xuất các giống gia súc - gia cầm mới, cao sản; chọn tạo các tổ
hợp lai phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Ứng dụng các chế
phẩm công nghệ sinh học để cải thiện môi trường trong chăn nuôi.
- Nghiên cứu ứng
dụng các phương pháp chế biến, bảo quản, dự trữ để nâng cao giá trị
dinh dưỡng các loại thức ăn thô xanh, phế phụ phẩm trong công nghiệp, nông
nghiệp phục vụ cho chăn nuôi.
-
Ứng dụng công nghệ cao về chuẩn đoán và phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến
bảo quản, công nghệ xử lý môi trường,…
- Áp dụng công nghệ
thông tin để quản lý giống bò, giống heo, gia cầm.
3.4. Công tác thú y
- Giám sát, thông tin
dịch bệnh: Củng cố và tăng cường hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh gia súc
gia cầm, thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và đầy đủ ở các cấp chính quyền
nhất là ở cơ sở để phát hiện và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi có dịch
bệnh xảy ra.
- Phòng chống dịch
bệnh: Xây dựng các chương trình phòng, khống chế và dập tắt dịch bệnh, nhất là
những bệnh nguy hiểm, bệnh lây giữa người và động vật. Xây dựng vùng, cơ sở
chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Kiểm dịch, kiểm soát
giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm
dịch tại gốc nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan.
- Kinh doanh và sử
dụng thuốc thú y: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh
doanh thuốc và chế phẩm sinh học thú y.
- Công tác cán bộ: Biên
chế đủ cán bộ cho cơ quan thú y các cấp đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả.
- Tăng cường công tác
giáo dục, tuyên truyền: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để phổ
biến kiến thức và tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu biết pháp luật về
thú y.
3.5.
Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
-
Thành lập các HTX mới theo nhu cầu phát triển sản xuất, trên cơ sở đó đẩy mạnh
liên doanh - liên kết, gắn sản xuất - chế biến với tiêu thụ sản phẩm, nhằm mở
rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và phát triển thị
trường.
-
Tăng cường xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, hình thành kênh phân phối
sản phẩm chăn nuôi tại các chợ ở đô thị, siêu thị, trường học, nhà hàng, các
khu cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
-
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm
chăn nuôi tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3.6. Công tác
khuyến nông
- Mở các lớp hướng dẫn
kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc (thức ăn thô xanh, thức
ăn tinh).
- Mở các lớp tập huấn
về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu
chăn nuôi, giết mổ, chế biến... Phát hành những tờ rơi, cuốn sách nhỏ về phòng
chống dịch bệnh; làm cho công tác thú y thực sự được “xã hội hóa”.
- Thông qua các chương
trình, dự án, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ các viện, trường, các trung
tâm nghiên cứu và các tổ chức khác trong, ngoài tỉnh.
- Cung cấp các thông
tin về giống, về giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ và giá cả sản
phẩm,… để giúp người chăn nuôi có quyết định đúng đắn.
- Phối hợp cùng UBND
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các mô hình chăn nuôi tiên tiến nhằm
khuyến cáo kỹ thuật và hướng dẫn thực hành cho người chăn nuôi.
- Hỗ trợ người chăn
nuôi xây dựng các tổ chức hợp tác chăn nuôi thích hợp để giúp đỡ các hoạt động
về chăn nuôi, tạo vốn, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm...
3.7. Chính sách
- Chính sách khuyến
khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại.
- Chính sách khuyến
khích xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
- Chính sách đào tạo
phát triển nguồn nhân lực cho ngành chăn nuôi.
3.8. Môi trường
-
Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hình thành các khu vực chăn nuôi trang trại,
gia trại với quy mô lớn và vừa, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý và kiểm soát chất
thải, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Đối
với hình thức chăn nuôi hộ gia đình phải đầu tư xây dựng chuồng trại và hệ thống
xử lý chất thải, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
- Đầu
tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật theo các mô hình
thiết kế mới, hiện đại để thuận tiện trong việc áp dụng công nghệ cao và dễ
dàng xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
- Đầu
tư xây dựng phát triển mạnh hầm biogas để xử lý nước thải chăn nuôi. Áp dụng
công nghệ chăn nuôi heo, gà trên nền đệm lót sinh học.
- Xây
dựng và công nhận các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh.
4. Các chương
trình, dự án ưu tiên
- Chương trình phòng
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Dự án phát triển
chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.
- Dự án đầu tư phát
triển đàn heo giống.
- Dự án đầu tư xây
dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
- Dự án kêu gọi đầu tư
sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất
giống, thức ăn đến chế biến và tiêu thụ để tạo động lực phát triển chăn nuôi.
5. Nhu cầu vốn đầu
tư và nguồn vốn đầu tư
5.1. Tổng nhu cầu
vốn đầu tư : 1.731.390 triệu đồng. Trong
đó:
- Vốn ngân sách :
101.370 triệu đồng, chiếm 5,8%;
- Vốn tín dụng :
984.410 triệu đồng, chiếm 56,9%;
- Vốn của người chăn
nuôi : 645.610 triệu đồng, chiếm 37,3%.
5.2. Nguồn vốn đầu
tư
- Vốn hỗ trợ của Trung
ương thông qua các chính sách phát triển chăn nuôi, các chương trình, dự án
phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm...
- Ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện và xã.
- Vốn vay tín dụng của
người dân để phát triển sản xuất thông qua các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Vốn của các tổ chức,
cá nhân, vốn tự có của nông hộ đầu tư phát triển chăn nuôi.
(Kèm theo Báo cáo Quy
hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan đầu mối phối hợp với các
sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung
của quy hoạch và tiến hành triển khai các chương trình, đề án, dự án theo kế
hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Định kỳ sơ tổng kết, đánh giá kết quả thực
hiện quy hoạch, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch phát triển ngành chăn nuôi cho phù hợp với tình hình thực tế ở từng thời
điểm.
2. Các sở, ngành, đơn vị liên quan tùy theo chức năng, nhiệm
vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các
địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào quy hoạch
phát triển ngành chăn nuôi đã được phê duyệt, lập đề án, dự án cụ thể ở địa
phương, phối hợp với các Sở ngành liên quan triển khai kế hoạch phát triển
ngành chăn nuôi và các dự án đầu tư có liên quan trên địa bàn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ,
Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.