BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1639/QĐ-BNN-TCTS
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 05
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ RÔ PHI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội;
Căn cứ
Quyết định số 332/QĐ-TTg
ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg
ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS
ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tái cơ cấu
ngành thủy sản theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Đầu tư các nguồn lực để phát triển
cá rô phi trở thành sản phẩm chủ lực sau tôm nước mặn lợ và cá tra.
2. Phát triển sản xuất cá rô phi phải
gắn với thị trường tiêu thụ trong đó thị trường xuất khẩu làm Mục tiêu, thị trường
nội địa là trọng Điểm; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào tất cả
các khâu trong quá trình sản xuất để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi
khí hậu, hiệu quả và bền vững.
3. Tổ chức sản xuất theo hướng hình
thành các vùng nuôi cá rô phi tập trung tạo sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy
hoạch phát triển ngành và kinh tế xã hội của các địa phương. Phát triển các mô
hình liên kết phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị.
Hoạt động sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ vật tư đầu vào, sản xuất cung ứng
giống, nuôi thương phẩm và chế biến tiêu thụ sản phẩm.
4. Huy động các thành phần kinh tế
tham gia nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cá rô phi. Nhà nước ưu tiên đầu tư
vào nghiên cứu phát triển giống chất lượng cao, phòng trị dịch bệnh, phát triển
công nghệ nuôi, kiểm soát môi trường, đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu ở các
vùng nuôi và sản xuất giống tập trung.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
Phát triển nuôi cá rô phi thành ngành
sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững với sản phẩm đa
dạng, giá trị cao để đáp ứng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; sản
xuất đủ con giống chất lượng cao cung cấp cho nuôi thương phẩm, môi trường dịch
bệnh trong sản xuất được kiểm soát tốt; góp phần tạo công
ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Diện tích nuôi cá rô phi tại các
vùng trên cả nước đạt 33.000 ha và 1.500.000 m3
lồng nuôi trên sông và hồ chứa lớn; trong đó 25% diện tích nuôi theo hướng thâm
canh và 15% diện tích nuôi trong ao đầm nước lợ theo hình thức nuôi chuyên canh
hoặc kết hợp với các đối tượng khác.
- Sản lượng cá rô phi đạt 300.000 tấn, trong đó 50-60% sản lượng đủ tiêu chuẩn nguyên
liệu chế biến xuất khẩu.
- Sản xuất đáp ứng được 100% nhu cầu
về số lượng và chất lượng con giống sạch bệnh phục vụ nuôi thương phẩm. Kiểm
soát, giám sát hiệu quả môi trường, dịch bệnh, vật tư đầu vào trong nuôi cá rô
phi dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp
luật.
- Tạo công ăn việc làm cho Khoảng
54.350 lao động trực tiếp và 5.000 lao động gián tiếp.
3. Định hướng đến năm 2030
- Diện tích nuôi cá rô phi đạt 40.000
ha và 1.800.000 m3 lồng nuôi trên hệ thống sông và hồ chứa lớn;
trong đó 40-45% diện tích nuôi theo hướng thâm canh và 20-25% diện tích nuôi
trong ao đầm nước lợ theo hình thức nuôi đơn hoặc kết hợp với các đối tượng
khác.
- 100% diện tích vùng nuôi cá rô phi
tập trung được áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) hoặc các tiêu chuẩn tiên
tiến khác của các nước nhập khẩu.
- Sản lượng cá
rô phi đạt 400.000 tấn, trong đó 45-50% sản lượng cá rô phi phục vụ xuất khẩu.
- Sản xuất đáp ứng được 100% nhu cầu
về số lượng và chất lượng con giống sạch bệnh phục vụ nuôi
thương phẩm.
- Tạo công ăn việc làm cho Khoảng
67.500 lao động trực tiếp và 8.000 lao động gián tiếp.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NUÔI CÁ RÔ PHI
1. Quy hoạch đối tượng và phương thức nuôi
Phát triển sản xuất 3 loài cá rô phi:
cá rô phi Vằn (Oreochromis niloticus); cá rô phi Lai khác loài giữa rô phi Vằn (O. niloticus) và rô
phi Xanh (O. aureus); và cá rô phi Đỏ (Oreochromis spp).
Áp dụng những công nghệ nuôi mới,
tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng,
giá trị, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn sinh học.
Đối với nuôi cá rô phi trong ao, tăng
năng suất và sản lượng bằng cách chuyển
dần từ hình thức nuôi ghép cá rô phi với cá truyền thống ở tỷ lệ thấp sang nuôi chuyên cá rô phi hoặc tăng tỷ lệ nuôi
cá rô với mức độ phù hợp. Áp dụng các quy trình công nghệ
nuôi ít thay nước, sử dụng vi sinh vật có lợi để xử lý chất thải, cải tạo môi trường, xử lý chất thải rắn hiệu
quả trong và sau mỗi vụ nuôi. Đối với nuôi cá rô phi trong
lông bè, áp dụng mô hình nuôi cá rô phi mật độ cao trong lồng
bè nhỏ phù hợp với Điều kiện từng vùng. Kiểm soát tốt chất
lượng các vật tư đầu vào và con giống nhằm giảm giá thành.
Tiến hành sản xuất cá rô phi giống
đơn tính đực bằng kỹ thuật phù hợp để
đảm bảo số lượng và chất lượng con giống cung cấp cho nhu
cầu nuôi thương phẩm. Ưu tiên sản xuất giống theo công nghệ mới, không sử dụng
hoóc môn nhằm bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ưu tiên nhập nội các dòng cá rô phi
chất lượng cao, kết hợp giữa di truyền số lượng và di truyền phân tử để phát
triển nhanh giống cá rô phi chất lượng cao phù hợp với Điều kiện nuôi của Việt
Nam, tiến tới chủ động hoàn toàn nguồn
giống cá rô phi chất lượng cao trong nước. Trong đó, các nghiên cứu tập trung
vào nâng cao các tính trạng quan trọng như: Sinh trưởng nhanh, chống chịu dịch
bệnh tốt trong môi trường nuôi nước ngọt và nước lợ, nâng cao tỷ lệ fillet.
2. Quy hoạch phát triển sản xuất
cá rô phi theo 7 vùng sinh thái
a) Vùng Trung du
miền núi phía Bắc
Phát triển nuôi cá rô phi trong ao đầm,
nuôi lồng bè trên sông và hô chứa; từng bước đầu tư và áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng và chất
lượng cá rô phi thương phẩm. Đẩy mạnh phát triển nuôi cá rô phi ở các địa
phương có lợi thế bao gồm: Quảng
Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ và Hòa Bình. Tại Quảng Ninh, phát
triển nuôi rô phi nước lợ tập trung tại Móng Cái, Đầm Hà theo hình thức nuôi
chuyên canh và nuôi kết hợp cá rô phi với tôm nước lợ, tạo sản phẩm cho chế biến
xuất khẩu.
Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô
phi toàn vùng đạt 8.050 ha, và 25.000 m3 lồng bè; định hướng đến năm
2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 8.900 ha và
61.500 m3 lồng bè. Sản lượng cá rô phi vùng Trung du miền núi phía Bắc đạt 30.000 tấn vào năm 2020 và 38.000 tấn ở năm 2030.
b) Vùng Đồng bằng Bắc bộ
Đầu tư phát triển thành vùng sản xuất
cá rô phi trọng Điểm của cả nước. Đa dạng phương thức nuôi (trong ao nước ngọt,
ao đầm nước lợ, nuôi lồng bè trên sông); phát triển vùng nuôi cá rô phi tập
trung tại các khu trang trại chuyển đổi, có Điều kiện thuận
lợi về cơ sở hạ tầng; chỉ mở rộng các khu nuôi mới khi hạ tầng được đầu tư đồng
bộ. Chuyển dần từ hình thức nuôi ghép cá rô phi với cá truyền thống ở tỷ lệ thấp sang nuôi chuyên cá rô phi hoặc tăng tỷ lệ nuôi cá rô với mức
độ phù hợp. Nuôi cá rô phi lồng bè, tập trung ở Bắc Ninh, Hải Dương và Thái Bình; nuôi cá rô phi nước lợ mặn theo hình thức
nuôi chuyên hoặc nuôi kết hợp với các đối tượng khác tại Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
Tổng diện tích nuôi cá rô phi của
vùng đạt 11.700 ha và 218.000 m3 lồng bè trên hệ thống sông và hồ chứa vào năm 2020; đến năm 2030 đạt trên 13.000ha và
278.500 m3. Sản lượng nuôi cá rô phi đạt trên
91.000 tấn vào năm 2020 và tăng lên trên 108.000 tấn vào năm 2030.
c) Vùng Bắc Trung bộ
Phát triển nuôi cá rô phi thâm canh
xuất khẩu tại Thanh Hóa. Các tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh. Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế phát triển nuôi cá rô phi
trong ao đầm nước ngọt, nước lợ, nuôi lồng bè trên sông và hồ chứa.
Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 3.770 ha và 38.000 m3
lồng bè. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 5.200 ha, và 72.000
m3 lồng bè. Sản lượng cá rô phi đến
năm 2020 đạt 33.100 tấn và đến năm 2030 đạt 56.500 tấn.
d) Vùng Nam Trung bộ
Phát triển nuôi cá rô phi trong ao đầm
nước ngọt, lợ và nuôi lông bè trên các sông, hồ chứa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trung tâm Chọn giống cá rô
phi tại Quảng Nam sản xuất và cung ứng cá rô phi hậu bị,
cá bố mẹ chất lượng cao cho cả nước.
Sản xuất cá rô phi giống tại Bình Định, Quảng Nam cung cấp cho các tỉnh miền Bắc vào đầu vụ, đáp ứng nhu cầu cá rô phi giống trong vùng và cung cấp một phần
cho các tỉnh Tây Nguyên.
Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô
phi toàn vùng đạt 1.500 ha và 54.000 m3 lồng bè. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 2.000
ha, và 60.000 m3 lồng bè. Sản lượng năm 2020 đạt
8.200 tấn, đến năm 2030 đạt 11.200 tấn.
đ) Các tỉnh Tây Nguyên
Hình thành khu vực nuôi cá rô phi lồng
bè tập trung ở những hồ chứa có Điều kiện thuận lợi. Phát
triển sản phẩm cá rô phi hồ chứa chất lượng cao gắn với
xây dựng thương hiệu phục vụ xuất khẩu.
Đến năm 2020, diện
tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 1.800 ha và 19.000 m3
lồng bè. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng
đạt 1.950 ha và 38.000 m3 lồng
bè. Sản lượng năm 2020 đạt 9.200 tấn, năm 2030 đạt 10.750
tấn.
e) Vùng Đông Nam bộ
Phát triển nuôi cá rô phi trên hệ thống
sông và hồ chứa, tạo sản lượng lớn, chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Đồng thời phát triển nuôi cá rô phi chuyên canh, xen
canh với các đối tượng khác trong ao, tạo sản phẩm đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ tại chỗ.
Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô
phi toàn vùng đạt 1.900 ha và 16.000 m3 lồng bè. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 2.450 ha, và 30.000
m3 lồng bè. Sản lượng năm 2020 đạt 11.300 tấn, năm 2030 đạt 23.700 tấn.
g) Vùng Tây Nam bộ
Phát triển nuôi cá rô phi lồng bè
trên sông và nuôi cá rô phi trong ao đầm nước lợ để trở thành vùng sản xuất cá
rô phi trọng Điểm của cả nước. Hình thành các vùng nuôi cá rô phi tập trung tại
các vùng nước lợ theo hình thức nuôi
chuyên canh, xen canh hoặc kết hợp tôm nước lợ (Bến Tre,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang), tạo sản phẩm chất lượng cao, sản lượng
lớn làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và cung cấp một phần cho tiêu dùng
trong nước.
Tổng diện tích nuôi cá rô phi của
vùng đến năm 2020 đạt 4.280 ha và 1.130.000 m3 lồng
bè, trong đó nuôi cá rô phi nước lợ theo công nghệ kết hợp với tôm nước lợ và nuôi luân canh đạt 2.610 ha. Diện tích nuôi cá rô
phi của vùng đến năm 2030 đạt 6.350 ha và 1.260.000 m3 lồng bè,
trong đó nuôi cá rô phi nước lợ theo công nghệ kết hợp với tôm nước lợ và nuôi luân canh đạt 4.390 ha. Sản lượng
cá rô phi nuôi toàn vùng đến năm 2020 đạt 116.900 tấn, đến năm 2030 sản lượng đạt
151.200 tấn.
3. Quy hoạch vùng sản xuất giống tập
trung
Đầu tư mới; nâng cấp và mở rộng quy
mô, năng lực các cơ sở sản xuất giống ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng
Ninh, Thái Bình và Thanh Hóa để cung cấp cho nhu cầu nuôi
thương phẩm trong vùng và các địa phương khác ở miền Bắc. Đầu tư cơ sở sản xuất
giống ở Đắc Lắc để cung cấp nhu cầu giống nuôi cho 5 tỉnh
khu vực Tây Nguyên. Mở rộng quy mô sản xuất cá rô phi đơn tính đực tại Bình Định,
Quảng Nam để cung cấp cho các cơ sở nuôi thương phẩm tại địa
phương và đáp ứng một phần nhu cầu cá rô phi giống tại miền Bắc vào đầu vụ (tháng 2- 4
hàng năm). Hình thành vùng sản xuất giống cá rô phi tập
trung tại Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ để chủ động sản xuất con giống đảm bảo chất lượng cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi
trong vùng và các vùng khác trên phạm vi cả nước (Danh Mục các dự án trọng Điểm
đầu tư hạ tầng phát triển xuất giống cá rô phi đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 được trình bày tại phụ lục III).
Cải tạo đàn cá bố mẹ và nâng cao năng
lực sản xuất giống cá rô phi tại các trung tâm sản xuất giống
thủy sản nước ngọt cấp 1, góp phần chủ động nguồn cá rô
phi giống chất lượng tốt cho nhu cầu tại chỗ.
Đến năm 2020, Trung tâm Chọn giống cá
rô phi thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và các Trung tâm quốc gia giống
thủy sản nước ngọt miền Bắc, miền Trung và miền Nam sản xuất
đủ cá rô phi bố mẹ, hậu bị chất lượng cao cung cấp cho các
cơ sở sản xuất giống cá rô phi trong cả nước.
4. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Phát triển hệ thống cơ sở chế biến cá
rô phi gắn với vùng sản xuất cá rô phi trọng Điểm phục vụ xuất khẩu.
Đối với thị trường nội địa, chủ yếu cung cấp sản phẩm dưới dạng tươi sống và nguyên
con tươi bảo quản lạnh.
Đối với thị trường xuất khẩu chính
như Hoa Kỳ, Châu Phi, Trung Đông và một số thị trường tiềm năng khác: tập trung
phân khúc sản phẩm có giá bán cao, ưu tiên sản phẩm phi lê đông lạnh, sản phẩm
giá trị gia tăng sử dụng nguyên liệu cá rô phi được nuôi
trong khu vực nước lợ hoặc nước ngọt chất lượng tốt (hồ
chứa...) để nâng cao giá bán và sức cạnh tranh.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN QUY HOẠCH
1. Tổ chức và quản lý sản xuất
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức
quản lý và sản xuất cá rô phi phù hợp với từng vùng sinh
thái và địa phương. Khuyến khích hình thành các mô hình
liên kết dọc (liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm) và liên kết ngang (hợp tác
xã, hội nghề nghiệp,...) để thu hút sự tham gia của các
thành phần kinh tế vào sản xuất cá rô phi.
- Hình thành các vùng sản xuất tập
trung, thực hiện đánh số vùng nuôi và các cơ sở sản xuất cá rô phi; áp dụng quy
phạm thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) hoặc tương đương vào các vùng
nuôi tập trung có đủ Điều kiện để xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản
phẩm.
2. Thị trường và xúc tiến thương mại
- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá nhu cầu
thị trường, thị hiếu tiêu dùng của các nước nhập khẩu chính nhằm tổ chức sản xuất
các sản phẩm cá rô phi phù hợp.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến
thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hóa cá rô
phi Việt Nam với thông tin đầy đủ về chất
lượng, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường đến khách hàng ở các thị trường
tiêu thụ trọng Điểm thông qua các hoạt động triển lãm, hội chợ, tuyên truyền,
quảng cáo, thông tin qua hệ thống mạng internet.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản
xuất cá rô phi xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác các sản phẩm cá rô
phi Việt Nam, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ
đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng.
- Tổ chức tốt công tác thông tin về
thị trường tiêu thụ, biến động giá cả đến các vùng sản xuất cá rô phi tập trung
để Điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho
phù hợp với tình hình thực tế và chủ động đáp ứng các yêu
cầu về an toàn dịch bệnh, an toàn môi
trường và an toàn thực phẩm.
3. Về
khoa học công nghệ, khuyến ngư và môi trường
- Tiến hành vừa nhập, vừa nghiên cứu
trong nước để từng bước làm chủ công nghệ mới trong nuôi,
sản xuất giống, thức ăn và phòng trị dịch bệnh cho cá rô phi.
- Nghiên cứu phát triển các loại vắc
xin, các chất nâng cao sức đề kháng nhằm phòng ngừa các bệnh thường xảy ra trên
cá rô phi, góp phần hạn chế sử dụng thuốc, kháng sinh.
- Liên kết với Viện, Trường để nghiên
cứu, doanh nghiệp chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến vào
sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất.
- Chủ động chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, các biện pháp phòng trị dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở nuôi và sản
xuất giống cá rô phi.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất cá
rô phi áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường. Các cơ
sở sản xuất cá rô phi phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các
quy định bảo vệ môi trường hiện hành.
- Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn
liên quan đến chất lượng giống, trang trại nuôi, chất lượng vật tư đầu vào, chế
biến cá rô phi xuất khẩu làm công cụ cho công tác quản lý.
4. Giải pháp về sản xuất con giống
và phòng trị dịch bệnh
- Đầu tư nghiên cứu phát triển giống
cá rô phi mới chất lượng cao, sinh trưởng nhanh trong môi trường nuôi nước ngọt
và nước lợ, chống chịu tốt với các bệnh phổ biến, tỷ lệ fillet
cao. Tạo được tập đoàn cá rô phi giống tốt, đáp ứng nhu cầu
nuôi thương phẩm. Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước
ngoài để nhập nhập đàn cá bố mẹ có chất
lượng tốt làm vật liệu chọn giống và để phát triển đàn cá
giống hậu bị, cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong cả nước.
- Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu giống cá rô phi cho nuôi thương phẩm, tạo Điều kiện thuận lợi
để nhập giống cá rô phi từ các nước trong khu vực, đồng thời
đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng con giống trước khi đưa vào sản xuất.
- Hình thành các vùng sản xuất giống tập trung an toàn, sạch bệnh gần các vùng nuôi thương phẩm
để chủ động sản xuất cung cấp giảm
chi phí vận chuyển và hao hụt trong quá trình vận chuyển.
- Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng chính
cho các vùng sản xuất giống trọng Điểm, đồng thời kêu gọi các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư các cơ sở sản xuất giống cá rô phi chất lượng
cao, tiến tới đáp ứng đủ số lượng giống cá rô phi phục vụ nuôi thương phẩm.
- Áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
về ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải; quy cách lồng bè, Khoảng cách lồng bè,
vị trí đặt lồng bè để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát sinh.
- Đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng các giải
pháp phòng trị bệnh hiệu quả để phổ biến cho các cơ sở nuôi cá rô phi. Phổ
biến các quy định của Nhà nước về sử dụng
thuốc, hóa chất trong phòng, trị bệnh nhằm sản xuất sản phẩm
cá rô phi đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tăng cường kiểm tra giám sát chất
lượng con giống, vật tư đầu vào, môi trường nuôi cá rô phi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm.
5. Về
đầu tư và tín dụng
- Áp dụng Khoản 3, Điều
3, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính
sách phát triển thủy sản để thúc đẩy phát triển sản xuất
cá rô phi.
- Đầu tư ngân sách nhà nước từ nguồn
các chương trình khoa học công nghệ (KHCN) cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngân sách KHCN
cấp tỉnh, thành phố cho các nghiên cứu phát triển giống cá
rô phi chất lượng cao; nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi tiên tiến và phòng
trị dịch bệnh. Bố trí nguồn ngân sách trung ương và địa phương đầu tư hạ tầng
cho một số vùng nuôi và sản xuất giống cá rô phi trọng Điểm, tập trung vào khu
vực có lợi thế là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long (phụ lục III, IV).
- Các tổ chức, cá nhân được vay vốn
tín dụng để sản xuất, kinh doanh cá rô phi theo quy định tại Nghị định
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
- Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống
và chế biến cá rô phi xuất khẩu được hưởng các chính sách
ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Nghị định
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
- Hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi nhằm
khuyến khích liên kết chuỗi theo mô hình hợp tác công
tư (PPP) trong sản xuất, chế biến tiêu thụ cá rô phi. Trong đó, các tổ chức tín dụng đảm bảo nguồn vốn vay ưu
đãi để đầu tư con giống, vật tư đầu vào đến chế biến xuất khẩu,
các bên tham gia được hưởng lợi nhuận theo đóng góp.
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tăng cường và mở rộng hợp tác song
phương, đa phương với các nước có kinh nghiệm về phát triển giống, công nghệ
nuôi cá rô phi như Trung Quốc, Indonesia và Philippines,
Israel, Ecuado..., nhằm trao đổi kinh
nghiệm, nhập khẩu và hợp tác phát triển giống cá rô phi chất
lượng cao, phát triển công nghệ nuôi cá rô phi tiên tiến tại Việt Nam.
- Khuyến khích việc liên doanh với
các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư sản xuất giống, đổi mới
công nghệ nuôi, công nghệ chế biến cá rô phi theo thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường về hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực:
phát triển công nghệ nuôi tiên tiến, sản xuất giống, chọn tạo giống tốt, phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường...
- Tranh thủ nguồn tài trợ nước ngoài
và tổ chức quốc tế; tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho đầu tư xây dựng
phát triển sản xuất cá rô phi.
7. Danh Mục các đề tài, dự án, đề
án ưu tiên đầu tư
- Nhóm dự án đầu
tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống cá rô phi
chất lượng cao cấp quốc gia và cấp 1 phục vụ nuôi thương phẩm.
- Nhóm đề tài nghiên cứu cải tiến quy trình nuôi, chọn tạo giống cá rô phi sinh trưởng nhanh trong môi trường nước ngọt, nước lợ, tăng tỷ lệ fillet, tăng sức chống chịu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng
thức ăn, thuốc thú y phòng trị dịch bệnh, cải tạo và bảo vệ
môi trường nuôi cá rô phi.
- Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng
chính các khu nuôi cá rô phi tập trung có quy mô trên 30 ha trở lên tạo sản phẩm
làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
- Chương trình xúc tiến thương mại và
xây dựng thương hiệu cá rô phi Việt Nam.
- Đề án đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực phục vụ cho phát triển sản xuất cá rô phi.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Thủy sản
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan để hướng dẫn thực hiện Quy hoạch; tổ chức kiểm
tra, giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch trên phạm vi
toàn quốc theo quy định; đề xuất Điều chỉnh bổ sung quy hoạch
phù hợp thực tiễn sản xuất; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu
thị trường tiêu thụ để thúc đẩy xuất
khẩu cá rô phi.
- Chủ trì tổ chức xây dựng, ban hành
hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về Điều
kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, hướng dẫn địa phương kiểm tra Điều kiện cơ sở sản xuất
kinh doanh giống và chất lượng giống cá rô phi.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp
luật, các cơ chế chính sách để thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước và thúc đẩy phát triển sản xuất cá rô phi.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện
Quy hoạch phát triển cá rô phi, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo phù hợp với Mục tiêu,
định hướng của Quy hoạch này và phù hợp với Đồ án tái cơ cấu ngành thủy sản.
- Xúc tiến thành lập Hiệp hội cá rô
phi Việt Nam để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất cá rô phi
trên phạm vi cả nước.
- Kiểm tra giám sát quy hoạch theo
nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/09/2006 về công tác kiểm tra việc thực hiện
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
2. Các đơn vị thuộc Bộ
- Cục Thú y: Tham mưu xây dựng, ban hành
hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn, quy định về quản lý phòng chống
dịch bệnh, Điều kiện vệ sinh thú y cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá rô
phi.
- Vụ Hợp tác quốc tế: Tăng cường quan
hệ hợp tác với các nước, các tổ chức có kinh nghiệm về phát
triển cá rô phi để trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ.
- Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường:
Đề xuất, bố trí kinh phí cho các đề tài, dự án, quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở
pháp lý cho việc áp dụng và quản lý.
- Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính: Tổng hợp
đề xuất các dự án đầu tư thuộc ngân sách Trung ương, phối hợp với các Bộ ngành
liên quan để bố trí vốn triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Rà soát, bổ sung nội dung tại quy
hoạch này vào các quy hoạch đã có; cơ cấu, tổ chức lại sản xuất theo hướng phát
huy lợi thế, tiềm năng của địa phương; hướng dẫn các huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố xây dựng các
chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện
quy hoạch phát triển cá rô phi trong phạm vi của địa phương phù hợp với Quy hoạch
được phê duyệt tại Quyết định này.
- Chỉ đạo các cơ
quan chức năng xây dựng các chương trình, dự án đầu tư cụ
thể và triển khai thực hiện; xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, phổ biến nhân rộng.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực
hiện trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch được triển khai đúng Mục tiêu, định hướng
và quản lý chặt chẽ; đồng thời kịp thời báo cáo đề xuất Điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch cho phù hợp thực tiễn sản xuất.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy
sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trực
thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP liên quan;
- Hội nghề cá, VASEP;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS. (160)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
PHỤ LỤC I
QUY HOẠCH DIỆN TÍCH TIỀM NĂNG NUÔI CÁ RÔ PHI ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS, ngày 06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Địa phương
|
2020
|
2030
|
Diện
tích (ha)
|
Lồng
bè (m3)
|
Diện
tích (ha)
|
Lồng
bè (m3)
|
|
Tổng
|
33.000
|
1.500.000
|
40.000
|
1.800.000
|
I
|
Trung du Miền núi phía Bắc
|
8.050
|
25.000
|
8.900
|
61.500
|
1
|
Quảng Ninh
|
2.025
|
|
2.300
|
|
2
|
Hà Giang
|
300
|
|
300
|
|
3
|
Điện Biên
|
600
|
5.000
|
600
|
7.000
|
4
|
Yên Bái
|
150
|
3.000
|
200
|
4.500
|
5
|
Tuyên Quang
|
100
|
2.000
|
200
|
5.000
|
6
|
Hòa Bình
|
|
2.000
|
|
10.000
|
7
|
Sơn La
|
200
|
5.000
|
300
|
15.000
|
8
|
Lào Cai
|
150
|
|
200
|
|
9
|
Thái Nguyên
|
50
|
3.000
|
200
|
10.000
|
10
|
Phú Thọ
|
1.075
|
5.000
|
1.200
|
10.000
|
11
|
Bắc Giang
|
3.400
|
|
3.400
|
|
II
|
Đồng
bằng Bắc bộ
|
11.700
|
218.000
|
13.150
|
278.500
|
12
|
Bắc Ninh
|
750
|
30.000
|
800
|
30.000
|
13
|
Vĩnh Phúc
|
150
|
3.000
|
200
|
10.000
|
14
|
Hải Phòng
|
1.800
|
|
2.200
|
|
15
|
Thái Bình
|
1.800
|
50.000
|
2.200
|
70.000
|
16
|
Nam Định
|
500
|
|
1.000
|
|
17
|
Ninh Bình
|
350
|
|
350
|
|
18
|
Hà Nội
|
1.150
|
5.000
|
1.100
|
15.000
|
19
|
Hưng Yên
|
1.200
|
|
1.200
|
8.500
|
20
|
Hà Nam
|
200
|
|
300
|
|
21
|
Hải Dương
|
3.800
|
130.000
|
3.800
|
145.000
|
III
|
Bắc Trung bộ
|
3.770
|
38.000
|
5.200
|
72.000
|
22
|
Thanh Hóa
|
1.020
|
30.000
|
2.000
|
50.000
|
23
|
Nghệ An
|
1.800
|
5.000
|
1.800
|
15.000
|
24
|
Hà Tĩnh
|
100
|
3.000
|
200
|
7.000
|
25
|
Quảng Bình
|
600
|
|
600
|
|
26
|
Quảng Trị
|
100
|
|
100
|
|
27
|
Thừa Thiên Huế
|
150
|
|
500
|
|
IV
|
Nam Trung bộ
|
1.500
|
54.000
|
2.000
|
60.000
|
28
|
Đà Nẵng
|
50
|
|
50
|
-
|
29
|
Quảng Nam
|
550
|
36.000
|
600
|
40.000
|
30
|
Quảng Ngãi
|
150
|
3.000
|
200
|
5.000
|
31
|
Bình Định
|
200
|
15.000
|
250
|
15.000
|
32
|
Phú Yên
|
300
|
|
400
|
|
33
|
Khánh Hòa
|
50
|
|
100
|
|
34
|
Ninh Thuận
|
200
|
|
400
|
|
V
|
Tây Nguyên
|
1.800
|
19.000
|
1.950
|
38.000
|
35
|
Kon Tum
|
200
|
3.000
|
250
|
7.000
|
36
|
Đắc Lắc
|
800
|
5.000
|
800
|
10.000
|
37
|
Đắc Nông
|
500
|
3.000
|
500
|
7.000
|
38
|
Gia Lai
|
|
3.000
|
|
7.000
|
39
|
Lâm Đồng
|
300
|
5.000
|
400
|
7.000
|
VI
|
Đông Nam bộ
|
1.900
|
16.000
|
2.450
|
30.000
|
40
|
Tp. Hồ Chí
Minh
|
300
|
|
500
|
|
41
|
Đồng Nai
|
400
|
5.000
|
600
|
12.000
|
42
|
Bình Phước
|
600
|
8.000
|
600
|
10.000
|
43
|
Bình Dương
|
150
|
|
150
|
|
44
|
Tây Ninh
|
100
|
3.000
|
100
|
8.000
|
45
|
Bà Rịa -Vũng Tàu
|
350
|
|
500
|
|
VII
|
Tây Nam bộ
|
4.280
|
1.130.000
|
6.350
|
1.260.000
|
46
|
Long An
|
800
|
|
1.000
|
|
47
|
Tiền Giang
|
200
|
150.000
|
600
|
150.000
|
48
|
Bến Tre
|
230
|
250.000
|
500
|
300.000
|
49
|
Đồng Tháp
|
50
|
280.000
|
50
|
280.000
|
50
|
Vĩnh Long
|
50
|
140.000
|
100
|
200.000
|
51
|
An Giang
|
100
|
280.000
|
100
|
280.000
|
52
|
Cần Thơ
|
650
|
10.000
|
650
|
10.000
|
53
|
Kiên Giang
|
500
|
|
700
|
|
54
|
Sóc Trăng
|
400
|
|
600
|
|
55
|
Trà Vinh
|
350
|
|
550
|
|
56
|
Bạc Liêu
|
400
|
|
600
|
|
57
|
Hậu Giang
|
200
|
20.000
|
300
|
40.000
|
58
|
Cà Mau
|
350
|
|
600
|
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC NHÓM CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ RÔ PHI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS, ngày
06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đề tài/Dự án
|
Mục
tiêu
|
1. Nhóm đề tài, dự án phát triển tập
đoàn giống cá rô phi chất lượng cao Việt Nam
|
Chủ động nguồn giống cá rô phi chất
lượng cao trong nước.
- Sinh trưởng nhanh trong môi trường nước ngọt, lợ.
- Tỷ lệ fillet
cao.
- Chống chịu tốt với dịch bệnh phổ
biến.
- Chất lượng thịt cao.
|
2. Nhóm đề tài phát triển vaccines
|
- Chủ động
trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh trên cá rô phi bằng
vaccines.
|
3. Nhóm đề tài/dự án phát triển thức
ăn chất lượng cao
|
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức
ăn và tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu.
- Tăng chất lượng thịt cá.
- Cải thiện sức
đề kháng, chống chịu với dịch bệnh và môi trường bất lợi.
|
4. Nhóm đề tài/dự án phát triển
công nghệ nuôi mới
|
- Hoàn thiện công nghệ nuôi ghép cá
rô phi với tôm nước lợ.
- Hoàn thiện công nghệ nuôi luân canh, nuôi đơn cá rô phi trong
ao đầm nước lợ.
- Ứng dụng
công nghệ mới tiên tiến, cải thiện năng suất, tỷ lệ sống, hiệu quả kinh tế và
môi trường đối với nuôi cá rô phi trong ao đầm nước ngọt.
- Đổi mới, hoàn thiện công nghệ
nuôi cá rô phi trong lồng bè nhằm nâng cao hiệu quả, giảm
phát thải và cải thiện chất lượng cá nuôi.
|
5. Nhóm đề tài/dự án xây dựng
thương hiệu
|
- Xây dựng thương hiệu cá rô phi Việt
Nam gắn chất lượng cao với bảo vệ môi trường sinh thái và trách nhiệm xã hội.
|
6. Nhóm các nhiệm vụ xây dựng quy
chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia
|
- Có đủ công cụ phục vụ công tác quản
lý.
- Xây dựng bộ
các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý sản xuất cá rô phi về giống, nuôi thương phẩm, vật tư đầu vào, chế biến và
chất lượng sản phẩm.
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ĐẦU TƯ HẠ TẦNG PHÁT
TRIỂN GIỐNG CÁ RÔ PHI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS, ngày
06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Dự
án
|
Địa
Điểm
|
Quy
mô, công suất
|
Giai
đoạn thực hiện
|
1.
|
HẠ TẦNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG
|
1.1
|
Đầu tư xây dựng Trung tâm Quốc gia
giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (di
chuyển từ Phú Tảo về Chí Linh)
|
Hải
Dương
|
40,6
ha
|
2016
- 2020
|
1.2
|
Dự án đầu tư nâng cấp Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ phục
vụ phát triển giống cá rô phi
|
Tiền Giang
|
|
2021
- 2025
|
1.3
|
Dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng phục
vụ nghiên cứu phát triển giống cá rô phi Trung tâm Chọn
giống cá rô phi
|
Quảng
Nam
|
5,5
ha
|
2021
- 2025
|
2.
|
HẠ TẦNG KHU/VÙNG SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ PHI TẬP TRUNG THỰC
HIỆN GIAI ĐOẠN 2016 -
2020
|
2.1
|
Dự án đầu tư cơ
sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá rô phi phục vụ xuất khẩu
|
Thanh
Hóa
|
50
triệu giống/năm
|
2016
- 2020
|
2.2
|
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung tại huyện các xã Tân Hội, Nhị Mỹ
huyện Cai Lậy
|
Tiền
Giang
|
300 triệu
giống/năm
|
2016
- 2020
|
2.3
|
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng
ương giống tập trung tại huyện Hồng Ngự
|
Đồng
Tháp
|
100
triệu giống/năm
|
2016
- 2020
|
3.
|
HẠ TẦNG KHU/VÙNG SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ PHI TẬP TRUNG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021
- 2030
|
3.1
|
Dự án đầu tư trại sản xuất giống cá rô phi tại huyện Móng Cái
|
Quảng
Ninh
|
100
triệu giống/năm
|
2021
- 2025
|
3.2
|
Dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng phục
vụ sản xuất giống cá rô phi tập trung cho Trung tâm giống thủy sản của tỉnh Bắc Giang
|
Bắc
Giang
|
50
triệu giống/năm
|
2021
- 2025
|
3.3
|
Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống
cá rô phi tập trung cho Trung tâm giống thủy sản của tỉnh Nghệ An
|
Nghệ
An
|
50
triệu giống/năm
|
2020
- 2025
|
3.4
|
Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống cá rô phi tập trung Trung tâm giống thủy sản Hà Nội
|
Hà Nội
|
50
triệu giống/năm
|
2020
- 2025
|
3.5
|
Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống
cá rô phi tập trung Trung tâm giống thủy sản Bình Định
|
Bình
Định
|
100 triệu
giống/năm
|
2020
- 2030
|
3.6
|
Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống
cá rô phi tập trung cho Trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang
|
An
Giang
|
100
triệu giống/năm
|
2020
- 2025
|
3.7
|
Dự án đầu tư cơ sở Hạ tầng vùng ương
giống tập trung tại Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang
|
Hậu
Giang
|
100
triệu giống/năm
|
2021
- 2025
|
3.8
|
Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống cá Rô phi tại Trung tâm giống thủy sản Trà Vinh
|
Trà
Vinh
|
100
triệu giống/năm
|
2026
- 2030
|
3.9
|
Dự án đầu tư cơ sở Hạ tầng vùng
ương giống tập trung tại Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ
|
Cần
Thơ
|
100
triệu giống/năm
|
2026
- 2030
|
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG VÙNG NUÔI CÁ RÔ PHI TẬP
TRUNG DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS,
ngày 06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Dự án
|
Địa Điểm
|
Quy
mô, công suất
|
Giai
đoạn thực hiện
|
1
|
Đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá rô phi tập trung xuất khẩu tại Quảng Ninh
|
Quảng
Ninh
|
200
ha
|
2021-2025
|
2
|
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ phát triển nuôi cá rô phi hồ chứa xuất khẩu tại Đắc Lắc
|
Đắc
Lắc
|
5.000
m3
|
2021-2025
|
3
|
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi cá rô phi xuất khẩu khu vực nước lợ
|
Kiên
Giang
|
500
ha
|
2016-2020
|
4
|
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển nuôi cá rô phi xuất khẩu khu vực nước
lợ
|
Sóc
Trăng
|
400
ha
|
2021-2025
|