Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2140/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Đặng Viết Thuần
Ngày ban hành: 17/09/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2140/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 17 tháng 09 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg, ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1165/TTr-SNN ngày 23/7/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu phát triển

1. Đến năm 2015

Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành chăn nuôi bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 12%/năm. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (giá TT) năm 2015 đạt 4.096.968 triệu đồng, chiếm 37,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao chất lượng đàn vật nuôi: tỷ lệ lợn nái ngoại và nái lai chiếm 50%; sử dụng giống bò được cải tạo 43,8% tổng đàn; gia cầm giống mới 50%.

Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại. Tỷ lệ chăn nuôi tập trung: 14,5% đàn lợn, 6% đàn trâu, 10,3% đàn bò; 24,4% đàn gia cầm.

Năm 2015 đàn lợn 883 nghìn con; đàn bò 66,7 nghìn con, đàn trâu 105 nghìn con và đàn gia cầm 7.500 nghìn con (gà: 6.227 nghìn con; vịt: 1.273 nghìn con).

SL thịt hơi các loại 107,7 nghìn tấn (Thịt lợn 92,5 nghìn tấn; thịt bò 2,55 nghìn tấn; thịt trâu 3,3 nghìn tấn; thịt gia cầm 9,4 nghìn tấn; trứng 104 triệu quả).

2. Đến năm 2020

Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi 2016 - 2020 là 9,0%/năm. GTSX ngành chăn nuôi (giá TT) đến năm 2020 đạt khoảng 7.390.054 triệu đồng, chiếm 44,9% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tổng đàn: lợn 1.105 nghìn con; trâu: 106 nghìn con; bò 80,8 nghìn con; gia cầm 8.850 nghìn con (gà: 7.347 nghìn con; vịt: 1.503 nghìn con).

SL thịt hơi các loại 140,21 nghìn tấn (Lợn 122 nghìn tấn; gia cầm 11,3 nghìn tấn; trâu 3,36 nghìn tấn; bò 3,5 nghìn tấn, trứng 135 triệu quả).

Tiếp tục phát triển chăn nuôi hàng hoá theo hướng trang trại tập trung với phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Tỷ lệ chăn nuôi tập trung: đàn lợn 35,0%; trâu 25,0%; bò thịt 25,0%; gia cầm 55,0% tổng đàn.

Nâng cao chất lượng: tỷ lệ giống nạc 85% tổng đàn; bò lai Zebu 57,4% tổng đàn; gia cầm 90% tổng đàn.

II. Nội dung Quy hoạch phát triển các loại vật nuôi

1. Chăn nuôi gia súc:

a. Chăn nuôi lợn:

Tốc độ tăng trưởng đàn giai đoạn 2011 - 2015 là 8,32 %/năm; 2016 - 2020 là 4,6%/năm. Dự kiến tổng đàn năm 2015 có 883 nghìn con và năm 2020 là 1.105 nghìn con. Tỷ lệ đàn lợn chất lượng cao năm 2015 là 30% và năm 2020 là 50%.

Dự kiến năm 2015 đàn lợn nái là 153.640 con; đàn lợn thịt là 729.360 con. Năm 2020 đàn nái là 192.270 con; đàn lợn thịt 912.730 con. Trong nội bộ đàn nái sinh sản: tỷ lệ lợn nái nội giảm từ 91,6% năm 2009 xuống 50% năm 2015 và 20% năm 2020, đàn nái ngoại sinh sản tăng từ 4,5% năm 2009 lên 40% năm 2015 và 65% năm 2020; đàn nái lai sinh sản tăng từ 3,9% năm 2009 lên 15% năm 2020.

b. Chăn nuôi trâu:

Đàn trâu toàn tỉnh đến năm 2015 là 105.000 con và năm 2020 là 106.000 con. Trong đó có 50% số trâu trong tổng đàn cải tạo theo hướng lấy thịt năm 2015 và khoảng 70% năm 2020.

c. Chăn nuôi bò: Tốc độ tăng trưởng đàn bò 6,94%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 3,91%/năm 2016 - 2020. Dự tính tổng đàn bò đến năm 2015 là 66.700 con và 2020 là 80.800 con.

Phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất bò thịt chất lượng cao. Dự kiến tỷ lệ bò thịt chất lượng cao đạt 10% tổng đàn năm 2015 và 18% năm 2020.

Tiếp tục Zebu hoá đàn bò trên toàn tỉnh nhằm cải tạo tầm vóc đàn bò cái nền, đồng thời tạo ra bò thịt có trọng lượng xuất chuồng cao, tỷ lệ thịt xẻ khá. Dự kiến đàn bò lai zebu năm 2015 là 29.215 con, chiếm 43,8% tổng đàn; năm 2020 là 46.379 con chiếm 57,4% tổng đàn.

2. Chăn nuôi gia cầm:

Dự kiến đến năm 2015 có 7,5 triệu con; đến năm 2020 có 8,85 triệu con gia cầm. Trong đó đàn gà chiếm 85% tổng đàn gia cầm, đàn vịt, ngan chiếm khoảng 15%. Dự kiến đàn gà năm 2015 là 6,22 triệu con và năm 2020 là 7,34 triệu con, đàn vịt, ngan năm 2015 là 1,27 triệu con, năm 2020 là 1,5 triệu con.

3. Chăn nuôi các con vật khác:

Dự kiến đàn dê năm 2015 là 12.000 con và đạt 15.000 con năm 2020, tốc độ tăng đàn giai đoạn 2011 - 2015 là 4,78%/năm và 2016 - 2020 là 4,56%/năm.

Nuôi ong: Dự kiến năm 2020 có đàn ong đạt 20 nghìn tổ, cho sản lượng 40 tấn mật ong nguyên chất.

Nuôi tằm: Đến năm 2020 dự kiến sản lượng kén tằm ổn định 100 tấn/năm.

Xây dựng các mô hình vật nuôi mới như nuôi lợn rừng, ba ba, ếch, rắn... gắn với mô hình trang trại. Đưa số lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi khác lên gấp 2 - 3 lần vào năm 2015 - 2020.

4. Quy hoạch chăn nuôi tập trung

Dự kiến từ nay đến năm 2020 vẫn phát triển theo hình thức trang trại, gia trại và phát triển thêm một số khu chăn nuôi tập trung theo lộ trình.

Đến năm 2015: phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại. Tỷ lệ chăn nuôi tập trung: 14,5% đàn lợn, 6% đàn trâu, 10,3% đàn bò; 24,4% đàn gia cầm.

Đến năm 2020: Tiếp tục phát triển theo hướng trang trại tập trung với phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Tỷ lệ chăn nuôi tập trung: đàn lợn 35,0%; trâu 25,0%; bò thịt 25,0%; gia cầm 55,0% tổng đàn.

5. Quy hoạch giết mổ gia súc gia cầm tập trung đến năm 2020

Huyện, thành thị

Số lượng cơ sở

Địa điểm xây dựng

Hình thức giết mổ

Thời gian thực hiện

TP.Thái Nguyên

5

Xã Thịnh Đức, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Lương Sơn, Cao Ngạn

Công nghiệp

2011-2015

TX. Sông Công

2

Xã Lương Châu, Phố Cò

Công nghiệp

2011-2015

H. Định Hóa

2

Thị trấn Chợ Chu

Công nghiệp

2012-2020

H. Võ Nhai

2

Thị trấn Đình Cả

Công nghiệp

2012-2020

H. Phú Lương

2

Thị trấn Đu

Công nghiệp

2011-2020

H. Đồng Hỷ

2

TT Chùa Hang, Xã Hoá Thượng

Công nghiệp

2011-2020

H. Đại Từ

3

Hùng Sơn, Tiên Hội, Bình Thuận

Công nghiệp

2011-2020

H. Phú Bình

2

Cầu Ca xã Kha Sơn, Thị trấn Hương Sơn, Xã Nhã Lộng

Công nghiệp,

2011-2020

H. Phổ Yên

2

Xã Vạn Thái, Xã Nam Tiến, Thị trấn Ba Hàng

Công nghiệp,

2011-2020

III. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Giải pháp công tác thú y, phòng chống dịch bệnh

Đây là giải pháp đột phá, quan trọng số một phải được ưu tiên thực hiện trong quy hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản đến năm 2020, nhằm nâng cao rõ rệt năng lực phòng và chống có hiệu quả một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Các nhóm giải pháp chủ yếu về công tác thú y bao gồm:

a. Nhóm giải pháp chung là: Tăng cường, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của ngành thú y làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thú y, tham mưu cho các cấp chính quyền và trực tiếp chỉ đạo thực hiện nội dung công tác thú y trên địa bàn toàn tỉnh đối với các lĩnh vực phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y và thanh tra về thú y. Yêu cầu phải có đầu tư thích đáng, đồng bộ cho công tác thú y về quy hoạch, đào tạo, biên chế cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể chính trị, xã hội;

b. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực giám sát, chẩn đoán xét nghiệm, thông tin về dịch bệnh kịp thời; xây dựng bản đồ dịch tễ quản lý dịch, xác định vùng trọng điểm có nguy cơ cao thường xảy ra dịch bệnh để tăng cường đầu tư công tác phòng, chống dịch; tổ chức chống dịch nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Phân định rõ vai trò, quy trách nhiệm cụ thể đối với cơ quan thú y, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể và hệ thống mạng lưới thú y cơ sở trong công tác giám sát, thông tin, khai báo dịch và tổ chức chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở địa phương. Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia giám sát dịch và phòng chống dịch bệnh động vật

c. Nhóm giải pháp về vệ sinh, phòng bệnh: Thực hiện đồng bộ, triệt để các biện pháp phòng bệnh trên cơ sở ứng dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống; xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển chăn nuôi trang trại an toàn dịch, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thường xảy ra dịch bệnh; tiêm phòng vac xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm hiện nay là giải pháp phòng bệnh hiệu quả, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Cần phải đổi mới hình thức tổ chức, chỉ đạo công tác tiêm phòng nhằm nâng cao tỉ lệ, chất lượng, hiệu quả của công tác tiêm phòng vac xin. Thực hiện tiêm phòng định kỳ 2 lần/ năm và tiêm phòng bổ sung hàng tháng; tiêm phòng đồng loạt, rút ngắn thời gian tiêm phòng; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý chặt chẽ lưu thông, sử dụng vac xin, thuốc thú y. Xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, thực hiện kiểm soát giết mổ tại lò mổ, điểm giết mổ, ngăn chặn lây lan dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng khu nuôi cách li kiểm dịch, phát huy chức năng, vai trò của Trạm kiểm dịch động vật nội địa. Xây dựng các chốt kiểm dịch, Đội kiểm dịch thuộc Trạm thú y các huyện, thành phố, thị xã.

d. Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống mạng lưới thú y cơ sở vững mạnh, đủ năng lực làm nhiệm vụ giám sát dịch bệnh, tham mưu cho chính quyền cơ sở và trực tiếp hướng dẫn, thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương. Mỗi xã phường có Trưởng thú y và các thú y viên ở xóm bản được hưởng trợ cấp của nhà nước;

đ. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn;

e. Đầu tư cho công tác thú y

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống dịch; xây dựng Trung tâm Chẩn đoán thú y vùng tại Tỉnh Thái Nguyên;

Đầu tư cho các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm, chẩn đoán bệnh… Xây dựng Quỹ phòng chống dịch bệnh động vật, phát huy mọi nguồn lực, xã hội hoá công tác thú y trên địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp thực hiện quy hoạch chăn nuôi tập trung

Các địa phương rà soát lại quỹ đất, xác định cụ thể những vùng phát triển trang trại chăn nuôi theo quy hoạch. Đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế xây dựng chuồng trại, môi trường và vệ sinh thú y... bố trí các trại chăn nuôi cho phù hợp. Đặc biệt chú ý ưu tiên bố trí đất xây dựng các công ty chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ tiến tiến, khép kín, khu nông nghiệp công nghệ cao (kể cả các cơ sở giống), các trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, cơ sở giết mổ, chế biến.

Việc quy hoạch đất phát triển chăn nuôi tập trung, giết mổ, chế biến phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương, gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, đảm bảo phát triển an toàn, bền vững.

Các trang trại chăn nuôi tập trung xây dựng trước, không nằm trong vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung của địa phương, có công nghệ lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, không khắc phục được buộc phải giải thể hoặc ưu tiên di dời trước đến vùng quy hoạch;

3. Giải pháp về giống vật nuôi

a. Giống trâu

Chọn lọc nhân thuần: Tiến hành chọn lọc phân loại đàn trâu hiện có, loại bỏ những trâu đực có tầm vóc bé, giữ những trâu đực có tầm vóc to đủ tiêu chuẩn làm giống phối với đàn cái đã được chọn lọc để từng bước cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của đàn trâu.

Lai tạo trâu theo hướng thịt: Phát huy ưu thế và tiềm năng của giống trâu Murrah, sử dụng trâu đực Murrah lai với trâu cái nội tại địa phương bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo hoặc dùng trâu đực lai F1 Murrah phối giống trực tiếp với cái nội.

Về cái sinh sản: Sử dụng đàn cái nội đủ tiêu chuẩn và cái lai F1 Murrah phối trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo với trâu đực Murrah để tạo con lai theo hướng sinh sản và nuôi lấy thịt.

Quản lý giống trâu: Tất cả trâu đực giống đủ tiêu chuẩn đều được đánh số và mở sổ sách theo dõi phối giống.

b. Giống bò

Để đạt được mục tiêu về quy mô đàn và sản phẩm, yêu cầu phải đảm bảo đủ số lượng tinh đông lạnh và bò đực giống như sau:

Tinh đông lạnh: Cung ứng tinh đông lạnh nhóm bò Zebu và bò thịt chất lượng cao. Dự kiến đến năm 2015 cung ứng 7.000 liều tinh và năm 2020: 8.600 liều tinh để cải tạo đàn bò và sản xuất bò thịt chất lượng cao.

Bò đực giống: Nhập bò đực giống 3/4 máu Zebu trở lên, dùng để phối trực tiếp đối với các huyện miền núi. Số lượng bình quân từ 20 - 30 con/năm hoặc nhập bò đực giống Zebu thuần chủng bố trí ở những vùng không thụ tinh nhân tạo.

c. Giống lợn

- Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, quy mô từ trung bình đến lớn, để có sản phẩm hàng hoá chất lượng cao và giá thành hạ. Từ nay đến 2015 sử dụng các giống lợn ngoại và lợn lai đã thích nghi tốt với điều kiện trong tỉnh như Yorkshire Việt Nam, Yorkshire của công ty CP Group Thái Lan và các giống lợn lai 3 hoặc 4 máu ngoại có năng suất chất lượng cao như công thức lai tối ưu tạo con lai thương phẩm 3 máu ngoại là đực Duroc x cái F1 (Landrace x Yorkshire).

- Khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng trại giống ông bà. Các cơ sở giống lợn trong tỉnh nuôi đàn giống gốc ông bà, sản xuất lợn cái hậu bị cung cấp cho các trang trại chăn nuôi lợn nái. Đàn nái trên cho thụ tinh nhân tạo với tinh của đực giống Duroc hoặc Pietrain để tận dụng ưu thế lai, tạo đàn lợn lai thương phẩm có 3 hoặc 4 máu ngoại.

- Trong thời gian tới, tuỳ điều kiện các trang trại giống nên xây dựng cơ cấu đàn lợn thích hợp với quy mô từ 50 – 100 nái cơ bản (trong đó nái kiểm định chiếm 40%, nái hậu bị chiếm 60%, đực làm việc 8%, đực hậu bị 8%). Để trẻ hoá đàn nái, hàng năm cần loại thải khoảng 30% nái già và sinh sản kém, thay vào đó là nái hậu bị đã kiểm tra cá thể. Để tránh đồng huyết cơ sở sản xuất giống phải có ít nhất 3 – 4 nhóm đực, mỗi nhóm 1 – 2 con để chủ động phối giống. Các trang trại, trại giống hàng năm cần nhập bổ sung lợn giống bố mẹ để tránh thoái hoá, đồng huyết.

- Nhiệm vụ của các cơ sở giống lợn là phối hợp nghiên cứu chọn tạo nhóm lợn cao sản và xác định các tổ hợp lai thích hợp trong hệ thống giống lợn nhằm tạo được mô hình tổ chức sản xuất liên hoàn theo cấp giống từ ông bà cụ kỵ đến ông bà đến bố mẹ lai và đàn lợn lai 3, 4 hoặc 5 máu nuôi thịt thương phẩm đạt tỷ lệ nạc trên 55% theo hệ thống sản xuất giống hình tháp đồng thời nghiên cứu nâng cao chất lượng các giống lợn hiện có và tiến hành lai tạo giống mới từ các giống siêu thịt nổi tiếng như Yorkrhire, Landrace, Duroc, Pietrain.

- Giống lợn ngoại:

+ Giống ông bà: Nhu cầu về giống ông bà đến 2015 có 40% lợn nái ngoại = 61.456 con, lợn ông bà cần có 1.470 con, đến năm 2020 có 65% lợn nái ngoại = 124.976 con, lợn ông bà cần có 3.000 con.

+ Giống bố mẹ: do các trại giống ông bà của tỉnh sản xuất còn thiếu sẽ nhập từ các trại giống của Trung ương, của các tỉnh khác giống lợn lai. Khoanh vùng 1 – 2 xã của huyện Phú Bình chọn lọc nái Móng cái cho phối giống lợn Yorkshire thuần hoặc Landrace thuần sản xuất con lai F1 dùng làm nái.

- Giống lợn nội: chọn lọc lợn nái Móng cái thuần chủng để nhân thuần tại các huyện miền núi.

d. Giống gia cầm

Điều kiện nuôi tập trung: các giống chuyên thịt, chuyên trứng cao sản.

Điều kiện nuôi thả vườn: Đưa các giống gà thịt thả vườn phù hợp với điều kiện nuôi trang trại như: Tam Hoàng, Lương Phượng, gà Sacco ...

Giống vịt: Tiếp tục nuôi các giống vịt địa phương và các giống vịt chuyên trứng và chuyên thịt như: vịt Khali Cambell chuyên trứng, vịt CV Super M chuyên thịt, vịt CV Super M 2 chuyên thịt, vịt đẻ CV 2000 chuyên trứng và vịt Triết Giang.

4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật và công nghệ

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, hạ giá thành, tạo thế cạnh tranh.

Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các công thức lai tạo giống bò thịt cao sản, chất lượng cao từ cái nền lai Sind, lai Brahman, hoặc cái Brahman với các giống bò cao sản chuyên thịt như: Charolis, Heroford, Simmental, Limousin

Nghiên cứu ứng dụng các công thức lai tạo các dòng lợn lai thương phẩm hướng nạc 3, 4 hoặc 5 máu ngoại, thích nghi tốt với điều kiện Thái Nguyên.

Ứng dụng công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ enzyme, công nghệ lên men sinh vật, cân bằng axitamin, vitamin, khoáng nhằm giảm chi phí thức ăn.

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đó chính là cơ sở khoa học để định ra chính sách kinh tế, thị trường liên quan đến phát triển chăn nuôi.

5. Giải pháp về thức ăn chăn nuôi

a. Thức ăn tinh

Tổng nhu cầu thức ăn tinh 2015 là 402.850 tấn, 2020 là 503.255 tấn, khả năng cung cấp tại chỗ đáp ứng 50 – 60% nhu cầu.

Xây mới và mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất thức ăn hiện đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong tỉnh và tiệu thụ ngoài tỉnh;

Mở rộng mạng lưới dịch vụ cung cấp TACN có sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước (cấm sử dụng các hoá chất, hoocmon trong chăn nuôi).

Khuyến khích sử dụng sản phẩm nông nghiệp phát triển chế biến thức ăn tại chỗ đối với các trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ;

b. Thức ăn thô xanh

Dự kiến 2015: Tổng nhu cầu thức ăn thô xanh 1.945.000 tấn. Trong đó: Chăn thả tự nhiên đáp ứng khoảng 28%; tận dụng phụ phẩm nông nghiệp khoảng 29%; chăn thả dưới tán rừng 20%. Còn lại 23% phải trồng cỏ thâm canh: 1.800ha.

Dự kiến 2020: Tổng nhu cầu thức ăn thô xanh 2.102.500 tấn. Trong đó: Chăn thả tự nhiên đáp ứng 26%; tận dụng phụ phẩm nông nghiệp khoảng 27%; chăn thả dưới tán rừng đáp ứng 18%. Còn lại 29% phải trồng cỏ thâm canh, 2.450ha.

6. Giải pháp công tác khuyến nông:

Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông. Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh quyết định kiện toàn lại tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động khuyến nông từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; chỉ đạo xây dựng chương trình, dự án khuyến nông về lĩnh vực chăn nuôi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

7. Nhóm giải pháp về tài chính, tín dụng, đất đai:

Ngân sách nhà nước hỗ trợ cơ sở hạ tầng đường, điện, nước, xử lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằm trong vùng được quy hoạch; hỗ trợ phát triển giống, sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;

Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư các dự án phát triển giống vật nuôi, xây mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp;

Các Ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp, được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành.

Triển khai thực hiện Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 4/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 142/2009/QĐ-TTG, ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; tiếp tục thực hiện các quyết định của Chính phủ về phát triển chăn nuôi đến năm 2020...

Cơ sở sản xuất chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất.

8. Đào tạo nguồn nhân lực:

Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ chăn nuôi, thú y từ cấp tỉnh đến cơ sở xã phường, thị trấn; trú trọng đào tạo kiến thức chăn nuôi, thú y cho người chăn nuôi nhỏ nhất là vùng núi cao thông qua các hoạt động khuyến nông, các chương trình xã hội;

Xã hội hoá các hình thức đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, chương trình, dự án hỗ trợ, tham gia hoạt động đào tạo nghề, kỹ thuật chăn nuôi, thú y...

Chỉ đạo, thực hiện quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

9. Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất chăn nuôi, thị trường

a. Tổ chức sản xuất chăn nuôi

Quy hoạch chăn nuôi theo hướng tập trung, quản lý khép kín từ chăn nuôi đến chế biến tiêu thụ, hình thành vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh.

Ưu tiên đầu tư sản xuất giống vật nuôi chất lượng cao, khuyến khích phát triển hệ thống trang trại quy mô lớn có trang thiết bị và công nghệ hiện đại

Khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ tập trung và chế biến để tăng giá trị chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

b. Thương mại và thị trường

Nhanh chóng xây dựng thương hiệu, ngành hàng và liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ khép kín qua các công đoạn từ con giống đến sản phẩm thương phẩm, từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ.

Xây dựng, phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện lưu thông tốt các sản phẩm của ngành chăn nuôi, ổn định nguồn nguyên liệu cho các cơ sở giết mổ tập trung.

Khuyến khích phát triển các sản phẩm chăn nuôi là: thịt bò chất lượng cao, thịt gà và thịt lợn hướng nạc; tăng cường xúc tiến thương mại, nghiên cứu khảo sát thị trường quảng bá sản phẩm chăn nuôi của Thái Nguyên.

Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan công bố, hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung quy hoạch này.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Viết Thuần

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2140/QĐ-UBND ngày 17/09/2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.707

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.38.67
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!