Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2065/QĐ-BNN-KHCN 2024 nhiệm vụ khoa học thuộc Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp

Số hiệu: 2065/QĐ-BNN-KHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 28/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2065/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2025 THUỘC "ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030"

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030";

Căn cứ Thông tư số 20/2023/TT-BKHCN ngày 12/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư 23/2021/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ;

Căn cứ Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và

Căn cứ Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2531/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/6/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định một số nội dung, định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ các Quyết định: số 3574/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/8/2023 và số 1299/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn thuộc "Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030";

Xét đề nghị của các Hội đồng KHCN tư vấn đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp và Tổ Thẩm định nội dung, tài chính nhiệm vụ KHCN thuộc "Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 tại các Biên bản họp (Quyết định thành lập Hội đồng KHCN và Tổ Thẩm định tài chính số 4927/QĐ-BNN-KHCN ngày 20/11/2023; số 5368/QĐ-BNN-KHCN; số 5925/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/12/2023 và số 1720/ QĐ-BNN-KHCN ngày 14/6/2024);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ bắt đầu thực hiện từ năm 2025 bao gồm: tên nhiệm vụ KHCN, tổ chức, cá nhân chủ trì, mục tiêu, dự kiến kết quả, thời gian và kinh phí thực hiện thuộc "Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030" (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính và các đơn vị liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ xây dựng thuyết minh tổng thể và triển khai thực hiện đề tài/dự án SXTN theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính, tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ Tài chính;
- Lưu: VT, KHCN (TTQ30b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến


PHỤ LỤC

DANH MỤC: NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2025 THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-KHCN ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên đề tài KHCN

Tổ chức/cá nhân chủ trì

Mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Kinh phí các năm

2025

2026

2027

2028

2029

Tổng KP

Tổng KP

Tổng KP

Tổng KP

Tổng KP

Tổng KP khoán

KP khoán

KP khoán

KP khoán

KP khoán

KP khoán

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

I

Trồng trọt - BVTV

1.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống lan Vũ nữ (Oncidium sp.) có hương thơm

Viện Nghiên cứu Rau quả.

TS. Nguyễn Văn Tỉnh

Chọn tạo được giống lan vũ nữ có hương thơm bằng chỉ thị phân tử phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết chặt với tính trạng hương thơm cho chủng loại lan nghiên cứu.

- 01-02 giống hoa lan Vũ nữ sinh trưởng, phát triển tốt, màu sắc đẹp, có hương thơm (có chiều dài cành ≥ 60cm, có ≥ 40 hoa/cành) được công bố lưu hành và đăng ký bảo hộ (được chấp nhận đơn bảo hộ hợp lệ).

- Quy trình chọn tạo giống lan Vũ nữ có hương thơm bằng chỉ thị phân tử được công nhận và ban hành cấp cơ sở.

- Quy trình nhân giống in vitro hoa lan Vũ nữ.

- Quy trình sản xuất hoa thương phẩm cho lan Vũ nữ được công nhận cấp cơ sở.

- Báo cáo thí nghiệm diện rộng hoa thương phẩm cho lan Vũ nữ, quy mô 5.000 - 10.000 cây/giống.

2025- 2029

5.500

1.200

800

1.700

1.400

400

3.300

558,413

424,345

1.146,981

838,969

331,292

2.

Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử chọn tạo giống cà chua ưu thế lai kháng bệnh virus xoăn vàng lá (TYLCV) tại Tây Nguyên

Viện Nghiên cứu Rau quả.

TS. Trần Ngọc Hùng

Chọn tạo được giống cà chua ưu thế lai kháng bệnh virus xoăn vàng bằng chỉ thị phân tử.

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen kháng bệnh xoăn vàng lá TYLCV.

- 01 - 02 giống cà chua F1 kháng bệnh virus xoăn vàng lá (điểm 3), năng suất > 40 tấn/ha, khối lượng quả 100- 120g, chín đỏ được công bố lưu hành đăng ký bảo hộ (được chấp nhận đơn bảo hộ hợp lệ).

- 10 - 20 dòng thuần cà chua mang ít nhất 2 gen kháng bệnh virus xoăn vàng lá.

- Quy trình tạo giống cà chua F1 kháng bệnh virus xoăn vàng lá bằng chỉ thị phân tử.

- Thí nghiệm diện rộng sản xuất giống cà chua F1 thương phẩm quy mô 5.000m²/giống.

2025- 2028

4.500

1.000

1.200

1.400

900

-

3.004,50

674,500

820,000

900,000

610,000

-

3.

Nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp chất lượng cao sử dụng công nghệ xác định đột biến bằng giải trình tự hệ gen (Mutmap)

Viện Di truyền Nông nghiệp, TS. Phạm Thị Lý Thu

Chọn tạo được giống ngô nếp chất lượng cao sử dụng công nghệ xác định đột biến bằng giải trình tự hệ gen (Mutmap).

- Các gen và chỉ thị liên quan đến tính trạng vỏ hạt mỏng ở ngô nếp.

- 04-06 dòng bố mẹ mang gen liên quan đến tính trạng vỏ hạt mỏng ở ngô nếp.

- 02 - 03 tổ hợp ngô nếp lai triển vọng có TGST 75-90 ngày, năng suất bắp tươi ≥ 100 tạ/ha, độ dẻo, độ ngọt, vị đậm ở mức điểm 1-2, độ dày vỏ hạt dưới 90 µm.

- Quy trình chọn tạo giống ngô nếp, mỏng vỏ hạt bằng chỉ thị phân tử.

- 01 bài báo trên tạp chí quốc tế (có chỉ số SCI/SCIE/ISI...).

2025-2029

6.000

600

1.800

1.550

1.600

450

3.707,589

471,012

798,903

1.086,883

952,143

398,648

4.

Ứng dụng chỉ thị phân tử chọn tạo giống lạc kháng bệnh mốc vàng (Aspergillus flavus) năng suất cao

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.

ThS. Trịnh Thị Thùy Linh

Chọn tạo được giống lạc kháng bệnh mốc vàng, năng suất cao bằng chỉ thị phân tử.

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết chặt với tính kháng bệnh mốc vàng.

- 01 giống lạc kháng bệnh mốc vàng có năng suất ≥ 3,5 tấn/ha được công bố lưu hành và đăng ký bảo hộ (được chấp nhận đơn bảo hộ hợp lệ).

- 02-03 dòng triển vọng kháng bệnh mốc vàng, năng suất ≥ 4,0 tấn/ha.

- Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lạc kháng bệnh mốc vàng, năng suất cao (được công nhận, ban hành cấp cơ sở).

2025- 2029

4.200

1.100

700

1.100

1.000

300

3.104

776,290

482,115

825,043

762,141

258,411

5.

Ứng dụng chỉ thị phân tử chọn, tạo dòng/giống hồ tiêu kháng bệnh chết nhanh (Phytophthor a spp.)

Trung tâm Tài nguyên Thực vật.

TS. Hà Minh Loan

Chọn tạo được dòng/giống hồ tiêu kháng bệnh chết nhanh bằng chỉ thị phân tử.

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết chặt với tính kháng bệnh chết nhanh (Phytophthora spp.).

- 1-3 dòng hồ tiêu triển vọng kháng bệnh chết nhanh (Phytophthora spp.), năng suất ≥ 4,0 tấn/ha, piperine ≥ 4% và đăng ký bảo hộ (được chấp nhận đơn bảo hộ hợp lệ).

- Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống hồ tiêu kháng bệnh chết nhanh (Phytophthora spp.), năng suất cao (được công nhận, ban hành cấp cơ sở).

2025- 2029

4.500

1.800

1.200

400

700

400

2.800

815,920

484,080

400

700

400

6.

Nghiên cứu chọn, tạo virus nhẹ để sản xuất vắc xin phòng chống bệnh khảm lá, cứng quả do potyvirus trên cây chanh leo tại Việt Nam

Viện bảo vệ thực vật.

TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Chọn tạo chọn, tạo virus nhẹ để sản xuất vắc xin phòng chống bệnh khảm lá, cứng quả do potyvirus trên cây chanh leo tại Việt Nam.

- 03 chủng virus yếu (của PaMoV, EAPV, TelMV) được giải trình tự gen.

- 01 vắc-xin virus có hiệu lực giảm triệu chứng tối thiểu 80% so với cấp bệnh cao nhất trên chanh leo, tiến tới công nhận là thuốc bảo vệ thực vật

- Quy trình sản xuất vắc-xin quy mô phòng thí nghiệm.

- Quy trình sử dụng vắc-xin phòng chống bệnh khảm lá, cứng quả do potyvirus trên cây chanh leo.

- Báo cáo thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng vắc-xin thực vật phòng chống bệnh khảm lá, cứng quả do potyvirus trên cây chanh leo, quy mô 5000m²/thí nghiệm.

- 01 bài báo trên tạp chí quốc tế (có chỉ số SCI/SCIE/ISI...).

2025- 2028

4.800

900

1.650

1.250

1.000

-

2.649,589

557,593

860,600

648,725

582,671

-

7.

Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chất lượng, chống chịu mặn, kháng rầy nâu và đạo ôn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

TS. Nguyễn Hữu Minh

Chọn tạo được giống lúa mới có chất lượng, chịu mặn, kháng rầy nâu và đạo ôn bằng chỉ thị phân tử

- 01 giống lúa mới OM89 chịu mặn được tích hợp ít nhất hai gen đối với mỗi tính trạng: kháng rầy nâu và đạo ôn; có hàm lượng amylose từ 15- 18%, có khả năng chịu mặn ≥ 6‰ (cấp phản ứng 3-5, ở giai đoạn mạ), kháng đạo ôn và rầy nâu với điểm đánh giá ≤5; năng suất ≥ 5,5 tấn/ha và thời gian sinh trưởng 95-110 ngày; giống được công bố lưu hành và bảo hộ.

- 02-03 dòng triển vọng lúa có TGST 90- 105 ngày, năng suất tối thiểu 6 tấn/ha ở vụ Đông Xuân, có hàm lượng amylose <=18%, có khả năng chịu mặn ≥ 6‰, kháng bệnh đạo ôn (cấp 3-5), rầy nâu (cấp 3-5), được khảo nghiệm quốc gia.

- 01 quy trình chọn tạo giống lúa chất lượng, chống chịu mặn, kháng đạo ôn và rầy nâu bằng chỉ thị phân tử.

- 01 quy trình canh tác cho giống lúa mới chọn tạo được công nhận cấp cơ sở.

- 03 điểm trình diễn, quy mô 2 ha/điểm; hiệu quả kinh tế tăng từ 10 - 15% so với các giống đang trồng phổ biến tại địa bàn triển khai trình diễn.

- 01 bài báo đăng tải trên tạp chí trong nước và 01 bài đăng trên tạp chí quốc tế SCIE.

- 01-02 thạc sỹ.

2025- 2029

6.500

1.200

1.600

1.600

1.100

1.000

3.416,71

381,16

315,85

1.067,7

652

1.000

8.

Nghiên cứu ứng dụng chủng Bacillus velezensis BT2.4 để phát triển chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh Greening trên cây có múi.

Viện Bảo vệ thực vật.

TS. Lê Thị Thanh Tâm

Phát triển được chế phẩm sinh học từ chủng vi khuẩn B. velezensis BT2.4 có hoạt tính đối kháng với vi khuẩn Greening gây ra, phục vụ phát triển bền vững cây có múi.

- 01 chế phẩm sinh học từ chủng vi khuẩn B. velezensis BT2.4 (chứa tối thiểu 01 trong 03 hoạt chất macrolactin/bacillaene/diffici din), phòng trừ bệnh Greening, được công nhận là thuốc Bảo vệ thực vật.

- 01 quy trình sản xuất chế phẩm sinh học chứa tối thiểu 01 trong 03 hoạt chất macrolactin/bacillaene/diffici din, tách chiết từ chủng vi khuẩn B. velezensis BT2.4, quy mô 50 lít (kg)/mẻ, hiệu quả phòng chống bệnh Greening ≥70%.

- 01 quy trình sử dụng chế phẩm sinh học trừ bệnh Greening.

- 150 lít (kg) chế phẩm sinh học, hiệu quả phòng chống bệnh Greening ≥70%.

- Báo cáo kết quả ứng dụng chế phẩm sinh học (01 điểm trình diễn ứng dụng các chế phẩm sinh, quy mô 3000m²/điểm, hiệu quả phòng chống ≥ 70%).

2025- 2029

4.800

1.200

1.300

1.500

800

2.927,778

785,9

720,4

821,5

599,978

II

Chăn nuôi - Thú y

9.

Nghiên cứu quy trình công nghệ túi ngoại bào EV- extracellular vesicles để sản xuất vacxin phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển.

Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

TS. Lã Thị Huyền

Nghiên cứu được quy trình công nghệ túi ngoại bào EV- extracellular vesicles để sản xuất vacxin phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển.

- 02 cấu trúc chuyển gen vào tế bào miễn dịch mang kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch của virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.

- Dòng tế bào miễn dịch mang gen mã hóa kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch của virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.

- 2.000 liều vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển dạng EV được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu: độ an toàn 100%; tỷ lệ bảo hộ ≥ 80%.

- Quy trình tạo cấu trúc chuyển gen vào tế bào miễn dịch mang kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch của virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.

- Quy trình công nghệ túi ngoại bào EV- extracellular vesicles để sản xuất vacxin phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển.

2025- 2027

4.800

1.700

1.600

1.500

-

-

2.550

858,131

913,221

778,648

-

-

10.

Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vắc- xin đa giá phòng bệnh viêm phổi dính sườn trên lợn do A. pleuropneum oniae có bổ sung protein tái tổ hợp ApfA

Phân viện Thú y miền Trung, Viện Thú y.

TS. Đỗ Văn Tấn

Sản xuất được vắc-xin đa giá phòng bệnh viêm phổi dính sườn trên lợn do A. pleuropneu- moniae có bổ sung protein tái tổ hợp ApfA.

- 02 chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae tuýp 2, 5 được cơ quan có thẩm quyền đánh giá.

- 1.000 mg Protein tái tổ hợp ApfA có trọng lượng phân tử khoảng 14 kDa ; đạt các chỉ tiêu vô trùng, an toàn và miễn dịch để phối trộn với vắc-xin.

- 5.000 liều vắc-xin vô hoạt có bổ sung protein tái tổ hợp ApfA được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu: độ an toàn 100%; tỷ lệ bảo hộ ≥ 75%.

- Quy trình sản xuất protein tái tổ hợp ApfA.

- Quy trình sản xuất vắc-xin đa giá phòng bệnh viêm phổi dính sườn trên lợn do A. pleuropneumoniae có bổ sung protein tái tổ hợp ApfA.

- Quy trình kiểm nghiệm, bảo quản và sử dụng vắc-xin.

2025- 2027

4.950

1.800

1.850

1.300

-

-

2.174,075

734,570

941,186

498,319

-

-

11.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen để chọn tạo một số dòng gà phân biệt giới tính từ một ngày tuổi thông qua tốc độ mọc lông cánh

Phòng Thí nghiệm trọng điểm, Viện Chăn nuôi, TS. Nguyễn Văn Ba

Chọn tạo được dòng gà biểu hiện phân biệt giới tính từ một ngày tuổi thông qua tốc độ mọc lông cánh có độ chính xác cao.

- 2 dòng gà bố mẹ: dòng trội mang kiểu gen KK và KO; dòng lặn mang kiểu gen kk và ko, với số lượng 400 mái sinh sản mỗi dòng có tỷ lệ phân biệt giới tính có độ chính xác ≥ 95% ở thế hệ con.

- Cơ sở dữ liệu về tần số kiểu gen K của các dòng giống gà nghiên cứu.

- Quy trình chọn lọc tạo dòng gà biểu hiện giới tính bằng công nghệ gen (dòng mang kiểu gen lặn kk/k0 và dòng mang gen trội KK/K0).

- Quy trình chăn nuôi các dòng gà biểu hiện phân biệt giới tính mới tạo ra.

- 02 bài báo trong nước hoặc quốc tế.

2025- 2028

4.700

1.500

1.200

1.300

700

-

2.300

545

591,2

594,2

569,6

-

V

Lâm nghiệp

12.

Nghiên cứu tạo giống bạch đàn sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt bằng công nghệ gen

Viện NC Giống và CNSH lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, TS. Lê Thị Thủy.

Ứng dụng công nghệ chỉnh sửa hệ gen để tạo được dòng bạch đàn giảm hàm lượng lignin và có tiềm năng sinh trưởng nhanh phục vụ sản xuất bột giấy.

- 02-03 dòng bạch đàn chuyển gen có sinh trưởng tương đương với các giống đã được công nhận, có chiều dài sợi gỗ tăng từ 10% so với giống không được chuyển gen.

- 02 ha khảo nghiệm, đánh giá an toàn sinh học của các dòng bạch đàn chuyển gen đã tạo được trong giai đoạn trước.

- 01-02 vector mang cấu trúc biểu hiện phức hệ CRISPR/Cas9 chỉnh sửa promoter/vùng mã hóa của các gen CAD2/CCR liên quan đến quá trình sinh tổng hợp lignin ở bạch đàn lai giữa bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) và loài khác.

- 02-03 dòng bạch đàn lai giữa bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) và loài khác được chỉnh sửa gen có hàm lượng lignin giảm (tối thiểu 5%) có tiềm năng sinh trưởng nhanh.

2025- 2029

5.800

1.500

1.000

1.200

1.400

700

4.302,544

1.110,348

659,383

878,469

1.050,100

604,245

VI

Thủy sản

13.

Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử chọn tạo giống cá rô phi vằn (Oreochromi s niloticus) kháng bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcu s agalactiae

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I/ ThS. Phạm Hồng Nhật

Tạo được đàn cá rô phi vằn kháng bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus agalactiae

- Bộ chỉ thị phân tử liên quan đến tính trạng kháng bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus agalactiae.

- Hệ số di truyền đối với tính trạng kháng bệnh xuất huyết do vi khuẩn ở thế hệ G1≥ 0,2.

- Đàn cá rô phi vằn chọn giống kháng bệnh xuất huyết thế hệ G1 phục vụ sản xuất: 1.000 con; kích cỡ ≥ 600g/con; tỷ lệ đực: cái 1:1.

- Cá rô phi vằn chọn giống kháng bệnh xuất huyết được công nhận giống mới sau khi kết thúc đề tài.

2025- 2027

5.300

2.320

2.050

930

-

-

2.470

930

890

650

-

-

14.

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học nano-chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ vi sinh vật để phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và phân trắng do Vibrio gây ra cho tôm thẻ chân trắng

Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, PGS. TS. Lê Thị Nhi Công

Tạo được chế phẩm sinh học nano-chất kháng khuẩn nguồn gốc từ vi sinh vật có hiệu quả trong phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh phân trắng do Vibrio gây gây ra trên tôm thẻ chân trắng

- 03 chủng vi sinh vật có hoạt tính kháng khuẩn Vibrio parhaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp và một số chi Vibrio khác gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng.

- 02 nhóm chất kháng Vibrio parhaemolyticus và một số chi Vibrio khác từ 3 chủng vi sinh vật phân lập được

- 03 kg chế phẩm sinh học nano từ các chất có hoạt tính kháng khuẩn.

+ Kích thước phân bố trung bình < 200 nm

+ Độ ổn định >6 tháng

+ Hiệu quả nang hóa trên 50%

+ Hiệu quả diệt 80-90 % vi khuẩn gây bệnh

- 01 quy trình tách chiết và tinh sạch được chất có hoạt tính kháng khuẩn từ vi sinh vật hiệu quả cao. Quy trình có khả năng lặp lại, dễ hiểu và được nghiệm thu ở cấp cơ sở.

- 01 quy trình bào chế và bảo quản chế phẩm sinh học nano từ các chất có hoạt tính kháng khuẩn:

-01 quy trình sử dụng chế phẩm sinh học trên tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp, tỷ lệ sống >20% so với đối chứng. Quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- 01 Bộ hồ sơ để có thể tiến hành đăng ký lưu hành cho Chế phẩm sinh học nano phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh phân trắng

2025 - 2027

4.800

2.500

1.900

400

-

-

2.900

1.300

1.200

400

-

-

15.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm chế biến thủy sản

Viện Nghiên cứu Hải sản.

ThS. Phạm Thị Điềm

Xây dựng được quy trình sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm chế biến thủy sản bằng công nghệ enzyme và vi sinh

- 01 quy trình công nghệ xử lý nguyên liệu (phụ phẩm chế biến thủy sản từ tôm, cá, mực) bằng công nghệ enzyme và vi sinh. Quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- 03 quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng (cốt hải sản, sốt gia vị hải sản và sốt ăn liền) từ phụ phẩm chế biến thủy sản. Ít nhất 01 quy trình được đăng ký giải pháp hữu ích.

- 500kg sản phẩm (cốt hải sản, sốt gia vị hải sản và sốt ăn liền) được chế biến từ phụ phẩm thủy sản, đạt các chỉ tiêu sau: >5% protein, >5% lipit, <10% NaCl, >50% Naa/Nts, đạt an toàn thực phẩm, thời gian bảo quản ≥6 tháng. Sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu thương mại.

2025- 2027

5.000

2.600

2.100

300

-

-

2.900

1.600

1.000

300

-

-

16.

Nghiên cứu ứng dụng chọn giống hệ gen nâng cao sinh trưởng cá tra (Pangasiano don hypophthalm us)

Viện Nghiên cứu hệ gen, TS. Kim Thị Phương Oanh

Phát triển được SNP chip phục vụ chọn tạo giống cá tra sinh trưởng nhanh

-01 SNP array chip phục vụ chọn giống cá tra tăng trưởng nhanh (≥10000SNP/ chip, nâng cao hiệu quả chọn giống ước tính 15-20% so với chọn giống truyền thống)

-01 Bộ dữ liệu SNP array phục vụ chọn giống cá tra tăng trưởng nhanh (>10.000 SNP/bộ)

- 01 Quy trình sử dụng SNP array chip trong chọn giống cá tra sinh trưởng nhanh.

- Đàn cá sinh trưởng nhanh (200 con cá tra) đã được phân tích kiểu gen bằng SNP array chip.

- Cá tra chọn giống hệ gen nâng cao sinh trưởng được công nhận giống mới sau khi kết thúc đề tài.

2025- 2027

7.200

2.110

4.310

780

-

-

1.970

530

660

780

-

-

17.

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học giàu Ulvan từ rong lục giúp tăng khả năng kháng bệnh trên tôm thẻ chân trắng.

Viện Nghiên cứu Hải sản

TS. Lê Thanh Tùng.

Tạo được chế phẩm sinh học từ rong lục giàu Ulvan giúp tăng khả năng kháng bệnh trên tôm thẻ chân trắng.

- Lựa chọn được rong lục có hàm lượng Ulvan cao làm nguyên liệu.

- Quy trình chiết tách Ulvan, quy mô 5kg nguyên liệu khô/mẻ, độ tinh khiết ≥ 70%. Quy trình được đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- Quy trình tạo chế phẩm sinh học (dạng dịch và bột) giàu Ulvan tăng khả năng kháng bệnh trên tôm thẻ chân trắng. Quy trình được đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học (dạng dịch và bột) trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- 2000 g Ulvan: độ tinh khiết ≥ 70%.

- 50 kg chế phẩm sinh học dạng bột.

- 150 lít chế phẩm sinh học dạng dịch.

- 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- 01 giải pháp hữu ích (được chấp nhận đơn).

2025- 2027

5.400

2.300

2.100

1.000

-

-

2.700

1.066

1.124

510

-

-

TỔNG KINH PHÍ

88.750

27.330

28.360

19.210

10.600

3.250

Tổng kinh phí Khoán

49.176,785

13.694,837

12.885,283

12.286,468

7.317,602

2.992,596

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2065/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/06/2024 phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện từ năm 2025 thuộc Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


253

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.119.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!