Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 26/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: ***
Ngày ban hành: 27/05/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2009/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 27 tháng 5 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 116/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2009/NQ-HĐND , ngày 10 tháng 4 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 16 về Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 87/TTr-SNN, ngày 05/5/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020, với một số nội dung chủ yếu sau:

- Tên dự án: “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020”.

- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh.

- Địa điểm thực hiện dự án: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Thời gian thực hiện đầu tư: Từ năm 2009 đến năm 2020.

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành nghề nông thôn đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp hóa và đô thị hóa; với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.

- Phát triển ngành nghề nông thôn nhằm khai thác và phát huy mọi nguồn lực, lợi thế của địa phương để sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa, đảm bảo chất lượng với sức cạnh tranh cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Nhằm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống của địa phương; phát huy nét văn hóa truyền thống của các nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời, hỗ trợ cho việc phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch mang đậm bản sắc văn hóa đặc thù của tỉnh.

- Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là nguồn lao động nông nhàn; góp phần xói đói, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người lao động.

2. Mục tiêu của dự án

- Bảo tồn và phát triển một số làng nghề truyền thống như: Sản xuất bánh tráng, mây tre đan, làm nhang, mộc gia dụng…; đồng thời, xây dựng, hình thành và phát triển các làng nghề mới gắn với lợi thế của từng địa phương, làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch cho phát triển ngành nghề nông thôn kết hợp với phát triển thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Nâng tỷ trọng lao động ngành nghề nông thôn lên 06 – 08% trong tổng lao động xã hội, góp phần tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.

- Thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đến 2015 tăng gấp 1,85-1,9 lần so với năm 2007, đạt từ 17-18 triệu đồng/người/năm (tính riêng trong lĩnh vực NNNT); đến năm 2020 đạt 22,6 triệu đồng/người/năm.

- Tăng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 - 2020 bình quân 09 - 9,5%/năm, trong đó:

+ Giai đoạn 2009-2015 tăng bình quân: 08 - 09%/năm. Tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2015 ước đạt là 656,65 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân: 11 - 11,5%/năm. Tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn đến năm 2020 ước đạt là 1.114 tỷ đồng.

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm khu vực ngành nghề nông thôn đạt trên 10 triệu USD vào năm 2015 và 15 triệu USD năm 2020 (chiếm 22 - 25% tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn).

3. Những nội dung quy hoạch chủ yếu

a. Bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống:

- Bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống:

+ Nghề làm bánh;

+ Nghề mây tre đan;

+ Nghề làm nhang;

+ Nghề mộc gia dụng.

- Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống:

+ Nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng;

+ Nghề mây tre đan ở xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành;

+ Nghề làm nhang ở xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành;

+ Nghề mộc gia dụng ở xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành.

- Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch:

+ Phát triển các làng nghề truyền thống mây tre đan;

+ Phát triển các làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng;

+ Phát triển các làng nghề truyền thống sản xuất muối ớt;

+ Phát triển các nghề truyền thống gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.

b. Phát triển các làng nghề mới:

Phát triển các làng nghề mới: Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; chế biến, bảo quản rau, hoa, quả.

c. Xây dựng các dự án ưu tiên:

Xây dựng 09 dự án ưu tiên đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

4. Tổng vốn đầu tư

a. Khái toán tổng vốn đầu tư của dự án: 385.057 triệu đồng.

(Ba trăm tám mươi lăm tỉ không trăm năm mươi bảy triệu đồng)

Trong đó:

- Vốn ngân sách: 19.123 triệu đồng

+ Vốn ngân sách Trung ương: 9.056 triệu đồng

+ Vốn ngân sách địa phương: 10.067 triệu đồng

- Vốn vay: 365.934 triệu đồng

(Chưa tính nguồn vốn tự có của dân)

b. Chia theo cơ cấu vốn đầu tư (theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP):

- Vốn hỗ trợ chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề: 7.150 triệu đồng;

- Vốn hỗ trợ mặt bằng sản xuất: 1.700 triệu đồng;

- Vốn hỗ trợ xử lý môi trường: 720 triệu đồng;

- Vốn đầu tư tín dụng: 600 triệu đồng;

- Vốn xúc tiến thương mại: 1.714 triệu đồng;

- Vốn đầu tư khoa học – công nghệ: 3.075 triệu đồng;

- Vốn đào tạo nhân lực: 13.594 triệu đồng;

- Vốn xây dựng mô hình phát triển nguyên liệu: 504 triệu đồng;

- Vốn phát triển sản xuất: 356.000 triệu đồng.

c. Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2009 – 2015: 268.551 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách: 15.996,5 triệu đồng;

- Giai đoạn 2016 – 2020: 116.506 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách: 3.126,5 triệu đồng.

5. Hiệu quả dự án

- Hiệu quả kinh tế:

Đến năm 2015, tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt 656,65 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2009-2015 là 8 - 9%/năm; đến năm 2020, tổng giá trị sản lượng đạt 1.114 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 11 – 11,5%/năm;

Thu nhập bình quân đầu người trong lĩnh vực sản xuất ngành nghề nông thôn năm 2015 đạt từ 17-18 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,85-1,9 lần so với năm 2007; đến năm 2020 đạt 22,6 triệu đồng/người/năm;

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm khu vực ngành nghề nông thôn đạt trên 10 triệu USD vào năm 2015 và 15 triệu USD vào năm 2020 (chiếm 22-25% tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn).

- Về mặt xã hội: Tạo thêm việc làm thường xuyên cho khoảng 17.000 lao động nông thôn, phân công lao động xã hội hợp lý, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng 1,3 lần so với năm 2007, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, ổn định trật tự an toàn xã hội.

- Về mặt môi trường: Trên cơ sở quy hoạch, các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn phát triển theo hướng bền vững, quan tâm đến các yếu tố môi trường; đồng thời di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, cải tiến công nghệ, nhằm hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường, do đó dự án quy hoạch ngành nghề nông thôn được thực hiện sẽ góp phần cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn.

6. Giải pháp chủ yếu

- Ưu tiên phát triển một số nghề truyền thống của địa phương đang có thị trường tiêu thụ như nghề: Mây tre đan, bánh tráng, làm nhang, mộc gia dụng, muối ớt; đồng thời đầu tư phát triển một số ngành nghề mới như: Chế biến rau quả, gây trồng sinh vật cảnh, thủ công mỹ nghệ và dịch vụ nông thôn.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động với nhiều hình thức đào tạo nghề phù hợp, gắn kết đào tạo nghề với các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, khuyến nông nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn; đồng thời xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ giúp tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất ngành nghề nông thôn có hiệu quả.

- Tăng cường công tác thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ trên các phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh; đồng thời xây dựng các điểm dừng chân cho khách du lịch kết hợp với quảng cáo và tiêu thụ các sản phẩm ngành nghề nông thôn.

- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh xây dựng các vùng nguyên liệu bảo đảm cung cấp đầy đủ phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ (vay vốn, đất đai, công nghệ), ưu đãi nhằm thu hút, khuyến kích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển ngành nghề nông thôn.

7. Tổ chức thực hiện

- Sở Nông nghiệp và PTNT cơ quan chủ trì lập quy hoạch ngành nghề nông thôn được UBND tỉnh Tây Ninh giao tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó Chi cục Hợp tác xã và PTNT có chức năng thường trực theo phân cấp quản lý theo ngành dọc. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn được UBND tỉnh phê duyệt tiến hành xây dựng kế hoạch 05 năm và hàng năm theo tiến độ thực hiện với từng ngành nghề, cụ thể hóa chỉ tiêu kế hoạch cho các huyện, thị xã.

- Các sở, ban, ngành có liên quan gồm: Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã tỉnh…Cần tích cực phối hợp và tham mưu cho UBND tỉnh về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi để khuyến kích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

- UBND các huyện, thị xã phối hợp với các sở, ban, ngành để tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện, thị; đồng thời hướng dẫn các địa phương tiến hành làm hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống theo quy định.

- UBND các xã, trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, chủ động tham mưu, đề xuất và xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn của địa phương mình theo đúng quy hoạch; đồng thời hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn đăng ký kinh doanh và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi các cơ sở sản xuất phát triển ngành nghề nông thôn có hiệu quả và phát triển bền vững.

- Đối với các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn cần phát huy nội lực, tăng cường hợp tác liên kết, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt những nghề truyền thống mà tỉnh có thế mạnh; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 26/2009/QĐ-UBND ngày 27/05/2009 về quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.777

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.255.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!