Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1498/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 28/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1498/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 28 tháng 8 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2019

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số: 2099/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 122/TTr-SNN ngày 09 tháng 8 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2019 của tỉnh Bắc Kạn theo nội dung chi tiết đính kèm.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Phương án theo nội dung phê duyệt và quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 3 (thực hiện);
- TT Tỉnh ủy (B/cáo);
- TT HĐND tỉnh (B/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Hội LHPN tỉnh;
- Lưu: VT, Khởi, Cúc.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

PHƯƠNG ÁN

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định số 1498/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Hiện nay, tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng vẫn đang diễn biến phức tạp, bệnh tiếp tục lây lan, gây ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đảm bảo phát triển chăn nuôi, duy trì sản lượng thịt hơi xuất chuồng theo kế hoạch năm 2019, đồng thời bù đắp nguồn thực phẩm thiếu hụt do tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm bệnh DTLCP, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Phương án phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2019 với các nội dung cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHĂN NUÔI, THỦY SẢN, TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN VẬT NUÔI 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

1. Về phát triển chăn nuôi

Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2019 đến nay nhìn chung gặp nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra, đặc biệt là đàn lợn giảm mạnh do số lượng lợn mắc bệnh DTLCP buộc tiêu hủy khá lớn, trong đó:

- Tổng đàn vật nuôi hiện có[[1]]: Đàn đại gia súc trâu, bò, ngựa 68.341/84.400 con, đạt 81% KH, bằng 83% so với cùng kỳ năm 2018 (gồm trâu 46.556/58.020 con đạt 80% KH, bò 19.234/23.640 con đạt 81% KH; ngựa 2.551/2.740 con đạt 93% KH); đàn lợn 152.540/193.800 con, đạt 79% KH, bằng 79% so với cùng kỳ năm 2018; đàn dê 22.836/35.400 con, đạt 65% kế hoạch, bằng 72% so với cùng kỳ năm 2018; đàn gia cầm 1.521.579/1.760.000 con, đạt 86% KH, bằng 83% so với cùng kỳ năm 2018;

- Sản lượng thịt hơi các loại 06 tháng ước đạt 9.621/25.000 tấn, trong đó, sản lượng thịt trâu 1.598/3.470 tấn, đạt 46% KH; bò, ngựa 663/1.400 tấn, đạt 47% KH; Gia cầm 1.142/2.305 tấn, đạt 50% KH; dê, chó, thỏ,... 352 tấn/703 tấn, đạt 50% KH; lợn 7.698/17.100 tấn đạt 45%.

2. Về thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản thực hiện 1.370ha/1.367ha, đạt 108% kế hoạch tăng 05% so với cùng kỳ năm 2018. Diện tích nuôi chủ yếu tại các ao đắp ngăn khe quy mô nhỏ; ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 2.299m3 lồng nuôi (cá rô phi, cá trắm cỏ, cá chép, cá chày đất, cá võng,...) tại các hồ có diện tích mặt nước lớn. Sản lượng thủy sản 06 tháng đạt 1.228 tấn, ước tổng sản lượng thủy sản cả năm 2019 đạt 2.428 tấn.

3. Tình hình dịch bệnh DTLCP trên địa bàn

Tính đến thời điểm 25/8/2019, tổng số lợn bị mắc và nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy là 23.611 con, khối lượng tiêu hủy 1.040 tấn; dự báo số lượng lợn bị mắc và nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy các tháng cuối năm 2019 ước thiệt hại khoảng 281 tấn, cả năm ước thiệt hại khoảng 1.262 tấn thịt lợn hơi.

Với tình hình bệnh DTLCP diễn biến hết sức phức tạp, bệnh chưa có vắc xin tiêm phòng và thuốc điều trị, mặt khác sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 06 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch. Do đó, việc xây dựng phương án phát triển chăn nuôi phù hợp với thực tế tại các địa phương và xác định loài vật nuôi thay thế đàn lợn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân tại các địa phương các tháng cuối năm là hết sức cần thiết.

II. NHẬN ĐỊNH THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN TỚI

1.1. Thuận lợi

- Người dân tiếp tục được thụ hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp của nhà nước thông qua chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình 135, 30a... trong đó có nội dung hỗ trợ con giống, thức ăn, vật tư thú y tạo điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

- Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện triển khai sản xuất của UBND các cấp, các ngành có nhiều chuyển biến, nhận thức của người dân được nâng lên, tích cực và chủ động sản xuất chăn nuôi.

1.2. Khó khăn, tồn tại, hạn chế

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến khó lường, dịch bệnh xảy ra phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi.

- Tình hình bệnh DTLCP diễn biến phức tạp, khó kiểm soát triệt để do chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị.

- Vai trò của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chưa sâu sát, quyết liệt, việc kiểm soát tình trạng buôn bán, vận chuyển con giống vào địa bàn còn hạn chế làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

- Chăn nuôi quy mô, nhỏ lẻ manh mún, việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế...

III. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2019

1. Mục tiêu

Tiếp tục phát triển chăn nuôi, đảm bảo ổn định về nguồn thực phẩm từ chăn nuôi cho người dân trên địa bàn; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi; khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học gắn với chuỗi giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Tập trung phát triển chăn nuôi gia cầmnuôi trồng thủy sản bù đắp một phần sản lượng thịt thiếu hụt từ nguồn cung thịt lợn bị tiêu hủy do bệnh DTLCP.

Đối với chăn nuôi khác như: Chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi dê, lợn... tập trung phát triển để đạt kế hoạch giao, dựa trên nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, cân đối cung cầu và đảm bảo sinh kế cho người nông dân.

2. Nhiệm vụ

Cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư tăng số lượng, sản lượng trong phát triển chăn nuôi gia cầm và tăng năng suất trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, đối với chăn nuôi khác (chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi dê, lợn...) cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn hộ chăn nuôi đầu tư vào phát triển sản xuất dựa trên nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, cân đối cung cầu và đảm bảo nguồn thực phẩm tại chỗ cho người dân và phấn đấu đạt kế hoạch giao, cụ thể:

2.1. Đối với phát triển đàn gia cầm

Tập trung phát triển đàn gia cầm trong Phương án tăng thêm các tháng cuối năm 2019 để bù đắp sản lượng thịt hơi thiếu hụt từ nguồn cung thịt lợn bị tiêu hủy do bệnh DTLCP. Phấn đấu các tháng cuối năm đạt các chỉ tiêu về số lượng và sản lượng như sau:

- Tổng đàn gia cầm đạt 1.530.000 con;

- Số con xuất bán và giết mổ đạt 840.555 con;

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.513 tấn (trong đó kế chỉ tiêu giao đầu năm 2019, số xuất bán và giết mổ là 1.163 tấn, tương đương 646.110 con; sản lượng giao thêm theo Phương án 350 tấn, tương đương 194.444 con);

- Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng từ chăn nuôi gia cầm cả năm 2019 lên 2.655 tấn.

2.2. Đối với phát triển thủy sản

Thực hiện duy trì ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 1.370ha, tập trung thực hiện tốt việc tăng năng suất, sản lượng thông qua các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong chăm sóc, nuôi trồng trên cơ sở diện tích nuôi trồng hiện có để đảm bảo mục tiêu sản lượng các tháng cuối năm là 1.200 tấn (trong đó sản lượng tăng thêm 50 tấn so với kế hoạch năm 2019) là nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm.

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2019 lên 2.428 tấn.

2.3. Đối với phát triển đàn gia súc

Đối với các loài gia súc, nhất là đại gia súc có chu kỳ chăn nuôi dài, thời gian các tháng cuối năm ngắn nên tổ chức sản xuất đảm bảo chỉ tiêu theo kế hoạch giao năm 2019; tập trung phát triển tại các địa phương có tổng đàn, diện tích chăn thả lớn như: Ba Bể, Pác Nặm, Na Rì, Chợ Đồn,... các địa phương còn lại chăn nuôi theo hướng bán thâm canh để tăng năng suất, phấn đấu phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2019, đạt chỉ tiêu sau:

- Đàn trâu đạt 46.580 con; số con xuất bán và giết mổ đạt 7.935 con; sản lượng thịt hơi đạt 1.872 tấn.

- Đàn bò, ngựa đạt 21.795 con; số con xuất bán và giết mổ đạt 3.550 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 737 tấn.

- Đàn vật nuôi khác (dê, chó, thỏ,..) sản lượng thịt hơi xuất ước đạt 352 tấn. Trong đó, đàn dê 22.850 con; số con xuất bán và giết mổ đạt 5.356 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 118 tấn; các loài vật khác (chó, thỏ...) sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 234 tấn.

- Đàn lợn duy trì đạt 152.600 con; số con xuất bán và giết mổ đạt 96.759 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4.838 tấn.

(Chi tiết theo biểu đính kèm)

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về chỉ đạo sản xuất

- Tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia cầm, là loài vật nuôi phù hợp có chu kỳ nuôi không quá dài ngày (Chu kỳ ≥ 90 ngày/01 lứa), cho số lượng và sản lượng nhanh nhất trong các loài vật nuôi, đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm của nhân dân, tạm thời thay thế được việc chăn nuôi lợn trong thời điểm bệnh DTLCP chưa được khống chế. Đặc biệt, các hộ dân có thể tận dụng những chuồng lợn để trống để nuôi gia cầm, thủy cầm đảm bảo nguồn thực phẩm phục vụ tại chỗ trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.

- Tăng cường tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, nuôi trồng các loài thủy sản trên cơ sở diện tích hiện có để nâng cao năng suất, sản lượng.

- Khẩn trương thực hiện việc điều chỉnh loài vật nuôi hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ chăn nuôi lợn từ các chương trình, dự án sang chăn nuôi gia cầm để tập trung phát triển.

- Tăng tỷ lệ chăn nuôi vỗ béo gia súc ăn cỏ (trâu, bò...), do các loài gia súc ăn cỏ là loài vật nuôi có chu kỳ chăn nuôi dài, các tháng cuối năm tập trung chỉ đạo khuyến khích người chăn nuôi lựa chọn những con trâu, bò không đủ tiêu chuẩn làm giống để nuôi vỗ béo (chu kỳ nuôi vỗ béo 90 ngày/lứa) để đưa vào xuất bán, giết mổ tăng số lượng và sản lượng.

- Đẩy mạnh việc phát triển tổng đàn các loài vật nuôi thông qua việc nhập con giống đảm bảo đúng theo các quy định từ ngoài địa bàn vào phục vụ nhu cầu chăn nuôi để gia tăng số lượng và sản lượng (trừ đàn lợn do đang có chỉ đạo tạm thời không cho phép nhập con giống ngoài địa bàn tỉnh trong thời gian có DTLCP); khuyến khích phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp để ổn định đầu ra cho sản phẩm, tránh trường hợp chỉ chú trọng vào phát triển số lượng, sản lượng, gây mất cân đối cung - cầu làm giá cả sụt giảm.

2. Giải pháp về giống

- Đối với chăn nuôi gia cầm: Theo Phương án phát triển là loài vật nuôi có số lượng cần tăng đàn các tháng cuối năm lớn nhất, đòi hỏi cần có nguồn cung cấp với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng. Ngoài việc sử dụng nguồn con giống tự sản xuất tại chỗ theo tổng đàn hiện có, đề nghị các địa phương khuyến cáo người chăn nuôi, chủ đầu tư các chương trình, dự án chủ động nhập con từ các cơ sở sản xuất, cung ứng giống, vật tư chăn nuôi có uy tín theo Quyết định số 994/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Sử dụng các giống ưu thế lai, giống nhập nội, sử dụng các giống gà, vịt, ngan hướng thịt (Gà Ri lai, Gà Mía, Gà Lương Phượng; Vịt Super, Star; Ngan Pháp R51, R71,..).

- Đối với việc phát triển chăn nuôi vỗ béo gia súc ăn cỏ: Các địa phương sử dụng nguồn con giống sẵn có tại địa phương, thông qua thu mua từ các chợ buôn bán đại gia súc trên địa bàn, song song với việc nhập con giống từ ngoài địa bàn vào địa phương để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi.

- Đối với chăn nuôi lợn: Chỉ cho phép tái đàn lợn ở những vùng không bị bệnh DTLCP hoặc những vùng đã công bố hết dịch đủ điều kiện chăn nuôi, nhưng phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, khuyến khích sử dụng nguồn giống tại địa phương để chăn nuôi đảm bảo sản lượng.

3. Giải pháp về kỹ thuật

- Tập trung áp dụng các biện pháp chăn nuôi thâm canh để tăng năng suất, sản lượng, sử dụng các loại thức ăn công nghiệp nâng cao hiệu quả chăn nuôi...

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn như: VietGAP, chăn nuôi hữu cơ...(QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT và QCVN 01-15: 2010/BNNPTNT); áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019, để tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, tạo tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

3. Giải pháp về phòng, chống dịch bệnh

- Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ đợt 02/2019 cho đàn vật nuôi để chủ động bảo vệ đàn vật nuôi; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển chăn nuôi.

- Tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi, công tác kiểm tra, giám sát điều kiện chăn nuôi, vệ sinh thú y, môi trường của các cơ sở chăn nuôi, thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định.

4. Giải pháp về thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Đầu ra của sản phẩm chăn nuôi một phần sẽ phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của người dân trong tỉnh, góp phần ổn định nhu cầu thực phẩm tại địa phương do thiếu hụt thực phẩm từ nguồn cung chăn nuôi lợn; một phần, cung cấp ra thị trường ngoài tỉnh do vậy cần tập trung vào một số nội dung sau:

+ Tập trung vào việc đầu tư, sơ chế, bảo quản, đóng gói các sản phẩm chăn nuôi, để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm; đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi thông qua việc hỗ trợ xây dựng nhãn mác, bao bì, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chăn nuôi như: Tham gia tại các hội chợ trong khu vực và trong nước, xây dựng tiêu chuẩn đáp ứng các điều kiện của các cửa hàng, siêu thị trong nước và hướng tới xuất khẩu; phối hợp hoàn thiện, đáp ứng các điều kiện, thủ tục đưa sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh của địa phương vào hệ thống siêu thị như: Big C và các hệ thống khác,...

+ Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

+ Tăng cường cập nhật và thông tin về tình hình chăn nuôi, giá cả thị trường; làm tốt công tác dự báo về tình hình, xu thế phát triển chăn nuôi để người chăn nuôi chủ động trong sản xuất.

5. Giải pháp về chính sách và nguồn kinh phí

Sử dụng ngân sách từ các chương trình hỗ trợ của Trung ương, địa phương, đồng thời kết hợp sự hỗ trợ từ các nguồn lực của chương trình, dự án, vốn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,... ưu tiên tập trung vào nội dung hỗ trợ con giống, vật tư chăn nuôi để phát triển chăn nuôi, cụ thể:

- Chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 17/4/2019 của HĐND Bắc Kạn về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (theo chính sách của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 14/4/2018 của Chính phủ).

- Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Chương trình Giảm nghèo bền vững (30a, 135), nguồn sự nghiệp khoa học; nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh, huyện; nguồn vốn từ dự án CSSP; nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng, vốn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

- Nguồn kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn do DTLCP để chuyển đổi sang các loại vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất chăn nuôi theo nội dung phương án phê duyệt đảm bảo thời gian, loài nuôi đã xác định, kiểm tra tiến độ thực hiện, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm chăn nuôi, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh giống, vật tư chăn nuôi.

- Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND thành phố Bắc Kạn trong việc xây dựng cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại thành phố Bắc Kạn.

- Chỉ đạo các đơn vị trong Ngành phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở các cấp trong công tác chỉ đạo sản xuất chăn nuôi trên địa bàn, tập trung vào một số nhiệm vụ chính như sau:

+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học theo quy định, các biện pháp quản lý phòng, phòng chống dịch bệnh, tổ chức thực hiện tốt việc tiêm phòng định kỳ đợt 02 năm 2019 cho đàn vật nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra chuyên ngành về chăn nuôi, thú y để tăng cường công tác quản lý giống, vật tư phục vụ sản xuất chăn nuôi.

+ Trung tâm Khuyến nông tăng cường công tác tuyên truyền đến người chăn nuôi sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất để nâng cao hiệu quả.

- Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Phương án theo quy định.

2. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan

- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương thực hiện lồng ghép các chương trình và sử dụng các nguồn vốn đúng quy định để thực hiện Phương án; xem xét tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ kịp thời kinh phí tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP cho người chăn nuôi để kịp thời chuyển đổi loài vật nuôi theo nội dung Phương án.

- Sở Công thương: Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi, bao bì, nhãn mác theo quy định; hỗ trợ kết nối giữa các chuỗi cửa hàng, siêu thị... tại các thành phố lớn với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi để thúc đẩy sản xuất.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho UBND tỉnh thu hút đầu tư, nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ và lưu thông sản phẩm chăn nuôi; tiếp tục kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trước mắt tập trung ở thành phố Bắc Kạn trên cơ sở địa điểm đã được lựa chọn.

- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn: Chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn ưu tiên tập trung vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chăn nuôi. Thực hiện tốt theo quy định các chính sách về khoanh nợ, giãn nợ cho các hộ chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng do bệnh DTLCP trên địa bàn.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định để các địa phương phát triển chăn nuôi theo Phương án; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân việc sử dụng tài nguyên đất, nước gắn với bảo vệ môi trường trong sản xuất chăn nuôi đúng quy định của pháp luật; quản lý nguồn chất thải, đề xuất giải pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

- Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin tuyên truyền về các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ trong chăn nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong sản xuất chăn nuôi.

3. UBND các huyện, thành phố

- Tổ chức triển khai Phương án sản xuất và giao chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn.

- Bố trí nguồn ngân sách địa phương, kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án đang triển khai để thực hiện Phương án.

- Hướng dẫn, khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng kinh phí được hỗ trợ từ tiêu hủy lợn do mắc và nhiễm bệnh DTLCP chuyển đổi sang phát triển các loại vật nuôi theo phương án để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

- Cung cấp danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống chất lượng để các hộ chăn nuôi tiếp cận được nguồn con giống đảm bảo phục vụ chăn nuôi.

- Chủ trì phối hợp cơ quan chuyên môn trong Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các hộ chăn nuôi thực hiện tốt nội dung của Phương án, biện pháp kỹ thuật hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch được giao trên cơ sở đó hằng tháng cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp. Duy trì chế độ thông tin báo cáo hàng tháng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên kết với các cửa hàng, trung tâm thương mại để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Trên đây là Phương án phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ngành, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trên. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, giải quyết./.


KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

(Kèm theo Quyết định số 1498/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

KH 2019

KQ TH 6 tháng đầu năm

Chi tiết thực hiện

TP

Ba Bể

Bạch Thông

Ngân Sơn

Na Rì

Chợ Mới

Chợ Đồn

Pác Nặm

1

Đàn gia súc

a,

Đàn trâu

-

Số con hiện có

Con

58.020

46.556

476

9.250

3.543

6.878

8.475

3.672

6.898

7.364

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

6.669

235

1.158

786

641

785

697

1.325

1.042

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

3.470

1.598

55

273

210

151

185

164

313

246

b,

Đàn bò, ngựa

-

Số con hiện có

Con

26.380

21.785

169

3.721

1.161

4.853

1.463

1.338

2.525

6.555

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

3.230

48

595

232

441

259

333

567

755

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

1.400

663

10

124

41

91

53

69

117

158

c,

Chăn nuôi khác

*

-

Số con hiện có

Con

35.400

22.836

803

7.254

1.662

984

2.626

4.781

2.672

2.054

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

5.356

97

620

667

494

543

1.195

1.211

529

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

118

2,1

13,6

14,7

10,9

11,9

26,3

26,6

11,6

d,

Đàn lợn

-

Số con hiện có

Con

193.800

152.540

6.645

33.308

13.741

13.889

17.294

12.503

26.779

28.381

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

108.877

6.814

15.533

19.942

15.155

13.131

13.785

17.066

7.451

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

7.698

491

1.118

1.296

1.091

944

993

1.229

536

2

Đàn gia cầm

-

Số con hiện có

Con

1.760.000

1.521.579

90.791

196.225

195.977

123.733

335.437

231.143

240.414

107.859

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

678.513

58.792

88.437

140.013

78.429

55.173

103.255

108.357

46.057

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

2.305

1.142

95,035

143,335

252,000

131,659

91,822

170,235

183,329

74,709

3

Thủy sản

-

Diện tích

Ha

1.367

1.370

56

145

142

74

344

178

380

51

-

Sản lượng

Tấn

2.308

1.228

58

150

117

52

339

178

298

36

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2019

(Kèm theo Quyết định số 1498/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

KH 2019

KH các tháng cuối năm 2019

Giao chi tiết cho các huyện, thành phố

TP

Ba Bể

Bạch Thông

Ngân Sơn

Na Rì

Chợ Mới

Chợ Đồn

Pác Nặm

1

Đàn gia súc

a,

Đàn trâu

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

7.935

81

1.580

600

1.170

1.449

625

1.180

1.250

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

3.470

1.872

19

372

142

276

342

147

278

295

b,

Đàn bò, ngựa

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

3.550

28

607

189

790

238

218

412

1.068

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

1.400

737

6

126

40

164

50

45

86

220

c,

Chăn nuôi khác (Dê)

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

5.356

97

620

667

494

543

1.195

1.211

529

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

118

2

14

15

11

12

26

27

12

d,

Đàn lợn

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

96.759

6.897

22.016

8.892

5.064

8.567

7.872

13.338

24.115

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

4.838

345

1.101

445

253

428

394

667

1.206

2

Đàn gia cầm

-

Số con xuất bán giết mổ

Con

840.555

50.200

108.395

108.260

68.380

185.240

127.670

132.790

59.620

-

S.lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

2.305

1.513

90

195

195

123

333

230

239

107

3

Thủy sản

-

Diện tích

Ha

1.367

1.370

56

145

142

74

344

178

380

51

-

Sản lượng

Tấn

2.308

1.200

58

147

118

53

324

169

296

34



[[1]] Theo nguồn số liệu của Cục Thống kê, riêng số liệu tổng đàn lợn tổng hợp từ các địa phương tại thời điểm tháng 6/2019

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1498/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phát triển chăn nuôi các tháng cuối ngày 28/08/2019 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


75

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.61.82
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!