Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2604/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 18/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2604/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 18 tháng 7 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DANH MỤC MỘT SỐ MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024-2026

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 09/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2026;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 266/TTr-SN ngày 17/7/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục một số mô hình khuyến nông thuộc Chương trình Khuyến nông trên địa bàn bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2026, cụ thể như sau:

I. Bổ sung danh mục mô hình khuyến nông

1. Lĩnh vực trồng trọt: 05 mô hình

1.1. Mô hình thâm canh cây bí đỏ theo hướng an toàn

- Địa điểm thực hiện: Xã An Toàn, huyện An Lão.

- Quy mô thực hiện: 1.000 m2/02 điểm/02 năm (500 m2/điểm/năm).

- Thời gian thực hiện: Năm 2024, 2025.

1.2. Mô hình thâm canh súp lơ vàng theo hướng an toàn

- Địa điểm thực hiện: Xã An Toàn, huyện An Lão.

- Quy mô thực hiện: 1.000 m2/02 điểm/02 năm (500 m2/điểm/năm).

- Thời gian thực hiện: Năm 2024, 2025.

1.3. Mô hình thâm canh lúa lai vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Địa điểm thực hiện: Các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện Vĩnh Thạnh như: Xã Vĩnh Kim, Vĩnh Hòa,….

- Quy mô thực hiện: 02 ha/02 điểm/02 năm (01 ha/điểm/năm).

- Thời gian thực hiện: Năm 2025, 2026.

1.4. Mô hình thâm canh đậu xanh trên đất chuyển đổi

- Địa điểm thực hiện: Các xã thuộc huyện Vĩnh Thạnh như: Xã Vĩnh Kim, Vĩnh Thuận,…

- Quy mô thực hiện: 02 ha/02 điểm/02 năm (01 ha/điểm/năm).

- Thời gian thực hiện: Năm 2025, 2026.

1.5. Mô hình thâm canh cây cỏ

- Địa điểm thực hiện: Thôn O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.

- Quy mô thực hiện: 5.000 m2/điểm.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và chuyển tiếp năm 2025.

2. Lĩnh vực chăn nuôi: 01 mô hình

Mô hình chăn nuôi chim trĩ đỏ sinh sản.

- Địa điểm thực hiện: Xã An Toàn, huyện An Lão.

- Quy mô thực hiện: 150 con mái, 50 con trống/điểm.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và chuyển tiếp năm 2025.

3. Bồi dưỡng, đào tạo tập huấn

3.1. Tập huấn ToT - Đào tạo tiểu giáo viên: 02 lớp

a) Nội dung tập huấn:

- Kỹ thuật thâm canh lúa lai.

- Kỹ thuật trồng thâm canh cây đậu đỗ (đậu xanh, đậu đen) trên đất chuyển đổi.

b) Địa điểm, đối tượng tập huấn:

- Địa điểm tổ chức: Huyện Vĩnh Thạnh.

- Số người tham dự: 30 người/lớp.

- Số ngày tổ chức: 02 ngày/lớp.

- Đối tượng tham dự: Cán bộ phụ trách nông nghiệp, cộng tác viên,...

c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.

3.2. Tập huấn cho nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới: 06 lớp, trong đó:

a) Tổ chức 01 lớp tập huấn:

- Nội dung tập huấn: Chăn nuôi bò sinh sản và một số bệnh thường gặp trên bò.

- Địa điểm tổ chức: Thôn O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh

- Số người tham dự: 54 người/lớp.

- Số ngày tổ chức: 01 ngày/lớp.

- Đối tượng tham dự: Nông dân.

b) Tổ chức 05 lớp tập huấn:

- Nội dung tập huấn: Hướng dẫn sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trên cây rau, ớt.

- Địa điểm tổ chức: Tại các xã, phường, thị trấn.

- Số người tham dự: 50 người/lớp.

- Số ngày tổ chức: 01 ngày/lớp.

- Đối tượng tham dự: Nông dân.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.

II. Điều chỉnh giảm 01 danh mục mô hình khuyến nông (mô hình không thực hiện)

Tên mô hình: “Mô hình sản xuất ngô ngọt gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm”

- Địa điểm thực hiện: Các huyện, thị xã: Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, An Nhơn,…

- Quy mô: 05 ha/điểm.

- Diện tích: 30 ha/06 điểm trình diễn/03 năm.

- Lý do điều chỉnh: Không kết nối được với đơn vị liên kết tiêu thụ sản phẩm ngô ngọt trên địa bàn tỉnh Bình Định.

(Có phụ lục điều chỉnh, bổ sung đính kèm)

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Điều 3. Quyết định này điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 09/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

PHỤ LỤC

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2026
(Kèm theo Quyết định số: 2604/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Tên mô hình

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Quy mô/điểm thực hiện

Địa bàn triển khai

Thời gian thực hiện

Kết quả dự kiến đạt được

Ghi chú

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

I

LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1

Mô hình trồng thâm canh cây rau má theo hướng an toàn gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Chuyển giao kỹ thuật trong trồng thâm canh cây rau má theo hướng an toàn.

- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

02 ha/điểm

Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ…

02 điểm

02 điểm

02 điểm

1. Xây dựng 06 điểm trình diễn, diện tích 12 ha.

2. Người dân nắm được kỹ thuật trồng thâm canh cây rau má theo hướng an toàn.

3 Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.

4. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - tiêu thụ).

2

Mô hình thâm canh cây Ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP

- Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất cây Ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Thực hiện cấp chứng nhận VietGAP. Cấp mã số vùng trồng

02 ha/điểm, thực hiện 2 năm/điểm. (Năm thứ nhất: 01 vụ. Năm thứ 2: 01 vụ)

Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn,…

01 điểm: vụ 1

- 01 điểm: vụ 1

- 01 điểm: vụ 2

- 01 điểm: vụ 2

1. Xây dựng 02 điểm trình diễn, 08 ha (02 vụ/điểm/02 năm).

- Vụ thứ 1: 02 điểm, diện tích 04 ha.

- Vụ thứ 2: 02 điểm, diện tích 04 ha.

2. Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.

3. Cấp 02 chứng nhận VietGAP cho 04 ha Ớt. Cấp mã số vùng trồng.

4. Người dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất Ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP.

3

Mô hình sản xuất ngô ngọt gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh ngô ngọt.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị sản xuất.

- Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến.

1. Xây dựng mô hình sản xuất Ngô ngọt.

2. Liên kết với doanh nghiệp/Hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

05ha/điểm

Phù Cát, Tây Sơn, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, An Nhơn…

02 điểm

02 điểm

02 điểm

- Thực hiện 06 điểm, với diện tích 30 ha sản xuất ngô ngọt.

- Liên kết với doanh nghiệp/Hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm.

- Người dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất ngô ngọt.

- Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.

Điều chỉnh giảm

4

Mô hình sản xuất Lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Chuyển giao quy trình thâm canh Lúa cải tiến, sử dụng phân hữu cơ, để tạo ra sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

- Nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

- Phát triển liên kết chuỗi giá trị nông sản.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Thực hiện cấp chứng nhận hữu cơ;

4. Cấp mã số vùng trồng.

5. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

03 ha/điểm; 03 vụ liên tiếp/điểm (Năm thứ nhất: 01 vụ. Năm thứ 2: 02 vụ)

Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tuy Phước, An Nhơn, Quy Nhơn,…

02 điểm: vụ 1

- 02 điểm: vụ 1

- 02 điểm: vụ 2

- 02 điểm: vụ 3

- 02 điểm: vụ 2

- 02 điểm: vụ 3

1. Xây dựng 04 điểm trình diễn, diện tích 36 ha (03 vụ/điểm/02 năm).

- Vụ thứ 1: 04 điểm, diện tích 12 ha.

- Vụ thứ 2: diện tích 12 ha.

- Vụ thứ 3: diện tích 12 ha.

2. Người dân nắm được kỹ thuật thâm canh Lúa cải tiến đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.

4. Cấp 04 chứng nhận Lúa hữu cơ cho 12 ha. Cấp mã số vùng trồng.

5. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - chế biến - tiêu thụ …)

5

Mô hình thâm canh cây Dừa (dừa chế biến, thời kỳ kinh doanh) theo hướng hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh Dừa theo hướng hữu cơ.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.

- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến tinh dầu dừa và các sản phẩm từ dừa, gắn liên kết chuỗi.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1.000 cây/ điểm

Hoài Nhơn

02 điểm

Chăm sóc năm 2

Chăm sóc năm 3

- Thực hiện 02 điểm, quy mô 2.000 cây Dừa; thực hiện 03 năm/mô hình:

+ Thực hiện năm 01.

+ Chăm sóc năm 02.

+ Chăm sóc năm 03.

- Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản xuất đại trà.

- Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - chế biến …).

- Người dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh cây Dừa theo hướng hữu cơ.

6

Mô hình thâm canh cây Xoài (giai đoạn kinh doanh) đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất Xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Thực hiện cấp chứng nhận VietGAP. Cấp mã số vùng trồng.

02ha/điểm

Phù Cát, Quy Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ,…

02 điểm

Chăm sóc năm 2

Chăm sóc năm 3

- Thực hiện 02 điểm, diện tích 04 ha; thực hiện 03 năm/mô hình:

+ Thực hiện năm 01.

+ Chăm sóc năm 02.

+ Chăm sóc năm 03.

- Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.

- Cấp 2 chứng nhận VietGAP cho 04ha Xoài; cấp mã số vùng trồng.

- Người dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh cây Xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP.

7

Mô hình thâm canh cây Dừa xiêm (thời kỳ kinh doanh) đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

- Chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh Dừa xiêm đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Thực hiện cấp chứng nhận hữu cơ. Cấp mã số vùng trồng

1.000 cây/ điểm

Hoài Ân, Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ…

02 điểm

Chăm sóc năm 2

Chăm sóc năm 3

- Thực hiện 02 điểm, quy mô 2.000 cây Dừa; thực hiện 03 năm/mô hình:

+ Thực hiện năm 01.

+ Chăm sóc năm 02.

+ Chăm sóc năm 03.

- Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.

- Cấp 02 chứng nhận hữu cơ cho 2.000 cây Dừa; cấp mã số vùng trồng.

- Người dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh cây Dừa xiêm đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

8

Mô hình thâm canh cây bí đỏ theo hướng an toàn

- Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất cây bí đỏ theo hướng an toàn.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch cộng đồng tại địa phương, tăng thu nhập cho người dân.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

500 m2/điểm

Xã An Toàn, huyện An Lão

01 điểm

01 điểm

1. Xây dựng 02 điểm trình diễn, quy mô 1.000 m2; thực hiện năm 2024, 2025.

2. Người dân nắm được kỹ thuật trồng thâm canh cây bí đỏ theo hướng an toàn.

3. Năng suất đạt ≥ 10 tấn/ha.

Điều chỉnh bổ sung

9

Mô hình thâm canh súp lơ vàng theo hướng an toàn

- Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất súp lơ vàng theo hướng an toàn.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch cộng đồng tại địa phương, tăng thu nhập cho người dân.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

500 m2/điểm

Xã An Toàn, huyện An Lão

01 điểm

01 điểm

1. Xây dựng 02 điểm trình diễn, quy mô 1.000 m2; thực hiện năm 2024, 2025.

2. Người dân nắm được kỹ thuật trồng thâm canh súp lơ vàng theo hướng an toàn.

3. Năng suất đạt ≥ 7 tấn/ha.

Điều chỉnh bổ sung

10

Mô hình thâm canh lúa lai vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất cây lúa lai hiệu quả.

- Góp phần ổn định sản xuất tại địa phương, nâng cao năng suất, đảm bảo lương thực tại chỗ.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

01 ha/điểm

Các xã vùng đồng bào DTTS thuộc huyện Vĩnh Thạnh: Xã Vĩnh Kim, Vĩnh Hòa,…

01 điểm

01 điểm

1. Xây dựng 02 điểm trình diễn, quy mô 02 ha; thực hiện năm 2025, 2026.

2. Người dân nắm được kỹ thuật trồng thâm canh lúa lai.

3. Năng suất tăng > 10% so với sản xuất đại trà.

Điều chỉnh bổ sung

11

Mô hình thâm canh cây đậu xanh trên đất chuyển đổi

- Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất cây cây đậu xanh trên đất chuyển đổi hiệu quả.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

01 ha/điểm

Các xã thuộc huyện Vĩnh Thạnh: Vĩnh Kim, Vĩnh Thuận,…

01 điểm

01 điểm

1. Xây dựng 02 điểm trình diễn, quy mô 02 ha; thực hiện năm 2025, 2026;

2. Người dân nắm được kỹ thuật trồng thâm canh cây đậu xanh trên đất chuyển đổi.

3. Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.

Điều chỉnh bổ sung

12

Mô hình thâm canh cây cỏ

Nhằm chủ động nguồn thức ăn phục vụ trong chăn nuôi bò

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

5.000m2/ điểm

Thôn O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh

01 điểm

Chuyển tiếp

1. Xây dựng 01 điểm trình diễn, quy mô 5.000 m2 (trồng mới năm 2024, chuyển tiếp năm 2025).

2. Năng suất cỏ đạt ≥ 200 tấn/ha/năm.

Điều chỉnh bổ sung

II

CƠ GIỚI HÓA

1

Mô hình ứng dụng cơ giới hóa (khâu gieo sạ) trong thâm canh lúa cải tiến gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa ở các vùng sản xuất lúa tập trung;

- Chuyển giao quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) vào sản xuất, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm;

- Tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (công lao động), nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa (khâu gieo sạ) trong thâm canh lúa cải tiến (SRI);

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

05 ha+01 giàn máy/điểm, (thực hiện 02 vụ liên tiếp)

An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn,…

01 điểm: vụ 1

- 02 điểm: vụ 1;

- 01 điểm: vụ 2

- 02 điểm: vụ 2

1. Xây dựng 03 điểm trình diễn, diện tích 30ha lúa với 03 giàn máy.

- Vụ thứ 1: 03 điểm, diện tích 15 ha với 03 giàn máy;

- Vụ thứ 2: diện tích 15 ha.

2. Người tham gia mô hình nắm được kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng… giàn máy; nông dân nắm được kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI).

3. Năng suất tăng > 10%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với sản xuất đại trà.

4. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - tiêu thụ).

III

LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

1

Mô hình nuôi vỗ béo Bò thịt chất lượng cao bằng thức ăn tự trộn và phụ phế phẩm ủ chua.

- Chuyển giao kỹ thuật vỗ béo Bò thịt.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, hạn chế dịch bệnh, giảm tồn dư kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

10 con/điểm

Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn, Hoài Ân,…

01 điểm

01 điểm

01 điểm

1. Xây dựng 03 điểm, với 30 con bò; bò tăng trọng ≥ 01 kg/con/ngày.

2. Người dân nắm được kỹ thuật nuôi vỗ béo Bò thịt.

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng > 15% so với chăn nuôi thông thường.

2

Mô hình chăn nuôi Vịt biển thương phẩm gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi Vịt biển.

- Nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế trong chăn nuôi Vịt biển, hạn chế dịch bệnh, giảm tồn dư kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn, bền vững, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ

3.000 con/điểm

Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Hoài Nhơn, Quy Nhơn,…

01 điểm

01 điểm

01 điểm

- Xây dựng 03 điểm, với 9.000 con.

- Tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, trọng lượng Vịt xuất chuồng ≥ 2,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ≤ 2,7 kg.

- Người dân nắm được kỹ thuật chăn nuôi Vịt biển thương phẩm.

- Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng >15% so với sản xuất đại trà.

- Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất - tiêu thụ.

3

Mô hình chăn nuôi chim trĩ đỏ sinh sản

Chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản đa dạng các sản phẩm phục vụ cho du lịch cộng đồng.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

150 mái, 50 trống/ điểm

Xã An Toàn, huyện An Lão

01 điểm

Chuyển tiếp

- Xây dựng 01 điểm, với 150 mái, 50 trống; triển khai năm 2024, chuyển tiếp năm 2025.

- Năng suất trứng 35-50 quả/mái/4 tháng đẻ, tiêu tốn thức ăn/10 trứng (4 tháng đẻ) từ 2,4 kg.

- Tỷ lệ trứng giống/tổng trứng đẻ ≥ 85%, tỷ lệ chim nở/ tổng trứng ấp ≥ 75%.

- Người dân nắm được kỹ thuật chăn nuôi chim trĩ sinh sản và kỹ thuật ấp nở trứng chim trĩ bằng máy.

- Hiệu quả kinh tế tăng > 15% số với đại trà.

Điều chỉnh bổ sung

IV

LĨNH VỰC THỦY SẢN

1

Mô hình ứng dụng đèn LED trên tàu khai thác cá

- Ứng dụng công nghệ đèn LED chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá nổi ở vùng biển xa bờ thay thế cho bóng đèn cao áp.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất; giảm thiểu tác động của khí nhà kính đến môi trường; bảo vệ sức khỏe của ngư dân trên biển.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

50 bộ đèn LED/tàu/ điểm

Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Quy Nhơn,…

01 điểm

01 điểm

01 điểm

- Triển khai 03 điểm trình diễn, quy mô 150 bộ đèn LED/03 tàu.

- Xây dựng mô hình sử dụng đèn LED chuyên dụng cho 03 tàu lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt xa bờ tại Bình Định; Tổng số 150 bộ đèn LED chuyên dụng 300W, hiệu suất quang 130lm/w, tuổi thọ > 20.000 giờ. Tiết kiệm 30 - 50% nhiên liệu chạy máy phát điện; giảm 18,5% chi phí/chuyến biển; lợi nhuận trung bình tăng 25% mỗi chuyến biển.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn quy trình, kỹ thuật sử dụng đèn LED chuyên dụng trong khai thác nghề lưới vây.

2

Mô hình nuôi thương phẩm cá Điêu hồng trong lồng-bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Tăng thu nhập người dân, ổn định nuôi trồng thủy sản.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

3. Gắn cơ sở thu mua tiêu thụ sản phẩm.

100m3/điểm

Vĩnh Thạnh, An Nhơn, Phù Cát,…

03 điểm

03 điểm

03 điểm

- Triển khai 09 điểm trình diễn, quy mô 900 m3.

- Mật độ nuôi: 100 con/m3.

- Tỷ lệ sống đạt ≥ 80%.

- Khối lượng thân cá trung bình thu hoạch ≥ 500 g/con.

- Năng suất ≥ 40 kg/m3.

- Liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Tập huấn cho ngư dân, nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi.

3

Mô hình nuôi thương phẩm tôm Thẻ chân trắng Bán thâm canh - Thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi BioFloc.

- Tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm sử dụng nước - kháng sinh - hóa chất.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

1.000 m2/điểm

Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Quy Nhơn,…

03 điểm

03 điểm

03 điểm

- Triển khai 09 điểm trình diễn, quy mô: 9.000 m2.

- Mật độ nuôi: 200 con/m2.

- Tỷ lệ sống tôm ương pha 1: ≥ 90%.

- Tỷ lệ sống tôm nuôi (bao gồm GĐ 1 và 2) ≥ 80%.

- Khối lượng thân tôm trung bình thu hoạch: ≥ 13 gam/con.

- Năng suất: ≥ 18,0 tấn/vụ/ha.

- Tập huấn cho ngư dân, nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi.

4

Mô hình nuôi tổng hợp các loài thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Đa dạng hóa các đối tượng nuôi ở những vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến nhằm hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm.

1. Xây dựng mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

01ha/điểm

Tp.Quy Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước,…

01 điểm

01 điểm

01 điểm

- Triển khai 03 điểm trình diễn, quy mô 03 ha.

- Chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Tỉ lệ sống: Tôm ≥ 60%; cua ≥ 40%; cá ≥ 80%.

+ Kích cỡ thu hoạch: Tôm ≥ 20 g/con; cua ≥ 250 g/con; cá ≥ 300 g/con.

- Tạo nguồn cung thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm, hướng tới sinh thái, hữu cơ, tạo thêm nghề mới có thu nhập ổn định cho bà con ở các địa phương ven đầm.

V

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

1

Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

Phổ biến các chủ trương định hướng, chính sách mới về sản xuất Nông nghiệp; tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giải pháp kỹ thuật, thời vụ sản xuất; biện pháp phòng chống dịch bệnh, kết quả mô hình trình diễn, điển hình tiên tiến trong sản xuất.

Thông tin tuyên truyền qua Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định.

Toàn tỉnh

Năm 2024-2026

- Trên báo Bình Định thực hiện thường xuyên trên trang kinh tế số ra hàng ngày.

- Trên sóng Phát thanh: thực hiện 156 chuyên mục Nông nghiệp phát vào sáng thứ Tư hàng tuần.

- Trên sóng Truyền hình: thực hiện 156 chuyên mục Nông nghiệp - Nôngthôn phát vào tối thứ sáu hàng tuần.

- Kịp thời thông tin các chủ trương, định hướng, chính sách mới về sản xuất nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thời vụ sản xuất, biện pháp phòng chống dịch bệnh...

2

Tọa đàm trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định

Tuyên truyền, các chủ trương chính sách của ngành nông nghiệp, các giải pháp kỹ thuật, kinh nghiệp sản xuất, xây dựng nông thôn mới,...

Tổ chức Tọa đàm phát trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định

Phim trường Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định hoặc ngoại cảnh

10 cuộc

10 cuộc

10 cuộc

- Thực hiện 30 cuộc Tọa đàm (10 cuộc/năm).

- Nông dân trong tỉnh biết các chủ trương, định hướng, chính sách mới về sản xuất nông nghiệp, các giải pháp chỉ đạo sản xuất và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để phục vụ sản xuất.

3

Hội nghị giao ban công tác khuyến nông

Đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện và đề ra giải pháp để triển khai thực hiện chương trình khuyến nông

Tổ chức hội nghị giao ban

Tp. QuyNhơn

01 hội nghị

01 hội nghị

01 hội nghị

- Thực hiện 03 cuộc hội nghị giao ban, với hơn 90 người tham dự (30 người/cuộc).

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch khuyến nông.

4

Hội thảo nhân rộng các mô hình có hiệu quả

- Tuyên truyền, đánh giá các mô hình có hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch để nhân rộng

Tổ chức các cuộc hội thảo nhân rộng cấp tỉnh, cấp huyện

Tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh

04 hội thảo

04 hội thảo

04 hội thảo

- Tổ chức ít nhất 12 cuộc hội thảo nhân rộng, với hơn 840 người tham gia (04 cuộc/năm, với ít nhất 70 người/cuộc).

5

Ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng và quản lý CSDL Khuyến nông

5.1

File quy trình kỹ thuật

- Phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, hội nghị.

- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình mới đến bà con nông dân

Xây dựng các File quy trình kỹ thuật

03 file

03 file

03 file

- Xây dựng ít nhất 09 file quy trình kỹ thuật về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, cơ giới hóa,….

- Đăng tải lên Website Trung tâm Khuyến nông để phục vụ nhu cầu của bà con nông dân.

5.2

Ảnh

Phục vụ công tác thông tin tuyên truyền về kết quả hoạt động Chương trình Khuyến nông

Rửa một số ảnh tiêu biểu về hoạt động khuyến nông

300 ảnh

300 ảnh

300 ảnh

Ít nhất 900 tấm ảnh được rửa để treo trên các bảng pano, bảng tin của Trung tâm.

5.3

In tờ rơi kỹ thuật

Chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất

In những tờ rơi về Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật để phục vụ công tác chuyển giao kỹ thuật

10.000 tờ

10.000 tờ

10.000 tờ

In ít nhất 30.000 tờ rơi kỹ thuật các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, cơ giới hóa,…

5.4

Máy vi tính xách tay, bộ máy chiếu phục vụ tập huấn

Phục vụ công tác đào tạo, tập huấn, hội thảo

Trang bị máy vi tính xách tay, bộ máy chiếu.

- 01 bộ máy vi tính

- 01 bộ máy chiếu

-

- 01 bộ máy vi tính

- 01 bộ máy chiếu

Trang bị 02 bộ máy vi tính xách tay, 02 bộ máy chiếu để phục vụ công tác đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo,…

5.5

Thuê bao internet

Nhằm đáp ứng yêu cầu cập nhập thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ công tác khuyến nông, chuyển đổi số hoạt động khuyến nông

Trung tâm Khuyến nông

Hàng năm

Hệ thống mạng internet luôn được duy trì, nâng cấp.

5.6

Duy trì tên miền Website Trung tâm Khuyến nông

Duy trì hoạt động của trang khuyennongbinhdinh.vn

Gia hạn tên miền

Hàng năm

Duy trì hoạt động Website của Trung tâm Khuyến nông Bình Định, phục vụ công tác thông tin tuyên truyền trang trang điện tử, nhu cầu truy cập thông tin ngày càng lớn của các hộ nông dân.

6

Tin, bài tuyên truyền trên trang Thông tin điện tử Khuyến nông

Phục vụ công tác thông tin tuyên truyền các mô hình khuyến nông có hiệu quả, gương sản xuất giỏi, các tin bài về hoạt động khuyến nông.

Tin, bài viết về hoạt động khuyến nông

120 tin, bài

120 tin, bài

120 tin, bài

Xây dựng ít nhất 360 tin, bài viết đăng tải trên Website Khuyến nông Bình Định.

VI

BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO TẬP HUẤN

1

Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên, khuyến nông viên cơ sở, nông dân

Tổ chức các lớp tập huấn

TP. Quy Nhơn

03 lớp

03 lớp

03 lớp

- Tổ chức ít nhất 09 lớp tập huấn, ít nhất 270 người tham gia (30 người/lớp).

- Học viên tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nâng cao năng lực, ứng dụng vào sản xuất

2

Tập huấn ToT - Đào tạo tiểu giáo viên

2.1

Tập huấn ToT - Đào tạo tiểu giáo viên

- Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông

- Bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho đối tượng chuyển giao và nhận chuyển giao

Tổ chức các lớp tập huấn

Tp. Quy Nhơn

02 lớp

02 lớp

02 lớp

- Tổ chức ít nhất 06 lớp tập huấn, ít nhất 180 người tham gia (30 người/lớp).

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho học viên.

2.2

Vĩnh Thạnh

02 lớp

- Tổ chức 02 lớp tập huấn với 60 người tham gia (30 người/lớp).

- Nâng cao trình độ chuyên môn trồng thâm canh lúa lai và thâm canh cây đậu đỗ (đậu xanh, đậu đen) trên đất chuyển đổi.

- Nâng cao nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cho học viên.

Điều chỉnh bổ sung

3

Tập huấn cho nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới

3.1

Giới thiệu, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nông dân ứng dụng có hiệu quả vào thực tế sản xuất

Tổ chức các lớp tập huấn

Tại các xã, phường, thị trấn

20 lớp

20 lớp

20 lớp

- Tổ chức ít nhất 60 lớp tập huấn (ít nhất 20 lớp/năm), với 3.000 người tham gia (50 người/lớp).

- Cập nhập kiến thức mới, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân để tổ chức sản xuất đạt kết quả cao hơn.

3.2

05 lớp

- Tổ chức 05 lớp tập huấn, với 250 người tham gia (50 người/lớp).

- Cập nhập kiến thức mới, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn trong sản xuất, đạt hiệu quả cao.

Điều chỉnh bổ sung

3.3

Thôn O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh

01 lớp

- Tổ chức 01 lớp tập huấn, với số lượng 54 người/lớp.

- Cập nhập kiến thức mới, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản; kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò; kỹ thuật chế biến và bảo quản thức ăn cho bò; biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp trên bò.

Điều chỉnh bổ sung

4

Chương trình gặp gỡ trao đổi trực tiếp với nông dân

Nhằm trao đổi, giới thiệu những chính sách, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình mới có hiệu quả và chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp giúp bà con nông dân tiếp thu, lựa chọn áp dụng vào sản xuất có hiệu quả.

Tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân

Trong tỉnh

15 cuộc

15 cuộc

15 cuộc

- Tổ chức ít nhất 45 cuộc (15 cuộc/năm), với khoảng 3.150 người tham gia (70 người/cuộc).

- Nông dân nắm được các chính sách mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình mới có hiệu quả và áp dụng vào sản xuất có hiệu quả.

5

Tham quan học tập ngoài tỉnh

Tham quan học tập các mô hình, kinh nghiệm tổ chức hoạt động khuyến nông các tỉnh và thu thập các giống cây trồng, vật nuôi mới.

Tổ chức các chuyến tham quan học tập

Ngoài tỉnh

02 chuyến

02 chuyến

02 chuyến

- Thực hiện ít nhất 06 chuyến tham quan, học tập ngoài tỉnh (02 chuyến/năm).

- Học tập các mô hình khuyến nông có hiệu quả; thu thập các giống cây trồng, vật nuôi mới đưa vào sản xuất.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2604/QĐ-UBND ngày 18/07/2024 phê duyệt điều chỉnh danh mục mô hình khuyến nông thuộc Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024-2026

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


258

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!