UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1798/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 29 tháng 7 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG
BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị
quyết của Tỉnh ủy số 03-NQ/TU, ngày 11/7/2011 về ban hành chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV;
Căn cứ Quyết định số 3150/QĐ-UBND ngày 14
tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị
của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 390/SCT- QLCN ngày 11 tháng 7 năm
2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2011 - 2015.
Điều 2. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các ban ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương; (B/c)
- Ban Thường vụ TU;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND;
- TT Công báo; TT Tin học; Website tỉnh;
- Lưu: VT.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Quang
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH
QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1798/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Bình)
Phần thứ nhất
ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 –
2010
I. Kết quả thực hiện chương trình
1. Về các
chỉ tiêu tổng hợp
Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2010 thực hiện 3.533 tỷ đồng, tăng 2,34 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 18,55% (Mục tiêu tăng 20-21 %). Trong
đó: Công nghiệp Quốc doanh (CNQD) tăng 11,1%; công nghiệp ngoài quốc doanh
(CNNQD) tăng 31,0%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm 25%.
Các sản
phẩm chủ yếu của ngành như: Xi măng, gạch men, tinh bột sắn, caolinh, chế biến
nhựa thông, cao su mủ khô, gỗ các loại, bia,…đều tăng khá, năm sau cao hơn năm
trước, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Một số sản
phẩm đạt thấp như: Thủy sản đông, nhôm thanh, lắp ráp xe máy…
Cơ cấu
kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị CN - XD
trong GDP của tỉnh ngày càng tăng, năm 2000 chiếm 24,8%, năm 2005 chiếm 32%,
đến năm 2010 tăng lên 37,7%, tuy vậy, chưa đạt được mục tiêu đề ra (Mục tiêu năm 2010 đạt 40%).
Cơ cấu
trong nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch đúng hướng, khai thác tốt các tiềm
năng lợi thế của tỉnh: Ngành sản xuất vật liệu xây dựng ngày càng chiếm ưu thế,
năm 2005 chiếm tỷ trọng 39,1% giá trị sản xuất toàn ngành, đến năm 2010 tăng
lên 51,5%; tiếp đến là ngành chế biến nông lâm thủy sản chiếm 21,8% giá trị
sản xuất toàn ngành.
Mức nộp
ngân sách của các doanh nghiệp công nghiệp chiếm trên 80% tổng thu ngân sách của
các doanh nghiệp toàn tỉnh, góp quan trọng vào hoàn thành kế hoạch thu nộp ngân
sách hàng năm trên địa bàn. Trong đó, điển hình là các đơn vị: Công ty Bia Hà Nội
- Quảng Bình gần 70 tỷ đồng (cao nhất toàn tỉnh), công ty xi măng Sông Gianh
17,1 tỷ đồng, Công ty cao su Việt Trung 15,9 tỷ đồng, Công ty LCN Long Đại 11,2
tỷ đồng, Công ty CP SXVL xây dựng Cosevco 1 là 13,1 tỷ đồng, Công ty Điện lực
QB 5,6 tỷ đồng, Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Quảng 2,1 tỷ đồng, Công ty CP XNK QB
2,6 tỷ đồng, Công ty Tân Đức Hải 5,7 tỷ đồng...
2.
Thực hiện các dự án ưu tiên.
Các dự
án sản xuất được đầu tư và đưa vào hoạt động trong chương trình đề ra, góp phần
tích cực cho tăng trưởng, giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người lao động
và tăng thu ngân sách địa phương:
- Nhà
máy xi măng Sông Gianh công suất 1,4 triệu tấn/năm hoàn thành đi vào
hoạt động tháng 8/2006, đến nay đã khai thác hết công suất; nhà máy xi
măng Áng Sơn 1 lò quay công suất 0,5 triệu tấn/năm đã xây dựng hoàn thành đưa
vào sản xuất cuối năm 2010. Hoàn thành dự án cải tạo xử lý khói bụi các
nhà máy xi măng lò đứng Áng Sơn và Thanh Trường đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Thực hiện nâng công suất nhà máy gạch Ceramic lên 2 triệu m2/năm
trong năm 2008, xây dựng mới và nâng công suất nhiều nhà máy sản xuất gạch
tuynel Quảng Xuân, Cầu 4, Đại Trạch, Quảng Phú…. Khởi công xây dựng nhà
máy xi măng Văn Hóa (Công ty VLXD Việt Nam) công suất 2 triệu tấn/năm, Nhà
máy xi măng Áng Sơn 2 (công ty đúc Thắng Lợi) công suất 0,7 triệu tấn/năm;
- Phát
huy có hiệu quả các dự án hiện có, như nhà máy Bia Hà Nội -Quảng Bình, nước
khoáng Bang, chế biến tinh bột sắn, chế biến gỗ Phú Quý, Phương Anh… Triển
khai đầu tư (ngoài danh mục chương trình) nhà máy giấy Kraf Phú
Thủy và 5 nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu ở Khu kinh tế Hòn La;
- Hoàn
thành đưa vào sản xuất dự án nhà máy đóng và sửa chữa tàu thuyền Nhật Lệ năm
2009; Công ty cơ khí ô tô Trường Thịnh đầu tư và đưa vào
hoạt động lò thép đúc các sản phẩm bi đạn, tấm lót phục vụ cho sản xuất xi
măng;
- Dự án khai
thác và chế biến caolinh của Công ty Bohemia đã hoàn thành đi vào hoạt động
cuối năm 2010. Phát triển thêm các cơ sở khai thác chế biến quặng sắt,
titan, khai thác đá, cát sạn… phục vụ sản xuất xi măng, các công trình
xây dựng, giao thông, thủy lợi trên địa bàn;
- Mở rộng khai
thác tốt dây chuyền sản xuất Dược phẩm, chế biến Nhựa thông, nâng cấp
và xây dựng mới một số xưởng sơ chế mũ cao su, đẩy mạnh sản xuất phân vi sinh
Sông Gianh; Đầu tư xây dựng và đưa vào sản xuất phân NPK (Sao Việt) công
suất 100.000 tấn/năm tại KCN Bắc Đồng Hới;
- Nâng công suất
nhà máy may xuất khẩu Hà Quảng lên 3 triệu sản phẩm/năm đưa vào hoạt động vào
cuối năm 2010, góp phần tạo việc làm cho hơn 900 lao động;
- Nhà máy
Thủy điện Hố Hô 14MW hoàn thành và phát điện đầu năm 2010, thủy điện
La Trọng 22 MW đã được khởi công xây dựng. Triển khai dự án RE2, JICA
cải tạo lưới điện trung, hạ áp nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, xúc tiến
các dự án đầu tư phát triển năng lượng mặt trời cho các thôn bản không có điện
lưới, năng lượng gió…Đặc biệt Trung tâm điện lực Quảng Trạch giai đoạn 1 công
suất 1.200 MW đã khởi công xây dựng hạ tầng tháng 9/2010, khởi công xây dựng
nhà máy tháng 7/2011 và dự kiến phát điện vào giữa năm 2015. Đã triển khai
đầu tư xây dựng dự án cấp nước Sông Thai, dự án cấp nước thị trấn nông trường
Việt Trung…
3. Về
trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và thị trường.
Nhiều dự án đầu tư mới trong các ngành: Sản xuất
VLXD, Bia, may xuất khẩu, sản xuất dược phẩm sử dựng công nghệ tiên tiến, hiện
đại. Như: nhà máy xi măng Sông gianh, Bia Hà Nội - Quảng Bình được đầu tư công
nghệ thiết bị của CHLB Đức và Châu Âu; các nhà máy Dược phẩm, phân NKP, chế
biến cao lanh tinh… có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Chất lượng sản phẩm
ngày càng được nâng cao, nhiều sản phẩm đã có thương hiệu được người
tiêu dùng, khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và sử dụng, như:
Xi măng Sông Gianh, gạch ceramic, bia, nước khoáng Bang, tinh bột sắn,
phân vi sinh… Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng và phát triển, một
số sản phẩm đã xuất khẩu qua các nước Trung Quốc, Lào và các nước trong
khu vực châu Á.
4. Cơ sở sản
xuất, lao động
Cơ sở sản xuất
công nghiệp không ngừng tăng về số lượng, nhất là các cơ sở ngoài quốc doanh
(do có nhiều chính sách mới khuyến khích phát triển, nhất là khi có
Luật doanh nghiệp ra đời, thủ tục thành lập đơn giản và nhanh gọn). Đến
năm 2010, đã có 17.747 cơ sở, tăng 1.072 cơ sở so với năm 2005, số lượng các
doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã có xu hướng giảm, các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, các kinh tế hộ gia đình tăng nhanh.
Lực lượng
lao động làm việc trong ngành Công nghiệp năm 2010 có 42.959 người. Thời gian
qua không tăng về số lượng do nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ, máy móc
thiết bị hiện đại vào sản xuất, sau khi thực hiện CPH bộ máy được tinh
giản nên một số lao động công nghiệp đã dịch chuyển sang dịch vụ hoặc lĩnh vực
khác.
5. Đầu tư
xây dựng các khu, cụm công nghiệp
5.1. Khu công nghiệp: Đã và
đang triển khai đầu tư các khu công nghiệp:
- Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng
Hới, quy mô 63 ha. thu hút đầu tư lấp đầy hơn 80% diện tích. Có 14 nhà đầu tư
đăng ký đầu tư, trong đó có 12 nhà máy đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động.
- Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn
La quy mô diện tích 98 ha, đang đầu tư hạ tầng, hiện có 10 nhà đầu tư đăng ký,
trong đó có 4 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động.
- Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới,
quy mô 150 ha, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 là 46 ha. Hiện đã có 6
nhà đầu tư đăng ký, đầu tư xây dựng nhà máy: Nhôm thanh định hình, chế biến gỗ,
phân NPK...
5.2.
Cụm công nghiệp: Đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp: Thuận Đức, Bắc Nghĩa, Tân
Sơn, Phú Hải - Đồng Hới; đồng
thời thực hiện các bước để tiếp tục đầu tư cụm công nghiệp Cam Liên - Lệ Thủy, Quảng Thọ - Quảng Trạch, Lưu
Thuận - Tuyên Hóa và một số cụm công nghiệp khác nhằm tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có mặt bằng phát triển sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
II. Tồn tại,
hạn chế
Qua 5 năm triển khai thực hiện
Chương trình phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, bên cạnh một số kết
quả đạt được còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau:
1. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp,
tỷ trọng công nghiệp trong GDP ở mức khá cao, tuy vậy vẫn chưa đạt được mục
tiêu của chương trình đề ra, phát triển chưa ổn định; tính bền vững, giá trị
gia tăng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, sức cạnh tranh yếu. Một số doanh
nghiệp không phát triển được, lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí còn bị
thua lỗ như: Công ty CP Đại Trường Phát (lắp ráp xe máy, sản xuất nhôm thanh),
công ty CPXNK thủy sản Đồng Hới, nhà máy đóng tàu Nhật Lệ, nhà máy chế biến gỗ
Ba Đồn...;
2. Một số dự án ưu tiên trong
chương trình không thực hiện được hoặc đưa vào hoạt động chậm so với tiến độ đề
ra:
- Dự
án đầu tư xi măng lò quay Thanh Trường, nhà máy xi măng Sông Gianh giai đoạn 2,
chế biến sản phẩm từ thịt lợn siêu nạc liên doanh với công ty VISAN TP Hồ Chí
Minh, khai thác và chế biến vàng Xà khía chưa thực hiện được do doanh nghiệp gặp
khó khăn về huy động vốn và công tác thăm dò kéo dài so với dự kiến. Công tác
xúc tiến đầu tư dự án chế biến cát Ba Đồn đã tích cực triển khai, tuy nhiên
chưa lựa chọn được nhà đầu tư hội đủ điều kiện.
- Dự
án nhà máy đóng và sửa chữa tàu thuyền Nhật Lệ hoàn thành năm 2009, đến nay
hoạt động không hiệu quả do chưa lường hết được những khó khăn trong quá
trình đầu tư dự án.
- Việc
thu hút vốn đầu tư FDI còn ít; công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế do vướng mắc
trong bồi thường, giải phóng mặt bằng... Mặt khác, một số dự án do năng lực nhà
đầu tư yếu nên tiến độ thực hiện chậm. Dự án khai thác và chế biến caolinh của
Công ty Bohemia sau nhiều năm xây dựng, cuối năm 2010 đã hoàn thành,
nhưng đến nay chất lượng sản phẩm vẫn đang còn trong quá trình hiệu chỉnh.
3. Đối với các cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp:
- Khu Kinh tế, khu công nghiệp, cụm
công nghiệp có quan tâm, nhưng triển khai chậm. Các hệ thống cấp nước, thoát nước,
xữ lý môi trường và các hệ thống phụ trợ khác chưa được đầu tư đúng mức, thiếu
đồng bộ dẫn đến việc thu hút đầu tư rất khó khăn, hiệu quả sử dụng hạn chế.
- Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác
như: Giao thông đường bộ, đường sông, cung cấp điện, nước, cảng Hòn La, sân bay
Đồng Hới... đã triển khai tích cực, tuy vậy việc huy động và đưa vào sử dụng
còn thiếu đồ ng bộ, chậm so với kế hoạch đề ra.
4. Môi trường đầu tư tuy đã cải
thiện đáng kể, chính sách đầu tư thông thoáng hơn, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại
cần tiếp tục cải tiến, hoàn thiện như: Thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư từ
đăng ký kinh doanh đến giao đất xây dựng triển khai dự án còn dài; công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án gặp quá nhiều khó khăn. Có dự án phải
chuyển địa điểm đầu tư nhiều lần làm mất cơ hội đầu tư, thiệt hại kinh tế và thời
gian của nhà đầu tư làm ảnh hưởng đáng kể đến công tác thu hút đầu tư.
III. Nguyên
nhân tồn tại, hạn chế
1. Về khách quan: Trong thời gian
qua, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế và lạm phát toàn cầu trong năm 2008
và 2009 cũng như tác động bất lợi của thiên tai, lũ lụt nên giá cả nguyên,
nhiên, vật liệu tăng cao; thị trường bị thu hẹp, thiếu điện, thiếu vốn sản xuất,
thiếu vốn đầu tư nên một số dự án quan trọng chậm đi vào sản xuất so với kế hoạch,
một số dự án không thực hiện được, một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất.
2. Về chủ quan:
- Hạ tầng kỷ thuật mặc dù đã tích
cực đầu tư, nhất là giao thông, điện, nước, hạ tầng khu, cụm công nghiệp... tuy
vậy, vẫn chưa đáp ứng kịp thời và thiếu đồng bộ cho yêu
cầu phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất công nghiệp nói
riêng.
- Hầu hết cơ sở vật chất kỹ thuật,
nhà xưởng, trình độ công nghệ thiết bị của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong
tỉnh còn thô sơ, manh mún và lạc hậu, chậm được đầu tư, đổi mới; trình độ quản
lý yếu, thiếu cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề công nhân thấp.
- Đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nhưng quá trình triển
khai áp dụng chưa hiệu quả do còn nhiều bất cập trong quá trình cho thuê đất,
giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ. Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư còn bị
động, hiệu quả mang lại còn thấp.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các
ngành trong triển khai thực hiện Chương trình và các dự án lớn của ngành chưa đồng
bộ làm ảnh hưởng đến tiến độ, cơ hội đầu tư và hiệu quả chương trình. Một số cấp
ủy, chính quyền còn thiếu quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành, đặc biệt
trong các khâu cải cách hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án,
tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Phần thứ hai
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. Một số thuận lợi, khó khăn
Chương trình Phát triển Công nghiệp
giai đoạn 2011 - 2015 triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi:
Toàn Đảng, toàn dân ra sức thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Cơ chế chính sách của
Nhà nước và của tỉnh có nhiều thay đổi tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích
phát triển sản xuất kinh doanh; cơ sở hạ tầng và dịch vụ được cải thiện; xu
thế hội nhập ngày càng tăng, thị trường từng bước được mở rộng tạo điều kiện
thúc đẩy sản xuất, dịch vụ phát triển. Tuy vậy, sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp
phải nhiều khó khăn, thách thức do giá các loại nguyên, vật liệu đầu vào cũng
như giá các thiết bị, phương tiện…trong cấu thành tài sản cố định tăng cao. Việc
thắt chặt tín dụng, lãi suất cao, thị trường trong và ngoài nước còn nhiều biến
động bất ổn làm hạn chế mạnh đầu tư và tăng trưởng. Mặt khác khi Việt Nam
thực hiện AFTA thì mức độ cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị
trường ngày càng quyết liệt hơn.
Tình
hình đó đòi hỏi các cấp, các ngành và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải khắc
phục mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Chương trình
Phát triển công nghiệp, giai đoạn 2011 - 2015. Hoàn thành một số khu, cụm công
nghiệp quan trọng có đủ điều kiện để thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh.
II. Phương hướng, mục tiêu
1. Phương
hướng
Phát triển công nghiệp để thực
hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, trở thành ngành trọng điểm,
tạo động lực phát triển của nền kinh tế. Ưu tiên phát triển mạnh ngành công
nghiệp có thế mạnh trở thành ngành công nghiệp chủ lực, mủi nhọn, như sản xuất
vật liệu xây dựng, xi măng, điện, chế biến nông, lâm, thủy sản... Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo hướng công
nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút nhiều lao động. Sớm
tạo sự liên kết vùng kinh tế động lực khu vực Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tỉnh. Từng
bước xây dựng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ các nhà máy xi măng,
Trung tâm điện lực Quảng Trạch và các dự án quan trọng khác. Kêu gọi đầu tư một
số dự án lớn tạo tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo.
2.
Mục tiêu
Phấn
đấu đến năm 2015 công nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng
điểm, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo hướng CNH –HĐH, đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững. Các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể như sau:
*
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 1994) đạt 9.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 21 - 22%.
* Tỷ trọng giá trị công nghiệp
– xây dựng năm 2015 chiếm 43% trong GDP của tỉnh.
* Đưa 4 – 5 dự án sản xuất
công nghiệp hiện đại có quy mô lớn, mức đóng góp ngân sách cao vào
hoạt động. Đồng thời xúc tiến triển khai xây dựng 3 - 4 dự án để
tạo tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo.
* Đầu
tư xây dựng từ 2 - 3 Khu công nghiệp; Mỗi huyện, thành phố xây dựng và phát triển
từ 1 -2 cụm công nghiệp theo quy hoạch.
III. Nội dung chương trình
1.
Phát triển các ngành công nghiệp
1.1. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD)
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện công
nghệ, ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất
hiện có; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xi măng, VLXD để sớm
hoàn thành đưa vào sản xuất. Ưu tiên phát triển các sản phẩm VLXD mới,
VLXD không nung.
1.1.1 Các dự án triển khai
đầu tư:
- Hoàn thành xây dựng nhà máy
xi măng Áng Sơn 2 công suất 0,7 triệu tấn/năm.
- Hoàn thành xây dựng dự án
nhà máy xi măng Văn Hóa giai đoạn 1, công suất 2 triệu tấn/năm, đưa vào sản xuất
năm 2013.
- Đầu tư xây dựng giai đoạn 2
nhà máy xi măng Sông Gianh, công suất 1,4 triệu tấn/năm.
- Đầu tư xây dựng giai đoạn 1
nhà máy xi măng Trường Thịnh, công suất 2 triệu tấn/năm.
- Đầu tư xây dựng nhà máy xi
măng Thanh Trường công nghệ lò quay, công suất 0,5 triệu tấn/năm.
- Triển khai xây dựng một số
nhà máy gạch, ngói. Ưu tiên dự án VLXD không nung đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.1.2 Các dự án kêu gọi đầu
tư:
- Dự án xi măng Áng Sơn 3, xi
măng chất lượng cao Minh Hóa.
- Dự án chế biến cát thành sản
phẩm tiêu dùng cao cấp; Dự án sản xuất gạch lát Granit; Dự án sản xuất sứ cách
điện.
- Đầu tư xây dựng một số nhà
máy sản VLXD không nung từ các phụ phẩm của công nghiệp sản xuất xi măng, xỉ
than của nhiệt điện.
1.2. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản
Khuyến khích các cơ sở sản xuất
đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để chế
biến các mặt hàng nông, lâm thuỷ sản, nước giải khát nhằm nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng nội điạ và hướng tới xuất khẩu.
1.2.1 Các dự án triển khai đầu
tư:
* Chế biến nông sản:
- Mở rộng, nâng công suất nhà
máy Bia rượu (công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình) lên 50 triệu lít/năm.
- Đầu tư xây dựng một số nhà
máy chế biến nông sản sau thu hoạch.
* Chế biến lâm sản
- Đầu tư mở rộng dây chuyền
2 nhà máy giấy Kraf Phú Thủy đạt công suất 60.000 tấn/năm.
- Đầu tư nâng công suất và công
nghệ mới các nhà máy chế biến gỗ hiện có đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Đầu tư xây dựng nhà máy gỗ
MDF.
* Chế biến thủy sản
- Đầu tư nâng công suất và hiện
đại hóa nhà máy chế biến thủy sản Sông Gianh, Bố Trạch.
- Di chuyển và đầu tư hiện đại
hóa thiết bị nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Đồng Hới, Nhà máy chế biến thủy
sản Phú Hải (Vinashin).
1.2.2 Các dự án kêu gọi đầu
tư:
- Kêu gọi đầu tư Nhà máy Bia,
Rượu và nước giải khát (TCT Bia rượu nước giải khát Sài Gòn), công suất 50
-100 triệu lít/năm.
- Nhà máy sản xuất bột cá và thức
ăn gia súc.
- Khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông lâm thủy sản để nâng cao
giá trị sản phẩm từ nông nghiệp.
1.3. Công nghiệp điện, nước
Triển khai các dự án hạ tầng
cung ứng điện, đường dây, trạm biến áp 220KV, 110 KV và lưới điện trung hạ áp
phục vụ cho sản xuất và đời sống theo quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt. Ưu tiên mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây
dựng dự án Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch. Triển khai xây dựng các dự án thủy
điện đã được cấp phép. Kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện cho các dự án điện lượng
mới, năng lượng tái tạo. Triển khai đầu tư và đưa vào sử dụng một số nhà máy cấp
nước dân sinh và nước phục vụ sản xuất cho các khu công nghiệp, khu kinh tế.
1.3.1
Các dự án triển khai đầu tư:
- Triển khai xây dựng dự án
Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch giai đoạn 1, công suất 1.200 MW để phấn đấu
phát điện trong năm 2015.
- Hoàn thành và đưa vào sản xuất
nhà máy thủy điện La Trọng, công suất 22 MW.
- Triển khai đầu tư xây dựng dự
án Pin mặt trời cho các thôn, bản thuộc 10 xã điện lưới quốc gia không đến được,
công suất 1.066 KWp bằng nguồn vốn ODA (Hàn Quốc)
- Xây dựng mới đường dây và trạm
220 kv Ba Đồn; Đường dây và trạm 110 kv Hòn La (1x25MVA); Quảng Phú (2x25MVA);
Văn Hóa (2x25MVA); Trường Thịnh (2x25MVA); Thanh Trường (2x25MVA); Bố Trạch
(1x25MVA) phục vụ các nhà máy, khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng,
đưa vào khai thác các Nhà máy nước Việt Trung, Hoàn Lão; Nhà máy cấp nước cho
Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La và Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch từ hồ
sông Thai và Vực Tròn.
- Triển khai dự án cấp nước sạch
23 xã thuộc huyện Quảng Trạch bằng nguồn vốn ODA (Hunggari); Hoàn thành dự án cấp
nước 5 xã huyện Quảng Ninh.
- Mở rộng và khai thác có hiệu
quả các Nhà máy nước Phú Vinh, Ba Đồn, Đồng Lê, Quy Đạt và một số nhà máy nước
phục vụ cho các khu công nghiệp, các dự án cung cấp nước sạch ở địa bàn nông
thôn.
1.3.2
Các dự án kêu gọi đầu tư
-
Tiếp tục xúc tiến triển khai giai đoạn II Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch (được
quy hoạch trong tổng sơ đồ Điện VI – Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày
18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ) phù hợp với tiến độ đồng thời tiết kiệm và
nâng cao hiệu quả sử dụng kết cấu hạ tầng đã được đầu tư.
-
Xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án Phong Điện; các dự án điện năng lượng tái tạo
khác.
-
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất điện từ nguồn rác, phế thải.
1.4. Công nghiệp cơ khí, điện tử
Đổi mới công nghệ thiết bị,
nâng cấp các cơ sở hiện có, đầu tư mới một số cơ sở chủ lực có trang thiết bị
hiện đại để nâng cao năng lực, đủ khả năng sản xuất các thiết bị phục vụ canh
tác, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đóng tàu thuyền... Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
của ngành cơ khí, các dự án đầu tư lắp rắp, sản xuất máy tính, thiết bị văn phòng, điện tử dân dụng,
thiết bị truyền thông, các sản phẩm phần mềm và dịch vụ nhằm cung cấp cho thị
trường trong tỉnh và khu vực.
1.4.1 Các dự án triển khai đầu
tư:
- Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất
thép định hình và cấu kiện nhà công nghiệp tại cụm công nghiệp Thuận Đức - Đồng
Hới, công suất 2000 tấn thép định hình/năm, 2000 tấn cấu kiện thép/năm.
- Di chuyển nhà máy đóng
tàu Nhật Lệ ra khu vực Bắc Sông Gianh.
1.4.2 Các dự án kêu gọi đầu
tư:
- Nhà máy sản xuất nông ngư cụ;
Nhà máy cơ khí hỗ trợ ngành xi măng, điện (bi đạn, tấm lót và một số phụ tùng
thay thế).
- Nhà
máy sản xuất đồ điện dân dụng và công nghiệp.
1.5. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
Ưu tiên phát triển các dự án có
quy mô công nghiệp chế biến sâu, sản phẩm có chất lượng
tốt, lợi thế cạnh tranh cao, các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Chú trọng đầu
tư đổi mới công nghệ trong khai thác, chế biến, nhằm phát huy hết năng lực và
nâng cao hiệu quả của các cơ sở sản xuất hiện có.
1.5.1 Các dự án triển khai đầu
tư:
- Khai thác, phát huy công suất
dự án nhà máy tuyển cao lanh tinh (công ty TNHH caolin Quảng Bình – Bohemia)
ở Lộc Ninh, Đồng Hới, công suất 50.000 tấn bột cao lanh, 40.000 tấn sơn nước/năm.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng nhà
máy luyện gang thép Anh Trang công suất 250.000 tấn /năm tại KCN Hòn La II.
- Đầu tư nâng công suất khai
thác các mỏ đá vôi, đá sét, sét…đáp ứng nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu sản xuất
xi măng giai đoạn 2011-2015 và các năm sau.
- Đầu tư khai thác Fenspat ở
huyện Bố Trạch, các mỏ sét phục vụ cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng,
công suất 100.000 tấn/năm; khai thác các quặng kim loại như manggan, sắt, ti
tan... phục vụ cho các nhà máy chế biến và sản xuất.
1.5.2 Các dự án kêu gọi đầu
tư:
- Kêu gọi đầu tư Nhà máy chế
biến cát trắng Ba Đồn, Quảng Trạch.
1.6. Công nghiệp hóa chất
Đầu
tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, khai thác tốt
công suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm truyền thống mà
nhu cầu thị trường đang cần. Nghiên cứu kêu gọi đầu tư sản xuất một số loại sản
phẩm mới từ nguồn nguyên liệu sẳn có tại địa phương.
1.6.1
Các dự án triển khai đầu tư:
- Đẩy
nhanh tiến độ đưa vào sản xuất nhà máy chế biến Bột đá chất lượng cao (CaCO3)
Châu Hóa.
-
Đầu tư nhà máy sản xuất vôi (Công ty KS Than Đông Bắc tại Kim Hóa,
Tuyên Hóa) phục vụ các nhà máy luyện thép, tuyển Bôxít.
- Đầu
tư nâng công suất các nhà máy sản xuất các sản phẩm: Bột làm sạch môi trường nuôi
tôm, đôlômit, men vi sinh, phụ gia sơn;
-
Khai thác hết công suất và phát huy hiệu quả các nhà máy sản xuất phân vi sinh,
phân NPK đã đầu tư;
-
Đầu tư nhà máy sản xuất phân NPK của Công ty Sông Gianh tại Thanh Trạch,
công suất 100.000 tấn/năm;
- Đầu
tư dây chuyền sản xuất thuốc tiêm theo tiêu chuẩn GMP.
- Mở
rộng quy mô và sản phẩm nhà máy Composite Miền Trung tại Thanh Khê để sản xuất
các sản phẩm phục vụ đánh cá xa bờ và Vật liệu thay thế.
1.6.2
Các dự án kêu gọi đầu tư:
-
Kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy: Sản xuất muối i-ốt tại Quảng Phú (Quảng Trạch);
-
Các dự án sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật, Sôda; sản xuất composit,
đồ chơi trẻ em, nhựa dân dụng và công nghiệp; đồ trang sức và trang trí nội
thất và các loại vật liệu mới...
1.7 Công
nghiệp dệt may, da giày
Tạo điều kiện để phát triển
ngành may mặc phục vụ xuất khẩu do các Tổng công ty lớn đã có thương
hiệu, uy tín trong và ngoài nước. Hướng tới đầu tư phát triển các cơ
sở sản xuất da, giày phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
1.7.1 Các dự án triển khai đầu
tư:
- Đầu tư nâng công suất Nhà máy
May Hà Quảng (thuộc Công ty CP May 10), công suất đạt 5 triệu SP/năm.
- Đầu tư xây dựng mới nhà máy
may xuất khẩu Bố Trạch; Nhà máy may xuất khẩu của Tập đoàn dệt may Việt
Nam.
1.7.2 Các dự án kêu gọi đầu
tư:
- Xây dựng từ 2 - 3 nhà máy may
xuất khẩu, công suất 3 - 5 triệu SP/năm tại Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch.
- Nhà máy
sợi 30 vạn cọc của Tập đoàn dệt may VN.
- Đầu tư
xây dựng nhà máy giày da xuất khẩu.
2.
Phát triển khu, cụm công nghiệp
2.1.
Khu công nghiệp
Phấn đấu đầu tư hoàn chỉnh cơ sở
hạ tầng kỷ thuật, đồng thời thu hút lấp đầy từ 50 – 60% các khu công nghiệp
sau:
- Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới,
quy mô 150 ha.
- Khu Công nghiệp Hòn La II:
Quy mô diện tích 300 ha, giai đoạn 1: 110 ha.
- Khu công nghiệp Tây Bắc Quán
Hàu, quy mô diện tích 300 ha, đầu tư giai đoạn 1: 109 ha.
- Khu công nghiệp Cam Liên, quy
mô diện tích 450 ha, đầu tư giai đoạn 1: 250 ha.
2.2.
Cụm công nghiệp
Phấn
đầu đầu tư xây dựng hoàn thành hạ tầng kỷ thuật và thu hút doanh nghiệp đầu tư
các cụm công nghiệp sau:
-
Thành phố Đồng Hới: Đầu tư
xây dựng 2 cụm: Thuận Đức (mở rộng), Bắc Nghĩa , quy mô
tổng cộng 60 ha.
-
Huyện Quảng Trạch: Đầu tư xây dựng 2 cụm Quảng Thọ và Quảng Phú, quy mô tổng cộng
30 ha.
-
Huyện Bố Trạch: Đầu tư xây dựng cụm Đại Trạch, quy mô 20 ha.
-
Huyện Quảng Ninh: Đầu tư xây dựng cụm Trung tâm thị trấn Quán Hàu, quy mô 10
ha.
-
Huyện Lệ Thủy: Đầu tư xây dựng cụm Bang – Ngã tư Thạch Bàn, quy mô 20 ha.
-
Huyện Tuyên Hóa: Đầu tư xây dựng Cụm Lưu Thuận (TT Đồng Lê), quy mô 10 ha.
-
Huyện Minh Hóa: Đầu tư xây dựng cụm Yên Hóa, quy mô 10 ha.
3.
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
Dự
ước tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình 54.000 tỷ đồng
-
Xây dựng CSHT khu, cụm công nghiệp: 500 tỷ đồng
-
Triển khai thực hiện các dự án: 53.500 tỷ đồng
Trong
đó: Vốn ngân sách hỗ trợ triển khai thực hiện: 550 tỷ đồng
-
Xây dựng CSHT khu, cụm công nghiệp: 500 tỷ đồng
- Hỗ
trợ các dự án phát triển sản xuất công nghiệp: 40 tỷ đồng
- Hỗ
trợ phát triển công nghiệp khác. 10 tỷ đồng.
III. Các giải pháp thực hiện
1.
Giải pháp về công tác quy hoạch
- Bổ
sung, hoàn chỉnh và xây dựng mới các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch ngành, trong đó chú trọng xây dựng các quy hoạch: sử dụng đất,
tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn nguyên liệu... làm cơ sở tổ chức thực hiện
triển khai chương trình.
- Quy hoạch và triển khai xây dựng
các khu tái định cư, các trung tâm đô thị mới, hệ thống trường học, bệnh viện,
chợ, siêu thị...để có đủ điều kiện giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng và ổn
định sản xuất lâu dài cho các dự án lớn.
2.
Giải pháp về chính sách
- Xây
dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp,
giai đoạn 2011 - 2015:
+ Bổ
sung, sửa đổi Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chính
sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng tại tỉnh Quảng Bình;
+ Bổ
sung và xây dựng mới các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án ưu tiên từ
các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.
+ Xây dựng cơ chế chính sách để
phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung phát triển và khai thác
tài sản trí tuệ, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo của các chuyên gia giỏi, đặc
biệt là các thế hệ cán bộ trẻ. Sớm xây dựng các trung tâm nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đầu tư thích đáng, có hiệu quả cho hoạt động
khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho khoa học công nghệ đi vào phục vụ sản xuất
và đời sống.
3. Giải pháp về đầu tư phát triển
hạ tầng
- Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng mới
có chất lượng, hiệu quả hạ tầng kỷ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
trước hết là giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không; hệ
thống bến bãi, kho tàng, dịch vụ; Xây dựng nâng cấp hệ thống lưới điện, trạm biến
áp cao hạ thế, hệ thống cấp nước sản xuất...đáp ứng đủ và chất lượng cho các
doanh nghiệp, các dự án lớn.
- Đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ có hiệu quả hạ tầng kỷ thuật khu
kinh tế, khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp ...tạo điều kiện tốt nhất cho
các nhà đầu tư, các dự án triển khai thuận lợi, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế
cao, đồng thời bảo đảm môi trường sinh thái và các tiêu chuẩn phát triển khác.
4.
Giải pháp về công tác xúc tiến, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án
- Tổ
chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, cơ chế chính sách của
Nhà nước và của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, các
chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh, các kế hoạch về phát triển
kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn để mọi người dân, các cơ sở sản xuất biết và
tham gia thực hiện.
- Đổi
mới các hình thức xúc tiến kêu gọi đầu tư, lựa chọn hình thức phù hợp và có trọng
tâm nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các tổng công ty, tập đoàn
kinh tế lớn trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư trực tiếp, liên kết liên
doanh, hợp tác đầu tư khai thác các tiềm năng của tỉnh, tạo ra những đột phá
trong phát triển sản xuất công nghiệp.
- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn tạo
điều kiện cho doanh nghiệp huy động tối đa công suất, trong đó chú trọng các dự
án trọng điểm. Cùng với đẩy mạnh sản xuất, kết hợp xây dựng chương trình hỗ trợ
xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng có tiềm năng và chủ đạo của tỉnh như:
Thuỷ hải sản, gỗ, cao su, phân bón, xi măng... Củng cố và phát triển thị trường
tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh, tạo sự gắn kết giữa sản xuất và hoạt động thương
mại, đặc biệt đối các mặt hàng xi măng, sơn tường, gạch Ceramic, bia, quần áo
may sẵn, các sản phẩm từ composite, phân bón...
5.
Giải pháp về nguồn vốn và công nghệ
- Huy động nguồn vốn của mọi thành
phần kinh tế cho đầu tư phát triển công nghiệp đặc biệt là đẩy mạnh thu hút nguồn
vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, của các tập đoàn, tổng công ty lớn. Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương để tăng nguồn
vốn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn ODA, cùng các nguồn vốn huy động khác để đầu tư
các công trình trọng điểm.
- Áp dụng các biện pháp phát huy nội
lực, mở rộng huy động vốn từ các thành phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp tư
nhân, công ty CP, công ty TNHH, các tổ hợp tác đầu tư vào sản xuất, phát triển
công nghiệp. Tranh thủ huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước, của hệ thống ngân
hàng thương mại; Phát triển các hình thức huy động vốn bằng cổ phần, cổ phiếu.
- Xây dựng kế hoạch vốn ngân sách
hàng năm, dài hạn dành cho đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề. Khuyến khích thực hiện đầu tư các
dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo hình thức BOT, BT để thu hút nguồn vốn
đầu tư của các thành phần kinh tế. Đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất
đai, tài nguyên và hạ tầng.
- Đầu tư có lựa chọn vào những sản
phẩm có lợi thế cạnh tranh, có thị trường rộng trong nước và khu vực, cùng với
các dự án công nghiệp sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nguồn lao động dồi dào, ưu tiên các dự án có vốn lớn, thu hút nhiều
lao động, tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ, bao tiêu sản phẩm, có công nghệ hiện đại.
- Không nhập khẩu thiết bị công
nghệ lạc hậu nhất là các dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, gây ô nhiểm môi
trường cao. Kiên quyết di dời các dự án ô nhiểm ra khỏi khu vực đông dân cư.
6.
Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
-
Thông qua chương trình nâng cao nguồn nhân lực của tỉnh, trước hết tập trung
cho phát triển công nghiệp, trong đó tăng cường công tác đào tạo nghề theo hướng
cung cấp lao động kỹ thuật cho các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn như: Xi
măng, Nhiệt điện Quảng Trạch, Bột đá cao cấp, May xuất khẩu… ; Đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho cán bộ, đội ngũ công nhân kỹ thuật các
doanh nghiệp với nhiều hình thức: Đào tạo tập trung tại các trường, các trung
tâm hướng nghiệp dạy nghề... kèm cặp truyền nghề, dạy nghề tại cơ sở sản xuất để
đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của các ngành sản xuất
công nghiệp;
- Có chính sách khuyến khích, hỗ
trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức đào tạo nghề trực
tiếp theo nhu cầu nhất là những dự án trọng điểm, dự án thu hút nhiều lao động.
Hàng năm tổ chức các cuộc hội thi tay nghề, thi thợ giỏi về sản xuất các mặt
hàng công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, điêu khắc... tổ chức công nhận danh hiệu
nghệ nhân, "Bàn tay vàng" nhằm khuyến khích tay nghề người lao động;
- Thu
hút, bố trí, sử dụng lao động qua đào tạo; ưu tiên và có chính sách thu hút đối
với những người có trình độ cao về làm việc tại tỉnh; có kế hoạch đào tạo, hỗ
trợ cán bộ trẻ, có năng lực được đi đào tạo ở các nước phát triển; tổ chức các
đoàn công tác cho cán bộ quản lý, kỹ thuật ra nước ngoài để giao lưu, trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm, cập nhật các thông tin về thị trường, khoa học công nghệ
và hội nhập quốc tế.
7.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ
- Tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường trong nước và hướng tới thị trường
xuất khẩu. Hỗ trợ cho các hoạt động khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại
của các doanh nghiệp công nghiệp. Dành mức ưu đãi cao cho các sản phẩm xuất khẩu
chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu ”Sản xuất
tại Quảng Bình”;
- Tiếp
tục củng cố các thị trường tiêu thụ sản phẩm truyền thống, xúc tiến thương mại,
du lịch tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp được tiếp cận, tìm kiếm,
mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thị
trường xuất khẩu, chú trọng thị trường các tỉnh vùng Đông Bắc - Thái Lan, Trung
Lào khi cầu Hữu Nghị 3 qua sông Mê Kông (nối tỉnh NaKhon Pha Nom, Thái Lan với
tỉnh Khăm Muộn, Lòa) hoàn thành vào năm 2011; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
được mở các quầy hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại các điểm tham quan, khu du
lịch, các trung tâm thương mại dịch vụ của thành phố, thị trấn;
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm
tiêu biểu, doanh nghiệp tiêu biểu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công
nghiệp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp trong tỉnh, cùng với việc
tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận
thương mại, áp dụng các chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng bán phá giá, bán
hàng kém chất lượng ra thị trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu và
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng công nghiệp.
8. Giải
pháp về bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác giáo dục,
tuyên truyền việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41/NQ-TW, Chỉ
thị số 36/CT-TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước". Thực hiện nghiêm túc các quy định của
pháp luật về đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển công
nghiệp;
- Nâng cao chất lượng công tác lập,
thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm soát về môi trường
các dự án nhất là các dự án có nguy cơ gây ô nhiểm cao. Định kỳ và thường xuyên
kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; có kế hoạch cụ thể
để di dời các nhà máy, cơ sở đã gây ô nhiễm nặng trong các khu dân cư và vùng
nhạy cảm như: Nhà máy xi măng số1, nước khoáng Bang tại Kiến Giang, 2 nhà máy
chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu tại Đồng Hới;
- Tổ chức tuyên truyền và phát động
phong trào quần chúng áp dụng các mô hình tiên tiến về sử dụng bền vững và bảo
vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng, khai thác và sử dụng tiết kiệm, bền vững
nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước;
- Chú trọng tạo chính sách và cơ
chế để phát triển các ngành công nghiệp sạch và tiêu thụ ít năng lượng nhằm giảm
thiểu tác động xấu đến môi trường, đảm bảo ngành công nghiệp và nền kinh tế
tăng trưởng ổn định và bền vững;
- Mở rộng mô hình doanh nghiệp dân
doanh và tổ chức cộng đồng cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom và xử
lý rác thải cho các khu dân cư, xử lý môi trường các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để triển khai thực hiện tốt Chương
trình Phát triển công nghiệp, giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh phân
công trách nhiệm cho các ngành và địa phương như sau:
1. Giao Sở Công Thương là cơ quan
đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo thực hiện Chương trình. Sở
Công Thương có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp
trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và các quy định hiện
hành của Nhà nước;
- Phối hợp với các ngành chỉ đạo,
hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình Phát triển TTCN của từng địa phương; đồng thời theo dõi, hướng
dẫn, kiểm tra quá trình triển khai thực hiện chương trình ở các huyện, thành phố;
- Định kỳ hàng năm và 5 năm tổ chức
sơ kết, tổng kết báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về kết
quả thực hiện Chương trình.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương và các ngành liên quan:
- Rà soát lại Quyết định số số
21/2007/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban
hành quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng tại tỉnh Quảng Bình để
bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; đồng thời tổ chức hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra thực hiện quy định
trên địa bàn;
- Hàng năm cân đối bố trí kế hoạch
vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án trọng điểm về giao thông, cấp
điện, cấp nước, các khu kinh tế, khu cụm công nghiệp theo quy hoạch đã phê duyệt.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương cân đối ngân sách hàng năm bố trí nguồn
vốn khuyến công hỗ trợ cho các địa phương và cơ sở sản xuất triển khai thực hiện
Chương trình;
4. Ban quản lý Khu kinh tế tiếp tục
nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế; phối hợp với
sở Kế hoạch – Đầu tư, sở Công Thương thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư và
giới thiệu, kêu gọi các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp vào địa
bàn tỉnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ
chức xây dựng và thực hiện các quy hoạch vùng nguyên liệu; phát triển nuôi trồng
và chế biến nông, lâm, thủy sản và những nội dung khác có liên quan để phục vụ
phát triển sản xuất công nghiệp.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ
chức giải quyết nhanh các thủ tục hành chính về cấp đất, cấp mỏ, tài nguyên nước,
đánh giá tác động môi trường cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp;
đồng thời kiểm tra, xử lý triệt để các vi phạm về bảo vệ môi trường theo Luật định.
7. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức
tốt công tác thẩm định công nghệ các máy móc thiết bị nhập khẩu, cấp bằng sáng
chế công nghiệp, cung cấp thông tin về quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố căn cứ Chương trình Phát triển công nghiệp của tỉnh, giai đoạn 2011 -
2015 để xây dựng Chương trình Phát triển TTCN của địa phương mình; chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai và thực hiện Chương
trình trên địa bàn; phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan trong
quá trình triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết,
báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân
tỉnh (qua Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo).
9. Các Sở, ban, ngành phối hợp với
các tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ
đạo, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở sản xuất triển khai thực hiện Chương trình đạt
hiệu quả./.