KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG
NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07/7/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2018/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
Tuyên truyền,
phổ biến nội dung của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản
hướng dẫn thực hiện đến các cơ quan, đơn vị liên quan và tổ chức, cá nhân hoạt
động khai thác hải sản, dịch vụ khai thác hải sản xa bờ tại địa phương, bảo đảm
trình tự, thủ tục được công khai, minh bạch giúp cho việc lựa chọn các tổ chức,
cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP .
Đảm bảo cơ chế
phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện,
thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát quá
trình triển khai thực hiện, xử lý các vấn đề thuộc chức năng và thẩm quyền quản
lý nhà nước để đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo kế hoạch đề ra.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Công tác chỉ đạo điều hành:
Ban Chỉ đạo thực
hiện Nghị định 67 của tỉnh họp 01 lần/quý để kịp thời theo dõi tiến độ theo kế
hoạch và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Tổ công tác thực
hiện Nghị định 67 của tỉnh họp 02 lần/tháng để phối hợp với các Ngân hàng
thương mại tổ chức xem xét, kiểm tra danh sách các chủ tàu cá đăng ký vay vốn
đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá đã được UBND các huyện, thành phố thẩm định
để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định, đảm bảo trong năm 2015 phê
duyệt số lượng tàu cá đóng mới được phân bổ cho tỉnh là 305 chiếc.
2. Công tác kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, hướng dẫn thực
hiện và phối hợp xử lý vướng mắc tại các địa phương:
Tổ công tác của
tỉnh phối hợp Tổ công tác Sở Nông nghiệp và PTNT đi làm việc với tổ thẩm định ở
các huyện, thành phố phối hợp kiểm tra thực tế tại các xã, phường ven biển; phối
hợp với Tổ công tác của huyện, thành phố thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện
Nghị định 67/2014/NĐ-CP , giúp các chủ tàu đã được phê duyệt danh sách sớm lựa
chọn mẫu tàu, thiết kế, dự toán; lựa chọn cơ sở đóng tàu và Ngân hàng vay vốn để
triển khai việc thi công đóng tàu và đưa tàu vào hoạt động sản xuất, đồng thời
tuyên truyền, vận động ngư dân đăng ký vay vốn đóng tàu; đôn đốc việc thẩm định
và phê duyệt để hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách và đảm
bảo hoàn thành chỉ tiêu đã được UBND tỉnh phân bổ cho từng địa phương. Tổng hợp,
báo cáo tình hình thực hiện tại các địa phương và đề xuất các giải pháp nhằm
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để Ban Chỉ
đạo tỉnh xem xét, quyết định.
Thời gian dự
kiến mỗi huyện, thành phố làm việc, kiểm tra 01 lần/tuần.
Phối hợp tổ chức
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho ngư dân về Nghị định 67/2014/NĐ-CP và các
văn bản có liên quan thông qua hình thức lồng ghép trong các chương trình, hội
thảo do chính quyền địa phương tổ chức, phối hợp với các cơ sở đóng tàu, các
hãng máy thủy, công ty bảo hiểm...
Phối hợp củng
cố, xây dựng và phát triển các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển: Hiện tại,
toàn tỉnh đã thành lập được 357 tổ đoàn kết sản xuất với 1.319 tàu tham gia,
trong đó: Quy Nhơn 42 tổ với 148 tàu, Phù Cát 25 tổ với 145 tàu, Phù Mỹ 57 tổ với
241 tàu, Hoài Nhơn 233 tổ với 785 tàu tham gia. Trong năm 2015, tiếp tục phối hợp
với chính quyền địa phương tăng cường công tác thành lập các tổ đội đoàn kết
trên biển, phấn đấu đến cuối năm 2015 thành lập được 450 tổ với 1.800 tàu tham
gia.
3. Công tác hỗ trợ ngư dân về mẫu tàu, thiết kế, dự toán
tàu cá:
3.1. Đối với
tàu vỏ thép: Bộ Nông nghiệp và
PTNT đã phê duyệt và công bố thiết kế 21 mẫu tàu vỏ thép khai thác hải sản và
tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ. Tuy nhiên, qua thực tế, 21 mẫu tàu
này chưa đáp ứng được yêu cầu của ngư dân Bình Định, do vậy chủ tàu phải làm việc
với đơn vị tư vấn thiết kế để sửa đổi, bổ sung thiết kế và trình Trung tâm Đăng
kiểm tàu cá (Tổng cục Thủy sản) thẩm định, phê duyệt lại thiết kế.
Tổ công tác của
Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Khai thác và BVNLTS) hỗ trợ giúp chủ tàu lựa chọn
mẫu tàu và liên hệ với đơn vị tư vấn để điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán
phù hợp; cử 02 cán bộ kỹ thuật trực tiếp làm việc với Trung tâm Đăng kiểm tàu
cá để thẩm định, phê duyệt lại, giúp chủ tàu và các ngân hàng thương mại sớm
triển khai việc vay vốn và đóng tàu.
Thời gian dự
kiến hàng tháng sẽ tổng hợp các điều chỉnh, bổ sung thiết kế mẫu tàu để làm việc
với Trung tâm Đăng kiểm.
3.2. Đối với
tàu vỏ gỗ và composite: hiện tại
chưa có thiết kế mẫu tàu và dự toán, do vậy chủ tàu và các Ngân hàng thương mại
chưa thể triển khai việc vay vốn đóng tàu. Để tạo điều kiện cho các chủ tàu được
phê duyệt danh sách vay vốn triển khai đóng tàu và đẩy nhanh tiến độ thực hiện
kế hoạch đóng mới tàu khai thác và dịch vụ hậu cần theo số lượng được phân bổ,
UBND tỉnh và các cơ sở đóng tàu trên địa bàn tỉnh hỗ trợ kinh phí để thiết kế
06 mẫu tàu cá cung cấp cho chủ tàu: bao gồm 02 mẫu tàu vỏ gỗ, 02 mẫu tàu vỏ
composite và 02 mẫu tàu vỏ gỗ bọc composite công suất từ 400CV trở lên cho các
nghề Câu cá ngừ, Mành chụp, lưới Rê, Vây khơi theo quy phạm phân cấp và đóng
tàu cá biển 6718 : 2000.
Nguồn kinh
phí: Đối với kinh phí thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ, ngân sách tỉnh 70% và đóng góp
các cơ sở đóng tàu 30%. Đối với mẫu tàu vỏ composite và mẫu tàu vỏ gỗ bọc
composite ngân sách tỉnh 100%. Thời gian hoàn thành trong tháng 6/2015.
Sau khi các mẫu
tàu vỏ gỗ, vỏ composite đã được Trung tâm đăng kiểm tàu cá Trung ương phê duyệt
thiết kế và dự toán, Tổ công tác của tỉnh phối hợp với Tổ công tác huyện, thành
phố và các địa phương tổ chức hội nghị để công bố, giới thiệt cho các chủ tàu lựa
chọn và triển khai việc đóng tàu. Thời gian dự kiến cuối tháng 6/2015.
3.3. Đối với
ngư lưới cụ: ngày 17/11/2004, Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định 4947/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt và
công bố thiết kế mẫu tàu vỏ theo khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần khai
thác hải sản xa bờ, bao gồm 21 mẫu tàu, kèm theo Khái toán giá thành của 21 mẫu
tàu, nhưng không bao gồm giá thành ngư lưới cụ.
Nhằm hỗ trợ
giúp cho các Ngân hàng thương mại có cơ sở trong việc xác định chính xác giá trị
con tàu bao gồm cả ngư lưới cụ, đảm bảo phần vốn góp đối ứng của chủ tàu đúng
theo quy định để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đóng mới, nâng cấp tàu cá trên địa
bàn tỉnh, UBND tỉnh và các cơ sở mua bán ngư lưới cụ sẽ hỗ trợ kinh phí thiết kế
mẫu và định mức kỹ thuật ngư lưới cụ cho 3 nghề khai thác xa bờ chủ lực tỉnh
Bình Định, gồm: lưới Vây khơi, lưới Rê hỗn hợp, Câu cá ngừ kết hợp Mành chụp.
Nguồn kinh phí: ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% và các cơ sở mua bán ngư lưới cụ hỗ
trợ 30%. Thời gian hoàn thành trong tháng 6/2015.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông
nghiệp và PTNT (Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh)
Chủ trì, tham
mưu giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện
Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát
triển thủy sản trong lĩnh vực khai thác thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm
các nội dung sau:
- Chỉ đạo Tổ
công tác của tỉnh, Tổ công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Khai thác và
BVNL thủy sản) thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với Tổ công tác các huyện,
thành phố và UBND các xã, phường thực hiện các nội dung theo kế hoạch;
- Tổng hợp
tình hình thực hiện tại các địa phương báo cáo cho Ban Chỉ đạo tỉnh, đề xuất
các giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực
hiện;
- Làm việc trực
tiếp với Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về thẩm định các mẫu tàu cá và tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện
Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã được các tổ thẩm định của các huyện, thành phố báo
cáo gửi về để trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Xây dựng lịch
trình công tác tuần, tháng cho Tổ công tác của tỉnh, Tổ công tác của Sở Nông
nghiệp và PTNT;
- Phối hợp với
Trường Đại học Nha Trang tổ chức khảo sát, thiết kế, giới thiệu mẫu tàu vỏ gỗ,
vỏ composite, vỏ gỗ bọc vỏ composite cho ngư dân. Hướng dẫn, hỗ trợ chủ tàu lựa
chọn mẫu tàu vỏ thép và vật liệu mới,
kỹ thuật cải hoán tàu cá vỏ gỗ, phương thức vận hành các loại tàu cá, máy móc trang thiết bị, ngư lưới cụ ....;
- Giới thiệu các
cơ sở đóng tàu để chủ tàu chủ động lựa chọn đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải
sản xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần khai thác;
- Lập dự toán
kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP bao gồm kinh phí
hoạt động của Ban Chỉ đạo và kinh phí thiết kế các mẫu tàu, thiết kế mẫu ngư lưới
cụ gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
2. Sở Tài
chính
Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chủ tàu về hồ sơ, trình tự và thủ
tục hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải
sản xa bờ, kiểm tra đánh giá năng lực các cơ sở mua bán ngư lưới cụ, trang thiết
bị hàng hải... Phối hợp với Công ty bảo hiểm PJICO hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm
tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân
tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ. Đề
xuất bổ sung kinh phí cho Sở Nông nghiệp
và PTNT để triển khai Kế hoạch thực hiện
Nghị định 67/2014/NĐ-CP .
3. Ngân
hàng Nhà nước
- Chỉ đạo các
ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn cho ngư dân
về trình tự, thủ tục khi tham gia vay vốn tại đơn vị mình; xây dựng phương án
vay vốn (phương án mẫu) và thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở chi nhánh
ngân hàng tại các địa phương để ngư dân biết, thực hiện;
- Phối hợp với
các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng
trong quá trình thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP .
4. UBND các
huyện, thành phố ven biển
- Chỉ đạo Tổ
thẩm định họp 2 lần/tháng để kiểm tra và thẩm định hồ sơ xin vay của ngư dân,
kiểm tra các xã, phường lựa chọn và vận động ngư dân đủ điều kiện tham gia vay
vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP .
- Chỉ đạo UBND
các xã/phường triển khai hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ
về một số chính sách phát triển thủy sản trong lĩnh vực khai thác thủy sản ở địa
phương;
- Thường xuyên
phối hợp với Tổ công tác tỉnh thực hiện Nghị
định 67/2014/NĐ-CP để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá
trình thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP .
- Cử cán bộ
chuyên trách tham gia cùng Đoàn công tác tỉnh khi làm việc tại địa phương.
5. UBND các
xã, phường ven biển:
- Vận động
tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân đăng ký tham gia thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ;
- Phối hợp với
Tổ thẩm định của huyện, thành phố trong kiểm tra và lựa chọn ngư dân đủ điều kiện
cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ;
- Niêm yết
công khai hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một
số chính sách phát triển thủy sản trong lĩnh vực khai thác thủy sản tại trụ sở
UBND xã/phường và cử cán bộ phụ trách theo dõi nắm bắt tình hình, hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP cho bà con ngư dân ở địa
phương mình;
- Cử cán bộ
chuyên trách tham gia cùng Đoàn công tác tỉnh khi làm việc tại địa bàn quản lý.