UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 06
tháng 01 năm 2014
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI
GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2014
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 258/2008/NQ-HĐND ngày 12
tháng 12 năm 2008 của HĐND tỉnh Sơn La về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát
triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn năm 2009 - 2015;
Nghị quyết số 362/2011/NQ-HĐND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của HĐND tỉnh về việc
sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 258/2008/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2008;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 376 /TTr-SNN ngày 30 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc
trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2014, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quy mô thực hiện
- Quy mô đàn trâu bò đực giống bình tuyển năm
2014: 650 con.
- Quy mô đàn trâu, bò nuôi tại hộ 2 con trở
lên: 1.400 con.
- Số hộ chăn nuôi quy mô 3 con trở lên: 90 hộ.
- Quy mô đàn trâu, bò nuôi tại hộ nghèo: 600
con.
- Hỗ trợ trâu, bò đực phối giống trực tiếp
đạt kết quả: 13.720 con.
- Quy mô trồng cỏ: 300 ha.
- Thiến trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn làm
giống: 520 con.
- Hỗ trợ quản lý trâu, bò đực giống đã bình
tuyển từ năm 2009 đến năm 2013: 1.484 con.
- Hỗ trợ tiêm phòng trâu, bò đực giống bình
tuyển; Trâu bò mua từ nguồn vốn vay các ngân hàng được hưởng hỗ trợ lãi suất:
5.352 con.
(có Kế hoạch chi tiết kèm theo)
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2014.
- Đơn vị triển khai thực hiện: Trung tâm
Khuyến nông tỉnh Sơn La.
2. Nguồn vốn
Theo Quy định của Nghị quyết số 258/2008/NQ-HĐND,
ngày 12 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Sơn La.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
- Giao Sở Tài chính cân đối, cấp kinh phí
thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc năm 2014 đã được
phê duyệt.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các ngành liên quan, Trung tâm
Khuyến nông tổ chức thực hiện.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Ngân hàng Chính
sách - Xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm
Khuyến nông tỉnh, Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
TT. Tỉnh uỷ (B/c);
- TT. HĐND tỉnh (B/c);
- TT. UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, (M01), 48bản.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Cầm Văn Chính
|
KẾ
HOẠCH
TRIỂN
KHAI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN
LA NĂM 2014
(Kèm
theo Quyết định số 15/QĐ-UBND, ngày 06/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Thực hiện
Nghị quyết số 258/2008/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của HĐND tỉnh Sơn La
khoá XII, kỳ họp thứ 11 về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi
đại gia súc trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2015 và Nghị quyết số
362/2011/NQ-HĐND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 258/2008/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2008;
Trên cơ
sở tổng hợp kế hoạch dự toán của các huyện, thành phố về việc triển khai thực
hiện Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn các huyện,
thành phố năm 2014;
UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc
trên địa bàn tỉnh Sơn La với các nội dung sau:
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
-
Chuyển dần tập quán chăn nuôi chăn thả hiện nay sang chăn nuôi có chuồng trại,
chủ động thức ăn chăn nuôi, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh
môi trường;
-
Phát triển trồng cỏ chịu hạn và chịu rét phục vụ chăn nuôi đại gia súc.
-
Bình tuyển chọn lọc đàn trâu, bò đực giống đủ tiêu chuẩn, thiến bò đực cóc và
trâu đực không đủ tiêu chuẩn giống;
-
Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các hộ chăn nuôi trâu bò để phát triển đàn và xây
dựng chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò quy mô 5 con trở lên.
2. Yêu
cầu
- Giống:
+ Đàn trâu,
bò cái nền mua bằng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất phải được phối giống trực tiếp và
thực hiện nuôi nhốt kết hợp chăn dắt đảm bảo vệ sinh.
+ Diện
tích trồng cỏ đảm bảo chất lượng, đủ diện tích, tỷ lệ sống cao và có cán bộ
hướng dẫn nông dân chăm sóc, thu hoạch, chế biến, dự trữ đúng quy trình kỹ
thuật, đạt hiệu quả cao.
- Vốn: Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT các huyện cân đối
bố trí đảm bảo nguồn vốn cho nhân dân vay
phát
triển chăn nuôi đạt hiệu quả.
- Các
biện pháp kỹ thuật:
+ Trạm
Thú y các huyện bố trí đủ cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại
vắcxin theo yêu cầu cho đàn trâu, bò đực giống được bình tuyển và đàn trâu bò
mua bằng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất.
+ Thực
hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nông dân chăn nuôi thực hiện thiến
những con trâu, bò không đủ tiêu chuẩn giống trong vùng bình tuyển trâu , bò
đực giống.
- Vận
động các hộ nông dân chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 3 con trở lên xây dựng
chuồng nuôi trâu, bò đúng kỹ thuật.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN NĂM 2014
1. Phạm
vi, đối tượng
a)
Phạm vi
Triển
khai đồng bộ trên 11 huyện và thành phố Sơn La.
b)
Đối tượng thực hiện
Các
cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi trâu, bò
cái nền sinh sản trong chuồng; nuôi trâu, bò đực giống nội và bò đực giống lai
Zêbu đủ tiêu chuẩn giống đã được bình tuyển để phối giống trực tiếp.
2.
Quy mô thực hiện
-
Quy mô đàn trâu bò đực giống bình tuyển năm 2014: 650 con.
-
Quy mô đàn trâu, bò nuôi tại hộ 2 con trở lên: 1.400 con.
-
Số hộ chăn nuôi quy mô 3 con trở lên: 90 hộ.
-
Quy mô đàn trâu, bò nuôi tại hộ nghèo: 600 con.
-
Hỗ trợ trâu, bò đực phối giống trực tiếp đạt kết quả: 13.720 con.
-
Quy mô trồng cỏ: 300 ha.
-
Thiến trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn làm giống: 520 con.
-
Hỗ trợ quản lý trâu, bò đực giống đã bình tuyển từ năm 2009 đến năm 2013: 1.484
con.
-
Hỗ trợ tiêm phòng trâu, bò đực giống bình tuyển; Trâu bò mua từ nguồn vốn vay
các ngân hàng được hưởng hỗ trợ lãi suất: 5.352 con.
(chi
tiết Phụ lục số 02 đến 08 kèm theo)
3.
Kinh phí thực hiện năm 2014: 25.680 triệu đồng (Hai mươi lăm tỷ, sáu trăm
tám mươi triệu đồng chẵn).
Trong
đó:
a)
Ngân sách hỗ trợ: 4.680 triệu đồng (Bốn tỷ, sáu trăm tám mươi triệu đồng
chẵn).
(chi
tiết Phụ lục số 01 kèm theo)
Trong
đó:
-
Hỗ trợ đực giống phối giống trực tiếp đạt kết quả: 1.372 triệu đồng;
-
Hỗ trợ lãi suất vay Ngân hàng nông nghiệp mua trâu bò và làm chuồng nuôi nhốt
trâu bò: 1.273,15 triệu đồng;
-
Hỗ trợ lãi suất vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội: 864,18 triệu đồng;
-
Hỗ trợ tiêm phòng thú y: 169,47 triệu đồng;
-
Hỗ trợ tiền giống cỏ cho nông dân: 750 triệu đồng;
-
Hỗ trợ công tác khuyến nông trồng cỏ, bình tuyển trâu, bò đực giống quản lý đực
giống sau bình tuyển và thiến trâu bò đực không đủ tiêu chuẩn giống, kiểm tra
nghiệm thu: 251,2 triệu đồng.
b)
Vốn vay ngân hàng: 21.000 triệu đồng (Hai mươi mốt tỷ đồng chẵn).
(Phụ
lục số 05 kèm theo)
Trong
đó:
-
Vốn vay Ngân hàng chính sách - XH mua trâu bò tại hộ nghèo: 6 tỷ đồng.
-
Vốn vay ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: 15 tỷ đồng.
Số
hộ được hỗ trợ chăn nuôi trâu bò thương phẩm và cái nền: Phụ lục số 03 quy mô
được vay vốn mua trâu, bò phát triển đàn (bao gồm trâu bò thương phẩm; trâu bò
cày kéo; trâu bò cái nền) tổng số hộ vay Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT quy mô 2
con trở lên là 700 hộ. Hộ nghèo vay ngân hàng Chính sách xã hội là 600 hộ.
Số
hộ được hỗ trợ xây dựng chuồng trại: Phụ lục số 04 quy mô hỗ trợ cho vay xây
dựng chuồng trại của các hộ nuôi trâu, bò quy mô từ 3 con trở lên. Tổng số 90
hộ.
Hỗ
trợ công tác khuyến nông: Phụ lục số 07 hỗ trợ công tác khuyến nông theo Quyết
định số 923/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 của UBND tỉnh. Tổng mức hỗ trợ năm
2014: 251,2 triệu đồng. Bao gồm các hạng mục và mức hỗ trợ như sau:
+
Quản lý trâu bò sau bình tuyển: 50.000 đ/ con;
+
Bình tuyển trâu bò đực giống: 100.000 đ/ con;
+
Thiến trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn giống: 100.000đ/ con;
+
Hướng dẫn trồng cỏ, phô tô tài liệu quy trình trồng cỏ: 200.000 đ/ ha.
Hỗ
trợ cỏ giống: Phụ lục số 06 quy mô trồng cỏ tổng số 300 ha. Trong đó mức
hỗ trợ giống cỏ lần đầu cho các hộ chăn nuôi được hưởng chính sách 2,5 triệu
đồng/ha. Với yêu cầu diện tích tối thiểu 500 m2/ hộ.
Hỗ
trợ công tác thú y: Phụ lục số 08 Hỗ trợ công tác thú y năm 2014 cho đàn
trâu,
bò trong diện tiêm phòng, gồm: Trâu, bò đực giống bình tuyển các năm từ 2009
đến năm 2014 và đàn trâu, bò vay vốn phát triển đàn được hưởng hỗ trợ lãi suất.
Tổng cộng 5.352 con.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.
Về tổ chức
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực hệ
thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở bảo đảm đủ năng lực thực hiện kế hoạch có
hiệu quả.
2.
Tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
trên các phương tiện thông tin đại chúng ở tỉnh, huyện, thành phố đảm bảo chính
sách đến với người dân, làm cho dân hiểu và áp dụng thực hiện.
- Giao các cơ quan, tổ chức đoàn thể vận động
nhân dân tham gia thực hiện các nội dung của chính sách như: Trồng cỏ, sử dụng
trâu bò đực giống được bình tuyển cho phối giống trực tiếp với đàn trâu, bò cái
nền tại địa phương, thực hiện triệt để việc thiến trâu bò đực không đủ tiêu chuẩn
giống, làm chuồng trại hợp vệ sinh, mua thêm trâu bò để tăng đàn, tuyên truyền
vận động nhân dân chuyển tập quán chăn nuôi thả rông sang nuôi nhốt hoặc chăn
dắt.
3. Nhân lực
- Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố cử
cán bộ kỹ thuật phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn triển khai chính
sách đảm bảo đến dân và hướng dẫn nhân dân thực hiện theo kế hoạch.
- Quản lý tốt đàn trâu, bò đã được bình tuyển
phối giống trực tiếp, theo dõi chặt chẽ kết quả phối giống trực tiếp cho đàn
trâu, bò cái nền.
- Hướng dẫn nhân dân các biện pháp kỹ thuật
về trồng cỏ, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, dự trữ cỏ làm thức ăn cho trâu, bò.
Kỹ thuật chăm sóc, bảo quản cỏ làm thức ăn cho trâu bò trong mùa đông và công
tác bảo quản giống cỏ đảm bảo tái sinh tốt vào mùa xuân năm sau.
-
Trạm Thú y các huyện cử cán bộ phối hợp cùng cán bộ thú y xã tổ chức, thực hiện
tiêm phòng cho đàn trâu, bò trong diện được hưởng chính sách đảm bảo đủ số
lượng, đúng chủng loại quy định.
4.
Giống
-
Giống trâu, bò:
+
Trâu, bò đực giống được bình tuyển từ những con trâu, bò đực giống đủ tiêu
chuẩn trong đàn trâu, bò tại địa phương; đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật
theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.
+
Trâu, bò mua từ nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất trong diện chính sách để phát
triển đàn do các tổ chức hoặc hộ chăn nuôi vay vốn với ngân hàng và trực tiếp
mua trâu, bò từ các hộ chăn nuôi có nhu cầu san đàn tại địa phương hoặc từ
ngoài tỉnh.
-
Giống cỏ:
+
Giống cỏ bao gồm các giống: Cỏ Voi; cỏ VA06; cỏ Pangola, Zuri v.v... từ đồng cỏ
trồng theo chương trình trồng cỏ trợ giá, trợ cước các năm 2007 - 2008 - 2009;
cỏ trồng thuộc chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi năm từ 2009 đến năm 2013
hoặc có thể mua giống cỏ từ ngoài tỉnh của các cơ quan được phép sản xuất, kinh
doanh, mua bán cỏ giống.
+
Ưu tiên trồng các giống cỏ chịu được hạn và rét.
5.
Vốn
Nguồn
vốn thực hiện theo Nghị quyết 258/2008/NQ-HĐND, ngày 12 tháng 12 năm 2008 của
HĐND tỉnh Sơn La.
IV. THỜI GIAN
Để
chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc đạt kết quả tốt trình tự các
bước công việc dự kiến cần tiến hành triển khai như sau:
TT
|
Công việc
|
Thời gian
|
Trách nhiệm
|
1
|
Trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực
hiện chính sách
|
Tháng 1 năm 2014
|
Sở Nông nghiệp và các sở, ngành liên quan
|
2
|
Triển khai hợp đồng đến các địa bàn thực
hiện chính sách
|
Tháng 2 năm 2014
|
Trung tâm Khuyến nông và trạm Khuyến nông
các huyện
|
3
|
Hướng dẫn các hộ nông dân tiếp cận ngân
hàng vay vốn mua trâu bò và xây dựng chuồng trại nuôi trâu bò.
|
Tháng 1 đến tháng
12 năm 2014
|
Các chi nhánh ngân hàng, trạm Khuyến nông
các huyện, thành phố và nông dân.
|
4
|
Hướng dẫn các hộ chăn nuôi trâu, bò, đực
giống cho phối giống trực tiếp đạt kết quả.
|
Từ tháng 1 đến
tháng 12 năm 2014
|
UBND huyện, TTKN, trạm Khuyến nông và nông
dân chăn nuôi.
|
5
|
Tổ chức bình tuyển, lựa chọn trâu, bò đực
giống đủ tiêu chuẩn theo chỉ tiêu đã được phê duyệt
|
Từ tháng 3 đến
tháng 12 năm 2014
|
Trạm Khuyến nông các huyện, UBND các xã,
người chăn nuôi.
|
6
|
Tổ chức tiêm phòng triệt để cho đàn trâu,
bò trong diện tiêm phòng.
|
Tháng 4 và tháng 11
năm 2014
|
Chi cục thú y, trạm thú y huyện và nông dân
chăn nuôi.
|
7
|
Kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc tổ chức
thực hiện chính sách tại cơ sở
|
Tháng 1 và tháng 12
năm 2014
|
UBND huyện, TTKN
|
8
|
Nghiệm thu các nội dung đã triển khai thực
hiện.
|
Tháng 12 năm 2014
|
TTKN, các đơn vị liên quan theo hướng dẫn
của Sở Nông nghiệp và PTNT
|
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao
giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài
Chính; UBND các huyện, thành phố:
- Trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí, cấp đủ kinh phí thực hiện chính sách theo
kế hoạch được phê duyệt; đồng thời chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển
khai ngay tới các huyện, thành phố:
+ Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương
(huyện, thành phố) chỉ đạo Trạm Khuyến nông các huyện đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động, nông dân tích cực tham gia thực hiện chính sách;
+ Tổng hợp báo cáo định kỳ tiến độ triển khai
chính sách trên toàn tỉnh;
+ Quản lý, thanh quyết toán nguồn kinh phí
được cấp theo quy định.
- Nhiệm vụ trạm Khuyến nông các huyện, thành
phố
+ Hướng dẫn các hộ nông dân xây dựng phương án phát triển
chăn nuôi trâu, bò và phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách - XH, Ngân hàng Nông
nghiệp và PTNT đăng ký
kế hoạch vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay thực hiện.
+
Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện chính sách đảm bảo tiến độ và hiệu quả,
hàng tháng báo cáo tiến độ thực hiện chính sách về Trung tâm khuyến nông tỉnh
tổng hợp;
+ Quyết toán với Trung tâm Khuyến nông tỉnh
nguồn kinh phí đã được cấp, đôn đốc các hộ vay vốn trả lãi đúng kỳ hạn để được
hưởng hỗ trợ lãi suất theo chính sách.
2. Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Sơn La chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT; Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh bố trí đủ kế hoạch vốn để nông dân vay
mua trâu, bò và xây dựng chuồng trại.
3. Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Ngân hàng Chính sách - Xã hội các huyện,
thành phố phối hợp với cán bộ khuyến nông hướng dẫn thủ tục giúp cho nông dân
vay vốn thực hiện chính sách.
4. Giao
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
- Thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các phòng ban chức năng liên quan, theo chuyên
ngành của mình tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo chính sách đến được với
nhân dân.
- Chỉ đạo tăng cường sự phối kết hợp giữa các
phòng ban chức năng của huyện, tổ chức triển khai thực hiện chính sách một cách
quyết liệt, đồng bộ đáp ứng tiến độ kế hoạch.
- Tăng cường kiểm tra, phát hiện và tập trung
tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai, thẩm định, nghiệm thu các
hạng mục hỗ trợ của chính sách: Bình tuyển trâu bò đực giống, trồng cỏ, thiến
trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn giống v.v...., đảm bảo chính xác, đúng mục
đích, mục tiêu đề ra.
5. Chủ
tịch UBND các xã, phường thị trấn căn cứ Nghị quyết, kế hoạch phát
triển
chăn nuôi của xã tổ chức phối hợp với trạm khuyến nông huyện xây dựng kế hoạch
phát triển chăn nuôi của xã, đồng thời hỗ trợ hướng dẫn nhân dân làm thủ tục
vay vốn tại các ngân hàng.
Trên đây là kế
hoạch triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc
trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2014. Đây là nội dung
rất quan trọng sẽ góp phần từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế và bộ mặt nông
thôn theo tiêu chí phát triển nông thôn mới. Yêu cầu các sở, ban, ngành có liên
quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và
báo cáo kết quả thực hiện
về UBND tỉnh theo định kỳ để kịp thời chỉ đạo,
tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện./.