ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2240/QĐ-UBND
|
Trà Vinh, ngày 07 tháng 11 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN
NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH NĂM 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Thông tư số
09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6
Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi
nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC
ngày 23/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số
50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn
2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
48/2016/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định hỗ
trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
và Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
phê duyệt đơn giá và mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 544/TTr-SNN-CNTY ngày 26 tháng
10 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh năm 2019 (Kế hoạch số 742/KH-SNN-CNTY ngày 26 tháng 10 năm 2018 của
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này, định kỳ 6 tháng, năm
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ
trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Cục Thú y;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- CVP, các PCVP.UBND tỉnh;
- Báo, Đài PT&TH TV;
- Chi cục Thú y, TT KN;
- Các PNC, TT. TH - CB;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Hoàng
|
UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 742/KH-SNN-CNTY
|
Trà Vinh, ngày 26 tháng 10 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TRÀ VINH NĂM 2019
(Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày
24/11/2016)
I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2018
1. Tình hình chăn nuôi
Trà Vinh, là một trong những tỉnh có
đàn gia súc, gia cầm lớn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Theo số liệu thống kê đến ngày 01/4/2018 của Cục Thống kê tỉnh, đàn heo 261.405 con, giảm 106.921 con
(29,02%) so cùng kỳ năm 2017; đàn bò 208.023 con, tăng 8.413 con
(4,2%) so với cùng kỳ; đàn gia cầm 4.810.441 con, tăng 556.921 con (13,09%) so
với cùng kỳ; đàn trâu 634 con, giảm
130 con (17%) so với cùng kỳ. Mặc dù số lượng đàn vật nuôi lớn nhưng chủ yếu phân tán, nhỏ lẻ (chiếm 80% tổng đàn), chất lượng và sức cạnh
tranh không cao. Trong năm 2018, số lượng đàn heo giảm đáng kể do trước đó giá heo hơi xuống thấp, kéo dài,
người chăn nuôi giảm đàn. Đầu tháng 5 năm
2018 đến nay giá đã tăng trở lại ở mức cao 5,1 triệu/tạ
nhưng người chăn nuôi chưa mạnh dạn tái đàn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình
thành được 04 khu chăn nuôi tập trung tại xã Hưng Mỹ, xã Hòa Lợi, xã Hòa Thuận huyện Châu Thành và xã Ngọc Biên huyện Trà Cú; 11 hộ chăn nuôi heo, gia cầm tham
gia chuỗi liên kết của Công ty cổ
phần chăn nuôi CP Việt Nam; đầu tư xây dựng 15 cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung. Chăn nuôi từng
bước chuyển đổi từ nhỏ lẻ sang tập trung. Cụ thể: Toàn tỉnh hiện nay có 50 trang
trại chăn nuôi quy mô lớn đủ tiêu chí trang trại theo
Thông tư số 27/2001/TT-BNN và PTNT (gồm 03 trang trại nuôi bò, 39 trang trại nuôi heo, 08 trang trại nuôi gia
cầm), trong đó có 17 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; số lượng heo nuôi trên 50 con/hộ là 560
hộ (51.130 con), chiếm 19,6 % tổng
đàn, tập trung ở các huyện Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần; đàn gia cầm nuôi trên 200 con/hộ là 1.029 hộ (1.487.438 con)
chiếm 30,92% tổng đàn, phát triển mạnh ở các huyện Càng Long, Cầu Kè,
Tiểu Cần và Châu Thành; đàn bò nuôi từ 10 con trở lên là
450 hộ (5.461 hộ), chiếm 2,6% tổng đàn; đàn dê nuôi từ 10
con trở lên là 413 hộ (6.527 con), chiếm 32,98% tổng đàn.
Nhân rộng được trên 9.300 công trình khí sinh học và trên 600 đệm lót sinh học.
Toàn tỉnh có 177 cơ sở nuôi 672 con heo đực giống đã được bình tuyển về ngoại hình, trong đó có 35 cơ sở nuôi 237 con
heo đực giống để khai thác tinh, ước khai thác khoảng
360.000 liều tinh/năm; còn lại nuôi
phối giống trực tiếp; có 5 đại lý
kinh doanh tinh bò đông lạnh, với nhu cầu cung cấp số lượng tinh đông
lạnh khoảng 80.000-100.000 liều tinh/năm; có khoảng 121 cơ sở nuôi
170 bò đực giống dùng để
phối giống trực tiếp cho đàn bò cái của tỉnh; đàn bò trên 95% sử dụng giống lai nhóm Zebu và giống siêu thịt, có khoảng 75% đàn bò cái thực hiện phương pháp gieo tinh nhân tạo;
158 dẫn tinh viên như hiện nay thì công tác gieo tinh nhân
tạo gia súc phục vụ tương đối tốt và kịp thời.
2. Kết quả thực hiện chính sách hỗ
trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh đến nay
a) Kết quả thực hiện
Năm 2016 và năm
2017, nguồn kinh phí được tỉnh phân bổ tạm ứng về các địa phương là 39.056 triệu
đồng. Theo số liệu báo cáo từ các huyện, thành phố, thị
xã, tổng kinh phí hỗ trợ năm 2016-2017 tại các địa phương
đến nay là 28.717 triệu đồng. Kinh phí còn tồn là 10.338 triệu đồng. Các huyện, thành phố, thị xã
đang tiếp tục triển khai phần kinh phí còn lại.
Theo số liệu tổng
hợp từ các huyện, thị xã, thành phố, kết quả thực hiện hỗ trợ nâng cao hiệu quả
chăn nuôi nông hộ năm 2016 - 2017 tại các địa phương như
sau:
- Hỗ trợ xây dựng công trình khí sinh
học (composite và nắp cố định): 5.479
công trình.
- Hỗ trợ mua bò đực giống: 31 con.
- Hỗ trợ mua heo đực giống: 9 con.
- Hỗ trợ phối giống
nhân tạo cho bò: 2.788 liều.
- Hỗ trợ đào tạo dẫn tinh viên: 29
người.
- Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng: 60 bình.
Các hỗ trợ về phối giống nhân tạo cho trâu, heo; mua trâu đực giống, mua gà, vịt giống bố mẹ hậu bị: Chưa thực hiện được.
(Chi tiết
sử dụng kinh phí của huyện, thành phố, thị xã bảng 1 kèm theo)
b) Thuận lợi, khó khăn trong quá
trình triển khai thực hiện:
-Thuận lợi
+ Chính sách hỗ
trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn
2015-2020 theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014
của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ
trợ cho phát triển chăn nuôi của tỉnh như: Góp phần cải thiện giống vật nuôi, xử lý ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đào
tạo nghề nông thôn,...Vì vậy, tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng của người
dân.
+ Tỉnh luôn nhận
được sự hỗ trợ của Bộ Tài chính về kinh phí thực hiện, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Chăn nuôi hướng dẫn,
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn.
+ Trong quá trình triển khai, thực hiện,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn nhận được sự
quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát từ Tỉnh ủy,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Sự hợp tác của các Sở, Ban, Ngành, chính quyền, hội, đoàn thể đồng hành
cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc
tuyên truyền chính sách hỗ trợ để người
dân biết và thực hiện.
+ Sự phối hợp tốt giữa Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính, đặc biệt là tháo gỡ những vấn đề về
kinh phí, định mức chi, thủ tục thanh
quyết toán.
+ Sự năng nổ, nhiệt tình, không ngại
khó của các cán bộ, công chức, viên
chức được phân công nhiệm vụ, nhất là công chức, viên chức chuyên môn làm nhiệm vụ hỗ trợ huyện/thành phố/thị xã. Luôn
chấp hành tốt sự phân công, báo cáo kịp thời tiến độ và
tham mưu tốt cho Ban Lãnh đạo Sở về những khó khăn, vướng mắc của địa phương.
+ Ban Lãnh đạo Sở
có sự tổ chức, chỉ đạo và điều hành tốt việc triển khai, thực hiện, tham mưu, đề
xuất các chính sách, thủ tục kinh phí. Chế độ thinh thị, báo cáo định kỳ, đột xuất đều thực hiện tốt.
+ Tỉnh có lực lượng
dẫn tinh viên khá tốt, được đào tạo bài bản. Người chăn nuôi đã dần quen với phối giống cho gia súc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hầu hết các hộ nuôi heo nái lâu năm đều có thể tự mua tinh heo về gieo khi heo nái đến thời điểm phối giống.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tiếp tục nhận được sự hợp tác của các công ty cung cấp giống, vật tư,
tư vấn về con giống, cung cấp vật tư phù hợp nhất trong điều kiện chăn nuôi hiện tại và định hướng phát triển
chăn nuôi của tỉnh.
- Khó khăn, hạn chế:
+ Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở cung cấp con giống, phải phụ thuộc hoàn toàn các cơ sở ngoài tỉnh, làm tăng
chi phí đi lại, vận chuyển gây bất lợi
cho hộ. Bên cạnh đó, quy định phải
mua gà, vịt giống bố mẹ hậu bị từ 08 tuần tuổi trở lên, nhưng các cơ sở sản xuất giống chỉ bán gà giống, vịt giống
01 ngày tuổi.
+ Đặc thù tinh heo (tinh tươi) thời
gian bảo quản ngắn, các cơ sở cung cấp
tinh heo ngại làm thủ tục thanh quyết toán nên không tham gia cung ứng. Ngược lại,
tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất tinh heo, thay giống mới thường xuyên, xét bình tuyển đực giống đạt yêu cầu và có khả năng cung cấp đủ lượng tinh heo cho đàn heo nái của tỉnh nhưng
không thể tham gia vì không đủ chuẩn theo quy định.
+ Năm qua, sản
phẩm chăn nuôi giá thấp, có thời điểm không bán được heo dẫn đến thực trạng nhiều hộ dân đã đăng ký tham gia nhưng khi thực hiện
lại không có kinh
phí để đối ứng. Một số chỉ tiêu không
thể đẩy nhanh tiến độ như gieo tinh bò (phải phụ thuộc vào
chu kỳ lên giống của bò cái), đào tạo
dẫn tinh viên (phụ thuộc vào chương trình của nơi đào tạo, người học).
II. CÁC CĂN CỨ XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH
Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày
04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày
03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện điểm a, khoản 1, Điều 6 Quyết định
50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn
2015-2020;
Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày
23/12/2015 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế tài chính
thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày
24/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quy định hỗ trợ nâng cao
hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh đến 2020;
Hướng dẫn số 69/HDLN-SNN-STC
ngày 28/9/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính về thực hiện thủ tục
thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo quy định tại thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính;
Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày
10/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc chỉ định, công bố danh sách các cơ
sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp vật tư và cung cấp liều tinh; đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo cho gia súc; cung cấp bình Nitơ lỏng;
xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2020;
Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày
28/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê
duyệt đơn giá và mức hỗ trợ nâng cao
hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai
đoạn 2017-2020;
Đề nghị của Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.
III. KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NĂM 2019
1. Dự báo tình hình chăn nuôi năm
2019
Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, chăn nuôi của tỉnh gặp nhiều khó
khăn về thị trường đầu ra sản phẩm, giá cả xuống thấp, người chăn nuôi bị thua
lỗ nặng (nhất là những hộ chăn nuôi
heo). Đầu tháng 05 năm 2018 đến nay, giá heo hơi đã tăng trở lại, nhưng người
chăn nuôi vẫn còn e ngại khi nuôi mới, tái đàn. Vì vậy, dự báo đến cuối năm
2018, đàn gia súc của tỉnh tăng nhưng
khó tăng đột biến và ổn định vào năm 2019.
2. Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch
Tiếp tục hỗ trợ nông hộ, người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc về tinh gia
súc và dụng cụ, đực giống gia súc, gia cầm giống bố
mẹ hậu bị, đào tạo dẫn tinh viên, xử lý chất
thải trong chăn nuôi để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Tiếp tục hỗ trợ việc kiểm soát, quản
lý giống, xử lý môi trường vật nuôi từ đó góp phần thực hiện thành
công tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Các chính sách được hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Nguồn lực hỗ trợ được
phát huy hiệu quả; quản lý, cấp phát
và kiểm soát nguồn kinh phí thực hiện chính sách chặt chẽ, không để sai sót, không bị thất
thoát; việc thanh toán, quyết toán đúng quy định.
3. Nội
dung thực hiện
a) Hỗ trợ hộ chăn nuôi phối giống nhân tạo gia súc
- Hỗ trợ phối giống nhân tạo cho heo:
+ Hỗ trợ 2.209 hộ nuôi heo sinh sản,
số lượng 7.076 con nái, số liều tinh 35.142 liều. Loại
tinh sử dụng được sản xuất từ heo đực các giống:
Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain đã được kiểm tra, đánh
giá đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh, mức hỗ trợ không quá 5 liều tinh/heo
nái/năm.
- Hỗ trợ phối giống
nhân tạo cho bò:
+ Hỗ trợ 12.632 hộ nuôi bò sinh sản,
số lượng 34.119 con cái, số liều tinh
67.930 liều. Loại tinh sử dụng được sản xuất từ bò đực các giống: Red Sindhi,
Sahiwal, Brahman, Droughtmaster, Red Angus, Limousine, Crimousine. Simmental, Charolaise, Heriford, Santagestrudis, BBB.
+ Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100%
kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản hoặc ống dẫn tinh), mức hỗ trợ không
quá 2 liều tinh/bò cái/năm.
- Hỗ trợ phối giống
nhân tạo cho trâu:
+ Hỗ trợ 01 hộ nuôi trâu sinh sản, số lượng 03 con nái, số liều tinh 12 liều tinh.
+ Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100%
kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và
nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản hoặc ống dẫn tinh), mức
hỗ trợ không quá 04 liều tinh/trâu cái/năm.
Chi tiết hỗ trợ
hộ chăn nuôi phối giống nhân tạo gia
súc phân theo huyện, thị xã, thành phố bảng 2.
Bảng 2: Chi tiết hỗ trợ hộ chăn nuôi phối giống nhân tạo gia súc phân theo huyện, thị xã, thành phố.
TT
|
Địa
phương
|
Phối giống cho heo
|
Phối giống cho bò
|
Phối giống cho trâu
|
Số hộ
|
Số
nái
|
Liều
tinh
|
Số hộ
|
Số
cái
|
Liều
tinh
|
Số hộ
|
Số
nái
|
Liều
tinh
|
1
|
TP. Trà Vinh
|
139
|
460
|
2.262
|
839
|
1.888
|
3.776
|
1
|
3
|
12
|
2
|
H. Càng Long
|
299
|
1.250
|
6.250
|
542
|
1.213
|
2.426
|
|
|
|
3
|
H. Cầu Kè
|
668
|
1.478
|
7.390
|
763
|
1.264
|
2.528
|
|
|
|
4
|
H. Tiểu Cần
|
149
|
581
|
2.905
|
1.992
|
5.963
|
11.926
|
|
|
|
5
|
H. Châu Thành
|
563
|
2.037
|
10.185
|
5.186
|
14.154
|
28.308
|
|
|
|
6
|
H. Trà Cú
|
104
|
392
|
1.960
|
382
|
653
|
1.306
|
|
|
|
7
|
H. Cầu Ngang
|
197
|
628
|
3.140
|
2.732
|
8.434
|
16.860
|
|
|
|
8
|
H. Duyên Hải
|
70
|
200
|
1.000
|
150
|
250
|
500
|
|
|
|
9
|
TX. Duyên Hải
|
20
|
50
|
50
|
100
|
300
|
300
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
2.209
|
7.076
|
35.142
|
12.632
|
34.119
|
67.930
|
1
|
3
|
12
|
Kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ: Thực hiện theo Điều 2 Quy định hỗ trợ
nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày
24/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh), thực hiện theo Điều 1 Quyết định
số 742/QĐ-UBND ngày 10/5/2017 của ỦY ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc chỉ định, công bố danh sách các cơ sở sản xuất,
kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp vật tư và cung cấp liều tinh; đào tạo, tập huấn kỹ thuật
phối giống nhân tạo cho gia súc; cung cấp bình Nitơ lỏng;
xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn
2017-2020 và thực hiện theo Điều 1 Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt đơn giá và
mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2020.
b) Hỗ trợ hộ
chăn nuôi mua con giống
- Hỗ trợ mua heo đực giống:
+ Hỗ trợ 16 hộ chăn nuôi, mua 34 con
heo đực giống.
+ Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần
50% giá trị mua heo đực giống; mức hỗ trợ không quá
5.000.000 đồng/1 con heo đực giống; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 03 con heo
đực giống.
- Mua bò đực giống:
+ Hỗ trợ 51 hộ chăn nuôi, mua 51 con
bò đực giống.
+ Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 50% giá trị mua bò đực giống; mức hỗ trợ không quá 20.000.000 đồng/1 con bò đực giống; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 01 con bò đực giống.
- Mua gà, vịt giống bố mẹ hậu bị:
+ Hỗ trợ 81 hộ chăn nuôi, mua 14.800
con gà, 1.300 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
+ Nội dung và mức
hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 50% giá trị mua gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; mức hỗ trợ
bình quân đối với gà, vịt giống không quá 50.000 đồng/1
con; mỗi hộ chăn nuôi
được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
Chi tiết hỗ trợ
hộ chăn nuôi mua heo, bò đực giống, gà, vịt giống bố mẹ hậu bị phân theo huyện,
thị xã, thành phố bảng 3.
Bảng 3: Chi tiết hỗ trợ hộ chăn nuôi mua heo, bò
đực giống, gà, vịt giống bố mẹ hậu bị phân theo huyện, thị
xã, thành phố.
TT
|
Địa
phương
|
Heo
đực giống
|
Bò
đực giống
|
Gà giống
|
Vịt
giống
|
Số hộ
|
Số
con
|
Số hộ
|
Số
con
|
Số hộ
|
Số
con
|
Số hộ
|
Số
con
|
1
|
TP. Trà Vinh
|
|
|
|
|
4
|
800
|
|
|
2
|
H. Càng Long
|
2
|
4
|
7
|
7
|
5
|
1.000
|
|
|
3
|
H. Cầu Kè
|
|
|
|
|
50
|
10.000
|
|
|
4
|
H. Châu Thành
|
9
|
20
|
34
|
34
|
15
|
3.000
|
6
|
1.100
|
5
|
H. Trà Cú
|
|
|
1
|
1
|
|
|
|
|
6
|
H. Cầu Ngang
|
|
|
4
|
4
|
|
|
1
|
200
|
7
|
H. Duyên Hải
|
5
|
10
|
5
|
5
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
16
|
34
|
51
|
51
|
74
|
14.800
|
7
|
1.300
|
Kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ:
Thực hiện theo Điều 2 Quy định hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh), thực hiện theo Điều 1
Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 10/5/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Trà Vinh về việc chỉ định, công bố danh sách các cơ sở sản xuất,
kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp vật tư và cung cấp liều tinh; đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo cho gia súc;
cung cấp bình Nitơ lỏng; xử lý chất thải chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2020.
c) Hỗ trợ hộ chăn nuôi xây dựng công
trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học
- Công trình khí sinh học:
+ Hỗ trợ 2.854 hộ chăn nuôi xây dựng
2.854 công trình khí sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.
+ Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một
lần 50% giá trị công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, mức hỗ trợ
không quá 5.000.000 đồng/1 công trình/1 hộ.
- Đệm lót sinh học:
+ Hỗ trợ 89 hộ chăn nuôi làm 89 đệm
lót sinh học để xử lý chất thải chăn
nuôi.
+ Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một
lần 50% giá trị đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/1 hộ.
Chi tiết hỗ trợ hộ chăn nuôi xây dựng
công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học phân theo huyện, thị xã, thành phố
bảng 4.
Bảng 4: Chi tiết hỗ trợ hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học phân theo huyện, thị xã,
thành phố.
TT
|
Địa
phương
|
Công
trình khí sinh học
|
Đệm
lót sinh học
|
Số
hộ
|
Công
trình
|
Số
hộ
|
Đệm
lót
|
1
|
TP. Trà Vinh
|
7
|
7
|
5
|
5
|
7
|
H. Càng Long
|
642
|
642
|
6
|
6
|
3
|
H. Cầu Kè
|
765
|
765
|
50
|
50
|
4
|
H. Tiểu Cần
|
518
|
518
|
17
|
17
|
5
|
H. Châu Thành
|
352
|
352
|
|
|
6
|
H. Trà Cú
|
167
|
167
|
|
|
7
|
H. Cầu Ngang
|
313
|
313
|
|
|
8
|
H. Duyên Hải
|
40
|
40
|
5
|
5
|
9
|
TX. Duyên Hải
|
50
|
50
|
6
|
6
|
Tổng
cộng
|
2.854
|
2.854
|
89
|
89
|
Kinh phí hỗ trợ
và nguyên tắc hỗ trợ: Thực hiện theo Điều 2 Quy định Hỗ trợ
nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
48/2016/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Trà Vinh), thực hiện
theo Điều 1 Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 10/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
về việc chỉ định, công bố danh sách các cơ sở sản xuất,
kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp vật tư và cung cấp liều tinh; đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân
tạo cho gia súc; cung cấp bình Nitơ lỏng; xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017
- 2020 và thực hiện theo Điều 1 Quyết định số 2435/QĐ-UBND
ngày 28/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh về việc phê duyệt đơn giá và mức
hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2020.
d) Hỗ trợ đào tạo tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc
- Hỗ trợ đào tạo,
tập huấn: 32 người.
- Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một
lần 100% kinh phí đào tạo tập huấn, mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng/1 người.
Chi tiết hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối
giống nhân tạo gia súc phân theo huyện, thị xã, thành phố bảng 5.
Bảng 5:
Chi tiết hỗ trợ đào tạo
tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc phân
theo huyện, thị xã, thành phố.
TT
|
Địa phương
|
Số
người
|
1
|
TP. Trà Vinh
|
2
|
2
|
H. Càng Long
|
4
|
3
|
H. Cầu Kè
|
3
|
4
|
H. Châu Thành
|
10
|
5
|
H. Cầu Ngang
|
3
|
6
|
H. Duyên Hải
|
5
|
7
|
TX. Duyên Hải
|
5
|
Tổng cộng
|
32
|
Kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ: Thực hiện theo Điều 2 Quy định hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 (Ban bành kèm theo Quyết định
số 48/2016/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh), thực hiện theo Điều 1 Quyết
định số 742/QĐ-UBND ngày 10/5/2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc
chỉ định, công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh
giống vật nuôi; cung cấp vật tư và cung cấp liều tinh; đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo cho gia súc; cung cấp bình Nitơ lỏng; xử lý chất thải chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2020 và
thực hiện theo Điều 1 Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt đơn giá và mức hỗ trợ
nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn
2017-2020.
đ) Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc:
- Hỗ trợ mua 60 bình chứa Nitơ lỏng để
vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc cho 60 người làm dịch vụ phối giống nhân tạo
gia súc.
- Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một
lần 100% giá trị bình chứa Nitơ lỏng
từ 1,0 đến 3,7 lít; mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/1 bình/1 người.
Chi tiết hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng
phân theo huyện, thị xã, thành phố bảng 6.
Bảng 6: Chi tiết hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng phân theo huyện, thị xã, thành phố.
TT
|
Địa phương
|
Số người
|
Số bình
|
1
|
TP. Trà Vinh
|
3
|
3
|
2
|
H. Càng Long
|
5
|
5
|
3
|
H. Cầu Kè
|
6
|
6
|
4
|
H. Tiểu Cần
|
3
|
3
|
5
|
H. Châu Thành
|
20
|
20
|
6
|
H. Trà Cú
|
9
|
9
|
7
|
H. Cầu Ngang
|
4
|
4
|
8
|
H. Duyên Hải
|
5
|
5
|
9
|
TX. Duyên Hải
|
5
|
5
|
Tổng
cộng
|
60
|
60
|
Kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ:
Thực hiện Điều 2 theo Quy định Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết
định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh) và
thực hiện theo Điều 1 Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 10/5/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Trà Vinh về việc chỉ định,
công bố danh sách các cơ sở sản xuất,
kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp vật tư và cung cấp liều
tinh; đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối
giống nhân tạo cho gia súc; cung cấp bình Nitơ lỏng; xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 -
2020
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN HỖ TRỢ
1. Tổng kinh phí năm 2019: 28.211.422.000
đồng (Hai mươi tám tỷ, hai trăm mười một
triệu, bốn trăm hai mươi hai nghìn đồng), (đính kèm bảng 7, bảng 8).
2. Nguồn kinh phí:
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 14.105.711 đồng (50% kinh phí thực hiện chính
sách).
+ Ngân sách tỉnh: 14.105.711 đồng
(50% kinh phí thực hiện chính sách).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì phối
hợp với các Sở, ngành
có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch;
thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
thực hiện của các huyện, thị xã, thành phố.
- Tiếp tục rà soát tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh chỉ định, công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi hoặc vật tư chăn
nuôi, cung cấp liều tinh, con giống và vật tư trên địa bàn
tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y
làm đầu mối kiểm tra chất lượng tinh gia súc và con giống vật nuôi, bình chứa Nitơ lỏng; tổ chức đào tạo, tập huấn phối giống nhân tạo gia súc theo Kế hoạch; chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn người dân làm đệm lót sinh học, đồng thời kiểm tra chất lượng công trình khí
sinh học.
- Kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, gửi Ủy
ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
2. Sở Tài chính:
Căn cứ khả năng
ngân sách và các nguồn tài chính khác, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch có hiệu
quả.
3. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
- Phối hợp rà soát, cung cấp danh
sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi hoặc vật
tư, cung cấp liều tinh, con giống và vật tư đảm bảo về chất
lượng, đủ về số lượng cho người chăn nuôi trên địa bàn chủ động lựa chọn. Xác nhận các hộ mua con giống, áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải theo quy định.
- Thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng, công khai danh sách các đối tượng được
hưởng đến từng ấp, khóm, xã, phường, thị trấn; thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện tại địa phương.
- Quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí được hỗ trợ; nghiệm thu thanh lý các hạng
mục hỗ trợ trên địa bàn theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Hộ chăn nuôi:
- Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phòng bệnh,
bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu xây
dựng nông thôn mới.
- Chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác
con đực giống ít nhất 24 tháng đối với heo, 48 tháng đối với
bò và 12 tháng đối với gia cầm; trừ trường hợp chết, loại thải hoặc thiên tai, dịch bệnh.
- Không sử dụng con heo, bò đực giống
không đạt tiêu chuẩn để phối giống dịch vụ.
- Thực hiện các quy định và hướng dẫn của địa phương để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chính
sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh năm 2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất
mong Sở Tài chính thẩm tra kinh phí
thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, phê duyệt để có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Sở Tài chính;
- UBND huyện, TX, TP;
- GĐ, các PGĐ Sở;
- Phòng KH-TC;
- Phòng CSTT;
- Lưu: VT, CNTY.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Ngọc Hài
|