UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2012/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 17 tháng 02 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KINH PHÍ MUA CHẾ PHẨM SINH HỌC COMPOST
MAKER ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số
31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kinh phí mua
chế phẩm sinh học Compost Maker để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ
phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Sở Khoa học
và Công nghệ tại Tờ trình số 27/TTr-SKHCN ngày 02/02/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định: "Chính sách hỗ trợ kinh phí mua chế phẩm sinh học
Compost Maker để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2014".
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các đơn
vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
|
QUY ĐỊNH
CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ KINH PHÍ MUA CHẾ PHẨM SINH HỌC COMPOST MAKER ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN
HỮU CƠ VI SINH TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2012 - 2014
(Kèm theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 17/02/2012 của UBND tỉnh Nghệ
An)
Chương I
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Việc hỗ trợ kinh phí mua chế
phẩm sinh học Compost Maker (sau đây gọi tắt là chế phẩm) được áp dụng cho sản
xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp sử dụng trực tiếp
trong sản xuất nông nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các hộ nông dân sản xuất và
sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho đồng ruộng.
b) Các hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp, các doanh nghiệp, các trang trại nông nghiệp, các tổ chức sản xuất nông
nghiệp khác (sau đây gọi tắt là các tổ chức) sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi
sinh bón cho đồng ruộng.
Điều 2. Chính sách hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 70% kinh phí mua chế
phẩm cho các huyện miền núi cao, gồm: Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương,
Con Cuông.
b) Hỗ trợ 60% kinh phí mua chế
phẩm cho các huyện miền núi thấp, gồm: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa, Quỳ
Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương.
c) Hỗ trợ 50% kinh phí mua chế
phẩm cho các huyện, thành phố, thị xã còn lại.
2. Thời gian hỗ trợ: Hỗ trợ
trong thời gian 3 năm, bắt đầu từ năm 2012
Chương II
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 3. Trách nhiệm của các
địa phương
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn:
a) Tổng hợp nhu cầu sản xuất
phân bón hữu cơ vi sinh từ các hộ dân để gửi UBND cấp huyện;
b) Tiến hành cấp phát chế phẩm
đúng đối tượng; lập bảng tổng hợp danh sách các đối tượng nhận hỗ trợ chế phẩm
(có chữ ký xác nhận của các đối tượng).
c) Tổ chức nghiệm thu kết quả
thực hiện chính sách ở từng xóm (thôn, bản); tổng hợp kết quả nghiệm thu gửi
UBND cấp huyện.
d) Thực hiện công khai chính
sách hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất phân bón hữu
cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã;
b) Hàng năm lập kế hoạch về nhu
cầu khối lượng chế phẩm để sản xuất phân hữu cơ vi sinh gửi về Sở Khoa học và
Công nghệ vào tháng 01 hàng năm; lập kế hoạch hỗ trợ kinh phí khuyến khích sản
xuất phân bón hữu cơ vi sinh gửi Sở Tài chính trước ngày 30/10 hàng năm trước
năm kế hoạch; Căn cứ vào kế hoạch được giao, tổ chức hợp đồng mua, cung ứng chế
phẩm với đơn vị sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, thời gian; tổ chức
giao chế phẩm cho UBND cấp xã.
c) Tổ chức nghiệm thu phúc tra kết
quả nghiệm thu cơ sở.
d) Thực hiện thanh quyết toán
nguồn kinh phí hỗ trợ theo chế độ tài chính hiện hành.
Điều 4. Trách nhiệm các Sở,
ngành liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc
đột xuất để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng chế phẩm dùng
sản xuất phân hữu cơ vi sinh sử dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Sở Khoa học và Công nghệ.
a) Phối hợp với Sở Tài chính để
lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư theo Quyết định này hàng năm trình UBND
tỉnh phê duyệt.
b) Chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ KH&CN căn cứ nhu cầu chế phẩm hàng năm của các địa phương để sản
xuất và cung ứng chế phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng và thời gian theo quy
định; xây dựng dự toán giá thành chế phẩm đề nghị Sở Tài chính thẩm định mức
giá làm cơ sở xác định mức giá hỗ trợ; tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng chế
phẩm để sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho từng cơ sở.
c) Phối hợp với Sở Tài chính
trong việc thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo quy định của
pháp luật hiện hành.
đ) Tổ chức chỉ đạo về chuyên
môn, kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ kết quả việc thực hiện chính sách của các địa
phương;
đ) Hàng năm hỗ trợ kinh phí từ
nguồn sự nghiệp khoa học để tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử
dụng chế phẩm sản xuất phân hữu cơ vi sinh và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh
bón cho các loại cây trồng cho người dân trên địa bàn tỉnh;
e) Hàng năm tổng hợp kết quả
thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị. Đánh giá những ưu điểm, tồn
tại, hạn chế và đề xuất các biện pháp chỉ đạo của năm tiếp theo, báo cáo UBND
tỉnh vào cuối tháng 11 hàng năm;
3. Sở Tài chính.
a) Chủ trì trong việc lập kế
hoạch kinh phí hỗ trợ theo kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;
b) Thẩm định, phê duyệt, thông
báo giá chế phẩm sinh học Compost Maker làm căn cứ cho việc thanh quyết toán
chính sách hỗ trợ;
c) Căn cứ dự toán ngân sách đã
được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cấp ứng kịp
thời kinh phí cho các địa phương, đơn vị theo đúng quy định;
d) Thẩm tra quyết toán kinh phí
thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước;
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ
chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan hướng dẫn các địa
phương trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. Trong quá trình thực hiện có
gì khó khăn, vướng mắc các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành, thị, các đơn
vị liên quan báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (qua Sở KH&CN) để xem xét,
điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.