Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2142/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Đắk Lắk

Số hiệu: 2142/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Y Giang Gry Niê Knơng
Ngày ban hành: 23/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK LĂK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2142/QĐ-UBND

Đăk Lăk, ngày 23 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Thông tư số 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

Căn cứ Quyết định 790/QĐ-UBND ngày 08/4/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành kế hoạch triển khai áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025; Quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 01/10/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 172/TTr-SNN ngày 21/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn chứng nhận giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (có Kế hoạch và Phụ lục danh mục kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng qui định; báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các phòng, TT: KT, NNMT, CN&CTTĐT;
- Lưu: VT, NNMT (Q-09b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Y Giang Gry Niê Knơng

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(kèm theo Quyết định số: 2142/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU

1. Mục đích:

- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản áp dụng theo các tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GloBalGAP, hữu cơ...) cung cấp thực phẩm an toàn phục vụ cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Phấn đấu sớm đạt mục tiêu tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam cũng như xuất khẩu đều là thực phẩm an toàn.

- Hình thành và nhân rộng các cơ sở được áp dụng mô hình, hệ thống quản lý tiên tiến (GMP, HACCP, ISO 22000...) trong công đoạn sơ chế, chế biến bảo quản sản phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội. Từng bước nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh trong việc áp dụng theo các tiêu chuẩn chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

2. Yêu cầu:

- Xác định nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, tiến độ và phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện nhằm đạt được các mục đích nêu trên.

- Gắn chỉ đạo đẩy mạnh việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo các tiêu chuẩn chứng nhận với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 14/10/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2022-2025:

+ Lĩnh vực trồng trọt: Triển khai thực hiện tối thiểu được 339 mô hình, trong đó bao gồm: 176 mô hình VietGAP trồng trọt; 29 mô hình Nông nghiệp hữu cơ; 29 mô hình theo Tiêu chuẩn 4C; 26 mô hình theo Tiêu chuẩn Flo; 27 mô hình theo Tiêu chuẩn UTZ; 02 mô hình theo tiêu chuẩn Rain Fores cho cà phê; cấp 37 Mã vùng trồng; 13 sản phẩm được Chỉ dẫn địa lý (chi tiết theo phụ lục I gửi kèm)

+ Lĩnh vực Chăn nuôi: Triển khai thực hiện tối thiểu được 53 mô hình trong đó bao gồm: 42 mô hình chăn nuôi Gà, vịt, heo, bò theo tiêu chuẩn VietGAHP; 09 mô hình chăn nuôi hữu cơ; 02 mô hình chăn nuôi sinh học (chi tiết theo phụ lục II gửi kèm).

+ Lĩnh vực Thủy sản: Triển khai được 11 mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 09 mô hình nuôi cá nước ngọt; 02 mô hình nuôi cá tầm (chi tiết theo phụ lục III gửi kèm).

+ Có 90% cơ sở sản xuất nông nghiệp, thủy sản quy mô lớn được tập huấn phương pháp sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản theo quy trình VietGAP; được tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; Các chính sách hỗ trợ người sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) của Trung ương và của tỉnh. Triển khai 185 lớp tập huấn các tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn sản xuất ban đầu; 33 lớp tập huấn tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn Sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản (chi tiết theo phụ lục IV gửi kèm).

+ Triển khai hỗ trợ thực hiện tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản, thủy sản 14 mô hình, trong đó: Quy trình GMP 02 qui trình; Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP 11 mô hình; ISO 22000 01 mô hình (chi tiết theo phụ lục V gửi kèm).

+ 100% cơ sở được hỗ trợ kinh phí khi áp dụng VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Quyết định số 08/2017/QĐ- UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

+ 100% sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP....) có bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường.

- Giai đoạn 2026-2030:

+ Lĩnh vực trồng trọt: Triển khai thực hiện tối thiểu 295 mô hình, trong đó bao gồm: 163 mô hình VietGAP trồng trọt; 42 mô hình Nông nghiệp hữu cơ; 30 mô hình theo Tiêu chuẩn 4C; 27 mô hình theo Tiêu chuẩn Flo; 27 mô hình theo Tiêu chuẩn UTZ; 01 mô hình theo tiêu chuẩn Rain Fores cho cà phê; cấp 24 Mã vùng trồng; 08 sản phẩm được Chỉ dẫn địa lý.

+ Lĩnh vực Chăn nuôi: Triển khai thực hiện tối thiểu 55 mô hình trong đó bao gồm: 41 mô hình chăn nuôi Gà, vịt, heo, bò theo tiêu chuẩn VietGAHP; 07 mô hình chăn nuôi hữu cơ; 07 mô hình chăn nuôi sinh học.

+ Lĩnh vực Thủy sản: Triển khai 23 mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 20 mô hình nuôi cá nước ngọt; 03 mô hình nuôi cá tầm.

+ Triển khai tập huấn các tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn sản xuất ban đầu 197 lớp; tập huấn tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn Sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản 29 lớp.

+ Triển khai hỗ trợ thực hiện tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản, thủy sản 15 mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Đặc biệt là các chính sách hỗ trợ việc áp dụng VietGAP theo Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh đến mọi tầng lớp nhân dân, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn.

1.1 Các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm lồng ghép tổ chức quán triệt Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 14/10/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh; Các văn bản hướng dẫn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn chứng nhận khác đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các cơ sở hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện.

1.2 Các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh và Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chuyên đề lồng ghép, chuyên mục đăng tải tin, bài, phóng sự về lợi ích, hiệu quả của việc áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất, lồng ghép với nội dung tuyên truyền các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Giới thiệu các mô hình VietGAP để mọi người tham quan, học hỏi, nhân rộng; phổ biến các chính sách hỗ trợ việc áp dụng VietGAP để khuyến khích mọi người tham gia. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền trong suốt thời gian thực hiện Kế hoạch này.

2. Nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2025

2.1. Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho cán bộ quản lý, cộng tác viên, nhà sản xuất, kinh doanh:

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh khi cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng, điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.

- Tổ chức tham quan giúp tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành, các bước thực hiện để được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các chứng nhận khác, tiếp thị đưa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

2.2. Xây dựng, kiện toàn tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt theo các tiêu chuẩn chứng nhận ở các vùng được quy hoạch:

- Từng bước xây dựng các nhóm nông dân liên kết, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, trang trại; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

- Hỗ trợ giống mới, vật tư nông nghiệp, các chế phẩm sinh học, nhà lưới đơn giản, chi phí phân tích mẫu đất, mẫu nước và phân tích chất lượng sản phẩm, chi phí đăng ký sản xuất sản phẩm an toàn thông qua xây dựng các mô hình sản xuất.

- Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp, thủy sản an toàn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất sản phẩm an toàn đăng ký nhãn hiệu, thiết kế logo, in tờ rơi quảng cáo về sản phẩm an toàn, tiếp cận với các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể của các công ty, doanh nghiệp ở các khu công nghiệp và các trường học bán trú.

- Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

2.3. Công tác quản lý Nhà nước

a) Cấp giấy chứng nhận, kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông sản và thủy sản an toàn:

- Hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở sản xuất các sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn lập các thủ tục đăng ký để được cấp giấy chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

- Hỗ trợ tổ chức lấy mẫu đất, nước tại các vùng sản xuất hàng hóa lớn, thực hiện phân tích các chỉ tiêu theo quy định.

b) Kiểm tra dư lượng tồn dư hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản:

- Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả; kháng sinh, chất cấm và chế phẩm sinh học trong sản phẩm chăn nuôi và thủy sản tại các siêu thị, chợ đầu mối, các vùng sản xuất tập trung tại các huyện, thị xã, thành phố để cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

- Phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra định kỳ tại các vùng sản xuất nhằm đánh giá tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thời gian cách ly trước khi thu hoạch sản phẩm. Đồng thời có biện pháp hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hiệu quả và có thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch sản phẩm.

c) Thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, vật tư nông nghiệp:

Tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc thủy sản, giống, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học và phân bón...kịp thời phát hiện chấn chỉnh, ngăn chặn cũng như xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

d) Người sản xuất tham gia kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường:

- Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng để người sản xuất có thể tự kiểm tra, đánh giá chất lượng nông sản của mình từ đó có hướng điều chỉnh trong quá trình sản xuất phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hỗ trợ phương tiện, test thử nhanh cho các nhóm nông dân để nhóm có thể tự phân tích kiểm tra nhanh dư lượng vật tư nông nghiệp trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

2.4 Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP:

Hàng năm, xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm cả hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây là những mô hình điểm để người dân và các tổ chức đến tham quan học hỏi và nhân rộng.

2.5 Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo quy trình GMP, tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000 bao gồm trong công đoạn bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông sản, thủy sản. Đến năm 2025 triển khai tối thiểu 11 mô hình sản xuất theo GMP, HACCP, ISO 22000.

3. Nhiệm vụ đến năm 2030

- Tiếp tục triển khai hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản an toàn theo các tiêu chuẩn tiên tiến (các phụ lục I, II, III, V gửi kèm).

- 100% cơ sở sản xuất nông nghiệp, thủy sản quy mô lớn được tập huấn phương pháp sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản theo quy trình VietGAP; được tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; Các chính sách hỗ trợ người sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) của Trung ương và của tỉnh. Triển khai 197 lớp tập huấn các tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn sản xuất ban đầu; 29 lớp tập huấn tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn Sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản.

- 100% sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận có bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã đối với công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm; hiệu quả, lợi ích của việc áp dụng thực hiện các tiêu chuẩn chứng nhận trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

2. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm đẩy mạnh việc áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên từng địa bàn.

3. Huy động tối đa nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và cơ sở sản xuất nông nghiệp, thủy sản để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn chứng nhận.

4. Đào tạo nhân lực bao gồm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ cán bộ quản lý nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

5. Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm những mô hình áp dụng thành công đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GloBalGAP, HACCP, ISO, hữu cơ... để nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, gắn liền với việc hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đẩy mạnh áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến.

7. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện, xã căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến.

8. Tổ chức sơ kết (cuối năm 2023), tổng kết (cuối năm 2025) đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch triển khai trong giai đoạn tiếp theo.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí được lấy từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh thông qua các chương trình, dự án có liên quan (Chi tiết tại Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk).

- Lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện.

- Các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

- Các nguồn vốn huy động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Chi tiết theo Phụ lục VI gửi kèm)

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện và các vướng mắc phát sinh báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo, giải quyết.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xác lập vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản an toàn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ tổ chức, cá nhân áp dụng VietGAP, GloBalGAP, GMP, HACCP, ISO 22000 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu trình UBND tỉnh thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ kinh phí xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng cho vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản an toàn theo các tiêu chuẩn chứng nhận.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan giới thiệu cho các nhà đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản an toàn theo các tiêu chuẩn chứng nhận trên địa bàn tỉnh để kêu gọi đầu tư.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn, hỗ trợ cho người sản xuất đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới, đổi mới công nghệ sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng quy trình VietGAP, GloBalGAP, hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn liên quan căn cứ khả năng ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Sở Công Thương

- Căn cứ kế hoạch hàng năm định hướng chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại về phân phối, tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn tương đương khác; vận động tuyên truyền người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có chứng nhận an toàn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản được cấp chứng nhận VietGAP, GloBalGAP, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo chí tại địa phương; Đài Phát thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền quảng bá việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về áp dụng VietGAP, GloBalGAP, hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản; cập nhật truyền thông các thông tin về sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đạt các tiêu chuẩn chứng nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy sản tập trung trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo Phòng chuyên môn; UBND cấp xã tuyên truyền, hướng dẫn triển khai phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản theo các tiêu chuẩn chứng nhận trên địa bàn quản lý.

- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản an toàn theo các tiêu chuẩn chứng nhận (theo Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Căn cứ Kế hoạch này, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn hiệu quả.

8. Cơ sở sản xuất nông nghiệp, thủy sản

- Chủ động triển khai áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp, thủy sản an toàn theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được giải quyết.

- Tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và sử dụng đúng mục đích các nguồn tài chính khi được hỗ trợ áp dụng VietGAP, GloBalGAP, hữu cơ./.

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 2142/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh )

Stt

Tiêu chuẩn chứng nhân

Sản phẩm chứng nhận/ cây trồng

Quy mô sản xuất dự kiến

Số lượng mô hình được chứng nhận từng năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2022

2023

2024

2025

2026 đến 2030

1

VietGAP

 

9798,4

139814,4

22

42

51

61

163

 

 

1.1 Rau, củ

3,85

675

2

4

4

4

19

 

 

1.2. Cây ăn quả

5469,5

50359,4

12

27

32

35

105

 

 

1.3. Nông sản

4325

88780

8

11

15

22

39

2

Nông nghiệp Hữu cơ

 

364

3750

2

7

9

11

42

 

 

1.1 Rau,củ

24

1300

0

2

2

2

12

 

 

1.2 Cây ăn quả

280

2220

0

3

3

6

18

 

 

1.3. Nông sản

60

230

2

2

4

3

12

3

4C

 

530

2600

0

6

11

12

30

 

 

Cà phê

520

2200

 

6

11

11

28

 

 

Tiêu

10

400

 

0

0

1

2

4

Flo

 

458

1382

0

5

11

10

27

 

 

Cà phê

450

1350

 

5

10

10

25

 

 

Tiêu

8

32

 

0

1

0

2

5

UTZ

 

515

1560

0

5

11

11

27

 

 

Cà phê

500

1500

 

5

10

10

25

 

 

Tiêu

15

60

 

0

1

1

2

7

Rain Fores

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cà phê

137,6

413

1

0

1

0

1

8

Mã vùng trồng

 

875

11814

20

8

14

12

24

9

Chỉ dẫn địa lý

 

210

2360

0

2

5

6

8

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN LĨNH VỰC CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Quyết định số: 2142/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh)

Stt

Tiêu chuẩn chứng nhân

Sản phẩm chứng nhận/ vật nuôi

Quy mô sản xuất dự kiến

Số lượng mô hình được chứng nhận từng năm

Diện tích chuồng trại (m2)

Sản lượng (tấn)

2022

2023

2024

2025

2026 đến 2030

1

VietGAHP

 

18900

4687,5

5

9

13

15

41

 

 

1.1 Gà thịt

3700

1042,5

2

4

5

6

14

 

 

 

 

 

 

1

1

1

5

 

 

 

200

6

 

1

 

1

2

 

 

 

1000

1000

 

1

2

2

5

 

 

 

2000

24

1

1

2

2

2

 

 

 

500

12,5

1

0

0

0

0

 

 

1.2 Heo thịt

3000

1630

2

4

5

5

21

 

 

 

 

 

1

2

2

2

10

 

 

 

1000

120

1

1

1

1

5

 

 

 

1500

1500

0

1

1

2

6

 

 

 

500

10

0

0

1

0

0

 

 

1.3 Vịt Thịt

10000

290

1

1

2

2

4

 

 

 

5000

255

0

0

1

1

2

 

 

 

5000

35

1

1

1

1

2

 

 

1.4 Trứng vịt

2000

1700

0

0

1

1

2

 

 

1.5 Bò Thịt

200

25

0

0

0

1

0

2

Chăn nuôi Hữu cơ

 

650

32

0

3

3

3

7

 

 

1.1 Gà thịt

150

5

 

1

1

1

3

 

 

1.2 Heo thịt

300

12

 

1

1

1

2

 

 

1.3 Bò thịt

200

15

 

1

1

1

2

3

Chăn nuôi sinh học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1 Heo thịt

1100

530

0

0

1

1

7

 

 

 

600

30

 

 

1

1

2

 

 

 

500

500

 

0

0

0

5

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN LĨNH VỰC THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 2142/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh)

Stt

Tiêu chuẩn chứng nhân

Sản phẩm chứng nhận/ thủy sản nuôi

Quy mô sản xuất dự kiến

Số lượng mô hình được chứng nhận từng năm

Diện tích nuôi trồng (ha)

Sản lượng (tấn)

2022

2023

2024

2025

2026 đến 2030

1

VietGAP

 

82,848

8129

3

3

3

2

23

 

 

Cá nước ngọt (rô phi, diêu hồng, cá lăng, trắm, chép...)

68,248

3119

3

2

2

2

20

 

 

Cá tầm

14,6

5010

0

1

1

0

3

 

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC, TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh)

Stt

Nội dung tập huấn

Kế hoạch tập huấn qua từng năm

2022

2023

2024

2025

2026 đến 2030

Số lớp

Số người tham dự

Số lớp

Số người tham dự

Số lớp

Số người tham dự

Số lớp

Số người tham dự

Số lớp

Số người tham dự

1

Các tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn sản xuất ban đầu

33

980

49

1540

50

1570

53

1660

197

6290

 

1.1 Lĩnh vực trồng trọt

15

420

28

860

31

970

33

1010

99

3150

 

1.2 Lĩnh vực chăn nuôi

14

440

16

510

14

430

15

480

73

2290

 

1.3 Lĩnh vực trồng Thủy sản

4

120

5

170

5

170

5

170

25

850

2

Tiêu chuẩn chứng nhận trong công đoạn Sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản, thủy sản

3

90

7

230

10

320

13

410

29

1130

 

Tổng cộng

36

1070

56

1770

60

1890

66

2070

226

7420

 

PHỤ LỤC V

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN TRONG CÔNG ĐOẠN SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh)

Stt

Quy trình chứng nhận/ hệ thống quản lý

sản phẩm chứng nhận

Diện tích được áp dụng quy trình/ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

Số lượng quy trình/hệ thống quản lý được áp dụng từng năm

Diện tích (m2)

Công suất (tấn)

2022

2023

2024

2025

2026 đến 2030

1

GMP

 

2600

570

0

0

1

1

0

 

 

Gạo

200

70

0

0

1

0

0

 

 

Lúa

2400

500

0

0

0

1

0

2

HACCP

 

 

 

2

3

3

3

15

 

 

Chế biến: Cà phê bột; Hạt Macca; Hạt Điều; Ca cao; Các sản phẩm từ thịt...

 

 

 

 

 

 

 

3

ISO 22000

 

1400

590

1

1

0

0

0

 

 

Cà phê

1000

90

0

1

0

0

0

 

 

Ca cao

400

500

1

0

0

0

0

 

Tổng cộng

 

 

 

3

4

4

4

15

 

PHỤ LỤC VI

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); các chính sách hỗ trợ việc áp dụng VietGAP theo Quyết định số 08/2017/QĐ- UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

2

Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho cán bộ quản lý, cộng tác viên, nhà sản xuất, kinh doanh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức có chức năng tư vấn, đào tạo VietGAP

Thường xuyên

3

Công tác quản lý nhà nước (Kiểm tra, giám sát việc thực hiện áp dụng VietGAP của cơ sở; Kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; thanh tra kiểm tra định kỳ.....)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

4

Triển khai thực hiện các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh.  

(Sản phẩm trồng trọt: rau, quả, chè, cà phê, hồ tiêu, lúa;Cây ăn quả. Sản phẩm chăn nuôi: lợn, gia cầm, thủy cầm, bò sữa, ong; Sản phẩm thủy sản:cá các loại).

Sở Nông nghiệp và PTNT - Các huyện, thị xã, thành phố (mỗi địa phương tối thiểu 02 mô hình/năm)

Các đơn vị có liên quan.

Hàng năm

5

Thực hiện hỗ trợ áp dụng VietGAP theo quy định tại Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài chính; các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

6

Tổ chức các hội thảo, hội nghị tổng kết mô hình nhằm đánh giá hiệu quả đạt được, phương hướng để triển khai nhân rộng các mô hình.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

7

Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận VietGAP: xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được chứng nhận VietGAP và các tiêu chuẩn tương đương.

Sở Công thương

Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành có liên quan

Thường xuyên

8

Giới thiệu sản phẩm được chứng nhận VietGAP, quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng; lồng ghép tuyên truyền phổ biến hiệu quả, lợi ích từ việc áp dụng quy trình VietGAP; các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích người sản xuất nông nghiệp, thủy sản áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành có liên quan

Thường xuyên

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2142/QĐ-UBND ngày 23/09/2022 về Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn chứng nhận giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.920

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.144.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!