ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
152/QĐ-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ
GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG, CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg
ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số
70/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về
việc thông qua Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và cơ sở
chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần
Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 58/TTr-SNN&PTNT ngày 12
tháng 01 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết
mổ gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp
trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” với những
nội dung chủ yếu như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
a) Phát triển chăn nuôi của thành
phố theo hướng sản xuất hàng hóa; chuyển nhanh phương thức chăn nuôi truyền thống
hộ gia đình quy mô nhỏ sang chăn nuôi trang trại, gia trại theo phương thức
công nghiệp, bán công nghiệp để tạo điều kiện ứng dụng công nghệ nuôi tiên tiến,
an toàn sinh học, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, chủ động phòng, chống dịch bệnh
một cách kịp thời và có hiệu quả, xử lý tốt chất thải chăn nuôi, đảm bảo mỹ
quan và vệ sinh đô thị, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, tạo việc làm, nâng
cao thu nhập cho nông dân, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới;
b) Ưu tiên đầu tư phát triển ngành
chăn nuôi của thành phố, xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm sản xuất
giống chăn nuôi chất lượng cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo thị trường
giống cung cấp cho người chăn nuôi ở các tỉnh;
c) Khuyến khích phát triển trang
trại, doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc,
gia cầm phù hợp về quy mô và điều kiện sản xuất của từng vùng, từng quận, huyện,
đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi lớn với quy trình khép kín từ chăn nuôi, giết mổ,
chế biến, tiêu thụ. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người
chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật công nghệ với đổi mới tổ
chức quản lý sản xuất kinh doanh, từng bước hình thành và nhân rộng các mô hình
chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị;
d) Bố trí, sắp xếp lại hệ thống cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hiện có theo hướng giảm dần số lượng cơ sở,
tăng quy mô công suất gắn liền với đổi mới dây chuyền thiết bị đồng bộ, công
nghệ giết mổ tiên tiến và hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi
trường.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2016 - 2020
- Tốc độ tăng bình quân giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi (giá so sánh năm 2010) đạt 7,41%/năm giai đoạn 2016 -
2020;
- Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá hiện
hành) đạt 17,3% năm 2020;
- Quy mô đàn năm 2020: Gia cầm đạt
2.500.000 con; đàn heo 200.000 con; đàn bò 4.000 con; đàn trâu 300 con; đàn
dê 1.000 con;
- Số lượng con giống hàng hóa đến
năm 2020: 120.000 con heo giống, 1.700.000 con gà giống, 1.200.000 con vịt giống;
- Đưa tỷ lệ đàn heo nuôi tập trung
trang trại so với tổng đàn đạt 50% - 60%; đàn gia cầm đạt 15% - 20%; nâng dần
tỷ lệ đàn heo được lai quy ước 2 - 3 máu trên 95%.
b) Giai đoạn 2021 - 2030
- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá
trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 7,5%/năm. Phấn đấu
tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến năm
2030 đạt 28% - 30%;
- Xây dựng vùng chăn nuôi theo hướng
áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt; đến năm 2030, phương thức chăn nuôi
bán công nghiệp và công nghiệp trên địa bàn thành phố đối với đàn heo đạt trên
70% và đàn gia cầm đạt trên 45%;
- Số lượng con giống gia súc, gia
cầm hàng hóa đạt 4.726.000 con. Sản lượng thịt gia súc, gia cầm đạt 46.800 tấn;
sản lượng trứng gia cầm đạt 110 triệu quả.
II. Nội dung
quy hoạch
1. Quy hoạch phát triển chăn
nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, công
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020
a) Phát triển các loại vật nuôi
chính
- Chăn nuôi heo
+ Tổng đàn heo của thành phố đến
năm 2020 đạt 200.000 con, trong đó: Đàn nái sinh sản 24.000 con, đàn đực giống
530 con, đàn heo thịt 175.470 con;
+ Tập trung phát triển đàn heo ở
huyện Vĩnh Thạnh (50.000 con, chiếm 25%), Cờ Đỏ (50.000 con, chiếm 25%) và Thới
Lai (51.000 con, chiếm 25,50%). Không phát triển ở quận Ninh Kiều. Duy trì quy
mô đàn ở các quận Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt và huyện Phong Điền;
+ Về phát triển giống heo: Đàn giống
ông, bà 1.000 con, cung ứng cho thị trường thành phố và các tỉnh 450.000 con
heo giống nuôi thịt thương phẩm. Tổng đàn heo được lai quy ước 2-3 máu 180.000
con, chiếm 95% tổng đàn.
- Chăn nuôi gà
+ Tổng đàn gà của thành phố đến
năm 2020 đạt 950.000 con, trong đó: Đàn giống đạt 75.000 con, đàn mái đẻ
133.000 con và đàn gà thịt 729.000 con;
+ Tập trung phát triển đàn gà ở
huyện Vĩnh Thạnh (230.000 con, chiếm 24,21%), Thới Lai (191.000 con, chiếm 20,05%),
Cờ Đỏ (180.000 con, chiếm 18,89%), Phong Điền (160.000 con, chiếm 16,84%). Duy
trì quy mô đàn ở các quận: Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt. Giảm nhanh
và tiến tới không phát triển đàn gà ở quận Ninh Kiều;
+ Về phát triển giống gà: Đàn giống
ông bà 5.000 con, đàn giống bố, mẹ 70.000 con, trong đó đàn gà giống hướng trứng
4.800 con, đàn giống hướng thịt 70.200 con; sản xuất được 3,5 triệu con giống.
- Chăn nuôi vịt
+ Tổng đàn vịt của thành phố đến
năm 2020 đạt 1.500.000 con, trong đó: Đàn giống 63.000 con, đàn mái đẻ 761.000
ngàn con, đàn thịt 766.000 con;
+ Tập trung phát triển đàn vịt ở
huyện Thới Lai (396.000 con, chiếm 26,40%), Cờ Đỏ (375.000 con, chiếm 24,97%),
Vĩnh Thạnh (311.000 con, chiếm 20,70%). Duy trì quy mô đàn ở quận: Ô Môn, Bình
Thủy, Thốt Nốt và huyện Phong Điền. Giảm nhanh và tiến tới không phát triển đàn
vịt ở quận: Ninh Kiều và Cái Răng;
+ Về phát triển giống: Đàn giống
ông, bà 4.000 con, đàn giống bố mẹ 59.000 con, trong đó đàn giống hướng trứng
16.000 con, đàn giống hướng thịt 47.000 con; sản xuất được 3,7 triệu con giống.
- Chăn nuôi bò
+ Đến năm 2020: Duy trì đàn bò
4.000 con, trong đó: Bò sữa ổn định 600 con (chiếm 15% tổng đàn) với các con
lai có tỷ lệ máu HF từ 50-75% (F1, F2, F3); nâng đàn bò lai sind lên 3.300 con
(chiếm 98% tổng đàn bò thịt);
+ Phát triển đàn bò ở huyện Cờ Đỏ
(900 con, chiếm 22,50%), quận Bình Thủy (730 con, chiếm 18,25%), quận Thốt Nốt
(700 con, chiếm 17,50%), huyện Vĩnh Thạnh (600 con, chiếm 15,00%). Duy trì quy
mô đàn ở huyện Thới Lai và giảm dần quy mô đàn ở quận: Cái Răng, Ô Môn và huyện
Phong Điền. Không phát triển chăn nuôi bò ở quận Ninh Kiều.
- Chăn nuôi khác
Duy trì phát triển đàn trâu và dê
theo hướng gia trại, có sự kiểm dịch bệnh chặt chẽ. Quy mô đàn trâu đến năm
2020 là 300 con, đàn dê đến năm 2020 là 1.000 con. Khuyến khích người dân phát
triển các vật nuôi đặc sản như: Heo rừng, nhím, trăn, rắn, ba ba,… Gắn với mô
hình gia trại, trang trại, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và tăng thu nhập
cho người lao động.
b) Phát
triển cơ sở chăn nuôi tập trung
- Vùng không phát triển cơ sở chăn
nuôi tập trung: Có diện tích 61.325 ha, chiếm 43,53% diện tích tự nhiên của
thành phố (Chi tiết tại Phụ lục 1);
- Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi
tập trung: Có diện tích 79.570 ha, chiếm 56,47% diện tích tự nhiên của thành phố,
trong đó: Diện tích rất thuận lợi cho phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung là
14.420 ha, diện tích thuận lợi là 56.790 ha, và diện tích ít thuận lợi là 8.360
ha (Chi tiết tại Phụ lục 2);
- Vận động,
khuyến khích di dời các cơ sở chăn nuôi từ vùng không phát triển cơ sở chăn
nuôi tập trung sang vùng phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung.
c) Quy hoạch mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
- Mạng
lưới cơ sở giết mổ đến năm 2020
Số lượng cụm cơ sở giết mổ: Đến
năm 2020, hình thành 16 cụm cơ sở giết mổ tập trung, trong mỗi cụm bố trí 1 khu
giết mổ gia súc và 1 khu giết mổ gia cầm tập trung (Chi tiết tại Phụ lục 3).
- Lộ trình thực hiện quy hoạch
+ Năm 2017, mỗi quận, huyện tiến
hành đầu tư xây dựng thí điểm 1 cụm cơ sở giết mổ tập trung;
+ Năm 2018 - 2020, xây dựng tiếp
các cụm cơ sở giết mổ tập trung còn lại và tiến hành di dời các cơ sở giết mổ tập
trung không đủ điều kiện hoạt động vào các cụm giết mổ tập trung.
Khi các cụm cơ sở giết mổ tập trung
chưa hình thành, thì các cơ sở giết mổ hiện tại phải tiếp tục cải tạo, nâng cấp
để đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03
tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới được
phép hoạt động.
2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ
gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp
trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030
a) Phát triển chăn nuôi
- Quy mô đàn heo đạt 250.000 con;
sản lượng thịt đạt 39.178 tấn; số lượng con giống hàng hóa đạt: 346.000 con;
- Quy mô đàn gà đạt 1.400.000 con,
đàn vịt đạt 1.500.000 con, đàn ngỗng đạt 100.000 con. Sản lượng thịt gia cầm đạt
9.075 tấn, trứng gia cầm đạt 110.000 quả. Số lượng con giống hàng hóa đạt:
3.000.000 con gà, 1.380.000 con vịt;
- Quy mô đàn bò duy trì 4.000 con
nhưng tập trung vào phát triển đàn bò thịt chất lượng cao.
b) Phát triển cơ sở chăn nuôi tập
trung
Giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục di
dời các cơ sở chăn nuôi đến vùng chăn nuôi tập trung. Phấn đấu đến năm 2030,
toàn bộ cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại đều được di dời hoặc hình thành mới
trong vùng chăn nuôi tập trung; Dự kiến trên 70% đàn heo, 45% gia cầm được nuôi
trong các cơ sở chăn nuôi tập trung và trang trại theo phương thức chăn nuôi
bán công nghiệp và công nghiệp. Nhu cầu quỹ đất dành cho trang trại chăn nuôi
khoảng 235 ha.
c) Quy hoạch mạng lưới cơ sở giết
mổ
Hoàn thành xây dựng 16 cụm giết mổ
tập trung với dây chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ giết mổ tiên tiến và hiện
đại, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, hình thành các nhà máy chế
biến và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi phục vụ toàn vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
III. Kinh phí
và nguồn kinh phí thực hiện
1. Tổng kinh phí đầu tư thực hiện
quy hoạch đến năm 2020: Ước tính 520 tỷ đồng, cụ thể
như sau:
TT
|
Hạng mục
|
Tổng đầu tư
|
Chia theo
nguồn
|
Giá trị (tỷ
đồng)
|
%
|
Doanh nghiệp
và hộ đầu tư
|
Nhà nước
|
Nguồn khác
|
Tổng
|
Tự có
|
Vốn vay
|
|
TỔNG ĐẦU TƯ
|
520,0
|
100
|
398,9
|
231,9
|
167,0
|
112,3
|
8,8
|
I
|
Đầu tư phát triển sản xuất
|
458,5
|
88,17
|
377,7
|
216,0
|
161,7
|
80,8
|
|
1
|
Chi phí sang nhượng đất chăn nuôi
|
120,0
|
23,08
|
119,0
|
71,0
|
48,0
|
1,0
|
|
2
|
Xây dựng cơ sở chăn nuôi
|
221,3
|
42,56
|
219,5
|
131,0
|
88,5
|
1,8
|
|
3
|
Đàn giống hạt nhân
|
107,7
|
20,71
|
30,2
|
8,6
|
21,5
|
77,5
|
|
4
|
Đầu tư cơ sở giết mổ
|
9,0
|
1,73
|
8,9
|
5,3
|
3,6
|
0,1
|
|
5
|
Hỗ trợ di dời và đào tạo nghề
|
0,5
|
0,10
|
|
|
|
0,5
|
|
II
|
Khuyến nông, thú y
|
8,0
|
1,54
|
|
|
|
8,0
|
|
III
|
Các chương trình dự án ưu tiên
|
42,5
|
8,17
|
21,3
|
16,0
|
5,3
|
21,3
|
|
1
|
Xây dựng vùng chăn nuôi và mô hình chăn nuôi
an toàn dịch bệnh
|
11,0
|
2,12
|
7,7
|
6,1
|
1,6
|
3,3
|
|
2
|
Sản xuất giống chăn nuôi
|
11,0
|
2,12
|
2,5
|
2,0
|
0,5
|
8,5
|
|
3
|
Dịch vụ thú y
|
2,0
|
0,38
|
|
|
|
2,0
|
|
4
|
Sản xuất thức ăn
|
1,0
|
0,19
|
0,7
|
0,5
|
0,2
|
0,3
|
|
5
|
Tổ chức, phát triển sản xuất
|
3,5
|
0,67
|
|
|
|
3,5
|
|
6
|
Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
|
10,0
|
1,92
|
7,0
|
5,0
|
2,0
|
3,0
|
|
7
|
Giết mổ gia súc gia cầm
|
0,5
|
0,10
|
|
|
|
0,5
|
|
8
|
Vệ sinh, môi trường
|
3,5
|
0,67
|
3,4
|
2,4
|
1,0
|
0,2
|
|
III
|
Chi phí khác
|
11,0
|
2,12
|
|
|
|
2,2
|
8,8
|
2. Nguồn kinh phí thực hiện quy hoạch
a) Vốn đầu tư của doanh nghiệp, hộ
gia đình khoảng 398,9 tỷ đồng (76,71%), bao gồm: đầu tư sang nhượng đất đai,
xây dựng chuồng trại, nhà xưởng, trang thiết bị, con giống,… phục vụ chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung;
b) Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
khoảng 112,3 tỷ đồng (21,59%), bao gồm: đầu tư phát triển đàn giống hạt nhân; hỗ
trợ các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi và cơ sở giết mổ di dời đến nơi quy
hoạch; công tác khuyến nông, thú y; thực hiện các chương trình dự án ưu tiên; đầu
tư hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực; quảng bá thương hiệu sản phẩm chăn
nuôi và các chi phí khác;
c) Nguồn vốn khác khoảng 8,8 tỷ đồng
(1,69%), bao gồm vốn tài trợ của các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế
biến sản phẩm chăn nuôi cho các hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ,
đào tạo và quảng bá, tiếp thị sản phẩm,…
IV. Giải pháp
thực hiện quy hoạch
1. Giải
pháp về thị trường tiêu thụ
a) Đối với thị trường thành phố:
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiêu dùng sản phẩm chăn
nuôi có kiểm soát. Chủ động thành lập các câu lạc bộ, hợp tác xã, doanh nghiệp
chăn nuôi và dịch vụ chăn nuôi; khuyến khích hình thành và mở rộng các hình thức
liên kết, hợp tác trong chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi;
b) Đối với thị trường bên ngoài
thành phố: Tăng cường liên kết, hợp tác và hỗ trợ về phát triển chăn nuôi, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giữa Cần Thơ với TP. Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận. Quảng bá thương hiệu sản phẩm gia súc, gia cầm an toàn để người
dân biết và yên tâm tiêu thụ. Cung cấp rộng rãi, kịp thời thông tin về giá cả
và thị trường;
c) Giải pháp thị trường con giống:
Phát triển nhanh đàn giống hạt nhân, xây dựng hệ thống sản xuất con giống vệ
tinh, nhượng quyền sản xuất, gia công tại các trang trại trong, ngoài thành phố
và liên kết với các tỉnh. Tiến hành kiểm định và chứng nhận giống vật nuôi; xây
dựng thương hiệu cho các loại sản phẩm chủ lực của thành phố, như giống heo hướng
nạc, giống vịt siêu thịt, siêu trứng, gà thả vườn…
2. Giải pháp thanh tra, kiểm
tra
Tăng cường kiểm tra về kiểm dịch động
vật, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y thịt, sản phẩm động
vật. Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm theo luật định. Tổ chức các đoàn
thanh tra liên ngành về thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm do Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Tăng cường kiểm tra các phương tiện
vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên các tuyến giao thông. Đầu tư,
nâng cấp các trang thiết bị chuyên dùng cho lực lượng thú y để nâng cao năng lực
hoạt động.
3. Giải
pháp về giống
a) Tổ chức hệ thống sản xuất giống:
Tổ chức hệ thống quản lý giống heo, gia cầm của thành phố. Mở rộng mạng lưới sản
xuất giống bằng cách liên kết các trang trại, cơ sở chăn nuôi, khuyến khích các
trang trại chăn nuôi, đầu tư xây dựng mới trang trại giống gia súc, gia cầm,
xây dựng vùng sản xuất giống;
b) Quản lý chất lượng giống: Thực
hiện nghiên cứu các thông số về tiến bộ di truyền, xác định chỉ số giá trị giống,
kiểm tra giám định sản phẩm, chất lượng giống. Đầu tư xây dựng trang thiết bị
phòng thí nghiệm chuyên sâu về sinh học phân tử; ứng dụng công nghệ chuyển cấy
phôi để chọn lọc và lưu giữ các con giống gia súc cao sản; hoàn thiện hệ thống
nhân lực quản lý, kiểm soát giống để góp phần nâng cao chất lượng con giống.
4. Giải
pháp thức ăn
a) Thức ăn
tinh và thức ăn bổ sung
- Thành phố hiện có 02 nhà máy sản
xuất thức ăn chăn nuôi, 05 công ty sản xuất thuốc thú y và thức ăn bổ sung, đủ
khả năng cung cấp cho nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp của thành phố,
nhưng chưa vươn lên đáp ứng vai trò trung tâm vùng, cần tiếp tục thu hút đầu tư
xây dựng thêm các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc hiện đại.
- Khả năng cung cấp nguồn nguyên
liệu tại chỗ: Đến năm 2020, sản lượng bắp đạt 14.000 tấn, sản lượng đậu nành,
mè đạt 12.000 tấn, sản lượng cám gạo đạt 113.000 tấn có thể đáp ứng nguyên liệu
cho ngành chăn nuôi của Cần Thơ theo Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn
thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
b) Thức ăn thô xanh
Ổn định diện tích chuyên trồng cỏ
được xác định theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 là 20 ha, sản lượng khoảng
5.000 tấn cỏ. Ngoài ra, tận dụng cỏ tự nhiên trong vườn, bờ đê, bờ ruộng, kênh
mương với sản lượng 18.000-20.000 tấn. Tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp, bao gồm:
Rơm, thân ngô, rau đậu. Theo quy hoạch nông nghiệp, đến năm 2020, sản lượng sản
phẩm phụ tạo ra là 3,6 triệu tấn, có thể tận dụng khoảng 10-20% tương đương
360-720 ngàn tấn. Sử dụng các giống cỏ như cỏ voi, cỏ sả lá lớn, cỏ sả lá nhỏ,
cỏ Ruzi, Pangola, Signal, Sweet Superdan, Stylo,… Để trồng cỏ phục vụ cho chăn
nuôi.
5. Giải pháp về khoa học, công
nghệ, đào tạo và khuyến nông
Hướng dẫn, khuyến khích cơ sở chăn
nuôi áp dụng kỹ thuật chuồng trại, quy trình công nghệ chăn nuôi hiện đại. Ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào công tác phòng chống, quản
lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm và sản phẩm
động vật.
6. Giải
pháp về tổ chức sản xuất
Phát huy vai trò định hướng sản xuất,
điều tiết thị trường của cơ quan quản lý nhà nước; mở rộng ký kết hợp đồng tiêu
thụ sản phẩm chăn nuôi với các nhà máy chế biến thực phẩm; nâng cao chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh; khuyến khích và hỗ trợ
các cơ sở chăn nuôi di dời ra khỏi khu dân cư; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi
và giết mổ thành lập tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ, công ty, doanh
nghiệp chuyên ngành; Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lớn, có uy tín xây dựng nhãn hiệu,
thương hiệu sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh.
7. Giải pháp về quản lý an
toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường
a) Quản lý an toàn thực phẩm
Cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập
trung phải có cam kết thực hiện tốt các quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh an
toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh, không sử dụng các chất kích thích
và các chế phẩm bị cấm sử dụng trong chăn nuôi và xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm.
b) Xử lý chất thải và quản lý môi
trường trong chăn nuôi
Vị trí xây dựng các trại chăn nuôi
phải đảm bảo theo các quy định hiện hành và có cam kết xử lý chất thải chăn
nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi áp dụng công
nghệ chăn nuôi hiện đại; áp dụng công nghệ, quy trình xử lý chất thải tiên tiến.
8. Giải
pháp về cơ chế và chính sách trong chăn nuôi
a) Chính sách về đất đai
Khuyến khích, tạo điều kiện để các
cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung chuyển nhượng đất đai; khuyến khích
các nông hộ chuyển một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém
hiệu quả sang phát triển chăn nuôi tập trung trong các vùng quy hoạch phát triển
cơ sở chăn nuôi tập trung.
b) Chính sách về đầu tư và tín dụng
Cụ thể hóa và vận dụng tốt các
chính sách hiện hành về khuyến khích đầu tư cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập
trung với quy trình, thiết bị và công nghệ tiên tiến, thực hiện tốt chính sách
tín dụng đối với kinh tế trang trại cũng như các chính sách cho người chăn nuôi
vay vốn với lãi suất thấp và thời hạn vay phù hợp từ Quỹ hỗ trợ phát triển, các
ngân hàng và các tổ chức tín dụng; chính sách miễn và giảm thuế đối với cơ sở đầu
tư chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
c) Chính sách liên quan đến công
tác thú y
Đầu tư trang thiết bị chuẩn đoán
thú y và đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống thú y; có chính sách hỗ trợ
vaccine phòng bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm.
d) Chính sách cho công tác nghiên
cứu khoa học và khuyến nông
Tăng cường năng lực cho phòng thí
nghiệm; đào tạo cán bộ nghiên cứu và khuyến nông viên, thú y viên cơ sở; ưu
tiên cho nghiên cứu theo chương trình, dự án về giống, nghiên cứu áp dụng công
nghệ thông tin để quản lý giống vật nuôi; nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn
nuôi.
đ) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ phát triển chăn nuôi
Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo
tay nghề cho cán bộ ở địa phương và cấp cơ sở, lực lượng kỹ thuật viên về các
lĩnh vực: chọn giống, nhân giống, lai tạo giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi dưỡng
và quản lý đàn gia súc gia cầm; các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, phòng
và trị bệnh cho vật nuôi.
e) Chính sách khuyến khích, hỗ trợ
cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung nằm trong đô thị và khu dân cư tập trung di
dời và chuyển đổi ngành nghề
Tạo điều kiện cho các cơ sở chăn
nuôi, giết mổ tập trung được vay vốn và hỗ trợ lãi suất vốn vay; miễn thuế
hoặc giảm thuế trong những năm đầu sản xuất kinh doanh; hỗ trợ đào tạo nghề để
chuyển đổi nghề cho người lao động làm việc tại các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết
mổ; hỗ trợ một phần chi phí di dời, đầu tư xây dựng cơ sở mới theo quy hoạch.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện quy hoạch
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Tổ chức
công bố, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Quy hoạch và công khai bản đồ quy hoạch các vùng phát triển chăn nuôi tại Ủy ban
nhân dân quận, huyện và các đơn vị có liên quan;
b) Chủ trì và phối hợp chặt chẽ với
các ngành có liên quan của quận, huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
trong việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch hàng năm; giám sát,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và báo cáo kịp thời kết quả với Ủy ban nhân
dân thành phố;
c) Tổ chức tốt công tác triển khai
xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung; hướng dẫn thực hiện các giải pháp về
khoa học và công nghệ trong chế biến, bảo quản, vận chuyển các sản phẩm chăn
nuôi.
2. Sở
Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận,
huyện tổ chức hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt các quy định về quản
lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường theo đúng quy hoạch và pháp luật về đất
đai; không giới thiệu địa điểm các dự án chăn nuôi vào vùng không phát triển
chăn nuôi.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng
Kế hoạch - Tài chính các quận, huyện: Đưa các chỉ tiêu
phát triển chăn nuôi, chăn nuôi trang trại, giết mổ tập trung vào kế hoạch
trung hạn và hàng năm.
4. Sở
Tài chính: Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành hoặc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích để
phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm phù hợp với định hướng nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ trong công tác chăn nuôi, thú y.
6. Trung tâm Khuyến nông: Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương
trình, dự án, mô hình, các lớp tập huấn về chăn nuôi. Phối hợp với các viện,
trường, tổ chức và cơ quan liên quan triển khai các mô hình, dự án phát triển
chăn nuôi trên địa bàn.
7. Trung tâm Giống cây trồng, vật
nuôi và thủy sản: Tiếp tục nghiên cứu, nhân và cung cấp
các giống vật nuôi chất lượng cao cho các cơ sở chăn nuôi tập trung trong thành
phố.
8. Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Triển khai có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Chăn nuôi và Thú
y và các văn bản luật pháp có liên quan khác theo quy định; chuyển giao các tiến
bộ kỹ thuật, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt công tác phòng chống dịch
bệnh; tổ chức tiêm phòng theo định kỳ và phát hiện, dập tắt kịp thời các ổ, nguồn
gây dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở chăn
nuôi, cơ sở giết mổ trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh, an toàn thực
phẩm ở tất cả các khâu từ nuôi dưỡng đến giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ.
9. Ủy ban nhân dân quận, huyện:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các sở, ban ngành chức năng triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi
và các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung trên địa phương mình theo quy hoạch
đã được duyệt.
10. Các tổ chức chính trị - xã
hội: Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhất là Hội
Nông dân thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các hội nghề nghiệp, các cơ quan truyền
thông phối hợp với các cơ quan chức năng các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động
người dân thực hiện quy hoạch; xây dựng câu lạc bộ, hợp tác xã chăn nuôi; tham
gia công tác khuyến nông, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến; giới thiệu
các nông dân chăn nuôi giỏi và quảng bá sản phẩm chăn nuôi của Cần Thơ.
11. Các cơ sở, trang trại chăn
nuôi và chủ các cơ sở giết mổ tập trung: Chủ động đăng
ký phương án phát triển sản xuất hoặc di dời cơ sở, trang trại chăn nuôi, cơ sở
giết mổ gia súc gia cầm vào nơi quy hoạch với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các cơ quan chức năng theo quy định để được hướng dẫn cụ thể. Đồng thời,
tổ chức triển khai theo đúng phương án sản xuất kinh doanh được duyệt và nghiêm
chỉnh chấp hành các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến chăn nuôi và
thú y.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4: Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
(Đính kèm các Phụ lục có liên
quan)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Anh Dũng
|
PHỤ LỤC 1
KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA ĐẤT ĐAI
CHO CHĂN NUÔI
(Kèm theo Quyết định số: 152/QĐ-UBND ngày 19 tháng
01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần
Thơ)
Đơn vị hành
chính
|
Tổng số (ha)
|
Chia ra
|
Vùng phát
triển chăn nuôi
|
Vùng không
phát triển chăn nuôi
|
Tổng số (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Rất
thuận lợi
|
Thuận lợi
|
Ít thuận lợi
|
Diện tích
(ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Diện tích
(ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Diện tích
(ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Diện tích
(ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Toàn thành
phố
|
140.895
|
79.570
|
56,47
|
14.420
|
10,23
|
56.790
|
40,31
|
8.360
|
5,93
|
61.325
|
43,53
|
1. Ninh Kiều
|
2.926
|
0
|
0,00
|
|
|
|
|
|
|
2.926
|
100
|
2. Ô Môn
|
13.222
|
4.624
|
34,97
|
|
|
3.464
|
26,2
|
1.160
|
8,77
|
8.598
|
65,03
|
3. Bình Thủy
|
7.068
|
930
|
13,16
|
|
|
750
|
10,61
|
180
|
2,55
|
6.138
|
86,84
|
4. Cái Răng
|
6.833
|
680
|
9,95
|
|
|
650
|
9,51
|
30
|
0,44
|
6.153
|
90,05
|
5. Thốt Nốt
|
11.801
|
3.346
|
28,35
|
|
|
2.866
|
24,29
|
480
|
4,07
|
8.455
|
71,65
|
6. Vĩnh Thạnh
|
29.823
|
22.720
|
76,18
|
2.540
|
8,52
|
19.750
|
66,22
|
430
|
1,44
|
7.103
|
23,82
|
7. Cờ Đỏ
|
31.115
|
22.140
|
71,16
|
7.640
|
24,55
|
14.000
|
44,99
|
500
|
1,61
|
8.975
|
28,84
|
8. Phong Điền
|
12.526
|
7.630
|
60,91
|
|
|
7.210
|
57,56
|
420
|
3,35
|
4.896
|
39,09
|
9. Thới Lai
|
25.581
|
17.500
|
68,41
|
4.240
|
16,57
|
8.100
|
31,66
|
5.160
|
20,17
|
8.081
|
31,59
|
PHỤ LỤC 2
VÙNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHĂN NUÔI TẬP
TRUNG
(Kèm theo Quyết định số: 152/QĐ-UBND ngày 19 tháng
01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Quận, huyện
|
Chi tiết
|
Quận
Ô Môn
|
Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung là 4.624 ha, chiếm 34,97% diện tích tự nhiên của quận, chia ra: Thuận lợi cho phát triển chăn nuôi là 3.464 ha và ít thuận lợi là 1.160
ha. Quy hoạch chăn nuôi tập trung tại các phường: Trường Lạc, Thới Long, Thới
An, Long Hưng.
|
Quận
Bình Thủy
|
Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi
tập trung là 930 ha, chiếm 13,16% diện tích tự nhiên của quận, chia ra: Thuận
lợi cho phát triển chăn nuôi là 750 ha và ít thuận lợi là 180 ha. Quy hoạch
chăn nuôi tập trung tại các phường: Thới An Đông và Long Tuyền.
|
Quận
Cái Răng
|
Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi
tập trung là 680 ha, chiếm 9,95% diện tích tự nhiên của quận, chia ra: Thuận
lợi cho phát triển chăn nuôi là 650 ha và ít thuận lợi là 30 ha. Quy hoạch
chăn nuôi tập trung tại các phường: Thường Thạnh, Phú Thứ và Ba Láng.
|
Quận
Thốt Nốt
|
Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi
tập trung là 680 ha 3.346 ha, chiếm 28,35% diện tích tự nhiên của quận, chia
ra: Thuận lợi cho phát triển chăn nuôi là 2.866 ha và ít thuận lợi là 480 ha.
Quy hoạch chăn nuôi tập trung tại các phường: Thạnh Hòa, Trung Kiên, Thuận
Hưng và Tân Hưng.
|
Huyện
Vĩnh Thạnh
|
Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi
tập trung là 22.720 ha, chiếm 76,18% diện tích tự nhiên của huyện, chia ra: Rất
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi là 2.540 ha, thuận lợi là 19.750 ha và ít
thuận lợi là 430 ha. Quy hoạch chăn nuôi tập trung tại các xã: Thạnh An, Thạnh
Lợi, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Thạnh Tiến, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Vĩnh
Bình, Vĩnh Trinh.
|
Huyện
Cờ Đỏ
|
Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi tập
trung là 22.140 ha, chiếm 71,16% diện tích tự nhiên của huyện, chia ra: Rất
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi là 7.640 ha, thuận lợi là 14.000 ha và ít
thuận lợi là 500 ha. Quy hoạch chăn nuôi tập trung tại các xã: Thạnh Phú, Thới
Đông, Thới Xuân, Đông Thắng, Đông Hiệp, Thới Hưng, Trung Hưng, Trung Thạnh và
Trung An.
|
Huyện
Phong Điền
|
Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi
tập trung là 7.630 ha, chiếm 60,91% diện tích tự nhiên của huyện, chia ra:
Thuận lợi cho phát triển chăn nuôi là 7.210 ha và ít thuận lợi là 420 ha; Quy
hoạch chăn nuôi tập trung tại các xã: Trường Long, Tân Thới, Giai Xuân, Nhơn
Ái, Nhơn Nghĩa.
|
Huyện
Thới Lai
|
Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi
tập trung là 17.500 ha, chiếm 68,41% diện tích tự nhiên của huyện, chia ra: Rất
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi là 4.240 ha, thuận lợi là 8.100 ha, và ít
thuận lợi là 5.160 ha. Quy hoạch chăn nuôi tập trung tại các xã: Đông Bình,
Đông Thuận, Thới Tân, Xuân Thắng, Định Môn, Trường Thành, Trường Thắng, Trường
Xuân, Trường Xuân A, và Trường Xuân B.
|
PHỤ LỤC 3
CHI TIẾT MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ ĐẾN
NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 152/QĐ-UBND ngày 19 tháng
01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Quận, huyện
|
Nội dung
|
Quận Ô Môn
|
Bố trí 2 cụm giết mổ, gồm:
+ Cụm các phường: Châu Văn Liêm,
Phước Thới, Trường Lạc, với công suất tối thiểu 80 con heo/ngày, 5 con trâu,
bò/ngày, 1.000 con gia cầm/ngày.
+ Cụm các phường: Thới Hòa, Thới
Long, Long Hưng, Thới An, với công suất tối thiểu 80 con heo/ngày, 5 trâu,
bò/ngày, 1.000 con gia cầm/ngày.
|
Quận Cái Răng
|
Bố trí 2 cụm giết mổ, gồm:
+ Cụm các phường: Hưng Phú, Phú
Thứ, Tân Phú, với công suất tối thiểu 200 con heo/ngày, 40 con trâu, bò/ngày,
5.000 ngàn con gia cầm/ngày.
+ Cụm các phường: Lê Bình, Ba
Láng, Hưng Thạnh, Thường Thạnh và một phần quận Ninh Kiều với công suất
tối thiểu 200 con heo/ngày, 40 con trâu, bò/ngày, 5.000 con gia cầm/ngày.
|
Quận Bình Thủy
|
Bố trí 1 cụm giết mổ phụ trách địa
bàn quận Bình Thủy và một phần quận Ninh Kiều với công suất tối thiểu 400 con
heo/ngày, 40 con trâu, bò/ngày, 5.000 con gia cầm/ngày.
|
Quận Thốt Nốt
|
Bố trí 2 cụm giết mổ, gồm:
+ Cụm các phường: Thạnh Hòa,
Trung Kiên, Tân Lộc, Thuận Hưng, Tân Hưng, với công suất tối thiểu 100 con heo/ngày,
15 con trâu, bò/ngày, 2.000 con gia cầm/ngày.
+ Cụm phụ trách địa bàn các phường:
Thốt Nốt, Thới Thuận, Thuận An, Trung Nhứt, với công suất tối thiểu 80 con
heo/ngày, 5 con trâu, bò/ngày, 1.000 con gia cầm/ngày.
|
Huyện Vĩnh Thạnh
|
Bố trí 2 cụm giết mổ, gồm:
+ Cụm các xã, thị trấn: Vĩnh Thạnh,
Thạnh Mỹ, Vĩnh Trinh, Thạnh Lộc, Vĩnh Bình, với công suất tối thiểu 80 con
heo/ngày, 5 trâu, bò/ngày, 1.000 con gia cầm/ngày.
+ Cụm các xã, thị trấn: Thị trấn
Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Quới, Thạnh Tiến,
với công suất tối thiểu 80 con heo/mày, 5 con trâu, bò/ngày, 1.000 con gia cầm/ngày.
|
Huyện Cờ Đỏ
|
Bố trí 2 cụm giết mổ, gồm:
+ Cụm các xã: Trung An, Trung Thạnh,
Trung Hưng, Thới Hưng, với công suất tối thiểu 80 con heo/ngày, 8 con trâu,
bò/ngày, 1.000 con gia cầm/ngày.
+ Cụm các xã, thị trấn: Cờ Đỏ,
Thạnh Phú, Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, với công suất tối thiểu
80 con heo/mày, 5 con trâu, bò/ngày, 1.000 con gia cầm/ngày.
|
Huyện Thới Lai
|
Bố trí 3 cụm giết mổ, gồm:
+ Cụm các xã, thị trấn: Thới
Lai, Thới Thạnh, Tân Thạnh, Xuân Thắng, với công suất tối thiểu 50 con
heo/ngày, 3 con trâu, bò/ngày, 500 con gia cầm/ngày.
+ Cụm các xã: Đông Bình, Đông
Thuận, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, với công suất tối thiểu 50
con heo/ngày, 5 con trâu, bò/ngày, 500 con gia cầm/ngày.
+ Cụm các xã: Thới Tân, Trường
Thắng, Định Môn, Trường Thành, với công suất tối thiểu 50 con heo/ngày, 3 con
trâu, bò/ngày, 500 con gia cầm/ngày.
|
Huyện Phong Điền
|
Bố trí 2 cụm giết mổ, gồm:
+ Cụm các xã, thị trấn: Phong Điền,
Giai Xuân, Tân Thới, Mỹ Khánh, với công suất tối thiểu 50 con heo/ngày, 3 con
trâu, bò/ngày, 500 con gia cầm/ngày.
+ Cụm các xã: Nhơn Ái, Trường
Long, Nhơn Nghĩa, với công suất tối thiểu 50 con heo/ngày, 5 con trâu,
bò/ngày, 1.000 con gia cầm/ngày.
|
* Khuyến khích đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện
theo hướng dẫn tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn.
PHỤ LỤC 4
ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số: 152/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. Xây dựng vùng chăn nuôi và mô
hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh
a) Dự án đầu tư xây dựng vùng
chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thời gian thực hiện 2017 - 2020 (xây dựng vùng chăn
nuôi, cơ sở cung cấp con giống vật nuôi sạch bệnh và sản phẩm chăn nuôi an toàn
thực phẩm).
b) Dự án xây dựng mô hình chăn
nuôi heo an toàn sinh học.
c) Dự án xây dựng mô hình chăn
nuôi gà an toàn sinh học.
d) Dự án xây dựng mô hình chăn
nuôi vịt an toàn sinh học.
đ) Dự án xây dựng mô hình chăn
nuôi bò thịt an toàn sinh học.
2. Sản xuất giống chăn nuôi
a) Dự án đầu tư xây dựng các trại
giống gia súc gia cầm (giai đoạn 2017 - 2030).
b) Dự án cải tiến chất lượng
đàn heo giống, thời gian thực hiện 2017 - 2020.
c) Dự án cải tiến chất lượng
đàn gà giống, thời gian thực hiện 2017 - 2020.
d) Dự án cải tiến chất lượng
đàn vịt giống, thời gian thực hiện 2017 - 2020.
đ) Dự án cải tiến chất lượng giống
đàn bò thịt, thời gian thực hiện 2017 - 2020.
e) Dự án xã hội hóa phát triển
và nâng cao hiệu quả sản xuất giống vật nuôi đoạn 2017 - 2020.
3. Dịch vụ thú y
Dự án củng cố và tăng cường hệ
thống thú y thành phố Cần Thơ, thời gian thực hiện 2017 - 2020 (đào tạo tăng cường
cán bộ thú y; xây dựng hệ thống thông tin giám sát dịch bệnh; kiểm soát 100%
gia súc, gia cầm giết mổ, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật xuất nhập
thành phố).
4. Sản xuất thức ăn
Dự án chế biến thức ăn chăn
nuôi sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương giai đoạn 2017 - 2020 (chuyển giao kỹ
thuật và hỗ trợ máy móc thiết bị).
5. Tổ chức, phát triển sản xuất
a) Dự án đào tạo nông dân, chủ
trang trại chăn nuôi.
b) Dự án nâng cao năng lực quản
lý giống vật nuôi.
6. Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Dự án tổ chức hệ thống kinh
doanh sản phẩm chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm.
7. Giết mổ gia súc gia cầm
Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ tập trung theo
kỹ thuật công nghiệp.
8. Vệ sinh, môi trường
a) Dự án khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi.
b) Dự án xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi phục
vụ cây trồng và nuôi thủy sản.