Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1651/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Lâm Minh Thành
Ngày ban hành: 06/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1651/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 06 tháng 7 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐIỀU TRA CÁC NGHỀ KHAI THÁC VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ VÙNG LỘNG BIỂN KIÊN GIANG, ĐỀ XUẤT SẮP XẾP LẠI CƠ CẤU NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Thông báo số 321-TB/TU ngày 17/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Dự án điều tra các nghề khai thác vùng ven bờ, vùng lộng và đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản tỉnh Kiên Giang;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 278/TTr-SNNPTNT ngày 11 tháng 6 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang; đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản tỉnh Kiên Giang (đính kèm Báo cáo tổng hợp kết quả Dự án); với những nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác hải sản ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Kiên Giang, nhằm phát triển nghề cá theo hướng phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được năng lực khai thác (hiện trạng khai thác, ngư cụ, ngư trường, mùa vụ khai thác, hiệu quả kinh tế,...) của các nghề khai thác ở vùng biển ven bờ, vùng lộng biển Kiên Giang và hiện trạng quản lý, bảo vệ nguồn lợi hải sản trên địa bàn tỉnh.

- Phân vùng khai thác và sắp xếp lại cơ cấu đội tàu phù hợp cho vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Kiên Giang.

- Đề xuất được các giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách phát triển đội tàu khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN

1. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản

1.1. Thành phần loài

Vùng biển Kiên Giang có đa dạng sinh học cao với 536 loài, thuộc 267 giống, thuộc 116 họ; trong đó có 385 loài cá, 105 loài giáp xác, 30 loài động vật chân đầu, 14 loài thân mềm và 2 loài sam thuộc lớp giáp cổ.

1.2. Trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác

- Trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển Kiên Giang là 145 ngàn tấn, dao động trong khoảng 126- 165 ngàn tấn; trong đó, nguồn lợi hải sản tầng đáy chiếm 11,6% và nguồn lợi cá nổi chiếm 88,4%. Trữ lượng ở vùng bờ dao động trong khoảng 43-56 ngàn tấn; ở vùng lộng là 51-67 ngàn tấn và ở vùng khơi là 32- 41 ngàn tấn.

- Khả năng khai thác cá biển ở vùng biển Kiên Giang là 104 ngàn tấn; trong đó, vùng bờ là 35,4 ngàn tấn; vùng lộng 42,2 ngàn tấn và vùng khơi 26,4 ngàn tấn (Phụ lục 1).

1.3. Bãi đẻ, bãi giống và mùa vụ sinh sản

- Vùng biển ven bờ từ Rạch Giá đến Hà Tiên là khu vực tập trung sinh sống, sinh sản của các loài cá có giá trị kinh tế, một số loài tôm và ghẹ xanh (Phụ lục 2).

- Mùa sinh sản của các loài hải sản thường gặp ở vùng biển Kiên Giang tập trung vào tháng 4 đến tháng 6 (mùa sinh sản chính) và từ tháng 10 đến tháng 11 (mùa sinh sản phụ).

2. Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

2.1. Cơ cấu đội tàu và cường lực khai thác bền vững tối ưu

- Tính đến hết năm 2019, tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh là 11.769 tàu (bao gồm 2.347 tàu chưa đăng ký); trong đó, tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên là 3.598 tàu, từ 12 mét đến dưới 15 mét là 1.631 tàu và từ dưới 12 mét là 6.540 tàu (Phụ lục 3).

- Số tàu khai thác thủy sản năm 2019 của tỉnh đã vượt cường lực khai thác bền vững tối ưu. Số tàu khai thác bền vững tối ưu ở vùng biển Kiên Giang là 9.219 tàu; trong đó, vùng bờ: 4.876 tàu, vùng lộng: 1.050 tàu và vùng khơi 3.293 tàu.

2.2. Sản lượng khai thác và sản lượng khai thác bền vững tối đa

- Sản lượng khai thác thủy sản của các đội tàu ở Kiên Giang dao động từ 339.208 tấn đến 447.557 tấn (đã vượt trữ lượng và khả năng khai thác cho phép ở vùng biển Kiên Giang); trong đó, sản lượng khai thác ở vùng bờ dao động 39.458 tấn đến 49.337 tấn, vùng lộng dao động từ 45,393 tấn đến 59.830 tấn, vùng khơi dao động từ 240.127 tấn đến 355.594 tấn. Sản lượng khai thác tập trung chủ yếu ở nghề lưới kéo chiếm 71,7%; nghề lưới vây chiếm 17,8%; nghe câu chiếm 3,2%; nghề lồng bẫy chiếm 8,7%; nghề lưới ghẹ chiếm 1,3%, nghề lưới rê chiếm 2,3% và nghề khác chiếm 1,9% tổng sản lượng khai thác (năm 2019). Sản lượng khai thác ở nhóm chiều dài tàu ≥15m của nghề lưới kéo và lưới vây khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng dao động từ 41-49% tổng sản lượng khai thác (Phụ lục 04).

- Sản lượng khai thác bền vững tối đa ở vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang dao động trong khoảng 95.356 - 97.988 ngàn tấn; trong đó, sản lượng khai thác ở vùng bờ đao động từ 41.630 - 49.491 tấn, vùng lộng dao động từ 48.497 - 53.726 tấn (Phụ lục 5).

2.3. Kích thước mắt lưới, mức độ xâm hại nguồn lợi và vi phạm vàng khai thác

- Kích thước mắt lưới ở bộ phận tập trung cá của các loại nghề khai thác ở vùng bờ và vùng lộng của tỉnh đều vi phạm theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Phụ lục 6).

- Mức độ xâm hại nguồn lợi của các nghề khai thác như: lưới kéo, lưới rùng, lồng bát quái (nghề lú), te, xiệp ở vùng bờ và vùng lộng của tỉnh là rất lớn (từ 76,3-89,7% theo cá thể và từ 78,2-81,6% theo sản lượng khai thác) (Phụ lục 7).

- Mức độ vi phạm vùng khai thác xảy ra hầu hết các đội tàu khai thác thủy sản của tỉnh, trong đó nhiều nhất là nhóm nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rùng, te, xiệp, cào sò... từ 30-100% vi phạm tại vùng bờ và vùng lộng (trung bình 46,3% vi phạm vùng bờ; 43,3% vi phạm vùng lộng và 10,4% vi phạm vùng khơi) (Phụ lục 8).

3. Tình hình kinh tế- xã hội của cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản

- Lao động trên các đội tàu khai thác ở Kiên Giang đã và đang thiếu; trình độ văn hóa chủ yếu là cấp I và cấp II (chiếm 95,6%); độ tuổi lao động chủ yếu từ 18-50 tuổi (chiếm 69,6%).

- Thu nhập của cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản ở vùng bờ và vùng lộng chủ yếu phụ thuộc vào nghề khai thác (chiếm 95,5%).

4. Giải pháp sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản của tỉnh.

4.1. Điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác

Căn cứ vào các tiêu chí đã lựa chọn và số lượng tàu cá theo thống kê tính đến hết năm 2019 để tiến hành điều chỉnh cơ cấu tàu cá theo 05 bước, cụ thể:

- Bước 1: cắt giảm các đội tàu có điểm tổng số về quản lý bằng 0.

Tổng số tàu cá cắt giảm trong bước 01 là 398 chiếc, đây toàn bộ là các tàu làm nghề lưới kéo, lồng bát quái (lú), te, xiệp có chiều dài tàu nhỏ hơn 12m (Phụ lục số 9).

- Bước 2: cắt giảm các đội tàu có điểm hiệu quả kinh tế bằng 0.

Theo tiêu chí về hiệu quả kinh tế thì không có đội tàu nào bị cắt giảm ở bước này.

- Bước 3: cắt giảm các đội tàu có điểm mức độ xâm hại nguồn lợi bằng 0, hiệu quả kinh tế bằng 1 và tổng điểm quản lý khác 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Tổng số tàu cá bị bắt giảm trong bước 03 là 83 tàu, trong đó nhóm chiều dài tàu <12m là 79 chiếc, nhóm chiều dài tàu 12- <15m là 04 chiếc (Phụ lục 10).

- Bước 4: cắt giảm các đội tàu có điểm mức độ xâm hại nguồn lợi bằng 0, hiệu quả kinh tế bằng 3 và tổng điểm quản lý khác 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Tổng số tàu cá bị cắt giảm trong bước 4 là 747 tàu; trong đó nghề lưới kéo là 694 chiếc, nghề lồng bát quái là 40 chiếc và nghề te, xiệp là 13 chiếc (Phụ lục 11).

Như vậy, tổng số tàu cá bị cắt, giảm trong 4 bước là 1.228 chiếc; trong đó nghề lưới kéo là 1.003 chiếc, nghề lồng bát quái (lú) là 105 chiếc, nghe cào sò là 28 chiếc, nghề lưới rùng là 55 chiếc và nghề te, xiệp là 37 chiếc. (Phụ lục 12).

Tổng số tàu cá còn lại sau 4 bước điều chỉnh (Phụ lục 13).

- Bước 5: điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác dựa vào khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi và thực tế hoạt động của nghề cá của tỉnh.

Để phát triển bền vững cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác theo hướng giảm cường lực khai thác của các nghề khai thác hải sản tầng đáy đặc biệt là nghề lưới kéo, tăng cường lực khai thác cá nổi nhỏ (nghề lưới vây). Vì vậy sẽ điều chỉnh toàn bộ tàu lưới kéo bền vững tối đa có chiều dài lớn nhất <15m theo kết quả tính toán của mô hình (bao gồm 210 tàu ở nhóm chiều dài tàu <12m và 158 tàu ở nhóm chiều dài tàu 12- <15m) sang nghề lưới vây ở nhóm chiều dài tương ứng. Kết quả điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền phù hợp với trữ lượng nguồn lợi (Phụ lục 14).

- Tổng số tàu phải cắt giảm qua 5 bước là 2.550 tàu; trong đó nhóm chiều dài tàu <12m giảm 1.664 chiếc, nhóm chiều dài tàu 12-<15m giảm 581 chiếc và nhóm chiều dài tàu ≥15m giảm 305 chiếc. Chi tiết số tàu cần điều chỉnh theo từng nhóm nghề và nhóm chiều dài tàu (Phụ lục 15).

Như vậy, sau khi điều chỉnh, tổng số tàu khai thác hải sản bền vững tối ưu của Kiên Giang là 9.219 chiếc, trong đó nhóm chiều dài tàu <12m là 4.876 chiếc, nhóm chiều dài tàu 12-<15m là 1.050 chiếc và nhóm chiều dài tàu ≥15m là 3.293 chiếc (Phụ lục 16).

4.2. Lộ trình điều chỉnh lại cơ cấu nghề khai thác

Việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu khai thác sẽ được thực hiện trong 02 giai đoạn: giai đoạn 1 tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, chế tài phục vụ cho việc điều chỉnh; giai đoạn 2 thực hiện điều chỉnh toàn bộ đội tàu phù hợp với trữ lượng nguồn lợi ở từng vùng biển.

* Giai đoạn 1: thực hiện trong năm 2020 - 2021, những nội dung công việc cần thực hiện trong giai đoạn này như sau:

- Tiến hành rà soát lại toàn bộ số tàu chưa đăng ký, nếu tàu đủ điều kiện đăng ký theo quy định thì làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thủy sản năm 2017, không để các đội tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên vào trong vùng biển ven bờ và vùng lộng khai thác thủy sản, đặc biệt là đội tàu lưới kéo và lưới vây.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định, chế tài để loại bỏ hoàn toàn việc tàu cá đăng ký nghề này nhưng thực tế lại làm nghề khác, đặc biệt là đội tàu làm nghề lưới kéo, nghề lồng bát quái (lú), nghề lưới rê,...

- Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định, chế tài nhằm ngăn chặn triệt để sự gia tăng số lượng tàu cá ở các vùng biển trước khi thực hiện việc điều chỉnh.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản: chính sách hỗ trợ cắt giảm tàu thuyền, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khai thác hải sản.

- Xây dựng mô hình thí điểm chuyển đổi nghề nghiệp cho các đội tàu bị cắt giảm. Đánh giá hiệu quả và đề xuất mô hình phù hợp và bền vững với từng nghề.

* Giai đoạn 2: thực hiện trong năm 2022 - 2025:

- Thực hiện cắt giảm toàn bộ đội tàu sẽ bị cắt giảm trong bước 1, bước 2, bước 3 và bước 4 với 1.228 chiếc.

- Thực hiện điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền theo bước 5; trong đó cắt giảm 1.187 chiếc thuộc nhóm chiều dài tàu <12m, nhóm chiều dài tàu 12- <15m giảm 165 chiếc, tăng thêm 30 chiếc thuộc nhóm chiều dài tàu ≥15m.

4.3. Phân vùng quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

4.3.1. Phân vùng khai thác thủy sản

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất của Dự án, xem xét cụ thể hóa việc phân vùng khai thác thủy sản trên biển bằng quy định quản lý của tỉnh; công bố việc phân vùng khai thác thủy sản trên các phương tiện truyền thông, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để bà con ngư dân nắm rõ ranh giới hoạt động của các loại tàu thuyền cho phép hoạt động trên các vùng biển.

- Tiến hành số hóa bản đồ phân vùng quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển Kiên Giang, tích hợp với hệ thống giám sát tàu cá hoặc smartphone hoặc máy định vị hải đồ.

- Tổ chức các đơn vị, tàu kiểm ngư hướng dẫn ngư dân thực hiện hoạt động đánh bắt đúng vùng biển đã quy định. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử phạt theo quy định những tàu cá cố tình vi phạm vùng khai thác.

- Xử lý dứt điểm tình trạng các tàu vùng khơi vào khai thác ở vùng bờ và vùng lộng, đặc biệt là đội tàu lưới kéo và lưới vây. Xử phạt nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm ngư trường khai thác (theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản).

4.3.2. Khu vực cấm và hạn chế khai thác

Phạm vi khoanh vùng bảo vệ nguồn giống hải sản ở vùng biển Kiên Giang, bao phủ hầu hết vùng bờ và một phần của vùng lộng, là vùng biển được giới hạn từ ven bờ Rạch Giá - Hà Tiên đến bờ Đông của đảo Phú Quốc, phía Nam là quần đảo An Thới. Phạm vi này bao gồm vịnh Rạch Giá, đảo Hòn Tre, quần đảo Bà Lụa và quần đảo Hải Tặc. Khu vực này là bãi đẻ, bãi giống tự nhiên của rất nhiều loài hải sản. Các đối tượng chính, chiếm ưu thế trong nguồn giống ở đây gồm: cá đù, cá mú, cá bò, cá lượng, cá chai, cá chim, cá căng, cá ba thú, cá trích, cá trỏng, cá bống, cá hồng, cá bơn, tôm he, tôm gai và ghẹ xanh.

Trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ nguồn giống thủy sản, có 4 khu vực cấm khai thác có thời hạn trong năm. Cần nghiên cứu khoanh vùng bảo vệ và ban hành các quy định quản lý về khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo đúng quy định (Phụ lục 17).

4.4. Quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác

Căn cứ vào dữ liệu của các công trình nghiên cứu trước đây của Viện Nghiên cứu hải sản và kết quả điều tra của Dự án, nghiên cứu quy định kích thước tối thiểu (kích thước tối thiểu phải đảm bảo lớn hơn kích thước thành thục và tham gia sinh sản lần đầu) của một số đối tượng khai thác chính ở vùng biển tỉnh Kiên Giang (Phụ lục 18).

4.5. Quy định nghề/ngư cụ cấm khai thác

Dựa vào kết quả phân tích mức độ xâm hại nguồn lợi, thời gian xâm hại và thời gian sinh sản của một số loại cá kinh tế ở vùng ven bở và vùng lộng biển Kiên Giang, xem xét cấm một số nghề khai thác ở, vùng ven bờ của tỉnh như sau:

- Cấm hoạt động khai thác đối với nhóm nghề/ ngư cụ sử dụng khai thác thủy sản đã quy định tại Phụ lục II Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, gồm: nghề lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc); nghề lồng xếp (lờ dây, bát quái, lừ, dớn...); nghề, ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực); nghề đăng, đáy, te, xiệp, xịch, xăm).

Đối với vùng biển ven bờ Kiên Giang xem xét, bổ sung cấm nghề lưới rùng và nghề cào sò (nghề phá hủy nền đáy).

- Cấm khai thác có thời hạn đối với một số nghề xâm hại nguồn lợi có tính mùa vụ vào mùa sinh sản và ươm nuôi nguồn giống hải sản đối với các loại nghề lưới kéo, lưới rùng từ tháng 5 đến tháng 6 và tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.

4.6. Thành lập Khu Bảo tồn biển

Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản và nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển và phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, nghiên cứu thành lập thêm các Khu Bảo tồn biển ở Kiên Giang, cụ thể như sau: Khu Bảo tồn biển Thổ Chu, Nam Du, Lại Sơn và Hải Tặc.

4.7. Xây dựng mô hình quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Điều 10 Luật Thủy sản và Điều 5, Điều 6 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và các mô hình quản lý nghề cá dựa vào tiếp cận hệ sinh thái.

4.8. Về cơ chế, chính sách

4.8.1. Chính sách chuyển đổi nghề khai thác thủy sản

Trên cơ sở lộ trình cắt giảm tàu cá, ngoài việc tổ chức tuyên truyền để ngư dân hiểu rõ sự cần thiết phải thực hiện điều chỉnh, phải xây dựng những chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ ngư dân nằm trong diện bị cắt giảm, chuyển đổi sang nghề khác thích hợp. Đây là chính sách quan trọng nhất để bảo đảm ngành khai thác thủy sản của tỉnh phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới; cần quan tâm đặc biệt đến một số chính sách:

- Chuyển đổi một phần lao động từ nghề khai thác thủy sản ven bờ sang làm nghề nuôi trồng thủy sản.

- Số lao động khai thác hải sản còn lại sẽ đào tạo nghề để chuyển đổi từ khai thác thủy sản ven bờ sang làm công nhân tại các khu công nghiệp hoặc làm các nghề thương mại và dịch vụ trên bờ.

Để chuyển sang các nghề mới, lao động chuyển nghề cần phải được đào tạo đầy đủ theo hướng chuyên sâu, tổ chức các lớp khuyến nông, khuyến ngư hướng dẫn kỹ thuật mới cho ngư dân và tạo điều kiện thuận lợi cho những lao động này sau khi được đào tạo vào trong các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn làm việc, bảo đảm nguyên tắc khi ngư dân chuyển nghề mới phải có thu nhập bằng hoặc cao hơn nghề cũ. Đây là điều kiện tiên quyết, có khả thi trong việc thực hiện chủ trương để chuyển đổi nghề đối với tàu khai thác thủy sản; đồng thời phải đảm bảo theo nguyên tắc cơ bản sau:

- Chuyển đổi sang các nghề có tiềm năng phát triển, ít gây tổn hại đến môi trường và nguồn lợi hải sản, đặc biệt là nguồn lợi hải sản ven bờ.

- Chuyển đổi bắt buộc đối với các nghề khai thác bị cấm hoạt động như lưới kéo, lồng bát quái (lú), te, xiệp khai thác ở vùng biển ven bờ.

- Khuyến khích chuyển đổi nghề lưới kéo khai thác ở vùng lộng sang các nghề ít xâm hại đến nguồn lợi và chi phí nhiên liệu thấp hơn như nghề lưới rê, nghề câu,...

- Việc chuyển đổi nghề phải đảm bảo mang lại thu nhập tối thiểu bằng nghề trước đó và phải loại bỏ được nghề cũ nhưng không làm tăng cường lực khai thác trong vùng biển.

4.8.2. Chính sách tín dụng

- Nghiên cứu kiến nghị Chính phủ xem xét, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp, chủ tàu khai thác thủy sản.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư, theo quy định của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

4.8.3. Chính sách hỗ trợ

- Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính để phát triển nghề khai thác thủy sản của địa phương. Theo đó, ngân sách tỉnh cần ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra đánh giá nguồn lợi trong vùng biển địa phương quản lý, dịch vụ hậu cần trên các đảo, hỗ trợ ngư dân về phí sử dụng dịch vụ viễn thông di động vệ tinh giám sát hành trình tàu cá, về lãi suất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển khai thác xa bờ.

- Đối với các tàu cá nằm trong diện cắt giảm thì tỉnh sẽ có cơ chế hỗ trợ tài chính như sau:

+ Đối với các tàu giải bản mà không chuyển đổi nghề thì nghiên cứu, có cơ chế mua lại và đánh chìm làm rạn nhân tạo.

+ Đối với các tàu chuyển đổi cơ cấu nghề thì nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề gồm: cải hoán tàu, ngư cụ, trang thiết bị; học phí...

4.8.4. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực

- Mở rộng việc xã hội hóa trong việc đào tạo cho lao động nghề cá. Liên kết với các công ty, doanh nghiệp ở địa phương để tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ và tuyển dụng các lao động nghề cá bị cắt giảm tàu thuyền.

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các cơ sở đào tạo để đảm bảo đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực khai thác hải sản và quá trình chuyển đổi nghề nghiệp.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khai thác hải sản nhằm nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng tổ chức sản xuất, nhận thức pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển.

- Hỗ trợ 100% học phí cho những ngư dân tham gia đào tạo nghề để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.

4.8.5. Chính sách về khuyến ngư

- Chú trọng công tác khuyến ngư, đẩy mạnh khuyến ngư trong khai thác, chuyển giao các mô hình khai thác hiệu quả, khai thác có chọn lọc, thân thiện với môi trường, ít gây ảnh hưởng đến nguồn lợi, các công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu nhằm gắn lợi ích của ngư dân với hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Hệ thống khuyến ngư nên phát triển mạng lưới tới các cộng đồng ngư dân. Cùng với những hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng, công tác khuyến ngư phải tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm hướng dẫn ngư dân thực hiện các quy định về bảo vệ nguồn lợi; đồng thời giúp các cơ quan chức năng phát hiện các sai phạm để có biện pháp xử lý.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có tàu khai thác hải sản áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ nguồn lợi.

- Tổ chức tập huấn cho ngư dân về các phương pháp tổ chức sản xuất, quản lý cộng đồng để ngư dân học tập và xây dựng mô hình đồng quản lý.

4.8.6. Chính sách phát triển hạ tầng nghề cá

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện các cảng cá, bến cá, chợ cá đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.

- Tổ chức tốt công tác sơ chế, bảo quản sản phẩm gắn với chế biến hiện đại trong các cụm cảng cá, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khâu bốc xếp tại cảng cá, bến cá,

- Xây dựng mô hình “Cảng cá sạch” ở các cảng cá, bến cá, đảm bảo trật tự, văn minh, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Mở rộng các khu neo đậu; tránh, trú bão cho tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên biển.

- Tổ chức xây dựng có hệ thống các chợ đầu mối thủy sản cũng như các chợ nhỏ lẻ; nghiên cứu xây dựng quy định và tổ chức lại việc tham gia của các chủ nậu, vựa đang hoạt động và đang có vai trò rất lớn trong dịch vụ, tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, tạo sự gắn kết hài hòa trong thương mại nghề cá.

4.9. Về khoa học công nghệ

- Nghiên cứu, áp dụng các thiết bị chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ, nghề lồng bát quái (nghề lú), nghề lưới kéo.

- Nghiên cứu, ứng dụng và hoàn thiện các quy trình công nghệ khai thác theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa cho nghề lưới vây, lưới rê, nghề câu,...

- Ứng dụng, chuyển giao công nghệ bảo quản tiên tiến nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trên tàu và tăng hiệu quả kinh tế như: Hầm bảo quản bằng vật liệu PU; công nghệ lạnh thấm và công nghệ sấy mực cho nghề lưới kéo; công nghệ cấp đông cho tàu dịch vụ hậu cần; công nghệ bảo quản bằng đá sệt; công nghệ bảo quản sống ghẹ, bạch tuộc;...

- Nghiên cứu số hóa bản đồ phân vùng ngư trường khai thác lên hệ thống định vị trên tàu cá hoặc hệ thống giám sát tàu cá để ngư dân dễ dàng nhận diện được vùng khai thác trên biển.

- Nghiên cứu thí điểm mô hình chuyển đổi các nghề khai thác có hại đến nguồn lợi sang các nghề khác thân thiện với môi trường.

- Nghiên cứu cải hoán nghề lưới kéo sang nghề lưới chụp nhằm đảm bảo lộ trình cắt giảm nghề lưới kéo.

- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đèn Led cho nghề lưới vây nhằm giảm chi phí nhiên liệu và thân thiện hơn với môi trường.

4.10. Về thực thi pháp luật

Để đảm bảo việc thực thi pháp luật có hiệu quả, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Rà soát, điều chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật còn thiếu như: kích thước mắt lưới, kích thước khai thác cho phép tối thiểu, ngư cụ cấm khai thác và cấm có thời hạn các loại nghề ở vùng ven bờ và vùng lộng.

- Thực thi nghiêm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ, đặc biệt là các hành vi vi phạm về khai thác IUU; vi phạm về vùng khai thác, nghề cấm khai thác, lắp đặt và vận hành thiết bị giám sát hành trình,...

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng ngư dân trong hoạt động khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi.

- Tổng kết, đánh giá công tác thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi, xác định các tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

- Nghiên cứu thành lập lực lượng Kiểm ngư tỉnh trên cơ sở lực lượng Thanh tra thủy sản hiện nay. Đầu tư trang thiết bị, nhân lực, cơ chế tài chính cần thiết đảm bảo đủ năng lực hoạt động và hiệu quả.

4.11. Về nguồn lực

Để triển khai thực hiện được các giải pháp của Dự án một cách hiệu quả, các cơ quan, đơn vị có liên quan cần xây dựng kế hoạch thực hiện, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện trên cơ sở lồng ghép sử dụng ngân sách nhà nước với huy động tối đa các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước (như nguồn vốn ODA, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).

4.11.1. Các dự án ưu tiên thực hiện (Phụ lục 19)

4.11.2. Nguồn kinh phí

- Tổng kinh phí để thực hiện các dự án ưu tiên giai đoạn 2021-2025: 425 tỷ đồng, từ các nguồn kinh phí: ngân sách Trung ương: 343 tỷ đồng; ngân sách của tỉnh: 27 tỷ đồng và các nguồn hợp pháp khác: 55 tỷ đồng.

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình của Dự án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm thông qua Bộ Nông nghiệp & PTNT, các Bộ, ngành Trung ương liên quan; kinh phí của tỉnh và các nguồn khác nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Dự án.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố công bố, thông tin rộng rãi nội dung Dự án đến các địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và người dân; tuyên truyền, vận động ngư dân hiểu và thực hiện chuyển đổi nghề khai thác xâm hại đến môi trường, nguồn lợi thủy sản sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản; đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau. Xây dựng kế hoạch 05 năm để tổ chức triển khai thực hiện Dự án; đề xuất những cơ chế, chính sách phù hợp cho phát triển ngành thủy sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, cập nhật và đánh giá các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện Dự án để kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển chung của tỉnh.

- Rà soát, tổ chức lại công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá và cấp phép khai thác thủy sản; công tác thanh ứa, kiểm tra, kiểm soát tàu cá nhằm đảm bảo các tàu cá hoạt động đúng với nghề, đúng vùng đã được cấp phép, đặc biệt là các đội tàu khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng.

- Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện các giải pháp của Dự án. Thu thập số liệu nghề cá thương phẩm hàng năm; định kỳ điều tra tổng thể hiện trạng nguồn lợi, hoạt động khai thác để có cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý nghề cá của tỉnh.

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Điều 10 Luật Thủy sản năm 2017 và Điều 5, Điều 6 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và các mô hình quản lý nghề cá dựa vào tiếp cận hệ sinh thái.

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 13 và khoản 3 Điều 49 Luật Thủy sản năm 2017 và các quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, các giải pháp và đề xuất kiến nghị của Dự án, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh xây dựng một số chính sách trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; trong đó tập trung ưu tiên về cơ chế, chính sách để hỗ trợ ngư dân về: phí sử dụng dịch vụ viễn thông di động vệ tinh giám sát hành trình tàu cá; việc cắt giảm số lượng phương tiện, tàu cá và chuyển đổi nghề khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi thủy sản sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Căn cứ kết quả đề xuất các giải pháp của Dự án, rà soát các nhiệm vụ, dự án thành phần thuộc lĩnh vực đầu tư công đề xuất bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, để tổ chức thực hiện.

- Tiếp tục rà soát bổ sung nhân sự làm công tác thủy sản, kiện toàn bộ máy tổ chức cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, đủ năng lực hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới.

2. Sở Tài chính

Trên cơ sở Dự án được phê duyệt, hàng năm các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng nội dung, dự toán chi tiết gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp gửi Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng cân đối nguồn ngân sách của tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan, tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện, tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư các dự án có tính chất đầu tư công theo quy định Luật Đầu tư công để thực hiện các giải pháp của Dự án theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, điều tra, đánh giá đa dạng sinh học thủy sinh; điều tra, khảo sát thành lập các Khu Bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, đề xuất, bố trí nguồn vốn sự nghiệp môi trường để triển khai thực hiện các giải pháp của Dự án.

5. Các sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố ven biển, đảo tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nội dung, giải pháp của Dự án.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, các giải pháp và đề xuất kiến nghị của Dự án tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý trong hoạt động thủy sản trên địa bàn theo quy định hiện hành.

- Tiến hành rà soát lại toàn bộ số tàu cá chưa đăng ký trên địa bàn và đề xuất hướng giải quyết phù hợp; đồng thời không để phát sinh trên địa bàn tàu cá đóng mới, cải hoán mà không thực hiện đăng ký, đăng kiểm theo quy định. Nghiên cứu, đề xuất phương hướng chuyển đổi nghề cho số tàu cá chưa đăng ký trên địa bàn chuyển sang các nghề khác.

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất quy định: vùng cấm khai thác, vùng cấm khai thác có thời hạn, nghề/ngư cụ cấm khai thác, thời gian cấm khai thác, đối tượng cấm khai thác; thành lập các Khu Bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xây dựng các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với hoạt động thủy sản trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT công bố, thông tin rộng rãi nội dung Dự án trên địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện Dự án, trong đó tập trung ưu tiên bố trí nguồn lực (nhân lực, kinh phí) để triển khai thực hiện các giải pháp phục vụ việc cắt giảm số lượng phương tiện, tàu cá và chuyển đổi nghề khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi thủy sản sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức công bố và triển khai thực hiện các giải pháp của Dự án. Đồng thời hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Dự án và định kỳ 06 tháng tổng hợp, tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp& PTNT;
- Tổng cục Thủy sản;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh (Đảng, CQ, ĐT và DNNN);
- LĐVP, Phòng: KT, TH;
- Lưu: VT, tvhung.

CHỦ TỊCH




Lâm Minh Thành

PHỤ LỤC 1

TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN KIÊN GIANG

Nội dung

ĐVT

Vùng bờ

Vùng lộng

Vùng khơi

Tổng

Trữ lượng

Ngàn tấn

49,5

59,2

37,0

145,7

Khả năng khai thác cho phép

Ngàn tấn

35,4

42,2

26,4

104,0

PHỤ LỤC 2

NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH KG

Phạm vi / Tọa độ

Đối tượng bảo vệ chính

Tên khu vực bảo vệ nguồn lợi

Điểm

Vĩ độ

Kinh độ

1.

10° 22' 00"

104° 04' 40"

Cá đù, cá mú, cá bò, cá lượng, cá chai, cá chim, cá căng, cá thu ngừ, cá trích, cá trỏng, cá bống, cá hồng, cá bơn, tôm he, tôm gai, ghẹ xanh.

Vùng biển ven bờ Hà Tiên- Rạch Giá

2.

10° 22' 00"

104° 27' 00"

3.

9° 49' 00"

104° 53' 20"

4.

9° 49' 00"

104° 22' 00"

5.

10° 00' 20"

104° 03’20"

PHỤ LỤC 3

CƠ CẤU ĐỘI TÀU KHAI THÁC THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG

TT

Nhóm nghề

Số tàu theo nhóm chiều dài (chiếc)

Tổng (chiếc)

<12 m

12-<15 m

≥15 m

1

Lưới vây

16

21

275

312

2

Lưới kéo

309

359

2.847

3.515

3

Lưới rê ghẹ

2.241

384

107

2.732

4

Lưới rê

515

117

180

812

5

Lồng bẫy

1.150

356

64

1.570

6

Nghề câu

1.948

282

77

2.307

7

Nghề khác

361

112

48

521

Tổng

6.540

1.631

3.598

11.769

PHỤ LỤC 4

TỔNG SẢN LƯỢNG KHAI THÁC TẠI CÁC VÙNG BIỂN TỈNH KIÊN GIANG

Nhóm nghề

Nhóm chiều dài (m)

Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Kiên Giang
(tấn)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1. Lưới vây

1:<12

691

876

936

1.700

1.351

2: 12-<15

2.815

2.507

2.048

2.373

2.710

3: ≥15*

23.306

20.951

20.980

18.757

21.035

3: ≥15**

42.707

33.673

35.477

38.651

54.561

Tổng (1)

26.812

24.334

23.964

22.830

25.096

2. Lưới kéo

1:<12

1.650

2.228

4.233

3.881

3.021

2: 12-<15

5.819

9.395

10.185

6.642

4.464

3: ≥15*

19.445

24.093

22.276

20.017

23.956

3: ≥15**

252.437

232.592

188.059

264.935

289.528

Tổng (2)

26.914

35.716

36.694

30.540

31.441

3. Lưới rê ghẹ

1:<12

4.377

3.894

4.687

6.417

4.438

2: 12-<15

2.844

2.770

1.147

1.284

1.430

Tổng (3)

7.221

6664

5.834

7701

5.868

4.Lưới rê

1:<12

4.579

3.709

4.003

3.392

3.376

2: 12-<15

1.386

1.182

786

994

1.472

3: ≥15**

15.716

10.549

10.205

8.978

5.394

Tổng (4)

5.965

4.891

4.789

4.386

4.848

5. Lồng bẫy

1:<12

3.000

3.739

5.934

5.377

5.078

2: 12-<15

3.400

5.067

2.592

2.497

2.959

Tổng (5)

6.400

8.806

8.526

7.874

8.037

6. Nghề câu

1:<12

8.484

8.133

9.785

9.057

10.907

2: 12-<15

4083

3 751

1.567

1.504

1.572

3: ≥15**

2.216

2.478

1.613

1.439

1.675

Tổng (6)

12.567

11.884

11.352

10.561

12.479

7. Nghề khác

1:<12

5.989

8,070 ;

7.033

9.819

2.770

2: 12-<15

1.074

1.375

889

1.018

1.424

3: ≥15**

2.298

1.840

4.773

6.806

4.436

Tổng (7)

7.063

9.445

7.922

10.837

4.194

Tổng

Vùng bờ

39.458

41.910

47.425

49.337

42.189

Vùng lộng

53.484

59.830

51.656

45.393

49.774

Vùng khơi **

315.374

281.132

240.127

320.809

355.594

Tổng

408.316

382.872

339.208

415.539

447.557

PHỤ LỤC 5

BỀN VỮNG TỐI ĐA Ở VÙNG BỜ VÀ VÙNG LỘNG KIÊN GIANG

Nghề khai thác

Sản lượng bền vững vùng bờ (tấn)

Sản lượng bền vững vùng lộng (tấn)

Sản lượng bền vững vừng bờ và vùng lộng (tấn)

Shaefer

Fox

Shaefer

Fox

Shaefer

Fox

1. Lưới vây

4.047

5.240

21.332

19.259

25.379

24.499

2. Lưới kéo

11.831

14.463

22.400

20.427

34.231

34.890

3. Lưới ghẹ

6.706

6.706

2.456

2.456

9.162

9.162

4. Lưới rê

4.669

4.681

594

786

5.263

5.467

5. Lồng bẫy

7.193

6.572

1.162

2.419

8.355

8.991

6. Nghề câu

7.185

11.829

5.781

3.150

12.966

14.979

Tổng

41.630

49.491

53.726

48.497

95.356

97.988

PHỤ LỤC 6

SO SÁNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI HIỆN TẠI VỚI KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI QUI ĐỊNH

TT

Tên loại ngư cụ

Kích thước mắt lưới quy định 2a (mm)

Kích thước mắt lưới đang sử dụng 2a(mm)

1

Te, xiệp

-

4-15

2

Lưới vây

20

9-20

3

Lưới rê đáy

60

20-60

4

Lưới rùng

20

10-25

5

Lồng bẫy bát quái

43

15

6

Lưới kéo cá:

- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m

34

10-25

- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên

40

15-30

PHỤ LỤC 7

TỔNG HỢP MỨC ĐỘ XÂM HẠI NGUỒN LỢI CỦA CÁC NGHỀ THEO SỐ LƯỢNG CÁ THỂ VÀ THEO SẢN LƯỢNG KHAI THÁC

TT

Nhóm nghề

Tỷ lệ xâm hại nguồn lợi theo số lượng cá thể (%)

Tỷ lệ xâm hại nguồn lợi theo sản lượng (%)

1

Te, xiệp

89,7

81,6

2

Lưới rùng

86,9

79,7

3

Lồng bát quái (nghề Lú)

82,6

79,2

4

Lưới kéo

76,3

78,2

5

Câu mực

20,4

22,0

6

Lưới vây

1,6

3,0

7

Lưới rê ghẹ

0,5

0,5

PHỤ LỤC 8

MỨC ĐỘ VI PHẠM VÙNG KHAI THÁC CỦA CÁC ĐỘI TÀU

Nhóm nghề

Nhóm chiều dài tàu

Tỷ lệ các tàu vi phạm vùng biển khai thác (%)

Vùng bờ

Vùng lộng

Vùng khơi

Lưới kéo đơn

<12

28,0

72,0

0,0

12-<15

15,2

58,1

26,7

≥15

0,0

25,5

74,5

Lưới kéo đôi

≥15

0,0

35,8

64,2

Lưới rê

<12

89,0

11,0

0,0

12-<15

27,0

73,0

0,0

Lưới rê ghẹ

<12

93,0

7,0

0,0

12-<15

74,0

26,0

0,0

Lưới vây

<12

36,5

56,3

7,2

12-<15

0,0

92,8

7,2

≥15

0,0

65,5

34,5

Câu cá

<12

18,0

76,0

6,0

12-<15

0,0

62,0

38,0

Câu mực

<12

42,0

58,0

0,0

12-<15

32,0

64,0

4,0

Bẫy ghẹ

<12

73,0

27,0

0,0

12-<15

30,0

70,0

0,0

Lồng bát quái

<12

44,0

56,0

0,0

12-<15

19,0

81,0

0,0

Bẫy bạch tuộc

<12

36,0

64,0

0,0

12-<15

0,0

71,0

29,0

Lưới rùng

<12

100,0

0,0

0,0

12-<15

100,0

0,0

0,0

≥15

100,0

0,0

0,0

Te, xiệp

<12

66,0

34,0

0,0

12-<15

83,0

17,0

0,0

Cào sò

<12

90,0

10,0

0,0

12-<15

100,0

0,0

0,0

Trung bình

46,3

43,3

10,4

PHỤ LỤC 9

SỐ LƯỢNG TÀU CẮT GIẢM THEO BƯỚC 1

TT

Nhóm nghề

Nghề khai thác

Nhóm chiều dài tàu (m)

Tổng điểm quản lý

Điểm mức độ xâm hại nguồn lợi

Điểm hiệu quả kinh tế

Số lượng tàu cắt, giảm (chiếc)

1

Lưới kéo

Lưới kéo

<12

0

1

3

309

2

Lồng bẫy

Lồng bát quái

<12

0

0

1

65

3

Nghề khác

Te, xiệp

<12

0

0

3

24

Tổng số tàu cắt, giảm ở Bước 1

398

PHỤ LỤC 10

SỐ LƯỢNG TÀU CẮT GIẢM THEO BƯỚC 3

TT

Nhóm nghề

Nghề khai thác

Nhóm chiều dài tàu (m)

Điểm mức độ xâm hại nguồn lợi

Điểm hiệu quả kinh tế

Tổng điểm quản lý

Số lường tàu cắt, giảm (chiếc)

1

Nghề khác

Cào sò

<12

0

1

8

25

12-<15

0

1

6

3

Lưới rùng

<12

0

1

8

54

12-<15

0

1

6

1

Tổng số tàu cắt, giảm ở Bước 3

83

PHỤ LỤC 11

SỐ LƯỢNG TÀU CẮT GIẢM THEO BƯỚC 4

TT

Nhóm nghề

Nghề khai thác

Nhóm chiều dài tàu (m)

Điểm mức độ xâm hại nguồn lợi

Điểm hiệu quả kinh tế

Tổng điểm quản lý

Số lượng tàu cắt, giảm (chiếc)

1

Lưới kéo

Lưới kéo

12-<15

0

3

3

359

≥15

0

3

5

335*

2

Lồng bẫy

Lồng bát quái

12-<15

0

3

5

40

3

Nghề khác

Te, xiệp

12-<15

0

3

3

13

Tổng số tàu cắt, giảm Bước 04

747

PHỤ LỤC 12

TỔNG SỐ TÀU BỊ CẮT, GIẢM TRONG 4 BƯỚC

TT

Nhóm nghề

Nghề khai thác

Nhóm chiều dài tàu (m)

Số lượng tàu cắt, giảm (chiếc)

1

Lưới kéo

Lưới kéo

<12

309

12-<15

359

≥15

335

2

Lồng bẫy

Lồng bát quái

<12

65

12-<15

40

3

Nghề khác

Cào sò

<12

25

12-<15

3

Lưới rùng

<12

54

12-<15

1

Te, xiệp

<12

24

12-<15

13

Tổng số tàu cắt, giảm trong 4 bước

1.228

PHỤ LỤC 13

SỐ TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN CÒN LẠI SAU 4 BƯỚC ĐIỀU CHỈNH

Nhóm nghề

Nghề khai thác

Nhóm chiều dài tàu (m)

Số lượng tàu thực tế 2019

Số lượng tàu còn lại sau khi cắt, giảm ở bước 1, bước 2, bước 3 và bước 4

Lưới vây

Lưới vây

<12

16

16

12-<15

21

21

≥15

275

275

Lưới kéo

Lưới kéo

<12

309

0

12-<15

359

0

≥15

2.847

2.512

Lưới rê

Lưới rê ghẹ

<12

2.241

2.241

12-<15

384

384

≥15

107

107

Lưới rê

<12

515

515

12-<15

117

117

≥15

180

180

Lồng bẫy

Lồng bát quái

<12

65

0

12-<15

40

0

≥15

1

1

Bẫy bạch tuộc

<12

1.002

1.002

12-<15

285

285

≥15

6

6

Bẫy ghẹ

<12

83

83

12-<15

31

31

≥15

57

57

Nghề câu

Nghề câu mực

<12

1.705

1.705

12-<15

232

232

Nghề câu cá

<12

243

243

12-<15

50

50

≥15

77

77

Nghề khác

Cào sò

<12

25

0

12-<15

3

0

≥15

2

2

Lưới rùng

<12

54

0

12-<15

1

0

Te, xiệc

<12

24

0

12-<15

13

0

Nghề khác

<12

258

258

12-<15

95

95

≥15

46

46

Tổng

<12

6.540

6.063

12-<15

1.631

1.215

≥15

3.598

3.263

Tổng

11.769

10.541

PHỤ LỤC 14

SỐ LƯỢNG TÀU ĐIỀU CHỈNH THEO BƯỚC 5

Nhóm nghề

Nghề khai thác

Nhóm chiều dài tàu (m)

Số lượng tàu thực tế năm 2019

Số lượng tàu bị cắt giảm qua 4 bước

Số lượng tàu còn lại sau khi cắt, giảm

Số lượng tàu điều chỉnh Bước 5

Số tàu cần điều chỉnh ở Bước 5

Số tàu sau khỉ điều chỉnh

Lưới vây

Lưới vây

<12

16

0

16

+214

230

12-<15

21

0

21

+163

184

≥15

275

0

275

+24

299

Lưới kéo

Lưới kéo

<12

309

309

0

0

0

12-<15

359

359

0

0

0

≥15

2.847

335

2.512

0

2.512

Lưới rê

Lưới ghẹ

<12

2.241

0

2.241

-785

1.456

12-<15

384

0

384

-135

249

≥15

107

0

107

-107

0

Lưới rê

<12

515

0

515

-30

485

12-<15

117

0

117

-7

110

≥15

180

0

180

+18

198

Lồng bẫy

Lồng bát quái

<12

65

65

0

0

0

12-<15

40

40

0

0

0

≥15

1

0

1

-1

0

Bẫy bạch tuộc

<12

1.002

0

1.002

+236

1.238

12-<15

285

0

285

+78

363

≥15

6

0

6

-6

0

Bẫy ghẹ

<12

83

0

83

-83

0

12-<15

31

0

31

-31

0

≥15

57

0

57

-51

6

Nghề câu

Nghề câu mực

<12

1.705

0

1.705

-238

1.467

12-<15

232

0

232

-88

144

≥15

0

0

0

+60

60

Nghề câu cá

<12

243

0

243

-243

0

12-<15

50

0

50

-50

0

≥15

77

0

77

-77

0

Nghề khác

Cào sò

<12

25

25

0

0

0

12-<15

3

3

0

0

0

≥15

2

0

2

-2

0

Lưới rùng

<12

54

54

0

0

0

12-<15

1

1

0

0

0

≥15

0

0

0

0

0

Te, xiệc

<12

24

24

0

0

0

12-<15

13

13

0

0

0

≥15

0

0

0

0

0

Nghề khác

<12

258

0

258

-258

0

12-<15

95

0

95

-95

0

≥15

46

0

46

+172

218

Tổng

<12

6.540

477

6.063

-1.187

4.876

12-<15

1.631

416

1.215

-165

1.050

≥15

3.598

335

3.263

+30

3.293

Tổng

11.769

1.228

10.541

-1.322

9.219

(Ghi chú: dấu “+” là tăng thêm; “-” là giảm đi)

PHỤ LỤC 15

TỔNG SỐ TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN CẦN ĐIỀU CHỈNH THEO 5 BƯỚC

TT

Nghề khai thác

Số tàu theo nhóm chiều dài

Tổng

<12 m

12-<15 m

≥15 m

1

Lưới vây

+214

+163

+24

+401

2

Lưới kéo

-309

-359

-335

-1.003

3

Lưới ghẹ

-785

-135

-107

-1.027

4

Lưới rê

-30

-7

+18

-19

5

Lồng bẫy

+88

+7

-58

+37

6

Nghề câu

-481

-138

-17

-636

7

Nghề khác

-361

-112

+170

-303

Tổng

-1.664

-581

-305

-2.550

(Ghi chú: dấu “-” là giảm đi; dấu "+ " là tăng thêm)

PHỤ LỤC 16

CƠ CẤU TÀU KHAI THÁC THỦY SẢN BỀN VỮNG TỐI ƯU SAU KHI ĐIỀU CHỈNH

TT

Nhóm nghề

Số tàu theo nhóm chiều dài (chiếc)

Tổng
(chiếc)

<12 m

12-<15 m

≥15 m

1

Lưới vây

230

184

299

713

2

Lưới kéo

0

0

2.512

2.512

3

Lưới rê

1.941

359

198

2.498

4

Lồng bẫy

1.238

363

6

1.607

5

Nghề câu

1.467

144

60

1.671

6

Nghề khác

0

0

218

218

Tổng

4.876

1.050

3.293

9.219

PHỤ LỤC 17

CÁC KHU VỰC CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN Ở VÙNG BIỂN KIÊN GIANG

TT

Tên vùng cấm

Phạm vi/Tọa độ cấm

Thời gian cấm

Đối tượng chính cần bảo vệ

Vĩ độ

Kinh độ

1

Vùng ven biển vịnh Rạch Giá

10° 06’ 10”

104° 56’ 50"

1/4 - 30/6

Cá đù, cá trích, cá trỏng, cá bống, cá hồng, cá bơn

9° 54’35"

105° 00’ 35"

9° 54’ 35"

104° 56’ 50"

2

Vùng ven biển phía Đông An Thới

10° 03’ 00"

104° 06’ 00"

1/11-30/11

Cá mú, cá bò, cá khế, cá trích, cá trỏng, cá bống, tôm he, tôm gai

10° 03’ 00"

104° 10’ 00"

9° 59’ 00"

104° 10’ 00"

9° 59’ 00"

104° 06’ 00"

3

Vùng biển phía Tây QĐ. Hải Tặc

10° 18’ 00"

104° 16’ 00"

1/4 - 30/6

Cá trích, cá lượng, cá chai, cá chim, cá căng, tôm he

10° 18’ 00"

104° 20’ 00"

10° 14’ 00"

104° 20’ 00"

10° 14’ 00"

104° 16’ 00"

4

Vùng biển phía Tây Bắc đảo, Hòn Tre

10° 02’45"

104° 47’ 00"

1/11-30/11

Tôm he, tôm gai

10° 02’ 45"

104° 51’00"

9° 58’ 45"

104° 51’ 00"

9° 58’ 45"

104° 47’ 00"

PHỤ LỤC 18

QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC CỦA MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG Ở VÙNG BIỂN KIÊN GIANG

TT

Tên khoa học

Tên tiếng việt

Chiều dài đo

Chiều dài thành thục (cm)

Kích thước tối thiểu được phép khai thác (cm)

I

Nhóm cá nổi

1

Alepes kleinii

Cá lè ké

FL

11,8

12

2

Anodontostoma chacunda

Cá mòi không răng

FL

10,3

10

3

Atule mate

Cá ngân

FL

18,3

19

4

Encrasicholina heteloroba

Cá cơm mõm nhọn

FL

4,9

5

5

Encrasicholina devisi

Cá cơm đê vi

FL

6,4

7

6

Rastrelliger brachysoma

Cá ba thú

FL

14,5

15

7

Selaroidesleptolepis

Cá chỉ vàng

FL

9,8

10

8

Trichiurus lepturus

Cá hố đầu rộng

AL

16,9

17

II

Nhóm cá đáy, cá rạn

9

Dendrophysa russelii

Cá đù ru xen

TL

10,7

11

10

Mulloidichthys vanicolensis

Cá phèn dải vàng

FL

10

10

11

Parastromateus niger

Cá chim đen

FL

14

14

12

Saurida elongata

Cá mối ngắn

FL

20,4

21

13

Sillago sihama

Cá đục bạc

FL

14,4

12

III

Nhóm mực

14

Loligo duvauceli

Mực ống Ấn Độ

ML

8,6

8

IV

Nhóm giáp xác

15

Portunus pelagicus

Ghẹ xanh

CW

9,6

10

16

Penaeus semisuicatns

Tôm vằn

TL

11,4

12

PHỤ LỤC 19

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025

TT

Tên dự án

Kinh phí giai đoạn 2021-2025
(tỷ đồng)

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

NS Trung ương

NN Tỉnh

Khác

1

Dự án 1. Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và hệ sinh thái ở vùng bờ và vùng lộng Kiên Giang

200,0

0,0

50,0

Sở Nông nghiệp và PTNN và UBND các huyện/ thành phố

Nghị quyết số 26/NQ- CP ngày 05/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ

2

Dự án 2. Đầu tư hệ thống thông tin quản lý nghề cá

75,0

5,0

0,0

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Dự án 3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị hiện đại cho lực lượng kiểm ngư của tỉnh.

50,0

10,0

0,0

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4

Dự án 4. Nâng cấp giá trị, giảm tổn thất sản phẩm sau thu hoạch

18,0

12,0

5,0

Ban Quản lý các dự án NN&PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện/ thành phố

Nguồn vốn vay ODA

Tổng cộng

343

27

55

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1651/QĐ-UBND ngày 06/07/2021 phê duyệt Dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang, đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản tỉnh Kiên Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


104

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.249.63
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!