Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2109/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Phước Hiền
Ngày ban hành: 23/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2109/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 12 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NĂM 2022

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 09/12/2019 của UBND tỉnh thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 20/01/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 27/11/2020 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1795/TTr-SKHCN ngày 15/12/2021 về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh triển khai thực hiện năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục 12 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh triển khai thực hiện năm 2022 (chi tiết tại phụ lục kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm:

1. Tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ; thẩm định kinh phí theo đúng quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ sau khi họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và Tổ thẩm định kinh phí đạt yêu cầu.

3. Đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ sau khi họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không đạt yêu cầu, giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định không thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi;
- Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: PCVP, KTTH, KTN, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Hiền


PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số: 2109/QĐ-UBND ngày 23/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Tên nhiệm vụ

Lĩnh vực

Phương thức thực hiện

Tính cấp thiết

Định hướng mục tiêu và yêu cầu đối với sản phẩm

Thời gian thực hiện

1

Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước gắn với nâng cao hiệu quả mô hình vị trí việc làm tại tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030

Xã hội và Nhân văn

Tuyển chọn

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ /Hội nghị Trung ương 7 khóa XII Ban Chấp hành Trung ương); Kết luận số 298-KL/TU ngày 13/4/2021 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi Kết luận của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3, Khóa XX về tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025,

Quảng Ngãi hiện có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện (gồm 01 huyện đảo, 05 huyện đồng bằng, 5 huyện miền núi) với 173 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 17 phường, 8 thị trấn và 148 xã. Từ năm 2015, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện triển khai mô hình vị trí việc làm ở khối cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh và cấp huyện. Đến nay đã có 22 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 13 UBND cấp huyện xây dựng đề án vị trí việc làm. Việc triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm đã xác định công việc rõ ràng hơn, phân nhóm công việc rành mạch, xác định tiêu chuẩn, vị trí việc làm cụ thể làm cơ sở để xác định biên chế, ngân sách của cơ quan hành chính nhà nước; đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện đã dần được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, dần đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên thực tiễn hiện nay vẫn còn những tồn tại nhất định như: mô hình vị trí việc làm còn chung chung, tiêu chuẩn cán bộ, đặc biệt, tiêu chuẩn công chức mặc dù được sử dụng trong mô hình vị trí việc làm nhưng lại được các cơ quan xây dựng chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn của mô hình chức nghiệp, xác định tiêu chuẩn mềm phục vụ cho công việc cụ thể còn rất thiếu, sơ sài…dẫn đến việc xác định năng lực và chất lượng cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước theo cho mô hình vị trí việc làm vẫn còn những hạn chế rất lớn, hiệu quả sử dụng của cán bộ, công chức theo mô hình vị trí việc làm chưa cao, ảnh hưởng rất lớn đến đổi mới chất lượng cán bộ, công chức, ảnh hưởng đến công tác cải cách hành chính.

Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, việc nghiên cứu xuất nhiệm vụ KH&CN này là cần thiết.

1. Định hướng mục tiêu

- Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và hiệu quả việc áp dụng mô hình vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2021;

- Đề xuất được hệ thống giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với nâng cao hiệu quả mô hình vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước (đủ số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu), đến năm 2030 đảm bảo 100% cán bộ, công chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định tại tỉnh Quảng Ngãi.

- Triển khai và đánh giá kết quả thí điểm mô hình vị trí việc làm ở cấp tỉnh, huyện và cấp xã.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Bộ phiếu điều tra.

- Báo cáo kết quả điều tra.

- Các báo cáo khoa học:

(1) Tổng quan về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước và mô hình vị trí việc làm.

(2) Báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2021.

(3) Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính gắn với nâng cao hiệu quả mô hình vị trí việc làm trong cơ quan hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.

(4) Thực hiện thí điểm mô hình vị trí việc làm tại một số cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

(5) Khuyến nghị với các cấp thẩm quyền giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn mới.

- 02 Kỷ yếu hội thảo.

- 01 Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Phim tư liệu.

- Báo cáo tổng hợp đề tài (báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

24 tháng

2

Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp ngăn ngừa, cơ chế xử lý xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Xã hội và Nhân văn

Tuyển chọn

Đến nay, nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong chính sách phát triển kinh tế gắn với an sinh- xã hội. Tuy nhiên tại một số địa phương trong nước đã xảy ra các xung đột xã hội, xuất hiện những “điểm nóng”, những sự việc tiêu cực về tôn giáo, tín ngưỡng, đất đai, ô nhiễm môi trường, cho vay nặng lãi...Một số vụ khiếu kiện đông người kéo dài xảy ra ở một số nơi, có những trường hợp đã bị kẻ cơ hội chính trị lợi dụng, chứng tỏ vẫn còn những mâu thuẫn, xung đột xã hội chưa được giải quyết kịp thời hoặc giải quyết chưa thỏa đáng.

Thực tế cho thấy mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong tất cả các lĩnh vực nếu không được giải quyết kịp thời, đúng đắn sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã xuất hiện các xung đột xã hội có nguy cơ chuyển sang tình huống chính trị - xã hội như vụ nhân dân xã Nghĩa An (thuộc huyện Tư Nghĩa) trước đây biểu tình đông người gây tắc nghẽn giao thông trên QL1A, vụ tiểu thương chợ Đức Phổ phản đối việc di dời địa điểm kinh doanh sang Trung tâm thương mại Đức Phổ, “điểm nóng” về xử lý rác thải trên địa bàn xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Nghĩa Kỹ huyện Tư Nghĩa; tranh chấp đất đai tại Nghĩa Hành, Bình Sơn; cho vay nặng lãi,... gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Nguyên nhân: do không nắm bắt kịp thời và giải quyết chậm những mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội để những thế lực xấu lợi dụng kích động người dân gây rối, tạo không khí căng thẳng ở địa phương.

Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phòng ngừa, khắc phục, phát hiện và giải quyết các xung đột xã hội có thể có nhiều, nhưng có hai yếu tố: một là, chưa có một hệ thống lý luận sâu sắc toàn diện về xung đột xã hội làm cơ sở để xây dựng các giải pháp phòng ngừa và giải quyết các xung đột xã hội, phát huy đồng thuận xã hội; hai là, chưa xây dựng một hệ thống cơ chế khả thi và hiệu quả để có các giải pháp giải quyết kịp thời, nhanh chóng khi các xung đột xã hội bùng nổ. Từ những vấn đề trên, có thể nhìn nhận tổng quan thực tiễn phát triển xã hội và quản lý xã hội ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đang đặt ra yêu cầu cần thiết về nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và nhận diện toàn diện các nguyên nhân của những xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh từ đó đề xuất giải pháp, cơ chế ngăn ngừa, xử lý có hiệu quả các xung đột xã hội, góp phần duy trì sự ổn định an ninh chính trị xã hội để phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Do đó việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN “Nghiên cứu đề xuất giải pháp ngăn ngừa, cơ chế xử lý xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” cần thiết.

1. Định hướng mục tiêu

Đánh giá thực trạng xung đột xã hội hội tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp ngăn ngừa; cơ chế xử lý xung đột góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phát triển bền vững kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2025 định hướng đến năm 2030.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Báo cáo điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng và nguyên nhân các xung đột xã hội đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ 2016-2021.

- Dự báo các xu hướng xung đột xã hội chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

- Giải pháp và kiến nghị với cấp ủy, chính quyền các cấp giải pháp ngăn chặn, cơ chế xử lý xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn mới.

- Kỹ năng xử lý cho từng loại hình xung đột xã hội.

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

- 02 Bài báo khoa học được công bố.

- Báo cáo tổng hợp đề tài (báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

24 tháng

3

Đề tài: Nghiên cứu dịch tễ học và đề xuất giải pháp phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại tỉnh Quảng Ngãi

Y tế

Tuyển chọn

Bệnh tan máu bẩm sinh còn gọi là bệnh thiếu máu tán huyết, bệnh huyết sắc tố (Thalassemia), là bệnh di truyền qua gen. Nguyên nhân là do cấu tạo bất bình thường của Hemoglobin trong hồng cầu (thiếu một chuỗi globin) do di truyền từ thế hệ trước (ông bà, cha mẹ). Tác hại của bệnh làm cho chất lượng hồng cầu suy giảm, hồng cầu dễ bị vỡ dẫn đến thiếu máu mãn tính. Nguy hiểm của bệnh là không thể điều trị khỏi hẳn mà phải truyền máu bổ sung, khi bệnh nhân được truyền máu nhiều, lâu dài dễ dẫn đến thừa sắt gây ra biến chứng trên tất cả các cơ quan làm thay đổi diện mạo người bệnh như thể trạng thấp bé, trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô,... suy tim, suy gan, suy nội tiết,... có thể dẫn đến tử vong. Xét về mặt tác hại và nguy hiểm đến kinh tế - xã hội của một quốc gia, bệnh làm giảm chất lượng dân số, nguồn lao động, tăng chi phí điều trị cho cộng đồng (khoảng 03 tỷ đồng/người bệnh, cần 50% lượng máu dự trữ quốc gia để điều trị), ảnh hưởng đến tuổi thọ, chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc của người dân nhất là đối với cộng đồng cư dân vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên thế giới, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tan máu bẩm sinh phổ biến trên 71% các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, khoảng 7% phụ nữ mang thai có gen bệnh và 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con mang gen bệnh, mỗi năm có từ 60-70 ngàn trẻ em được sinh ra mang bệnh ở mức độ nặng.

Tại Việt Nam, qua kết quả đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tể gen bệnh Thalassemia/huyết sắc tố tại Việt Nam” (nghiệm thu tháng 03/2021) của Việt Huyết học truyền máu Trung ương đã cho thấy với quy mô thực hiện 21.746 người của 53/64 dân tộc (Trong đó có dân tộc H’re, Kor của Quảng Ngãi), tại 24/63 tỉnh thành đã cho kết quả Việt Nam có trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (khoảng 12% dân số), người mang gen bệnh có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, song tập trung chủ yếu ở cộng đồng dân tộc thiểu số. Hiện nay nước ta có trên 20.000 bệnh nhân phải điều trị suốt đời, mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra mang bệnh tan máu bẩm sinh.

Ở Quảng Ngãi, dù chưa có kết quả điều tra khảo sát bệnh tan máu bẩm sinh song khẳng định là bệnh đã xuất hiện ở Quảng Ngãi thông qua kết quả chẩn đoán ở tuyến trên và được theo dõi điều trị tại Quảng Ngãi, đồng thời với kết quả khảo sát bước đầu của Viện Huyết học truyền máu Trung ương ở mẫu điều tra sơ bộ với đối tượng là học sinh các trường nội trú, dân tộc Kor có 38,8%, dân tộc Hre có 48% mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, kết quả trên đang báo động về tình trạng bệnh tại tỉnh.

Mặc dù bệnh tan máu bẩm sinh không thể điều trị khỏi hẳn cho đến hiện nay, song trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp phòng bệnh thành công như: Khám sàng lọc (phát hiện sớm người mang gen bệnh); Tư vấn di truyền (tránh kết hôn những người cùng mang gen bệnh); Thụ tinh nhân tạo (chọn phôi thai không mang gen bệnh)... Một số quốc gia đã áp dụng thành công và xóa sổ bệnh tan máu bẩm sinh ở phạm vi cả nước: Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Singapore...

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng dịch tễ bệnh, có 29 dân tộc thiểu số (Tập trung ở 03 dân tộc Hre, Kor, Xơ đăng), dân số 194.369 người (14,9% dân số toàn tỉnh) thì việc nghiên cứu dịch tễ học và đề xuất giải pháp phòng bệnh tan máu bẩm sinh ở tỉnh ta là thật sự cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Xác định đặc điểm dịch tễ học của bệnh tan máu bẩm sinh và đề xuất giải pháp phù hợp để phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xác định đặc điểm dịch tễ học của bệnh tan máu bẩm sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Đề xuất giải pháp đồng bộ phòng bệnh tan máu bẩm sinh đáp ứng được yêu cầu khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa cho vùng miền núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo trong tỉnh.

- Phổ cập kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh và kỹ năng phòng chống bệnh cho một bộ phận cộng đồng cư dân, cán bộ y tế vùng trọng điểm dịch tễ của bệnh tan máu bẩm sinh.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Báo cáo khoa học về đặc điểm dịch tễ học của bệnh tan máu bẩm sinh tại Quảng Ngãi.

- Bản đồ dịch tễ bệnh tan máu bẩm sinh đáp ứng yêu cầu khoa học, logic và chính xác.

- Xác lập hệ thống đồng bộ tổng hợp các giải pháp phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh.

- Hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn.

- Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài.

24 tháng

4

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân vô sinh và xây dựng mô hình dự phòng, can thiệp điều trị bệnh tại tỉnh Quảng Ngãi

Y tế

Tuyển chọn

Bệnh vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chiếm khoảng 10% và được nhận thấy tăng nhanh trong thời gian gần đây (WHO, 2018). Có nhiều yếu tố như viêm nhiễm sinh dục và bệnh lây truyền đường tình dục, tiền sử nạo hút thai, sự gia tăng mổ lấy thai trước đây, cùng với các yếu tố liên quan đến môi trường sống, chế độ ăn uống... cũng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng (Wagner, 2017; Luo, 2016; Chen, 2017; Greenlea, 2003; Porter, 2003).

Khoảng 3 thập kỷ vừa qua, nền Y học đã ghi nhận những thành công vượt bậc trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Hầu hết các nguyên nhân vô sinh đã được chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhờ vào việc ứng dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Một số phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển hay thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng giúp đạt tỷ lệ mang thai lên đến 50% mỗi chu kỳ chuyển phôi (Osman, 2016; Marcos, 2012; Matheu, 2019). Nhiều kỹ thuật hỗ trợ khác như nuôi cấy phôi nang, hỗ trợ phôi thoát màng, sinh thiết phôi để sàng lọc và chẩn đoán di truyền trước làm tổ, kỹ thuật trữ lạnh trứng, trữ lạnh tinh trùng hay phôi, phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn, mào tinh... giúp các cặp đôi vô sinh có thể có con (Petersen, 2005; Canto, 2006; Silber, 2010; Farahmand, 2016).

Trong thực tế, ở các nước đang phát triển, do điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của người dân, tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh được tiếp cận điều trị có thể chưa cao khi so sánh với các nước phát triển. Theo một thống kê năm 2007 trên 25 quần thể dân cư tương ứng 172.413 phụ nữ độ tuổi sinh sản, tỷ lệ trung bình những người mong muốn được điều trị đạt 56,1% (42-76,3%) ở những nước phát triển, trong khi con số này ở những nước đang phát triển chỉ ở mức 51,2% (27-74,1%). Tỷ lệ những người đã và đang thực sự tham gia quá trình điều trị rất thấp chỉ ở mức 22,4% (Jacky, 2007). Tuy vậy, một thống kê khác gần đây vào năm 2020 trên 1.131 đối tượng vô sinh tại Hàn Quốc nhận thấy tỷ lệ mong muốn được điều trị đạt đến 88,1%; Tỷ lệ này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, thời gian vô sinh, và tiền sử đã điều trị trước đó (Lee, 2020). Có thể nhận thấy nhu cầu điều trị vô sinh ngày càng được nâng cao.

Khu vực miền Trung, tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh được tiếp cận can thiệp điều trị còn thấp. Để tầm soát và đưa ra phương pháp điều trị vô sinh thích hợp là điều nên thực hiện. Tại tỉnh Quảng Ngãi, chưa có cuộc điều tra, khảo sát tỷ lệ vô sinh là bao nhiêu; chưa có đánh giá về nhu cầu điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản để có định hướng phát triển của ngành trong thời gian tới; chưa có mô hình dự phòng, can thiệp điều trị phù hợp và hiệu quả. Nhiều gia đình phải đi đến Tp. HCM, Hà Nội, Huế để điều trị tạo nguồn chi phí phụ cao, khó sắp xếp được thời gian để điều trị,... trong khi đó, việc ứng dụng một số phương pháp điều trị tại địa phương sẽ thuận lợi hơn.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất nhiệm vụ KH&CN “Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân vô sinh và xây dựng mô hình dự phòng, can thiệp điều trị bệnh tại tỉnh Quảng Ngãi” là cần thiết.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân vô sinh và nhu cầu điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng được quy trình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh tại tỉnh Quảng Ngãi.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng, nguyên nhân vô sinh và nhu cầu điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Xây dựng được quy trình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh vô sinh tại tỉnh Quảng ngãi.

- Ứng dụng mô hình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh vô sinh tại một đơn vị Y tế tại Quảng Ngãi. Đánh giá hiệu quả mô hình.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Báo cáo thực trạng, nguyên nhân vô sinh và nhu cầu điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Quy trình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh vô sinh tại tỉnh Quảng ngãi.

- Mô hình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh vô sinh tại một đơn vị Y tế tại tỉnh Quảng Ngãi.

- Báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình.

- Hội nghị, hội thảo.

- Báo cáo tổng hợp đề tài (báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

24 tháng

5

Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển một số loài hoa phù hợp với điều kiện sinh thái và thị trường tiêu thụ góp phần hình thành làng hoa chuyên canh tại xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi

Trồng trọt

Tuyển chọn

Tỉnh Quảng Ngãi là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, là những địa điểm rất thuận lợi cho việc khai thác, tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, du lịch, giải trí cho nhân dân và thu hút một lượng lớn du khách du lịch hàng năm. Trong đó, việc xây dựng vùng hoa chuyên canh là một trong những giải pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa làm nên vẻ đẹp cảnh quan môi trường, cải tạo được môi trường sinh thái. Đồng thời sẽ tham gia vào xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong phát triển ngành dịch vụ, phù hợp với định hướng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn thành phố Quảng Ngãi nói riêng tại vùng ven đô dọc hai bên bờ sông Trà Khúc.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, cuộc sống của người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hoa, cây cảnh cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Triển vọng phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập từ nghề trồng hoa là một thực tế có thể đạt được từ những tiềm năng sẵn có như: thị trường tiêu thụ rộng lớn; nguồn lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo; sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh; sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành trong việc ưu tiên phát triển các khu vực trồng hoa, cây cảnh, ... Thành phố Quảng Ngãi cũng đã có kế hoạch xây dựng dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Làng hoa xã Nghĩa Hà, giao UBND xã Nghĩa Hà làm chủ đầu tư với diện tích 9,57 ha tại Quyết định số 5991/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của UBND Thành phố Quảng Ngãi.

Trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, hiện nay đã có một số vùng chuyển đổi các loại cây trồng khác sang trồng hoa cây cảnh, bước đầu cho thấy hiệu quả mang lại cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác, trong đó nổi bật là xã Nghĩa Hà. Tại đây, đã có nhiều hộ tập trung trồng và sản xuất hoa theo hướng chuyên canh, một số loại hoa như hoa cúc, lay ơn ... Tuy nhiên, thực tế việc sản xuất hoa tại xã Nghĩa Hà hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế:

+ Về công tác giống: Số lượng và chất lượng giống không đảm bảo, việc sử dụng giống, cây con được nhập trôi nổi không rõ nguồn gốc hoặc được thu hoạch từ vụ trước để giống lại, không qua quá trình chọn lọc chất lượng dẫn đến tình trạng giống bị thoái hóa theo từng năm, chất lượng sản phẩm suy giảm, không đồng đều. Chủng loại giống còn ít chưa cập nhật với thị trường giống mới hiện nay.

+ Về kỹ thuật trồng và chăm sóc: Việc canh tác còn chưa có quy trình, kỹ thuật cụ thể cho từng giống, phần lớn vẫn đang áp dụng các quy trình trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm của từng hộ dân nên chất lượng hoa chưa cao. Công tác quản lý dịch bệnh hại còn hạn chế, đặc biệt do chưa nắm rõ về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại dẫn đến tình trạng sâu bệnh hại kháng thuốc, khả năng lây lan bệnh nhanh hơn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoa.

+ Về khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất: Người trồng hoa còn thụ động trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất nhỏ lẻ, chưa đầu tư cơ sở vật chất cần thiết để có thể ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ mới trong quá trình sản xuất, các giải pháp về thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cũng chưa được chú trọng.

Từ những hạn chế về nguồn cung cấp giống, kỹ thuật canh tác, sản phẩm thiếu đa dạng, sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, thiếu tính ổn định. Do vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần giải quyết các khó khăn, hạn chế trên nhằm giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả, chất lượng hoa, cây cảnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với định hướng sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong phát triển ngành dịch vụ, du lịch địa phương.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Ứng dụng khoa học công nghệ để khai thác hợp lý lợi thế địa phương, cải thiện và phát triển nghề trồng hoa có giá trị gia tăng cao, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới tại vùng ven đô tỉnh Quảng Ngãi.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá đúng hiện trạng và khả năng phát triển vùng hoa trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

- Cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng vùng sản xuất hoa chuyên canh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

- Xây dựng được một số mô hình trồng hoa thương phẩm, thu hoạch, bảo quản và liên kết tiêu thụ đạt hiệu quả kinh tế cao (thu nhập tăng 25-30% so với trồng hoa truyền thống).

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Báo cáo thực trạng và khả năng phát triển vùng hoa tại xã Nghĩa Hà, Thành phố Quảng Ngãi.

- Tuyển chọn được các loài hoa phù hợp với điều kiện sinh thái và thị trường tại Quảng Ngãi, trong đó có từ 2-3 loài hoa mới có giá trị kinh tế cao.

- Hoàn thiện và chuyển giao các hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nhân giống, kỹ thuật trồng, thu hoạch, bảo quản hoa sau thu hoạch.

- Xây dựng được các mô hình sản xuất giống, trồng hoa thương phẩm (hoa cắt cành, hoa trồng chậu, hoa trồng thảm), thu hoạch, bảo quản, liên kết tiêu thụ sản phẩm (quy mô 1000m2/mô hình, thu nhập đem lại tăng 25-30% so với trồng hoa truyền thống).

- Đào tạo 10 KTV cơ sở, tập huấn 50 lượt nông dân trồng hoa.

- Bài báo đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ.

- Phim tư liệu.

- Báo cáo tổng hợp đề tài (báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

30 tháng

6

Đề tài:

Xây dựng từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt - Hrê, Việt - Co

Công nghệ thông tin

Tuyển chọn

Theo kết quả điều tra về dân số ngày năm 2019 của Tổng cục thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có trên 30 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.044.607 người, chiếm khoảng 84,8%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Hrê có 133.103 người, chiếm khoảng 10,8%; dân tộc Co có 33.227 người, chiếm 2,7%; các dân tộc khác như Xơ Đăng, Thái, Nùng, Tày, Hoa,... chiếm dưới 2%. Trong những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh cũng đã phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần vượt khó, hưởng ứng nhiệt tình các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia ngày càng sâu rộng vào các chương trình, chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, vẫn có khoảng cách lớn giữa người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó khoảng cách giao tiếp là vấn đề cần khắc phục đầu tiên.

Hiện nay, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức các lớp giảng dạy cho đối tượng cán bộ công chức, viên chức, giáo viên tiếng đồng bào (cụ thể là tiếng Hrê và tiếng Co). Tuy nhiên, tài liệu phục vụ học tập chỉ mới có giáo trình bằng giấy do những người có kinh nghiệm biên soạn, và việc học tập chủ yếu thông qua truyền miệng, chưa có bộ từ điển chuẩn phục vụ tra cứu, học tập. Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay, chúng ta có thể hoàn toàn tận dụng công nghệ để hỗ trợ việc học và tự học, qua đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí, công sức, tạo điều kiện cho rất nhiều người có nhu cầu tự học, tự nghiên cứu về tiếng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

Bên cạnh đó, để góp phần thực hiện thành công Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025” thì việc xây dựng và hoàn thiện bộ Từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi Việt - Hrê, Việt - Co là hết sức cần thiết nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn trong cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương. Mặt khác giúp cho người đồng bào dân tộc tiểu số học hỏi, nâng cao kiến thức, hòa nhập với sự phát triển chung của tỉnh, của đất nước; đồng thời cũng giúp cho các cá nhân người Kinh đang làm việc với người đồng bào có thể hiểu và giao tiếp thuận lợi hơn, qua đó truyền đạt các kiến thức, các chủ trương, chính sách của chính quyền đến người đồng bào, tiếp thu kinh nghiệm và các vấn đề của người đồng bào được sâu sắc hơn.

Ngoài ra, từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi sẽ là nơi lưu giữ ngôn ngữ, giá trị văn hóa truyền thống, hình ảnh, phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc, cùng hòa vào dòng chảy phát triển chung của tỉnh ta nói riêng và đất nước nói chung.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Nghiên cứu xây dựng một từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt - Hrê, Việt - Co và ngược lại nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết của người Hrê, người Co được thuận lợi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn trong tỉnh đặc biệt là khoảng cách về giao tiếp; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, giới thiệu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Hrê, Co.

* Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu xây dựng một từ điển điện tử để phục vụ tra cứu tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt - Hrê, Việt - Co và ngược lại. Các từ đều được dịch nghĩa, hướng dẫn phát âm, cung cấp các từ đồng nghĩa, ví dụ minh hoạ, có hình ảnh và các đoạn phim về phong tục, tập quán, văn hóa của người đồng bào dân tộc thiểu số Hrê, Co.

- Từ điển được thiết kế linh hoạt, cung cấp chức năng thêm mới, cập nhật, chỉnh sửa từ ngữ, hình ảnh, tiếp nhận phản hồi và tương tác với người dùng, cho phép khai thác và sử dụng trên nhiều hệ thống khác nhau như: máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng.

- Đánh giá được kết quả triển khai áp dụng từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt- Hrê, Việt- Co vào thực tế.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

(1) Bộ từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt - Hrê, Việt - Co dễ dàng sử dụng và đáp ứng các yêu cầu:

- Từ điển có trên 1.120 từ Hrê và 1.650 từ Co, đặt trên trung tâm dữ liệu tỉnh Quảng Ngãi (Datacenter).

- Xây dựng được hệ thống website sử dụng API cho phép tìm kiếm, tra cứu từ điển; có chức năng gõ từ, website có khả năng cho phép 3.000 kết nối đồng thời; xây dựng công cụ hỗ trợ gõ tiếng dân tộc (Hrê, Co) trên giao diện.

- Hoạt động trên các môi trường: Trên máy vi tính (web-based), ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh điện thoại, máy tính bảng (hệ điều hành IOS và Android).

- Từ điển gồm các chức năng: Dịch nghĩa từ, phát âm từ, xem ví dụ minh họa, xem từ đồng nghĩa - gần nghĩa; dịch xuôi và dịch ngược (Việt- Hrê, Hrê - Việt; Việt - Co, Co - Việt).

- Ứng dụng công nghệ AI - trí tuệ nhân tạo trong nhận diện giọng nói.

- Có kênh tiếp nhận các đóng góp của người sử dụng từ điển (chức năng “phản hồi - góp ý”, để thu thập thêm dữ liệu ngôn ngữ, hoàn thiện hơn sản phẩm từ điển và làm cơ sở cho các nghiên cứu khác.

(2) Các báo cáo khoa học: Báo cáo xây dựng từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt- Hrê, Việt- Co và ngược lại; Báo cáo đánh giá kết quả triển khai từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt-Hrê, Việt-Co vào thực tế; ...

(3) Phim tư liệu, bản tin khoa học.

(4) Bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí chuyên ngành.

(5) Báo cáo tổng hợp đề tài (báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

18 tháng

7

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ chế biến một số sản phẩm thực phẩm có giá trị từ rong biển góp phần phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi

Kỹ thuật - Công nghệ

Tuyển chọn

Thực hiện Kế hoạch 187/TU ngày 24/4/2019 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018; Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch 187/TU ngày 24/4/2019 của Tỉnh ủy về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, trong giai đoạn 2021-2045 tầm nhìn đến 2045,

Kinh tế sinh học biển là một bộ phận của ngành kinh tế biển, dựa vào các nguồn lợi thủy sản sống để cung cấp các sản phẩm, công nghệ, dịch vụ đa dạng, ngày càng được quan tâm nhiều trên thế giới. Rong biển là một phần quan trọng của kinh tế sinh học biển. Rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học như: fucoidan, phlorotannin, laminaran, alginate, mannitol,... có lợi cho sức khỏe con người. Từ lâu rong biển đã được sử dụng trong văn hoá ẩm thực của nhiều quốc gia. Các sản phẩm thực phẩm chế biến từ rong biển ngoài việc cung cấp các dưỡng chất như thực phẩm thông thường, nó còn được xem như một thực phẩm chức năng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh với những hoạt tính quý như: kháng oxy hóa, kháng khuẩn, phòng chống ung thư; chống lại các bệnh béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp; hỗ trợ điều trị đái tháo đường; có khả năng làm lành vết thương và tái tạo cấu trúc tế bào,...

Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, có bờ biển dài khoảng 130 km với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và phát triển các loại rong biển. Nguồn lợi rong biển của tỉnh Quảng Ngãi đã được ghi nhận với lượng lớn, đa dạng về chủng loại.

Đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nguồn lợi từng loại rong biển trên địa bàn tỉnh. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại và Phạm Hữu Trí (2001), nguồn lợi rong biển đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi được ghi nhận gồm có rong Mơ (Sargassum), trữ lượng ước tính 500 - 700 tấn rong tươi/năm; rong Câu Rễ Tre (Gelidiella acerosa), trữ lượng ước tính 30 - 40 tấn rong tươi/năm; rong Lục, trữ lượng ước tính 30 - 40 tấn rong tươi/năm; rong Đông (Hypnea spp.) trữ lượng ước tính 10 - 15 tấn rong tươi/năm; rong Câu Chân Vịt (Gracilaria eucheumoides), trữ lượng ước tính 8 - 10 tấn rong tươi/năm; rong Câu các loại (Gracilaria banmeiana), trữ lượng ước tính 2 - 3 tấn rong tươi/năm; rong Kỳ Lân (Kappaphycus cottonii), trữ lượng ước tính 2 - 3 tấn rong tươi/năm.

Qua kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp tỉnh “Đánh giá hiện trạng nguồn lợi rong Mơ tại Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp khai thác, phát triển bền vững" (2014), tổng trữ lượng rong Mơ khoảng 13.657 tấn tươi. Trong đó, vùng ven bờ phía Bắc của tỉnh là 9.030 tấn tươi, chủ yếu tập trung xã Bình Hải, Bình Châu (huyện Bình Sơn), và xã Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh); vùng ven bờ phía Nam của tỉnh là 602 tấn tươi, chủ yếu tập trung ven bờ Sa Huỳnh ở hai thôn Châu Me và Tấn Lộc thuộc xã Phổ Châu, một ít phân bố rải rác ở ven bờ xã Phổ Vinh và Phổ Khánh (huyện Đức Phổ); vùng biển Lý Sơn là 4.025 tấn tươi (bao gồm đảo Lớn và đảo Bé). Đến nay, chưa có dữ liệu thống kê cụ thể về nguồn rong khai thác trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, ước khoảng 2.000 tấn rong Mơ khô được khai thác tại các địa phương: huyện Bình Sơn, Lý Sơn, Sơn Tịnh, và thị xã Đức Phổ.

Hiện nay, việc phát triển nguồn lợi từ rong biển ở tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Rong biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chỉ được tiêu thụ dưới dạng sơ chế ở quy mô thủ công, gia đình hoặc xuất khẩu đi nước ngoài qua đường tiểu ngạch, giá trị không cao và không ổn định. Với mục tiêu thu hút được sự quan tâm, đầu tư vào việc bảo tồn rong biển tự nhiên, phát triển nuôi trồng, khai thác rong biển bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, cần có sự đầu tư hơn nữa về khoa học và công nghệ để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, phù hợp với quy mô sản xuất công nghiệp, được chế biến bằng công nghệ tiên tiến, chất lượng ổn định, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và thế giới.

Trong số các sản phẩm thực phẩm được chế biến từ rong biển, thì nước uống dinh dưỡng rong biển, bột rong biển, rong biển lên men và bánh kẹo rong biển là các sản phẩm vừa phát huy được các dưỡng chất của rong biển, vừa có tính tiện lợi, dễ sử dụng và dự kiến nhu cầu thị trường lớn.

Nước uống dinh dưỡng rong biển không chỉ là một loại nước uống giải nhiệt, mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ hấp thu, có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Bột rong biển đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực thực phẩm, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc,... Việc bổ sung bột rong biển làm tăng các giá trị dinh dưỡng, mang lại những lợi ích sức khỏe, tăng cường kết cấu và đặc biệt tạo ra giá trị cảm quan mới cho các sản phẩm thực phẩm.

Rong biển lên men cung cấp lợi khuẩn probiotic kết hợp với thành phần chất xơ không tan giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Các vitamin, khoáng chất có trong rong biển lên men giúp hỗ trợ các chức năng trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, quá trình lên men còn giúp tăng cường hoạt tính kháng oxy hóa có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời giúp loại bỏ mùi tanh và tạo sự đa dạng về mùi vị cho sản phẩm.

Bánh kẹo rong biển là nhóm sản phẩm được nhiều người ưa thích, việc nghiên cứu chế biến bánh, kẹo từ rong biển phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng cho nhóm sản phẩm được ưa thích này.

Với lợi thế của tỉnh Quảng Ngãi là địa phương có nguồn lợi rong biển tương đối lớn, việc nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến nguồn lợi từ rong biển để tạo thành các sản phẩm thực phẩm có giá trị kinh tế cao sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế của nguồn rong biển địa phương, cải thiện thu nhập của người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm chế biến từ rong biển nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế, nâng cao mức sống của người dân và tạo tiền đề cho phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh Quảng Ngãi.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được hiện trạng khai thác, chế biến, tiêu thụ rong biển tại Quảng Ngãi.

- Phân tích được thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loài rong biển phổ biến của vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.

- Xây dựng được 04 quy trình công nghệ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao từ rong biển: Nước uống dinh dưỡng rong biển; Bột rong biển; Rong biển lên men; Bánh kẹo rong biển.

- Xây dựng mô hình sản xuất 04 sản phẩm chế biến từ rong biển đảm bảo đủ điều kiện để thương mại hoá.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Báo cáo hiện trạng khai thác, chế biến, tiêu thụ rong biển tại Quảng Ngãi; báo cáo thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng các loại rong biển phổ biến tại Quảng Ngãi.

- 04 quy trình chế biến các sản phẩm thực phẩm từ rong biển, gồm: Nước uống dinh dưỡng rong biển đóng chai/lon; Bột rong biển; Rong biển lên men; Bánh kẹo rong biển.

- Mô hình sản xuất các sản phẩm chế biến từ rong biển.

- 04 sản phẩm từ rong biển đảm bảo đủ điều kiện để thương mại hoá (với tổng sản phẩm dự kiến: 5.000 đơn vị sản phẩm).

- 04 bộ phiếu phân tích chất lượng sản phẩm.

- 04 bộ tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm từ rong biển.

- 02 bài báo quốc tế trên tạp chí uy tín thuộc danh mục Scopus/WoS...

- Báo cáo tổng hợp đề tài (báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

30 tháng

8

Dự án: Thực nghiệm mô hình nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ong mật (Ong Ý (Apis mellifera ligustica), Ong Dú) theo chuỗi giá trị tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Chăn nuôi

Tuyển chọn

Nghề nuôi ong lấy mật nước ta đã phát triển từ rất lâu, đem lại nguồn lợi lớn từ những sản phẩm của ong như: mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, ấu trùng và nhộng ong, sáp ong, keo ong... Theo số liệu của Hải quan Mỹ: “Năm 2020, xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt khoảng 50.700 tấn, chiếm khoảng 25,8% tổng lượng nhập khẩu mật ong của nước này”.

Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi với diện tích tự nhiên hơn 2/3 của tỉnh, thuận lợi cho nghề nuôi ong; toàn tỉnh hiện có khoảng 3.532 đàn ong, chủ yếu ở các huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ. Trong đó Sơn Tây là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi với nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,5°C, độ ẩm trung bình từ 88 - 99% rất thích hợp cho nhiều loại cây, vật nuôi phát triển đặc biệt là nghề nuôi ong. Thực tế hiện nay nghề nuôi ong tại huyện Sơn Tây và các huyện miền núi của tỉnh chưa được đầu tư phát triển đúng mức, việc ứng dụng KHCN trong việc nuôi ong còn rất hạn chế, chưa phát huy hết điều kiện thuận lợi thiên nhiên ưu đãi. Để tạo sinh kế cho người dân và góp phần phát triển ngành nghề mới, góp phần xóa đói giảm nghèo tạo sản phẩm xuất khẩu, việc thực nghiệm mô hình nuôi, chế biến ong mật (Ong Ý (Apis mellifera ligustica), Ong Dú) theo chuỗi giá trị tại huyện Sơn Tây và các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi là cần thiết.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Xây dựng và phát triển nghề nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi nhằm tạo sinh kế cho người dân.

* Mục tiêu cụ thể:

- Khảo sát, đánh giá điều kiện, khả năng phát triển nghề nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây và các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi;

- Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật nhân nuôi và chế biến các sản phẩm ong mật (Ong Ý lấy mật (Apis mellifera ligustica), Ong Dú), phấn hoa tại Sơn Tây, Quảng Ngãi;

- Thực nghiệm 02 mô hình nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây với 10 hộ tham gia (giai đoạn 1 thực hiện 05 hộ, sau khi nuôi thành công mở thêm 05 hộ);

- Xây dựng được 01 mô hình khai thác, chế biến và bảo quản thực phẩm từ ong mật (mật ong và phấn hoa) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Xây dựng được chuỗi liên kết bền vững trong nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ong mật tại huyện Sơn Tây.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Báo cáo đánh giá điều kiện, khả năng phát triển nghề nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây và các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi;

- Báo cáo kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăn nuôi ong;

- Các quy trình kỹ thuật:

+ Quy trình kỹ thuật nuôi ong (ngoại và nội);

+ Quy trình kỹ thuật tạo chúa - chia đàn;

+ Quy trình kỹ thuật khai thác, chế biến, bảo quản mật ong và sữa ong chúa;

+ Quy trình công nghệ tinh lọc và giảm thủy phần mật ong;

+ Quy trình kỹ thuật khai thác, chế biến, bảo quản phấn hoa;

+ Quy trình phòng, trị bệnh cho ong;

+ Quy trình phòng, chống ngộ độc và ngăn ngừa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

- 1 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học.

- Đào tạo cho 30 hộ dân có kỹ năng nuôi ong mật.

- 02 mô hình nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây với 100 đàn ong Ý, đạt 2.000-2.500 lít mật; 50 đàn ong Dú đạt 130-190 lít mật và 3.500 - 6.000g phấn hoa; chất lượng mật ong đạt TCVN 12605:2019 .

- 01 mô hình khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm từ ong mật (mật ong và phấn hoa).

- Hệ thống nhận diện sản phẩm ong mật Sơn Tây; chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.

24 tháng

9

Đề tài: Điều tra, đánh giá nguồn lợi và đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn lợi Don (Glauconome sp.) trên vùng hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi

Thủy sản

Tuyển chọn

Don là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc giống Glauconome phân bố hầu hết ở vùng triều ven biển Việt Nam, là loài có giá trị về thực phẩm.

Don phân bố ở các sông tỉnh Quảng Ngãi, chủ yếu ở sông Trà Khúc và sông Vệ nhưng phần lớn tập trung ở sông Trà Khúc, đoạn chảy qua xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Phú (TP Quảng Ngãi - đoạn gần cuối nguồn dòng sông). Chúng thường được khai thác vào mùa khô (khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm).

Thương hiệu Don Quảng Ngãi đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là 1 trong 4 sản vật Quảng Ngãi và được xếp hạng trong số 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ Don trên thị trường ngày càng tăng phục vụ cho địa phương, du khách, đặc biệt khi “Don Nghĩa Hoà” đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền và Hợp tác xã Don Nghĩa Hoà đầu tư hệ thống máy móc thiết bị sản xuất đóng gói don khô ăn liền đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm của Don Quảng Ngãi.

Thực hiện Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 187-KH/TU ngày 24/4/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, trong giai đoạn 2021 - 2045 tầm nhìn đến năm 2045; trong đó xác định cụ thể đối với Nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản: “Chuyển từ nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao; tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt.”,

Thực trạng khai thác nguồn Don ở vùng cửa sông Quảng Ngãi của dân hiện nay đang có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn Don- đặc sản của địa phương nếu không có giải pháp quản lý kịp thời.

Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ cũng như đẩy mạnh nghề nuôi trồng nguồn Don ở vùng cửa sông Quảng Ngãi có hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu cung cấp, tiêu thụ và hạn chế tình trạng khai thác quá mức, giảm nguy cơ suy cạn nguồn lợi; tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân, việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN này là cần thiết.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Đánh giá được hiện trạng nguồn lợi và đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn lợi Don trên vùng hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi nhằm mục đích bảo vệ nguồn lợi, góp phần ổn định nghề khai thác Don của người dân tỉnh Quảng Ngãi.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xác định được thành phần loài, vùng phân bố, đặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng của Don tại hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi.

- Có được dẫn liệu về hiện trạng nguồn lợi và khai thác nguồn lợi Don tại các vùng hạ lưu sông tỉnh Quảng Ngãi.

- Có được các giải pháp quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi Don tại các vùng hạ lưu sông tỉnh Quảng Ngãi.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm:

- Báo cáo đánh giá hiện trạng nguồn lợi và khai thác nguồn lợi Don tại Quảng Ngãi.

- Báo cáo thành phần loài, vùng phân bố, đặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng của Don tại hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi.

- Báo cáo đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn lợi Don trên vùng hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi

- Bản đồ phân bố nguồn lợi Don.

- 02 bài báo trên tạp chí khoa học.

- Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu.

24 tháng

10

Đề tài: Nghiên cứu, tính toán bổ sung, đánh giá đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Ngãi đến 2020

Tài nguyên Môi trường

Tuyển chọn

Một trong những nhân tố quan trọng chi phối trực tiếp đến sự bền vững trong phát triển kinh tế xã hội là chế độ khí hậu, thủy văn. Tận dụng, khai thác những mặt thuận lợi do nguồn tài nguyên khí hậu, thủy văn mang lại, hạn chế tối đa những tác động bất lợi luôn là mối quan tâm hàng đầu trong việc hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch và triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống dân sinh. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển, quy mô kinh tế ngày càng lớn, nguy cơ rủi ro do thiên tai, tác động của các yếu tố thời tiết, thủy văn cũng vì thế sẽ có chiều hướng gia tăng, việc nhận diện xu thế diễn biến khí hậu, thủy văn, thiên tai càng trở nên quan trọng.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đặc điểm khí hậu thủy văn nói chung, đặc điểm thiên tai nói riêng tại các địa phương cần phải được nghiên cứu, cập nhật thường xuyên. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu hiện nay, diễn biến thời tiết, thủy văn, thiên tai có những thay đổi bất thường so với trước đây. Quy mô, cường độ thiên tai như mưa lớn, bão, lũ lụt luôn xác lập những kỷ lục mới, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội và đời sống dân sinh của nhiều địa phương. Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn. Hầu như không có năm nào Quảng Ngãi không chịu thiệt hại do bão, mưa lớn, lũ lụt gây ra. Chính vì vậy, ứng phó giảm thiểu tác động tiêu cực, bất lợi của thời tiết, khí hậu, thủy văn đến kinh tế - xã hội luôn được tĩnh quan tâm - thể hiện trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh Quảng Ngãi là “Chủ động thực hiện có hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; khắc phục bồi lấp, sạt lở cửa sông, cửa biển”.

Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư cho công tác nghiên cứu về khí hậu, thủy văn, thiên tai; xây dựng, phát triển công nghệ, trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác ứng phó với thiên tai; khai thác điều kiện thuận lợi về nguồn tài nguyên khí hậu, thủy văn trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội như phát triển năng lượng thủy điện, quang điện, xây dựng hệ thống tưới tiêu,..; giảm thiểu, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực do chế độ khí hậu, thủy văn gây ra như hạn hán, xâm nhập mặn, bão, mưa- lũ lụt,... Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, thiên tai đã được thực hiện, một trong số đó là đề tài nghiên cứu đánh giá đặc điểm chế độ khí hậu thủy văn của tỉnh được thực hiện vào năm 2001 trên cơ sở dữ liệu quan trắc, đo đạc từ 1976-2000. Sau 10 năm - đến 2011, đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục được tỉnh đầu tư nghiên cứu cập nhật, bổ sung trên cơ sở dữ liệu đến 2010, nhằm đảm bảo tính phù hợp của tài liệu quan trọng trên với thực tiễn.

Từ 2010 đến nay, diễn biến khí hậu thủy văn nói chung, thiên tai nói riêng đã có sự khác biệt khá nhiều so với trước đây, cụ thể:

- Về khách quan: Thiên tai về bão, mưa lớn, nắng nóng, khô hạn diễn biến phức tạp hơn, với nhiều kỷ lục được xác lập như về cường độ, lượng mưa, đỉnh lũ, nắng nóng kéo dài, điển hình là năm 2013 và năm 2020 vừa qua.

- Về chủ quan: Sự phát triển hệ thống hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn; sự gia tăng mức độ khai thác sử dụng nước đã làm thay đổi chế độ thủy văn các sông. Mực nước vùng hạ lưu trong mùa cạn những năm gần đây liên tục ở mức rất thấp.

Với những diễn biến thay đổi về thời tiết, thủy văn trong những năm qua, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu bổ sung, cập nhật thông tin để đánh giá chế độ khí hậu thủy văn theo dữ liệu quan trắc đến 2020, đảm bảo tính thực tế và hiệu quả sử dụng của tài liệu trên đối với sự phát kinh tế xã hội của tỉnh, hạn chế tác động rủi ro do diễn biến khí hậu thủy văn, thiên tai gây ra.

1. Định hướng mục tiêu:

* Mục tiêu chung:

Tạo lập được tài liệu khoa học đánh giá chế độ, đặc trưng khí hậu, thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (từ năm 1976) đến năm 2020; cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên về khí tượng, thủy văn được cập nhật hàng năm phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phòng, chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra tại tỉnh Quảng Ngãi.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được bộ dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi (từ năm 1976) đến năm 2020.

- Đánh giá đầy đủ chi tiết về diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Ngãi (từ năm 1976) đến năm 2020 phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

- Xây dựng được bản tài liệu “Đặc điểm khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Ngãi” phục vụ rộng rãi các thành phần kinh tế xã hội, làm tài liệu phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức về tài nguyên khí hậu, thủy văn và khả năng tự ứng phó thiên tai trong cộng đồng.

- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng và giám sát tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, phòng tránh thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn.

2. Yêu cầu các kết quả chính:

- Bộ số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi (từ năm 1976) đến năm 2020.

- Bộ bản đồ phân vùng khí hậu, thủy văn, bản đồ đẳng trị, bản đồ đẳng trị mưa, bản đồ đẳng trị ẩm, bản đồ phân bố lớp dòng chảy trung bình nhiều năm, bản đồ mạng lưới sông suối, bản đồ mạng lưới trạm, bản đồ ngập lụt các vết lũ lớn, lịch sử,...

- Báo cáo “Đặc điểm khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Ngãi”.

- Phần mềm quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, đảm bảo lưu trữ các đặc trưng số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm trong tỉnh, có thể cung cấp khai thác trực tiếp trên Website có phân quyền sử dụng đảm bảo theo đúng quy định. Phần mềm có chức năng cập nhật dữ liệu hàng năm.

- Bản đề xuất các giải pháp sử dụng và giám sát tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, phòng tránh thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn.

- Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu.

24 tháng

11

Đề tài: Nghiên cứu những giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, hướng tới xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới

Xã hội và Nhân văn

Tuyển chọn

* Tính cấp thiết

Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đông Nam Bộ là ba trung tâm văn minh ở thời đại kim khí, trong đó văn hóa Sa Huỳnh phân bố trên dải đất miền Trung Việt Nam từ vùng Hà Tĩnh giao thoa với văn hóa Đông Sơn đến vùng Bình Thuận và vùng trung tâm của văn hóa này nằm ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, bắc Bình Định. Văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh Quảng Ngãi và năm 1936 M.Colani nhà khảo cổ học người Pháp đã lấy địa danh Sa Huỳnh đặt tên cho nền văn hóa khảo cổ này là “Văn hóa Sa Huỳnh”.

Trên cơ sở các nguồn tài liệu khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi qua các cuộc khai quật từ đầu thế kỷ 20 của Bà La Barre khai quật tại Phú Khương năm 1923, Bà M.Colani nhà khảo cổ học người Pháp khai quật tại Thạnh Đức, Sa Huỳnh vào năm 1934 sau đó công bố trên tạp chí B.E.F.E.O (tạp chí của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp); Các cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học Việt Nam tại Quảng Ngãi từ năm 1977 đến nay; Nguồn tài liệu hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về văn hóa Sa Huỳnh ở các năm 1985, 1999, 2009, 2019 được tổ chức tại Hà Nội và tại Quảng Ngãi; luận án tiến sĩ; các bài báo khoa học từ các cuộc khai quật nghiên cứu tại vùng Sa Huỳnh, Long Thạnh, Bình Châu, Xóm Ốc, Suối Chình... và đề tài KH&CN “Nghiên cứu biên soạn Văn hóa Sa Huỳnh trên đất Quảng Ngãi” năm 2007 đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh, đặc điểm phân bố di tích văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đồng bằng duyên hải và hải đảo, mối quan hệ văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của cư dân văn hóa Sa Huỳnh.

Các di tích và di vật văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi rất phong phú và đa dạng, là nguồn sử liệu nghiên cứu đặc trưng văn hóa, tính chất, niên đại và các giá trị của di sản văn hóa Sa Huỳnh, cơ tầng hình thành văn hóa, văn minh Sa Huỳnh và quốc gia cổ đại Champa sau này ở miền Trung Việt Nam.

Những giá trị văn hóa nổi bật của di sản văn hóa Sa Huỳnh như tính bản địa, tính biển, tính đa dạng, tính định cư... đều đã được phát lộ ở địa tầng các di tích do các nhà khảo cổ học Việt Nam và quốc tế phát hiện, khai quật, nghiên cứu tại Sa Huỳnh, Long Thạnh, Bình Châu II, Bình Châu I, Dương Quang (vùng duyên hải); Thôn Tre 1, Thôn Tre 4, Trà Veo 3 (vùng núi); Xóm Ốc, Suối Chình (vùng hải đảo)... Các nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi đã bước đầu cho thấy diện mạo đa dạng của nền văn hoá này phân bố từ vùng hải đảo, vùng ven biển, đồng bằng hẹp đến miền núi, tạo nên sự đa dạng về sinh thái văn hóa, bao gồm: sinh thái văn hóa núi, sinh thái văn hóa đồng bằng duyên hải, sinh thái văn hóa biển đảo, ở đó con người tương tác hài hòa với thiên nhiên, tạo nên các giá trị văn hóa đặc trưng.

Tuy nhiên, các di tích này chỉ mới khai quật nhỏ, lẻ tẻ ở các thời điểm khác nhau, chưa có hệ thống, chưa hội đủ bằng chứng giá trị đáp ứng các tiêu chí của UNESCO về di sản văn hóa thế giới.

Mặt khác, hiện nay xu hướng xây dựng các hồ đập chứa ở vùng thung lũng núi sẽ gây nguy cơ nhấn chìm xóa bỏ vĩnh viễn di sản văn hóa Sa Huỳnh trong lòng đất nếu không phát hiện khai quật kịp thời, như lòng hồ chứa nước Nước Trong đã phát hiện khai quật bảo tồn trước khi dâng nước; Vùng đồng bằng duyên hải việc phát triển khu công nghiệp, các dự án đầu tư cũng gây nguy cơ làm biến mất di sản văn hóa Sa Huỳnh hiện tồn trong lòng đất như địa điểm văn hóa Sa Huỳnh Gò Quê đã được phát hiện khai quật kịp thời trước khi xây dựng nhà máy đóng tàu; các di tích văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn trước tốc độ phát triển đô thị hóa sẽ tác động đến nhiều di tích đang có nguy cơ bị xâm hại, xóa sổ hoàn toàn. Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh, phục vụ nghiên cứu lịch sử, văn hóa địa phương, là cơ sở khoa học trình UNESCO công nhận văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa thế giới, việc đề xuất triển khai nhiệm vụ KH&CN này là rất cần thiết.

Di sản văn hóa Sa Huỳnh được vinh danh là di sản văn hóa thế giới sẽ mang lại vị thế mới cho tỉnh Quảng Ngãi và miền Trung Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội, tạo sức bật mạnh mẽ về du lịch, là cơ sở để đa dạng hóa loại hình dịch vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này là cần thiết.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung;

Nghiên cứu đặc trưng, tính chất, niên đại và giá trị lịch sử văn hóa nổi bật của di sản văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh, phục vụ nghiên cứu lịch sử, văn hóa địa phương, phát triển du lịch, định hướng xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

* Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu xác định quy mô, vùng phân bố của di sản văn hóa Sa Huỳnh tỉnh Quảng Ngãi;

- Xây dựng Bản đồ khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi

- Nhận diện giá trị di sản tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi;

- Đề xuất các giải pháp thăm dò, khai quật; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi;

- Định hướng xây dựng Hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho di sản văn hóa Sa Huỳnh tại vùng đất Quảng Ngãi trên cơ sở đáp ứng tiêu chí của UNESCO.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Xây dựng các báo cáo khoa học kết quả điều tra thăm dò, khai quật khảo cổ các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở 3 vùng sinh thái văn hóa: Vùng núi, đồng bằng duyên hải và hải đảo, đảm bảo là nguồn tư liệu khoa học khai thác, nghiên cứu các đặc trưng, tính chất, niên đại, các giai đoạn phát triển và giá trị lịch sử văn hóa nổi bật của di sản văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi.

- Bản đồ tuyến điều tra và phân bố di sản văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi ở 3 vùng sinh thái: vùng núi, đồng bằng duyên hải và hải đảo.

- Bản đồ khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi (vùng lõi, vùng đệm, vùng phụ cận);

- Sơ đồ vị trí không gian khu vực các điểm khai quật mới khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh;

- Nhận diện những giá trị di sản tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi.

- Báo cáo kiến nghị về giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi.

- Bộ cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng Hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi.

- Các bảng biểu thống kê, phân tích;

- Bản dập hoa văn, bản vẽ hiện vật; bản ảnh di tích di vật;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học;

- Phim tư liệu văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi (di tích di vật);

- 02 bài báo khoa học (đăng Tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước);

- Báo cáo tổng hợp đề tài (báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

30 tháng

12

Đề tài: Đánh giá khả năng phát triển khu công nghiệp sinh thái tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030

Xã hội và Nhân văn

Tuyển chọn

Tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 đã cấp chủ trương đầu tư cho 524 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 173.683 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,947 tỷ USD; trong đó, có 123 dự án lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (chiếm tỷ lệ 23%). Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 10%. Tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt trên 63% tổng số lao động toàn tỉnh; trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 30 -32%. Các Khu công nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 65.000 công nhân. Riêng Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi cấp chủ trương đầu tư cho 85 dự án công nghiệp, tổng vốn đầu tư ước tính 123.981 tỷ đồng (Báo cáo số 65-BC/TU của Tỉnh Uỷ ngày 11/5/2021 Tổng kết Kết luận số 18-KL/TU ngày 19/4/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba, khoá XIX về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2020).

Triển khai Quyết định số 998/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 07/7/2021 về việc ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện nhằm phấn đấu đưa tỉnh Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh có công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và thực tiễn hiện nay Quảng Ngãi chưa có khu công nghiệp thí điểm xây dựng KCN sinh thái với hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và vận hành đạt tiêu chuẩn Việt Nam và đáp ứng tiến trình “Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp toàn cầu” để thu hút các doanh nghiệp lớn vào đầu tư, khai thác kinh doanh, thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững, góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Ngãi lần thứ XX đề ra. Do đó việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN “Đánh giá khả năng phát triển khu công nghiệp sinh thái tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030” là cần thiết.

1. Định hướng mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Khai thác phát huy hiệu quả khu công nghiệp sinh thái góp phần cân bằng môi trường phát triển công nghiệp, dịch vụ bền vững gắn với phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2021 trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn sinh thái.

- Đề xuất giải pháp phát triển các khu công nghiệp sinh thái góp phần cân bằng môi trường phát triển công nghiệp, dịch vụ bền vững gắn với phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Bộ phiếu điều tra, đánh giá

- Báo cáo đánh giá thực trạng các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2021 trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn sinh thái.

- Giải pháp phát triển các khu công nghiệp sinh thái góp phần cân bằng môi trường phát triển công nghiệp, dịch vụ bền vững gắn với phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.

- Vận hành thực nghiệm mô hình KCN sinh thái tại một khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi.

- Đào tạo, tập huấn cách thức vận hành mô hình KCN sinh thái.

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

- 02 Bài báo khoa học được công bố.

- Phim tư liệu.

- Báo cáo tổng hợp đề tài.

24 tháng

Danh mục bao gồm: 12 nhiệm vụ KH&CN

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2109/QĐ-UBND ngày 23/12/2021 phê duyệt danh mục các đề tài, dự án khoa học và công nghệ triển khai thực hiện năm 2022 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


113

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.247.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!