Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 140-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 07/03/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 140-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH KINH DOANH LƯƠNG THỰC VÀ PHÂN BÓN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực quốc gia, đưa hoạt động kinh doanh lương thực và phân bón đi vào nền nếp, bảo đảm lợi ích đối với người sản xuất và người tiêu dùng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Về tiêu thụ lúa hàng hoá, kinh doanh lương thực và xuất khẩu gạo:

1. Công tác quản lý Nhà nước và việc sử dụng các thành phần kinh tế trong việc tiêu thụ lúa hàng hoá, kinh doanh lương thực và xuất khẩu gạo phải nhằm mục tiêu mua hết và kịp thời lúa hàng hoá với giá cả hợp lý để đảm bảo lợi ích của người trồng lúa, cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, có dự trữ đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo có hiệu quả.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các giống lúa có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mở rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về phơi sấy lúa, ngô (bằng tấm nhựa nilon, các loại lò sấy nhỏ, trung bình và sấy quy mô lớn), chế biến bảo quản các loại lương thực phù hợp với điều kiện ở từng vùng nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nông sản, nhất là lúa hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu hình thức phù hợp cho hộ nông dân, các doanh nghiệp vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia cho việc đầu tư các cơ sở phơi sấy cải tiến, chế biến, bảo quản lương thực.

3. Việc tiêu thụ lúa hàng hoá

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo các thành phần kinh tế sử dụng các nguồn vốn tự có để tham gia mua hết lúa hàng hoá sản xuất ra trên địa bàn, xay xát chế biến để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ban vật giá Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải công bố giá mua thóc tối thiểu ngay từ đầu vụ nhằm khuyến khích và đảm bảo lợi ích của người trồng lúa và của người tiêu dùng, kiểm tra chặt chẽ và không để các tổ chức, cá nhân ép giá và mua thóc của nông dân thấp hơn giá quy định.

- Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngành có liên quan theo quyền hạn và chức năng của mình có trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xử lý kịp thời những yêu cầu và vướng mắc của địa phương để tiêu thụ hết lúa hàng hoá cho nông dân.

- Các Tổng công ty lương thực Trung ương phải đổi mới tổ chức và cơ chế kinh doanh, tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng thị trường xuất khẩu và ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu với giá cả tốt, giúp các công ty thành viên và các công ty của địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ mua, chế biến và xuất khẩu lương thực theo chỉ tiêu được giao. Đồng thời phát huy vai trò chủ đạo của mình, cùng với các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc mua, chế biến, và điều hoà lương thực cho tiêu dùng trong nước.

4. Mọi tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện và đăng ký kinh doanh lương thực đều được phép mua, xay xát chế biến, vận chuyển và kinh doanh lương thực (ngoài khối lượng đã cân đối dành cho xuất khẩu) phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước nhằm khai thác và phát huy tiềm năng về vốn, lao động, cơ sở vật cất và kinh nghiệm mà họ đã và đang tham gia tích cực trong lưu thông, đáp ứng kịp thời và thuận lợi nhu cầu lương thực của người tiêu dùng nhất là ở những vùng xa xôi, vùng cao, đô thị, khu công nghiệp và vùng thiếu lương thực.

Các doanh nghiệp Nhà nước có chức năng kinh doanh lương thực phải giữ vai trò chính trong việc mua lúa hàng hoá, xay xát chế biến, vận chuyển và kinh doanh lương thực phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhất là đối với các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, lúc giáp hạt và tết, góp phần bình ổn giá cả, bảo đảm lợi ích cho người sản xuất lúa và người tiêu dùng.

Xoá bỏ việc cấp giấy phép và kiểm soát vận chuyển lương thực trong nước; bỏ thuế buôn chuyến lương thực giữa các vùng, bảo đảm việc lưu thông lương thực trong nước là một thị trường thống nhất thông suốt theo quan hệ cung cầu. Trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ có quyết định riêng. Việc kiểm soát tại các cửa khẩu và biên giới trên bộ, trên biển thuộc trách nhiệm của các tỉnh biên giới và các cơ quan chức năng chống buôn lậu.

5. Về xuất khẩu gạo:

- Trên cơ sở đánh giá tình hình sản xuất, cân đối đủ nhu cầu lương thực trong nước và dự trữ lương thực quốc gia, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm đề nghị số lượng gạo xuất khẩu hàng năm trình Chính phủ quyết định.

- Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành việc xuất khẩu gạo như sau:

- Hạn ngạch xuất khẩu gạo được giao một lần vào đầu năm cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh và một số doanh nghiệp Trung ương theo hướng ưu tiên những tỉnh có nhiều lương thực hàng hoá ở đồng bằng sông Cửa Long. Hết tháng 9 hàng năm, trên cơ sở đánh giá tình hình sản xuất và kết quả thực hiện xuất khẩu, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung hạn ngạch xuất khẩu cả năm.

- Hàng năm, căn cứ vào số lượng lúa hàng hoá của tỉnh, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đề nghị của Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách và hạn ngạch xuất khẩu gạo của các tỉnh và một số doanh nghiệp Trung ương.

- Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chọn doanh nghiệp của tỉnh có đủ điều kiện xuất khẩu gạo và giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp để thực hiện hạn ngạch xuất khẩu gạo đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tổng công ty lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc được giao xuất khẩu gạo phải chịu trách nhiệm tổ chức việc mua lúa, xuất khẩu gạo theo kế hoạch hàng năm của Chính phủ dưới sự chỉ đạo và theo dõi của Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xuất khẩu phải tổ chức mua lúa, gạo trực tiếp tại cơ sở hoặc thông qua hệ thống đại lý mua gom lúa gạo xuất khẩu, chấm dứt tình trạng mua gạo xuất khẩu tại mạn tàu hoặc qua các tổ chức, cá nhân đầu cơ buôn bán lúa gạo.

- Các doanh nghiệp được giao xuất khẩu gạo không được mua, bán, chuyển nhượng quota xuất khẩu gạo dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp các tỉnh không có khả năng thực hiện hạn ngạch được giao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải báo cáo Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh cho đơn vị khác thực hiện.

- Để đảm bảo việc điều hành xuất khẩu gạo đi vào nền nếp, các doanh nghiệp được giao xuất khẩu gạo phải báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý kết quả xuất khẩu gạo cho Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp.

Hàng tháng lãnh đạo hai Bộ: Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cùng đánh giá kết quả xuất khẩu gạo và có biện pháp chỉ đạo kịp thời các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn các ngân hàng thương mại đảm bảo vốn cho vay để mua kịp thời lúa hàng hoá trong dân; Trước mắt, phải đảm bảo đủ vốn cho vay để mua ngay từ đầu vụ thu hoạch nhất là lúa đông xuân hàng năm để dự trữ và xuất khẩu.

Đối với việc vay vốn để mua gom lúa, gạo xuất khẩu theo hạn ngạch đã được phân bổ, cho phép các Ngân hàng căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu đã được bên mua mở thư tín dụng và lượng hàng hoá trong kho để cho vay.

7. Về dự trữ lương thực:

Tập trung thống nhất các nguồn dự trữ lương thực vào dự trữ Quốc gia.

Giao Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trình cùng với Cục dự trữ quốc gia và các Bộ ngành có liên quan xác định mức dự trữ lương thực quốc gia hàng năm và xây dựng cơ chế quản lý, điều hành dự trữ lương thực quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo hướng: bảo đảm đủ mức an toàn lương thực quốc gia và tổ chức mua vào, bán ra để thực hiện việc đổi hạt và tham gia điều hoà, bình ổn giá lương thực khi cần thiết. Việc xuất bán dự trữ lương thực quốc gia phải bán cho các công ty lương thực Trung ương và địa phương để các Công ty lương thực thực hiện việc kinh doanh bán lẻ.

Trước mắt, Cục dự trữ Quốc gia phải triển khai việc mua lúa ngay khi thu hoạch lúa đông xuân 1996-1997 để đưa vào dự trữ quốc gia theo kế hoạch đã được giao.

Để đảm bảo an toàn lương thực trong năm 1997, cho phép tiếp tục thực hiện mức dự trữ lưu thông ở phía Bắc là 60.000 tấn gạo theo cơ chế hiện hành; thời gian dự trữ hết tháng 12 năm 1997.

8. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban vật giá Chính phủ xây dựng quỹ bảo hiểm xuất khẩu gạo theo hướng quỹ này được hình thành từ đóng góp của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có lãi và một phần hỗ trợ ban đầu của Ngân sách Nhà nước; quỹ này được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất, xuất khẩu gạo khi gặp khó khăn.

9. Bộ trưởng, Trưởng ban Ban tổ chức- Cán bộ Chính phủ chủ trì cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam, phải là tổ chức bao gồm các công ty và các tỉnh xuất khẩu gạo, nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên, của người trồng lúa và người tiêu dùng. Trong điều lệ của Hiệp hội cần có quy định để các tỉnh có sản lượng lương thực hàng hoá lớn hoặc có số lượng gạo xuất khẩu lớn luân phiên làm Chủ tịch.

Điều 2. Về nhập khẩu và kinh doanh phân bón.

1. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh phân bón phải nhằm mục tiêu đưa việc nhập khẩu và kinh doanh phân bón vào nền nếp, nhằm cung ứng đủ và kịp thời phân bón trực tiếp đến hộ nông dân phục vụ sản xuất với giá cả hợp lý, gắn việc cung ứng vật tư, dịch dụ (trước hết là phân bón) với việc thu mua lúa hàng hoá của nông dân thành một hệ thống, bảo đảm sự quản lý và điều hành của Nhà nước.

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm cân đối và đề nghị số lượng các loại phân bón cần nhập khẩu hàng năm phục vụ sản xuất nông nghiệp để Chính phủ quyết định.

- Bộ Công nghiệp sớm có quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển ngành sản xuất phân bón đến năm 2000 và 2010 theo hướng tăng nhanh sản xuất trong nước thay thế dần nhập khẩu với hình thức tự vay vốn hoặc liên doanh để sản xuất phân bón.

2. Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành việc nhập khẩu và kinh doanh phân bón theo hướng:

- Hàng năm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có sử dụng lượng phân bón lớn phải lập kế hoạch nhu cầu phân bón từng vụ, cả năm và khả năng tự nhập khẩu của địa phương báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại để cân đối và xác định hạn mức nhập khẩu cho các tỉnh và một số doanh nghiệp Trung ương được giao nhiệm vụ nhập phân bón.

- Trên cơ sở đề nghị của Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách và hạn mức nhập khẩu phân bón hàng năm cho các tỉnh và một số doanh nghiệp trung ương. Hạn mức nhập khẩu phân bón được giao một lần ngay từ đầu năm để chủ động việc giao dịch và ký hợp đồng nhập khẩu bảo đảm đủ phân bón và đúng thời vụ sản xuất.

- Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ tỉnh uỷ, căn cứ vào hạn mức nhập khẩu được giao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chọn và giao hạn mức nhập khẩu cho doanh nghiệp của tỉnh có đủ điều kiện để giao nhiệm vụ nhập phân bón và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn doanh nghiệp và chỉ đạo việc nhập khẩu đủ số lượng phân bón đã giao cho tỉnh. Trường hợp có khó khăn, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo đủ phân bón cho nhu cầu sản xuất của địa phương.

- Các doanh nghiệp được giao nhập khẩu phân bón không được mua bán, chuyển nhượng hạn ngạch (quota) nhập phân bón dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp các doanh nghiệp không có khả năng thực hiện hạn ngạch nhập khẩu phân bón được giao, phải báo cáo kịp thời cho Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho các đơn vị khác thực hiện.

- Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ nhập khẩu phân bón không được bán trao tay phân bón tại mạn tàu, tại cảng cho các tổ chức khác mà phải tổ chức hệ thống đại lý bán hàng có đăng ký tại các tỉnh hoặc qua hệ thống đại lý do Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức và chịu trách nhiệm. Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xem xét cho phép đăng ký làm đại lý bán phân bón phải bảo đảm an toàn vốn cho các doanh nghiệp, giá bán phải được quản lý thống nhất và hợp lý nhằm phục vụ đủ và kịp thời vụ sản xuất.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng các Bộ có liên quan xây dựng cơ chế phù hợp nhằm gắn việc kinh doanh lúa gạo với việc cung ứng phân bón và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất nông nghiệp để sử dụng hợp lý nguồn vốn và kinh doanh có hiệu quả.

4. Để bảo đảm việc điều hành nhập khẩu phân bón đi vào nền nếp, các doanh nghiệp được giao nhập khẩu phân bón phải báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý kết quả nhập khẩu và kinh doanh phân bón cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại để theo dõi và tổng hợp.

Hàng tháng lãnh đạo hai Bộ Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cùng đánh giá kết quả nhập khẩu, kinh doanh phân bón và có các biện pháp chỉ đạo kịp thời các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Việc nhập phân bón vay trả chậm nước ngoài phải hướng vào những tập đoàn sản xuất phân bón lớn trên thế giới với giá cả hợp lý, thông qua các hợp đồng thương mại ổn định, lâu dài ở cấp Chính phủ sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Các doanh nghiệp nhập khẩu phải có phương án nhập khẩu phù hợp với thời vụ sản xuất và trả được nợ vay khi đến hạn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc quản lý, sử dụng tiền bán hàng vay trả chậm của các doanh nghiệp nhập khẩu để bảo đảm thanh toán với nước ngoài khi đến hạn. Chấm dứt ngay tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sử dụng tiền bán hàng vay trả chậm của nước ngoài để kinh doanh mục đích khác mà không phục vụ cho kinh doanh phân bón và lương thực.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu phân bón, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại bảo lãnh cho các doanh nghiệp được chỉ định nhập khẩu phân bón vay trả chậm nước ngoài và được lấy giá trị hàng hoá phân bón nhập khẩu làm bảo đảm và ký quỹ với mức thấp nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Riêng đối với các doanh nghiệp được giao nhập khẩu số lượng phân bón lớn để điều hoà cung cầu, bình ổn giá trong cả nước, ngoài quy định chung, Ngân hàng cho vay và bảo lãnh theo số lượng phân bón nhập cụ thể của từng doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện được chỉ tiêu đã giao. Trường hợp có khó khăn về vốn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối trình Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng từ nguồn quỹ dự trữ ngoại tệ tập trung của Nhà nước để cho vay nhập phân bón.

6. Bộ trưởng, Trưởng ban Ban tổ chức-Cán bộ Chính phủ chủ trì cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc giải thể Hội phân bón Việt Nam, thành lập Hiệp hội nhập khẩu phân bón Việt nam, bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh phân bón nhằm giúp các doanh nghiệp thành viên nhập khẩu và kinh doanh phân bón có hiệu quả, bảo đảm giá nhập khẩu thống nhất và giá bán phân bón hợp lý cho nông dân.

Điều 3. Các bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 140-TTg ngày 07/03/1997 về chủ trương, biện pháp điều hành kinh doanh lương thực và phân bón do Thủ tướng chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.305

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.95.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!