BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2310/QĐ-BNN-CB
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN THỦY SẢN TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3
tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng
9 năm 2009 của Chính phủ về sửa Điều 3 của Nghị định số 01/2008/NĐ-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7
tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16
tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thuỷ
sản Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH ngày 20
tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc
ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến,
Thương mại nông lâm thuỷ sản và Nghề muối tại Tờ trình số 931/TTr-CB-TS ngày 22
tháng 8 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch phát triển chế biến thuỷ sản toàn quốc đến năm 2020 với các nội
dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm và định
hướng phát triển
- Chế biến thủy sản được xác định là động lực
phát triển cho các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần trong
ngành thuỷ sản. Đẩy mạnh phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu trên cơ sở phát
huy lợi thế từ các nhóm sản phẩm chủ lực có dung lượng thị trường lớn và có lợi
thế cạnh tranh cao. Chú trọng phát triển chế biến tiêu thụ nội địa đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của người dân và góp phần điều tiết cơ cấu thực phẩm và bình
ổn giá thực phẩm trong nước.
- Phát triển và nâng cao năng lực chế biến
theo chiều sâu trên cơ sở đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ
trọng sản phẩm giá trị gia tăng và sản phẩm sử dụng ít nguyên liệu thủy sản.
Từng bước hiện đại hóa công nghiệp chế biến thủy sản trên cơ sở cơ giới hóa, tự
động hóa các công đoạn cần nhiều lao động và lao động nặng nhọc; thay thế dần
các thiết bị lạc hậu, công nghệ cũ có mức tiêu hao nguyên liệu cao và sử dụng
nhiều năng lượng.
- Phát triển chế biến thủy sản bền vững theo
quy hoạch, gắn với phát triển vùng sản xuất nguyên liệu. Xây dựng được mối liên
kết chặt chẽ giữa người nuôi, khai thác, thu mua sơ chế và chế biến thủy sản
trên cơ sở chuỗi giá trị và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo
hệ thống, trong đó doanh nghiệp chế biến tiêu thụ thủy sản đóng vai trò chủ
đạo. Phát triển chế biến thủy sản phải đi đôi với bảo vệ môi trường, gắn với
trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá
(cảng cá, chợ cá và các cơ sở dịch vụ hậu cần khác), thúc đẩy sự hình thành các
trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường và các vùng trọng điểm, các cụm
công nghiệp làng nghề để khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp
chế biến thủy sản.
2. Mục tiêu phát
triển
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng hệ thống chế biến thuỷ sản phát
triển bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu
đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm với khả năng cạnh tranh cao trên thị trường
thế giới, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước để đến năm 2020
công nghiệp chế biến thuỷ sản của nước ta đạt trình độ tiên tiến của thế giới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020:
- Sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu khoảng
2,0 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,5 %/năm. Giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7 %/năm.
- Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội
địa đạt 950 nghìn tấn với tốc độ tăng trưởng khoảng 3,3 %/năm. Giá trị thủy sản
chế biến tiêu thụ nội địa tăng trưởng bình quân 5,8 %/năm.
- Tổng công suất chế biến thủy sản quy mô
công nghiệp đạt 2,13 triệu tấn sản phẩm/năm; hệ thống kho lạnh đạt công suất
1,1 triệu tấn.
- Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60 -
70 % khối lượng sản phẩm chế biến; tỷ lệ đổi mới máy và thiết bị chế biến đạt
12 - 15 %/năm; 100 % cơ sở chế biến thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
3. Nội dung quy hoạch
phát triển chế biến thủy sản đến năm 2020
Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản đến
năm 2020 được xây dựng theo định hướng phát triển sản phẩm gắn với thị trường;
phát triển năng lực chế biến thủy sản gắn với khả năng cung cấp nguyên liệu
theo vùng lãnh thổ.
3.1. Quy hoạch sản phẩm theo định hướng thị trường
a) Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản
theo nhóm sản phẩm xuất khẩu
Trong thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020, tôm, cá
tra và nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) đông lạnh vẫn là nhóm sản phẩm quan
trọng, chiếm trên 70 % sản lượng thủy sản xuất khẩu (phụ lục I.a kèm theo Quyết
định này), cụ thể như sau:
- Sản phẩm cá đông lạnh: đến năm 2015 đạt sản
lượng 1,05 triệu tấn với giá trị 3,31 tỷ USD; đến năm 2020 đạt sản lượng 1,22
triệu tấn với giá trị 4,39 tỷ USD. Trong đó riêng sản phẩm cá tra đến năm 2015
đạt sản lượng 760 nghìn tấn với giá trị 2,3 tỷ USD; đến năm 2020 đạt sản lượng
850 nghìn tấn với giá trị 3,0 tỷ USD chiếm 70 % về khối lượng và giá trị của
nhóm cá đông lạnh. Thị trường chủ yếu là EU, Mỹ, Nhật Bản và các nước Trung
Đông, Brazin và phần còn lại của châu Âu.
- Sản phẩm tôm đông lạnh: đến năm 2015 đạt
sản lượng 270 nghìn tấn với giá trị 2,54 tỷ USD; đến năm 2020 đạt sản lượng 330
nghìn tấn với giá trị 3,3 tỷ USD. Thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ và EU tiếp
tục mở rộng thị trường các nước châu Á như Hàn quốc, Trung Quốc.
- Sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh: đến năm
2015 đạt sản lượng 110 nghìn tấn với giá trị 490 triệu USD; đến năm 2020 đạt
sản lượng 120 nghìn tấn với giá trị 650 triệu USD. Thị trường chủ yếu là Nhật
Bản, EU và Hàn Quốc.
- Sản phẩm thuỷ sản khác đông lạnh: đến năm
2015 đạt sản lượng 130 nghìn tấn và giá trị 910 triệu USD; đến năm 2020 đạt sản
lượng 150 nghìn tấn và giá trị 1,26 tỷ USD. Thị trường chủ yếu là EU, Nhật Bản,
các nước châu Á và Ôxtrâylia.
- Sản phẩm thủy sản khô: đến năm 2015 đạt sản
lượng 60 nghìn tấn với giá trị 250 triệu USD; đến năm 2020 đạt sản lượng 80
nghìn tấn với giá trị 400 triệu USD.
Thị trường chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nga và Ucraina.
b) Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản
theo nhóm sản phẩm tiêu thụ nội địa
Thủy sản tiêu thụ nội địa sẽ được quy hoạch
cho các nhóm sản phẩm chủ yếu: thủy sản đông lạnh, hàng khô, nước mắm, mắm các
loại, đồ hộp, bột cá nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong
nước (phụ lục I.b kèm theo Quyết định này).
3.2. Quy hoạch hệ thống chế biến thủy sản
theo vùng lãnh thổ
Năng lực chế biến được phân bố theo vùng lãnh
thổ trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng về nguồn cung cấp nguyên
liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Phân bố năng lực chế biến thủy sản theo 4
vùng lãnh thổ (Phụ lục II kèm theo Quyết định này), cụ thể như sau:
a) Vùng Đồng bằng sông Hồng:
- Giai đoạn 2011 - 2015, về cơ bản không đầu
tư thêm cơ sở chế biến đông lạnh mới mà tập trung nâng cao hiệu suất sử dụng
công suất các thiết bị của các cơ sở chế biến hiện có và đầu tư nâng cấp nhà
xưởng, dây chuyền thiết bị chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Hiệu suất sử
dụng công suất thiết bị đạt 60 %; tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 50 - 60
%.
- Giai đoạn 2016 - 2020, căn cứ nhu cầu thị
trường và khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng có thể phát triển thêm cơ sở
chế biến đông lạnh với công suất khoảng 10 nghìn tấn sản phẩm/năm, nâng hiệu
suất sử dụng thiết bị đạt 90%, tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60 - 70
%.
- Xây dựng Hải Phòng thành Trung tâm chế biến
thủy sản của vùng.
b) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
- Giai đoạn 2011 - 2015, cơ bản không đầu tư
thêm cơ sở chế biến đông lạnh ở Bắc Trung Bộ. Riêng tại Nam Trung Bộ có thể
phát triển thêm cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh với công suất khoảng 30 nghìn
tấn sản phẩm/năm và cơ sở chế biến thủy sản khô có công suất khoảng 5 nghìn tấn
sản phẩm/năm, tập trung đầu tư dây chuyền thiết bị chế biến sản phẩm giá trị
gia tăng. Hiệu suất sử dụng công suất thiết bị đạt 80 %; tỷ trọng sản phẩm giá
trị gia tăng đạt 50 - 60 %.
- Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư thêm cơ sở
chế biến đông lạnh với công suất khoảng 20 nghìn tấn sản phẩm/năm và cơ sở chế
biến thủy sản khô công suất khoảng 5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tập trung đầu tư
dây chuyền thiết bị chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Hiệu suất sử dụng công
suất thiết bị tăng lên 90 %; tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60 - 70 %.
- Xây dựng Đà Nẵng và Khánh Hòa thành hai
trung tâm chế biến thủy sản của vùng.
c) Vùng Đông Nam Bộ
- Giai đoạn 2011 - 2015, đầu tư thêm cơ sở
chế biến đông lạnh khoảng 50 nghìn tấn sản phẩm/năm và cơ sở chế biến thủy sản
khô có công suất 2 nghìn tấn sản phẩm/năm, tập trung đầu tư dây chuyền thiết bị
chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.
Hiệu suất sử dụng công suất thiết bị đạt xấp
xỉ 90 %; tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60 - 70 %.
- Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư thêm cơ sở
chế biến đông lạnh khoảng 50 nghìn tấn sản phẩm/năm và cơ sở chế biến thủy sản
khô với công suất 2 nghìn tấn sản phẩm/năm, tập trung đầu tư dây chuyền thiết
bị chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.
Hiệu suất sử dụng công suất thiết bị duy trì
90 %; tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 70 - 80 %.
- Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu là hai
trung tâm chế biến thủy sản của vùng.
d) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Giai đoạn 2011 - 2015, hạn chế việc đầu tư
mới cơ sở chế biến đông lạnh, chỉ đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền
thiết bị đối với các nhà máy hiện có đã lạc hậu để sản xuất sản phẩm giá trị
gia tăng. Phát triển chế biến thủy sản khô, sản phẩm mới, sản phẩm chế biến từ
phụ phẩm thủy sản. Hiệu suất sử dụng công suất thiết bị đạt 85 %; tỷ trọng sản
phẩm giá trị gia tăng đạt 50 - 60 %.
- Giai đoạn 2016 - 2020, căn cứ vào tín hiệu
thị trường và khả năng sản xuất thủy sản nguyên liệu, có thể đầu tư thêm cơ sở
chế biến cá tra đông lạnh với công suất 45 nghìn tấn sản phẩm/năm và cơ sở chế
biến tôm đông lạnh với công suất khoảng 15 nghìn tấn sản phẩm/năm, tập trung
đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng và các sản phẩm phụ cho
các cơ sở này. Hiệu suất sử dụng thiết bị đạt 90 %; tỷ trọng sản phẩm giá trị
gia tăng đạt 60 - 70 %.
- Xây dựng Cần Thơ thành trung tâm thủy sản
vùng với các khu chế biến sâu, công nghệ cao và kết nối với các trung tâm chế
biến vệ tinh khác trong vùng như: hải sản ở Kiên Giang; cá tra ở An Giang, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ; tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre.
3.3. Quy hoạch hệ thống kho lạnh thuỷ sản
Quy hoạch kho lạnh thuỷ sản theo định hướng
phân bố phù hợp với nhu cầu phát triển của từng vùng để phục vụ việc bảo quản,
vận chuyển, chế biến, dự trữ và phân phối lưu thông thuỷ sản ngày một tăng (phụ
lục III kèm theo Quyết định này).
Định hướng đầu tư phát triển kho lạnh thuỷ
sản như sau:
- Hầm (kho) lạnh trang bị trên tàu cá: được
phát triển đảm bảo đến năm 2020 cơ bản tàu cá đánh bắt xa bờ đều có hầm (kho)
lạnh bảo quản hải sản đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Kho lạnh phục vụ thu mua thủy sản và phân
phối lưu thông nội địa: được tập trung xây dựng tại các cảng cá, bến cá, chợ
cá, chợ đầu mối nông thủy sản, khu neo đậu tàu cá, khu nuôi trồng thủy sản tập
trung và các đô thị trên cả nước.
- Kho lạnh sản xuất: được xây dựng theo nhu
cầu phát triển của doanh nghiệp chế biến thủy sản.
- Kho lạnh thương mại: được tập trung xây
dựng ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Khánh Hòa, các
thành phố Đà Nẵng và Hải Phòng.
- Kho lạnh ngoại quan: được tập trung xây
dựng ở các cảng xuất nhập khẩu như: cụm cảng Sài Gòn, Đồng Nai, Vũng Tàu, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và các cửa khẩu biên giới.
4. Nhu cầu nguyên
liệu cho chế biến thủy sản giai đoạn 2011-2020
Tổng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy
sản đến năm 2015 là 4,6 triệu tấn/năm, đến năm 2020 là 5,7 triệu tấn/năm (phụ
lục IV kèm theo Quyết định này), trong đó:
- Nguyên liệu từ khai thác là 1,3 triệu tấn/năm
cho cả giai đoạn 2011-2020.
- Nguyên liệu từ nuôi trồng đến năm 2015 là
2,7 triệu/năm và đến năm 2020 là 3,4 triệu tấn/năm.
- Nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu: đến năm
2015 nhập khẩu 600 nghìn tấn/năm; đến năm 2020 nhập khẩu 1,0 triệu tấn/năm.
5. Các dự án ưu tiên
và nhu cầu vốn đầu tư
Để có thể đạt được các mục tiêu của quy
hoạch, trong kỳ quy hoạch cần ưu tiên xây dựng và thực hiện 6 dự án và 5 chương
trình/đề án như trong phụ lục V kèm theo Quyết định này.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển chế
biến thuỷ sản cho toàn giai đoạn 2011 - 2020 là 24.547 tỷ đồng; trong đó giai
đoạn 2011 - 2015 là 13.384 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 11.163 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư được huy động từ mọi thành
phần kinh tế trong xã hội, vốn vay các ngân hàng trong và ngoài nước, vốn huy
động từ nguồn phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay ưu đãi của
Nhà nước.
6. Các giải pháp thực
hiện quy hoạch
6.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
a) Thị trường xuất khẩu
- Ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình
phát triển các thị trường trọng điểm, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các
nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt là: tôm sú, cá tra, cá ngừ và các sản phẩm chế
biến sâu. Tập trung phát triển và giữ vững các thị trường truyền thống, các thị
trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản... và các thị trường mới nổi như Trung Quốc,
Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ.
- Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, đa
dạng hóa hình thức tiếp cận thị trường và giới thiệu sản phẩm. Tiếp tục xây
dựng và phát triển năng lực dự báo về thị trường thủy sản thế giới trên các
mặt: giá cả và chủng loại sản phẩm, nhu cầu và xu hướng tiêu thụ, biến động thị
trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và
người sản xuất.
- Chuyển hướng từ xuất khẩu cho các nhà nhập
khẩu sang xuất khẩu trực tiếp cho hệ thống phân phối, các chuỗi siêu thị. Đồng
thời chuyển hướng từ xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu thủy sản đông lạnh sang
xuất khẩu mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao.
b) Thị trường tiêu thụ nội địa
- Đầu tư phát triển thị trường trong nước, tổ
chức hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung
theo hướng văn minh và hiện đại, góp phần ổn định sản xuất khi thị trường xuất
khẩu gặp khó khăn. Hướng dẫn tiêu dùng, quảng bá sản phẩm, phát triển và giới
thiệu các món ăn thủy sản truyền thống được chế biến từ các loài thủy sản bản
địa.
- Tiếp tục xây dựng và triển khai đầy đủ các
chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo hệ thống từ sản
xuất đến tiêu dùng cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở sản xuất kinh
doanh thủy sản nội địa.
6.2. Giải pháp về phát triển nguyên liệu cho
chế biến
a) Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
- Tập trung tổ chức nuôi trồng thuỷ sản theo
hướng liên kết sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi tiên tiến
(VietGAP, GLOBAL Gap, GAqP, CoC,...) để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn với sản
lượng hàng hoá lớn.
- Chủ động sản xuất các loại giống sạch bệnh,
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất các sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu.
Thực hiện quản lý chất lượng và giá cả cho thức ăn, thuốc thú y dùng trong nuôi
thủy sản.
- Để kích thích và chuyển hướng quy hoạch ưu
tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu mối đồng bộ cho vùng nuôi thuỷ sản tập
trung gắn với các cơ sở chế biến.
b) Giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai
thác thuỷ sản
- Tổ chức lại sản xuất trên biển theo tổ đội,
hợp tác, gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ. Đầu tư nâng cấp điều kiện bảo
quản thủy sản sau đánh bắt như: trang bị hầm cách nhiệt bảo quản sản phẩm hoặc
lắp đặt hệ thống hầm lạnh trên tàu cá, xử lý, phân loại và bảo quản nguyên liệu
đúng cách trên tàu ngay sau khi đánh bắt để đảm bảo chất lượng trước chế biến.
- Duy trì chất lượng nguyên liệu, giảm tổn
thất sau thu hoạch bằng việc áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến cùng với việc
hình thành hệ thống cảng cá, chợ cá. Từng bước đưa các chợ thủy sản được đầu tư
mới vào hoạt động và tổ chức hình thức bán đấu giá nguyên liệu thủy sản.
c) Nhập khẩu nguyên liệu
- Nhập nguyên liệu thuỷ sản từ nước ngoài
theo yêu cầu thị trường, ưu tiên nhập các loại nguyên liệu mà Việt Nam không có hoặc sản xuất không đủ.
- Xây dựng các quy định của nhà nước về nhập
khẩu nguyên liệu như: thủ tục nhập khẩu và tái xuất phù hợp với thực tiễn; kiểm
tra chất lượng, truy xuất nguồn gốc và định mức tiêu hao nguyên liệu trong chế
biến sao cho thông thoáng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các công ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
- Nhận gia công cho nước ngoài để giải quyết
việc làm, tận dụng công suất thiết bị máy móc và tay nghề của công nhân nhằm
góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
6.3. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính
sách của nhà nước đã ban hành như: Quyết định số 63/2010/QĐ –TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 15 tháng 10 năm 2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau
thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6
năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn và Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn.
- Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg
ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về miễn tiền thuê đất đối với các dự án
xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả
và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch.
- Ưu tiên thực hiện Nghị định số 151/2006/NĐ-CP
ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 151/2006/NĐ-CP đối với việc đầu tư mới và đầu tư nâng cấp các cơ
sở chế biến thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia và cơ sở áp dụng công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia
tăng đạt trình độ tiên tiến.
- Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế cho
doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư công nghệ mới với trang thiết bị hiện đại
để chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.
- Xây dựng chính sách riêng hỗ trợ cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, các làng nghề truyền thống chế biến
thủy sản trong việc phát triển sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm
thông qua các chương trình xúc tiến thương mại thủy sản.
6.4. Giải pháp về tổ chức quản lý và liên kết
trong sản xuất thuỷ sản
- Tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công như:
kiểm nghiệm, kiểm tra đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, khuyến ngư.
- Hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động
của các tổ chức hội nghề nghiệp thông qua việc tạo cơ chế, hỗ trợ việc hình
thành và phát triển trong khuôn khổ pháp luật.
- Tổ chức sản xuất theo liên kết dọc giữa
những người tham gia các công đoạn từ ao nuôi, tầu cá đến thu mua nguyên liệu,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế để tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh của toàn xã hội, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát
triển bền vững và ổn định, đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Tổ chức sản xuất theo liên kết ngang giữa
các nhà sản xuất theo từng khâu trong chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên liệu, chế
biến, bảo quản và tiêu thụ thủy sản dưới các hình thức tổ, đội, hiệp hội để thu
hút các doanh nghiệp, các hộ sản xuất cùng ngành nghề. Trên cơ sở đó nhà nước
có chương trình hỗ trợ các thành viên về các kỹ năng cần thiết trong sản xuất
kinh doanh, vay vốn, đầu tư hạ tầng và các vấn để liên quan cho phát triển.
6.5. Giải pháp về phát triển khoa học công
nghệ chế biến thuỷ sản.
- Thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản; nghiên cứu phát triển sản
phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng; nghiên cứu cải tiến để nâng cao chất lượng
các sản phẩm thủy sản truyền thống; nghiên cứu sản xuất phụ gia cho chế biến
thủy sản; nghiên cứu đánh giá rủi ro cho các sản phẩm thủy sản.
- Xây dựng và áp dụng vào thực tế hệ thống
các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương thích với trình độ
quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất,
kinh doanh thủy sản.
- Công tác khuyến ngư tập trung vào phổ biến,
chuyển giao công nghệ xử lý và bảo quản thủy sản sau thu hoạch, công nghệ chế
biến các sản phẩm truyền thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các
mô hình xử lý và bảo quản thủy sản sau thu hoạch cho các chủ tàu, ngư dân trực
tiếp khai thác trên biển, các chủ cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản.
- Xây dựng một số trung tâm nghiên cứu phát
triển sản phẩm ở các vùng chế biến thủy sản tập trung. Các trung tâm này được
đầu tư hiện đại để trực tiếp tiến hành các nghiên cứu và hỗ trợ các doanh
nghiệp trong vùng ứng dụng để phát triển sản phẩm giá trị gia tăng, đặc biệt
cho các doanh nghiệp và hộ gia đình quy mô nhỏ.
6.6. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
- Tăng cường các hình thức đào tạo trong và
ngoài nước cho đội ngũ những người quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và
thị trường. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật và lao động trực
tiếp cho địa phương và doanh nghiệp để bổ sung đội ngũ lao động lành nghề cho
nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản. Quan tâm tổ chức các khoá đào tạo
ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp
am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc
tế.
- Tổ chức đào tạo các vị trí đầu ngành, cán
bộ nghiên cứu chuyên sâu, công nhân kỹ thuật lành nghề để đáp ứng yêu cầu cao
trong giai đoạn hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu vận hành của các dây chuyền
thiết bị hiện đại, tiên tiến. Khuyến khích cấp học bổng hoặc miễn giảm học phí
cho những người theo học về nghề thuỷ sản để tạo nguồn bổ sung nhân lực thuỷ
sản chất lượng cao đang thiếu hụt hiện nay.
6.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu, điều tra tổng kết rút kinh
nghiệm từ các mô hình xử lý nước thải hiện có, hoặc nhập các công nghệ xử lý
chất thải để lựa chọn công nghệ có chi phí đầu tư và vận hành thấp. Khuyến
khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn,
giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và xử lý có hiệu
quả các nguồn gây ô nhiễm.
- Nhà nước ưu tiên cho vay vốn và cấp hoặc
cho thuê đất dài hạn để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí
thải. Hỗ trợ di dời các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình chế biến vào các khu công
nghiệp hoặc cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt, tổ chức xây dựng, rà
soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển thuỷ sản tại địa phương phù hợp
với Quyết định này; Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh
nghiệp triển khai các dự án; Đưa các nội dung thực hiện quy hoạch phát triển
chế biến thuỷ sản vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai
thực hiện quy hoạch, cụ thể như sau:
- Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản
và Nghề muối triển khai thực hiện Quy hoạch này và là đầu mối thu thập, xử lý,
tổng hợp tình hình, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện quyết định này.
- Tổng cục Thuỷ sản: Chỉ đạo tốt công tác quy
hoạch nuôi trồng và khai thác thuỷ sản phù hợp với quy hoạch phát triển chế
biến thuỷ sản nhằm đảm bảo được cân đối cung cầu nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng nguyên liệu cho chế biến thuỷ
sản.
- Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy
sản: Thực hiện tốt việc quản lý chất lượng thủy sản và chỉ đạo thực hiện việc
kiểm tra điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến
thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
thị trường tiêu thụ.
3. Các tổ chức hiệp hội ngành nghề thuỷ sản
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tổ chức
tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các thành viên thực hiện phát triển chế
biến thủy sản theo Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công Thương; KHĐT; Tài chính; KH&CN; TN&MT;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Tổng cục Thủy sản;
- Các Cục, Vụ: Quản lý chất lượng NLS&TS; Kế hoạch; Tài chính; Pháp chế;
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia;
- Các hội, hiệp hội: VINAFISH; VASEP;
- Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT;
- Lưu VT, CB.
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
PHỤ LỤC I.a
QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN THỦY SẢN THEO NHÓM SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2310 /QĐ-BNN-CB ngày 04 tháng 10 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chỉ tiêu
|
Đến năm 2015
|
Đến năm 2020
|
Sản lượng
(1.000 tấn)
|
Giá trị
(triệuUSD)
|
Sản lượng
(1.000 tấn)
|
Giá trị
(triệuUSD)
|
1. Thủy sản đông lạnh
|
1.560
|
7.250
|
1.820
|
9.600
|
- Cá đông lạnh,
|
1.050
|
3.310
|
1.220
|
4.390
|
trong đó: Cá tra
|
760
|
2.300
|
850
|
3.000
|
Cá ngừ
|
80
|
320
|
90
|
450
|
Cá khác
|
210
|
690
|
280
|
940
|
- Tôm đông lạnh
|
270
|
2.540
|
330
|
3.300
|
- Mực, bạch tuộc đông lạnh
|
110
|
490
|
120
|
650
|
- Thủy sản khác đông lạnh
|
130
|
910
|
150
|
1.260
|
2. Thủy sản khô
|
60
|
250
|
80
|
400
|
Tổng
|
1.620
|
7.500
|
1.900
|
10.000
|
PHỤ LỤC
I.b
QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN THỦY SẢN THEO NHÓM SẢN PHẨM TIÊU THỤ NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2310/QĐ-BNN-CB ngày 04 tháng 10 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chỉ tiêu
|
Đến năm 2015
|
Đến năm 2020
|
Sản lượng
(1.000 tấn)
|
Giá trị
(triệuUSD)
|
Sản lượng
(1.000 tấn)
|
Giá trị
(triệuUSD)
|
1. Thủy sản đông lạnh
|
253.000
|
6.600
|
310.000
|
9.150
|
2. Thủy sản khô
|
81.000
|
4.130
|
99.000
|
5.130
|
- Cá khô
|
68.000
|
1.710
|
84.000
|
2.340
|
- Tôm khô
|
5.000
|
830
|
6.000
|
1.010
|
- Mực khô
|
8.000
|
1.590
|
9.000
|
1.780
|
3. Nước mắm (nghìn lít)
|
248.000
|
3.320
|
260.000
|
3.760
|
4. Đồ hộp
|
3.000
|
190
|
4.000
|
230
|
5. Mắm các loại
|
25.000
|
940
|
31.000
|
1.250
|
6. Bột cá
|
197.000
|
2.330
|
246.000
|
3.270
|
Tổng
|
806.000
|
17.510
|
950.000
|
22.790
|
PHỤ LỤC II
QUY
HOẠCH PHÂN BỐ NĂNG LỰC CHẾ BIẾN THUỶ SẢN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP THEO VÙNG LÃNH THỔ
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2310/QĐ-BNN-CB ngày 04 tháng 10 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Đồng bằng sông Hồng
|
Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung
|
Đông Nam bộ
|
Đồng bằng sông Cửu
Long
|
Tổng
|
|
Đến năm 2015
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Sản lượng thủy sản chế biến
|
1.000 tấn
|
40
|
180
|
350
|
1.050
|
1.620
|
2
|
Công suất thiết kế
|
1.000 tấn/năm
|
70
|
230
|
400
|
1.240
|
2.050
|
3
|
Hiệu suất thiết bị
|
%
|
60
|
80
|
90
|
85
|
|
4
|
Số cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh đầu tư
mới
|
Cơ sở[1]
|
0
|
6-7
|
10-12
|
0
|
|
5
|
Số cơ sở chế biến thủy sản khô đầu tư mới
|
Cơ sở
|
0
|
5[2]
|
5-6[3]
|
13
|
|
6
|
Tỷ trọng sản phẩm GTGT
|
%
|
50-60
|
50-60
|
60-70
|
50-60
|
|
|
Đến năm 2020
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Sản lượng thủy sản chế biến
|
1.000 tấn
|
70
|
230
|
420
|
1.180
|
1.900
|
2
|
Công suất thiết kế
|
1.000 tấn/năm
|
80
|
250
|
450
|
1.300
|
2.125
|
3
|
Hiệu suất thiết bị
|
%
|
90
|
90
|
90
|
90
|
|
4
|
Số cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh đầu tư
mới
|
Cơ sở
|
2-3
|
4-5
|
10-12
|
10-12
|
|
5
|
Số cơ sở chế biến thủy sản khô đầu tư mới
|
Cơ sở
|
12
|
52
|
5-63
|
13
|
|
6
|
Tỷ trọng sản phẩm GTGT
|
%
|
60-70
|
60-70
|
70-80
|
60-70
|
|
PHỤ LỤC
III
ĐỊNH
HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHO LẠNH THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2310/QĐ-BNN-CB ngày 04 tháng 10 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Vùng
|
Tổng công suất kho
lạnh (tấn)
|
Đến năm 2015
|
Đến năm 2020
|
1
|
Đồng bằng sông Hồng
|
58.000
|
85.700
|
2
|
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
|
98.800
|
145.300
|
3
|
Đông Nam Bộ
|
150.500
|
217.500
|
4
|
Đồng bằng sông Cửu Long
|
437.500
|
640.000
|
5
|
Các tỉnh còn lại
|
5.750
|
11.500
|
Cả nước
|
750.550
|
1.100.000
|
PHỤ LỤC IV
NHU
CẦU NGUYÊN LIỆU CHO CHẾ BIẾN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2310/QĐ-BNN-CB ngày 04 tháng 10 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đơn vị tính: 1.000
tấn/năm
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đến năm 2015
|
Đến năm 2020
|
I
|
Tổng nhu cầu, trong đó:
|
4.600
|
5.700
|
|
Cá
|
3.230
|
3.850
|
|
Tôm
|
620
|
810
|
|
Mực và bạch tuộc
|
300
|
360
|
|
Thủy hải sản khác
|
450
|
680
|
1
|
Nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu
|
3.320
|
4.050
|
|
Cá
|
2.230
|
2.640
|
|
Tôm
|
530
|
690
|
|
Mực và bạch tuộc
|
230
|
270
|
|
Thủy hải sản khác
|
330
|
450
|
2
|
Nguyên liệu cho chế biến tiêu thụ
nội địa
|
1.280
|
1.650
|
|
Cá
|
1.000
|
1.210
|
|
Tôm
|
90
|
120
|
|
Mực và bạch tuộc
|
70
|
90
|
|
Thủy hải sản khác
|
120
|
230
|
II
|
Nguồn nguyên liệu
|
|
|
1
|
Từ khai thác
|
1.300
|
1.300
|
|
Cá
|
930
|
930
|
|
Tôm
|
30
|
30
|
|
Mực và bạch tuộc
|
170
|
170
|
|
Thủy hải sản khác
|
170
|
170
|
2
|
Từ nuôi trồng
|
2.700
|
3.400
|
|
Cá
|
1.940
|
2.380
|
|
Tôm
|
510
|
610
|
|
Thủy hải sản khác
|
250
|
410
|
3
|
Nhập khẩu
|
600
|
1.000
|
|
Cá
|
320
|
570
|
|
Tôm
|
80
|
150
|
|
Mực và bạch tuộc
|
130
|
190
|
|
Thủy hải sản khác
|
70
|
90
|