Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 227/QĐ-UBND 2018 phòng chống bệnh dịch gia súc gia cầm thủy sản Nghệ An

Số hiệu: 227/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 19/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 19 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thú y, Luật Thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 142/SNN-QLKT&KHCN ngày 16/01/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018 (Có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c)
;
- PCT NN;
- PVP TC;
- Lưu: VT, NN (Minh).
32 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)

A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Thú y, Luật Thủy sản.

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.

- Các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; số 07/2016/BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở kinh doanh nông, lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Thông tư liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

- Các quyết định và Kế hoạch của UBND tỉnh Nghệ An: số 2211/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020; số 3819/QĐ-UBND ngày 21/8/2017 phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 708/KH-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh Nghệ An Thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018- 2021.

- Căn cứ các văn bản của Trung ương, của tỉnh đang còn hiệu lực có liên quan đến công tác thú y, thú y thủy sản; tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây về: quy mô, loại hình, thời vụ, đối tượng nuôi và diễn biến về dịch bệnh, tính chất dịch tễ từng vùng, từng khu vực của các huyện, thành phố, thị xã.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra; ổn định an ninh kinh tế - xã hội; bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát trin n định, bền vững và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thông tin tuyên truyền

Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh động vật phải được tăng cường và thực hiện thường xuyên, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, người chăn nuôi, người tiêu dùng,...về công tác chăn nuôi và phòng chng dịch bệnh động vật.

2. Giám sát phát hiện bệnh

Công tác giám sát dịch bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Do đó, cần tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sm, báo cáo kịp thời và xử lý dịch nhanh chóng.

3. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

Tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi đối với mầm bệnh, đảm bảo không để dịch phát sinh, góp phần phát triển chăn nuôi.

4. Chống dịch bệnh động vật

Khi có báo cáo gia súc, gia cầm, thủy sản ốm, chết nghi bị bệnh truyền nhiễm ở các địa phương, Trạm Chăn nuôi và Thú y phải cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp kiểm tra, chẩn đoán, xác minh dịch bệnh, đồng thời báo cáo UBND cấp huyện và Chi cục Chăn nuôi và Thú y đtriển khai các giải pháp chống dịch.

5. Vệ sinh khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật.

6. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kim soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thông tin tuyên truyền

Tiếp tục quán triệt Luật Thú y, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP, Luật An toàn thực phẩm; phổ biến Luật Thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản; tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, trong tỉnh; nguy cơ lây nhiễm, các biện pháp phòng, chữa bệnh; công tác chống dịch; công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, điều kiện vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thc phẩm; lịch mùa vụ thả nuôi thủy sản..., cụ thể:

- Tập huấn, tuyên truyền: cấp tỉnh 04 cuộc, cấp huyện ít nhất 02 cuộc/huyện.

- Đài truyền hình tỉnh: ít nhất 02 phóng sự;

- Nhịp cầu nhà nông: ít nhất 05 chuyên đề;

- Bài viết đăng trên Website Sở Nông nghiệp và PTNT: ít nhất 12 bài viết/12 tháng;

- Phát thanh, truyền hình huyện: ít nhất 05 phóng sự, bản tin/01 huyện;

- Phát thanh xã: ít nhất 10 bản tin/năm;

- Tuyên truyền bằng video hoặc bằng đĩa hình (hoặc đĩa tiếng) các chuyên mục phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng,...

2. Giám sát phát hiện bệnh: Giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.

2.1. Tổ chức giám sát chủ động, bị động dịch bệnh

- Giám sát chủ động: Chủ động phát hiện mầm bệnh lưu hành trong gia súc, gia cầm, thủy sản, môi trường chăn nuôi, môi trường nuôi trồng thủy sản từ đó có các giải pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Triển khai lấy mẫu huyết thanh, bệnh phẩm, môi trường... để xác định sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh khi chưa xy ra dịch bệnh tại các vùng chăn nuôi trọng điểm, vùng nuôi trồng thủy sản; các vùng dịch cũ, vùng nguy cơ cao.

- Giám sát bị động: Phát hiện tác nhân gây bệnh để có giải pháp chủ động chống dịch hiệu quả.

Triển khai lấy mẫu bệnh phẩm gia súc, gia cầm, thủy sản xác định tác nhân gây bệnh khi có báo cáo có gia súc, gia cầm, thủy sản ốm, chết nghi bệnh truyền nhiễm nguy him tại cơ sở.

2.2. Giám sát định kỳ: Đối với động vật tại các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa phải giám sát định kỳ các bệnh truyền lây giữa động vật và người. Cụ thể như sau:

- Các bệnh ở trâu bò: Sy thai truyền nhiễm, Lao bò, Xoắn khuẩn;

- Các bệnh lợn: Xoắn khuẩn, Liên cầu khuẩn lợn (típ 2);

- Các bệnh ở dê: Xoắn khuẩn;

- Các bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm (thể độc lực cao hoặc chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người).

3. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

3.1. Tiêm phòng định kỳ

a) Tổ chức tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc theo Thông tư số 07/2016/BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn:

+ Trâu bò: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng;

+ Lợn: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;

+ Dê: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng;

+ Gà, chim cút: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Newcastle.

+ Vịt, ngan: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;

+ Chó, mèo: Tiêm phòng vắc xin Dại.

* Đối với bệnh Tai xanh ở lợn: Khuyến khích người chủ trang trại, gia trại, người chăn nuôi lợn tiêm phòng để phòng bệnh cho đàn lợn.

* Đối với các bệnh: Lepto, Phó thương hàn lợn, Ung khí thán trâu bò, Suyễn lợn, CRD, Gumboro,...: căn cứ vào tình hình dịch tễ trên địa bàn, UBND các huyện thành thị xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm tại các vùng thường xảy ra dịch.

Tiêm phòng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng thời gian quy định, đủ số mũi tiêm. Tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% diện tiêm. Đàn gia súc, gia cầm sau khi tiêm phòng đạt tỷ lệ bảo hộ cao, đáp ứng yêu cầu phòng bệnh. Hạn chế sự lây lan nhiễm bệnh từ gia súc, gia cầm sang người, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

b) Thời gian tiêm phòng dự kiến:

+ Vụ Xuân: Triển khai từ 15/3/2018 đến 15/4/2018.

+ Vụ Thu: Triển khai từ 15/9/2018 đến 15/10/2018.

Tại một số địa phương, hoặc các huyện thuộc Chương trình 30a, Chương trình khống chế bệnh LMLM quốc gia... căn cứ vào tình hình thực tế, nguồn vắc xin được cấp và tính chất dịch tễ của các bệnh, có thể tổ chức tiêm phòng sớm hơn, hoặc muộn hơn lịch tiêm phòng chung của tỉnh, nhưng phải đảm bảo tiêm phòng vụ Xuân cách vụ Thu ít nhất 5-6 tháng (vì thời gian miễn dịch tối đa được 6 tháng). Các tháng còn lại tổ chức tiêm bổ sung cho gia súc, gia cầm chưa được tiêm, nuôi mới hoặc hết thời gian miễn dịch.

Riêng đối với chó, mèo: Mi con chó, mèo một năm chỉ tiêm 01 mũi vắc xin phòng bệnh dại, có miễn dịch bảo hộ được 01 năm. Thời gian tiêm phòng: Đợt chính vụ từ ngày 01/4 - 30/4; tiêm phòng bổ sung từ ngày 01/9 - 30/10 hàng năm.

c) Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm phạm vi cả tỉnh.

d) Chỉ tiêu, kế hoạch số lượng tiêm phòng: (Chi tiết tại Biểu I kèm theo).

đ) Nguồn vắc xin: Trung ương, tỉnh, huyện, xã và người chăn nuôi.

3.2. Tiêm phòng theo các chương trình

a) Nghị quyết 30a của Chính phủ

- Triển khai tiêm phòng các loại vắc xin LMLM, THT trâu bò, Dịch tlợn, Cúm gia cầm tại các huyện Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Châu.

- Thời gian tiêm phòng: theo lịch chung của tỉnh.

- Số lượng các loại vắc xin: Theo kế hoạch đăng ký từng năm của UBND các huyện Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn và Quỳ Châu.

- Nguồn vắc xin: Trung ương cấp vắc xin hoặc kinh phí để mua vắc xin.

b) Chương trình quốc gia phòng, chng bệnh LMLM

Thực hiện theo Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.

- Phạm vi tiêm phòng: Triển khai tiêm phòng vắc xin LMLM tại 13 huyện, gồm 8 huyện vùng khống chế, bao gồm cả 04 huyện thuộc Chương trình 30a (Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu) và 05 huyện vùng đệm (Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Nam Đàn, Đô Lương, Tân Kỳ).

- Loại vắc xin tiêm phòng: LMLM nhị type A, O.

- Số lượng vắc xin tiêm phòng: Phân khai cụ thể sau khi có quyết định cấp kinh phí của UBND tỉnh hoặc của Trung ương năm 2018.

- Thời gian tiêm phòng: Theo lịch chung toàn tỉnh

c) Tiêm phòng vắc xin miền núi.

Thực hiện theo chính sách hiện hành của UBND tỉnh về hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho 100% gia súc trong diện tiêm tại các xã, bản miền núi khu vực III và khu vực II.

- Loại vắc xin tiêm phòng: Tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, dịch tả lợn.

- Số lượng vắc xin tiêm phòng: Căn cứ nguồn kinh phí UBND tỉnh cấp năm 2018, giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức đấu thầu mua, phân bổ cho các đơn vị phù hợp với điều kiện dịch tễ, nhu cầu và khả năng triển khai tiêm phòng của các đơn vị nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong phòng bệnh.

- Thời gian tiêm phòng: Theo lịch chung toàn tỉnh

3.3. Tiêm phòng chống dịch

Đối với những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra (Tai xanh, LMLM gia súc, Cúm gia cầm, dịch tả lợn), một trong những giải pháp khống chế nhanh dịch là tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin để bao vây, khống chế dịch.

- Phạm vi, đối tượng tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đang khỏe mạnh trong diện tiêm phòng tại vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp. Phạm vi và đối tượng tiêm phòng cụ thể từng dịch do cơ quan thú y quyết định.

- Loại vắc xin tiêm phòng: Mầm bệnh có xu hướng biến đổi gen, do đó cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng do cơ quan thú y cấp tỉnh quyết định theo khuyến cáo của Cục thú y. Hiện nay, các loại vắc xin sử dụng phù hợp tình hình dịch tễ tỉnh Nghệ An như sau:

Bệnh cúm gia cầm: vắc xin Cúm gia cầm H5N1-Re6, H5N1-Re5, Navet vifluvac.

Bệnh LMLM: vắc xin LMLM nhị type A,O.

Bệnh tai xanh: vắc xin Tai xanh nhược độc chủng JXA1-R hoặc vắc xin vô hoạt.

- Liều lượng, đường tiêm: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Thời gian tổ chức tiêm: Triển khai tiêm phòng khi có KQXN dương tính (+) với bệnh cúm gia cầm, tai xanh, dịch tả; có triệu chứng lâm sàng đin hình của bệnh LMLM.

- Nguồn vắc xin: UBND tỉnh, UBND huyện, xã và người dân.

4. Công tác chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản

- Trường hợp gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn: Tụ huyết trùng trâu bò, Ung khí thán, Tụ huyết trùng lợn, Lép tô, Phó thương hàn lợn, Tụ huyết trùng gia cầm... Khi phát hiện bệnh, phải can thiệp kịp thời bằng kháng sinh, đúng liu lượng và liệu trình. Nếu dịch có nguy cơ lây lan ra diện rộng, cần phải áp dụng các giải pháp tổng hợp như: tiêm phòng, điều trị dự phòng, khử trùng tiêu độc, cấm buôn bán vận chuyn gia súc, gia cầm mẫn cảm với mầm bệnh,... nhằm xử lý dịch nhanh chóng. Trường hợp cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.

- Trường hợp Gia súc, gia cầm ốm chết, thủy sản chết... nghi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút như: Cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn, Bệnh dại, Newcastle, Dịch tả vịt, Đốm trắng tôm nuôi... phải tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và báo cáo ngay cho UBND cấp xã, Trạm chăn nuôi và thú y, UBND cấp huyện và Chi cục Chăn nuôi và Thú y biết để triển khai các biện pháp bao vây dập dịch.

- Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch từng loại dịch bệnh theo các văn bản hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y: Tổ chức chống dịch theo quy định của Luật thú y, Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản và một số văn bản chỉ đạo của Cục Thú y và UBND tỉnh Nghệ An:

+ Lấy mẫu bệnh phẩm gia súc, gia cầm, thủy sản xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh đồng thời tiến hành điều tra dịch;

+ Tổ chức xử lý gia súc, gia cầm, thủy sản bị bệnh (điều trị, thu hoạch, tiêu hủy) theo hướng dẫn của cơ quan Thú y;

+ Triển khai tiêm phòng khẩn cấp vắc xin cho toàn bộ gia súc, gia cầm trong diện tiêm. Loại vắc xin tiêm phòng, đối tượng tiêm phòng, diện tiêm, vùng tiêm: Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và cơ quan thú y;

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc ao nuôi bị bệnh, khử trùng môi trường tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng nguy cơ cao. Đồng thời, phát động nhân dân tự dọn vệ sinh sạch sẽ, ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học, ri vôi bột... đ tiêu diệt mm bệnh;

- UBND cấp huyện: Xây dựng Phương án phòng chng dịch bệnh, b trí kinh phí mua vắc xin, hóa chất, vật tư để chống dịch.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Xây dựng kế hoạch chống dịch, dự toán kinh phí mua vắc xin, hóa chất chống dịch, tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt giải quyết kinh phí nhằm kịp thời khống chế dịch trong diện hẹp.

5. Công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật

5.1. Khử trùng tiêu độc định kỳ

a) Phạm vi khử trùng

- Các huyện đồng bằng: Tổ chức phun khu vực chuồng trại chăn nuôi của các xã, thị trn có dịch, vùng bị dịch dịch uy hiếp, vùng nguy cơ cao, vùng chăn nuôi trọng đim; những nơi tập kết, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm; hố chôn gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm...

- Các huyện miền núi: Tổ chức phun ở những xã, thị trấn, thị tứ có chăn nuôi gia súc, gia cầm nhiều, các dịch cũ xy ra năm 2016, 2017; vùng nguy cơ lây dịch cao: Cửa khẩu, nơi tập kết, chợ buôn bán gia súc, gia cầm.

b) Cách thức tiến hành

- Những cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm: tự lo vật tư, hóa chất, kinh phí, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn, giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan thú y.

- Hộ chăn nuôi tiến hành thực hiện việc vệ sinh sạch sẽ, quét dọn, thu gom chất thải để đốt hoặc chôn, mua vôi bột rải xung quanh chuồng nuôi, đường đi li lại...

- Các xã thành lập tổ phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm; hố chôn gia súc, gia cầm; hố tiêu hủy gia súc, gia cm.

Việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.

c) Tần suất: Năm 2018, dự kiến triển khai 02 đt: tháng 4-5 và tháng 9-10.

d) Loại hóa chất: Iodine, Benkocid hoặc các loại hóa chất khác nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

e) Slượng hóa chất: Mỗi đt 10.000 - 12.000 lít hóa chất

f) Nguồn hóa chất

- Trung ương (nếu có); tỉnh cấp.

5.2. Khử trùng tiêu độc khi xy ra dịch

Khi xy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản nhất thiết phải thực hiện khử trùng tiêu độc để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế dịch bệnh lây lan. Dự kiến sử dụng 10.000 lít hóa chất khử trùng chống dịch gia súc, gia cầm và 20.000 kg Chlorine hoặc các loại hóa chất khác để xử lý ao hồ nuôi tôm bị bệnh truyền nhiễm nguy him.

6. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm

6.1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển

a) Đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn

- Thực hiện kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật Thú y, Luật an toàn thực phẩm, Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.

- Chỉ đạo thực hiện kiểm dịch động vật mua bán ở các chợ (trọng điểm là chợ Ú - Đô Lương) và kiểm dịch chặt chẽ trâu, bò tại các xã biên giới huyện Kỳ Sơn.

- Quản lý chặt chẽ gia súc, gia cầm nhập nuôi và xuất đi từ các trang trại chăn nuôi. Tăng cường phối hợp, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm vận chuyn động vật, SPĐV tại Trạm Kiểm dịch động vật Bắc Nghệ An và các địa bàn trọng đim trên địa bàn tỉnh.

b) Đối với gia súc làm giống, gia cầm làm giống và bò sữa:

Thực hiện nghiêm kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc làm giống, gia cầm làm giống, bò sữa... nhất là đối với giống vật nuôi thuộc các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo. Yêu cầu vật nuôi làm giống của các chương trình, dự án trước khi cấp cho người nghèo, chủ cơ sở cung ứng giống vật nuôi phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Sau thời gian 21 ngày kể từ khi kết thúc mũi tiêm phòng cuối cùng của đợt tiêm phòng, cơ quan thú y địa phương tiến hành lấy mẫu huyết thanh ngẫu nhiên trong đàn được tiêm, số lượng mẫu theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT đđánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng. Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt từ 70% trở lên mới được vận chuyển. Trường hợp tỷ lệ bo hộ sau tiêm phòng đạt dưới 70%, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cơ sở tổ chức tiêm phòng lại.

c) Đối với động vật thủy sản

- Yêu cầu thực hiện kiểm dịch thủy sản vận chuyn ra khỏi địa bàn tỉnh đối với: Thủy sản giống (bao gồm cả thủy sản bmẹ); thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch; động vật thủy sản sử dụng làm giống từ tỉnh khác vào.

- Thủy sản xuất phát từ cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc từ cơ sở thu gom, kinh doanh, phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh truyền nhiễm: Tôm bố mẹ xét nghiệm tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV). Tôm Post xét nghiệm tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSV), hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV). Cá bố mẹ, cá giống, nghêu/ngao giống: Chtiêu xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.

6.2. Qun lý, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm

a) Quản lý, kiểm soát giết mổ, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 5008/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư s 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung thực hiện theo chính sách hiện hành của UBND tỉnh về hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là tại các địa phương giết m sng lớn; đưa gia súc vào giết mổ tại CSGMTT hoặc cơ sở giết mổ nhỏ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y (đối với các địa phương vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa xây dựng được cơ sở giết mtập trung) và được cán bộ thú y của Cơ quan thú y địa phương thực hiện kiểm soát giết mổ.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người giết mổ gia súc, gia cầm nhận thức đầy đủ các quy định của nhà nước về công tác thú y để họ tự giác đưa gia súc, gia cầm vào các cơ sở GMTT. Giúp người tiêu dùng hiểu để lựa chọn các loại thực phẩm động vật an toàn đã được KSGM, KTVSTY thông qua các phương tiện truyền thông tới từng thôn xóm.

- Tập huấn nâng cao nhận thức về pháp luật Thú y, trình độ chuyên môn và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm dịch, KSGM và KTVSTY từ Chi cục đến cơ sở, nhất là cán bộ Thú y xã để họ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra để đưa hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đạt kết quả cao.

b) Kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm

- Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với các cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; sở phẫu thuật động vật; sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm.

- Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; ssơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến; cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ;

- Định kỳ kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống trên địa bàn tỉnh,...

+ Tần suất: 1 năm/lần

+ Thành phần: 01 Lãnh đạo, 2-3 chuyên viên phụ trách, Trạm CN và Thú y huyện (01 người).

+ Loại mẫu phân tích giám sát: Thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong động vật, sản phẩm động vật tươi sống,...

IV. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Ngân sách Trung ương

Hỗ trợ vắc xin hoặc kinh phí mua vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn gia súc các huyện vùng khng chế, vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm thuộc các huyện 30a.

Hỗ trợ vắc xin, hóa chất để chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản (nếu có).

2. Ngân sách tnh

- Hỗ trợ kinh phí tập huấn, tuyên truyền.

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện kế hoạch giám sát chủ động, giám sát bị động dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản (tập huấn, tuyên truyền, vật tư, văn phòng phẩm, công ly mẫu chi phí kiểm tra, phân tích mu; kiểm tra, chỉ đạo tại cơ sở, hội nghị, tng kết...).

- Hỗ trợ kinh phí mua vắc xin thuộc Chương trình miền núi, vắc xin LMLM vùng đệm.

- Tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh và tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua một số loại vắc xin Cúm gia cầm, Tai xanh, LMLM nhị type (A,O)... để tiêm phòng chống dịch.

- Kinh phí mua hóa chất khử trùng tiêu độc định kỳ, hóa chất xử lý ổ dịch (bao gồm dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản).

(Trường hợp dịch xy ra diện rộng phải công bố dịch vượt quá khnăng của địa phương, đề nghị Trung ương hỗ trợ vắc xin, hóa chất đ chng dịch).

- Hỗ trợ tiền công tiêm phòng vắc xin LMLM tại 08 huyện vùng khống chế (gồm: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hp, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong), công tiêm phòng chống dịch.

- Hỗ trợ kinh phí xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật, các chất tồn dư độc hại trong kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Hỗ trợ chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin, hóa chất, kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện tiêm phòng (vùng khng chế, vùng đệm, chương trình vắc xin miền núi, chương trình 30a, tiêm phòng định kỳ, chng dịch), khử trùng tiêu độc (định kỳ, chống dịch), kim dịch, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Kinh phí công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác chăn nuôi, thú y.

3. Ngân sách huyện, xã

- Hỗ trợ kinh phí tập huấn, tuyên truyền.

- Hỗ trợ thêm kinh phí mua các loại vắc xin tiêm phòng (ngoài nguồn ngân sách trung ương, tỉnh cấp) để nâng tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% trong diện tiêm; kinh phí mua hóa chất, vôi bột khử trùng môi trường, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời bố trí kinh phí tổ chức thực hiện, quản lý, chỉ đạo, bảo quản, vận chuyển ... cấp huyện, xã.

- Hỗ trợ kinh phí mua các loại vc xin: LMLM, Tai xanh, Dịch tả, Cúm gia cầm, hóa chất đchống dịch; trường hợp dịch xảy ra diện rộng, vượt quá khnăng của huyện, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ vắc xin, hóa chất chống dịch bệnh.

- Hỗ trợ tiền công tiêm phòng vắc xin LMLM vùng đệm, tiền công tiêm phòng vắc xin thuộc chương trình miền núi (nếu có);

- Kinh phí trả tiền công phun khử trùng, mua xăng, vôi bột... trong công tác khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh.

4. Người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

- Ngoài các loại vắc xin được Trung ương, tỉnh, huyện hỗ trợ (nếu có); người chăn nuôi phải chủ động bỏ kinh phí để mua các loại vắc xin và trả tiền công tiêm phòng theo quy định.

- Chủ động mua hóa chất, vôi để định kỳ khử trùng chuồng trại, ao nuôi; khi dịch bệnh nguy hiểm xảy ra ngoài hóa chất được nhà nước hỗ trợ, chủ cơ sở tự bỏ hóa chất để khử trùng, tiêu diệt triệt để nguồn bệnh.

- Đối với các cơ sở thực hiện kiểm dịch xuất đi ngoại tỉnh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng giống vật nuôi: chủ cơ sở tự bỏ kinh phí mua vắc xin, tiền công tiêm phòng, chi phí xét nghiệm mẫu và các chi phí liên quan khác.

- Đối với các chương trình giám sát dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm: ngoài các cơ sở được lựa chọn nằm trong chương, kế hoạch được cấp kinh phí; còn lại các cơ sở chủ động bố trí nguồn lực, kinh phí để chi trả tiền xét nghiệm và các chi phí khác liên quan.

- Thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống vật nuôi, các cơ sở chăn nuôi bò sữa: chi phí xét nghiệm mẫu, tiền công lấy mẫu, vật tư và các chi phí liên quan khác do chủ sở chi trả.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai, thực hiện tốt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

- Thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu trình UBND tỉnh hình thức khen thưởng biểu dương những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt; kỷ luật những cá nhân, tổ chức vi phạm, thực hiện không nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cm và thủy sản.

2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y

- Phối hợp với UBND các huyện, thành, thị tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm và thủy sản; công tác xây dựng, qun lý giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

- Cung ứng kịp thời, đảm bảo về số lượng và chất lượng các loại vắc xin, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản đúng quy định.

- Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn kinh phí phòng, chng dịch được cấp; thanh quyết toán kịp thời, đúng quy định.

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.

3. STài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kịp thời kinh phí phòng, chống dịch gia súc, gia cầm, thủy sản. Chịu trách nhiệm cấp phát kinh phí, hướng dẫn và chỉ đạo công tác thanh quyết toán đúng quy định.

4. Sthông tin và truyền thông, Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và chính quyền các cấp trong việc thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi; công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm...

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị

- Xây dựng Kế hoạch có bố trí các hạng mục kinh phí cụ thể để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2018 theo quy định của Luật Thú y.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn. Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương.

- Ban hành văn bản chỉ đạo công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm cho chtịch UBND cấp xã; yêu cầu tỷ lệ tiêm phòng bắt buộc phải đạt 100% kế hoạch được giao, đảm bảo tất cả gia súc, gia cầm trong diện tiêm đều được tiêm phòng triệt để.

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thy sn cấp huyện khi có dịch bệnh động vật được công bố; phân công nhiệm vụ, địa bàn cho từng thành viên; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; Đài phát thanh, truyền hình cấp huyện tuyên truyền về chủ trương chính sách của Nhà nước và trách nhiệm của người chăn nuôi, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tiêm phòng, chống dịch bệnh.

- Tổ chức hội nghị tổng kết công tác chăn nuôi, thú y năm 2017 và triển khai kế hoạch chăn nuôi, phòng chống dịch gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018.

6. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thtrấn

- Xây dựng phương án, bố trí các hạng mục kinh phí để tổ chức, triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản tại địa phương. Thực hiện chính sách h tr phòng, chng dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, ổn định đời sống và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của Luật Thú y.

- Trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chng dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương.

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và thủy sản cấp xã khi có dịch bệnh động vật được công bố; Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo nhằm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm 2018.

- Thực hiện tốt công tác giám sát, giao trách nhiệm cho ban cán sự khối, xóm, thôn bản trong việc giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời khi có dịch bệnh xy ra.

- Quyết định và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật.

- Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

- Tiếp nhận, bảo quản, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vắc xin, hóa chất, vật tư trang thiết bị được cấp, phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

- Đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh xã, xóm các chtrương chính sách, Pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh, trách nhiệm của mỗi công dân trong phòng, chống dịch.

- Rà soát, vận động, bắt buộc những cá nhân còn giết mgia súc tại gia đình đưa gia súc vào cơ sở GMTT nơi gần nhất đgiết mhoặc cơ sở giết mnhỏ đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.

- Quản lý các trang trại, gia trại gia súc, gia cầm, cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Tổng hợp, thanh quyết toán kinh phí, vật tư, trang thiết bị báo cáo về Ban chỉ đạo tiêm phòng cấp huyện, Trạm Chăn nuôi và Thú y chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc các đt tiêm phòng, khử trùng tiêu độc.

- Tổ chức hội nghị tổng kết công tác chăn nuôi thú y năm 2017 và triển khai kế hoạch trong công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cm và thủy sản năm 2018.

7. Các ngành và Tổ chức đoàn thể: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, xã: Tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018.

8. Các cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sn, hộ giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm

- Chấp hành nghiêm kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho t công tác tiêm phòng, phòng chng dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản thực hiện có hiệu quả.

- Chi trả các chi phí liên quan đến xét nghiệm mu, giám sát bệnh định k và các chi phí khác ngoài kinh phí đã được tnh, huyện, xã h tr.

- Thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi.

- Chỉ thực hiện giết mổ gia súc, gia cầm tại cơ sở giết mổ tập trung hoặc cơ sở giết mổ nhỏ được chính quyền địa phương cho phép và đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Theo dõi, báo cáo kịp thời với cán bộ thôn, xóm và thú y cơ sở những diễn biến bất thường xảy ra đối với gia súc, gia cầm và thủy sản.

Những cơ sở, hộ chăn nuôi không chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, về tiêm phòng vắc xin phòng các loại bệnh theo quy định sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khi có dịch bệnh xy ra./.

 

CHỈ TIÊU, KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VẮC XIN CHO GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2018

(Kèm theo Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2018)

TT

Đơn vị (huyện)

Số xã

T.đàn trâu bò (con)

Tng đàn ln (con)

T.đàn chó, mèo (con)

Tổng đàn GC (con)

Chỉ tiêu tiêm phòng vắc xin vụ /năm (liều)

Ghi chú

Trâu, bò

Ln

Dại chó

Gia cầm

Tụ huyết trùng

LMLM

Tụ huyết trùng

Dịch tả

1

Diễn Châu

39

33.792

42.998

20.301

1.846.246

27.034

27.034

34.398

34.398

16.241

1.476.997

 

2

Yên Thành

39

42.580

97.131

41.667

2.687.700

34.064

34.064

77.705

77.705

33.334

2.150.160

 

3

Quỳnh Lưu

33

28.922

57.830

27.020

1.683.804

23.138

23.138

46.264

46.264

21.616

1.347.043

 

4

Hưng Nguyên

23

17.786

19.677

20.460

867.061

14.229

14.229

15.742

15.742

16.368

693.649

 

5

Nghi Lộc

30

34.241

23.342

26.038

1.329.100

27.393

27.393

18.674

18.674

20.830

1.063.280

 

6

Tp. Vinh

25

6.215

9.586

10.065

640.396

4.972

4.972

7.669

7.669

8.052

512.317

 

7

Tx. Cửa Lò

7

929

2.223

5.019

138.750

743

743

1.778

1.778

4.015

111.000

 

8

TX. Hoàng Mai

10

9.232

29.001

11.604

1.150.106

7.386

7.386

23.201

23.201

9.283

920.085

 

9

Đô Lương

33

42.338

88.021

27.550

1.348.070

33.870

15.000

70.417

70.417

22.040

1.078.456

Vùng đêm LMLM (QĐ 2211)

10

Nam Đàn

24

32.019

39.417

28.030

1.180.899

25.615

16.000

31.534

31.534

22.424

944.719

11

TX. Thái Hòa

10

11.083

22.773

11.588

273.080

8.866

5.100

18.218

18.218

9.270

218.464

12

Nghĩa Đàn

25

90.024

38.974

22.221

997.400

72.019

24.350

31.179

31.179

17.777

797.920

13

Tân Kỳ

22

54.433

53.770

47.298

1.018.700

43.546

24.000

43.016

43.016

37.838

814.960

14

Thanh Chương

40

78.218

112.478

51.221

2.010.700

62.574

40.000

89.982

89.982

40.977

1.608.560

Vùng khống chế LMLM (QĐ 2211)

15

Anh Sơn

21

38.711

61.664

43.024

1.165.040

30.969

28.000

49.331

49.331

34.419

932.032

16

Quỳ Hợp

21

40.954

48.782

33.790

990.983

32.763

25.000

39.026

39.026

27.032

792.786

17

Con Cuông

13

31.327

29.964

15.748

364.389

25.062

25.000

23.971

23.971

12.598

291.511

18

Quỳ Châu

12

28.847

26.588

15.930

277.612

21.000

21.000

21.270

21.270

12.744

222.090

Chương trình 30a, vùng khống chế LMLM (QĐ 2211)

19

Quế Phong

14

33.794

29.503

18.173

308.411

24.000

24.000

23.602

23.602

14.538

246.729

20

Tương Dương

18

41.945

27.949

9.515

297.920

27.000

24.000

22.359

22.359

7.612

238.336

21

Kỳ Sơn

21

34.987

26.799

7.131

180.340

32.000

32.000

21.439

21.439

5.705

144.272

Cng

480

732.377

888.470

493.393

20.756.707

578.243

442.408

710.776

710.776

394.714

16.605.366

-

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 227/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản ngày 19/01/2018 do tỉnh Nghệ An ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.757

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.73.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!