ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1867/2012/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày
28 tháng 9 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ,
CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA SÚC, GIA CẦM TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2012
- 2020”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16
tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
chăn nuôi đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2114/TTr-SNN ngày 13 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012
- 2020” với các nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
- Phát triển chăn nuôi tỉnh Tây Ninh sớm trở
thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.
Trên cơ sở tận dụng tối ưu tiềm năng, phát huy lợi thế và ứng dụng nhanh các
công nghệ mới nhằm tăng số lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm tốt nhất;
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn
sản xuất với giết mổ, chế biến + bảo quản và thị trường tiêu thụ. Hình thành
các vùng chăn nuôi trang trại tập trung với quy mô hợp lý đối với loại vật nuôi
thế mạnh của tỉnh (bò thịt lai Zebu, heo hướng nạc 3 - 4 máu ngoại, gà công
nghiệp, vịt siêu thịt - vịt chuyên trứng), phương thức chăn nuôi bán công nghiệp,
công nghiệp và từng bước xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị
gia tăng;
- Khuyến khích phát triển trang trại, doanh nghiệp
chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm phù hợp về
quy mô và điều kiện theo phân vùng phát triển chăn nuôi của tỉnh. Gắn kết chặt
chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người chế biến và người tiêu thụ, giữa
áp dụng công nghệ với đổi mới tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh, giữa phát
triển chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ với xây dựng nông thôn mới;
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ
chăn nuôi theo phương thức tận dụng chuyển mạnh sang loại hình gia trại, trang
trại đồng thời sử dụng phương thức nuôi bán công nghiệp hoặc công nghiệp. Bố
trí sắp xếp lại hệ thống giết mổ, theo hướng giảm số lượng cơ sở, tăng quy mô
công suất gắn liền với đổi mới thiết bị - công nghệ giết mổ gia súc, gia cầm
tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm. Quy hoạch lại hệ thống các kênh tiêu thụ
sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; trong đó phải bố trí khu vực kinh doanh
thịt gia súc - gia cầm cố định đảm bảo khoảng cách ly, quầy sạp đóng đúng tiêu
chuẩn quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
- Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong
ngành nông nghiệp đến năm 2015 đạt trên 20% và năm 2020 đạt 26%.
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm,
khống chế có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm gây hại vật nuôi. Trước hết là dịch
cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc, dịch bệnh heo tai xanh, xây dựng và
công nhận một số vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
- Đến năm 2020, ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh cơ
bản chuyển sang chăn nuôi theo loại hình trang trại, phương thức chăn nuôi công
nghiệp, bán công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm chăn nuôi đạt
chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng;
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo
phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm và chế
biến sản phẩm chăn nuôi phải có hệ thống xử lý chất - nước thải, bảo vệ tốt môi
trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng bình quân GTSX chăn nuôi của tỉnh
5 năm (2011 – 2015) đạt 13,0%/năm và 2016 – 2020 là 11,0%/năm.
- Chất lượng đàn vật nuôi, tỷ lệ vật nuôi ở
trang trại và quy mô đàn, sản phẩm chăn nuôi năm 2015 và 2020, được trình bày
như sau:
Bảng 1: Một
số chỉ tiêu chính phát triển chăn nuôi tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
Số TT
|
HẠNG MỤC
|
Đơn vị tính
|
Hiện trạng
2010
|
Kế hoạch đến
năm 2015
|
Quy hoạch đến
năm 2020
|
I
|
Chất lượng đàn gia súc, gia cầm
|
|
|
|
|
1
|
Heo lai 2 – 3 – 4 máu ngoại
|
%
|
88
|
95
|
100
|
2
|
Bò lai Zebu
|
-
|
94
|
98
|
100
|
3
|
Cơ cấu giống bò sữa HF2 và HF3
|
|
75
|
95
|
100
|
4
|
Đàn gà giống mới
|
-
|
48
|
80
|
>90
|
5
|
Đàn vịt giống mới
|
-
|
79
|
90
|
>95
|
II
|
Tỷ trọng vật nuôi nuôi tại trang trại
|
|
|
|
|
1
|
Heo
|
%
|
20
|
45
|
80
|
2
|
Bò thịt
|
-
|
2
|
10
|
20
|
3
|
Bò sữa
|
-
|
90
|
95
|
100
|
4
|
Gà (nuôi bán công nghiệp và công nghiệp)
|
-
|
38
|
65
|
90
|
5
|
Vịt ((nuôi ao + chuồng)
|
-
|
18
|
50
|
80
|
III
|
Quy mô đàn gia súc – gia cầm
|
|
|
|
|
1
|
Tổng đàn heo
|
Con
|
210.509
|
270.000
|
355.000
|
2
|
Tổng đàn bò
|
-
|
128.115
|
146.000
|
160.000
|
|
Trong đó: Bò sữa
|
-
|
2.055
|
8.000
|
12.000
|
3
|
Tổng đàn gia cầm
|
1.000con
|
3.253
|
5.100
|
6.800
|
4
|
Tổng đàn trâu
|
Con
|
28.451
|
20.000
|
15.000
|
IV
|
Sản lượng sản phẩm chăn nuôi
|
|
|
|
|
1
|
Thịt hơi các lọai
|
Tấn
|
67.599
|
92.000
|
127.300
|
|
- Thịt heo
|
-
|
47.354
|
62.880
|
87.400
|
|
- Thịt trâu bò
|
-
|
10.510
|
12.800
|
13.800
|
|
- Thịt gia cầm
|
-
|
9.657
|
16.270
|
26.000
|
2
|
Tỷ lệ thịt gia súc, gia cầm được giết mổ,
chế biến công nghiệp
|
%
|
|
55 – 60
|
65 – 70
|
3
|
Trứng gia cầm
|
1.000quả
|
50.570
|
130.000
|
250.000
|
4
|
Sữa bò tươi
|
Tấn
|
2.413
|
11.000
|
23.000
|
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA SÚC, GIA CẦM TỈNH TÂY
NINH GIAI ĐOẠN 2012-2020
1. Quy hoạch vùng trang trại chăn nuôi tập
trung Tây Ninh đến năm 2020:
1.1 Quy mô trang trại từng loại vật nuôi phân
theo xã trình bày Phụ lục 1.
- Nuôi bò thịt trang trại quy mô nhỏ và vừa ở
66/79 xã.
- Nuôi bò sữa trang trại quy mô nhỏ và vừa ở 6
xã huyện Trảng Bàng và 1 trang trại quy mô lớn ở huyện Bến Cầu.
- Nuôi heo trang trại quy mô nhỏ - vừa và lớn ở
78/79 xã.
- Nuôi gà trang trại quy mô nhỏ - vừa và lớn ở
77/79 xã.
- Nuôi vịt trang trại quy mô nhỏ và vừa ở 32/79
xã.
1.2 Phương án quy hoạch phát triển chăn nuôi đến
năm 2020:
Xây dựng phương án quy hoạch phát triển chăn
nuôi tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 được trình bày như sau:
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
HT 2010
|
KH 2015
|
QH 2020
|
So sánh
2020/2010
|
I. Quy mô đàn
|
|
|
|
|
|
1. Trâu
|
Con
|
28.451
|
20.000
|
15.000
|
-13.451
|
2. Bò
|
Con
|
128.115
|
146.000
|
160.000
|
+31.885
|
Trong đó: - Bò sữa
|
Con
|
2.055
|
8.000
|
12.000
|
+9.845
|
3. Heo
|
Con
|
210.509
|
270.000
|
355.000
|
+144.491
|
4. Gia cầm
|
1.000 con
|
3.252
|
5.100
|
6.800
|
+3.548
|
II. Sản phẩm
|
|
|
|
|
|
1. Thịt hơi các loại
|
Tấn
|
67.541
|
92.040
|
127.240
|
+59.699
|
2. Trứng gia cầm
|
Triệu quả
|
56
|
130
|
250
|
+194
|
3. Sữa tươi
|
Tấn
|
2.405
|
11.000
|
23.000
|
+20.595
|
2. Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tỉnh
Tây Ninh đến năm 2020:
Dự kiến quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc
– gia cầm tỉnh Tây Ninh từ 81 cơ sở năm 2011 sẽ giảm còn 58 cơ sở vào năm 2015
(tổng công suất giết mổ: 100 – 110 con trâu bò/ngày, 1.100 – 1.200 con heo/ngày
và 6.300 – 6.500 con gia cầm/ngày) và đến năm 2020 tập trung còn 53 cơ sở với tổng
công suất giết mổ: 280 – 320 trâu bò/ngày, 1.600 – 1.800 con heo/ngày và 19.000
– 21.000 con gia cầm/ngày. Cụ thể được trình bày như sau:
Số
TT
|
HẠNG MỤC
|
Hiện trạng
cơ sở
năm 2011
|
Số lượng
cơ sở
năm 2015
|
Quy hoạch đến
năm 2020
|
Số lượng
cơ sở
|
Công suất
(con/ngày)
|
Trâu bò
|
Heo
|
Gia cầm
|
1
|
Thị xã Tây Ninh
|
3
|
3
|
3
|
|
110
|
600
|
2
|
Huyện Tân Biên
|
6
|
6
|
6
|
30
|
90
|
1.000
|
3
|
Huyện Dương Minh Châu
|
7
|
6
|
6
|
15
|
180
|
3.100
|
4
|
Huyện Tân Châu
|
20
|
5
|
6
|
|
130
|
500
|
5
|
Huyện Châu Thành
|
11
|
10
|
6
|
|
170
|
600
|
6
|
Huyện Hòa Thành
|
10
|
6
|
6
|
|
90
|
1.100
|
7
|
Huyện Gò Dầu
|
5
|
3
|
2
|
15
|
100
|
500
|
8
|
Huyện Bến Cầu
|
4
|
5
|
6
|
130
|
710
|
10.700
|
9
|
Huyện Trảng Bàng
|
15
|
14
|
12
|
110
|
170
|
1.900
|
|
CỘNG
|
81
|
58
|
53
|
300
|
1.750
|
20.000
|
Đặc biệt, ngay trong kế hoạch năm 2012 chủ
động tích cực mời gọi đầu tư dự án xây dựng nhà máy giết mổ và chế biến sản
phẩm gia súc – gia cầm. Dự kiến diện tích xây dựng khoảng 10 – 15 ha, với tổng
vốn đầu tư khoảng 50 – 100 triệu USD. Nhà máy xây dựng khép kín, lắp đặt dây
chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ từ khâu giết mổ gia súc, gia
cầm, pha lóc thịt tươi sống đến chế biến và các xưởng phụ trợ như đóng gói, bao
bì thực phẩm, chế biến gia vị, các cơ sở hạ tầng phục vụ như hệ thống kho cấp
đông, kho lạnh, kho mát,… đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
3. Tiêu thụ sản phẩm gia súc - gia cầm và an
toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
là nội tỉnh và các tỉnh lân cận, nhất là TP.HCM; đồng thời dành một phần
tham gia thị trường xuất khẩu sang Campuchia. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
chăn nuôi của tỉnh Tây Ninh qua các kênh như sau:
- Kênh tiêu thụ sản phẩm gia súc - gia cầm
nguyên con: Đối với các trang trại chăn nuôi gia công sẽ bán sản phẩm theo hợp
đồng gia công với các công ty. Hộ chăn nuôi và trang trại quy mô nhỏ: Theo
kênh tiêu thụ truyền thống, hoặc bán trực tiếp cho lò mổ, chợ, cửa hàng,
nhà hàng,… không qua người thu gom, hoặc thông qua hợp tác xã tiêu thụ. Các
trang trại chăn nuôi quy mô lớn: Bán sản phẩm theo hợp đồng với các doanh
nghiệp, nhà máy chế biến, siêu thị,…
- Tiêu thụ sữa bò tươi: Dự kiến trong thời gian
tới, Công ty Vinamilk và Friesiand Campina vẫn là hai doanh nghiệp chủ lực
thu mua sữa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trong đó, Công ty Vinamilk sẽ xây dựng
nhà máy chế biến sữa tại khu trang trại chăn nuôi bò sữa của công ty ở huyện
Bến Cầu, nâng cấp 1 trạm hiện có và xây dựng thêm 1 trạm thu mua sữa ở
huyện Trảng Bàng; đồng thời Công ty Friesiand Campina sẽ nâng cấp 2 trạm
hiện có để thu mua hết lượng sữa của các hộ chăn nuôi.
IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH TÂY NINH
1. Quy hoạch đất đai dành cho phát triển chăn
nuôi:
Căn cứ vào định mức xây dựng chuồng trại và
diện tích chiếm đất của các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, đồng cỏ,... Tổng
nhu cầu sử dụng đất phát triển chăn nuôi đến năm 2015: 2.817 ha và đến năm
2020: 3.848 ha.
2. Cải thiện môi trường đầu tư và tạo động lực
mới thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh:
- Cải thiện môi trường đầu tư bằng việc cải
cách thủ tục hành chính, hỗ trợ các thủ tục chuẩn bị đầu tư, ban hành chính
sách mới, hướng dẫn những nhà đầu tư vào các dự án khuyến khích đầu tư,
cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát
triển ngành chăn nuôi;
- Xây dựng một số chương trình, dự án đầu tư
phát triển ngành chăn nuôi, tham gia các diễn đàn, hội nghị mời gọi đầu tư;
- Sử dụng một số diện tích đất thu hồi do dự
án kém hiệu quả hoặc hết thời hạn giao cho các doanh nghiệp loại lớn đầu tư
xây dựng trang trại chăn nuôi công nghiệp, trang trại sản xuất giống heo,
giống gia cầm, xây dựng cơ sở giết mổ treo với thiết bị tiên tiến, xây dựng
nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi với
quy mô lớn, công nghệ hiện đại.
3. Các giải pháp về kỹ thuật :
3.1 Công tác giống nâng cao chất lượng đàn gia
súc – gia cầm và hệ thống quản lý giống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:
Tiếp tục chương trình Zebu hóa đàn bò, tạo đàn
bò nền cho lai tạo với các giống bò thịt có năng suất và chất lượng cao
(Brahman, Charolais, Limousine,…) và lai tạo bò cái lai Holstein Friesian theo
hướng sản xuất sữa. Thực hiện chương trình "nạc hóa đàn heo"; đồng thời
xây dựng hệ thống quản lý giống heo và giống bò sữa. Chọn lọc, bồi dưỡng, nâng
cao chất lượng những giống gia cầm nội, nhập và nuôi dưỡng tốt một số giống ngoại
nhập, nghiên cứu sản xuất con lai thương phẩm có năng suất và chất lượng sản phẩm
cao.
3.2 Giải quyết thức ăn chăn nuôi: Để chủ động thức
ăn xanh hộ chăn nuôi nên có diện tích trồng cỏ tại đất vườn nhà hoặc đất tận dụng,
cần phải dành diện tích đất trồng cỏ cao sản thâm canh. Ngoài ra, cần tận dụng
các phụ phế phẩm trồng trọt như: rơm, dây đậu, thân cây bắp,… phơi khô hoặc chế
biến để bổ sung thức ăn xanh mùa khô. Về thức ăn tinh và thức ăn bổ sung, các
trang trại và người chăn nuôi có thể mua dễ dàng ở các đại lý của các nhà máy
thức ăn chăn nuôi ngoài tỉnh cũng như mạng lưới cửa hàng tư nhân bán thức ăn
tinh hỗn hợp, thức ăn đậm đặc,… Tuy nhiên, để giảm giá thành, mỗi hộ chăn nuôi
có thể mua nguyên liệu có sẵn tại địa phương và thức ăn đậm đặc tự trộn làm thức
ăn cho chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn cần đầu tư trang bị máy
móc và mua nguyên liệu về tự chế biến thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho đàn gia
súc nuôi trong nội bộ trại hoặc hợp đồng với các nhà máy sản xuất thức ăn công
nghiệp để bảo đảm cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng thức ăn chăn nuôi
với giá hợp lý.
3.3 Giải pháp khoa học – công nghệ trong chăn nuôi:
Nghiên cứu ứng dụng các giống gia súc - gia cầm mới, cao sản; chọn tạo các
tổ hợp lai phù hợp với điều kiện tỉnh Tây Ninh. Ứng dụng các chế phẩm công
nghệ sinh học trong chăn nuôi và cải thiện môi trường trong chăn nuôi. Nghiên
cứu ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản, dự trữ để nâng cao giá trị
dinh dưỡng các loại thức ăn xanh, phụ phế phẩm trong công nghiệp, nông
nghiệp cho chăn nuôi. Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong giết mổ, chế
biến, bảo quản sản phẩm gia súc - gia cầm. Nghiên cứu về công nghệ sinh học,
công nghệ chẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến bảo quản, công nghệ
xử lý môi trường,… Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý giống bò, giống heo,…
3.4 Giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi kết hợp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh: Cần tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm, quản lý chặt từ khâu con giống,
đến nguyên liệu đầu vào và đầu ra, từ đó giảm bớt khâu trung gian trong chuỗi sản
xuất đó. Thúc đẩy liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người
chăn nuôi, nhất là sự liên kết giữa những người chăn nuôi với nhau. Để thúc đẩy
việc lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, ngành thương mại
sẽ phát triển nhiều loại hình kinh doanh mới như: Trung tâm thương mại, siêu thị,
khu thương mại dịch vụ; đồng thời đầu tư và xây dựng mới, nâng cấp hệ thống chợ;
trong đó, đặc biệt coi trọng việc phát triển chợ ở khu vực nông thôn và chợ
đầu mối nông sản.
3.5 Tăng cường các hoạt động thú y: Tăng cường
năng lực hoạt động và quản lý nhà nước về thú y, mạng lưới thú y phải được xây
dựng và hoạt động theo Pháp lệnh Thú y năm 2004 cũng như các văn bản pháp quy
hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh. Tăng cường năng lực quản lý ngành thú y trên các
lĩnh vực: Giám sát, thông tin dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch - kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú
y, công tác cán bộ và giáo dục, tuyên truyền.
3.6 Công tác khuyến nông: Trung tâm Khuyến nông
tỉnh – Sở Nông nghiệp và PTNT với chức năng là cầu nối giữa cơ quan nghiên cứu
khoa học và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhanh nhất, giúp đỡ nông dân về các
thông tin kỹ thuật, tiếp thị, sớm tiếp cận với kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất
có hiệu quả. Liên kết với các Viện, Trường, các nhà khoa học, tiếp nhận các
thành tựu khoa học ứng dụng vào thực tế sản xuất, phổ biến khoa học-kỹ thuật đến
từng hộ và tổ chức xây dựng mô hình mẫu chăn nuôi để nông dân tham quan.
4. Các giải pháp về chính sách:
- Điều chỉnh một số chính sách và quy định về điều
kiện chăn nuôi sát với thực tế;
- Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ, cơ sở
chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia súc - gia cầm nằm trong khu dân cư, đô thị,…
di dời và chuyển đổi ngành nghề sản xuất để chủ động phòng chống dịch và giảm ô
nhiễm môi trường;
- Chính sách về đất đai: Trên cơ sở quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất,… các huyện - thị cần
triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi trang trại tập trung đến
tận xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, tạo quỹ đất để giao đất, cho
thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chính sách về đầu tư và tín dụng: Căn cứ Nghị
định, Quyết định, Thông tư của Chính phủ, Bộ Tài Chính,… cụ thể hóa các chính
sách này và huy động ngân sách địa phương khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hợp
lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung; miễn giảm tiền
thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình,
trang trại chăn nuôi sản xuất hàng hóa lớn trong những năm đầu kinh doanh nhằm
thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi tập trung, sản xuất
hàng hóa;
- Chính sách liên quan đến công tác thú y: Tăng cường
vaccin phòng bệnh đối với một số bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến kinh tế chăn
nuôi. Đầu tư trang thiết bị chẩn đoán thú y và đào tạo cán bộ cho trạm cũng như
chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống thú y. Có chính sách cho vay vốn
và hỗ trợ lãi suất đầu tư tủ cấp đông, trữ đông kinh doanh sản phẩm gia cầm tại
các chợ;
- Chính sách cho công tác nghiên cứu khoa học và
khuyến nông: Tăng cường năng lực cho các phòng thí nghiệm. Đào tạo cán bộ
nghiên cứu và khuyến nông viên. Đặc biệt, ưu tiên cho nghiên cứu theo chương
trình, dự án như: nghiên cứu lai giống vật nuôi cao sản nuôi thích nghi với điều
kiện sinh thái của từng vùng trong tỉnh, nghiên cứu trang thiết bị chuồng trại,
nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn,…;
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chăn
nuôi: Ngoài lực lượng cán bộ có trình độ cao được đào tạo ở các trường đại học,
cần phải tổ chức các lớp tập huấn đào tạo tay nghề cho cán bộ ở địa phương và cấp
cơ sở, lực lượng kỹ thuật viên nhất là trong các lĩnh vực: kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo, kỹ thuật chọn giống, nhân giống, lai tạo giống vật nuôi và kỹ thuật
nuôi dưỡng, quản lý đàn gia súc – gia cầm,…
5. Hợp tác, liên kết với các địa phương vùng
Đông Nam bộ, nhất là TP. Hồ Chí Minh trong phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh
Tây Ninh:
Các tỉnh lân cận của Tây Ninh (Long An, Bình
Dương, Bình Phước,…) đều có chung thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là TP.
HHCM (thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn nhất cả nước), sẽ hiệu quả hơn nếu có sự
hợp tác trong phân khúc thị trường; đồng thời phối hợp kiểm soát gia súc - gia
cầm nuôi trong khu vực và được nhập vào các địa phương, đảm bảo các yêu cầu về
quy định kiểm dịch thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ xây dựng và duy
trì chuỗi sản xuất khép kín từ chăn nuôi công nghiệp gắn với giết mổ tập trung
và hệ thống kinh doanh, phân phối có bao bì, thương hiệu tại thị trường tiêu thụ,
nhất là ở TP. HCM.
V. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Tổng khái toán vốn đầu tư: 782,45 tỷ đồng,
trong đó năm 2012 – 2015 là: 375,28 tỷ đồng và 2016 – 2020 là: 407,17 tỷ đồng;
gồm: vốn đầu tư cho chương trình giống và xã hội hóa công tác giống, dịch vụ
thú y, khuyến nông, hệ thống quản lý giống,…
Tổng khái toán vốn ngân sách cho ngành chăn nuôi
của tỉnh là: 75,58 tỷ đồng (chiếm 9,65% tổng vốn đầu tư), trong đó vốn
năm 2012 – 2015: 34,36 tỷ đồng và 2016 – 2020: 41,22 tỷ đồng. Trên cơ sở nội lực
là chính, song cần mời gọi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đến tỉnh Tây Ninh xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm, xây dựng các trang
trại chăn nuôi quy mô lớn để gia tăng tính cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm và
mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm chăn nuôi.
2. Các chương trình, dự án ưu tiên:
Trên cơ sở các hạng mục đầu tư cho phát triển
ngành chăn nuôi, để triển khai thực hiện quy hoạch có hiệu quả, UBND tỉnh giao
cho Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư xây dựng, trình duyệt và tổ chức
thực hiện các dự án cụ thể như sau:
- Dự án củng cố và tăng cường hệ thống quản lý
ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh;
- Các dự án mời gọi đầu tư phát triển chăn
nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;
- Dự án đầu tư xây dựng mô hình quy trình thực
hành tốt chăn nuôi gia cầm an toàn;
- Dự án đầu tư phát triển giống gia cầm;
- Dự án đầu tư phát triển giống heo nạc hóa chất
lượng cao;
- Dự án đầu tư xây dựng mô hình quy trình thực
hành tốt chăn nuôi heo an toàn;
- Dự án đầu tư giống bò thịt chất lượng cao và
chăn nuôi bò sinh sản;
- Dự án Zebu hóa đàn bò.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh và phối hợp các cơ
quan liên quan thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi cấp tỉnh; tham mưu UBND
tỉnh chỉ đạo, điều hành các đơn vị, địa phương triển khai tốt công tác quy hoạch
phát triển chăn nuôi trên phạm vi toàn tỉnh;
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định về một
số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
2. UBND huyện, thị xã:
UBND huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị chức
năng xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chăn
nuôi trên địa bàn quản lý của địa phương; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
và các ban ngành chức năng để xây dựng và triển khai thực hiện phát triển chăn
nuôi trên địa bàn quản lý theo quy hoạch đã được phê duyệt.
3. UBND các xã, phường, thị trấn:
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra, giám
sát thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
4. Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất chăn
nuôi:
Thực hiện đúng các quy định về chăn nuôi - thú y
của Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức công bố quy hoạch
cho nhân dân các địa phương trong tỉnh biết để thực hiện, lập kế hoạch hàng năm
và từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và triển khai thực hiện quy hoạch phát
triển ngành chăn nuôi tại các huyện, thị xã trong tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng
mắc, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập hồ
sơ điều chỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và
PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Y tế,
Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan căn
cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- Cục Chăn nuôi;
- TU; HĐND tỉnh;
- CT; PCT Hùynh Quang;
- Như Điều 4;
- LĐVP – CVK;
- Lưu: VT.
|
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Văn Quang
|
Phụ lục 1:Quy hoạch
vùng trang trại chăn nuôi tập trung tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
SỐ TT
|
ĐƠN VỊ
|
LOẠI VẬT NUÔI
|
BÒ
|
BÒ SỮA
|
HEO
|
GÀ
|
VỊT
|
I
|
THỊ XÃ TÂY NINH
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Thanh Tân
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
|
2
|
Xã Tân Bình
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
3
|
Xã Bình Minh
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
|
4
|
Xã Ninh Sơn
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
|
5
|
Xã Ninh Thạnh
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
|
II
|
HUYỆN TÂN BIÊN
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Tân Lập
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
|
2
|
Xã Thạnh Bắc
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
|
3
|
Xã Tân Bình
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
|
4
|
Xã Thạnh Bình
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
|
5
|
Xã Thạnh Tây
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
|
6
|
Xã Hòa Hiệp
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
|
7
|
Xã Tân Phong
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
|
8
|
Xã Mỏ Công
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
|
9
|
Xã Trà Vong
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
III
|
HUYỆN TÂN CHÂU
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Tân Hà
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
2
|
Xã Tân Đông
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
3
|
Xã Tân Hội
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
|
4
|
Xã Tân Hòa
|
Quy mô nhỏ
|
|
|
|
|
5
|
Xã Suối Ngô
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
|
6
|
Xã Suối Dây
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
|
7
|
Xã Tân Hiệp
|
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
|
8
|
Xã Thạnh Đông
|
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
|
9
|
Xã Tân Thành
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
|
10
|
Xã Tân Phú
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
|
11
|
Xã Tân Hưng
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
|
IV
|
DƯƠNG MINH CHÂU
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Suối Đá
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
2
|
Xã Phan
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
3
|
Xã Phước Ninh
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
4
|
Xã Phước Minh
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
5
|
Xã Bàu Năng
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
|
6
|
Xã Chà Là
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
7
|
Xã Cầu Khởi
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
|
8
|
Xã Bến Củi
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
|
9
|
Xã Lộc Ninh
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
10
|
Xã Trường Mít
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
V
|
HUYỆN CHÂU THÀNH
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Hảo Đước
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
2
|
Xã Phước Vinh
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
3
|
Xã Đồng Khởi
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
4
|
Xã Thái Bình
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
5
|
Xã An Cơ
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
6
|
Xã Biên Giới
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
7
|
Xã Hòa Thạnh
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
8
|
Xã Trí Bình
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
9
|
Xã Hòa Hội
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
10
|
Xã An Bình
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
11
|
Xã Thanh Điền
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
12
|
Xã Thành Long
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
|
13
|
Xã Ninh Điền
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
14
|
Xã Long Vĩnh
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
VI
|
HUYỆN HÒA THÀNH
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Hiệp Tân
|
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
2
|
Xã Long Thành Bắc
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
|
3
|
Xã Trường Hòa
|
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
|
4
|
Xã Trường Đông
|
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
|
5
|
Xã Long Thành Trung
|
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
6
|
Xã Long Thành Nam
|
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
VII
|
HUYỆN GÒ DẦU
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Thạnh Đức
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
2
|
Xã Cẩm Giang
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
3
|
Xã Hiệp Thạnh
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
4
|
Xã Bàu Đồn
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
|
5
|
Xã Phước Thạnh
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
6
|
Xã Phước Đông
|
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
|
7
|
Xã Thanh Phước
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
VIII
|
HUYỆN BẾN CẦU
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Long Chữ
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
2
|
Xã Long Phước
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
3
|
Xã Long Giang
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
|
4
|
Xã Tiên Thuận
|
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
5
|
Xã Long Khánh
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
|
6
|
Xã Long Thuận
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
|
7
|
Xã An Thạnh
|
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô lớn
|
|
IX
|
HUYỆN TRẢNG BÀNG
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Đôn Thuận
|
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô vừa
|
|
2
|
Xã Hưng Thuận
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
3
|
Xã Lộc Hưng
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
4
|
Xã Gia Lộc
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
|
5
|
Xã Gia Bình
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
6
|
Xã Phước Lưu
|
Quy mô nhỏ
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô vừa
|
7
|
Xã Bình Thạnh
|
Quy mô lớn
|
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|
|
8
|
Xã An Tịnh
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô nhỏ
|
|
|
9
|
Xã An Hòa
|
|
Quy mô vừa
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
|
10
|
Xã Phước Chỉ
|
Quy mô vừa
|
|
Quy mô lớn
|
Quy mô nhỏ
|
Quy mô nhỏ
|