Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 232/QĐ-UBND chương trình phát triển giống bò thịt Hồ Chí Minh 2016 2020

Số hiệu: 232/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 20/01/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 232/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tchức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành, nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2025’’;

Căn cứ Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của y ban nhân dân Thành phố về phê duyệt “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”;

Xét Tờ trình số 3103/TTr-SNN ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình phát trin giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn Thành phố triển khai Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định phê duyệt.

- Giao y ban nhân dân các quận, huyện liên quan rà soát, b sung kế hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung, gắn với kế hoạch sử dụng đất trồng cỏ; tổ chức phổ biến, công khai quy hoạch chăn nuôi đã được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch phát trin chăn nuôi giống bò thịt trên địa bàn, nhằm đảm bảo phát trin n định, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình phát triển giống bò thịt.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện và Sở ngành liên quan cân đối, đề xuất y ban nhân dân Thành phố phân bkế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách hàng năm đảm bảo tiến độ thực hiện Chương trình.

- Giao Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu trình y ban nhân dân Thành phố xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình phát triển đàn giống bò thịt, nhằm nâng cao chất lượng con giống; cải tiến kỹ thuật về giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y,...; Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, chế biến thực phm an toàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4.  Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Hội Nông dân TP và các Đoàn thể TP;
- VPUB: Các PVP;
- Phòng CNN, TC-TM-DV. TH-KH, TTCB;
- Lưu: VT, (CNN-M)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Thanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN GIỐNG BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của y ban nhân dân Thành ph)

Phần I

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

1. Tình hình phát triển đàn bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu của Chi cục Thú y, tổng đàn bò thịt năm 2010 là 26.807 con, đến 01/10/2015, tổng đàn bò thịt là 33.732 con, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 5,74%, bao gồm 28.862 con bò lai sind (chiếm 85,56%), 1.586 con bò thịt chất lượng cao (bò hướng thịt) (chiếm 4,70%) và 3.284 con bò ta vàng (chiếm 9,74%). Phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, số hộ chăn nuôi dưới 10 con/hộ chiếm 75,26%, nên việc áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế.

Công ty TNHH MTV Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh đã nhập nội một số giống bò chuyên thịt từ các nước Úc, Mỹ như giống Brahman, Droughmaster, với tổng đàn là 2.122 con. Đàn giống bò hướng thịt này đã phát triển khá tốt trong điều kiện chăn nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cũng đã triển khai lai tạo giữa bò cái lai Sind với tinh của giống bò chuyên thịt chất lượng cao BBB (nhập từ Bỉ), bước đầu đã cho kết quả khá tốt: trọng lượng bê sơ sinh từ 21,75 - 32,46 kg/con, đã thích nghi dần với khí hậu Thành phố, trọng lượng 21-24 tháng tuổi đạt 450-500 kg, trọng lượng 36 tháng tuổi đạt 556 kg; trọng lượng hơi từ 420 - 650 kg/con; tỉ lệ thịt xẻ đạt từ 59 - 64%.Trên cơ sở đó, tính đến cuối năm 2014, Công ty đã cung ứng 837 con giống bò thịt cho người chăn nuôi ở Thành phố, các tỉnh và Lào.

Ngoài ra, các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố đã giữ đàn bê sữa đực đvỗ béo nhằm tăng thu nhập trong chăn nuôi. Tổng đàn bê sữa đực năm 2010 là 5.178 con, đến 2015 đạt 19.019 con, tốc độ tăng trưởng bình quân là 32,06%/năm.

Hầu hết các hộ chăn nuôi bò thịt đã áp dụng hình thức gieo tinh nhân tạo. Hoạt động gieo tinh nhân tạo cho đàn bò thịt từ chủ yếu từ Xí nghiệp truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi miền Nam và Công ty TNHH MTV bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hin nay, nguồn thịt bò chưa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tại Thành phố Hồ Chí Minh cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, đã hình thành một số doanh nghiệp nhập khẩu bò thịt của Úc để giết mổ cung cấp cho thị trường như Công ty Kết Phát Thịnh (Long An); một số doanh nghiệp có điều kiện về chuồng trại, đất đai, đồng cỏ như tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Delta... đã nhập số lượng lớn bò thịt có trọng lượng bình quân khoảng 220-250kg/con để nuôi vỗ béo khoảng 4 tháng đạt trọng lượng 450-500kg/con để đưa vào giết mổ cung ứng thịt cho thị trường. Trong năm 2014 các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khoảng 180.000 con bò Úc. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Cơ quan Thú y Vùng VI đã kiểm dịch nhập khu 67.873 con bò thịt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2014.

2. Tình hình cung ứng nguyên liệu thức ăn phục vụ chăn nuôi bò thịt

Nguồn thức ăn chăn nuôi bò thịt hiện nay chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ trồng, rơm và các phụ phm từ công nghiệp chế biến thực phẩm như xác mì, hèm bia. Diện tích đồng cỏ tự nhiên khoảng 1.841 ha, chủ yếu là các giống cỏ mồm, gà, lá tre, mật..., năng suất thấp, thường khan hiếm vào mùa nắng và đang dần bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa cao. Bên cạnh đó, diện tích cỏ trồng khoảng gần 4.000 ha, bao gồm các giống: cỏ voi, sả, ruzi, lùng tím, VA06, mulato II, có năng suất bình quân đạt 200 - 300 tấn/ha/năm, chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi bò sữa.

Hiện nay, các hộ nuôi bò thịt đang có xu hướng chuyển dần sang nuôi theo hướng công nghiệp, nuôi nhốt trong chuồng và cung cấp thức ăn tại chỗ bằng các phụ phẩm nông nghiệp như xác mì, vỏ thơm... (gần 30.000 tấn/năm), cám hỗn hợp (15.000 tấn/năm), rĩ mật đường và nguồn rơm khô được mua từ các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn bò thịt

Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc. Chi cục Thú y đã xây dựng hệ thống giám sát cung cấp thông tin dịch bệnh, nhằm phát hiện, cung cấp thông tin dịch bệnh kịp thời. Thành ph đã có chính sách htrợ tiêm phòng miễn phí bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng trên đàn có quy mô dưới 100 con/hộ, do đó nhiu năm liên tục tỷ lệ tiêm phòng trên đàn trâu bò luôn đạt trên 80%/tổng đàn kiểm tra; góp phần khống chế, kiểm soát dịch bệnh.

Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và được Cục Thú y công nhận vùng an toàn dịch bệnh lao và sẩy thai truyền nhiễm trên đàn trâu bò.

4. Chính sách hỗ trợ sản xuất

Thành phố đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân sản xuất nông nghiệp, trong đó có bò thịt. Từ năm 2011 đến nay có 4.035 lượt vay, với tổng vốn đầu tư là 1.032.901 triệu đồng, trong đó tổng số vốn vay để phát triển bò thịt là 609.714 triệu đồng.

5. Các hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong giai đoạn 2010 -2014, Thành phố cũng đã chú trọng định hướng phát triển giống bò thịt thông qua các công trình nghiên cứu như sau:

- Thử nghiệm tạo phôi bò lai Sind giai đoạn plastocyst bằng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm từ nguồn giao tử nội và ngoại nhập của Đại học Khoa học tự nhiên phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học;

- Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và phát triển của bê lai hướng thịt từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi tại Lâm Hà, Lâm Đồng và Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu một số công thức lai tạo và quy trình nuôi dưỡng bò thịt chất lượng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam.

II. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ

1. Những mặt đạt được:

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và Chương trình mục tiêu phát trin giống cây con chất lượng cao đã góp phần rất lớn vào thành tích chung của ngành nông nghiệp Thành phố, trong đó có chăn nuôi bò thịt. Các hộ nông dân đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả, trong đó có bò thịt.

Các hộ chăn nuôi bò thịt cũng đã mạnh dạn đầu tư cải thiện chuồng trại, từng bước áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả, từ đó đã nâng cao chất lượng đàn gia súc, kiểm soát ô nhiễm môi trường và định hướng phát triển theo hướng ổn định và bền vững.

Kế thừa những kết quả đạt được từ chương trình phát triển bò sữa, cơ quan quản lý và người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm trong quản lý để nâng cao chất lượng đàn giống thông qua các chương trình bình tuyển, kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, tạo điều kiện cho người chăn nuôi yên tâm sản xuất và đầu tư chăn nuôi.

Đồng thời, những kinh nhiệm trong chăn nuôi bò sữa như từng bước cơ giới hóa trong chăn nuôi, xây dựng hệ thống biogas trong các hộ chăn nuôi giúp tiết kiệm nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững..., là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển đàn bò thịt tại Thành phố.

2. Những hạn chế

Đ phát triển chăn nuôi bò thịt của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, cần thiết phải có con giống bò thịt phù hợp nhưng hiện nay những nghiên cứu chuyên về giống bò thịt chưa được quan tâm. Do vậy, cần có các công thức lai tạo giống bò thịt cụ thể, dinh dưỡng, quy trình chăm sóc phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Thành phố để phát triển con giống bò thịt có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu thị trường.

Chưa có các giải pháp cụ thể về quản lý giống bò thịt, các giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Chưa có giải pháp chuỗi sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi bò thịt đồng bộ và hiệu quả và nhân rộng mô hình trình diễn cho người chăn nuôi tham quan, học tập.

Bên cạnh đó, quy mô chăn nuôi nông hộ còn nhỏ lẻ, tự phát, đất trồng cỏ hạn chế, công tác cơ giới hóa trong chăn nuôi thấp chưa được chú trọng, chi phí sản xuất cao, nhiều chi phí trung gian,... Còn ít các mô hình chăn nuôi bò thịt đồng bộ, phương thức chuyển giao còn mang tính lý thuyết, chưa đủ sức thuyết phục để người dân đầu tư; ứng dụng nhằm đạt hiệu quả chăn nuôi.

Giá con giống, các loại thức ăn hỗn hợp, thô xanh và nguồn phụ phế phẩm không ổn định, chi phí vận chuyn, vật tư chăn nuôi, thuốc thú y luôn biến động và tăng cao, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi giống bò thịt.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Một số dự báo tác động đến chăn nuôi giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

- Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Thành phố, dân số Thành phnăm 2014 là 7,955 triệu người và khoảng 2 triệu người nhập cư và khách vãng lai từ các địa phương khác đến sinh sống và công tác tại Thành ph. Dự báo đến năm 2020, dân s Thành phkhoảng 10 triệu người (chưa k khách vãng lai).

- Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Trung ương, nhu cầu thịt các loại là 1,5 - 2 kg/tháng. Trong khi đó, tỉ lệ trung bình ở các nước phát triển là 40 - 45% thịt lợn, 30 - 35%, thịt gà, 20 - 30% thịt bò và các loại thịt khác. Dự tính đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ thịt trâu, bò 2.800 con/ngày.

2. Sự cần thiết

- Thực hiện định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTG ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, nhằm phát huy thế mạnh là đơn vị dẫn đầu về cung cấp đàn giống bò sữa, bò thịt chất lượng cao cho Thành phố và cả nước, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

- Hiện nay, tình hình chăn nuôi bò thịt trong nước đang phát triển, nhất là các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh như Trà Vinh, Bến Tre, Lâm Đồng,... và tình hình nhập khẩu bò thịt từ Úc, Mỹ ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt bò chất lượng cao của người tiêu dùng trong nước và tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy việc phát trin giống bò thịt, chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng là hết sức cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

- Theo tính toán của các chuyên gia, tỷ lệ thịt xẻ của bò lai Sind thấp khoảng 45%; trong khi đó tỷ lệ này khá cao ở các giống bò nhập nội, đặc biệt là bò Úc tỷ lệ thịt xẻ lên đến 50 - 55%. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đàn giống bò thịt của Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng con giống và cung cấp nguồn thịt chất lượng cho tiêu dùng là cần thiết.

3. Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn về việc phê duyệt “Đán tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020”;

- Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Đán Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của y ban nhân dân Thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2025”;

- Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của y ban nhân dân Thành phố về phê duyệt “ Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CỤ THỂ

1. Quan điểm phát triển

Cải thiện chất lượng và hình thành đàn bò thịt giống chất lượng cao theo hướng hiện đại, trên nền tảng từ đàn bò thịt hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh và nhập nội từ các nước có nền chăn nuôi bò thịt tiên tiến.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

- Hình thành các giống bò thịt lai phù hợp phù hợp với các điều kiện chăn nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng hệ thống quản lý giống bò thịt theo các chương trình quản lý tiên tiến của thế giới.

- Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, cơ giới hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi bò thịt. Chủ động kim soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Hình thành hệ thống sản xuất cung ứng giống bò thịt tại Thành phHồ Chí Minh.

b) Mục tiêu cụ th

Chương trình giống bò thịt tại Thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành theo 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (2016 - 2020):

- Chọn tạo đàn bò hướng thịt nền phù hợp để tạo ra con lai theo hướng thịt. Đến năm 2020, tổng đàn bò thịt trên địa bàn Thành phố đạt 30.000 con, trong đó đàn bò nền đạt 30% tổng đàn bò thịt của Thành phố. Hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 con bò cái giống, cho người chăn nuôi Thành phố và các tỉnh.

- Cơ bản hình thành quy trình quản lý đồng bộ giống bò thịt từ gia trại đến cơ quan quản lý nhà nước.

- Đến năm 2020, chất lượng đàn bò thịt Thành phố đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như khối lượng trưởng thành đạt 300 - 350 kg, tỷ lệ thịt xẻ 50 - 55%;.

Giai đoạn 2 (2021 - 2030):

- Đàn bò thịt cao sản trên địa bàn Thành phố đạt 40.000 con, trong đó hình thành con giống bò chuyên thịt của Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm cung cp cho thị trường 15.000 tn thịt bò hơi, 10.000 bò cái giống, đáp ứng 20% liều tinh bò thịt cao sản cho người chăn nuôi Thành phố và các tỉnh.

- Đến năm 2030, chất lượng đàn bò thịt Thành phố đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như, khối lượng trưởng thành 350 - 400 kg, tỷ lệ thịt xẻ 55 - 60%.

- Hình thành chuỗi liên kết sản xuất và xây dựng thương hiệu giống bò thịt Thành phố Hồ Chí Minh.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp phát trin vùng sản xuất giống bò thịt

Tại những vùng có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, sử dụng bò cái sữa sinh sản tốt, năng suất sữa thấp để phối tinh bò thịt cao sản. Về lâu dài, thử nghiệm một số công thức lai để xác định con giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Thành phố:

- Vùng đất gò cao Củ Chi: thâm canh chăn nuôi bò thịt, sử dụng những giống bò cao sản như BBB hay Drought Master

- Vùng đất bằng thấp Hóc Môn và phía Nam Bình Chánh, sử dụng giống bò Red Brahman và Red Angus.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi giống bò thịt hạt nhân tại Công ty TNHH Một Thành viên Bò sữa và một số trang trại chăn nuôi bò thịt.

2. Giải pháp quản lý giống

- Nghiên cứu, xây dựng các công thức lai tạo giống bò hướng thịt từ các giống bò thịt chuyên dụng như Red Angus, Brahman, Droughtmaster, BBB:

+ Chọn tạo bò cái nền sử dụng trong công tác lai giống với những giống bò thịt chuyên dụng này phải có tầm vóc tương đối lớn khi thành thục 280-300 kg.

+ Đến năm 2020, thực hiện các áp dụng phương pháp nhân thuần hoặc lai cải tiến 2, 3 máu bò chuyên thịt

+ Đến năm 2030, định hình các công thức lai 3/4 hoặc 5/8 máu bò chuyên thịt

- Tổ chức bình tuyển, kiểm định con giống, kiểm soát chất lượng nguồn tinh, đánh giá di truyền đời sau. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi các tính năng sản xuất, lý lịch gia phả (lập phiểu cá thể, bấm số tai), phối giống, phê xét đánh giá ngoại hình thchất theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo biểu mẫu được thống nhất toàn Thành phố.

- Xây dựng hệ thống quản lý giống đến từng huyện có chăn nuôi bò thịt. Ứng dụng chương trình quản lý giống BHI (Beef Herd Improvement) và phương pháp đánh giá tiến bộ di truyền theo phương pháp BLUP (Best Linear Unbiased Prediction) để chứng nhận và cung cấp con giống chất lượng cho phát trin chăn nuôi.

- Quản chặt chẽ các đơn vị cung cấp con giống, tinh bò thịt an toàn, nhằm cung cấp con giống chất lượng tốt, an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi.

- Đến năm 2020, đưa vào vận hành Trại thực nghiệm và trình diễn chăn nuôi bò thịt có quy mô tổng đàn 100 con. Đến năm 2030, đưa vào vận hành Trạm sản xuất tinh bò thịt giống Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Giải pháp khoa học, công nghệ

- Xây dựng các khẩu phần ăn cho bò thịt phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, trên cơ sở sử dụng nguồn thức ăn tại địa phương; nghiên cứu các quy trình chăn nuôi an toàn phù hợp với từng công thức lai tạo, nhằm nâng cao chất lượng thịt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt bò.

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ chăn nuôi phù hợp.

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học trong chăn nuôi; vận động người chăn nuôi sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt, đảm bảo an toàn thực phm và dịch bệnh.

- Thử nghiệm các giống cmới phù hợp với điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao giá trị chất lượng thịt bò thương phm

- Áp dụng các tiến bộ khoa học trong khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến thức ăn thô xanh để đảm bảo cung cấp ổn định trong năm. Đẩy mạnh việc trồng cỏ họ đậu, cỏ hòa thảo và sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt đgiảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm.

- Vận động người nông dân chuyển đổi sản xuất trồng lúa và các loại cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ họ đậu và cỏ hòa thảo có năng suất và chất lượng tốt, cung cấp cho đàn bò thịt.

4. Giải pháp thú y

- Quản lý đàn chặt chẽ tình hình chăn nuôi bò thịt giống bằng Sổ Quản lý dịch tễ, bấm số tai cá th; cập nhật thống kê danh sách các hộ chăn nuôi bò thịt vào phần mềm quản lý.

- Tổ chức tiêm phòng đối với bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho đàn bò thịt; định kỳ lấy mẫu kim tra hiệu giá kháng th sau tiêm phòng, giám sát huyết thanh học đối với bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng bò, lepto, lao, sẩy thai truyền nhiễm, ký sinh trùng...

- Bổ sung, trang bị các thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, xét nghiệm và sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, giám sát, kiểm tra tình hình chăn nuôi, dịch tễ;

5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

- Biên soạn tài liệu kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới và tchức tập huấn theo chuyên đề cho cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi.

- Tổ chức cho nông dân tham quan, học tập các mô hình chăn nuôi bò thịt thành công ở các tỉnh, thành phố trong nước hoặc nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc.

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực về công tác giám định bình tuyển giống, quản lý giống bằng phần mềm chuyên dụng, nâng cao kỹ thuật gieo tinh nhân tạo và bệnh sinh sản ở bò, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật trồng cỏ và chế biến thức ăn cho bò.

6. Giải pháp tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại

- Công khai định hướng chi tiết vùng khuyến khích chăn nuôi trên địa bàn quận huyện. Khuyến khích sản xuất bò thịt theo phương thức trang trại theo hướng cơ giới hóa nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xut và lợi nhuận.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi bò thịt đồng bộ theo hướng VietGAHP, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi bò thịt theo hướng tập trung thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang trại, sản xuất hàng hóa, kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng nguồn năng lượng từ chất thải (biogas).

- Hình thành phương thức chăn nuôi theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi, nhằm ổn định nguồn thực phẩm, giúp người chăn nuôi ổn định sản xuất và thu nhập.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất con giống, chăn nuôi bò thịt vệ tinh nhằm đáp ứng cho thị trường thành phvà các tỉnh.

- Xây dựng chuỗi sản xuất, liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, tập trung cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường sản phẩm chăn nuôi và thị trường, giá cả thức ăn chăn nuôi, con giống trong nước và quốc tế, góp phần cho việc phát trin chăn nuôi bền vững và điều tiết bình ổn thị trường.

- Bước đầu định hình và xây dựng các tiêu chí thương hiệu “Giống bò thịt Thành phố Hồ Chí Minh”

7. Giải pháp chính sách

- Hướng dẫn người chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn vay thực hiện chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu, trin khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trên địa bàn Thành phố, như triển khai Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng trại thực nghiệm và trình diễn chăn nuôi giống bò thịt

- Mục tiêu: xây dựng trang trại trình diễn và thực nghiệm kiểu mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng và tham quan học tập và chuyn giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi giống bò thịt.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020;

- Địa điểm: huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nội dung:

+ Xây dựng trại thực nghiệm với quy mô đầu kỳ 50 con, cuối kỳ 100 con;

+ Thử nghiệm các công thức lai tạo từ các giống bò thịt chuyên dụng như Red Angus, Brahman, Droughtmaster, BBB;

+ Thử nghiệm các khẩu phần chăn nuôi bò thịt cao sản trên cơ sở sử dụng nguồn thực liệu sẵn có (cỏ, thân bắp, xác mì, hèm bia, rơm,...) đáp ứng dinh dưỡng và tăng trọng tốt;

+ Xây dựng các quy trình chăn nuôi bò thịt trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến phù hợp với quy mô chăn nuôi nông hộ hoặc trang trại;

+ Đào tạo, tập huấn, trình diễn và chuyển giao các kỹ thuật mới trong chăn nuôi giống bò thịt.

- Kinh phí thực hiện: 5.950 triệu đồng từ nguồn ngân sách thành ph.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi.

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Khuyến nông, các doanh nghiệp kinh doanh bò thịt.

2. Nhập nội nguồn tinh giống bò thịt chất lượng cao trên địa bàn Thành phố

- Mục tiêu: Cải thiện đàn giống bò lai hướng thịt của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

- Nội dung:

+ Tuyển chọn và nhập nội các dòng tinh bò thịt cao sản để phối cho đàn bò cái lai Sind, bò thịt và bò sữa có năng suất thấp (95.000 con bò cái, tương ứng 195.000 liều tinh - trong đó có 5.000 liều tinh dự phòng), để cải thiện tầm vóc và nâng cao khả năng sản xuất thịt cũng như chất lượng thịt.

+ Theo dõi đời sau các dòng tinh bò thịt nhập nội và xác định các công thức lai phù hợp với điều kiện của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kinh phí thực hiện: 34.406 triệu đồng từ nguồn ngân sách thành phố (theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng - Vật nuôi, Chi cục Thú y.

- Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH MTV Bò sữa Thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh tinh bò thịt, các cơ sở chăn nuôi.

3. Công tác quản lý giống bò thịt

- Mục tiêu: Quản lý giống bò thịt và từng bước hình thành đàn hạt nhân mở.

- Thời gian thực hiện: 2016-2020

- Nội dung:

+ Xây dựng tiêu chí và tổ chức bình tuyển 50.000 bò cái lai sind, bò lai hướng thịt và bò thịt thuần trên 12 tháng tuổi (10.000 con/năm)

+ Tổ chức thu thập dữ liệu cá thể giống, các biện pháp tác động để cải thiện chất lượng đàn bò thịt (dinh dưỡng, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y…), năng suất, chất lượng thịt tại các trại chăn nuôi trong vùng và đánh giá chỉ số chọn lọc.

+ ng dụng chương trình quản lý giống theo phương pháp BHI (Beef Herd Improvement) và hoàn chỉnh các quy trình quản lý đồng bộ giống bò thịt từ gia trại đến cơ quan quản lý nhà nước.

+ Kim định, đánh giá tiến bộ di truyền; chọn lọc và ổn định tiêu chuẩn chất lượng con giống, làm cơ sở xây dựng chỉ số chọn lọc dùng trong hệ thống đánh giá di truyền giống bò thịt.

+ Xây dựng đàn hạt nhân mở tại công ty TNHH MTV Bò sữa Thành phố và một số trang trại bò thịt ở Củ Chi, Bình Chánh.

- Kinh phí thực hiện: 22.468 triệu đồng từ nguồn ngân sách Thành phố.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Thú y.

- Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp, trang trại, nông hộ chăn nuôi bò thịt; Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam; Phân viện Chăn nuôi Nam bộ, Công ty TNHH MTV Bò sữa Thành phố.

4. Công tác thú y phục vụ đàn bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Mục tiêu:

+ Kiểm soát tình hình dịch tễ đàn gia súc, đảm bảo an toàn dịch bệnh và sức khỏe cho đàn bò thịt.

+ Bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

- Nội dung:

+ Giám sát dịch tễ và quản lý đàn bò thịt Thành phố. Thường xuyên kiểm tra, cập nhật dữ liệu và kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập, xuất đàn tại nông hộ.

+ Tiêm phòng miễn phí đàn bò thịt đối với các bệnh Lở mồm và Tụ huyết trùng và đánh giá mức độ bảo hộ sau tiêm phòng.

+ Giám sát các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng: Lao và sảy thai truyền nhiễm (1 năm/lần): kiểm tra 65.000 chỉ tiêu các bệnh KST máu, phân, Bệnh lao, leptospirosis, sảy thai truyền nhiễm.

+ Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghim, điều trị bệnh bò thịt.

- Kinh phí thực hiện: 11.427,5 triệu đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Chi Cục Thú y.

- Đơn vị phối hợp: Các hộ, trang trại chăn nuôi bò thịt; y ban nhân dân các quận, huyện.

5. Công tác khuyến nông trong chăn nuôi bò thịt

- Mục tiêu: xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt kiểu mẫu, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong chăn nuôi bò thịt.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

- Nội dung:

+ Xây dựng 10 mô hình chăn nuôi giống bò thịt tại các quận, huyện.

+ Sử dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại địa để cân đối khẩu phần cho bò thịt giúp nâng cao năng suất, giảm giá thành.

+ Nghiên cứu các quy trình chăn nuôi an toàn, phù hợp với điều kiện Thành phố để nâng cao chất lượng thịt bò.

+ Cải tạo và trồng mới 20 ha đồng cỏ họ đậu và hòa thảo có năng suất và chất lượng tốt.

+ Tổ chức tập huấn nông dân và biên soạn tài liệu kỹ thuật.

- Kinh phí thực hiện: 3.247,59 triệu đồng từ nguồn ngân sách Thành phố.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông.

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống cây trồng - vật nuôi, y ban nhân dân các quận, huyện.

6. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chăn nuôi bò thịt

- Mục tiêu: Nâng cao kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

- Nội dung: Đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về các lĩnh vực giống và quản lý giống, sinh sản, chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi giống bò thịt:

+ Giám định bình tuyển giống: 05 lớp (20 học viên/lớp trong 5 ngày).

+ Lớp nâng cao kỹ thuật gieo tinh nhân tạo và bệnh sinh sản ở bò: 05 lớp (20 học viên/lớp trong 7 ngày).

+ Lớp kỹ thuật chăn nuôi bò thịt: 36 lớp (30 học viên/lớp trong 07 ngày).

+ Lớp quản lý giống bằng phần mềm chuyên dụng: 05 lớp (10 học viên/lớp trong 05 ngày)

+ Lớp kỹ thuật trồng cỏ và chế biến thức ăn cho bò: 72 lớp (30 học viên/lớp trong 05 ngày)

- Kinh phí thực hiện: 670 triệu đồng từ nguồn ngân sách Thành phố.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp.

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống cây trồng - vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông.

7. Xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu giống bò thịt Thành phố

- Mục tiêu: Từng bước xây dựng thương hiệu “Bò thịt Thành phố Hồ Chí Minh”

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

- Nội dung:

+ Trin khai thực hiện các chính sách khuyến khích chăn nuôi đàn bò thịt theo phương thức trang trại, cơ giới hóa nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và lợi nhuận.

+ Xây dựng các chuỗi sản phẩm thịt bò an toàn.

+ Thông qua các hội thi, hội chợ, từng bước giới thiệu các giống bò thịt mới của Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tchức tham quan, học tập các mô hình chăn nuôi bò thịt thành công ở các tỉnh, thành phố trong nước hoặc nước ngoài.

- Kinh phí thực hiện: 5.316,942 triệu đồng

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp

- Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển Nông thôn, Trung tâm Quản lý và Kim định Giống cây trồng - vật nuôi, Phòng Kinh tế huyện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với y ban nhân dân các huyện, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV và các doanh nghiệp trin khai Chương trình phát trin giống bò thịt, xác định vùng chăn nuôi an toàn tại các huyện có chăn nuôi bò thịt.

- Thường xuyên giám sát tình hình phát trin chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên đàn bò giống thịt; kịp thời tham mưu, đề xuất y ban nhân dân Thành phố giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Hướng dẫn kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, xây dựng các mô hình chăn nuôi giống bò thịt hiệu quả theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo an toàn thực phm.

- Xây dựng đàn hạt nhân mở, tăng cường các hoạt động khuyến nông, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khảo sát thị trường, nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã, thợp tác chăn nuôi bò thịt,... giúp người chăn nuôi định hướng sản xuất ổn định.

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học trong chăn nuôi; vận động người chăn nuôi sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, định kỳ tng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình cho y ban nhân dân Thành phố.

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

- Rà soát, bổ sung kế hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn, gắn với kế hoạch sử dụng đất trồng cỏ.

- Tổ chức phổ biến, công khai kế hoạch chăn nuôi đã được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển chăn nuôi giống bò thịt trên địa bàn, nhằm đảm bảo phát trin ổn định, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình phát triển đàn giống bò thịt.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Nghiên cứu, đề xuất y ban nhân dân Thành phố các cơ chế, chính sách đầu tư nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào chăn nuôi giống bò thịt; phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương.

- Phối hợp Sở Tài chính cân đối, đề xuất y ban nhân dân Thành phố bố trí kế hoạch vốn hàng năm, đảm bảo thực hiện mục tiêu của Chương trình phát trin chăn nuôi giống bò thịt.

4. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển giống bò thịt trong từng thời kỳ kế hoạch, tiến độ đầu tư các hợp phần của Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệm thu, thanh toán nguồn kinh phí theo quy định.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tham mưu y ban nhân dân Thành phố xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình phát triển đàn giống bò thịt, nhằm nâng cao chất lượng con giống; cải tiến kỹ thuật về giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y,...

- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn.

6. Các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển giống bò thịt

- Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết trong các hoạt động đầu tư phát triển chăn nuôi giống bò thịt, tận dụng và khai thác tối đa thế mạnh của doanh nghiệp (thức ăn chăn nuôi, con giống, quy trình, kỹ thuật chăn nuôi,...) trong sản xuất kinh doanh, khai thác các nguồn lực sẵn có, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, không hiệu quả.

- Khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã chuyên phát triển chăn nuôi và cung ứng giống bò, liên kết với các doanh nghiệp tham gia chương trình phát trin giống bò thịt và chăn nuôi bò thịt thâm canh quy lớn, tạo nguồn thực phm bình n thị trường của Thành phố; hợp tác với các đơn vị của Thành phố và các tỉnh.

- Chủ động đầu tư sản xuất, phát triển chăn nuôi bò thịt; liên kết mở rộng quy mô, kết hợp với các đơn vị có quỹ đất, có nhân lực để chủ động phát trin hệ thống vệ tinh, gia công thông qua đầu tư hỗ trợ vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm tạo ra nguồn giống có chất lượng cao, chất lượng tốt và có giá thành hạ để cung ứng cho thị trường.

VI. DỰ TÍNH NHU CẦU VÀ CÁC NGUỒN VỐN

Tổng nguồn vốn đầu tư chăn nuôi phát triển giống bò thịt giai đoạn 2016-2020 như sau:

- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn ngân sách là 85.042,632 triệu đồng; Phân kỳ như sau: 21.522,36 triệu đồng (năm 2016), 19.149,46 triệu đồng (năm 2017), 16.502,729 triệu đồng (năm 2018), 13.177,86 triệu đồng (năm 2019), 14.690,229 triệu đồng (năm 2020).

- Vốn góp của dân là 2.223.436 triệu đồng, đầu tư vào con giống, chuồng trại và thức ăn. Bao gồm vốn tự có của dân và vốn vay của ngân hàng, được hỗ trợ lãi vay theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.

VII. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

1. Hiệu quả kinh tế

Tổng giá trị sản xuất phát triển chăn nuôi giống bò thịt đến năm 2020 ước đạt khoảng 3.419 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm sau đầu tư khoảng trên 3.300 tỷ đồng.

2. Hiệu quả xã hội

- Tạo nguồn con giống bò thịt chất lượng cao cung ứng cho người chăn nuôi Thành phố và các tỉnh, đáp ứng nhu cầu con giống và thịt bò cho người dân Thành phố.

- Góp phần bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm.

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội.

3. Môi trường

- Chuyn đổi phương thức chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, gắn với các giải pháp xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Cung cấp nguồn phân hữu cơ đã xử lý cho cây trồng và khai thác nguồn năng lượng từ Biogaz phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn./.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG CHU CHUYỂN ĐÀN BÒ CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của y ban nhân dân Thành ph)

STT

NỘI DUNG

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2030

TỔNG

(2015-2020)

TỔNG

(2021-2030)

I

Bò thịt tổng s

18.200

21.512

25.882

27.040

28.339

30.238

40.285

151.212

181.071

1

Tổng sbò cái thịt sinh sản

11.000

11.000

10.597

11.449

12.322

13.067

17.275

69.435

77.878

2

Tổng sbê mới sinh

7.200

7.200

6.624

7.195

7.787

8.243

10.938

44.250

49.188

3

Tổng số bê cái 0 - 12 tháng tuổi

0

3.312

3.312

3.047

3.310

3.582

4.772

16.563

21.387

4

Tổng sbê cái 13 - 24 tháng tuổi

0

0

3.146

3.146

2.895

3.144

4.295

12.332

19.188

5

Tổng sbê cái chọn làm giống

0

0

2.202

2.202

2.026

2.201

3.006

8.632

13.431

II

Loại thải + xuất thịt

0

1.696

2.780

5.842

5.885

5.855

8.247

22.058

36.537

1

Bê cái 0 - 12 tháng loại

0

288

288

265

288

311

415

1.440

1.860

2

Bê cái 13 - 24 tháng loại

0

0

166

166

152

165

226

649

1.010

3

Bê đực 0-12 tháng loại

0

288

288

265

288

311

415

1.440

1.860

4

Bê cái 13 - 24 tháng loại

0

0

944

944

868

943

1.288

3.700

5.756

5

Bê đực 25 - 28 tháng bán thịt

0

0

0

3.146

3.146

2.895

4.066

9.187

18.037

6

Bò cái loại

0

1.120

1.094

1.056

1.142

1.228

1.837

5.641

8.014

III

Tổng đàn cái giống thịt

0

3.312

8.661

8.396

8.231

8.927

12.073

37.527

54.006

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN CHIA NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của y ban nhân dân Thành phố)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG ĐẦU TƯ

ĐVT

SỐ LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

PHÂN CHIA NGUỒN VỐN

Vốn TP

Vốn dân

 

Tỷ lệ vốn

%

 

 

100

3,68

96,32

 

TỔNG CỘNG A+B

 

 

 

2.308.478,632

85.042,632

2.223.436

A

VỐN NGÂN SÁCH

 

 

 

85.042,632

85.042,632

0

I

Xây dựng trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi giống bò thịt

 

 

 

5.950

5.950

0

1-

-Xây dựng chuồng trại

m2

600

4

2.400

2.400

 

2-

-Văn phòng, kho chứa thức ăn

m2

300

2,5

750

750

 

3-

-Con giống (cái lai Sind 50 con)

con

50

20

1.000

1.000

 

4-

-Xây dựng hệ thống xử lý nước thải

HT

1

500

500

500

 

5-

-Hệ thống cp thoát nước

HT

1

500

500

500

 

6-

-Xây dựng đồng cỏ

ha

5

100

500

500

 

7-

-Thiết bị, máy móc chuyên dùng (máy băm cỏ, máy trộn thức ăn)

1

300

300

300

 

II

Nhân và cải thiện chất lượng giống bò thịt

 

 

 

34.406

34.406

0

1-

-Tinh bò Red Angus, Brahman

1000 liều

120

80

9.600

9.600

 

2-

-Tinh bò Droughtmaster

1000 liều

25

280

7.000

7.000

 

3-

-Tinh bò BBB

1000 liều

50

120

6.000

6.000

 

4-

-Ni tơ bảo quản tinh

1000 lít

195

20

3.900

3.900

 

5-

-Súng bn tinh (150 bê/súng)

cây

295

0,8

236

236

 

6-

-Dụng cụ phối ging (tinh quản, bao tay)

1000

95

5

475

475

 

7-

-Bình nitơ 3.8 lít (150 bê/bình)

bình

95

9

855

855

 

8-

-Bình nitơ 37 lít

bình

20

32

640

640

 

9-

-Công gieo tinh nhân tạo

1000 bê

45

30

1.350

1.350

 

10-

-Công khám thai

1000 bê

70

30

2.100

2.100

 

11-

-Công xác định và chứng nhận huyết thống

1000 bê

70

30

2.100

2.100

 

12-

-Máy xác định động dục

Cái

10

15

150

150

 

III

Kinh phí quản lý giống

 

 

 

22.468

22.468

0

1-

Phụ cp cán bộ Quản lý - kỹ thuật (14 người)

tháng/người

840

2

1.680

1.680

 

2-

Thuê khoán các bộ kỹ thuật (1000 con/CBKT)

tháng/người

5.680

1

5.680

5.680

 

3-

Thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật (2 người)

tháng/người

120

5

600

600

 

4-

Phần mềm quản lý giống

Tr.đồng

1

500

500

500

 

5-

Phần mềm quản lý và phân tích kỹ thuật

Tr.đồng

1

300

300

300

 

6-

Chi phí Ban quản lý quận, huyện (1 người/huyện x 3 huyện x 5 năm)

tháng/người

180

3

540

540

 

7-

Bình tuyển chất lượng đàn bò

1.000 con

95

50

4.750

4.750

 

8-

Cập nhật, bổ sung và xử lý số liệu

1.000 con

95

4

380

380

 

9-

S theo dõi bò

1.000 quyển

100

30

3.000

3.000

 

10-

S ghi chép GTNT

1.000 quyển

2

35

70

70

 

11-

S tai bò

1.000 số tai

190

25

4.750

4.750

 

12-

Kìm bấm tai

cái

20

0,5

10

10

 

13-

Cân đại gia súc (P:1500 kg)

cái

10

20

200

200

 

14-

Thước đo bò

bộ

40

0,2

8

8

 

IV

Thú y (CCTY)

 

 

 

11.427,5

11.427,5

0

1-

Kim tra giám sát định kỳ Bệnh lao

1.000 CT

5

574

2.870

2.870

 

2-

Kim tra giám sát định kỳ Bệnh Lepto

1.000 CT

5

146

730

730

 

3-

Kiểm tra giám sát định kỳ Bệnh sẩy thai TN

1.000 CT

5

88

440

440

 

4-

Kim tra giám sát định kỳ Bệnh FMD 3 ABC

1.000 CT

5

231

1.155

1.155

 

5-

Virus FMD

1.000 CT

0,5

695

347,5

347,5

 

6-

Đánh giá kháng th FMD O

1.000 CT

5

289

1.445

1.445

 

7-

Đánh giá kháng thể FMD A

1.000 CT

5

289

1.445

1.445

 

8-

Đánh giá kháng th FMD 3ABC

1.000 CT

5

231

1.155

1.155

 

9-

Đánh giá kháng thể tụ huyết trùng

1.000 CT

5

195

975

975

 

10-

Kim tra giám sát KST máu

1.000 CT

5

45

225

225

 

11-

Kim tra giám sát KST phân

1.000 CT

5

49

245

245

 

12-

Nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị (5 người/năm x 5

người/năm

25

5

125

125

 

13-

Công lấy mẫu (máu + dịch + phân)

1.000 CT

15

18

270

270

 

V

Tổ chức sản xuất và chuyển giao khoa học, công nghệ (TTKN)

 

 

 

3.247,59

3.247,59

0

1-

-Tập huấn kỹ thuật nuôi bò thịt cho nông dân

Lớp

36

9,7

349,2

349,2

 

2-

-Tập hun kỹ thuật trồng cỏ và chế biến thức ăn

Lớp

72

9,7

698,4

698,4

 

3-

-Xây dựng mô hình chăn bò thịt

Mô hình

10

60,359

603,59

603,59

 

4-

-Xây dựng đồng cỏ mẫu

ha

20

79,82

1.596,4

1.596,4

 

VI

Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực (Trường TCKT NN)

 

 

 

670

670

0

1-

-Đào tạo cán bộ quản lý giống

Lớp

5

30

150

150

 

2-

-Tập huấn kỹ thuật nuôi bò thịt cho CBKT

Lớp

5

36

180

180

 

3-

-Đào tạo KTV thụ tinh nhân tạo và bệnh sinh sản

Lớp

5

38

190

190

 

4-

-Đào tạo CBKT giám định bình tuyển

Lớp

5

30

150

150

 

VII

Xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu (TTTVHTNN)

 

 

 

5.316,942

5.316,942

 

1-

Quảng bá thương hiệu đơn vị sản xuất, chăn nuôi bò thịt

Ch.trình

1

510

510

510

 

2-

Tổ chức hội chợ chăn nuôi TP.HCM (kết hợp hội thi bò thịt)

Ch.trình

1

3.501,78

3.501,78

3.501,78

 

3-

Tập huấn quy trình chăn nuôi bò thịt VietGAHP

Ch. trình

1

72

72

72

 

4-

Tham quan học tập trong và ngoài nước

Ch.trình

1

1.233,162

1.233,162

1.233,162

 

VIII

Vốn mua sắm thiết bị, dụng cụ

 

 

 

524

524

0

1-

Thiết bị quản lý và thông tin quảng bá dự án

 

 

 

524

524

0

1.1

Máy chiếu (Projector)

Cái

1

40

40

40

 

1.2

Máy tính xách tay

Cái

1

30

30

30

 

1.3

Máy vi tính

Cái

3

15

45

45

 

1.4

Máy in màu

Cái

3

18

54

54

 

1.5

Máy ảnh kỹ thuật số

Cái

3

10

30

30

 

1.6

Máy quay VIDEO kỹ thuật số

Cái

3

15

45

45

 

1.7

Máy photo copy

Cái

3

50

150

150

 

1.8

Tlạnh loại 250 lít

Cái

3

10

30

30

 

1.9

Dụng cụ văn phòng và văn phòng phẩm

Năm

5

20

100

100

 

2-

Thiết bị kỹ thuật kiểm tra vệ sinh thú y

 

 

 

0

0

0

 

(Thiết bị sẵn có tử Chi cục Thú y + TTQL KĐ giống)

Bộ

 

 

0

0

0

IX

Chi phí quản lý và điều hành

 

 

 

32,6

32,6

0

1-

Chi phí quản lý dự án của Ban quản lý

 

 

 

16,3

16,3

 

2-

Hội nghị, hội thảo nội bộ, cấp cơ s

 

 

 

16,3

16,3

 

X

Kinh phí dự phòng

 

 

 

1.000

1.000

0

B

VN DÂN THAM GIA DỰ ÁN

 

 

 

2.223.436

0

2.223.436

1-

Chuồng trại

1000 m2

636

500

318.000

 

318.000

2-

Thức ăn tinh

1000 tấn

453

12

5.436

 

5.436

3-

Con giống

con

95.000

20

1.900.000

 

1.900.000

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG PHÂN BỔ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của y ban nhân dân Thành ph)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG ĐẦU TƯ

Kinh phí

PHÂN KỲ S DỤNG VN

2016

2017

2018

2019

2020

A

VỐN NGÂN SÁCH

85.042,632

21.547,938

19.121,078

16.444,649

13.244,558

14.684,409

I

Xây dựng trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi giống bò thịt

5.950

4.200

1.750

0

0

0

1-

-Xây dựng chuồng trại

2.400

1.200

1.200

0

0

0

2-

-Văn phòng, kho chứa thức ăn

750

400

350

0

0

0

3-

-Con giống (cái lai Sind 50 con)

1.000

1.000

0

0

0

0

4-

-Xây dựng hệ thng xử lý nước thải

500

500

0

0

0

0

5-

-Hệ thng cấp thoát nước

500

500

0

0

0

0

6-

-Xây dựng đồng cỏ

500

300

200

0

0

0

7-

-Thiết bị, máy móc chuyên dùng (máy băm cỏ, máy trộn thức ăn)

300

300

0

0

0

0

II

Nhân và cải thiện cht lượng giống bò thịt

34.406

6.958,2

6.958,2

6.883,2

6.883,2

6.723,2

1-

-Tinh bò Red Angus, Brahman

9.600

1.920

1.920

1.920

1.920

1.920

2-

-Tinh bò Droughtmaster

7.000

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

3-

-Tinh bò BBB

6.000

1.200

1.200

1.200

1.200

1.200

4-

-Ni tơ bảo quản tinh

3.900

780

780

780

780

780

5-

-Súng bắn tinh (150 bê/súng)

236

47,2

47,2

47,2

47,2

47,2

6-

-Dụng cụ phối giống (tinh quản, bao tay)

475

95

95

95

95

95

7-

-Bình nitơ 3.8 lít (150 bê/bình)

855

171

171

171

171

171

8-

-Bình nitơ 37 lít

640

160

160

160

160

0

9-

-Công gieo tinh nhân tạo

1.350

270

270

270

270

270

10-

-Công khám thai

2.100

420

420

420

420

420

11-

-Công xác định và chứng nhận huyết thống

2.100

420

420

420

420

420

12-

-Máy xác định động dục

150

75

75

0

0

0

III

Kinh phí quản lý giống

22.468

7.008,5

6.197,5

3.767,5

2.768,5

2.726

1-

Phụ cấp cán bộ Quản lý - kỹ thuật (14 người)

1.680

336

336

336

336

336

2-

Thuê khoán các bộ kỹ thuật (1000 con/CBKT)

5.680

1.136

1.136

1.136

1.136

1.136

3-

Thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật (2 người)

600

120

120

120

120

120

4-

Phần mm quản lý ging

500

500

0

0

0

 

5-

Phần mềm quản lý và phân tích kỹ thuật

300

300

0

0

0

 

6-

Chi phí Ban quản lý quận, huyện (1 người/huyện x 3 huyện x 5 năm)

540

108

108

108

108

108

7-

Bình tuyển chất lượng đàn bò

4.750

950

950

950

950

950

8-

Cập nhật, bổ sung và xử lý số liệu

380

76

76

76

76

76

9-

Sổ theo dõi bò

3.000

1.002

999

999

0

0

10-

Sổ ghi chép GTNT

70

35

35

0

0

0

11-

Sổ tai bò

4.750

2.375

2.375

0

0

0

12-

Kìm bm tai

10

2,5

2,5

2,5

2,5

0

13-

Cân đại gia súc (P:1500 kg)

200

60

60

40

40

0

14-

Thước đo bò

8

8

0

0

0

0

IV

Công tác thú y, kiểm soát dịch bệnh (CCTY)

11.427,5

2.285,5

2.285,5

2.285,5

2.285,5

2.285,5

1-

Kiểm tra giám sát định kỳ Bệnh lao

2.870

574

574

574

574

574

2-

Kiểm tra giám sát định kỳ Bệnh Lepto

730

146

146

146

146

146

3-

Kiểm tra giám sát định kỳ Bệnh sẩy thai TN

440

88

88

88

88

88

4-

Kiểm tra giám sát định kỳ Bệnh FMD 3ABC

1.155

231

231

231

231

231

5-

Virus FMD

347,5

69,5

69,5

69,5

69,5

69,5

6-

Đánh giá kháng thể FMD O

1.445

289

289

289

289

289

7-

Đánh giá kháng thể FMD A

1.445

289

289

289

289

289

8-

Đánh giá kháng thể FMD 3ABC

1.155

231

231

231

231

231

9-

Đánh giá kháng thể tụ huyết trùng

975

195

195

195

195

195

10-

Kim tra giám sát KST máu

225

45

45

45

45

45

11-

Kim tra giám sát KST phân

245

49

49

49

49

49

12-

Nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị (5 người/năm x 5

125

25

25

25

25

25

13-

Công lấy mẫu (máu + dịch + phân)

270

54

54

54

54

54

V

Tchức sản xuất và chuyn giao KHCN (TTKN)

3.247,59

343,818

892,858

883,158

803,338

324,418

1-

-Tập huấn kỹ thuật nuôi bò thịt cho nông dân

349,2

77,6

67,9

67,9

67,9

67,9

2-

-Tập huấn kỹ thuật trồng cỏ và chế biến thức ăn

698,4

145,5

145,5

135,8

135,8

135,8

 

3-

-Xây dựng mô hình chăn bò thịt

603,59

120,718

120,718

120,718

120,718

120,718

4-

-Xây dựng đồng cỏ mẫu

1.596,4

0

558,74

558,74

478,92

0

VI

Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực (Trường TCKT NN)

670

364

306

0

0

0

1-

-Đào tạo cán bộ quản lý giống

150

90

60

0

0

0

2-

-Tập hun kỹ thuật nuôi bò thịt cho CBKT

180

108

72

0

0

0

3-

-Đào tạo KTV thụ tinh nhân tạo và bệnh sinh sản

190

76

114

0

0

0

4-

-Đào tạo CBKT giám định bình tuyển

150

90

60

0

0

0

VII

Xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu (TTTVHTNN)

5.316,942

134,4

257,5

2.348,771

227,5

2.348,771

1-

Quảng bá thương hiệu đơn vị sản xuất, chăn nuôi bò thịt

510

120

120

90

90

90

2-

Tổ chức hội chợ chăn nuôi TP.HCM (kết hợp hội thi bò thịt)

3.501,78

 

 

1.750,89

 

1.750,89

3-

Tập hun quy trình chăn nuôi bò thịt VietGAHP

72

14,4

14,4

14,4

14,4

14,4

4-

Tham quan học tập trong và ngoài nước

1.233,162

 

123,1

493,481

123,1

493,481

VIII

Vốn mua sm thiết bị, dụng cụ

524

247

217

20

20

20

1-

Thiết bị quản lý và thông tin quảng bá dự án

524

247

217

20

20

20

1.1

Máy chiếu (Projector)

40

20

20

0

0

0

1.2

Máy tính xách tay

30

30

0

0

0

0

1.3

Máy vi tính

45

22,5

22,5

0

0

0

1.4

Máy in màu

54

27

27

0

0

0

1.5

Máy ảnh kỹ thuật s

30

15

15

0

0

0

1.6

Máy quay VIDEO kỹ thuật số

45

22,5

22,5

0

0

0

1.7

Máy photo copy

150

75

75

0

0

0

1.8

Tủ lạnh loại 250 lít

30

15

15

0

0

0

1.9

Dụng cụ văn phòng và văn phòng phẩm

100

20

20

20

20

20

2-

Thiết bị kỹ thuật kiểm tra vệ sinh thú y

0

0

0

0

0

0

 

(Thiết bị sẵn có tử Chi cục Thú y + TTQL KĐ giống)

0

0

0

0

0

0

IX

Chi phí quản lý và điều hành

32,6

6,52

6,52

6,52

6,52

6,52

1-

Chi phí quản lý dự án của Ban quản lý

16,3

3,26

3,26

3,26

3,26

3,26

2-

Hội nghị, hội thảo nội bộ, cấp cơ sở

16,3

3,26

3,26

3,26

3,26

3,26

X

Kinh phí dự phòng

1.000

0

250

250

250

250

B

VN DÂN THAM GIA D ÁN

2.223.436

444.687,2

444.687,2

444.687,2

444.687,2

444.687,2

1-

Chuồng trại

318.000

63.600

63.600

63.600

63.600

63.600

2-

Thức ăn tinh

5.436

1.087,2

1.087,2

1.087,2

1.087,2

1.087,2

3-

Con giống

1.900.000

380.000

380.000

380.000

380.000

380.000

 

PHỤ LỤC 4

THUYẾT MINH KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của y ban nhân dân Thành ph)

TT

NỘI DUNG ĐẦU TƯ

ĐVT

SLƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIN

GHI CHÚ

I

Xây dựng trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi giống bò thịt

 

 

 

5.950

 

1-

-Xây dựng chuồng trại

m2

600

4

2.400

Định mức xây dựng tính trên 1m2

2-

-Văn phòng, kho chứa thức ăn

m2

300

2,5

750

3-

-Con giống (cái lai Sind 50 con)

con

50

20

1.000

Theo thực tế

4-

-Xây dựng hệ thống xử lý nước thải

HT

1

500

500

Tm tính

5-

-Hệ thống cp thoát nước

HT

1

500

500

Tm tính

6-

-Xây dựng đồng cỏ

ha

5

100

500

Theo thực tế

7-

-Thiết bị, máy móc chuyên dùng (máy băm cỏ, máy trộn thức ăn)

B

1

300

300

Báo giá

II

Nhân và cải thiện chất lượng giống bò thịt

 

 

 

34.406

Báo giá

1-

-Tinh bò Red Angus, Brahman

1000 liều

120

80

9.600

2-

-Tinh bò Droughtmaster

1000 liều

25

280

7.000

3-

-Tinh bò BBB

1000 liều

50

120

6.000

4-

-Ni tơ bảo quản tinh

1000 lít

195

20

3.900

5-

-Súng bắn tinh (150 bê/súng)

cây

295

0,8

236

6-

-Dụng cụ phối giống (tinh quản,bao tay)

1000

95

5

475

7-

-Bình nitơ 3.8 lít (150 bê/bình)

bình

95

9

855

8-

-Bình nitơ 37 lít

bình

20

32

640

9-

-Công gieo tinh nhân tạo

1000 bê

45

30

1.350

10-

-Công khám thai

1000 bê

70

30

2.100

11-

-Công xác định và chứng nhận huyết thống

1000 bê

70

30

2.100

12-

-Máy xác định động dục

Cái

10

15

150

III

Kinh phí quản lý giống

 

 

 

22.468

 

1-

Phụ cp cán bộ Quản lý - kỹ thuật (14 người x 5 năm x 12

tháng/người

840

2

1.680

Thông tư 05/2014/TT-BTC Khoán theo thực tế

2-

Thuê khoán các bộ kỹ thuật (1000 con/CBKT)

tháng/người

5.680

1

5.680

3-

Thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật (2 người)

tháng/người

120

5

600

4-

Phần mềm quản lý giống

Tr.đồng

1

500

500

Theo thực tế

5-

Phn mm quản lý và phân tích kỹ thuật

Tr.đồng

1

300

300

Theo thực tế

6-

Chi phí Ban quản lý quận, huyện (1 người/huyện x 3 huyện x 5 năm)

tháng/người

180

3

540

TT thực tế theo 10/2011/TT-BTC

7-

Bình tuyển chất lượng đàn bò

1.000 con

95

50

4.750

86/QĐ-SNN năm 2004, có tính trượt giá

8-

Cập nhật, bổ sung và xử lý số liệu

1.000 con

95

4

380

Báo giá

9-

Sổ theo dõi bò

1.000 quyển

100

30

3.000

10-

S ghi chép GTNT

1.000 quyển

2

35

70

11-

Sổ tai bò

1.000 số tai

190

25

4.750

 

12-

Kìm bm tai

cái

20

0,5

10

13-

Cân đại gia súc (P:1500 kg)

cái

10

20

200

14-

Thước đo bò

bộ

40

0,2

8

IV

Thú y (CCTY)

 

 

 

11.427,5

Thông tư 04/2012/TT-BTC

1-

Kim tra giám sát định kỳ Bệnh lao

1.000 CT

5

574

2.870

2-

Kim tra giám sát định kỳ Bệnh Lepto

1.000 CT

5

146

730

3-

Kiểm tra giám sát định kỳ Bệnh sẩy thai TN

1.000 CT

5

88

440

4-

Kim tra giám sát định kỳ Bệnh FMD 3ABC

1.000 CT

5

231

1.155

5-

Virus FMD

1.000 CT

0,5

695

347,5

6-

Đánh giá kháng th FMD O

1.000 CT

5

289

1.445

7-

Đánh giá kháng th FMD A

1.000 CT

5

289

1.445

8-

Đánh giá kháng thể FMD 3ABC

1.000 CT

5

231

1.155

9-

Đánh giá kháng thể tụ huyết trùng

1.000 CT

5

195

975

10-

Kiểm tra giám sát KST máu

1.000 CT

5

45

225

11-

Kiểm tra giám sát KST phân

1.000 CT

5

49

245

12-

Nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị (5 người/năm x 5

người/năm

25

5

125

13-

Công lây mẫu (máu + dịch + phân)

1.000 CT

15

18

270

V

Tchức sản xut và chuyn giao khoa học, công nghệ (TTKN)

 

 

 

3.247,59

 

1-

-Tập huấn kỹ thuật nuôi bò thịt cho nông dân

Lớp

36

9,7

349,2

Thông tư 97/TT-BTC Theo 3989/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/12/2007

2-

-Tập huấn kỹ thuật trồng cỏ và chế biến thức ăn

Lớp

72

9,7

698,4

3-

-Xây dựng mô hình chăn bò thịt

Mô hình

10

60,359

603,59

4-

-Xây dựng đồng cỏ mẫu

ha

20

79,82

1.596,4

VI

Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực (Trường TCKT NN)

 

 

 

670

 

1-

-Đào tạo cán bộ quản lý giống

Lớp

5

30

150

Thông tư 97/TT-BTC

2-

-Tập huấn kỹ thuật nuôi bò thịt cho CBKT

Lớp

5

36

180

3-

-Đào tạo KTV thụ tinh nhân tạo và bệnh sinh sản

Lớp

5

38

190

4-

-Đào tạo CBKT giám định bình tuyển

Lớp

5

30

150

VII

Xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu (TTTVHTNN)

 

 

 

5.316,942

 

1-

Quảng bá thương hiệu đơn vị sản xuất, chăn nuôi bò thịt

Ch.trình

1

510

510

Theo thực tế

2-

Tổ chức hội chợ chăn nuôi TP.HCM (kết hợp hội thi bò thịt)

Ch.trình

1

3.501,78

3.501,78

3-

Tập hun quy trình chăn nuôi bò thịt VietGAHP

Ch.trình

1

72

72

4-

Tham quan học tập trong và ngoài nước

Ch.trình

1

1.233,162

1.233,162

VIII

Vốn mua sm thiết bị, dụng cụ

 

 

 

524

 

1-

Thiết bị quản lý và thông tin quảng bá dự án

 

 

 

524

Theo thực tế

1.1

Máy chiếu (Projector)

Cái

1

40

40

1.2

Máy tính xách tay

Cái

1

30

30

1.3

Máy vi tính

Cái

3

15

45

1.4

Máy in màu

Cái

3

18

54

 

1.5

Máy ảnh kỹ thuật s

Cái

3

10

30

1.6

Máy quay VIDEO kỹ thuật số

Cái

3

15

45

1.7

Máy photo copy

Cái

3

50

150

1.8

Tủ lạnh loại 250 lít

Cái

3

10

30

1.9

Dụng cụ văn phòng và văn phòng phẩm

Năm

5

20

100

 

2-

Thiết bị kỹ thuật kim tra vệ sinh thú y

 

 

 

0

 

 

(Thiết bị sẵn có tử Chi cục Thú y + TTQL KĐ giống)

Bộ

 

 

0

 

IX

Chi phí quản lý và điều hành

 

 

 

32,6

 

1-

Chi phí quản lý dự án của Ban quản lý

 

 

 

16,3

Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

2-

Hội nghị, hội thảo nội bộ, cấp cơ s

 

 

 

16,3

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 232/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 duyệt Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.519

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.147.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!