ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1994/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày 26
tháng 8 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỪ ĐẤT TRỒNG
LÚA KÉM HIỆU QUẢ SANG RAU, MÀU VÀ CÂY ĂN TRÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng
lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP về điều chỉnh bổ sung một số điều của Nghị định
số 35/2015/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số
1350/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số
628/BNN-TT ngày 21/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2017-2020 và lập kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 190/TTr-SNNPTNT ngày
10/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang
rau, màu và cây ăn trái giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung cụ thể như sau:
I. Mục
tiêu
1. Mục tiêu chung
a) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập
cho người dân, góp phần giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường
và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
phải phù hợp với định hướng quy hoạch và phát triển các loại giống cây trồng ở
từng địa phương, đồng thời đảm bảo năng suất, chất lượng và thị trường tiêu thụ,
góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025: Diện
tích đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng rau, màu, cây ăn trái
là 34.081,59 ha, trong đó cụ thể:
- Nhóm rau dưa các loại:
- Nhóm cây màu:
- Nhóm cây ăn trái:
|
7.108,3
12.764,0
14.209,29
|
ha.
ha.
ha.
|
b) Định hướng đến năm 2030:
- Thực hiện chuyển đổi các mô
hình rau màu, cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên các diện tích có điều
kiện hạ tầng thuận lợi cho chuỗi liên kết với doanh nghiệp.
- Tiếp tục duy trì và khuyến
khích các diện tích cây ăn trái có hiệu quả, tiến đến hình thành ít nhất 02
vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái có liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi
giá trị hàng hóa.
3. Nguyên tắc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
a) Phải phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
b) Chuyển đổi nhưng không được
làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể quay lại trồng
lúa mà không phải đầu tư lớn.
c) Cây trồng chuyển đổi phải có
thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng
lúa.
d) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên
đất lúa phải phù hợp với hiện trạng giao thông, thủy lợi nội đồng hiện có của địa
phương, hạn chế đầu tư lớn và phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
II. Định hướng
chuyển đổi
1. Kế hoạch
chuyển đổi diện tích từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, màu và cây
ăn trái qua các năm giai đoạn 2021 - 2025.
Giai đoạn 2021 - 2025:
Diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng rau, màu, cây
ăn trái là 34.081,59 ha, trong đó cụ thể:
- Nhóm rau dưa các loại:
|
7.108,3
|
ha.
|
- Nhóm cây màu:
|
12.764,0
|
ha
|
- Nhóm cây ăn trái:
|
14.209,29
|
ha.
|
Bảng
1. Tổng hợp diện tích chuyển đổi từng năm của toàn tỉnh (ha)
TT
|
Chủng loại
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Tổng
|
1
|
Rau dưa
|
1.264,2
|
1.345,8
|
1.465,4
|
1.465,5
|
1.567,4
|
7.108,3
|
2
|
Cây màu
|
1.598,1
|
2.159,6
|
3.245,8
|
2.933,6
|
2.826,9
|
12.764
|
3
|
Cây ăn trái
|
2.500,79
|
2.549,3
|
2.762,0
|
3.064,0
|
3.333,2
|
14.209,29
|
Tổng cộng
|
5.363,09
|
6.054,7
|
7.473,2
|
7.463,1
|
7.727,5
|
34.081,59
|
2. Diện
tích và chủng loại rau, màu, cây ăn trái chuyển đổi từ đất lúa giai đoạn 2021 -
2025.
a) Diện tích chuyển đổi từ đất
trồng lúa sang rau dưa các loại (ha).
Diện tích chuyển đổi là 7.108,3
ha, bao gồm: Cây ớt, cây đậu bắp Nhật, đậu nành rau, bắp thu trái non và rau
dưa các loại.
Bảng
2. Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang rau dưa các loại (ha)
TT
|
Huyện, thị xã và TP
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Tổng
|
1
|
Tân Châu
|
82.7
|
92.7
|
90.5
|
117
|
130
|
512,9
|
2
|
Thoại Sơn
|
33
|
38
|
47
|
47
|
48
|
213
|
3
|
Tri Tôn
|
200
|
250
|
300
|
250
|
250
|
1250
|
4
|
An Phú
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
Châu Đốc
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5
|
25
|
6
|
Tịnh Biên
|
220.2
|
256.2
|
290.7
|
300.2
|
342.2
|
1409,5
|
7
|
Phú Tân
|
32.8
|
21.9
|
24.2
|
22.3
|
23.7
|
124,9
|
8
|
Châu Thành
|
427.5
|
427.5
|
442.5
|
465
|
487.5
|
2250
|
9
|
Châu Phú
|
126
|
125.5
|
135.5
|
130
|
151
|
668
|
10
|
Long Xuyên
|
23
|
19
|
20
|
19
|
20
|
101
|
11
|
Chợ Mới
|
114
|
110
|
110
|
110
|
110
|
554
|
Tổng
|
1.264,2
|
1.345,8
|
1.465,4
|
1.465,5
|
1.567,4
|
7.108,3
|
b) Diện tích và chủng loại
cây màu chuyển đổi từ đất lúa
- Diện tích chuyển đổi sang trồng
cây màu trên nền đất lúa giai đoạn 2021 - 2025 của toàn tỉnh là 12.764 ha, chủ
yếu là: cây mè, cây bắp các loại, cây thuộc nhóm họ đậu và nhóm cây có củ, cây
cao lương...
Chuyển đổi các loại cây này
trên nền 3 vụ lúa sang 2 lúa - 1 màu hoặc từ 2 vụ lúa sang 1 lúa - 1 màu (chủ yếu
ở vụ Hè Thu) ở những khu vực có thổ nhưỡng thích hợp với cây mè, cây bắp và cây
họ đậu. Tùy theo nhu cầu và giá cả thị trường có thể chuyển đổi các loại cây
này cho phù hợp. Riêng cây cao lương chủ yếu là tạo vùng nguyên liệu để phục vụ
cho dự án điện sinh khối cho Tập đoàn Tín Thành, phát triển vùng nguyên liệu
song song với việc xây dựng nhà máy xử lý và phát điện sinh khối tại tỉnh An
Giang. Các diện tích này được thực hiện đối với vùng đất nghèo dinh dưỡng, bạc
màu, đất phèn…không phát huy được hiệu quả khi canh tác lúa và các loại hoa màu
khác, chủ yếu tại 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.
Bảng
3. Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây màu (ha)
TT
|
Huyện, thị xã, TP
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Tổng
|
1
|
Tân Châu
|
50,5
|
58,5
|
71,5
|
78
|
90
|
348,5
|
2
|
Thoại Sơn
|
37
|
22
|
23
|
23
|
12
|
117
|
3
|
Tri Tôn
|
600
|
900
|
1.350
|
1.200
|
1.000
|
5.050
|
4
|
An Phú
|
19
|
21
|
25
|
35
|
45
|
145
|
5
|
Châu Đốc
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0.0
|
6
|
Tịnh Biên
|
513,4
|
772,4
|
1.364,4
|
1.161,4
|
1.191,4
|
5.003
|
7
|
Phú Tân
|
43,2
|
21,2
|
22,4
|
21,7
|
22,5
|
131
|
8
|
Châu Thành
|
85,5
|
85,5
|
88,5
|
93
|
97,5
|
450
|
9
|
Châu Phú
|
156,5
|
178
|
193
|
215,5
|
253
|
996
|
10
|
Long Xuyên
|
21
|
21
|
23
|
21
|
27
|
113
|
11
|
Chợ Mới
|
72
|
80
|
85
|
85
|
88
|
410
|
Tổng
|
1.598,1
|
2.159,6
|
3.245,8
|
2.933,6
|
2.826,4
|
12.764
|
c) Diện tích và chủng loại
cây ăn trái chuyển đổi từ đất lúa (ha)
Diện tích chuyển đổi sang trồng
cây ăn trái trên nền đất lúa giai đoạn 2021 - 2025 của toàn tỉnh 14.209,29 ha;
trong đó chủng loại cây ăn trái chuyển đổi chủ yếu là: Cây chuối, cây xoài,
mít, nhãn, sầu riêng và cây có múi,…
Bảng
4. Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây ăn trái (ha)
TT
|
Huyện, thị xã và TP
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Tổng
|
1
|
Tân Châu
|
126,5
|
137
|
181
|
203,5
|
212,5
|
860,5
|
2
|
Thoại Sơn
|
40
|
60
|
100
|
100
|
100
|
400
|
3
|
Tri Tôn
|
600
|
600
|
600
|
600
|
600
|
3.000
|
4
|
An Phú
|
75
|
90
|
130
|
160
|
240
|
695
|
5
|
Châu Đốc
|
162,19
|
195,6
|
216
|
228,1
|
230,1
|
1.031,99
|
6
|
Tịnh Biên
|
130
|
161,5
|
246,4
|
439,5
|
557,2
|
1.534,6
|
7
|
Phú Tân
|
136,8
|
139,2
|
151,6
|
152,9
|
174,4
|
754,9
|
8
|
Châu Thành
|
57
|
57
|
59
|
62
|
65
|
300
|
9
|
Châu Phú
|
570
|
500
|
470
|
515
|
516
|
2.571
|
10
|
Long Xuyên
|
28,3
|
29
|
28
|
23
|
24
|
132,3
|
11
|
Chợ Mới
|
575
|
580
|
580
|
580
|
614
|
2.929
|
Tổng
|
2.500,79
|
2.549,30
|
2.762
|
3.064
|
3.333,2
|
14.209,29
|
III. Các giải
pháp
1. Giải pháp về kỹ thuật
Cần phải xác định thị trường của
sản phẩm và căn cứ vào điều kiện hạ tầng cơ sở của mỗi địa phương, đối với từng
vùng thổ nhưỡng khác nhau để xác định quy mô, cây trồng chuyển đổi cho phù hợp.
Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân về nguồn giống chất lượng, ứng dụng khoa học kỹ thuật
tiên tiến nhằm tăng năng suất, giảm giá thành; hỗ trợ thông tin thị trường giúp
nông dân định hướng tốt trong việc chuyển đổi. Từng địa phương cũng cần rà
soát, bổ sung các sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện thực tế.
Có các cơ chế chính sách đặc
thù để khuyến khích người sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; trọng
tâm là công nghệ sau thu hoạch và chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ sản phẩm
rau màu và cây ăn quả.
Vận dụng nguồn kinh phí chuyên
môn đã cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương để bố
trí các lớp tập huấn, các mô hình nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân.
2. Giải pháp về liên kết sản
xuất
Các ngành chuyên môn cần thường
xuyên dự báo thông tin thị trường cung - cầu mặt nông sản. Tăng cường sự hỗ trợ
thu hút doanh nghiệp hình thành các mô hình hợp tác xã kiểu mới với sự tham gia
đồng hành của doanh nghiệp tại các địa phương có tiềm năng về liên kết và tiêu
thụ sản phẩm để có được sự hỗ trợ về nhân sự, tiềm lực vốn, kỹ thuật sản xuất.
Tích cực thực hiện việc thành lập
mới các hợp tác xã trong khuôn khổ bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Lộc
Trời về việc thành lập mới các hợp tác xã, giúp tạo vùng nguyên liệu ổn định để
tổ chức sản xuất theo quy mô và tiêu chuẩn của doanh nghiệp tiêu thụ, hình
thành chuỗi giá trị khép kín.
Tăng cường hoạt động mời gọi và
hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản
theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương.
3. Giải pháp về thủy lợi
Nâng cao hiệu quả khai thác các
hệ thống thủy lợi hiện có, phục vụ đa mục tiêu là giải pháp nhanh và kinh tế nhất
phục vụ tốt cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Tiếp tục đầu tư xây dựng mới
các hệ thống công trình thủy lợi đặc biệt là các hệ thống tưới cho cây trồng cạn,
hệ thống thủy lợi phục vụ cho vùng rau màu và cây ăn quả, khuyến khích phát triển
các hệ thống tưới tiết kiệm và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Tập trung đầu tư công trình tạo
nguồn nước, hệ thống tưới và công nghệ phù hợp cho những vùng cây trồng cạn tập
trung có hiệu quả kinh tế cao, vùng nguyên liệu của các cơ sở công nghiệp chế
biến, vùng cây đặc sản có ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
4. Giải pháp về cơ chế chính
sách, ưu đãi về vốn
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư bằng vốn tự có, huy động thêm vốn của các tổ chức, cá nhân, cũng như nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức nông dân. Đồng thời,
vận dụng các chính sách ưu đãi từ nguồn hỗ trợ về vốn từ Nghị định số
57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về ban hành Quy định nội dung và mức cho hỗ trợ cho các hoạt
động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh; Quyết định
30/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định thực
hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh và các văn bản khác có quy định liên quan đến nội dung này.
Lồng ghép các nguồn hỗ trợ từ
các đề án, dự án của Bộ, ngành trung ương đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng và nâng
cao năng lực cho người sản xuất, phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
IV. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
- Phối hợp Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, màu và cây ăn trái tại địa
phương.
- Hàng năm báo cáo kết quả thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của địa phương về UBND tỉnh.
2. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch Đầu tư thu hút các doanh nghiệp đầu tư các
nhà máy chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo
quản để tham gia xuất khẩu.
- Dự báo thị trường các loại mặt
hàng nông sản để giúp các địa phương và nông dân thuận lợi trong chuyển đổi.
- Tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp
ngoài tỉnh và nước ngoài đang quan tâm tới lĩnh vực chế biến sản phẩm từ rau
màu, cây ăn quả để phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, đặc biệt là xoài
và cây ăn trái nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, cải thiện khả
năng tiêu thụ sản lượng xoài và cây ăn trái của tỉnh.
- Tăng cường mời gọi, kết nối với
các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trong và ngoài tỉnh để hình thành, mở rộng
các vùng sản xuất rau màu, cây ăn quả có hợp đồng tiêu thụ thông qua các Hợp
tác xã nông nghiệp. Hướng dẫn các đối tượng liên quan thụ hưởng chính sách hỗ
trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo các quy định hiện
hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thu hút các doanh nghiệp đầu
tư các nhà máy chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm.
- Tham mưu UBND tỉnh về cơ chế,
chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh về
lĩnh vực rau màu, cây ăn quả.
4. Sở Thông tin và Truyền
thông
Thực hiện công tác thông tin,
quảng bá sản phẩm rau màu, cây ăn quả trên cổng thông tin điện tử của tỉnh;
thông tin, quảng bá về các nội dung liên quan đến thu hút đầu tư nhà máy, tiềm
năng và khả năng cung ứng sản phẩm của tỉnh đối với mặt hàng rau màu, cây ăn quả
có tiềm năng.
5. Trung tâm Xúc tiến Thương
mại và Đầu tư
- Rà soát, đánh giá tình hình sản
xuất, tiêu thụ rau màu, cây ăn quả cần phát triển thị trường, sản lượng để nâng
cao giá trị.
- Tham gia các sự kiện, hội chợ,
hội nghị kết nối giao thương để tìm kiếm khách hàng, đối tác trong và ngoài nước
tiêu thụ sản lượng rau màu, cây ăn quả của tỉnh.
- Chủ động tìm kiếm đối tác có
năng lực bao tiêu và đảm nhiệm logistic từ vùng nguyên liệu đến thị trường mục
tiêu.
- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh
sản phẩm rau màu, cây ăn quả trong tỉnh.
6. Báo An Giang, Đài Phát
thanh - Truyền hình An Giang
Xây dựng các phóng sự, tin bài
để quảng bá, giới thiệu sản phẩm rau màu, cây ăn quả tham gia xuất khẩu. Xây dựng
các phóng sự, tin bài để phổ biến về khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất,
tiêu chuẩn chất lượng an toàn VietGAP, GlobalGAP theo quy định của các nước có
nhu cầu nhập khẩu.
7. UBND huyện, thị xã, thành
phố:
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng
trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các địa phương quy hoạch cụ
thể vùng trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển sang trồng rau, màu và cây ăn trái. Đồng
thời, tuyên truyền các mô hình chuyển đổi hiệu quả. Tổ chức hội thảo tập huấn để
nhân rộng mô hình chuyển đổi hiệu quả hơn so với trồng lúa.
- Căn cứ vào kế hoạch diện tích
chuyển đổi và nhu cầu thực tế của địa phương, các huyện, thị, thành phố rà soát
hỗ trợ hoàn thiện các hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ chuyển đổi.
- Phối hợp với các sở, ban
ngành liên quan thực hiện mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến liên
kết với nông dân để sản xuất theo chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng
trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hàng
quý và hàng năm về diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng
cây rau, màu và cây ăn trái (hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu), gửi về Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực
vật). Thời gian báo cáo định kỳ: Ngày 15 tháng cuối của quý và báo cáo năm vào
ngày 10 tháng 12 hàng năm.
Điều 2. Quyết
định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Giám đốc các Sở, ngành; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT.TU, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh;
- Sở NNPTNT, CT, KHĐT, TTTT, TC, TNMT;
- TT XTTM và Đầu tư tỉnh;
- Báo AG, Đài PTTH AG;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Phòng: KTN, KTTH, HCTC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Thư
|