ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1283/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa,
ngày
12 tháng 5 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH
HÒA NĂM 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày
12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1110/QĐ-UBND ngày
23/4/2021 của UBND tỉnh
về việc ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1375/TTr-SNN ngày
27/4/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển ngành
nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng
các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Lưu: VP, TL, TLe.
NN-5.6
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Văn Thiệu
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2022
(Kèm
theo Quyết định số
1283/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 5 năm 2022 của
UBND tỉnh Khánh Hòa)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Phát triển ngành nghề nông thôn, làng
nghề với quy mô, trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến; chú trọng phát triển
làng nghề với các sản phẩm truyền thống, sản phẩm là thế mạnh của địa phương
theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ và thương hiệu sản phẩm; gắn sản xuất
ngành nghề nông thôn, làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội của
địa phương.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí
“Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
- Thông qua việc phát triển sản xuất tại
khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi
trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
- Công nhận 05 nghề truyền thống, làng
nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng thực hiện 02 dự án phát triển
ngành nghề nông thôn.
- Xây dựng thực hiện 01 dự án phát triển
làng nghề.
- Phát triển 01 làng nghề gắn với du lịch
và xây dựng nông thôn mới.
- Hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn,
làng nghề xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu
trí tuệ.
- Tổ chức 03 lớp đào tạo lao động cho
các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề; 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho
cán bộ làm công tác quản lý ngành nghề nông thôn ở các huyện, thị xã, thành phố.
- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến
thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề. Tổ
chức tham gia, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề tham gia hoạt động
xúc tiến thương mại tại các Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ xây dựng
trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu
mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng
hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công nhận làng nghề
a) Nội dung: Thực hiện công nhận 05 làng
nghề, gồm:
- Làng nghề bánh tráng Xóm Suối, thôn
Quang Thạnh, xã Diên Hòa;
- Làng nghề bún bánh Phú Lộc thị trấn
Diên Khánh;
- Làng nghề chế tác đá cubic, thôn Xuân
Trang, xã Xuân Sơn;
- Làng nghề sản xuất cá khô, mực khô
thôn Tây Bắc, xã Đại Lãnh;
- Làng nghề bánh tráng thôn Long Hòa, xã
Vạn Long.
b) Căn cứ pháp lý thực hiện
Thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn.
2. Hỗ trợ phát
triển ngành nghề nông thôn
a) Nội dung: Thực hiện 02 dự án phát triển
ngành nghề nông
thôn:
- Dự án phát triển nghề làm bún bánh, xã
Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa;
- Dự án bảo tồn nghề truyền thống dệt
chiếu cói, tổ dân phố Mỹ Trạch, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa.
b) Căn cứ pháp lý thực hiện
- Thực hiện các dự án phát triển ngành
nghề theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1, Điều 12 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không
quá 500 triệu đồng/dự án.
- Công văn số 3176/UBND-KT ngày
08/4/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Chính phủ.
3. Hỗ trợ phát
triển làng nghề
a) Nội dung: Thực hiện 01 dự án phát triển
làng nghề:
- Dự án phát triển làng nghề truyền thống
chế tác đá mỹ nghệ, tổ dân phố Phong Phú 1, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa.
b) Căn cứ pháp lý thực hiện
- Thực hiện các dự án phát triển làng
nghề theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của
Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Khoản 2 Điều 15 Nghị định số
19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Công văn số 3176/UBND-KT ngày
08/4/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Chính phủ.
4. Phát triển làng nghề
gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới
Thực hiện phát triển 01 làng nghề gắn với
du lịch và xây dựng nông thôn mới: Làng nghề xoi trầm hương, thôn Phú Hội 1, xã
Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh.
a) Nội dung thực hiện
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch xây
dựng điểm du lịch.
- Đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch,
kỹ năng quản lý kinh doanh, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm...cho các hộ làng
nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật sản
xuất nghề cho các hộ làm nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tăng
khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Hỗ trợ trang thiết bị máy móc, nguyên
liệu phục vụ sản xuất nhằm cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Xây dựng
thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu; tham gia
các hội chợ triển lãm, sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh.
b) Căn cứ pháp lý thực hiện
- Thực hiện theo quy định tại Điều 9,
10, 11, 12, 13, 14 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về
phát triển ngành nghề nông thôn.
- Khoản 2 Điều 15 Nghị định số
19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 2636/QĐ-UBND ngày
31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn và
Phát triển làng nghề.
- Công văn số 3176/UBND-KT ngày
08/4/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Chính phủ.
5. Tổ chức đào tạo nghề,
truyền nghề
a) Nội dung thực hiện
- Tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền
nghề cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề theo nhu cầu của các cơ
sở ngành nghề nông thôn, làng nghề.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý thông
qua các hoạt động tư vấn, đào tạo tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác quản lý
ngành nghề nông thôn ở các huyện, thị xã, thành phố.
b) Căn cứ pháp lý thực hiện
- Thực hiện theo quy định tại Điều 11
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn.
- Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày
28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ
sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
6. Hỗ trợ Xúc tiến
thương mại
a) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ hoạt động
xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng
nghề thông qua các hoạt động
- Tổ chức tham gia, hỗ trợ các cơ sở
ngành nghề nông thôn, làng nghề tham gia hoạt động xúc tiến thương mại tại các
Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh.
- Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử
giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng
gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu
thương hiệu.
b) Căn cứ pháp lý thực hiện
- Thực hiện theo quy định tại Khoản 3,
Điều 9 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển
ngành nghề nông thôn.
- Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày
26/8/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và
thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Khánh Hòa.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện năm 2022: 3.566
triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 2.531
triệu đồng (vốn SNKT: 2.041 triệu đồng, vốn ĐTPT: 490 triệu đồng);
chiếm tỷ lệ 70,98%;
- Ngân sách huyện, xã: 210 triệu
đồng, chiếm tỷ lệ: 5,89%.
- Vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân: 825
triệu đồng; chiếm tỷ lệ 23,13%.
(Chi tiết tại Phụ lục biểu số 1, 2)
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
- Ngân sách Nhà nước từ Chương trình xây
dựng nông thôn mới và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác.
- Nguồn vốn huy động khác:
+ Vốn của các làng nghề, doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ sản xuất tự huy động.
+ Vốn vay tín dụng ngân hàng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan triển khai, kiểm
tra, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch của các địa phương đảm bảo các nội dung Kế hoạch
phát triển ngành nghề nông thôn đề ra. Hướng dẫn, tổ chức triển khai, thực hiện
kiểm tra, giám sát đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các cơ chế,
chính sách, quy hoạch, các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch phát triển làng
nghề, ngành nghề nông thôn.
- Tiếp nhận hồ sơ (theo quy định tại
Điều 5, Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ) của Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố về đề nghị xét công nhận làng nghề. Phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị có liên
quan
tham mưu thành lập Hội đồng xét công nhận làng nghề và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định công nhận làng nghề.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND thị xã Ninh Hòa tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí
nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách cấp tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp từ
nguồn ngân sách cấp tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới để hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định.
4. Sở Công
Thương
Tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động
xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia
phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
nông thôn, sản phẩm OCOP.
5. Sở Khoa học
và Công nghệ
Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn các quy định chung về ghi nhãn
hàng hóa, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
tuyên truyền, hướng dẫn, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển ngành nghề
nông thôn áp dụng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm,
hàng hóa làng nghề, ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa.
6. Sở Văn hóa -
Thể thao
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn và thẩm định các nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống đề nghị công nhận đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc
theo quy định.
7. Sở Du lịch
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, UBND huyện Vạn Ninh, Hiệp Hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa và các
doanh nghiệp lữ hành tổ chức các tour đến các điểm du lịch gắn với phát triển
làng nghề để phục vụ cho khách du lịch, tham quan, mua sắm sản phẩm; vận động
các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch dành không gian để trưng bày, giới thiệu
quảng bá sản phẩm làng nghề đến với du khách.
8. Sở Thông tin và Truyền
thông
Hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh,
Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông
thôn theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ; kết quả thực
hiện phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
9. Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh, Báo Khánh Hòa
Phối hợp với các sở, Ngành liên quan đẩy
mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu phổ biến các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số
52/2018/NĐ-CP. Thường xuyên giới thiệu các sản phẩm và các chuyên đề phục vụ
cho phát triển ngành nghề nông thôn.
10. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh
Chỉ đạo các Phòng, Ban liên quan và Ủy ban
nhân dân cấp xã trên địa bàn rà soát các ngành nghề nông thôn trên địa bàn đủ
tiêu chí để công nhận và tổ chức đánh giá cụ thể mức độ đạt các tiêu chí và hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề gửi Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn xem xét, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
xây dựng các chương trình, dự án, kế
hoạch về phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định để triển khai thực hiện
có hiệu quả kinh phí hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch phát triển ngành
nghề nông thôn năm 2022 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong quá trình thực hiện
nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời
về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để
xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Văn Thiệu
|
PHỤ
BIỂU SỐ 1
DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ, LÀNG NGHỀ
NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn năm 2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
NỘI DUNG THỰC
HIỆN
|
Tổng Kinh phí
|
Ngân sách hỗ
trợ
|
Ngân sách huyện,
xã
|
Vốn đối ứng của tổ chức, cá nhân
|
Tổng vốn ngân
sách tỉnh
|
Vốn SNKT
|
Vốn ĐTPT
|
|
Năm 2022
|
3.566
|
2.531
|
2.041
|
490
|
210
|
825
|
I
|
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
387
|
387
|
387
|
0
|
0
|
0
|
1
|
Công nhận mới nghề, làng nghề nông
thôn
|
200
|
200
|
200
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Xúc tiến thương mại
|
150
|
150
|
150
|
0
|
0
|
0
|
3
|
Kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch
tại các địa phương
|
37
|
37
|
37
|
0
|
0
|
0
|
II
|
HUYỆN VẠN NINH
|
1.400
|
1.050
|
1.050
|
0
|
0
|
350
|
1
|
Phát triển làng nghề gắn với du lịch và
xây dựng nông thôn mới: Làng nghề xoi trầm hương, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng,
huyện Vạn Ninh
|
1.100
|
850
|
850
|
0
|
0
|
250
|
1.1
|
Khảo sát, đánh giá hiện trạng và lập kế
hoạch xây dựng điểm du lịch
|
300
|
300
|
300
|
0
|
0
|
0
|
1.2
|
Đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch,
kỹ năng quản lý kinh doanh, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm... cho các hộ
làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật
sản xuất nghề cho các hộ dân làm nghề
|
300
|
300
|
300
|
0
|
0
|
0
|
1.3
|
Hỗ trợ trang thiết bị máy móc, nguyên
liệu phục vụ sản xuất
|
300
|
150
|
150
|
0
|
0
|
150
|
1.4
|
Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Xây dựng
thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu nhãn hiệu, tham
gia các hội chợ triển lãm, sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh
|
200
|
100
|
100
|
0
|
0
|
100
|
2
|
Tập huấn, đào tạo nghề, truyền nghề
|
100
|
100
|
100
|
0
|
0
|
0
|
3
|
Xúc tiến thương mại
|
200
|
100
|
100
|
0
|
0
|
100
|
III
|
HUYỆN DIÊN KHÁNH
|
200
|
100
|
100
|
0
|
0
|
100
|
1
|
Xúc tiến thương mại
|
200
|
100
|
100
|
0
|
0
|
100
|
IV
|
THỊ XÃ NINH HÒA
|
1,579
|
994
|
504
|
490
|
210
|
375
|
1
|
Hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống
chế tác đá mỹ nghệ: Lắp
đặt hệ thống đường dây điện
|
700
|
490
|
0
|
490
|
210
|
0
|
2
|
Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn
|
700
|
350
|
350
|
0
|
0
|
350
|
2.1
|
Dự án phát triển nghề làm bún bánh tại
xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa: Hỗ trợ máy móc phát triển nghề làm bún bánh
|
500
|
250
|
250
|
0
|
0
|
250
|
2.2
|
Dự án phát triển nghề dệt chiếu cói,
phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa: Hỗ trợ máy móc, nguyên vật liệu bảo tồn nghề
dệt chiếu cói Ninh Hà
|
200
|
100
|
100
|
0
|
0
|
100
|
3
|
Đào tạo nghề cho lao động ngành nghề
nông thôn
|
119
|
119
|
119
|
0
|
0
|
0
|
3.1
|
Xã Ninh Thân (01 lớp)
|
61
|
61
|
61
|
0
|
0
|
0
|
3.2
|
Xã Ninh Lộc (01 lớp)
|
58
|
58
|
58
|
0
|
0
|
0
|
4
|
Tập huấn bồi dưỡng cán bộ làm công tác
quản lý ngành nghề nông thôn
|
10
|
10
|
10
|
0
|
0
|
0
|
5
|
Xúc tiến thương mại
|
50
|
25
|
25
|
• 0
|
0
|
25
|
5.1
|
Xã Ninh Quang
|
50
|
25
|
25
|
0
|
0
|
25
|
PHỤ
BIỂU SỐ 2
TỔNG
KINH PHÍ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ, LÀNG NGHỀ NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn năm 2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Nội dung thực
hiện
|
Tổng Kinh phí
|
Ngân sách hỗ
trợ
|
Ngân sách huyện,
xã
|
Vốn đối ứng của
tổ
chức,
cá nhân
|
Tổng vốn ngân
sách tỉnh
|
Vốn SNKT
|
Vốn ĐTPT
|
|
NĂM 2022
|
3.566
|
2.531
|
2.041
|
490
|
210
|
825
|
1
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
387
|
387
|
387
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Huyện Vạn Ninh
|
1.400
|
1.050
|
1.050
|
0
|
0
|
350
|
3
|
Huyện Diên Khánh
|
200
|
100
|
100
|
0
|
0
|
100
|
4
|
Thị xã Ninh Hòa
|
1.579
|
994
|
504
|
490
|
210
|
375
|